1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Giáo trình An toàn điện: Phần 2 - Nguyễn Thành Nam

43 127 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

Giáo trình An toàn điện trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cơ bản về an toàn phòng chống cháy nổ, điện giật trong khi thi công lắp đặt, vận hành, sửa chữa hệ thống điện và các trang thiết bị điện trong ngành điện công nghiệp. Giáo trình gồm 2 phần, sau đây là phần 2.

Trang 1

CHƯƠNG II: AN TOÀN ĐIỆN

Giới thiệu:

An toàn điện là một trong vấn đề được đặc biệt quan tõm và cần thiết đối với những người tham gia vận hành, lắp đặt sửa chữa thiết bị điện, mạng điện Cỏc biện phỏp phũng ngừa và xử lý khi cú tai nạn về điện là những nội dung quan trọng được đề cập trong chương này

Mục tiờu:

- Giải thớch được nguyờn lý hoạt động của thiết bị/hệ thống an toàn điện

- Trỡnh bày được chớnh xỏc cỏc thụng số an toàn điện theo tiờu chuẩn cho phộp

- Trỡnh bày được chớnh xỏc cỏc biện phỏp đảm bảo an toàn điện cho ngườ

- Phõn tớch được chớnh xỏc cỏc trường hợp gõy nờn tai nạn điện

- Lắp đặt được thiết bị/hệ thống để bảo vệ an toàn điện trong cụng nghiệp và dõn dụng

- Cấp cứu nạn nhõn bị tai nạn điện đỳng kỹ thuật, đảm bảo an toàn

- Phỏt huy tớnh tớch cực, chủ động và nhanh nhạy trong cụng việc

Nội dung chớnh:

1 Một số khỏi niệm cơ bản về an toàn điện

Mục tiờu: Trỡnh bày được tỏc động của dũng điện lờn cơ thể con người và cỏc dạng tai nạn về điện.

Bài 2.1: ảnh hưởng của dòng điện đối với cơ thể con

người

I Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể con người:

-Khi người tiếp xúc với điện sẽ có 1 dòng điện chạy qua người và con người sẽ chịu tác dụng của dòng điện đó

-Tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người có nhiều dạng: gây bỏng, phá vỡ các mô, làm gãy xương, gây tổn thương mắt, phá huỷ máu, làm liệt hệ thống thần kinh,

Trang 2

-Tai nạn điện giật có thể phân thành 2 mức là chấn thương điện (tổn thương bên ngoài các mô) và sốc điện (tổn thương nội tại cơ thể)

1 Chấn thương điện:

-Là các tổn thương cục bộ ở ngoài cơ thể dưới dạng: bỏng, dấu vết điện, kim loại hoá da Chấn thương điện chỉ có thể gây ra 1 dòng điện mạnh và thường để lại dấu vết bên ngoài

-Là 1 dạng tác hại riêng biệt trên da người do da bị ép chặt với phần kim loại dẫn

điện đồng thời dưới tác dụng của nhiệt độ cao (khoảng 120oC)

c, Kim loại hoá da:

-Là sự xâm nhập của các mãnh kim loại rất nhỏ vào da do tác động của các tia hồ quang có bão hoà hơi kim loại (khi làm các công việc về hàn điện)

2 Sốc điện:

-Là dạng tai nạn nguy hiểm nhất Nó phá huỷ các quá trình sinh lý trong cơ thể con người và tác hại tới toàn thân Là sự phá huỷ các quá trình điện vốn có của vật chất sống, các quá trình này gắn liền với khả năng sống của tế bào

-Khi bị sốc điện cơ thể ở trạng thái co giật, mê man bất tỉnh, tim phổi tê liệt Nếu trong vòng 4-6s, người bị nạn không được tách khỏi kịp thời dòng điện co thể dẫn

đến chết người

Trang 3

-Với dòng điện rất nhỏ từ 25-100mA chạy qua cơ thể cũng đủ gây sốc điện Bị sốc

điện nhẹ có thể gây ra kinh hoàng, ngón tay tê đau và co lại; còn nặng có thể làm chết người vì tê liệt hô hấp và tuần hoàn

-Một đặc điểm khi bị sốc điện là không thấy rõ chỗ dòng điện vào người và người tai nạn không có thương tích

II.Các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ trầm trọng khi bị điện giật:

1.Cường độ dòng điện đi qua cơ thể:

-Là nhân tố chính ảnh hưởng tới điện giật Trị số dòng điện qua người phụ thuộc vào điện áp đặt vào người và điện trở của người, được tính theo công thức:

ng ng

R

U

I (2.1)

Trong đó:

+U: điện áp đặt vào người (V)

+Rng: điện trở của người ()

-Như vậy cùng chạm vào 1 nguồn điện, người nào có điện trở nhỏ sẽ bị giật mạnh hơn Con người có cảm giác dòng điện qua người khi cường độ dòng điện khoảng 0.6-1.5mA đối với điện xoay chiều (ứng tần số f=50Hz) và 5-7mA đối với điện 1 chiều

-Cường độ dòng điện xoay chiều có trị số từ 8mA trở xuống có thể coi là an toàn Cường độ dòng điện 1 chiều được coi là an toàn là dưới 70mA và dòng điện 1 chiều không gây ra co rút bắp thịt mạnh Nó tác dụng lên cơ thể dưới dạng nhiệt

2 Thời gian tác dụng lên cơ thể:

-Thời gian dòng điện đi qua cơ thể càng lâu càng nguy hiểm bởi vì điện trở cơ thể khi bị tác dụng lâu sẽ giảm xuống do lớp da sừng bị nung nóng và bị chọc thủng làm dòng điện qua người tăng lên

