KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS Môn: Hoá học (150 phút) Đề dự kiến Câu 1: (1,5 điểm) A là nguyên tố hoá học mà nguyên tử có 11 p trong hạt nhân. B là nguyên tố hoá học mà nguyên tử có 3 lớp e, lớp e ngoài cùng có 6e. D là nguyên tố hoá học mà nguyên tử có tổng số hạt mang điện là 16. a. Xác định các nguyên tố A, B, D và vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử của mỗi nguyên tố. b. Các nguyên tố A, B, D có thể kết hợp với nhau tạo ra những hợp chất nào? Viết công thức hoá học, gọi tên và cho biết chúng thuộc những loại hợp chất nào? Câu 2: ( 7,0 điểm) 1. Từ các chất sau: Fe; Fe 2 O 3 ; Fe(OH) 2 ; Fe 3 O 4 ;Fe(NO 3 ) 2 ;Fe(NO 3 ) 3 ; FeCl 3 . a. Dựa vào mối quan hệ giữa các chất, hãy sắp xếp các chất trên thành một dãy biến hoá. b. Viết phương trình hoá học của các phản ứng trong dãy biến hoá. 2. Hình dưới là thiết bị dùng điều chế một số khí trong phòng thí nghiệm. a. Nêu nguyên tắc chung để điều chế khí C bằng thiết bị này, lấy ví dụ 5 khí cụ thể. b. Xác định các chất A, B tương ứng và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu 3: ( 4,5 điểm) 1. Cửa hàng A lấy về 5 bì phân bón: NH 4 Cl; (NH 4 ) 2 SO 4 ; NH 4 NO 3 ; KCl; K 2 SO 4 do lỗi in nên nhãn của các bì phân bón đều bị mờ. Chỉ dùng thêm 1 hoá chất, em hãy giúp của hàng A xác định đúng loại phân bón trong mỗi bì? 2. Có hai thanh kim loại có cùng thể tích là nhôm và sắt. Hãy nêu bốn cách khác nhau nhận biết hai thanh kim loại đó? Câu 4: ( 3,0 điểm) Trắc nghiệm khách quan: Chọn chỉ một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước phương án đúng trong các câu sau: 1. Ngâm một phần đinh sắt vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO 4 thấy có hiện tượng gì? A. Sắt tan ngay vào dung dịch. B. Sắt tan một phần và xuất hiện chất rắn màu đỏ ở đáy ống nghiệm. C. Sắt tan dần đều ở phần đinh sắt bị ngâm vào dung dịch, xuất hiện chất rắn màu đỏ bám vào phần đinh sắt bị ngâm đó. Màu xanh của dung dịch nhạt dần. D. Sắt tan một phần, có hiện tượng sủi bọt khí, dung dịch bị nhạt dần màu xanh. 2. Người ta dùng quặng boxit để sản xuất nhôm. Hàm lượng Al 2 O 3 trong quặng là 40%. Biết hiệu suất trong quá trình sản xuất là 90%. Để có được 4 tấn nhôm nguyên chất cần dùng bao nhiêu tấn quặng boxit ? A. 22,970 tấn B. 20,972 tấn C. 21,9 tấn D. 23,5 tấn 3. Để một mẩu vôi sống trong không khí, sau một thời gian mẩu vôi sống chuyển thành chất bột màu trắng xám. Thành phần hoá học cơ bản của chất bột là: A. CaSO 4 ; CaCO 3 ; CaCl 2 B. CaO; CaSO 3 ; Ca(OH) 2 C. Ca(OH) 2 ; Ca(NO 3 ) 2 ; CaO D. CaO; Ca(OH) 2 ; CaCO 3 Câu 5: (4,0 điểm) 1. Có 16g oxit kim loại MO, chia thành 2 phần bằng nhau. Hoà tan phần 1 trong HCl dư, xử lý dung dịch thu được ở những điều kiện thích hợp thu được 17,1g một muối X duy nhất. Cho phần 2 tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng dư, xử lý dung dịch sau phản ứng ở nhiệt độ dưới 110 0 C chỉ thu được 25g một muối Y duy nhất. Xác định M và công thức hai muối X, Y; biết rằng M X < 180g.mol -1 , M Y < 269g.mol -1 . 