“Hướng họcsinh chuẩn bị tâm thế cho nội dung bài học” I.Ph ần mở đầu : 1. Lí do ch ọn đề tài: TiếngAnh là hình thức ngôn ngữ khó đọc, khó học, khó viết… theo quan niệm của người học. Tuy nhiên trong xu thế hội nhập và phát triển thì việc họctiếng ngày càng được chú trọng. Chính vì lẽ đó mà mỗi họcsinh luôn tự đặt cho mình cách học riêng, là học làm sao? Và học như thế nào? Để đạt được kết quả cao nhất. Do đó trong các tiết học không chỉ môn ngoại ngữ mà hầu như tất cả các môn khác các em rất thụ động trong việc xây dựng bài, đóng góp ý kiến. Các em chỉ học theo lối: Thầy đọc - trò ghi hoặc là giáo viên yêu cầu gì thì các em làm cái ấy. Từ đó dẫn đến những tiết họctiếng luôn cảm thấy ngột ngạt và buồn tẻ. Bên cạnh việc tự học để lãnh hội tri thức của họcsinh thì phương thức truyền thụ kiến thức của giáo viên đóng một vai trò không nhỏ, góp phần giúp cho họcsinh tạo sự hứng khởi trong quá trình học, chính vì lẽ đó mà bản thân mỗi giáo viên không ngừng học hỏi, trao dồi chuyên môn nghiệp vụ để xứng đáng là nhà sư phạm mẫu mực. Và việc cho họcsinh chủ động tích cực trong quá trình học thì một bước quan trọng không thể thiếu trong mỗi bài dạy, nó đóng góp thành công cho tiết dạy là việc gây hứng thú cho họcsinh trước khi học ( Giới thiệu bài mới). 2. M ục đích nghiên cứu: Ngày nay việc họcTiếngAnh là nhu cầu hết sức cần thiết khơng chỉ đối với học sinh, mà đó là điều kiện tất yếu khơng thể thiếu được cho tất cả mọi người. Tuy nhiên trong q trình học, do tác động của ngoại cảnh, từ đó làm cho các em khơng được thoải mái, có cảm giác như bị gò ép trong tiết học. Các em ít chịu lắng nghe nên kết quả đạt được chưa cao. Vì vậy giúp cho các em có thái độ học tập đúng đắn, u thích mơn học là nhiệm vụ hết sức quan trọng của giáo viên. 3. Đối tượng nghiên cứu: Muốn cho họcsinh có thái độ học tập tốt, ngồi những sự chuẩn bị của giáo viên: Kiến thức, giáo án, tranh ảnh . Thì giáo viên cần có những thủ thuật gây hứng thú học tập cho họcsinh trước khi vào bài mới ( Phần giới thiệu bài ). Đây là một bước quan trọng khơng thể thiếu trong q trình dạy. Tuy là bước nhỏ nhưng rất quan trọng khơng thể bỏ qua. Thực tế cho thấy, nếu Giáo viên tạo cảm hứng tốt cho họcsinh trong q trình giảng dạy để kích thích tính tò mò tìm hiểu, gây được sự chú ý cho các em là một phần thành cơng nội dung tiết dạy. Vậy muốn cho họcsinhhọc tốt hơn thì ngay phút đầu tiên vào bài mới giáo viên phải hướnghọcsinh chuẩn bị hưng phấn, tạo ấn tượng tốt cho họcsinhhọc tập. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Vì nội dung các bài học rất phong phú, bao gồm nhiều chủ điểm khác nhau. Thơng qua đó mà giáo viên phát triển các kĩ năng cho học sinh, giúp các em có cách nhìn đúng đắn hơn về thế giới quan. Nên tùy theo nội dung bài giảng mà cách gây cảm hứng cho họcsinhhọc cũng rất đa dạng. 5. Phạm vi nghiên cứu: Qua thực dạy ở các khối 6, 7, 8, 9 đối với họcsinh trung học cơ sở, mà cụ thể là đối với họcsinh Trường THCS TT PleiKần. II. Ph ần nội dung : 1. C ơ sở lí luận: Việc hướng cho họcsinh vào bài mới để tạo hưng phấn cho các em vào nội dung bài học là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Kinh nghiệm cho thấy, nếu giáo viên có những cách thức hướnghọcsinh vào bài tốt, thì tiết học ây sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. Các em hăng say trong quá trình học, hiểu bài nhanh và vận dụng được tốt những kiến thức đã được tiếp thu. Bên cạnh đó với phương pháp này không những tạo được hứng thú học cho tất cả họcsinh mà giáo viên còn rèn cho các em được tính đoàn kết, giúp các em cảm thấy tự tin khi nói chuyện trước đám đông. Tuy nhiên, việc hướng cho họcsinh vào bài để tạo hứng thú học tập cho họcsinh thì giáo viên phải làm như thế nào? Tiến hành ra sao? Các bước ấy có giống hay khác so với các môn như: Toán, Ngữ văn, Lòch sử…? Đó là thủ thuật, là nét riêng đối với từng giáo viên đang thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. 