TácgiảQuốc ca vẽ chân dung tácgiảQuốc kỳ VănCao – Tácgiả bài Quốc ca và Nguyễn Hữu Tiến (tức Trương Xuân Chinh hay giáo Hoài) – tácgiả lá Quốc kỳ, thì ai cũng biết. Nhưng câu chuyện tácgiả bản Quốc ca vẽ chân dung tácgiả lá Quốc kỳ dù chưa một lần gặp mặt thì không phải ai cũng hay. Nguyễn Hữu Tiến (sinh năm 1901), người được Xứ ủy Nam kỳ Đảng Cộng sản Đông Dương giao nhiệm vụ sáng tác mẫu cờ Tổ Quốc, lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong Khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23/11/1940, hy sinh khá sớm, vào tháng 8/1941, nên tư liệu về ông còn lại rất ít ỏi. Trở về từ chiến trường Đông Nam Bộ, nhà văn Sơn Tùng tiếp tục sưu tầm tư liệu về Nguyễn Hữu Tiến. Trên đường hành quân dọc Trường Sơn vào chiến trường và thời gian công tác, chiến đấu ở chiến khu D (từ 1967 đến cuối 1971), Sơn Tùng đã may mắn được nghe các nhân chứng kể và cung cấp những bằng chứng về Nguyễn Hữu Tiến, còn gọi là giáo Hoài, là Hai Bắc Kỳ, cũng như sau này ông tiếp cận với tài liệu của mật thám Pháp đã khẳng định Nguyễn Hữu Tiến đã bị kết án tử hình cùng với sáu người khác, trong đó có Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lữu, Võ Văn Tần, sau khi Khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại. Trở về Bắc, tìm được người em trai của Nguyễn Hữu Tiến là Nguyễn Hữu Uẩn – nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, lúc đó đang giữ chức Vụ trưởng Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, ròng rã suốt ba năm, từ 1977 đến 1979, từ Hà Nội, Sơn Tùng đi đi về về làng Lũng Xuyên (xã Yên Bắc, huyện Duy Xuyên, tỉnh Nam Hà), quê Nguyễn Hữu Tiến, hàng chục lần, nhằm thẩm định những nguồn tư liệu và tìm hiểu cặn kẽ nguồn gốc sinh thành nhân cách của một người chiến sĩ Cộng sản. Dịp đó, nhạc sĩ VănCao cùng đi với vợ chồng Sơn Tùng bảy, tám lần trên những chuyến xe hàng chật ních người và quang gánh lèn cứng, không có chỗ ngồi đã đành, ngay cả đứng nhiều khi chân không chạm sàn xe, chuyện bị các bà, các chị đu người qua cửa sổ hay trên nóc xe “phi” cẳng chân cẳng tay thoải mái vào thân thể người nghệ sĩ còm nhom và nhà văn thương binh là thường tình. Đường từ quốc lộ 1 vào làng Lũng Xuyên ngày đó lầy lội, hoặc đi bằng xe đạp hoặc cuốc bộ. Trong những chuyến thực tế vất vả như vậy, “tưởng kiến kỳ nhân”, VănCao đã hình dung rõ rệt một Nguyễn Hữu Tiến qua lời kể của Sơn Tùng và những dấu tích, con người, sự vật ông được tiếp xúc. Từ cảm nhận hiện thực và sức tưởng tượng của mình, VănCao đã quyết định dựng chân dung Nguyễn Hữu Tiến – tácgiả lá Quốc kỳ. Ông hẹn với Sơn Tùng: “Không tính ngày hôm nay, trong hai ngày nữa, vào lúc 9 giờ, anh sang tôi, đừng gõ cửa, vào thẳng phòng vẽ của tôi…”. Đúng hẹn, Sơn Tùng đến nhà Văn Cao. Nhìn bức họa, không kìm được xúc động, Sơn Tùng reo lên: “Đúng ông Nguyễn Hữu Tiến, tácgiảQuốc kỳ rồi!”. TácgiảQuốc ca vẽ chân dung tácgiảQuốc kỳ bằng trí tưởng tượng. Trước bức họa hoàn thành còn nằm trên giá vẽ trong căn phòng trên tầng hai nhà số 108 phố Yết Kiêu, Sơn Tùng đưa ra tấm ảnh Nguyễn Hữu Tiến do sở mật thám Pháp lưu trữ. Tâm tưởng của hai người bạn tri âm tri kỷ hòa quyện trong niềm xúc động trào dâng. Bức sơn dầu được đưa về làng Lũng Xuyên, đặt lên bàn thờ nghi ngút ngói hương trong lễ tưởng niệm người chiến sĩ Cộng sản Nguyễn Hữu Tiến do Đảng bộ huyện Duy Xuyên tổ chức. Có mặt trong buổi lễ có Bí thư tỉnh ủy Nam Hà Phan Điền, vợ chồng nhà văn Sơn Tùng, vợ chồng nhạc sĩ Văn Cao, nhà thơ Tân Cố nhạc sĩ VănCao Trà, bà quả phụ và người con gái Nguyễn Hữu Tiến lúc này đã gần năm chục tuổi. Thật bất ngờ, bà Nguyễn Hữu Tiến bước tới ôm choàng VănCao và Sơn Tùng, nói trong nước mắt: “Nhờ có hai ông tôi được gặp lại ông nhà tôi đã biệt ly hơn bốn chục năm trời”. TácgiảQuốc ca vẽ chân dung tácgiảQuốc kỳ quả là một sự kiện hiếm có! Mặc dù chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy lá cờ xuất hiện trong Khởi nghĩa Nam Kỳ, nhưng trong sáng tác của mình, VănCao đã đưa hình ảnh màu cờ đỏ vào ca từ trong những hành khúc rạo rực lòng người. Ca khúc Gò Đống Đa (1942) có câu: Dòng máu