2. Đặt hai cốc cùng kim loại lên hai đĩa cân: cân thăng bằng. Cho 10,6g NaHCO 3 vào cốc bên trái và cho 20g Al vào cốc bên phải: cân mất thăng bằng. Nếu dùng dung dịch HCl 7,3% thì cần thêm vào cốc nào, bao nhiêu gam để cân trở lại thăng bằng. A B C ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu 1: (1,5điểm) (Xác định đúng mỗi nguyên tố hoá học được 0,125 điểm; vẽ đúng mỗi sơ đồ cấu tạo nguyên tử được 0,125 điểm; viết đúng công thức cấu tạo, đọc tên và xác định đúng loại hợp chất được 0,125 điểm) a) A có 11p → A có điện tích hạt nhân là 11+ nên A ở ô 11 trong bảng hệ thống tuần hoàn, A là natri. B có 3 lớp electron, lớp e ngoài cùng có 6 electron → B ở chu kỳ 3 và nhóm VI, B là lưu huỳnh. D có tổng số hạt mang điện là 16 → p + e = 16 → p = e = 16 : 2 = 8 → D có số hiệu nguyên tử là 8, D là oxi. b) Oxit bazơ: Na 2 O natri oxit Oxit axit: SO 2 - lưu huỳnh đioxit; SO 3 - lưu huỳnh trioxit Muối: - Na 2 S: natri sunfua - Na 2 SO 3 : natri sunfit - Na 2 SO 4 : natri sunfat Câu 2: 1. (2,5 điểm) a) Sơ đồ chuyển hoá (1 điểm) (HS có thể viết sơ đồ chuyển hoá khác, đúng vẫn có điểm). Fe → Fe 3 O 4 → Fe 2 (NO 3 ) 3 → Fe(NO 3 ) 2 → Fe(OH) 2 → Fe 2 O 3 → FeCl 3 b) Các phương trình phản ứng: (mỗi phương trình phản ứng đúng được 0,25 điểm) 3Fe + 2O 2 Fe 3 O 4 Fe 3 O 4 + 10HNO 3 (đ) → 3Fe(NO 3 ) 3 + NO 2 + 5H 2 O 2Fe(NO 3 ) 3 + Fe → 3Fe(NO 3 ) 2 Fe(NO 3 ) 2 + 2NaOH → 2NaNO 3 + Fe(OH) 2(rắn) 4Fe(OH) 2 + O 2 → 2Fe 2 O 3 + 4H 2 O Fe 2 O 3 + 6HCl → 2FeCl 3 + 3H 2 O 2. (4,5 điểm) a) (1 điểm)Nguyên tắc chung để điều chế khí C: - Cho dung dịch A phản ứng với chất rắn B để tạo thành khí C. Nhỏ từ từ dung dịch A vào chất rắn B (điều chỉnh bằng van). - Chất khí tạo ra được thu bằng cách đẩy nước → khí đó nhẹ hơn nước và không tan (hoặc ít tan) trong nước. (0,2 điểm/ví dụ)Ví dụ: Khí C có thể là: khí oxi, khí cacbonic, khí metan, khí axetilen, khí hiđro,… b) (Xác định đúng A,B; viết đúng phương trình phản ứng 0,5 điểm/trường hợp). 2H 2 O 2 + Ca(ClO) 2 → CaCl 2 + 2H 2 O + 2O 2 (A: H 2 O 2 ; B: Ca(ClO) 2 ; C: O 2 ) HCl + CaCO 3 → CaCl 2 + H 2 O + CO 2 (A: HCl; B:CaCO 3 ; C: CO 2 ) 2H 2 O + CaH 2 → Ca(OH) 2 + 2H 2 (A: H 2 O; B: CaH 2 ; C:H 2 ) hoặc 2H 2 O + 2M → 2MOH + H 2 (Với M là: Li, Na, K, Rb, Cs) (A) (B) (C) hoặc 2H 2 O + M → M(OH) 2 + H 2 (Với M là: Ca, Sr, Ba, Ra) (A) (B) (C) Al 4 C 3 + 12H 2 O → 4Al(OH) 3 + 3CH 4 (A: H 2 O; B: Al 4 C 3 ; C: CH 4 ) CaC 2 + H 2 O → Ca(OH) 2 + C 2 H 2 (A: H 2 O; B: CaC 2 ; C: C 2 H 2 ) Câu 3: (4,5 điểm) 1. (Nhận biết đúng và viết đúng phương trình phản ứng xảy ra 0,5 điểm/chất) - Lấy ở mỗi bì phân bón ra một ít làm mẫu thử, đánh số các mẫu thử. - Lấy mỗi loại một ít mẫu thử đã đánh số đem nung nóng: + Trường hợp có khí không màu, không mùi “gây cười” bay ra, đun lâu nữa thì có khí không mùi, màu nâu là mẫu thử của NH 4 NO 3 NH 4 NO 3 N 2 O + 2H 2 O (khí gây cười) NH 4 NO 3 N 2 + 2NO + 4H 2 O 2NO + O 2 (không khí) → 2NO 2 (khí màu nâu) + Trường hợp có khí mùi khai (NH 3 ) là NH 4 Cl hoặc (NH 4 ) 2 SO 4 150 - 600 0 C (đốt trong không khí) t 0 190 - 245 0 C 250 - 300 0 C > 337,8 0 C NH 4 Cl NH 3 + HCl (NH 4 ) 2 SO 4 NH 4 HSO 4 + NH 3 + Còn lại là KCl và K 2 SO 4 - Lấy một ít NH 4 Cl và (NH 4 ) 2 SO 4 hoà tan vào nước. Lần lượt cho các dung dịch thu được tác dụng với dung dịch BaCl 2 .Trường hợp xuất hiện kết tủa màu trắng là mẫu thử của (NH 4 ) 2 SO 4 . Còn lại là NH 4 Cl. (NH 4 ) 2 SO 4 + BaCl 2 → BaSO 4 + 2NH 4 Cl (kết tủa trắng) - Cũng lấy một ít KCl và K 2 SO 4 hoà tan vào nước. Lần lượt cho các dung dịch thu được tác dụng với dung dịch BaCl 2 . Trường hợp xuất hiện kết tủa trắng (BaSO 4 ) là mẫu thử của K 2 SO 4 , còn lại là KCl. K 2 SO 4 + BaCl 2 → BaSO 4 + 2KCl 2. ( 2 điểm: Mỗi cách làm đúng được 0,5 điểm) a) Cân hai thanh kim loại, thanh nào nặng hơn là sắt. b) Dùng nam châm kiểm tra, thanh nào bị nam châm hút là sắt. c) Cho phản ứng với dung dịch kiềm, thanh nào có phản ứng là thanh nhôm. 2Al + 2NaOH + 2H 2 O → 2NaAlO 2 + 3H 2 d) Cho lần lượt từng thanh kim loại vào dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng. Thanh kim loại nào phản ứng với H 2 SO 4 đặc, nóng cho dung dịch màu vàng là thanh Fe. 2Al + 6H 2 SO 4 (đ) Al 2 (SO 4 ) 3 + 3SO 2 + 6 H 2 O (không màu) 2Fe + 6H 2 SO 4 Fe 2 (SO 4 ) 3 + 3SO 2 + 6H 2 O (màu vàng) Câu 4: (3 điểm: mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm). 1. C Sắt tan dần đều ở phần đinh sắt bị ngâm vào dung dịch, xuất hiện chất rắn màu đỏ bám vào phần đinh sắt bị ngâm đó. Màu xanh của dung dịch nhạt dần. 2. B 20,972 tấn 3. C CaO; Ca(OH) 2 ; CaCO 3 Câu 5: (4 điểm: mỗi câu 2 điểm) 1. Theo bài ra ta có sơ đồ: (0,5 điểm) dung dịch 1 → muối X MO 17,1g 16g dung dịch 2 → muối Y 25g Gọi công thức của X, Y tương ứng là MCl 2 .aH 2 O và MSO 4 .bH 2 O. Với n là số mol của 8g MO. Lúc này ta có: n = = → 91b - 170a = 115 (1) (0,5 điểm) mà M X < 180 → a < 6,05; M Y < 260 → b < 9,11. (0,5 điểm) Trong (1) nhận thấy a, b phải là số nguyên, và b chia hết cho 5 nên b = 5; a = 2; n = 0,1. Từ đó suy ra M = 64 (Cu). Vậy công thức các muối X là CuCl 2 .2H 2 O; Y là CuSO 4 .5H 2 O. (0,5 điểm) 2. Khi cho HCl vào có phản ứng: (0,5 điểm) NaHCO 3 + HCl → NaCl + H 2 O + CO 2 (1) (0,5 điểm) 2 Al + 6HCl → 2AlCl 3 + 3H 2 (2) Theo các phản ứng (1,2) thì lượng axit thêm vào rất lớn hơn lượng khí bay ra, do đó ta chỉ có thể thêm vào cốc nhẹ hơn, tức là cốc NaHCO 3 . Gọi x là số gam dung dịch HCl thêm vào, lúc đó lượng CO 2 bay ra (m) bằng: m = x 44 = 0,088x (0,5 điểm) Vì lượng dung dịch HCl thêm vào trừ lượng CO 2 bay ra phải bằng hiệu khối lượng 2 cốc nên ta có phương trình: x - 0,088 x = 20 - 10,6 = 9,4 (g) Giải ra ta có x = 10,307gam (0,5 điểm) t 0 t 0 9,1 55 + 18a 17 80 + 18b x.7,3 100.36,5 235 - 357 0 C chia hai H 2 SO 4 loãng, dư HCl . biến hoá. 2. Hình dưới là thi t bị dùng điều chế một số khí trong phòng thí nghiệm. a. Nêu nguyên tắc chung để điều chế khí C bằng thi t bị này, lấy ví dụ. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS Môn: Hoá học (150 phút) Đề dự kiến Câu 1: