1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BỘ đề LUYỆN THI THPTQG môn văn có đáp án

128 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Từ đó, liên hệ với vai trò bát cháo hành đối với sự hồi sinh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2017 để nhận xét về g

Trang 1

I ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Người ta thường nói: “Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người” Kể từ khi tạo hóa làm ra con nqười thì tất cả sinh ra đều bình đẳng, mọi người đều có tư cách, có địa vị như nhau, không phân biệt đẳng cấp trên dưới, giàu nghèo.[ ]

Vậy mà nhìn rộng ra khắp xã hội, cuộc sống con người luôn có những khoảng cách một trời một vực Đó là khoảng cách giữa người thông minh và kẻ đần độn: giữa người giàu và người nghèo; giữa tầng lớp quý tộc và tầng lớp hạ đẳng

Như thế là tại làm sao? Nguyên nhân thực ra rất rõ ràng

Cuốn sách dạy tu thân Thực ngữ giáo có câu: “Kẻ vô học là người không có trí thức, kẻ

vô tri thức là người ngu dốt” Câu nói trên cũng có thể hiện: sự khác nhau giữa người thông minh và kẻ đần độn là ở chỗ có học hay vô học mà thôi

(Khuyến học, Fukuzawa Yukichi - Phạm Hữu Lợi dịch, NXB Thế giới, 2017, tr.24)

Câu 1.Xác định đề tài của đoạn trích trên

Câu 2.Theo tác giả, cuộc sống con người luôn có những khoảng cách một trời một vực là do

đâu?

Câu 3 Anh/ Chị có đồng ý rằng sự khác nhau giữa người thông minh và kẻ đần độn là ở chỗ

có học hay vô học mà thôi không? Vì sao?

Câu 4.Theo anh/ chị, nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói có phải do thiếu tri thức hay

Anh/ Chi hãy phân tích vai trò của tiếng sáo đối với sự hồi sinh của nhân vật Mị trong

truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục,

2017)

Trang 2

Từ đó, liên hệ với vai trò bát cháo hành đối với sự hồi sinh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2017) để

nhận xét về giá trị nhân đạo của hai nhà văn gửi gắm qua hai yếu tố tác động này

Câu 2.HS tham khảo câu trả lời:

Theo tác giả, cuộc sống con người luôn có những khoảng cách một trời một vực là do học vấn: sự khác nhau giữa người thông minh và kẻ đần độn là ở chỗ có học hay vô học mà thôi

Câu 3.HS tham khảo câu trả lời:

Ngoại trừ nguyên nhân khách quan như gen di truyền, điều kiện sống và xã hội thì tôi

đồng ý rằng sự khác nhau giữa người thông minh và kẻ đần độn là ở chỗ có học hay vô học

mà thôi Vì có học mới có hiểu biết, còn không học thì không trau dồi, tiếp thu tri thức thì

ngu dốt, đần độn là một điều hiển nhiên

Câu 4.HS có thể đưa ra nguyên nhân chính là do học vấn hoặc không nhưng cân trả lời

thuyết phục Dưới đây là câu trả lời tham khảo:

Theo tôi, ngoài các nguyên nhân khách quan như do khí hậu, môi trường sống, thì một trong những nguyên nhân chủ quan, chính yếu dẫn đến nghèo đói, theo tôi là do thiếu tri thức Trong thời đại bây giờ, có tri thức mới có đủ khả năng đáp ứng cho những

công việc đòi hỏi phải có kiến thức, trí tuệ Do vậy, có tri thức thì cơ hội việc làm sẽ tốt hơn,

mà cơ hội việc làm tốt, nghĩa là chúng ta có nhiều lựa chọn trong việc, trong đó có những công việc có mức thu nhập cao Có mức thu nhập cao thì điều kiện sống nâng cao, không còn cảnh túng thiếu, nghèo đói Còn ngược lại, không có tri thức thì sự lựa chọn công việc hạn hẹp và các công việc lao động ít cần đến tri thức thì thường thu nhập thấp, mà thu nhập thấp thì dẫn đến nghèo đói là chuyện không thể tránh khỏi

II LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

[Đ] Muốn có được học lực khá giỏi trong quá trình học tập đòi hỏi một sự nỗ lực tự thân

rất nhiều Nhưng bên cạnh học lực (tạm gọi là phần cứng), người học (học sinh, sinh viên)

Trang 3

cần biết trau dồi kỹ năng sống (tạm gọi là kỹ năng mềm) Và muốn được tuyển dụng, có được công việc, đòi hỏi người học phải có cả học lực lẫn kỹ năng sống

[G] Vì ngoài khả năng làm việc cá nhân, người làm việc cần phải biết hợp tác, giao tiếp

với những người cùng làm việc Do vậy, học lực là yếu tố cần nhưng chưa phải là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong công việc Để làm tốt công việc, người được tuyển dụng cần đáp ứng được cả hai yếu tố trên (năng lực làm việc)

[M] Nguyên nhân dẫn đến thực trạng tốt nghiệp loại khá giỏi mà vẫn thất nghiệp có thể là

do người học chưa thấy được tầm quan trọng của kỹ năng sống, chưa chú tâm rèn luyện Hơn

cả, người học không nên đổ lỗi cho hoàn cảnh mà cần có trách nhiệm với cuộc đời mình: như chương trình giáo dục không chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho người học, do hoàn cảnh không cho phép

[B] Vì ngoài người học được tự do lựa chọn học gì thì không ai có quyền ép buộc bạn lựa

chọn khác đi, đúng không ?

Câu 2 (5,0 điểm)

1 Giới thiệu đôi nét về nhà văn Tô Hoài, truyện ngắn Vợ chong A Phủ và vai trò của

“tiếng sáo” đối với sự hồi sinh của nhân vật Mị

2 Yêu cầu cơ bản: Bình luận vai trò của tiếng sáo đối với sự hồi sinh của nhân vật

Đối với nhân vật Mị, tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân có vai trò là yếu tố tác động đánh

thức sức sống tiềm tàng đã ngủ quên trong con người Mị Tiếng sáo tác động đến tâm hồn, tâm trạng và cả hành động của nhân vật Mị Cụ thể:

– Mị nghe tiếng sáo, lòng thiết tha bồi hồi Tiếng sáo đã mang Mị trở về với những ngày

xưa, trong hồi tưởng Ngày xưa Mị cũng thổi sáo, Mị cũng hát mỗi khi tiếng sáo gọi bạn tình

mùa xuân cất lên Ở hiện tại, như một phản ứng tự nhiên khi nghe tiếng sáo: Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi Ngày xưa, ngày Tết Mị cũng uống rượu Hiện tại, Mị cũng uống: Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát

– Tiếng sáo văng vẳng đầu làng và men say nồng của rượu làm lòng Mị sống về ngày trước – những ngày Mị còn trẻ, Mị tự do, Mị xinh đẹp và Mị thổi sáo giỏi: Mị thổi lá hay như thổi sáo và Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thôi sáo đi theo Mị; Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước Sau những năm tháng mất hết ý thức, Mị ý thức được quyền sống hạnh phúc như bao cô gái trẻ khác: Mị trẻ lắm Mị vẫn còn trẻ Mi muốn đi chơi Mị ý thức được cuộc sống hôn nhân bất hạnh, gượng ép khi phải

sống với A Sử – không phải người đàn ông Mị yêu Lúc này, sự phản kháng với cuộc sống nhiều uất ức, khổ nhục trỗi dậy, Mị muốn chết như những ngày tháng đầu khi về làm dâu là

Trang 4

thống lý: Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa

– Tiếng sáo gọi bạn tình lửng lơ ngoài đường Như một tình cờ trùng hợp với tâm lý Mị, bài ca vang lên: Anh ném pao, em không bắt/ Em không yêu, quả bao rơi rơi Ngày thường

Mị sống trong căn phòng u tối, quên đi ý niệm về thời gian Nhưng hôm nay, tiếng sáo, mùa xuân rạo rực khoi dậy trong tâm hồn tươi sáng, tâm hồn đây tỏa ra ngoài cảnh với hành động

lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng

– Tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị: Tiếng sáo ngoại cảnh thấm vào tâm hồn Mị, thôi thúc

Mị hành động: Mị quấn lại tóc và với tay lay cái váy hoa

– Tiếng sáo “đưa Mị đi theo những cuộc chơi” Kết quả, A Sử về, như thường lệ, hắn hành

hạ Mị: nắm Mị, lấy thắt lưng trói Mị Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà Tóc Mị xãa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa Tuy thân xác Mị bị trói, nhưng niềm khao khát tự do trong tiềm thức vẫn thôi thúc Mị đi theo tiếng gọi của tự do, hạnh phúc: Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi [ ] Mị vùng bước đi Qua hành động “vùng bước đi”, ta cảm nhận được niềm khát

khao được sống, được hạnh phúc vô cùng mãnh liệt, mạnh mẽ của nhân vật này Tuy nhiên,

sự đau đớn của thể xác đưa Mị trở về hiện thực đau khổ, Mị chỉ còn nghe thấy tiếng chân ngựa đạp vào vách [ ] Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa Dù thế, dư âm của mùa xuân vẫn vang vọng trong Mị: Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi

– Nếu tâm hồn Mị là ngọn lửa thì tiếng sáo đối với tâm hồn Mị như một cơn gió mát lành thổi bùng ngọn lửa ấy lên Tiếng sáo đối với sự hồi sinh của nhân vật Mị có vai trò như thế

3 Yêu cầu nâng cao: Từ đó, liên hệ với vai trò bát cháo hành đối với sự hồi sinh của nhân

vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Ngữ văn 11, Tập một, NXB

Giáo dục, 2017) để nhận xét về giá trị nhân đạo của hai nhà văn gửi gắm qua hai yếu tố tác động này

– Đối với hai nhân vật, Mị và Chí Phèo thì hai yếu tố tác động, tiếng sáo và bát cháo hành

đều đóng vai trò quan trọng trong sự hồi sinh trong tâm hồn của hai nhân vật này

+ Mị vì nghe thấy tiếng sáo, âm thanh quen thuộc mà Mị nghe mỗi khi xuân về mà những

kí về những ngày sống tự do, yêu đời lại ùa về, đánh thức khát khao sống mãnh liệt

+ Bát cháo hành tượng trung cho sự quan tâm chăm sóc, tình yêu của Thị Nở dành cho

Chí Phèo Vì được ăn bát cháo hành do Thị Nở nấu mà tâm trạng Chí Phèo – con quỹ dữ của làng Vũ Đại đã có những chuyển biến liên tục và tích cực, từ ngạc nhiên, khóc, bâng khuâng, độc thoại nội tâm, ăn năn hối cãi, vui như trẻ con đến khao khát được hoàn lương, được sống trong mái ấm gia đình

Trang 5

– Qua hai yếu tố tác động (tiếng sáo và bát cháo hành), chúng ta có thế thấy điểm tương

đồng nào đó trong cách nhìn nhận con người Cả hai nhà văn, Tô Hoài và Nam Cao đều cảm thông cho sự thống khổ của con người: một bị lê liệt hoàn toàn ý thức, mất đi sức sống và sức phản kháng, một là người nông dân bần cùng hóa dẫn đến lưu manh hóa Nhưng cũng đồng thời đó trân trọng khát khao sống, khát khao hoàn lương của cả hai nhân vật (bằng cách xây dựng hai yếu tố tác động, bát cháo hành và tiếng sáo) và tô cáo gay gắt xã hội phong kiến thực dân đã cướp đi cuộc sống tươi đẹp của họ, đẩy họ vào bước đường cùng Với nhận xét

cá nhân, tôi cho rằng thông qua hai yếu tố tác động trên, cả hai nhà văn đã thể hiện một tấm lòng nhân đạo đáng trân quý Chính Tô Hoài và Nam Cao thông qua hai chi tiết này đã giúp bạn đọc, trong đó có tôi, rút ra được những bài học về cách nhìn nhận con người cũng như biết cảm thông, trân trọng khát vọng cao đẹp mà mỗi con người đều muốn hướng đến