ái quốc lưu luyến trong bao đấng hùng… thề quyết quyết phấn đấu, đồng tâm hy sinh làm sao cho hơn đời xưa. Rồi cất sức sống ngày mai máu đào đồng bào kết hòa cùng máu quốc kỳ. Sáng tác Thăng Long hành khúc (1943), VănCao viết: Cột cờ còn kia. Cột cờ còn đó… Tháp đây gươm thần đâu dưới nước biếc… Thăng Long thành xưa, Thăng Long ngày nao cờ khoe sắc phấp phới. Đến Tiến quân ca (1944), lá cờ đỏ trong tâm tưởng VănCao được hình dung rõ nét hơn: Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước, súng ngoài xa chen khúc quân hành ca… Đoàn quân Việt Nam đi, sao vàng phấp phới, dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than. VănCao tâm sự với Sơn Tùng: Tháng 8/1945, trong khi Hà Nội sục sôi khí thế cách mạng, ông bị ốm; may sao ngày 17/8 ông lại được chứng kiến cuộc biểu tình rầm rộ của quần chúng nhân dân Hà Nội tại quảng trường Nhà hát Lớn. Nhìn lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn bất thần hiện ra từ bao lơn Nhà hát và nghe rừng người cất lên tiếng hát bài Tiến quân ca, VănCao bật khóc, những giọt nước mắt trào ra vì niềm hạnh phúc lớn lao trong cuộc đời nghệ sĩ. Sơn Tùng thổ lộ với Văn Cao: Khi khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra, 23/11/2940, lần đầu tiên xuất hiện lá cờ nền đỏ ở giữa là ngôi sao vàng năm cánh. Lúc đó, Hồ Chí Minh đang ở Hoa Nam, Trung Quốc. Bác chăm chú nghe cáocáo về cuộc khởi nghĩa vừa nổ ra đã bị dìm trong bể máu, và hỏi tường tận người phụ trách điện tín về lá cờ. Bác cho người mua vải đỏ và giấy vàng, Người tự tay may lá cờ theo “mẫu” hình dung. Đầu năm 1941, Người mang lá cờ đỏ sao vàng về nước. Ngày 19/5/1941, lá cờ được treo lên giữa hang Pắc Bó, khai mạc Hội nghị thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh. Người nêu rõ trong Chương trình Việt Minh: “Sau khi đánh đuổi được đế quốc phát xít Nhật, sẽ lập nên chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lấy cờ đỏ, sao vàng làm quốc cờ”. Sơn Tùng nhắc lại sự kiện đã đi vào lịch sử: Thời điểm Tổng khởi nghĩa đến gần. Tại căn cứ địa Việt Bắc, giữa bộn bề công việc khẩn trương. Chủ tịch Hồ Chí Minh suy nghĩ chọn Quốc ca chuẩn bị cho nhà nước Việt Nam mới ra mắt quốc dân đồng bào và toàn thế giới. Trước ba bài ca hùng tráng Tiến quân ca và Chiến sĩ Việt Nam của VănCao và Diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi, Người đã chọn Tiến quân ca. Tại Việt Nam quốc dân đại biểu Đại hội, diễn ra trong các ngày 15, 16-17/8/1945, tổ chức ở Tân Trào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị và Đại hội nhất trí chọn cờ đỏ, sao vàng năm cánh làm Quốc kỳ và Tiến quân ca làm Quốc ca. Hà Nội không kịp nhận lệnh khởi nghĩa đã vùng lên nắm thời cơ, biến cuộc mít tinh ngày 17/8 của Tổng hội Công chức thuộc chính phủ bù nhìn thành cuộc biểu tình của quần chúng nhân dân do Đảng tổ chức. Ngày 19/8, Hà Nội khởi nghĩa thành công. Ngày 2/9, đồng bào nô nức kéo về quảng trường Ba Đình chào đón Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt và nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Mọi người xúc động, nước mắt rưng rưng khi nghe lời trịnh trọng tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. TácgiảQuốc kỳ và tácgiảQuốc ca “gặp nhau” từ trong tâm tưởng, từ tư tưởng sáng tạo nên giá trị bất tử cho nền độc lập dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh. Từ ngày ra đời, lá Quốc kỳ tung bay cùng âm hưởng hùng tráng Quốc ca vàng lên báo hiệu ngày mới, hòa niềm vui thắng lợi của toàn dân tộc, hiện diện trên chính trường quốc tế, hội nhập cùng các dân tộc phấn đấu vì một thế giới đại đồng và phát triển. Chỉ tiếc rằng, VănCao đã ra đi trước thềm lễ kỷ niệm 50 năm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không xa – ngày 10/7/1995 ./. Theo Thể thao & Văn hóa . Tác giả Quốc ca vẽ chân dung tác giả Quốc kỳ Văn Cao – Tác giả bài Quốc ca và Nguyễn Hữu Tiến (tức Trương Xuân Chinh hay giáo Hoài) – tác giả lá Quốc. nhà Văn Cao. Nhìn bức họa, không kìm được xúc động, Sơn Tùng reo lên: “Đúng ông Nguyễn Hữu Tiến, tác giả Quốc kỳ rồi!”. Tác giả Quốc ca vẽ chân dung tác giả