2. Th ực trạng: Trong thực tế giáo án của giáo viên đều soạn sẵn phần giới thiệu bài ( Warm up ) nhưng nhiều khi lên lớp giáo viên lại qn thực hiện khâu này đó là điều thiếu sót. Vì vậy tùy theo từng đối tượng họcsinh mà giáo viên có cách trình bày sao cho phù hợp. Vậy mỗi giáo viên cần chuẩn bò những gì? Đây là phương pháp, kiến thức cơ bản mà mỗi giáo viên cần phải có: - Nắm vững kiến thức, nội dung cần truyền đạt, ý để họcsinh thảo luận. - Lời gợi mở phải phù hợp với nội dung chính của từng kiểu bài. - Chuẩn bò tốt các phương tiện bổ trơ cho nội dung bày dạ: máy cassette, tranh minh hoạ, bảng phụ . - Cách thức trình bày cần ngắn gọn, rõ ràng. Hướnghọcsinh vào tình huống có vấn đề … - Bảo đảm phải phù hợp với trình độ nhận thức của họcsinh ( khơng q trừu tượng, phức tạp, khó hiểu…) - Luôn tôn trọng ý kiến của học sinh. Biết tích hợp những ý kiến, cảm nhận và truyền đạt đến từng đối tượng học sinh. 3. Bi ện pháp thực hiện: Và tiến hành ra sao? Sau đây tôi xin phép trình bài một số thủ thuật, hướnghọcsinh chủ động tích cực trong việc tiếp thu bài mới (Giới thiệu bài mới). Và tùy thuộc vào đối tượng họcsinh mà giáo viên có thể trình bày bằng Tiếng Việt hay TiếngAnh 3.1. Hướnghọcsinh bằng các hoạt động hàng ngày. Đây là cách giới thiệu đơn giản nhất. Vì thơng qua những hoạt động thường ngày mà các em có cách trả lời phù hợp. Đối với hình thức này sẽ giúp các em có thể diễn đạt được những hoạt động xảy ra thường ngày xung quanh. * TiếngAnh 6: -Tiết PPCT 20 Unit 4: BIG OR SMALL Lesson C : Getting ready for school. (C1_ C3) Đối với bài dạy trên giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi mở để hướnghọcsinh vào bài: Giáo viên:” Mỗi buổi sáng sau khi thức dậy các em thường làm gì?” Họcsinh có thể trả lời: Thưa! mỗi sáng sau khi thức dậy, em đánh răng, rửa mặt . Tuy nhiên giáo viên có thể áp dụng cách sau: - Giáo viên cần chuẩn bò những thẻ từ chỉ hoạt động mà các em thường làm buổi sáng: Get dressed, brush teeth, do exercises, play sports, go to school - Giáo viên yêu cầu các em thảo luận nhóm và tìm ra những hoạt động mà các em thường làm, sau đó đính những thẻ từ ấy lên bảng. - Giáo viên có thể giải thích một vài ngữ liệu mới ( nếu cần thiết) Đó là những hoạt động mà các em thường làm buổi sáng, còn bạn Ba của chúng ta thì sao, đó chính là nội dung mà chúng ta cần tìm hiểu hôm nay. 3.2. Hướnghọcsinh bằng hình thức đốn trước vấn đề ( True or False ). Với cách thức trên sẽ giúp các em hiểu bài nhanh và nắm vững được trọng tâm của bài. * TiếngAnh 7: - Tiết PPCT 26 Unit 5: WORK AND PLAY Lesson A : In class ( A1) Đối với bài dạy này giáo viên cần đưa ra câu hỏi gợi mở để họcsinh đònh hướng trước nội dung mà mình cần nắm về bạn Mai- một họcsinh lớp 7. Ví dụ: Mai is a student at Quang Trung School. She goes to school in the afternoon every day. Her favorite class is Literature. She thinks Physics is difficult. In her Geogaphy class, She learns about different country. - Giáo viên yêu cầu họcsinh ghi đúng (T) hay say (F) vào trước các câu. ( họcsinh không được nhìn sách) Những vấn đề mà các em suy nghó về bạn Mai “đúng” hay “sai”. Chúng ta sẽ chứng minh lại điều ấy sau nội dung tiết học hôm nay. 3.3. Hướnghọcsinh bằng thực tế ở địa phương. Cách giới thiệu này rất gần gũi với họcsinh và diễn ra nơi các em được sinh ra và lớn lên. * TiếngAnh 8: - Tiết PPCT 44 Unit 8 : COUNTRY LIFE AND CITY LIFE Lesson 1 : Getting started + Listen and read Ở nội dung bài này giáo viên có thể đặt câu hỏi, hỏi về nơi mà họcsinh đang sống: “Hầu hết các bạn trong lớp ta đều sống ở nông thôn? Em hãy cho biết, gần nơi em ở có những loại hình dòch vụ nào? Điều kiện sống của người dân ra sao?” Tuy nhiên giáo viên có thể giúp họcsinh so sánh được nhòp sống ở đô thò cũng như ở nông thôn qua nội