Trang 6

I ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Sức mạnh của lòng đam mê không bao giờ bị đánh giá thấp Sức mạnh đó dẫn dắt bạn trong suốt cuộc đời, đo lường giá trị con người bạn và ý thức của bạn về sự thành đạt Sức mạnh đó giúp bạn kiên định trước ánh mắt xét đoán cùa người khác Nhiều người từng có nhưng quyết định “không giống ai” và chọn những con đường hẹp gồ ghề dài hun hút, nhưng rồi họ nhận ra mình đang đứng trên đỉnh vinh quang của cuộc sống mà trước đây không ai nghĩ rằng họ làm được Bạn có thể đưa ra những quyết định tối ưu và lý trí nhất, nhưng tổng của các quyết định đó không phải lúc nào cũng cho ra một kết quả hợp lí nhất Cái tạo ra sự khác biệt cuối cùng chính là sức mạnh của lòng đam mê

Vào những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước tại Mỹ có sự bùng nổ số lượng sinh viên theo học các trường luật Xu hướng này sau đó chuyển sang Học viện kế toán viên Công chứng Hoa Kỳ (AICPA - American Institue of Certified Public Accountants), sau đó là du học tại chỗ thay vì phải ra nước ngoài Các trường đại học khoa học, nha hay y dược lúc đó vẫn

là các chủ đề được nói đến nhiều nhất, trong khi các trường nghệ thuật thì ngược lại Tôi không có ý đánh giá thấp nghề nghiệp nào cả, mà tôi chỉ muốn nhấn mạnh cảm giác trống rỗng mà cuối cùng bạn sẽ phải đối diện, nếu bạn chọn nghề nghiệp tương lai không dựa vào niêm đam mê mà dựa vào danh tiếng bề ngoài hay sự ổn định của khoản thu nhập về sự hứa hẹn về những phúc lợi hấp dẫn

Cuộc đời bạn phải được dẫn dắt bởi tương lai, ước mơ và niềm đam mê của bạn Từ “đam mê” trong tiếng Anh - passion – bắt nguồn từ một từ Latin cổ “passio”, có nghĩa là “đau đớn” Quả là không thể chính xác hơn! Đam mê là một tên gọi khác của nỗi đau Khi bạn thỏa hiệp với kết quả ngọt ngào đang quyến rũ bạn ngay vào lúc này thay vì theo đuổi ước

mơ, nỗi đau sẽ xuất hiện

(Rando Kim, Tuổi trẻ, khát vọng và nỗi đau, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2016)

Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên

Câu 2.Theo tác giả, sức mạnh của lòng đam mê có ý nghĩa như thế nào?

Trang 7

Câu 3 Theo anh/ chị, tại sao: Khi bạn thỏa hiệp với kết quả ngọt ngào đang quyến rũ bạn

ngay vào lúc này thay vì theo đuổi ước mơ, nỗi đau sẽ xuất hiện?

Câu 4.Bài học ý nghĩa mà anh/ chị rút ra từ văn bản trên?

II LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về quan niệm: Cái tạo ra sự khác biệt cuối cùng chính là sức mạnh của lòng đam mê

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ,

Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

Theo anh/ chị, hình ảnh tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân có điểm gì tương đồng với

hình ảnh chuyến tàu đêm trong tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam (Ngữ văn 11,

Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)?

Trang 8

I ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1 Phương thức biểu đạt nghị luận/ Nghị luận

Câu 2 HS có thể trả lời theo cách trích dẫn hoặc diễn đạt lại nội dung Theo tác giả/ sức

mạnh của lòng đam mê có ý nghĩa:

– Dẫn dắt bạn trong suốt cuộc đời, đo lường giá trị con người bạn và ý thức của bạn về sự thành đạt, giúp bạn kiên định trước ánh mắt xét đoán của người khác

– Tạo ra sự khác biệt

Câu 3.HS tham khảo một số ý sau:

– Bời vì đam mê và ước mơ vẫn hiện diện trong cuộc sống, nhắc nhở và dằn vặt bạn về những điều bạn chưa thể làm được

– Bởi vì bạn không thể đánh giá giá trị và chất lượng cuộc sống của bạn dựa trên những kết quả tạm thời Mà khi đánh giá lầm/ đến khi nhận ra, nỗi đau và sự dằn vặt sẽ bám riết và

ám ảnh lấy bạn

– Bởi vì cuộc đời không theo đuổi đam mê và mơ ước sẽ khiến cuộc sống trở nên vô

nghĩa Còn nỗi đau nào lớn hơn là tự mình thấy cuộc đời của mình vô nghĩa

Câu 4 HS có thể trả lời theo quan điểm của mình/ tuy nhiên cần tìm thấy bài học từ văn bản

(không chép lại văn bản) Dưới đây là một số gợi ý:

– Đam mê là điều quan trọng trong cuộc sống con người/ nó giúp con người sống thêm một cuộc đời nữa, đầy nghĩa lí

– Những ngành nghề thời thượng hay những kết quả ngọt ngào chỉ là cái tạm thời, do đó ta cần xác định được ước mơ và mục tiêu của mình

– Nếu không theo đuổi đam mê mà chỉ chạy theo giá trị tức thời, ta sẽ phải trả giá cho điều

đó bằng nỗi đau

II LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

HS tham khảo gợi ý dưới đây:

[Đ] Quả thật: Cái tạo ra sự khác biệt cuối cùng chính là sức mạnh cùn lòng đam mê

Trang 9

[G] Đam mê là một quá trình trải nghiệm, khi bạn đã trải qua quá trình thực tiễn với công

việc một thời gian, cảm thấy thực sự yêu thích công việc và theo đuổi công việc sở thích đó tới cùng cho dù phải chấp nhận hy sinh nhiều thứ trong cuộc sống Lòng đam mê có khả năng

và sức mạnh để dẫn dắt con người vươn đến thành công Con người chỉ có thể thành công khi đặt hết tâm huyết vào nỗ lực vào điều mà mình làm, điều đó chi có thể thực hiện được khi con người làm điều đó với lòng đam mê Lòng đam mê giúp con người vượt qua nghịch cảnh, khó khăn, thất bại trong cuộc sống, tiếp thêm ý chí và sức mạnh để con người tiếp tục theo đuổi khát vọng trong cuộc đời Không có lòng đam mê con người khó có thể phát huy hết năng lực sở trường của mình để tạo nên sự khác biệt và thành công

[M] Tuy nhiên, cần xác định đam mê và nguồn lực của bản thân và đề ra hướng phát triển

đúng đắn để vươn tới thành công

[B] Nếu chưa có đam mê, hãy tìm cho mình đam mê để sống vì nó, tin tôi đi, bạn sẽ tìm

thấy được sự khác biệt giữa mình và người khác, từ suy nghĩ, sự nỗ lực, kiên trì cho đến khả năng thành công

Câu 2 (5,0 điểm)

1 Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân

2 Yêu cầu cơ bản: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân

– Giới thiệu đôi nét về nhân vật Mị: Mị là một cô gái hầu như tập trung được những vẻ

đẹp tiêu biểu của người phụ nữ miền núi: Mị vừa đẹp người, vừa đẹp nết, cần cù, đảm đang, hiếu thảo, giàu đức hi sinh vị tha, ham sống, yêu đời và rất mực tài hoa Bị bắt vô làm con

dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, làm vợ A Sử, Mị thấm thìa nỗi đau của một cuộc đời bị cướp đoạt: bị dày đọa trong cuộc sống lao động cực nhọc, bị giam hãm về mặt tinh thần, tê liệt cả ý thức phản kháng Mị đã từng phản kháng với cuộc sống ấy bằng những giọt nước mắt, bằng cách tự tử, nhưng vì lòng hiếu thảo, Mị quay trở lại nhà thống lí Pá Tra và chấp nhận cuộc sống ấy Mị thờ ơ với sự chảy trôi của thời gian, sắc màu cuộc sống của Mị trở nên mờ nhạt – Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị cháy lên trong đêm tình mùa xuân:

+ Mùa xuân về trên rẻo cao, đặc biệt là đêm tình mùa xuân với tiếng sáo gọi bạn tình của trai làng đóng vai trò như là yếu tố tác động, làm sống tiềm tàng trong con người Mị trỗi dậy một cách mãnh liệt

+ Tiếng sáo, khung cảnh mùa xuân và cả hơi men chếnh choáng đã gợi dậy quá khứ tươi

đẹp, ngày Mị còn trẻ, còn tự do, còn yêu đời Mị đã thoát khỏi tâm trạng dửng dưng bấy lâu

để trở thành con người thức tỉnh, vươn tới những ý nghĩ và khát vọng đẹp đẽ

Trang 10

+ Mị thấy trong lòng đột nhiên vui sướng Mị trẻ lắm Mị muốn đi chơi Ý thức về hoàn

cảnh bản thân trỗi dậy, Mị phẫn uất mãnh liệt và thấm thìa nỗi tủi nhục của mình Lúc này,

Mị lại muốn ăn lá ngón mà chết đi Trong khi đó, tiếng sáo, biểu tượng của khát vọng tự do

và tình yêu tuổi trẻ đang rập rờn trong đầu Mị

+ Mị thắp lên ngọn đèn trong căn phòng tối tăm của mình như khêu ngọn lửa của lòng ham sống, của sự khát khao Hành động này thúc đẩy hành động khác, không thể kìm nén được nữa: Mị quấn lại tóc, với tay lấy chiếc váy hoa chuẩn bị đi chơi ngày Tết

+ Nhưng giữa lúc lòng ham sống trong Mị trỗi dậy, dâng lên mãnh liệt như sóng trào thì

cũng là lúc Mị bị vùi dập một cách khắc nghiệt, lạnh lùng A Sử, chồng Mị thản nhiên trói đứng Mị vào cột nhà Như không đang biết mình đang sợ bị trói Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa

Mị đi theo những cuộc chơi, quên mọi đau đớn về thể xác, Mị đã vùng dậy bước đi Điều đó

chúng tỏ sức sống tiềm ẩn trong con người Mị mãnh liệt biết nhường nào

3 Yêu cầu nâng cao: Chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân có điểm tương đồng với

hình ảnh chuyến tàu đêm:

– Cũng như Mị, những người dân phố huyện sống trong một cuộc đời ngập đầy bóng tối, ánh sáng chỉ bé nhỏ, len lỏi, ít ỏi Do đó, chuyến tàu đêm như một tác nhân làm cuộc đời của

họ sáng lên, dẫu chỉ trong tích tắc

– Tiếng sáo nhắc nhở Mị về một quãng đời đầy lòng ham sống, đánh thức trong Mị những khao khát, chuyến tàu đêm chở theo ánh sáng từ một vùng trời khác để khơi dậy trong những con người phố huyện sức sống, niềm tin tưởng và hi vọng về một ngày mai tươi sáng hơn Hai chi tiết thể hiện cái nhìn nhân đạo, đầy cảm thông của hai nhà văn đối với những kiếp người bé nhỏ trong cuộc sống

4 Đánh giá chung

– Bằng sự am hiểu tâm lý người miền núi, khả năng dẫn dắt kể chuyện tinh tế, Tô Hoài đã làm bật lên sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân thật hấp dẫn, tự nhiên và đầy xúc động

– Sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị qua đêm tình mùa xuân cũng là biểu hiện của ngòi bút nhân đạo Tô Hoài: cảm thông với những thân phận bất hạnh, nhìn thấy và trân trọng khát vọng sống của họ

Trang 11

I ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Có một sự thật: 99,5% thời gian của con người tồn tại trên Trái đất là ở trong rừng 30 triệu năm tiến hóa từ một giống linh trưởng nhỏ cho đến loài người trưởng thành, tất cả chỉ xảy ra khoảng vài nghìn năm trước mà thôi

Tổ tiên chúng ta từng biết mọi thứ về thiên nhiên Ta hiểu rõ bí mật của nó, ta biết loài cây nào tốt để làm thuốc, loài nào ăn được và không ăn được Chúng ta tường tận mọi ngóc ngách, biết nơi nào có thể dừng để trú mưa và nơi đâu để đến mỗi khi bão lũ

Nhưng giờ đây, con người quay lưng lại với thiên nhiên và bước đi một con đường khác Chúng ta ghì chặt lấy những khối bê tông và nhựa cứng Ta tôn thờ thần tượng và các thương hiệu đắt tiền Con người đã biến ngôi nhà của chính tổ tiên thành một nhà máy khổng lồ để phục vụ cho sự tham lam của mình

Như đã nói, tôi yêu rừng và tôi mong có thêm người Việt Nam cảm nhận được như thế

Ta cần những nơi như vậy để nhắc nhở rằng chúng ta đến từ đâu Ta cần rừng để giúp ta giũ

bỏ nhiều loại bệnh xã hội như nghiện ngập, phương tiện di động, các thực tế sai lầm hay chủ nghĩa tôn thờ vật chất Và đặc biệt là cơn khát tiền

Rừng không phải là nơi để chúng ta đùa giỡn Rừng không chào đón những con người thiếu ý thức cùng với iPhone của họ Những người đó thèm muốn một nơi tuyệt đẹp để tham quan và chụp hình, nhưng khi rời đi lại để rác cho khu rừng tự dọn Rừng cũng không nên là một công cụ để thu lợi nhuận hay phục vụ mục đích cá nhân của bất kỳ ai Bất cứ khi nào tiền

và sự ích kỷ vào cuộc, mọi thứ đúng sẽ bị đảo lộn

Rừng là để yêu thương, học hỏi và tôn trọng

(Trích Thiên đường hạ giới, Jesse Peterson, dẫn theo báo điện tử VNExpress.net)

Câu 1 Đoạn trích trên sử dụng phương thức biếu đạt chủ yếu nào?

Câu 2 Đoạn trích trên cung cấp cho anh/ chị những tri thức nào về rừng?

Câu 3 Vì sao tác giả cho rằng: Rừng là để yêu thương, học hỏi và tôn trọng?

Câu 4 Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/ chị?

Trang 12

II LÀM VĂN (7,0 điểm)

nó thật độc ác Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi Người kia việc gì mà phải chết thế A Phủ Mị phảng phất nghĩ như vậy

Đám than đã vạc hẳn lửa Mị không thổi, cũng không đứng lên Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con

Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay ", rồi Mị nghẹn lại A Phủ bỗng khuỵu xuống không bước nổi Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên chạy

Mị đứng lặng trong bóng tối

Rồi Mị cũng vụt chạy ra Trời tối lắm Nhưng Mị vẫn băng đi Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

- A Phủ cho tôi đi

A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

- Ở đây thì chết mất

A Phủ chợt hiểu

Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình

A Phủ nói: “Đi với tôi” Và hai người lẵng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi

Trang 13

(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12 - Nâng cao,

Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.14 -15)

Từ đó liên hệ với sức phản kháng của nhân vật Chí Phèo qua đoạn trích dưới đây

(Truyện ngắn Chí Phèo, Ngữ văn 11, Tập một, NXH Giáo dục, 2017) để nhận xét về giá trị

hiện thực và giá trị nhân đạo mà hai nhà văn gửi gắm thông qua hai nhân vật này

Đoạn trích:

Trời nắng lắm, nên đường vắng Hắn cứ đi, cứ chửi, cứ dọa giết “nó”, và cứ đi Bây giờ đến ngõ nhà cụ bá Hắn xông xông đi vào […]

Hắn trợn mắt, chỉ vào mặt cụ:

- Tao không đến đây xin năm hào

Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng:

- Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn

Hắn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo:

- Tao đã bảo tao không đòi tiền

- Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền Thế thì anh cần gì?

Hắn rút dao ra, xông vào Bá Kiến ngồi nhỏm dậy, Chí Phèo đã văng dao tới rồi Bá Kiến chỉ kịp kêu một tiếng

(Trích Chí Phèo, Nam Cao, Ngữ văn 11 – Nâng cao,

Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.186 – 187)

Trang 14

- Hoặc phép nối: Rồi cả những, nhưng,

Câu 2 Theo tác giả, việc di chuyển bằng xe đạp có lợi ích:

- Tất cả mọi người có cùng một địa vị

- Đi làm bằng xe đạp chính là cách tận dụng thời gian hiệu quả, vừa đến được chỗ làm, vừa giảm được calo

- Vận động nhiều ở chân giúp sản sinh một lượng lớn hormone testosterone, nên sẽ rất có lợi cho nam giới

- Bảo vệ môi trường, giữ cho môi trường luôn trong lành, sạch đẹp

Câu 3 HS tham khảo câu trả lời dưới đây:

- Giọng điệu trong câu Những kẻ đạp xe mon men ngoài lề như tôi tất nhiên là không đủ tiêu chuẩn tham gia cuộc chiến đó là giọng điệu mỉa mai, châm biếm

- Tác dụng: Châm biếm, phê phán, mỉa mai những người tham gia giao thông thiếu ý thức

Câu 4

- Hưởng ứng: Tôi hưởng ứng việc dùng xe đạp làm phương tiện di chuyển chính Vì nó không chỉ tốt cho sức khỏe, thân thiện với môi trường mà còn góp phần làm cho xã hội trở nên văn minh và có ý thức hơn

- Không hưởng ứng: Vậy sinh ra các phương tiện hiện đại hơn xe đạp làm gì? Chúng ta không sử dụng các phương tiện hiện đại khác đi lại nghĩa là phủ nhận sự phát triển, tiến bộ của loài người Vả lại, lựa chọn phương tiện di chuyển chính nào nó còn tùy thuộc vào điều kiện của bạn: Nhà xa, đường kẹt xe,

- Vừa hưởng ứng vừa không hưởng ứng: (Tham khảo hai ý kiến trên)

II LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Trang 15

[Đ] Mỗi người cần có chính kiến của bản thân trước sự tác động của thế giới bên ngoài

là một câu nói giáo dục mỗi người về lòng kiên định trước sự tác động của thế giới bên ngoài như dư luận chẳng hạn

[G] Tôi cho rằng việc có chính kiến là tốt và kiên định bảo vệ chính kiến của bản thân

mình đến cùng trước dư luận xã hội còn tốt hơn Vì nó không chỉ thể hiện bạn là người có lập trường, có chính kiến mà nó còn thể hiện bạn là con người có bản lĩnh trước sóng gió của cuộc đời Tôi lấy ví dụ là trường hợp của tác giả Jesse Peterson trong đoạn trích phần Đọc hiểu, anh đã thấy được vai trò của việc đi xe đạp sẽ mang lại lợi ích gì cho sức khỏe của con người cũng như cộng đồng, kể trong việc thể hiện sự bình đẵng về địa vị của con người trong

xã hội Anh đã kiên định đến cùng với sự lựa chọn đi xe đạp và chấp hành pháp luật một cách

tự giác Đó là điều không hề dễ làm nếu bạn tham gia giao thông ở Việt Nam Như vậy Jesse Peterson đã không chỉ giúp bản thân mà còn giúp thúc đẩy sự tiến bộ của cộng đồng bởi những suy nghĩ, hành vi tích cực, đúng đắn hơn thông qua việc bày tỏ và bảo vệ chính kiến của mình trước sự tác động của thế giới bên ngoài Đó là một việc chẳng hề dễ dàng

[M] Không phải ai cũng có thể kiên định, quyết liệt trong việc bảo vệ chính kiến của

mình đến cùng Những người như thế người ta gọi là thuộc kiểu người gió chiều nào theo chiều đó, ba phải Có chính kiến là tốt, tuy nhiên chính kiến cần xuất phát từ sự hiểu biết Vì tranh giới giữa một người có chính kiến và một người bảo thủ rất gần nhau

[B] Chúc bạn tinh anh, trí tuệ trong suy nghĩ để luôn hướng đến và có những quan điểm

đúng đắn và tiến bộ

Câu 2 (5,0 điểm)

1 Giới thiệu đôi nét về Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ và nhân vật Mị :

2 Yêu cầu cơ bản: Cảm nhận của anh/ chị về sức phản kháng mạnh mẽ của nhân Mị

trong đêm đông giải cứu A Phủ: '

- Chính cuộc đời nô lệ đã biến Mị thành một cô gái lạnh nhạt, dửng dưng vô cảm với mọi thứ

xung quanh Nhưng giọt nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đen xám lại của A Phủ đã khơi dậy lòng đồng cảm nơi Mị, Mị thương mình rồi thương cho người: đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia và Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không lau hết đi được, rồi căm thù tội ác bọn thống lý gây ra: Chúng nó thật độc ác

vì có quá nhiều người bị trói đứng đến chết như thế Mị lo lắng cho A Phủ: Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết Cũng lúc này ý nghĩ về thân phận mình, một tù nhân của hủ tục lạc hậu miền núi, bị bắt đi trình ma nhà nó rồi tì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi Thoáng Mị nghĩ đến A Phủ, A Phủ không bị trình ma thì việc gì mà phải chết thế Mị nghĩ đến cảnh tượng bị trói thay vào chỗ Phủ cho đến chết nếu

Trang 16

cứu A Phủ Nhưng trong tình cảnh này làm sao Mị cũng không thấy sợ Sau đó Mị quyết định

cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài Sức phản kháng mạnh mẽ của Mị xuất phát từ tình thương, từ thương mình đến thương người mà Mị vượt qua được nỗi sợ bị chết thay mà giải thoát cho A Phủ Hành động cắt dây cởi trói cho A Phủ là hệ quả tất yếu của quá trình bị áp bức, đè nén, cần được giải tỏa của con người Đồng thời, hành động này khẳng định ý nghĩa của cuộc sống và khát vọng tự do đến cháy của nhân dân lao động miền núi

- Khác với vẻ ngoài gan góc, mạnh mẽ, bộc trực của A Phủ, nhân vật Mị tuy vẻ ngoài trầm lắng nhưng đời sống nội tâm lại sôi nổi, phức tạp Nhưng cũng vì thế mà Tô Hoài đã tái hiện lại những nỗi đau, sự đè nén của nhân dân lao động miền núi và khát vọng sống mạnh mẽ của

họ thông qua nhân vật này Đó là một phương diện rất thành công của truyện

3 Yêu cầu nâng cao: Từ đó liên hệ với sức phản kháng của nhân vật Chí Phèo qua đoạn

trích dưới đây (Truyện ngắn Chí Phèo, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2017) để nhận

xét về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mà hai nhà văn gửi gắm thông qua hai nhân vật này

- Liên hệ với đoạn Chí Phèo trả thù Bá Kiến và tự sát: Đoạn trích tái hiện lại cảnh Chí Phèo đến nhà Bá Kiến trả thù, giết Bá Kiến rồi tự kết liễu cuộc đời mình; cho thấy sức phản kháng

vô cùng quyết liệt và mạnh mẽ của Chí Phèo Giá trị hiện thực của truyện ngắn này phản ánh thực tế cuộc sống của người nông dân trước dưới chế độ phong kiến thực dân trước Cách mạng, mà chủ yếu là tầng lớp nông dân bần cùng dẫn đến lưu manh hóa Họ không còn con đường nào khác tự giải thoát cho mình ngoài tìm đến cái chết Đồng thời, đoạn trích này cũng chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao: cảm thông với những con người dưới đáy xã hội với bao tủi nhục, đắng cay họ phải chịu đựng, trân trọng khát vọng được sống lương thiện, và tố cáo mạnh mẽ xã hội phong kiến thực dân đương thời

- Nhận xét giá trị hiện thực và nhân đạo của hai nhà văn qua hai đoạn trích trên: Tuy đối tượng khai thác hiện thực khách quan có khác nhau (một là người nông dân bần cùng hóa dẫn đến lưu manh hóa trong xã hội trước Cách mạng, một là người nông dân sống trong xã hội phong kiến thực dân ở miền núi sau Cách mạng), nghệ thuật dựng truyện và xây dựng nhân

vật có khác nhau, Nhưng giá trị hiện thực của hai truyện Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo

thông qua hai đoạn trích trên có nhiều điểm tương đồng và phản ánh chân thực cuộc sống của người nông dân sống dưới chế độ phong kiến thực dân hà khắc Đồng thời, hai đoạn trích đã thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao và Tô Hoài: cảm thông với số phận đau khổ, trân trọng khát vọng sống tự do, hạnh phúc và tố cáo mạnh mẽ xã hội đương thời

4 Đánh giá chung

Trang 17

Cả hai đoạn trích trên đều là những đoạn trích chứa đựng giá trị hiện thực chân thực, khách quan và nhân đạo sâu sắc của nhà văn Tô Hoài và Nam Cao Đó là giá trị để tác phẩm còn sống mãi cùng với thời gian và thế hệ bạn đọc

I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Anh viết thâu đêm, đánh vật với từng trang

Rồi thao thức không sao ngủ được

Kim đồng hồ tích tắc, tích tắc

Hai tiếng động nhỏ bé kia

Hơn mọi ầm ào gầm thét

Là tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người

Đó là thời gian

Nó báo hiệu mỗi giây phút qua đi không trở lại

Nhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuối

Nhưng anh, anh chẳng sợ nó đâu

Thời gian - đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau

Thời gian - đó là chiều dày những trang ta viết

Bây giờ anh mới hiểu hết câu nói trong kịch Shakespeare:

Tồn tại hay không tồn tại

Không có nghĩa là sống hay không sống

Như chiếc hộp con, như tờ lịch trên tường

Ta biến thành con tàu, thành tấm vé

Những ban mai lên đường

(Lưu Quang Vũ, Cho Quỳnh những ngày xa, dẫn theo thivien.net)

Câu 1 Cho biết phương 02 phưong thức biểu đạt nổi bật sử dụng trong bài thơ trên

Câu 2 Theo tác giả, vì sao tiếng kim đồng hồ lại là tiếng động khủng khiếp nhất đối với con

người?

Trang 18

Câu 3 Hình ảnh tấm vé và con tàu trong câu thơ: Ta biến thành con tàu, thành tấm vé tượng

trưng cho điều gì?

Câu 4 Theo anh/ chị, giá trị thực sự của thời gian là gì?

II LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về thông điệp trong đoạn trích thơ trích từ phần Đọc hiểu:

Tồn tại hay không tồn tại

Không có nghĩa là sống hay không sống

Mà là hành động hay không hành động

nhận thức hay không nhận thức, tác động vào cuộc đời hay quay lưng lại nó?

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đoạn trích sau:

Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn Nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần Thường khi đến gà gáy, Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu, các chị em trong nhà mới bắt đầu ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm.Mỗi đêm, nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống Mấy đêm nay như thế Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết, chỉ còn ở với ngọn lửa Có đêm A

Sử chợt về thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp Nhưng đêm sau Mị vẫn

ra sưởi như đêm trước

Lúc ấy đã khuya Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này Chúng

nó thật độc ác Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi Người kia việc gì mà phải chết thế A Phủ Mị phảng phất nghĩ như vậy

Đám than đã vạc hẳn lửa Mị không thổi, cũng không đứng lên Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con

Trang 19

Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay ", rồi Mị nghẹn lại A Phủ bỗng khuỵu xuống không bước nổi Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên chạy

Mị đứng lặng trong bóng tối

Rồi Mị cũng vụt chạy ra Trời tối lắm Nhưng Mị vẫn băng đi Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

- A Phủ cho tôi đi

A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

- Ở đây thì chết mất

A Phủ chợt hiểu

Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình

A Phủ nói: “Đi với tôi” Và hai người lẵng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi

(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12 - Nâng cao,

Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.14 -15)

Kết thúc đoạn trích trên có điểm nào khác biệt so với hình ảnh: Liên không nghĩ được lâu, mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam (Ngữ văn

11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)?

Trang 20

I ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1 Phương thức biểu đạt biểu cảm và tự sự/ Biểu cảm và tự sự

Câu 2 Theo tác giả, tiếng kim đồng hồ lại là tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người

vì: Nó báo hiệu mỗi giây phút qua đi không trở lại/ Nhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuối

Câu 3 Ý nghĩa của hình ảnh tấm vé và con tàu trong câu thơ: Ta biến thành con tàu, thành

tấm vé:

Hình ảnh tấm vé và con tàu tượng trưng cho những khao khát, những ước mơ được trải

nghiệm, được khám phá của con người, giúp hình ảnh thơ trở nên gợi hình, gợi cảm

Câu 4

- Giá trị thực sự của thời gian đó là khi chúng ta sống cuộc sống có ý nghĩa

- Giá trị thực sự của thời gian nằm ờ chất lượng, ý nghĩa của cuộc đời ta sống

- Giá trị thực sự của thời gian không nằm ở độ dài của nó mà ở những điều ta đã làm được

II LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

[Đ] Qua đoạn trích thơ: Tồn tại hay không tồn tại/ Không có nghĩa là sống hay không

sống/ Mà là hành động hay không hành động/ nhận thức hay không nhận thức, tác động vào cuộc đời hay quay lưng lại nó? tôi nhận được một thông điệp sống có giá trị Đó là sống là

hành động và nhận thức được cuộc đời chỉ khi ta tác động vào nó

[G] Tôi nghĩ rằng, ý nghĩa của sự tồn tại của con người chính là phải làm những điều có

ý nghĩa với chính mình, với gia đình, với cộng đồng Đó là khi ta sống là hành động Sự tồn tại như vậy phải thông qua hành động: con người phải làm việc, hành động để tạo ra của cải vật chất, hoặc những giá trị tinh thần để giúp ích cho bản thân và xã hội Có như thế cuộc đời con người mới trở nên có ý nghĩa, mới thực sự là sống Tôi sẽ nhặt rác để bảo vệ môi trường thay vì đứng nhìn hay viết một bài văn hay về bảo vệ môi trường Tôi sẽ không nói chuyện lớn tiếng để hạn chế gây ô nhiễm âm thanh ở nơi công cộng Tôi sẽ không vượt đèn đỏ dù còn một giây đèn đỏ Tôi sẽ Hành động chỉ đơn giản như thế nhưng nó lại tạo ra giá trị và

sự hiệu quả để chúng ta thực sự sống

[M+B] Theo quan niệm này thì sự sống của con người không được đo lường bằng năm

tháng sống trên đất mà bằng những đóng góp, những cống hiến của con người cho cuộc đời

Trang 21

Cuộc đời của con người sẽ trở nên vô vị, tẻ nhạt, vô nghĩa, sẽ chỉ là sự tồn tại vô ích nếu con người không chịu nhận thức ý nghĩa của hành động trong cuộc đời

Câu 2 (5,0 điểm)

1 Giới thiệu đôi nét về Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ và vị trí đoạn trích

- Dửng dưng, vô cảm: Trong những đêm mùa đông tê buốt ấy, Mị trở lại trạng thái tê dại trong tâm hồn Mị sống âm thầm như một cái bóng không thiết gì ngoài ngọn lửa, có hôm A

Sử đi chơi về, ngứa mắt đánh, Mị ngã ngay xuống cửa bếp thì hôm sau lặng lẽ, Mị lại ra thổi lửa, hơ tay  hình ảnh héo hắt của người đàn bà của những đêm đông trên núi cao Mị thấy

A Phủ bị trói đứng từ mấy đêm trước, đôi mắt A Phủ mở trừng trừng chẳng gợi cho Mị điều

gì, Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay, A Phủ với Mị cũng xa lạ như mọi thứ trên đời Để cực

tả sự lạnh lẽo, tê dại trong tâm hồn Mị, nhà văn còn đưa ra giả thiết: Nếu A Phù là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi Mị vẫn vô cảm, vẫn sưởi, chỉ biết ngọn lửa

- Thương mình, thương người cùng cảnh ngộ: Đêm ấy, A Phủ khóc: một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại Giọt nước mắt tuyệt vọng và cay đắng của A Phủ

đã đánh thức tâm hồn Mị thoát khỏi tình trạng vô cảm hằng ngày Từ giọt nước mắt của

người, Mị nhớ đến giọt nước mắt của mình: Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được Mị nhận ra mình trong bóng dáng A Phủ bị trói kia, tâm hồn Mị sống trở lại

trong sự tự thương mình

- Sự thức tỉnh của nhận thức: Từ sự thương xót, Mị nghĩ đến tình cảnh tuyệt vọng của A Phủ

 nhận ra cái chết của A Phủ sẽ đau đớn và vô lí làm sao: Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết [ ] Người kia việc gì mà phải chết thế Mị nhớ lại

người đàn bà đã bị trói đến chết trong căn nhà này, lòng căm thù chôn giấu lâu nay bùng cháy, chúng nó thật độc ác

- Hành động cứu người: lòng thương một khi đã xuất hiện sẽ lớn lên mạnh mẽ, lấn át cả nỗi thương thân, làm Mị chiến thắng nỗi sợ hãi: cắt dây trói cứu A Phủ Mị cứu A Phủ trong ý thức chấp nhận sự hi sinh về mình, sẵn sàng thế mạng cho anh Đó là giây phút tuyệt đẹp trong cuộc đời Mị Cắt dây trói cứu A Phủ chứng tỏ Mị với sức sống nội tâm mạnh mẽ và hành động phản kháng quyết liệt đã sống lại

- Hành động tự cứu mình: giây phút A Phủ vùng lên chạy là lúc Mị hốt hoảng Vì lòng thương người đã được giải quyết rồi thì sự thương mình quay trở lại Mị sợ ở đây chết mất,

cái sợ của người có lại niềm ham sống Mị vụt chạy ra, băng đi, dẫu trời tối lắm để làm người

tự do, đuổi kịp A Phủ Hai người lẳng lặng dìu nhau chạy xuống chân dốc, một kết thúc tất yếu Số phận đã gắn họ lại với nhau, con đường họ đi không thể khác

Trang 22

- Ý nghĩa: Cắt dây trói hữu hình quanh A Phủ, Mị cũng đồng thời cắt đứt những dây trói vô hình đang trói buộc mình trong kiếp sống nô lệ, cứu thoát A Phủ cũng chính là Mị tự quyết định giải thoát, khát vọng sống của tuổi trẻ đã giải thoát Mị khỏi cảnh chết ngay khi còn đang sống

3 Yêu cầu nâng cao: Liên hệ với kết thúc trong tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam):

- Mặc dù là nhà văn lãng mạn nhưng tác phẩm của Thạch Lam vẫn mang đậm dấu ấn hiện thực Sau phút bùng lên của đoàn tàu – một nguồn sáng lớn, mạnh mẽ đi qua phố huyện tăm

tối thì bóng tối đã trở lại, dày đặc, bao phủ đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối Đó là

kết thúc tất yếu của những con người chưa tìm thấy được ánh sáng bền vững và tin tưởng cho cuộc đời mình

- Ra đời trong một giai đoạn khác, khi: Nếp rêu con cùng chói lòa ánh sáng/ Khi mặt trời chân lý rọi hang sâu (Chế Lan Viên), đoạn trích Vợ chồng A Phủ kết thúc bằng chi tiết A Phủ

cùng Mị chạy trốn, tìm đến cuộc đời tự do, và như một lẽ tất yếu, họ tìm đến với cách mạng Cuộc đời của họ từ đó đổi thay, không chìm ngập trong tăm tối và bi kịch

- Hai kết thúc này có sự khác nhau là điều tất yếu bởi chúng ra đời trong những giai đoạn khác nhau, có ý nghĩa khác nhau trong việc phản ánh hiện thực xã hội, thể hiện sự chuyển biến về tư tưởng của các nhà văn theo từng giai đoạn của xã hội, trước Cách mạng và sau Cách mạng

Trang 23

I ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Thế nào là một người sống thứ sinh? Đấy là người sống với mục đích gây ấn tượng với người khác, lấy sự đánh giá của người khác làm thước đo bản thân

Mục đích cuộc đời anh ta là gì? Là sự vĩ đại trong mắt người khác Là danh vọng, sự ngưỡng mộ, sự ghen tị của người khác, của công chúng Công chúng quyết định giá trị của anh ta và anh ta hài lòng với những gì người ta nghĩ là anh ta có Công chúng là động lực sống của anh ta, là mối quan tâm lớn nhất của anh ta Anh ta không muốn giỏi, mà muốn được nghĩ là giỏi Anh ta không muốn lao động, mà muốn tỏ vẻ lao động và được người ta nghĩ là lao động giỏi Anh ta vay mượn giá trị và ảnh hưởng của người khác để gây ấn tượng với những người khác nữa Chính anh ta mới thực sự là kẻ không vị kỷ bởi vì anh ta hoàn toàn không quan tâm tới mình muốn gì hay nghĩ gì, mà chỉ quan tâm đến người khác nghĩ gì

về anh ta và hành động theo ảo tưởng đó

Những kẻ sống thứ sinh không hề quan tâm tới sự thật, tới dữ kiện, tới ý tưởng, tới sự sáng tạo hay lao động Họ không hỏi “Điều đó có đúng không nhỉ?” Họ hỏi “Không biết mọi người có nghĩ điều này là đúng không nhỉ?” Họ không bao giờ tự đánh giá, phán xét mà chỉ lặp lại những gì người khác đánh giá, phán xét Họ không lao động mà chỉ muốn làm ra vẻ lao động Họ không sáng tạo, mà chỉ muốn khoe khoang và gọi tên những thứ trang sức phù phiếm có thể đánh bóng cho tên tuổi họ Họ không quan tâm tới năng lực, mà chỉ quan tâm tới quan hệ Họ không nghĩ giá trị, mà chỉ quan tâm tới ảnh hưởng Thế giới sẽ ra sao nếu chỉ có toàn những kẻ sống thứ sinh, những kẻ không lao động, không tư duy, không sản xuất, không sáng tạo?

(Tiểu thuyết Suối nguồn, Ayn Rand, NXB Trẻ, 2014)

Câu 1 Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2 Chỉ ra 02 phép liên kết trong đoạn văn bản

Câu 3 Anh/ Chị hiểu như thế nào về những kẻ sống thứ sinh qua nhận xét của tác giả: Họ

không hỏi "Điều đó có đúng không nhỉ?" Họ hỏi "Không biết mọi người có nghĩ điều này là đúng không nhỉ?"?

Câu 4 Anh/chị có đồng tình với quan niệm của tác giả: Những kẻ sống thứ sinh mới thực sự

là kẻ không vị kỷ? Vì sao?

Trang 24

II LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)

trình bày suy nghĩ về câu hỏi của tác giả: Thế giới sẽ ra sao nếu chỉ có toàn những kẻ sống thứ sinh, những kẻ không lao động, không tư duy, không sản xuất, không sáng tạo?

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ chi tiết tiếng sáo là chi tiết đặc sắc được nhà văn Tô

Hoài nhắc lại nhiều lần:

Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi Mị nhẩm thầm bài hát của người đang thổi Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ ngoài đường Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị

đi theo những cuộc chơi, những đám chơi "Em không yêu, quả pao rơi rồi Em yêu người nào, em bắt pao nào"

(Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) Cảm nhận của anh/ chị về tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài qua đoạn trích trên

Từ đó liên hệ với âm thanh: Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng mấy bà đi chợ hỏi nhau… (Truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) để bình luận về ý kiến: Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn

I ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1 Dạng câu hỏi nhận biết: Học sinh chỉ cần chỉ ra phương thức biểu đạt chính (01) được

sử dụng trong văn bản: Nghị luận

Câu 2 Đây là câu hỏi nhận biết phép liên kết, yêu cầu học sinh cần chỉ ra 02 phép liên kết

trong đoạn trích:

- Phép thế đại từ Họ

- Phép lặp: Họ, Anh ta

Câu 3 Đây là dạng câu hỏi thông hiểu về nội dung ý nghĩa câu văn, học sinh cần đặt trong

văn cảnh để hiểu được ý nghĩa của câu Dưới đây là câu trả lời tham khảo:

Khi tác giả nhận xét về những kẻ sống thứ sinh: Họ không hỏi “Điều đó có đúng không nhỉ?”, nghĩa là họ không quan tâm đến sự thật, không tự nhận xét, đánh giá, phán xét Họ hỏi

Trang 25

“Không biết mọi người có nghĩ điều này là đúng không nhỉ?”, nghĩa là họ chỉ quan tâm đến

người khác nghĩ gì, chỉ lặp lại nhận xét, đánh giá của người khác

Câu 4 Đây là dạng câu hỏi vận dụng, đòi hỏi học sinh bày tỏ rõ ràng quan điểm HS có thể

đồng ý hoặc không đồng ý hoặc vừa đồng ý vừa không đồng ý nhưng cần đưa ra lí lẽ thuyết phục Tham khảo gợi ý dưới đây:

- Đồng ý với ý kiến những kẻ sống thứ sinh "mới thực sự là kẻ không vị kỷ", vì anh ta hoàn toàn không quan tâm tới mình muốn gì hay nghĩ gì, mà chỉ quan tâm đến người khác nghĩ gì

về anh ta và hành động theo ảo tưởng đó

- Không đồng ý với ý kiến những kẻ sống thứ sinh "mới thực sự là kẻ không vị kỷ", vì những

thứ mà kẻ thứ sinh theo đuổi thực là một cách họ đánh bóng tên tuổi của bản thân, họ chỉ chăm chú xây dựng hình ảnh bản thân theo cách mà họ thích

- Vừa đồng ý vừa không đồng ý: (Kết hợp cả hai ý kiến trên)

II LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

[Đ] Sống sao có ý nghĩa trong cuộc đời là câu hỏi, là mục đích theo đuổi của tất cả mọi

người Trong số những người sống biết cống hiến, biết hy sinh, biết hưởng thụ đúng nghĩa

vẫn còn có những người sống thiếu định hướng, ảo tưởng về bản thân Và thế giới sẽ ra sao nếu toàn những kẻ sống thứ sinh, những kẻ không lao động, không tư duy, không sản xuất, không sáng tạo?

G] Trong lịch sử phát triển, loài người không ngừng lao động để cải tạo chính mình Nhờ

lao động, con người dần hoàn thiện nhân cách trở thành loài thượng đẳng trên trái đất, đạt đến cuộc sống văn minh như hiện nay Người không lao động sẽ trở thành kẻ vô công rồi nghề, không được tôn trọng Lao động rất cần tư duy, sáng tạo, đó là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra nhanh chóng, tốt đẹp Người làm việc

có tư duy, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tiên phong, không chấp nhận những gì sẵn có, không

bắt chước, lặp lại những cách thức cũ mà say mê tìm kiếm những cái mới mẻ, hữu ích [M]

Nếu chỉ toàn những kẻ sống thứ sinh, xã hội sẽ thụt lùi, con người không tạo ra được thành quả cho bản thân cũng như cho xã hội

[B] Sống thứ sinh là một kiểu sống đáng phê phán, đó là mầm mống của những hiện

tượng tiêu cực, là rào cản đối với sự phát triển con người và xã hội Mỗi người cần thiết phải lao động, nỗ lực tư duy, sáng tạo để khẳng định mình, không nên chạy theo những giá trị ảo, chạy theo dư luận phù phiếm

Câu 2 (5,0 điểm)

Trang 26

1 Giới thiệu đôi nét về Tô Hoài, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ và chi tiết tiếng sáo trong

truyện:

2 Yêu cầu cơ bản: Cảm nhận chi tiết tiếng sáo thông qua đoạn trích trong đề:

- Hoàn cảnh xuất hiện của tiếng sáo: Mị từ khi bị bắt về làm dâu nhà thống lí Pá Tra đã trở thành người khác hẳn Không còn là cô Mị trẻ trung, yêu đời, có biết bao người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị trở nên câm lặng, chỉ biết vùi mình vào việc, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa Mị mất hết ý niệm về thời gian, bản thân, cảm xúc và tinh thần phản kháng cũng bị tê liệt Những đêm tình mùa xuân trên núi cao đã trở lại ngày tết trai gái rủ nhau đánh pao, đánh quay rồi thổi sáo gọi bạn đi chơi Ngày tết Mị lén lấy rượu uống, rồi say lịm mặt ngồi đấy, Mị nghe thấy tiếng sáo, Mị nhẩm thầm bài hát của người đang thổi, Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo tiếng sáo trở thành một nguồn sống trong tâm hồn Mị

- Tiếng sáo là một chi tiết nghệ thuật được nhà văn nhắc đến nhiều lần với dụng ý nghệ thuật sâu sắc:

+ Tiếng sáo là âm thanh gợi lên cảnh sắc đặc trưng, phong tục, nét đẹp văn hóa người dân miền núi Tiếng sáo mở ra một không gian xa xôi của núi rừng tây bắc Tiếng sáo gọi bạn, gọi

người yêu là nét đẹp văn hoá của người dân miền núi: Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi, tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng, tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng bay ngoài đường…

+ Tiếng sáo đại diện cho tài năng của con người: Mị thổi sáo giỏi, Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đẽ thổi sáo đi theo Mị

+ Tiếng sáo khiến Mị nhớ về một quá khứ tươi đẹp, ước mơ về cuộc sống hạnh phúc, đồng

thời tiếng sáo là chất xúc tác trực tiếp khơi gợi sức sống tiềm tàng của Mị Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi, Mị vùng bước đi

+ Tiếng sáo là biểu tượng cho tiếng gọi cuộc sống, tình yêu; nó đã lay gọi khát vọng yêu đời, yêu cuộc sống tự do trong Mị, có quan hệ mật thiết với quá trình diễn biến tâm lí của Mị, là động lực thúc đẩy Mị đi đến hành động chuẩn bị đi chơi xuân

+ Tiếng sáo thể hiện tư tưởng của tác phẩm: Sức sống con người cho dù bị giẫm đạp, trói buộc nhưng vẫn luôn âm ỉ chờ cơ hội bùng lên Và dù bị trói suốt đêm nhưng dây trói chỉ giữ được thể xác Mị còn tiếng sáo đã đem tâm hồn Mị trở lại với thời con gái, với những cuộc chơi ngày trước Đây là giá trị nhân đạo sâu xa của truyện

+ Tiếng sáo là chi tiết nghệ thuật đặc biệt tố cáo bản chất của giai cấp thống trị thực dân phong kiến miền núi, cự tuyệt quyền sống, quyền làm người của con người Nếu tiếng chân

Trang 27

ngựa đạp vào vách là sự lên tiếng của hiện thực phũ phàng thì tiếng sáo lại là hiện thân của những ước mơ, hoài niệm

- Chi tiết Tiếng sáo đêm tình mùa xuân là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo nhằm khám phá, thể hiện vẻ đẹp nhân vật và chủ đề tư tưởng của tác phẩm Nhờ tiếng sáo mùa xuân mà Mị có được sự thức tỉnh trong tâm hồn, giả sử không có tiếng sáo mùa xuân thì có lẽ tâm hồn Mị không bao giờ thức dậy được Nó là cú hích để Mị dũng cảm làm một cuộc vượt ngục trong tâm hồn, nó khơi dậy sức sống tinh thần phản kháng lâu nay bị vùi lấp trong Mị Tiếng sáo đã trở thành điểm tựa và Mị đã vững vàng hơn Chi tiết tiếng sáo là sản phẩm của một sự am tường cặn kẽ, tinh thông về phong tục, lối sống của đồng bào rẻo cao Là sản phẩm của một ngòi bút tài hoa: văn như nhạc, như tranh, tải được cả màu sắc, hương vị, âm điệu, linh hồn của núi rừng Tây Bắc: Trong sáng, hồn nhiên mà tình tứ, réo rắt da diết, mà khỏe khoắn lạ thường Thật trọn vẹn, ngọt ngào và đầy dư vị!

3 Yêu cầu phân hóa: Liên hệ với tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá trong truyện Chí Phèo

của Nam Cao để bàn luận về ý kiến: Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn

- Liên hệ âm thanh trong Chí Phèo của Nam Cao:

+ Chí Phèo là tác phẩm tiêu biểu cho những sáng tác về đề tài người nông dân nghèo trước

Cách mạng thánh Tám của Nam Cao Nam Cao miêu tả Chí Phèo từ đứa trẻ bị bỏ rơi, được người làng nuôi, lớn lên thành anh canh điền khỏe mạnh lương thiện Rồi Chí bị giai cấp phong kiến và nhà tù thực dân hãm hại Chúng bắt Chí đi tù mà không rõ lý do Khi ra tù trở

về làng Chí trượt dài trong tội lỗi, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại Cuộc gặp gỡ bất ngờ với Thị Nở và trận ốm đã làm cho con quỹ dữ có sự thay đổi hẳn cả về tâm sinh lý Từ khi đi tù về, đây là lần đầu tiên sau bao nhiêu năm Chí hết say, hoàn toàn tỉnh táo và có được

một khoảng ngưng lặng để nghe được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống: Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng mấy bà đi chợ về

những âm thanh thường nhật ấy ngày nào mà chả có nhưng hôm nay Chí mới nghe được bởi

vì đến bây giờ hắn mới được tỉnh sau những cơn say dài mênh mang

+ Tiếng chim hót, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng mấy bà đi chợ hỏi nhau là

những âm thanh nhỏ giọt vào tâm hồn Chí, như dòng nước mát lành, như cơn mưa mùa hạ đang đổ xuống thớ đất tâm hồn khô cằn sỏi đá, thiếu vắng tình thương yêu đồng cảm chia sẻ của Chí Âm thanh đó đã đánh thức trong Chí những cảm xúc của con người Chí nhận ra

ngoài cái lều ẩm ướt thấp chỉ có hơi mờ lờ của mình rằng: mặt trời chắc đã lên cao,và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ Cũng như những ngày người say tỉnh dậy, Chí Phèo thấy miệng

đắng, lòng mơ hồ buồn,

Trang 28

+ Những âm thanh của cuộc sống chính làm Chí dần lấy lại ý thức về cuộc sống đưa Chí nhớ

về quá khứ, rằng có một thời, đã ước mơ có một cuộc sống gia đình nho nhỏ Những âm thanh cuộc sống ấy cũng khiến Chí nhận ra hắn già mà vẫn còn cô độc Chí nghĩ suy nhiều hơn, sâu xa hơn, hình dung được tương lai đầy bất ổn ở phía trước để rồi lo sợ Âm thanh

tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng mấy bà

đi chợ về là chi tiết quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu

sắc nét tính cách tâm lý và bi kịch của nhân vật Chi tiết ấy nhỏ, chỉ thoáng qua vài câu văn ngắn nhưng lại là yếu tố nội liên văn bản làm cho mạch truyện từ đây bất ngờ rẽ sang hướng khác Nhờ nó mà ta có thể nhìn thấy hai nửa cuộc đời của Chí Đó là chi tiết đắt giá thể hiện

tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà văn

- Nhận xét về vai trò của chi tiết trong tác phẩm - chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn: Trong tác

phẩm văn học, chi tiết nghệ thuật cực kỳ quan trọng, nếu không có nó, tác phẩm dường như chưa thực sự có được tầm vóc Chi tiết nghệ thuật giống như một hạt cát nhưng đủ để mang đến một sa mạc mênh mông chi tiết nghệ thuật giống như một giọt nước nhưng có thể làm đồng hiện cả đại dương bao la Chi tiết nghệ thuật là những yếu tố nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng mang lại sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng, sức chinh phục của hình tượng nghệ thuật là ở

sự truyền cảm xúc và thì góp phần quyết định tạo ra sức truyền cảm hấp dẫn, lôi cuốn người đọc là nhờ ở chi tiết Chi tiết bao giờ cũng có khả năng thuyết minh, biểu hiện cái toàn thể

Trang 29

I ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Trên diễn đàn tranh luận Debate org, có một câu hỏi như thế này: “Should you sacrifice your life to save someone else’s?” (có nên hy sinh cuộc đời để cứu người khác?) Tính đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều câu trả lời khác nhau với tỷ lệ 73% người nói “có” và 27% người nói “không”

Gần như những người nói “có” đều đưa ra lý lẽ rằng hy sinh người khác là một việc làm cao cả, là hành động anh hùng và xã hội này rất cần lòng nhân đạo Lòng tốt trong xã hội vẫn chưa biến chất, đổi thay và con người vẫn không có gì khác xưa cả Tuy nhiên, những người nói “không” lại đưa ra nhiều lý lẽ khác nhau nhưng có một điều rằng, dẫn chứng của

họ ở một mức độ nào đó đều rất thuyết phục:

“Không Cuộc đời rất quan trọng Việc được sinh ra còn có nghĩa gì nếu bạn hy sinh cuộc đời mình cho người khác bằng mọi giá? Đó là điều không công bằng Cuộc đời là thứ quan trọng nhất trên thế giới Mặc dù nó có chút ích kỷ nhưng cuộc đời của bạn cũng giá trị như cuộc đời của người mà bạn định hy sinh vì người đó”

“Nói chung là không Nó còn tùy thuộc vào người mà bạn định cứu, tình huống và điều kiện liên quan Tôi có gia đình Vợ và con cái là những người quý giá nhất của tôi Sẽ rất lố bịch nếu như tôi hiến dâng cuộc đời mình cho một người không hề quen biết nào đó, đó còn chưa kể gia đình tôi sẽ rất khốn khổ Họ cũng cần tôi”.[…]

[…] Ai dám khẳng định những lý lẽ này là vô căn cứ?

Chúng ta đang sống trong một xã hội có tốc độ phát triển rất nhanh Nhiều người bận rộn tới mức chẳng hề có thời gian để nghỉ ngơi và làm thứ gì đó cho những người mình yêu quý Chúng ta có quá nhiều thứ để nghĩ trong đầu Chúng ta bị ám ảnh bởi bài thuyết trình quan trọng ngày mai hay phân vân về việc sẽ nấu gì cho bữa tối Chúng ta háo hức khi sắp được đi du lịch dài ngày Về cơ bản, chúng ta bị mắc kẹt trong thế giới suy nghĩ, cảm xúc của riêng mình nên cảm thấy vô cùng khó khăn để “ngó” sang cuộc sống của những người khác

Là một công dân của xã hội hiện đại, chúng ta dường như đang đánh mất bản năng tử tế, tốt bụng và tinh thần sẵn sàng mở rộng vòng tay tình bạn Những phản ứng của chúng ta với trẻ con, người lớn tuổi, người lạ tất cả đều bị giới hạn bởi suy nghĩ không muốn bị xúc phạm

và nỗi sợ can dự tới chuyện – nhà – người – khác

Trang 30

Thậm chí, một số khảo sát còn ghi nhận rằng xã hội đang ngày càng đánh giá cao những người có thế mạnh về kinh tế thay vì đánh giá dựa trên lòng tốt và sự đồng cảm

(Trích Lòng tốt “dè dặt” và những con người cô đơn trong xã hội hiện đại,

From Your Soul, 28/07/2017)

Câu 1 Xác định đề tài của đoạn trích trên

Câu 2 Dựa vào đoạn trích trên cho biết nguyên nhân khiến sự tử tế và lòng tốt ở con người

đang dần mất đi

Câu 3 Cho biết tác dụng của phép liệt kê trong đoạn trích: Chúng ta đang sống trong một xã

hội có tốc độ phát triển rất nhanh Nhiều người bận rộn tới mức chẳng hề có thời gian để nghỉ ngơi và làm thứ gì đó cho những người mình yêu quý Chúng ta có quá nhiều thứ để nghĩ trong đầu Chúng ta bị ám ảnh bởi bài thuyết trình quan trọng ngày mai hay phân vân

về việc sẽ nấu gì cho bữa tối Chúng ta háo hức khi sắp được đi du lịch dài ngày Về cơ bản, chúng ta bị mắc kẹt trong thế giới suy nghĩ, cảm xúc của riêng mình nên cảm thấy vô cùng khó khăn để “ngó” sang cuộc sống của những người khác

Câu 4 Anh/chị có đồng ý với việc xã hội đang ngày càng đánh giá cao những người có thế

mạnh về kinh tế thay vì đánh giá dựa trên lòng tốt và sự đồng cảm không? Vì sao?

II LÀM VĂN (7,0 điểm)

Từ đó, liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2017) để nhận xét về số phận của người nông dân thông

qua hai nhân vật này

Trang 31

I ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1 Đề tài: Lòng tốt của con người

Câu 2 HS tham khảo câu trả lời dưới đây:

- Chúng ta đang sống trong một xã hội có tốc độ phát triển rất nhanh Nhiều người bận rộn tới mức chẳng hề có thời gian để nghỉ ngơi và làm thứ gì đó cho những người mình yêu quý Chúng ta có quá nhiều thứ để nghĩ trong đầu Chúng ta bị ám ảnh bởi bài thuyết trình quan trọng ngày mai hay phân vân về việc sẽ nấu gì cho bữa tối Chúng ta háo hức khi sắp được đi

du lịch dài ngày Về cơ bản, chúng ta bị mắc kẹt trong thế giới suy nghĩ, cảm xúc của riêng mình nên cảm thấy vô cùng khó khăn để “ngó” sang cuộc sống của những người khác

- Là một công dân của xã hội hiện đại, chúng ta dường như đang đánh mất bản năng tử tế, tốt bụng và tinh thần sẵn sàng mở rộng vòng tay tình bạn Những phản ứng của chúng ta với trẻ con, người lớn tuổi, người lạ tất cả đều bị giới hạn bởi suy nghĩ không muốn bị xúc phạm

và nỗi sợ can dự tới chuyện-nhà-người-khác

- Thậm chí, một số khảo sát còn ghi nhận rằng xã hội đang ngày càng đánh giá cao những người có thế mạnh về kinh tế thay vì đánh giá dựa trên lòng tốt và sự đồng cảm

Câu 3 HS tham khảo câu trả lời dưới đây:

- Với phép liệt kê, những lí do khiến con người hiện đại bớt đi lòng tốt và sự tử tế của mình được đưa ra, tác giả muốn nhấn mạnh cho mọi người cùng nhận thức được rằng: cần phải sống chậm, biết lắng nghe và quan tâm hơn nữa đến cuộc sống của những người xung quanh

sự đồng cảm nghĩa là xã hội ấy đang chối bỏ đi một xã hội tốt đẹp, giàu tính nhân văn

- Đồng ý với việc xã hội đang ngày càng đánh giá cao những người có thế mạnh về kinh tế thay vì đánh giá dựa trên lòng tốt và sự đồng cảm Vì tôi nghĩ rằng, con người cần thích ứng

những sự thay đổi của môi trường sống

- Vừa đồng ý vừa không đồng ý: (Tham khảo hai ý kiến trên)

II LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

HS tham khảo đoạn trích dưới đây:

Trang 32

Sự thật sâu sắc nhất về con người không phải là cái mà chúng ta quá nhiều lần được chứng kiến – mà chính là việc tất cả chúng ta được thúc đẩy bởi tính tư lợi, rằng bản chất của chúng ta là cạnh tranh không ngừng; rằng các hành động của chủ nghĩa vị tha thể hiện bên ngoài chỉ là tấm bình phong che đậy cho động cơ thật sự của chúng ta – thứ mà gần như được nhìn thấy như là những hành động “tốt đẹp” Vâng, chúng ta có thể như vậy Nhưng sự thật sâu xa hơn nhiều: về bản chất, chúng ta là những sinh vật xã hội; đa phần những hành động vị tha chính xác đều là những gì được thể hiện ra ngoài; sự thôi thúc hợp tác nằm sâu bên trong chúng ta Giống như nhiều loài sinh vật khác trên Trái Đất, chúng ta phụ thuộc vào các cộng đồng để cứu sống chính mình Chúng ta không hoạt động tốt khi bị tách biệt, chúng ta cần có nhau Tuy nhiên, các cộng đồng mà giúp chúng ta tồn tại không chỉ tự nhiên xuất hiện và chúng không phải lúc nào cũng sống sót Chúng ta buộc phải nuôi dưỡng chúng, phải gắn kết vào chúng; mỗi một người phải đóng góp vào vốn xã hội (social capital) – đóng vai trò là thứ bảo hiểm cho chúng ta khỏi tình trạng hỗn loạn Đó là cảm giác phụ thuộc lẫn nhau ngăn mọi xã hội khỏi việc bị sa vào sự hỗn loạn Gắn kết với cuộc sống cộng đồng – tình hàng xóm, xã hội – không chỉ duy trì sự sáng suốt của riêng chúng ta mà nó còn nuôi dưỡng các tài nguyên xã hội cứu sống tất cả chúng ta nữa Đừng chỉ tìm kiếm hạnh phúc, hãy

đi tìm cả ý nghĩa Đừng chỉ nghĩ cho lợi ích của riêng mình, hãy đi tìm cả một cộng đồng có thể che chắn cho chính bạn Đừng chỉ giúp đỡ những người mang đến lợi ích cho bạn, hãy thể hiện lòng tốt và sống tử tế với tất cả mọi người Trong bất kỳ thời đại nào, xã hội cũng luôn cần những hành động tốt đẹp Thử thách cho bạn đó là cuối tuần này, hãy dành thời gian đi ra ngoài và giúp đỡ một người bất kỳ bạn gặp Cười nhiều hơn, thân thiện nhiều hơn, khen ngợi một cách chân thành và mở rộng trái tim của bạn Đó là cách giúp bạn bước ra khỏi cảm giác cô đơn và yêu lại cuộc đời một lần nữa

(Theo From Your Soul)

- Liều lĩnh, nông nổi: Dẫu trong hoàn cảnh nghèo đói, cuộc sống bấp bênh đến cái thân Tràng

còn lo chưa xong thế nhưng lại sẵn lòng đãi người đàn bà xa lạ bốn bát bánh đúc và đưa về làm vợ Đó là điều ấn tượng nhất mà người đọc thấy ở Tràng Điều đáng nói là Tràng chỉ tình

Trang 33

cờ gặp người đàn bà ấy trong hai lần kéo xe bò lên tỉnh Điều này cho chúng ta thấy điều gì?

Tràng là người không biết suy nghĩ vì đến cái thân mình còn lo chưa xong mà lại còn đèo bòng, bởi trong hoàn cảnh đó cưu mang một con người là gánh thêm nguy cơ chết đói cho

mình Đúng như thế thật Tràng gợi ý thị về chung nhà với Tràng trước khi nỗi lo cơm áo

hiện diện: Thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng Tràng vốn là anh nông dân khù khờ, hiền lành, chất phác nên việc hành động, nói năng

như thế cũng chẳng có gì khó hiểu

- Nhưng nếu hiểu như thế thì chẳng có gì nhân văn cả Vậy thì là Tràng bao dung, thương người? Là Tràng ế vợ, cô đơn đã lâu mong có một mái ấm nho nhỏ? Có lẽ cả hai Nhưng mong muốn có vợ của Tràng rất mãnh liệt, dẫu trong vài chi tiết hé lộ khá kín đáo nhà văn đã cho bạn đọc thấy được điều đó: Trong lần thứ nhất, Tràng đẩy xe bò lên tỉnh gặp thị, Tràng

hò một câu tưởng tình cơ cho đỡ mệt nhưng thật ra lại đầy tình ý: Muốn ăn cơm trắng mấy giò này! Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì !, khi thị nhận lời, Tràng thích lắm Từ cha sinh mẹ

đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cười với hắn tình tứ như thế Rồi cả trong câu nói vu

vơ nhưng đầy tình thương và thành ý: Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về Nhà văn Kim Lân muốn nhấn mạnh với bạn đọc điều gì qua khát vọng hạnh

phúc gia đình của Tràng ? Là dù trong hoàn cảnh nghèo đói cơ cực hay thậm chí là cái chết đang chờ đón trước mặt thì khao khát hạnh phúc của con người vẫn luôn dạt dào, mãnh liệt Tình người, hạnh phúc luôn mang đến những điều kì diệu, tươi đẹp trong cuộc sống để con người cảm thấy muốn sống, sống đẹp hơn trong những ngày cằn cỗi, khắc nghiệt Chính điều

đó đã làm cái vẻ xấu xí, thô kệch của Tràng bị lấn át bởi vẻ đẹp tự bên trong được tỏa sáng Những ấn tượng còn lại về Tràng: Anh là một con người bao dung, ấm áp và đầy tình yêu thương Như Chí Phèo sáng hôm sau tỉnh dậy sau đêm gặp thị Nở, Tràng trong lửng lơ như từ

giấc mơ đi ra, cảm nhận được không gian ấm cúng: Ngoài vườn mẹ…

3 Yêu cầu nâng cao: Từ đó, liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của

nhà văn Nam Cao (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2017) để nhận xét về số phận của người nông dân thông qua hai nhân vật này

- Cùng viết về đề tài người nông dân nghèo vùng nông thôn, phải chịu nhiều thiệt thòi, sống

cơ cực, lầm than dưới chế độ phong kiến, thực dân Cả Nam Cao và Kim Lân đều diễn tả, phản ánh thành công hiện thực cuộc sống, số phận người nông dân trước Cách mạng tháng tám 1945

- Tuy nhiên, mỗi nhà văn lại khai thác đối tượng của mình ở những khía cạnh khác nhau + Chí Phèo là nhân vật điển hình cho người nông dân bần cùng dẫn đến lưu manh hóa – quy luật có tính phổ biến trong xã hội trước Cách mạng Còn Tràng lại tiêu biểu cho người nông

Trang 34

dân vùng nông thôn trong nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu (1945) Nhưng nhìn chung, số phận của Chí Phèo đáng thương, đau khổ hơn Tràng: bị cự tuyệt quyền làm người

+ Khám phá sự khác nhau: Ngoài những yếu tố chi phối như đề tài cảm hứng, phong cách sáng tác, quan niệm nghệ thuật, tư tưởng của mỗi nhà văn có khác nhau thì có lẽ bối cảnh ra đời của hai tác phẩm này là yếu tố quyết định đến sự khác nhau trong số phận của hai người

nông dân này Tác phẩm Chí Phèo ra đời trước Cách mạng tháng Tám, đồng nghĩa với việc,

số phận và cuộc đời của người nông dân hoàn toàn bế tắc, không lối thoát Chẳng phải vậy

mà, Chí Phèo với bản chất vốn lương thiện đã chẳng thể tồn tại trong xã hội ấy đó sao? Anh

phải tìm đến cái chết để được làm người… lương thiện Còn Vợ nhặt thì khác, dù lấy bối

cảnh là nạn đói năm Ất Dậu (1945) nhưng tác phẩm lại được viết lại vào năm 1955, tức sau Cách mạng tháng Tám Văn học thời kì này phải gắn liền và phụng sự cho sự nghiệp cách mạng Do vậy mà số phận của người nông dân, mà chủ yếu qua nhân vật Tràng, có nhiều điểm khác biệt: Có lối thoát với kết thúc có hậu

4 Đánh giá chung

Với nhân vật Tràng nhà văn Kim Lân vừa xây dựng được một người nông dân với nét phẩm chất, tính cách và trí tuệ, ngôn ngữ như tiêu biểu Với Chí Phèo, Nam Cao đã xây dựng được một nhân vật điển hình cho một tầng lớp của xã hội

Nhưng hơn cả, thông qua hai nhân vật, ta cảm nhận được tấm lòng nhân đạo, cũng như

sự nhìn nhận đa chiều để trân trọng vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam

Trang 35

I ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Đại đa số thanh niên thời trước không ai suy nghĩ, trăn trở gì lắm về cuộc đời, vì ai đã

có phận nấy

Phận là cái phần mà cuộc sống, xã hội dành cho mỗi người: phận làm trai, phận giàu, phận nghèo, phận đàn bà, phận làm tôi, Con nhà lao động nghèo, nhiều lắm học đến chín, mười tuổi, đã phải lo làm ăn mong kế nghiệp cha, anh Con nhà giàu theo học lên cao thì làm quan, kém hơn thì làm thầy Sinh ra ở phận nào, theo phận ấy, chỉ số ít là thoát khỏi

Trái lại, thanh niên ngày nay tuy cái phận mỗi người vẫn còn, song trước mặt mọi người đều có khả năng mở ra nhiều con đường Ngày nay sự lựa chọn và cố gắng của bản thân,sự giúp đỡ của bạn bè đóng vai trò quyết định Có lựa chọn tất phải có suy nghĩ, trăn trở

Hết lớp tám, lớp chín, học gì đây? Trung học hay học nghề, hay đi sản xuất? Trai gái gặp nhau bắt đầu ngập ngừng Yêu ai đây? Yêu như thế nào? Sức khỏe tăng nhanh, kiến thức tích lũy đã khá, sống như thế nào đây? Ba câu hỏi ám ảnh: Tình yêu, nghề nghiệp, lối sống Không thể quy cho số phận Cơ hội cũng chia đều sàn sàn cho mọi người

Thanh niên ngày xưa bước vào đời như người đi xem phim đã biết trước ngồi ở rạp nào, xem phim gì, ghế số bao nhiêu, cứ thế mà ngồi vào Ngày nay, chưa biết sẽ xem phim gì, ở rạp nào, ngồi ghế số mấy, cạnh ai Cho đến khi ổn định được chỗ ngồi trong xã hội, xác định đúng được vai trò và vị trí của mình là phải trải qua cả một thời gian dài

Thời gian sẽ xây dựng cho mình một niềm tin và đạo lí

Xây dựng nên thì như tàu ra biển rộng, có kim chỉ nam xác định hướng đi; không thì như chiếc bách giữa dòng, e dè gió dập, hãi hùng sóng va

(Thanh niên và số phận, Nguyễn Khắc Viện, Ngữ văn 11 – Nâng cao,

Tập hai, NXB Giáo dục, 2017)

Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên

Câu 2 Theo tác giả, vì sao thanh niên ngày nay không thể quy cho số phận?

Câu 3 Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến: Thời gian sẽ xây dựng cho mình một niềm tin và

đạo lí.Xây dựng nên thì như tàu ra biển rộng, có kim chỉ nam xác định hướng đi; không thì như chiếc bách giữa dòng, e dè gió dập, hãi hùng sóng va

Câu 4 Anh/ chị có đồng ý với quan niệm: Phận là cái phần mà cuộc sống, xã hội dành cho

mỗi người: phận làm trai, phận giàu, phận nghèo, phận đàn bà, phận làm tôi, Sinh ra ở phận nào, theo phận ấy, chỉ số ít là thoát khỏi Vì sao?

II LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Trang 36

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/ chị về kết thúc truyện Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12,

Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

Từ đó liên hệ với kết thúc truyện Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Ngữ văn 11, Tập một

NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) để cho biết yếu tố cốt yếu chi phối đến cách kết thúc truyện của hai truyện ngắn này

Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân)

Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi Cái mặt to lớn bặm lặi, khó đăm đăm Miếng cám ngậm trong miệng hắn đã bã ra chát xít Hắn đang nghĩ đến những người phá kho thóc Nhật Tràng hỏi vội trong miếng ăn:

- Việt Minh phải không?

- Ừ, sao nhà biết?

Tràng không trả lời Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm

ầm kéo nhau đi trên đê Sộp Đàng trước có lá cờ đỏ to lắm

Hôm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy Họ đi cướp thóc đấy Tràng không hiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoàn tắt cánh động đi lối khác

À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu

Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới

(Dẫn theo Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.32)

Kết thúc truyện Chí Phèo (Nam Cao)

Và nhớ lại những lúc ăn nằm với hắn, thị nhìn trộm bà cô, rồi nhìn nhanh xuống bụng:

- Nói dại, nếu mình chửa, bây giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào?

Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người qua lại…

(Dẫn theo Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.155)

Trang 37

I ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1 Phương thức biểu đạt nghị luận/ Nghị luận

Câu 2 Theo tác giả, thanh niên ngày nay Không thể quy cho số phận vì: trước mặt mọi người

đều có khả năng mở ra nhiều con đường; Cơ hội cũng chia đều sàn sàn cho mọi người

Câu 3 Thời gian sẽ xây dựng cho mình một niềm tin và đạo lí Xây dựng nên thì như tàu ra

biển rộng, có kim chỉ nam xác định hướng đi; không thì như chiếc bách giữa dòng, e dè gió dập, hãi hùng sóng va Ý kiến trên khẳng định vai trò quan trọng của niềm tin, đạo đức đối

với thành công của mỗi người

Câu 4 HS trình bày suy nghĩ riêng của mình song cần có quan điểm đúng đắn, thuyết phục

Dưới đây là gợi ý tham khảo:

- Trong cuộc sống, mỗi người đều có rất nhiều cơ hội nhưng lựa chọn con đường nào để đến được thành công lại phụ thuộc vào năng lực, bản lĩnh của mỗi người Mặt khác, thành công trong tương lai phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời cơ, sự giúp đỡ của bạn bè, người thân Đặc biệt, bản thân mỗi người cần có ý chí nghị lực vượt qua mọi khó khăn để đạt được thành công

- Phê phán những người sống thiếu bản lĩnh, thường đổ lỗi cho số phận khi gặp thất bại

II LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

[Đ] Niềm tin có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người

[G] Vì cuộc sống luôn đầy rẫy những khó khăn, trở ngại, chính niềm tin vào cuộc sống,

vào con người, vào tương lai tươi sáng, tốt đẹp sẽ tiếp cho con người sức mạnh tinh thần to lớn để đạt được thành công Nếu không có niềm tin thì con người dễ khiến con người ta chán nản, buông xuôi, thất bại Beethoven (17/12/1770 - 26/3/1827) là nhà soạn nhạc cổ điển người Đức Hồi nhỏ, ông bị khiếm thính, sau đó bị điếc hoàn toàn, nhưng với niềm tin lòng say mê âm nhạc, ông vượt qua mọi trở ngại, ông vẫn trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại, nổi tiếng thế giới

[M] Niềm tin không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với bản thân mà trong các mối quan

hệ trong cuộc sống, trong kinh doanh, trong công tác xã hội, chúng ta cũng đều cần đến niềm tin để vực dậy lòng tin giữa người với người Con người sống cần có niềm tin song tránh rơi vào sự mù quáng, không phân biệt được đúng- sai, tốt - xấu, Nếu không niềm tin

ấy sẽ trở thành niềm tin mù quáng, cực đoan

[B] Muốn vậy mỗi người không ngừng học tập lĩnh hội tri thức, rèn luyện bản lĩnh

Câu 2 (5,0 điểm)

Trang 38

1 Giới thiệu đôi nét về nhà văn Tô Hoài, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ và vai trò của

"tiếng sáo" đối với sự hồi sinh của nhân vật Mị

2 Yêu cầu cơ bản: Cảm nhận của anh/ chị về kết thúc truyện Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân:

- Kết thúc truyện Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân mở ra khung cảnh: Hình ảnh cuối cùng về

đám người đói và lá cờ đỏ sao vàng đến với tâm tưởng của Tràng rất tự nhiên Tiếng trống thúc thuế dồn dập trong bữa ăn sáng làm cho chị vợ nhặt ngạc nhiên "ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à?", "Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật chia cho người đói" Câu nói của vợ làm Tràng nhớ lại cảnh những người nghèo đói ầm ầm đi trên đê Sộp, đằng trước có lá cờ đỏ sao vàng to lắm Vì chưa hiểu mục đích hành động của họ nên anh đã kéo xe thóc liên đoàn đi theo lối khác Trong đầu Tràng bỗng thấy tiếc rẻ vẫn vơ, khó hiểu

- Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ sao vàng đi trên đê Sộp gợi đến điều gì ? Nếu không có

cảnh buổi sáng hôm sau và cách kết thúc như thế này, câu chuyện vợ nhặt có giống Tắt đèn (Ngô Tất Tô) hay Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan) không ? Hình ảnh khép lại tác

phẩm gợi cho người đọc nghĩ về Việt Minh, về Cách mạng tháng Tám vĩ đại, về sự vùng dậy của những người dân khốn khổ, đập tan xiềng xích, giành lại cơm áo, giành lại sự sống cho bản thân, giành lại độc lập tự do cho dân tộc Vì thế, kết thúc của tác phẩm đã gieo vào lòng người đọc một niềm tin mãnh liệt Rằng Tràng và gia đình bé nhỏ của anh, rằng hàng triệu những gia đình khốn khổ như thế sẽ có lá cờ đỏ kia dẫn đường đi giành cơm và sự sống Rồi đây trong đoàn quân của những người đói kéo nhau đi trên đê Sộp, nhất định sẽ có Tràng, mẹ anh và vợ anh cùng sánh bước Có lẽ cũng giống như bà cụ Tứ, nhà văn Kim Lân đã gieo một hạt giống hi vọng mãnh liệt vào tâm hồn Tràng, gia đình anh và tất cả bạn đọc chúng ta Câu chuyện mở ra khung cảnh tối sầm vì đói khát, một buổi chiều chạng vạng mặt người, và khép lại bằng cảnh buổi sáng đầm ấm hạnh phúc, dẫu vẫn còn đó những đối mặt gai góc với cuộc sống, với cái đói, nhưng đã tạo ra một hướng mở cho cuộc đời nhân vật Hình ảnh khép lại vừa đủ để gợi ấn tượng về tương lai và cuộc đời của những người như Tràng, như mẹ anh,

vợ anh, vừa hé ra một tia sáng cuối đường hầm cho tác phẩm, vừa không làm cho truyện rơi vào chủ quan, sơ đồ hóa giản đơn như không ít hạn chế của tác phẩm văn chương thời ấy

3 Yêu cầu nâng cao: Từ đó, liên hệ với kết thúc truyện Chí Phèo của nhà văn Nam Cao

(Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2017) để cho biết yếu tố cốt yếu chi phối đến cách kết

thúc truyện của hai truyện ngắn này

Truyện ngắn Chí Phèo kết thúc với hình ảnh Thị Nở ôm bụng bầu (Chí Phèo con) và thoáng nghĩ về cái lò gạch cũ Điều đáng nói là cái lò gạch cũ chính là nơi Chí Phèo (cha) sinh ra Cách kết thúc làm nên kết cấu vòng tròn của tác phẩm này đã phản ánh một quy luật khách

Trang 39

quan của cuộc sống về số phận của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám (1945): cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, không lối thoát như chính cuộc đời Chí Phèo

- Tuy cùng đề cập về người nông dân với cuộc sông thống khổ của họ nhưng do hoàn cảnh ra

đời của tác phẩm mà cách kết thúc của hai truyện khác nhau: Với kết thúc truyện Vợ nhặt,

nhà văn Kim Lân đã mở ra cho họ một lối thoát với hình ảnh lá cờ đỏ của cách mạng và đám

người đi phá kho thóc; ngược lại kết thúc truyện Chí Phèo lại quẩn quanh bế tắc Nam Cao viết Chí Phèo năm 1942 trong hoàn cảnh đen tối của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ Kim Lân viết Vợ nhặt sau hòa bình lặp lại 1954 khi dân tộc ta đã đi qua 2 mốc lớn của lịch sử là Cách

mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống Pháp Ánh sáng Cách mạng giúp nhà văn thấy được hướng vận động và phát triển của lịch sử Đây có lẽ là nguyên nhân, là yếu tốt cốt yếu dẫn đến sự khác nhau ở kết thúc của hai truyện ngắn này Ngoài yếu tố hoàn cảnh sáng tác còn các yếu tô khác chi phối như khuynh hướng sáng tác, phong cách sáng tác, quan điểm nghệ thuật của mỗi nhà văn khác nhau

4 Đánh giá chung

Kết thúc truyện của cả hai truyện trên đều thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, giá trị hiện thực khách quan về cuộc sống của người nông dân trong bối cảnh thời đại

Trang 40

I ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Các em học sinh thân mến, có lẽ các em sẽ ngạc nhiên khi hôm nay thầy sẽ nói với các

em về căn bệnh mà ít nhiều chúng ta sẽ mắc phải Căn bệnh này tuy không làm chết người ngay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữa thì họ có thể trở thành những người vô dụng Nguy hiểm hơn nữa nếu xã hội có nhiều người mắc bệnh này thì sẽ trở nên nghèo nàn lạc hậu, không bao giờ tiến bộ được Căn bệnh này làm cho con bệnh dần dần trở thành người có nhân cách thấp kém, sống theo lối bầy đàn và không giúp ích gì cho xã hội

Đó là thầy đang muốn nói về căn bệnh lười, một căn bệnh có nguy cơ lan rộng một cách nhanh chóng Bệnh này có những biểu hiện và triệu chứng như sau: lười học, lười nghe giảng, lười làm bài tập, lười suy nghĩ, lười phản biện, lười đặt câu hỏi

Tại sao như vậy? Lười đọc sách hoặc chỉ đọc những cuốn sách nhảm nhí, lười đọc kiến thức tham khảo; lười lao động, lười làm việc chân tay kể cả những điều phục vụ cho chính bản thân mình; lười tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể Kể ra thì còn nhiều triệu chứng lười nữa Chắc rằng mỗi em đều cảm thấy mình đã mắc phải những triệu chứng đó

Mỗi một người đều có một thời gian sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh lười thì khoảng thời gian sống đó càng trở nên rất ngắn ngủi Con bệnh sống một cách uể oải, họ không suy nghĩ gì, không làm được một việc gì mặc cho thời gian vẫn trôi đi từ giờ này sang giờ khác, ngày này qua ngày khác, thậm chí năm này qua năm khác”

(Một phút chữa bệnh lười – PGS TS Văn Như Cương)

Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên

Câu 2 Vấn đề chính được đề cập đến trong đoạn trích trên là gì?

Câu 3 Theo anh/ chị, vì sao tác giả nói rằng: Căn bệnh này tuy không làm chết người ngay

lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữa thì họ có thể trở thành những người vô dụng

Câu 4 Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/ chị?

II LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)

trình bày suy nghĩ về quan niệm của PGS.TS Văn Như Cương: Mỗi một người đều có một thời gian sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh lười thì khoảng thời gian sống đó càng trở nên rất ngắn ngủi

Câu 2 (5,0 điểm)

Ngày đăng: 21/02/2020, 09:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w