Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
35,31 KB
Nội dung
HUỚNG DẪN HỌC TIẾNG ANH CHUẨN Những tài liệu cần thiết trong quá trình học: Phát âm 1. Master Spoken English https://www.facebook.com/groups/248696025226440/permalink/638534949575877/ hoặc http://learningenglish1001.blogspot.com/2013/12/master-spoken-english-feeling-phonics.html hoặc link torrent https://www.facebook.com/groups/248696025226440/permalink/659722870790418/ 2. Pronunciationworkshop https://www.facebook.com/photo.php?fbid=486528544814639&set=gm.647051528724219&type=1 3. Mastering the American accent https://www.facebook.com/photo.php?fbid=486533401480820&set=gm.647054615390577&type=1 Bản cập nhật đã có video: https://www.facebook.com/groups/248696025226440/ Xem phim: Friends https://www.facebook.com/groups/248696025226440/permalink/564644600298246/ Luyện nghe: Listening Practice through Dictation https://www.facebook.com/photo.php?fbid=486534498147377&set=gm.647055708723801&type=1 Trọn bộ Efforrtless English : http://www.mediafire.com/folder/u0o3eu1jehimm/Effortless_English_CD Hoặc link fshare cho 6 CD CD1 http://www.fshare.vn/file/TD7H0MNJDT CD2 http://www.fshare.vn/file/TNP7BD0MCT CD3 http://www.fshare.vn/file/TQJHRAWFGT CD4 http://www.fshare.vn/file/TAG3KXHTMT CD5 http://www.fshare.vn/file/TCY9RHTM1T CD6 http://www.fshare.vn/file/TJ85DRY25T Bài học chính cần quan tâm là Power English: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=486541534813340&set=gm.647061988723173&type=1 phần này để cập nhật thêm tài liệu Sơ đồ tư duy theo phương pháp do bạn @Hai Vo cung cấp https://www.facebook.com/groups/248696025226440/663516053744433/ Từ bài viết này: https://www.facebook.com/groups/248696025226440/permalink/639339389495433/ MỤC ĐÍCH CỦA BÀI VIẾT: 1. NẾU CÁC BẠN ĐÃ DÀNH THỜI GIAN ĐỂ ĐỌC VÀ TÌM HIỂU THÌ MÌNH TIN RẰNG VIỆC HỌC SAI PHƯƠNG PHÁP LÀ ĐIỀU KHÔNG THỂ XẢY RA. 2. CÁC BẠN CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ TỐT NHẤT TRONG THỜI GIAN NGẮN NHẤT, TẤT NHIÊN KHÔNG CÓ CHUYỆN ĐỐT CHÁY GIAI ĐOẠN. 3. BÀI VIẾT HẦU NHƯ CÓ THỂ GIẢI ĐÁP TẤT CẢ CÁC VẤN ĐỀ CŨNG NHƯ THẮC MẮC CỦA BẠN ĐỌC. 4. MỘT KHI ĐÃ XÁC ĐỊNH HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP THÌ BẰNG BẤT CỨ GIÁ NÀO CÁC BẠN CŨNG PHẢI HỌC CHO TỚI BẾN. VIỆC BỎ HỌC GIỮA CHỪNG LÀ ĐIỀU KHÔNG THỂ. NẾU KHÔNG CÓ ĐỦ NIỀM TIN THEO TỚI CÙNG CÁC BẠN NÊN BỎ CUỘC NGAY TỪ ĐẦU ĐỂ ĐỠ MẤT THỜI GIAN. Nhằm giúp các bạn hiểu và học đúng theo phương pháp ngay từ đầu, hôm nay mình sẽ có bài viết để các bạn có cái nhìn tổng quan giúp định hướng tốt trong quá trình học. Tránh những sai lầm không đáng có và tiết kiệm thời gian cho các bạn. Như các bạn đã biết mặc dù phương pháp này đã có từ lâu rồi nhưng vấn đề hiểu sai và học sai phương pháp không phải là điều gì mới mẻ, nó làm cho các bạn cảm thấy học không mấy hiệu quả cũng như là mất quá nhiều thời gian để quay lại học từ đầu. Mình từng biết có bạn học 9 tháng rồi mà không thu được gì nên đã bỏ cuộc giữa chừng, sau quay lại chỉ trích phương pháp cũng như anh Mon. Các bạn thấy không, đừng cố chạy nhanh rồi đi theo bạn ấy nhé Tất nhiên còn rất nhiều trường hợp tương tự như thế nữa. Việc các bạn không dành thời gian tìm hiểu phương pháp dẫn đến hiểu sai và học sai nó rất tai hại. Sau khi đọc xong 60 trang chủ để bên HVA cũng như các kinh nghiệm học của mình, mình sẽ tổng hợp lại những thứ cần thiết và có giá trị nhất, không tránh khỏi thiếu xót nhưng mà đủ để các bạn có thể tự mình học đúng theo phương pháp một cách tốt nhất mà không gặp khó khăn gì. Như mình đã nói các bạn cứ học đi rồi sẽ đến giai đoạn học như chỉ để giải trí, học chỉ vì thích chứ không phải như lúc mới bắt đầu Bài viết có sử dụng trích dẫn của