dung bài học. Từ đó giúp cho các em có cái nhìn tích cực về nơi mà mình đang sống, và giúp cho các em có những việc làm, những hành động sống theo lí tưởng, có ý thức xây dựng q hương . Giáo viên có thể áp dụng theo hình thức sau: - Giáo viên đưa ra chủ đề qua nội dung bài học:” Country life and city life”. - Giáo viên chia họcsinh thành hai nhóm nhỏ. Nhóm 1 lập một danh sách về những từ có liên quan về “thành thò” . Nhóm 2 thì ngược lại, lập một danh sách những từ có liên quan về “nông thôn”, giáo viên có thể chấm điểm nếu nhóm nào tìm được nhiều chi tiết hơn. Ví dụ: Country life. Peaceful Fresh air Friendly Not entertainment … City life Polluted air Good school Tall buildings Beautiful parks . Còn nơi mà những người thân của bạn Na đang sống thì như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua cuộc trò chuyện giưã hai bạn Na và Hoa. 3.4 Hướnghọcsinh bằng những cảm nhận của chính mình. Trong cuộc sống, lứa tuổi THCS là lứa tuổi hiếu động, thích tò mò tìm hiểu. các em có cách nhìn khá rộng về thế giới xung quanh. Vì vậy, với cách thiệu này sẽ cuốn hút họcsinh vào bài giảng, ngồi ra cò giúp các em liên hệ từ bài học vào thực tế, và lấy thực tế chứng minh cho bài học. * TiếngAnh 9: - Tiết 11 Unit 6 : CLOTHING Lesson 5 : Write Giáo viên có thể gợi ý cho họcsinh tìm ra những ưu điểm, thuyết phục người khác rằng: họcsinh có thể mặc thường phục để đi học. Mặc dù hiện tại các em phải mặc đồng phục theo qui đònh. - Giáo viên yêu cầu họcsinh trả lời những câu hỏi sau: How often do you wear uniform? How do you feel? If having a choice, Should secondary students wear casual clothes? Why? + Gives sts freedom of choice. + Makes sts feel comfortable. + Makes school more colorful and lively. …. Bây giờ các em có thể vận dụng những ý vừa mới nêu để viết bài tranh luân: “Học sinh có thể mặc thường phục để đi học”. 4. Hi ệu quả ứng dụng: Qua thực tế những năm giảng dạy sách giáo khoa mới, bản thân cũng trãi nghiệm được, nếu những tiết mà giáo viên có những đònh hướng gợi cho họcsinh và bài mới thì kết quả rất khả quan: Có đến từ 80 – 90 % họcsinh nắm vững nội dung, và vận dụng kiến thức để thực hành một cách trôi trãi, và các em có sở thích họcTiếngAnh hơn. Từ đó chất lượng giảng dạy cũng được nâng lên. Cụ thể trong năm học vừa qua chất lượng giảng dạy dạt khá cao: Có 85% trên trung bình ( Tỉ lệ họcsinh khá, giỏi đạt trên 25%). Phương pháp này đã áp dụng cho tất cả các khối lớp ở bậc THCS và tơi thiết nghĩ có thể áp dụng cho nhiều mơn học khác. III. Ph ần kết luận: Trên đây là một vài cách hướnghọcsinh vào bài mà tự bản thân đã tìm tòi, nghiên cứu và học tập được. Mặt dù cò nhiều thiếu xót, nhưng với cách thức này sẽ giúp họcsinh tạo được hứng thú, ham học hỏi, và vận dụng tốt kiết thức đã học vào thực tiễn… Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một vài nhược điểm đòi hỏi mổi giáo viên phải biết lựa chọ sao cho phù hợp với từng kiểu bài khác nhau thì mới đem lại kết quả tối ưu. Trên thực tế cho thấy mỗi giáo viên đều có những bước tiến hành riêng, những thủ thuật riêng trong q trình truyền đạt kiến thức đến với từng đối tượng học sinh. Và tiến trình” Hướnghọcsinh chuẩn bò tâm thế cho nội dung bài học” là bước không thể thiếu trong mỗi tiết dạy ngoại ngữ, góp phần tạo nên sự thành công hay thất bại cho tiết dạy. Kính mong hội đồng khoa học thẩm định, q đồng nghiệm đóng góp, xây dựng để sáng kiến được hồn thiện và đem lại kết quả cao trong cơng tác giảng dạy và học tập. Ý kiến HĐKH thẩm định PleiKân, ngày 10/ 03/ 2009 Người thực hiện . muốn cho học sinh học tốt hơn thì ngay phút đầu tiên vào bài mới giáo viên phải hướng học sinh chuẩn bị hưng phấn, tạo ấn tượng tốt cho học sinh học tập cho học sinh học cũng rất đa dạng. 5. Phạm vi nghiên cứu: Qua thực dạy ở các khối 6, 7, 8, 9 đối với học sinh trung học cơ sở, mà cụ thể là đối với học sinh