Dẫn xuất của hiđrocacbon – polime Dạng I: Nhận biết – Tách hỗn hợp – Tinh chế các chất Bài 1: Nêu hai phương pháp hoá học khác nhau để phân biệt hai dung dịch C 2 H 5 OH và CH 3 COOH. Bài 2: Có ba chất hữucơcó công thức phân tử là C 2 H 4 , C 2 H 4 O 2 , C 2 H 6 O được kí hiệu ngẫu nhiên là A, B, C. Biết rằng: - Chất A và C tác dụng với natri. - Chất B không tan trong nước. - Chất C tác dụng được với Na 2 CO 3 . a) Hãy xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của A, B, C. b) Dùng phương pháp hoá học để phân biệt A, B, C. Bài 3: Có 3 lọ không nhãn đựng ba chất lỏng sau: rượu etylic, axit axetic, hỗn hợp rượu etylic và dầu ăn. Chỉ dùng nước và quì tím, hãy phân biệt các chất lỏng trên. Bài 4: Khi xác định công thức của các chất hữucơ A và B, người ta thấy công thức phân tử của A là C 2 H 6 O, còn công thức phân tử của B là C 2 H 4 O 2 . Để chứng minh A là rượu etylic, B là axit axetic cần phải làm thêm những thí nghiệm nào? Viết phương trình hoá học minh hoạ nếu có. Bài 5: Chọn một thuốc thử để phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hoá học (nêu rõ cách tiến hành): a) Dung dịch glucozơ và dung dịch rượu etylic b) Dung dịch glucozơ và dung dịch axit axetic. Bài 6: Nêu phương pháp hoá học phân biệt ba dung dịch sau: glucozơ, rượu etylic, saccarozơ. Bài 7: Nêu phương pháp hoá học nhận biết các chất rắn màu trắng sau: a) Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. b) Tinh bột, glucozơ, saccarozơ. Bài 8: Hãy cho (giấm hoặc chanh) vào sữa bò hoặc sữa đậu nành. Hiện tượng xảy ra là gì? Hãy giải thích. Bài 9: Có hai mảnh lụa bề ngoài giống nhau, một được dệt từ sợi tơ tằm và một được dệt từ sợi bông. Cho biết cách đơn giản để phân biệt chúng. Bài 10: Trong các phân tử polime sau: polietylen, xenlulozơ, tinh bột (amilopectin), PVC(poli vinylclorua), những phân tử polime nào có cấu tạo mạch giống nhau? Hãy chỉ rõ loại mạch của các phân tử polime đó. Bài 11: Poli vinyl clorua viết tắt là PVC là polime có nhiều ứng dụng trong thực tiến như làm ống dẫn nước, đồ giả da, vải sơn . PVC có cấu tạo mạch như sau: a) Hãy viết công thức chung và công thức một mắt xích của PVC. b) Mạch phân tử PVC có cấu tạo như thế nào? c) Làm thế nào để phân biệt được giả da làm bằng PVC và da thật? Bài 12:Nêu phương pháp hoá học để phân biệt các chất sau: CH 4 , C 2 H 4 , C 2 H 2 , CO 2 . Bài 13: Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết ba chất lỏng: benzen, rượu etylic, axit axetic. Bài 14: Trình bày phương pháp hoá học nhận biết hai chất lỏng là: rượu etylic và axit axetic. Bài 15: Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các dung dịch trong nước: Rượu etylic, axit axetic, glucozơ, saccarozơ. Bài 16: Làm thế nào để phân biệt: a) Len lông cừu và tơ tằm với sợi bông gai và len tổng hợp. b) Đồ làm bằng sừng hoặc đồi mồi với đồ làm bằng nhựa. Bài 17: Chỉ ra câu nào sai trong số những câu sau đây: a) Rượu 35 0 là một hỗn hợp rượu và nước. b) Trong 100 gam rượu 35 0 có 65 gam nước và 35 gam C 2 H 5 OH. c) Rượu 35 0 sôi ở 78,3 0 C. d) Rượu 35 0 có chứa 35% thể tích rượu etylic trong hỗn hợp với nước. Bài 18: Hãy chỉ ra dãy chất nào dưới đây không thể làm mất màu dung dịch nước brom (do không tham gia phản ứng cộng): a) CH 3 – CH 3 ; CH 2 = CH 2 ; CH 3 – CH 2 OH. b) CH 2 = CH 2 ; CH ≡ CH; CH 3 – CH = CH 2 . c) CH 2 = CH – CH 2 – OH; CH ≡ CH; CH 3 – CH = CH 2 . d) CH ≡ CH; CH 3 – C ≡ CH; CH 3 – CH = CH – CH 3 . Bài 19: A, B là hai hợp chất hữucơ cùng có công thức phân tử C 2 H 6 O. Công thức cấu tạo của chúng như sau: 1) CH 3 – O – CH 3 . 2) CH 3 – CH 2 – OH. Hãy cho biết công thức cấu tạo nào là của chất A? của chất B? Biết rằng A là chất lỏng tan vô hạn trong nước, tác dụng với kali giải phóng hiđro. B là chất khí không tan trong nước, không tác dụng với kali. Dạng II:Viết công thức cấu tạo – hoàn thành phương trình phản ứng - điều chế. Bài 1: Rượu etylic phản ứng được với natri vì: a) Trong phân tử có nguyên tử oxi. b) Trong phân tử có nguyên tử hiđrô và nguyên tử oxi c) Trong phân tử có nguyên tử cacbon, hiđro, oxi. d) Trong phân tử có nhóm – OH. Bài 2: Trong số các chất sau: CH 3 – CH 3 , CH 3 – CH 2 – OH, C 6 H 6 , CH 3 – O – CH 3 , chất nào tác dụng với Na, viết phương trình hoá học xảy ra. Bài 3: Có ba ống nghiệm: Ống 1 đựng rượu etylic; Ống 2 đựng rượu 96 0 ; Ống 3 đựng nước. Cho Na dư vào các ống nghiệm trên, viết các phương trình hoá học xảy ra. Bài 4: Trong các chất sau đây: a) C 2 H 5 OH; b) CH 3 COOH; c) CH 3 CH 2 CH 2 –OH; d)CH 3 CH 3 –COOH Chất nào tác dụng được với Na, NaOH, Mg, CaO? Viết phương trình hoá học xảy ra. Bài 5: Phát biểu nào đúng: Axit axetic có tính axit trong phân tử do. a) Có hai nguyên tử oxi b) Có nhóm – OH. c) Có nhóm – OH và nhóm = C=O. d) Có nhó – OH kết hợp với nhóm = C=O tạo thành nhóm C OH O Bài 6: Axit axetic có thể tác dụng được với những chất nào trong các chất sau đây? ZnO; Na 2 SO 4 ; KOH; Na 2 CO 3 ; Cu; Fe. Viết các phương trình hoá học xảy ra (nếu có). Bài 7: Hãy viết phương trình hóa học điều chế axit axetic từ: a) Natri axetat và axit sunfuric b) Rượu etylic Bài 8: Chọn các chất thích hợp thay vào các chữ cái rồi hoàn thành các phương trình hoá học theo những sơ đồ chuyển hoá sau: a) A + → 2 H O xóc t¸c CH 3 – CH 2 – OH + → 2 O Men giÊm B b) CH 2 = CH 2 → 2 dung dÞch Br D Trùng hợp E Bài 9: Cho các chất sau: rượu etylic, axit axetic, chất béo. Hỏi: a) Phân tử chất nào có nhóm – OH? Nhóm – COOH? b) Chất nào tác dụng với K? với NaOH? với K 2 CO 3 ? Viết phương trình hoá học xảy ra. Bài 10: Tương tự chất béo, etyl axetat cũng có phản ứng thuỷ phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm. Hãy viết phương trình hoá học xảy ra khi đun etyl axetat với dung dịch HCl, dung dịch NaOH. Bài 11: Hãy chọn các chất thích hợp điền vào các dấu hỏi rồi hoàn thành các phương trình hoá học sau: a) C 2 H 5 OH + ? → ? + H 2 b) C 2 H 5 OH + ? 0 t → ? + CO 2 c) CH 3 COOH + ? → CH 3 COOK + ? d) CH 3 COOH + ? 2 4 H SO ®Æc → CH 3 COOC 2 H 5 + ? e) CH 3 COOH + ? → ? + CO 2 + ? f) CH 3 COOH + ? → ? + H 2 g) chất béo + ? → ? + muối của các axit béo. Bài 12: Khi pha nước giải khát có nước đá người ta có thể làm như sau: a) Cho nước đá vào nước, cho đường, rồi khuấy. b) Cho đường vào nước, khuấy tan, sau đó cho nước đá. Hãy chọn cách làm đúng và giải thích. Bài 13: Hãy viết các phương trình hoá học trong sơ đồ chuyển hoá sau: Saccarozơ → glucozơ → rượu etylic Bài 14: Hãy giải thích tại sao khi để đoạn mía lâu ngày trong không khí, ở đầu đoạn mía thường có mùi rượu etylic? Bài 15: Những chất sau đây có điểm gì chung (thành phần, cấu tạo, tính chất)? a) Metan, etylen, axetilen, benzen. b) Rượu etylic, axit axetic, glucozơ, protein. c) Proteib, tinh bột, xenlulozơ, polietylen. d) Etyl axetat, chất béo. Bài 16: Dựa vào đặc điểm nào người ta xếp các chất sau vào cùng một nhóm: a) Dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, gỗ. b) Glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Bài 17: Viết các phương trình phản ứng thực hiện các biến hoáhoá học sau: Tinh bột (1) → Glucozơ (2) → Rượu etylic (3) → Axit axetic (4) → Etyl axetat (5) → Rượu etylic (6) → Etilen (7) → Polietylen. Bài 18: Chọn những câu đúng trong các câu sau: a) metan, etilen, axetilen đều làm mất màu dung dịch brom. b) Etylen, axetilen, benzen đều làm mất màu dung dịch brom. c) Metan, etilen, benzen đều không làm mất màu dung dịch brom. d) Etilen, axetilen, benzen đều không làm mất màu dung dịch brom. e) Axetilen, etilen đều làm mất màu dung dịch brom. Bài 19: Hãy giải thích tại sao rượu etylic và axit axetic đều tác dụng với kim loại kiềm, giải phóng khí hiđro, trong khi đó các hiđrocacbon như metan, etilen và benzen lại không có phản ứng này? Bài 20: Viết phương trình phản ứng thực hiện các biến hoá sau: Etilen (1) → Rượu etylic magie axetat Axit axetic Natri cacbonat (2) → natri axetat etyl axetat (3) (5) (6)(4) Bài 21: a) Viết sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa hiđrocacbon và hợp chất có nhóm chức: rượu, axit và este. b) Viết các phương trình hoá học biểu diễn sơ đồ biến hoá đó. Bài 22: Hãy giải thích vì sao axit axetic tác dụng được với Na, K và bazơ, còn rượu etylic chỉ tác dụng được với natri và kali? Bài 23: a) Viết công thức cấu tạo của glixerol biết rằng phân tử có 3 nhóm – OH liên kết với 3 nguyên tử C. Cho biết glixerol thuộc loại hợp chất nào? (axit hay rượu) b) Viết công thức cấu tạo của etylaxetat, chất béo tristearin, triolein và cho biết chúng thuộc loại hợp chất nào? Vì sao? Bài 24: Viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có) để thực hiện sơ đồ chuyển hoá sau: a) CH 2 = CH 2 (1) → C 2 H 5 OH (2) → CH 3 COOH (3) → (CH 3 COO) 2 Zn CH 3 COOC 2 H 5 (5) → CH 3 COONa b) CaCO 3 (1) → CaO 0 C(2) 2000 C + → CaC 2 2 H O(3)+ → C 2 H 2 2 0 H ,Pd t (4) + → C 2 H 4 (5) → C 2 H 5 OH (6) → CH 3 COOH (7) → CH 3 COONa c) Tinh bột (1) → Glucozơ (2) → Rượu etylic (3) → Axit axetic Dạng 3:Tính theo công thức và phương trình phản ứng, hiệu suất phản ứng, nồng độ dung dịch Bài 1: a) Tính số mililit rượu etylic có trong chai rượu 45 0 , dung tích 500ml. b) Có thể pha được bao nhiêu lít rượu 25 0 từ 500ml rượu 90 0 ? Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 4,6 gam rượu etylic. a) Tính thể tích khí CO 2 tạo ra ở điều kiện tiêu chuẩn. b) Tính thể tích không khí (ở điều kiện tiêu chuẩn) cần dùng cho phản ứng trên, biết oxi chiếm 20% thể tích của không khí. Bài 3: Cho 60gam CH 3 COOH tác dụng với 100gam CH 3 – CH 2 – OH thu được 55gam CH 3 – COO – CH 2 CH 3 . a) Viết phương trình hoá học xảy ra và gọi tên của phản ứng. b) Tính hiệu suất của phản ứng trên. Bài 4: Cho dung dịch axit axetic nồng độ a% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH nồng độ 10% thu được dung dịch muối có nồng độ 10,25%. Hãy tính a? Bài 5: Cho 11,2 lít khí etilen (ở đktc) tác dụng với nước có axit sunfuric làm xúc tác, thu được 6,9gam rượu etylic. Hãy tính hiệu suất phản ứng cộng nước của etylen? Bài 6: Để thuỷ phân hoàn toàn 8,58 kg một loại chất béo cần vừa đủ 1,2 kg NaOH, thu được 0,368 kg glixerol và m kg hỗn hợp muối của axit béo. a) Tính m? b) Tính khối lượng xà phóng bánh có thể thu được từ m kg hỗn hợp các muối trên. Biết muối của các axit béo chiếm 60% khối lượng của xà phòng. Bài 7: Khi lên men dung dịch loãng của rượu etylic, người ta được giấm ăn. a) Từ 10 lít rượu 8 0 có thể điều chế được bao nhiêu gam axit axetic? Biết hiệu suất quá trình lên men là 92% và rượu etylic có D = 0,8g/cm 3 . b) Nếu pha khối lượng axit axetic trên thành dung dịch giấm 4% thì khối lượng dung dịch giấm thu được là bao nhiêu? Bài 8: Từ tinh bột người ta sản xuất ra rượu etylic theo hai giai đoạn sua: (-C 6 H 10 O 5 -) n 2 H O Axit + → C 6 H 12 O 6 hiệu suất 75% C 6 H 12 O 6 0 Men rîu 30-32 C → C 2 H 5 OH hiệu suất 65% (4) Hãy viết phương trình theo các giai đoạn trên. Xác định rượu etylic thu được từ 1 tấn tinh bột. Bài 9: Dung dịch A là hỗn hợp rượu etylic và nước. Cho 20,2 g A tác dụng với Na (lấy dư) thấy thoát ra 5,6 lít khí H 2 (đktc). a) Xác định nồng độ rượu của dung dịch A. Biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8g/ml; của nước là 1g/ml. b) Nếu dùng rượu 40 0 cho tác dụng với Na, thì cần bao nhiêu gam rượu này để được lượng hidro nói trên? Bài 10: Người ta trộn đều a gam axit axetic với b gam rượu etylic rồi chia thành ba phần đều nhau: - Cho phần một tác dụng với Na dư, thu được 5,6 lít khí. - Cho lượng dư Na 2 CO 3 vào phần hai thấy thoát ra 2,24 lít khí. a) Tính a và b. Biết các thể tích điều đo ở đktc. b) Đun nóng phần ba với H 2 SO 4 đặc, làm xúc tác. Tính khối lượng este thu được biết hiệu suất của phản ứng este hoá là 60%. Bài 11: Đốt cháy hoàn toàn 30ml rượu etylic chưa rõ độ rượu, cho toàn bộ sản phẩm vào nước vôi trong dư, người ta thu được 100,2 gam kết tủa. Xác định độ rượu, biết khối lượng riêng của C 2 H 5 OH là 0,8g/ml. Bài 12: Rót một lượng rượu etylic vào nước được dung dịch A. Cho 7,7 gam A tác dụng với Na dư, thu được 3,92 lít hidro (đo ở đktc). Tính độ rượu của dung dịch A (D rượu = 0,8g/ml). Bài 13: Pha 15 lít rượu 20 0 vào nước rồi lên men giấm, sau quá trình lên men người ta thu được m kg dung dịch CH 3 COOH 2%. Hiệu suất quá trình lên men là 90%. Xác định giá trị bằng số của m? Bài 14: Đun nóng hỗn hợp gồm 8,05 gam rượu etylic và 36 gam axit axetic có H 2 SO 4 đặc làm xúc tác thu được 12,32 gam etyl axetat. Tính hiệu suất phản ứng este hoá nói trên? Bài 15: Tính khối lượng glucôzơ trong nước quả nho, để sau khi lên men ta được 100 lít rượu vang 9 0 . Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 90%, khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8g/ml. Dạng 4:Lập công thức một chất Bài 1: Đốt cháy 46 gam một chất hữucơ A thu được sản phẩm gồm 88 gam CO 2 và 54 gam H 2 O. a) Hỏi trong A có những nguyên tố nào? b) Xác định công thức phân tử của A, biết tỉ khối hơi của A so với hiđro là 23. Bài 2: Để trung hoà 15ml dung dịch axit hữucơcó dạng C x H y -COOH cần 40ml dung dịch NaOH 0,75M. Mặt khác nếu trung hoà 250ml dung dịch axit đó bằng một lượng NaOH vừa đủ rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng, thì thu được 41gam muối khan. Xác định công thức phân tử của axit hữu cơ. Bài 3: Chất béo A có công thức (C n H 2n+1 COO) 3 C 3 H 5 . Đun nóng 16,12 gam chất A với 250ml dung dịch NaOH 0,4M cho đến khi phản ứng xà phòng hoá xảy ra hoàn toàn, ta thu được dung dịch X. Để trung hoà NaOH còn dư trong 1/10 dung dịch X cần 20ml dung dịch HCl 0,2M. a) Hỏi khi xà phòng hoá 1kg chất béo A cần bao nhiêu gam NaOH và thu được bao nhiêu gam glixerol. b) Lập công thức phân tử của axit béo tạo thành chất béo A và viết công thức cấu tạo của A? (TS chuyên Bắc Ninh – 2006) Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp 2 hiđrocacbon A, B ta thu được tổng khối lượng CO 2 và nước là 15,14 gam trong đó oxi chiếm 77,15%. Xác định các công thức phân tử có thể có của A, B. Biết rằng mạch cacbon hở và trong phân tử không chứa quá một liên kết ba hoặc hai liên kết đôi? Bài 5: a) Một hỗn hợp gồm C 2 H 2 , C 3 H 6 , C 2 H 6 . Đốt cháy hoàn toàn 24,8 gam hỗn hợp trên thu được 28,8 gam nước. Mặt khác 0,5 mol hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với 500 gam dung dịch nước brôm 20%. Hãy xác định thành phần phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp. b) Đốt cháy hoàn toàn 1 mol rượu no mạch hở A cần 3,5 mol oxi. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A? . Tinh chế các chất Bài 1: Nêu hai phương pháp hoá học khác nhau để phân biệt hai dung dịch C 2 H 5 OH và CH 3 COOH. Bài 2: Có ba chất hữu cơ có công thức. = CH 2 . d) CH ≡ CH; CH 3 – C ≡ CH; CH 3 – CH = CH – CH 3 . Bài 19: A, B là hai hợp chất hữu cơ cùng có công thức phân tử C 2 H 6 O. Công thức cấu tạo của