anh mon về các dẫn chứng kết quả khoa học cũng như là các bài viết có giá trị để mọi người có thêm kinh nghiệm trong quá trình học. Trước hết mình xin nhắc lại các cơ sở khoa học của phương pháp: 1. Triết học Lão-Trang: thuận theo tự nhiên. Trẻ em học ngôn ngữ mẹ đẻ như thế nào thì ta học theo thế đó: nghe nói trước tiên và sau đó là đọc viết. Đây là 1 điều mà không ai phủ nhận được, vì quá trình nghe nói trước, đọc viết sau, là quá trình mà bất cứ 1 đứa trẻ nói ngôn ngữ bản xứ đều trải qua, và không một ai bị thất bại nếu chịu học theo quá trình này. Trái ngược lại nếu các bạn học theo phương pháp thông thường đang được giảng dạy là học ngữ pháp, làm bài tập có cơ sở nào để khẳng định rằng nó thành công? Điều này không 1 ai biết, giống như ông nông dân trồng cây, may rủi rơi vào ai đó. Cho nên trong 1 triệu người học theo cách ngữ pháp, bài tập thì có khoảng vài chục, hay vài người thành công là chuyện bình thường 2. Các kết luận của Ngôn ngữ học: -Bạn chỉ có thể nhớ 1 từ khi nghe và thấy (hay viết) nó từ 20 lần trở lên và trong 1 hoàn cảnh hoàn toàn hiểu được -Thành công trong Tiếng Anh là kết quả của 80% các yếu tố như niềm tin, sự hưng phấn, sự kiên trì 20% còn lại là cái lớp ta ngồi, giáo trình ta học -Việc giỏi ngữ pháp là kết quả của việc đọc sách nhiều 3. Phân tâm học: Nếu bạn muốn dùng Tiếng Anh như 1 phản xạ tức là nói mà không cần suy nghĩ, viết mà không cần tìm từ thì bạn phải nghe đi, nghe lại, đọc đi đọc lại cùng 1 lượng thông tin để nó in xuống tiềm thức 4. Triết học duy vật biện chứng: chuyển hoá lượng chất và phương pháp Kaizen way. Càng lên cao thì sự tiến bộ càng chậm lại, và muốn tiến bộ nhanh nhất thì bạn phải học mà không bỏ ngày nào Với những người mới vào học thì trong thời gian đầu tầm 2,3 tháng các bạn chỉ tập trung luyện 3 phần phát âm và nghe LTPD 1, nhớ xem phim Friends mỗi ngày. Coi phim có sub-có tác dụng giúp các bạn tắm Tiếng Anh. Mặc dù không hiểu vẫn cứ kệ, vì đây là giai đoạn giúp các bạn làm quen dần với tiếng anh, để não bộ thích nghi được với các tần số âm thanh của tiếng anh cho nên đừng đòi hỏi tại sao ta nghe mà không hiểu vậy nghe để làm gì. Hãy nhớ là phải có sub, vì có nhiều bạn đòi xem không sub, hãy ghi nhớ đây là giai đoạn đầu cho nên phải có sub để mỗi lần ta nghe diễn viên nói câu gì thì mắt ta nhìn thấy cái câu đó, làm cho các bạn nhận biết các từ đó dễ dàng, và lần sau khi nghe lại câu đó thì trong bộ óc của ta lại hiện cái câu đó. Coi phim còn có tác dụng giúp các bạn thấm được tiếng anh bằng cảm xúc, tức là có những từ ngữ liên quan đến cảm xúc thì nhờ diễn viên mà ta thu nhận được, vd những từ ngữ thô tục hay chửi rủa thì nhờ họ gào to chửi nhau trong phim mà ta có cảm xúc cái từ, cái câu chửi Link phim: https://www.facebook.com/groups/248696025226440/# CÁC BẠN HỌC PHÁT ÂM THEO PHƯƠNG PHÁP SAU: 1. Quên toàn bộ những gì đã học từ trước tới nay: cụ thể đâu là trọng âm, nguyên âm, âm nuốt bởi vì những thứ này những người bản xứ bình thường họ cũng không biết đâu. Vậy các bạn biết để làm gì? Tương tự cho Tiếng Việt, việc đọc một từ, một câu nào đó là do các bạn nghe nhiều nó quen, và tuỳ vào vùng miền-Bắc-Trung-Nam mà mỗi một từ, một câu có thể có cách đọc khác nhau. Các bạn đều là người Việt thế nhưng có mấy ai đủ khả năng để chỉ cho người nước ngoài về cách đọc các từ Tiếng Việt, cũng như đâu là chủ ngữ, vị ngữ, cách ráp từ thành câu Hay là các bạn chỉ biết một điều rằng: hồi giờ tôi đọc, tôi viết, tôi nói vậy nó thành thói quen rồi. Tương tự cho Tiếng Anh Chú ý: Dù phát âm từ đơn hay 1 câu thì phải càng to càng tốt, thậm chí là gào. Điều này AJ Hoge có nói và Lí Dương-tác giả của English Crazy cũng tương tự. Bạn chỉ có thể tự tin cũng như sử dụng tiếng anh 1 cách tốt nhất, nếu bạn đọc nó to lên, cho nên đừng có lí nhí. 2. Về cách học 3 phần phát âm : Mater Spoken English https://www.facebook.com/groups/248696025226440/permalink/638420032920702/ Pronunciationworkshop: Cái này chỉ là phụ nhằm để khắc phục các âm thiếu trong Master Spoken English. Cố gắng học 3 lần rồi bỏ cũng được. Mastering the American accent: Không có video, bù lại lượng từ là rất lớn, các bạn nghe audio và sử dụng nút pause, lặp lại y hệt những gì người ta phát âm. Chú ý: Các bạn sẽ học từng bộ phát âm 3 lần rồi chuyển sang bộ tiếp theo cũng như thế. Nghĩa là học bộ 1 ba lần, xong chuyển sang học bộ 2 ba lần, và cuối cùng là bộ còn lại 3 lần. Không học theo kiểu mỗi bộ 1 lần rồi chuyển sang bộ khác nhé, học thế không hiệu quả. Quan trọng nhất là bộ phát âm 1 và 3, các bạn cần học cho kĩ. Master được bộ 1 thì việc đọc lại các bài LPTD trở nên hết sức dễ dàng. KẾT QUẢ: Sau khi tập nói hết mấy từ đơn, thì đọc lại bài văn. Việc đọc lại bài văn sẽ trở nên dễ dàng và chính xác như người bản xứ, nếu bạn đã biết phát âm các âm cơ bản và "tắm Tiếng Anh" trong 1 thời gian dài, nhờ việc "tắm" mà bộ óc được làm quen dần với các tần số Tiếng Anh. Nếu ai đó phát biểu rằng: chúng ta là người Việt Nam, không phải người Anh-Mỹ nên việc nói giống như người bản xứ là điều không thể- điều này hoàn toàn không có cơ sở khoa học, chỉ là phát biểu dựa trên cảm nhận. Ai đó có ở miền Bắc, thì chỉ cần vào miền Nam sinh sống vài năm, "tắm trong ngôn ngữ của Miền Nam" 1 thời gian dài, để rồi xem người miền Bắc này có nói y chang người miền Nam không? Nếu không là do người này cửa đóng, then cài, màn che, rèm phủ, không tiếp xúc với người khác Sau khi thỏa mãn các điều kiện trên thì các bạn mới có thể đi đến hoàn thiện tất cả các kĩ năng. Trước khi đi vào phân tích các kĩ năng thì bạn đọc cần biết: MỐI QUAN HỆ TƯƠNG HỖ: Nghe, đọc (bằng mắt), nói và viết có mối quan hệ sau: 1. Việc nói (to thành tiếng) tốt là kết quả của việc tập nói và nghe nhiều. Cho nên ai đó có hỏi nên học nghe trước hay nói trước, thì câu trả lời: học song song. 2. Việc nghe tốt là kết quả của việc nói tốt và nghe nhiều 3. Việc đọc (bằng mắt) tốt là kết quả của việc nói, nghe, đọc, viết 4. Việc viết tốt là kết quả của việc đọc nhiều. VÀ BÂY GIỜ CHÚNG TA SẼ ĐI ĐẾN PHẦN CHÍNH, CÁCH HỌC HIỆU QUẢ LPTD. PHẦN 1: Cách học hiệu quả LPTD bao gồm 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và chi tiết cách học cho từng kĩ năng. A. KĨ NĂNG NGHE: Nghe bao nhiêu là đủ, theo mình thì LPTD xếp theo trình độ tăng dần bài viết, càng về sau thì bài càng dài và có nhiều từ mới nên để hiệu quả nhất các bạn nên nghe tăng dần như sau:, + Phần 1 mỗi bài nghe ít nhất 100 lần. + Phần 2 mỗi bài nghe ít nhất 120 lần. + phần 3 mỗi bài nghe ít nhất 130 lần. + phần 4 mỗi bài nghe ít nhất 150 lần. Cách nghe: 1. Bạn phải vừa nghe và vừa nhìn vào transcripts nhiều lần để đoạn văn đó bắt đầu in dấu ấn trong não bộ, sau đó mới tiến hành đọc lại nhiều lần cái đoạn văn vừa nghe-có tác dụng repetition và luyện đọc. 2. Phải nghe và nhìn từ vựng cùng 1 lúc để lần sau mỗi khi nghe lại từ này thì trong đầu ta sẽ hiện lên cái từ đó, tương tự cho cả câu. Cho nên nếu như bạn tra từ trước mà không nghe, thì làm sao bạn biết từ đó đọc như thế nào-học như thế này có tác hại: dễ quên từ và nhiều khi đọc lộn từ-vì phát âm tiếng anh, có nhiều từ ta phải nghe người bản xứ đọc thì ta mới đọc lại đúng được chứ không phải thấy nó quen là ta có thể đọc được Trong giai đoạn này tuyệt đối không được tra từ điển. 3. Nếu các bạn đọc hết thì sẽ có chỗ anh Mon nói rằng khi bạn nghe LTPD2 thì các bạn nghe lại các bài của LPTD1. Thấy nhiều bạn hỏi và không hiểu rõ vấn đề này nên mình cũng trả lời luôn. Khi các bạn nghe LPTD2 thì các bạn dành ra khoảng 1 tiếng để nghe các bài LPTD1, nghe từ 5 đến 10 bài thôi mỗi bài 5 lần chẳng hạn, mục đích là tăng số lần nghe các bài lên và duy trì đến giai đoạn đọc. Khi đến giai đoạn đọc LPTD1 thì bài nào bạn đọc bạn bỏ qua không nghe nữa, tương tự cho các phần sau. KINH NGHIỆM: 1. Không đọc nhẩm hay đọc thành tiếng trong khi nghe vì nó sẽ làm bạn mất tập trung vào bài nghe cũng như giảm hiệu quả khi học, lỗi này nhiều bạn mắc phải mà không biết. 2. Nếu không có nhiều thời gian thì các bạn có thể nghe từ 10 bài đến 20 bài trong 1 ngày. Mỗi bài nghe 5 lần rồi chuyển nghe các bài tiếp theo. Mình cũng đã nói từ trước, hiệu quả tốt nhất vẫn là nghe một lúc tất cả 40 bài trong 1 ngày, nó tốt hơn cho việc lặp lại và ghi nhớ. KẾT QUẢ: Việc nghe đi nghe lại mà vẫn không hiểu cái bài (tức là không cần tra từ điển) có tác dụng cho các bạn tắm tiếng anh (giống như phim) hãy để Tiếng anh vào tai, và mắt tự nhiên. Và nhiệm vụ mà các bạn phải làm cho được đó là phải biết được cái từ, cái câu, cái bài ta nghe nó phát âm như thế nào và nó được viết ra làm sao. Có nghĩa là các bạn chỉ cần làm được điều này: nghe được cái từ đó đọc như thế nào và biết hình dạng nó như thế nào (tức cái chữ đó viết ra làm sao), còn cái nghĩa thì không cần quan tâm. Lí do: đừng làm cùn mòn phản xạ tự nhiên bằng cách dừng lại tra từ điển để hiểu, và nó có tác dụng giúp các bạn nhớ cái từ cái câu đó rất dai. Hãy cứ nghe đi nghe lại và nhìn vào transcripts mặc dù không hiểu, sẽ có những câu nhờ các bạn nghe nhiều mà tự động bộ não nó hiểu (các bạn cứ yên tâm, rồi sẽ gặp các trường hợp thế này) B. KĨ NĂNG ĐỌC: Để chuyển sang giai đoạn này các bạn cần thỏa mãn 2 điều kiện: + Đã học xong 3 cái phát âm mỗi cái 3 lần. + Đã nghe xong các bài tối thiểu với số lần như trên Cách đọc: Bây giờ cách đọc chính xác nhất theo những công trình khoa học mà anh Mon đã dành thời gian nghiên cứu. 1. Các bạn nghe 100 lần/ bài (hoặc ít hoặc nhiều hơn)-không có đọc thầm theo trong khi nghe, vì nó rất tai hại. 2. Sau đó bắt đầu tới giai đoạn đọc lại: các bạn nghe họ đọc 1 câu nào đó xong nhấn pause-đọc lại y chang câu đó, chỗ nào lên giọng, chỗ nào xuống giọng, chỗ nào kéo dài cứ như thế cho tới hết bài. Đọc như vậy 1 hoặc 2 lần thôi-nhớ đọc to nhé. 3. Các bạn không cần nghe audio họ đọc nữa mà nhìn vào pdf và tự đọc-nhớ đọc to nhé-khoảng 15 lần Đây là cách đọc chính xác nhất-những ai đọc không giống như trên thì cũng được thôi, nhưng có điều nó tiến bộ không nhanh bằng cách này đâu và nó tốn thời gian KINH NGHIỆM: 1. Về số lần đọc thì các bạn đọc bao nhiêu lần cũng được nhưng cần đáp ứng điều kiện là đọc nhuần nhuyễn từng bài, chứ nếu mà đọc các bạn vẫn còn vấp thì vẫn cần phải luyện lại, có thể đọc theo mình như sau. - Phần 1 ít nhất 30 lần cho mỗi bài. - Phần 2 ít nhất 40 lần cho mỗi bài. - Phần 3 ít nhất 50 lần cho mỗi bài. - Phần 4 ít nhất 60 lần cho mỗi bài. 2. Cái này cực kì quan trọng nên mọi người phải chú ý. Có một sai lầm đa số người học mắc phải trong đó có cả mình. Đó là chưa phân biệt được rõ trọng âm của từ nên giọng đọc các từ luôn luôn đều nhau, không hay, không có cảm xúc, có khác chút thì chắc là ở phần ngữ điệu của câu mà thôi do bạn nghe quá nhiều lần. Việc này rất quan trọng vì người bản xứ khi nói một câu, họ chỉ nhấn trọng âm, những thứ còn lại hầu như chỉ lướt qua hoặc chúng ta có thể nghe không rõ, nếu các bạn sai hay chủ quan ở bước này thì sẽ rất khó nhận biết được những gì họ nói, còn nhiều cái hại các bạn có thể tự tìm hiểu Anh mon đã nhắc nhở mục đích đọc ít nhất 2 lần có audio nghĩa là ở bước này các bạn phải thực sự nghe được từ và trọng âm của nó rơi vào đâu, chỉ như thế thì các bạn mới thấy sự thay đổi trong cách đọc và giúp cho các bạn nghe tốt hơn. Ở phần đọc lại có nghe audio, các bạn phải làm tốt ở bước này. Theo mình nên làm như sau: - Các bạn bật file mp3 và nghe họ đọc 1 câu thì dừng lại, những gì bạn cần làm là phải thật sự sử dụng đôi tai của mình, nghe thật chăm chú để phân biệt trọng âm của những từ ( 2 âm tiết, 3 âm tiết, ). Những chỗ nào người ta nhấn giọng hay thay đổi âm từ thấp lên cao thì đó chính là trọng âm. - Kinh nghiệm của mình là khi người ta đọc 1 câu thì mình chỉ quan tâm đến những từ có 2,3, âm tiết để xác định trọng âm của chúng. Trường hợp các bạn nghe lần đầu mà vẫn chưa xác định được thì các bạn chỉ cần nghe lại một vài lần, chắc chắn sẽ có sự thay đổi. Mình có kiểm tra lại kết quả bằng từ điển thì hầu như là chỉ có 1 vài từ hơi khác 1 chút . Đó không phải là vấn đề, cái chúng ta cần là thời gian. Nên không có gì khó cả, bước quan trọng đó là lặp lại, lặp lại và phân biệt. Đôi tai của bạn sẽ làm tốt việc của nó, việc của bạn phải thật tập trung để nhận ra sự khác biệt trong 1 từ với cách đọc của họ xem họ nhấn mạnh hay lên cao vào âm nào thì đó chính là trọng âm của từ. - Chúng ta không nên tra từ điển để biết những thứ này, trừ trường hợp tò mò, nghe mãi mà không phân biệt được . Tiếng anh có bao nhiêu từ như thế tra mất nhiều thời gian với lại nó không tự nhiên, những đứa trẻ bản xứ học đâu có từ điển. Vì không ai dậy chúng dùng từ điển để làm mấy thứ này , với lại còn bé thì nó đã biết gì đâu ^^, chúng sử dụng sức mạnh của đôi tai để phân biệt. Các bạn cũng có thể làm vậy. Theo thời gian mọi thứ sẽ khá lên. - Khi nào các bạn nhận ra được trong âm của các từ trong câu dồn vào âm nào thì các bạn đọc lại câu ấy thật to, thật rõ, nhấn âm cũng như là ngữ điệu của câu, sau thì có thể bỏ qua và chuyển sang câu tiếp , cứ làm như thế cho đến hết. Tiếp đến thì các bạn đọc từ 2,3 lần không cần nhìn transcripts và chú ý âm nhấn và ngữ điệu của từ. Đoc càng to càng tốt, thậm chí là gào. Nó có tác dụng giúp bạn ghi nhớ trọng âm một cách tự nhiên cũng như là cải thiện kĩ năng đọc rất nhiều cũng như nó liên quan đến các kĩ năng khác, mọi thứ đều là những mắt xích liên quan đến nhau. ( Đọc lại có nghe file mp3 và sử dụng nút pause tầm 2 lần, có thể bạn thực hiện tăng dần theo từng phần, quan trọng là bạn phân biệt được là ổn) - Các bạn yên tâm 1 điều là sau khi thực hiện những bước trên thì lần sau bạn đọc lại cái bài đó sẽ hay hơn, và bộ não sẽ tự xác định âm nhấn trong những từ có nhiều âm tiết như kiểu phản xạ ấy, cái này rất hay Sau bước này các bạn có thể chuyển sang đọc không cần nhìn transcripts. Cảm thấy bài nào mà có từ bạn không tự tin hay không chắc chắn về trọng âm của từ thì chỉ cần nghe lại cái câu, cái từ đó để xác định. Mình nhắc lại việc làm này hoàn toàn dễ dàng, chỉ cần bạn nghe lại và tập trung thì chắc chắn sẽ nhận ra được. - Bước này các bạn cần làm tốt và phải làm cho bằng được, đừng đọc kiểu cho có hay máy móc vì nó có rất nhiều tác hại. Bạn nên đặc biệt chú ý, nó giúp bạn rèn luyện đôi tai của mình. Theo thời gian thì bạn nhận ra mình nghe rõ hơn, đọc hay hơn chính là ở chỗ này 3. Việc đọc lại bài to thành tiếng của LPTD thì ngày nào các bạn cũng phải tập đọc để luyện nói và phát âm. Một bài các bạn muốn đọc bao nhiêu lần cũng được, ít nhất 10 lần hoặc đọc đến khi nào cảm thấy giống thì qua bài mới. Nhưng bắt buộc là ngày nào cũng luyện đọc, không đọc bài này thì đọc bài khác. 4. Giai đoạn này tuyệt đối vẫn chưa được tra từ điển. C. KĨ NĂNG VIẾT: Bài nào các bạn đã nghe nhiều lần, đọc nhiều lần nhuần nhuyễn thì mới chuyển sang giai đoạn viết. Cách viết: 1. Các bạn đọc từng câu trong bài sau đó thì viết ra giấy, từ nào không hiểu thì tra từ điển và viết riêng từ đó ít nhất 20 lần, vừa viết vừa đọc phát âm và nghĩa của từ đó. Ví dụ các bạn tra nghĩa của từ blessing là hạnh phúc thì các bạn ghi riêng từ này ra 20 lần, phát âm và đọc nghĩa: " blessing nghĩa là hạnh phúc, và cứ thế lặp lại đủ 20 lần." Các bạn làm như thế cho đến hết bài 2. Tiếp theo các bạn nên làm 1 lần nữa là đọc từng câu trong bài và các bạn phải hiểu được nghĩa của câu đó, làm như thế đến hết bài thì các bạn phải hiểu được ý nghĩa của bài, hiểu sai, cũng không phải là vấn đề nhưng bắt buộc phải hiểu. Vì việc hiểu mơ hồ khiến các bạn rất khó học thuộc. Bước này không cần chép lại. 3. Các bạn chuyển sang chép lại cái bài đó như chép phạt, các bước làm tương tự. Các bạn đọc lại từng câu và chép câu đó ra giấy cho đến hết bài., Chú ý là tuyệt đối không được dịch, vì khi bạn chép ra như thế thì phần nào bạn cũng hiểu được nghĩa của câu rồi, lặp lại nhiều lần thì các bạn sẽ hiểu được hết ý nghĩa của bài và theo thời gian thì khả năng hiểu không cần dịch cũng tăng lên. Về số lần viết thì theo mình tốt nhất nên như sau: + Phần 1 viết ít nhất 5 lần mỗi bài. + Phần 2 viết ít nhất 7 lần mỗi bài. + Phần 3 viết ít nhất 8 lần mỗi bài. + Phần 4 viết ít nhất 10 lần mỗi bài. Đó là số lần tối thiểu các bạn cần đáp ứng, ngoài ra để biết viết thế nào hiệu quả thì các bạn xem mình khi đã viết đến số lần tối thiểu trên, các bạn đọc 1 câu thì các bạn có thể viết câu đó ra mà không cần nhìn vào transcipts mà phần nào hiểu được ý nghĩa của câu là được, nếu chưa thỏa mãn thì phải viết thêm. ( Như thực tế thì khi viết đến số lần đó thì các bạn sẽ viết được hết cái bài mà không biết tại sao đâu ^^) Viết xong như trên thì gần như bạn đã thuộc cái bài đó rồi. KINH NGHIÊM: 1. Các bạn không có dùng google translate-ai dùng cũng được nhưng nó tai hại hơn là các các bạn tự dịch 2. Các bạn không dùng từ điển anh-anh khi học phần 1 vì nó làm các bạn hiểu không cần dịch chậm lắm 3. Sẽ có những bài có từ dịch rất khó, kiểu như bạn dịch xong các từ nhưng khi lắp ghép vào nội dung nó không ăn nhập với nhau. Các bạn cứ bỏ qua, dịch tiếp các câu sau, khi đến hết bài các bạn quay lại dịch sẽ hiệu quả hơn vì phần nào các bạn biết được nội dung của bài rồi. 4. Học được một thời gian thì bạn có thể nhìn ra rằng: Một bài nào đó bạn có thể học thuộc nhanh hay không, từ đó thì dành nhiều thời gian đọc cho bài khó hơn. 5. Phần 1, phần 2 do các bài ngắn nên bạn nào có nhiều thời gian thì trong cùng một ngày các bạn có thể dịch và học thuộc 2 bài. ( Nhiều hơn cũng không phải vấn đề, có ngày mình dịch và học thuộc được 6 bài , đừng bạn nào làm theo mình nhé :P) Cách mà nhiều bạn vẫn đang làm là dịch 2 bài 1 lúc rồi sau chép lại 2 bài đó, sau mới học thuộc từng bài hoặc để sang hôm sau mới bắt đầu học thuộc. Mình khuyên các bạn: Dịch 1 bài sau đó chuyển sang viết và học thuộc luôn sau đó chuyển dịch bài 2, viết và học thuộc. Đây là cách hiệu quả nhất. Qua phần 3, phần 4 thì mỗi ngày các bạn chỉ có thể dịch và học thuộc 1 bài thôi để đảm bảo học tốt và chắc chắn nhất. 6. Sau đây là ví dụ khi dịch 1 bài của anh Mon. Unit 8. Bubbles in Boiling Water Where do the bubbles come from when you boil water? Water is a liquid. When it is heated, it moves around faster and faster. When it starts to boil, the liquid turns into a gas. This gas is called water vapor. This gas is lighter than the water around it. It rises to the top. Then it disappears into the air. As the water gets hotter and hotter, it starts turning into gas very quickly. A lot of bubbles form at the same time. All these bubbles try to escape at once. The bubbles push the water out of the way and “jump” out. This is what we call “boiling water.” More and more water turns into gas. More of it disappears into the air. After a while, every drop of the water will be gone. Try it and see!" Nội dung của bài văn này gần như là khoa học, nó là sự thoát hơi của nước khi đun nóng Câu 1: Bubbles in Boiling Water-Bong bóng trong nước sôi-Các bạn có thể dịch khác chứ không nhất thiết như Doremon. Doremon đã nói việc dịch lại bằng Tiếng Việt là để giúp các bạn hiểu thôi, cho nên các bạn không cần quá cứng nhắc trong nghĩa Câu 2: Where do the bubbles come from when you boil water? Bong bóng-hay bọt nước xuất hiện từ đâu khi bạn đung sôi nước. Doremon không thích dịch vậy thì có thể dịch kiểu khác: Bọt nước đến từ đâu khi nước được đung sôi-Câu dịch này gần như không liên quan gì đến câu Tiếng Anh nếu như các bạn dịch sát theo từng từ, như từ you-bạn Doremon cũng không có trong câu dịch Nhưng dù dịch như thế nào đi nữa thì Doremon cũng truyền tải được nội dung của câu Tiếng Anh Cái vấn đề Doremon muốn nói với các bạn là vậy. Các bạn không cần cứng nhắc và bó buộc bằng từ điển hay các qui tắc. Cụ thể như -Từ điển: nếu từ boil từ điển chỉ dịch ra nghĩa là đun sôi thì các bạn lấy từ đun sôi đó ráp vào câu. Trong một số trường hợp nếu dịch qua Tiếng Việt nó dễ hiểu thì không nói, còn không thì bó tay. Như các bạn thấy có nhiều từ các bạn tra từ điển mà vẫn không cách nào tìm ra từ thích hợp để dịch Lí do: Từ điển cũng là do người ta tìm từ Tiếng Việt tương tự để diễn tả từ Tiếng Anh, cho nên không có nghĩa rằng các bạn phải lấy nguyên từ đó thế vào - Cấu trúc câu: Nếu các bạn học ngữ pháp thì các bạn tuân theo các qui tắc như câu này phải dịch như thế này, câu kia phải dịch thế kia. Việc làm này Doremon nhắc lại: NÓ KHIẾN NGÔN NGỮ MẤT ĐI PHẦN HỒN, hay cụ thể là nó làm các bạn hiểu rất máy móc Câu 3: Water is a liquid. When it is heated it moves around faster and faster. Nước là chất lỏng. Khi nó được đung nóng thì nó chuyển động ngày càng nhanh (Các bạn có thể dịch khác, diễn sao diễn tả được ý cho người khác hiểu là đạt yêu cầu) Câu 4: When it starts to boil, the liquid turns into a gas. This gas is called water vapor. Khi nước được đung sôi thì chất lỏng nó chuyển thành hơi ga. Đây là cái người ta gọi nó là hơi nước Câu 5: This gas is lighter than the water around it. It rises to the top. Then it disappears into the air. Hơi ga này thì nó nhẹ hơn nước xung quan nó cho nên nó nổi lên trên mặt, sau đó biến mất vào trong không khí Câu 6: As the water gets hotter and hotter, it starts turning into gas very quickly. A lot of bubbles form at the same time. Khi nước ngày càng nóng hơn thì nó bắt đầu chuyển thành hơi ga rất nhanh. Rất nhiều bong bong-bọt nước được tạo thành tại cùng thời điểm [...]... sẽ dịch sát nghĩa của nó cụ thể là từ tiếng anh như thế nào, các bạn tra từ điển sau đó ráp lại Việc dịch như thế nó sẽ khiến các bạn không thể nào hiểu được các bạn đoạn văn cấp cao và nhiều khi dịch bậy Đây là chỗ khác biệt giữa: hiểu Tiếng Anh bằng cách dịch qua Tiếng Việt, với hiểu Tiếng Anh bằng chính Tiếng Anh Cụ thể: - Khi hiểu Tiếng Anh bằng cách dịch qua Tiếng Việt thì nó làm các bạn hiểu rất... VIẾT, HỌC THUỘC LTD3 5 Tháng 7: - Nghe EE - ĐỌC, VIẾT, HỌC THUỘC LTD4 Đến phần EE thì có 2 cách học (Theo AJ hoge hoặc theo anh Mon), khi nào có thời gian mình viết sau Mình học theo cách của anh Mon Định viết thêm nhưng mà dài quá rồi Viết nữa thì ai đọc Thế mà vẫn cố viết này Ngoài cách học ra những điều bạn học cần chú ý để có thể đạt hiệu quả cao nhất: 1 Nếu bạn là người mới nhập môn thì việc bạn học. .. điều này dẫn tới hiểu nhầm, hiểu bậy Và suốt đời có khi các bạn cũng không thể nào thật sự hiểu được ẩn ý của những câu nói bằng Tiếng Anh - Khi hiểu Tiếng Anh bằng chính Tiếng Anh thì học càng lâu theo cách của Doremon thì các bạn càng hiểu chính xác và ẩn ý của người nói, có nghĩa là các bạn gần như bản xứ ví dụ cho các bạn thấy: Cũng là bộ phim Friends nhưng nếu để nguyên ngôn ngữ Tiếng Anh thì các... người dịch, chứ không phải nguyên văn của tác giả Tiếng Anh Thông qua bài này anh Mon muốn nhắc nhở chúng ta một điều : ĐỂ HIỂU CHÍNH XÁC TIẾNG ANH THÌ CHỈ CÓ MỘT CON ĐƯỜNG DUY NHẤT LÀ HIỂU BẰNG CHÍNH NGÔN NGỮ TIẾNG ANH ( Cái này là nhiệm vụ của phần 2) D HỌC THUỘC: Sau khi trải qua 3 kĩ năng trên thì chúng ta chuyển sang giai đoạn quan trọng nhất đó là học thuộc Khi đó từ vựng mới thực sự thuộc về chúng... giải trí sau đó mới học Tiếng Anh thì lúc này việc học khó mà vô, vì bộ óc đã đầy thông tin rồi, muốn nhét vào cũng chỉ là miễn cưỡng, điều này dễ gây nản lòng và lâu tiến bộ 6 Nhiều bạn than phiền rằng không có nhiều thời gian để học tiếng anh? Vậy thời gian đó các bạn dùng để làm gì? Thời gian các bạn đầu tư cho các việc khác có quan trọng bằng thời gian các bạn đầu tư cho tiếng anh Ngoài lề, để tăng... còn học bậy nữa thì chẳng được gì B LỊCH HỌC CHO NHƯNG BẠN MUỐN ĐẠT HIỆU QUẢ CAO NHẤT, TRONG THỜI GIAN NHANH NHẤT Tất nhiên cái gì cũng có giá của nó, để làm được điều này các bạn cần đầu tư nhiều thời gian hơn Để đạt được hiệu quả cao nhất các bạn cần kết hợp tất cả các kĩ năng trong một ngày Có nhiều bạn hiểu nhầm đoạn này Không phải là các bạn đọc 1 bài trong 1 ngày xong chuyển sang viết và học. .. 15,16h Việc học và ngủ như thế này có hiệu quả không? Mình đang áp dụng và đã chia tay người yêu Hiệu quả okay :)))) Thôi đùa, nó cho bạn cảm giác thay đổi rõ rệt, không phải cứ ngủ nhiều là bạn không buồn ngủ đâu, và với mỗi người thì nên tự trải nghiệm, mình đi ngủ đây VẬY LÀ CHÚNG TA ĐÃ CÙNG NHAU ĐI XONG NHỮNG KĨ NĂNG HỌC HIỆU QUẢ LPTD MỘT CÁCH TỐT NHẤT CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT VÀ KIÊN TRÌ THEO ĐUỔI ƯỚC... ĐẾN ĐÂY THÌ CHẮC CÁC BẠN SẼ CÓ THẮC MẮC: HIỂU KHÔNG CẦN DỊCH NGHĨA LÀ NHƯ THẾ NÀO? Hiểu không cần dịch-tức là các bạn để nguyên văn Tiếng Anh như thế và nghe audio hay đọc lại cái bài bằng Tiếng Anh mà vẫn hiểu chứ không có dịch qua Tiếng Việt Mình xin trích dẫn ví dụ của anh Mon Unit 1: A Big Responsibility B : Mom, can I get a puppy? W: No, Billy Taking care of a pet is a big responsibility B : I... cũng học, còn tốt hơn nhiều là bữa thì học thật nỗ lực rồi hôm sau bỏ 3 Listening_Practice_Through_Dictation có tác dụng là cung cấp những từ vựng cơ bản và tập cho bạn thói quen về Repetition Tư tưởng đi tắt đón đầu, học cho nhanh, hoặc học để chữa cháy mà không có 1 nền tảng cơ bản chẳng đưa các bạn đi về đâu cả ngoài việc phí thời gian 4 Chúng ta học là để thành Master nên việc "chạy cho nhanh"... từ, của cái câu mình đang đọc Việc các bạn vẫn gặp khó khăn trong việc học thuộc nguyên nhân là các bạn học chưa đủ lượng và chất để chuyển đổi, nhiều bạn học nôn nóng, cố học cho xong để chuyển sang bài tiếp theo Kết quả là các bạn rất khó học để thuộc mà nếu có thuộc thì cũng không thể nhớ từ một cách tốt nhất KINH NGHIÊM: 1 Để học thuộc một cách dễ dàng và ghi nhớ tốt nhất thì các bạn cần kết hợp . Đây là chỗ khác biệt giữa: hiểu Tiếng Anh bằng cách dịch qua Tiếng Việt, với hiểu Tiếng Anh bằng chính Tiếng Anh Cụ thể: - Khi hiểu Tiếng Anh bằng cách dịch qua Tiếng Việt thì nó làm các bạn. tốt là kết quả của việc nói, nghe, đọc, viết 4. Việc viết tốt là kết quả của việc đọc nhiều. VÀ BÂY GIỜ CHÚNG TA SẼ ĐI ĐẾN PHẦN CHÍNH, CÁCH HỌC HIỆU QUẢ LPTD. PHẦN 1: Cách học hiệu quả LPTD bao. điều này dẫn tới hiểu nhầm, hiểu bậy. Và suốt đời có khi các bạn cũng không thể nào thật sự hiểu được ẩn ý của những câu nói bằng Tiếng Anh - Khi hiểu Tiếng Anh bằng chính Tiếng Anh thì học càng