-Ngoài ra bị tác dụng lâu dòng điện sẽ phá huỷ sự làm việc của dòng điện sinh vật trong các cơ của tim Nếu thời gian tác dụng không lâu quá 0.1-0.2s thì không nguy

Trang 4

3 Điện trở của con người:

-Điện trở của người có ảnh hưởng hết sức quan trọng Điện trở của cơ thể con người khi có dòng điện chạy qua khác với vật dẫn là nó không cố định mà biến thiên trong phạm vi rất lớn từ 600-400.000 ôm

4 Đặc điểm riêng của từng người:

-Cùng chạm vào 1 điện áp như nhau, người bị bệnh tim, thần kinh, người sức khoẻ yếu sẽ nguy hiểm hơn vì hệ thống thần kinh chóng tê liệt Họ rất khó tự giải phóng

ra khỏi nguồn điện

5 Môi trường xung quanh:

-Môi trường xung quanh có bụi dẫn điện, có nhiệt độ cao và đặc biệt là độ ẩm cao

sẽ làm điện trở của người và các vật cách điện giảm xuống, khi đó dòng điện đi qua người sẽ tăng lên

Bài 2.2 TIấU CHUẨN VIỆT NAM VỀ AN TOÀN ĐIỆN

Mục tiờu: Nắm rừ cỏc qui chuẩn cơ bản của quốc gia về an toàn điện để từ đú cú ý

thức tuõn thủ cỏc qui chuẩn đú trong mụi trường lao động

(Trớch QCVN 01: 2008/BCT)

Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện

Điều 5 Cảnh bỏo

Tại cỏc khu vực nguy hiểm và khu vực lắp đặt thiết bị điện phải bố trớ hệ

thống rào chắn, biển bỏo, tớn hiệu phự hợp để cảnh bỏo nguy hiểm

Điều 6 Thiết bị lắp đặt ngoài trời

Đối với thiết bị điện cao ỏp lắp đặt ngoài trời, người sử dụng lao động phải thực hiện cỏc biện phỏp sau để những người khụng cú nhiệm vụ khụng được vào vựng đó giới hạn:

1 Rào chắn hoặc khoanh vựng v.v…

2 Tớn hiệu cảnh bỏo “cấm vào” được đặt ở lối vào, ra

3 Khúa cửa hoặc sử dụng dụng cụ tương đương khỏc bố trớ ở cửa vào, ra

Trang 5

Điều 7 Thiết bị lắp đặt trong nhà

Đối với thiết bị điện cao áp lắp đặt trong nhà, người sử dụng lao động phải thực hiện các biện pháp thích hợp để ngoài nhân viên đơn vị công tác và người trực tiếp vận hành, những người khác không đi đến gần các thiết bị đó

Điều 8 Đặt rào chắn tạo vùng làm việc cho đơn vị công tác

Khi vùng làm việc của đơn vị công tác mà khoảng cách đến các phần mang điện ở xung quanh không đạt được khoảng cách quy định ở bảng dưới đây thì phải làm rào chắn để ngăn cách vùng làm việc của đơn vị công tác với phần mang điện

Trang 6

Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác phải đặt các tín hiệu cảnh báo an toàn tại những vùng nguy hiểm trong quá trình thực hiện công việc để đảm bảo an toàn cho nhân viên đơn vị công tác và cộng đồng

Điều 13 Tín hiệu cảnh báo

Đơn vị công tác phải đặt tín hiệu cảnh báo trước khi làm việc nhằm đảm bảo

an toàn cho cộng đồng

Điều 14 Làm việc tại đường giao thông

1 Khi sử dụng đường giao thông cho các công việc như xây dựng và sửa chữa, đơn vị công tác có thể hạn chế sự qua lại của phương tiện giao thông, người

đi bộ nhằm giữ an toàn cho cộng đồng

2 Khi hạn chế các phương tiện tham gia giao thông, phải thực hiện đầy đủ quy định của các cơ quan chức năng liên quan và phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

a) Phải đặt tín hiệu cảnh báo và bố trí người hướng dẫn nhằm tránh nguy hiểm cho cộng đồng;

b) Chiều rộng của đường để các phương tiện giao thông đi qua phải đảm bảo quy định của cơ quan quản lý đường bộ

3 Khi hạn chế đi lại của người đi bộ, để đảm bảo việc qua lại an toàn, phải thực hiện căng dây, lắp đặt rào chắn tạm thời v.v và có biển chỉ dẫn cụ thể

4 Khi công việc được thực hiện ở gần đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, hoặc tại vị trí giao chéo giữa đường dây dẫn điện với các đường giao thông nói trên, đơn

vị công tác phải liên hệ với cơ quan có liên quan và yêu cầu cơ quan này bố trí người hỗ trợ trong khi làm việc để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham

gia giao thông, nếu thấy cần thiết

Điều 15 Tổ chức đơn vị công tác

Trang 7

Một đơn vị công tác phải có tối thiểu hai người, trong đó phải có một người

chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm chung

Điều 16 Cử người chỉ huy trực tiếp và nhân viên đơn vị công tác

Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm cử người chỉ huy trực tiếp và nhân viên đơn vị công tác phù hợp với công việc, có trình độ và khả năng thực hiện công

việc an toàn

Điều 17 Cử người giám sát an toàn điện

1 Người sử dụng lao động hoặc đơn vị quản lý vận hành chịu trách nhiệm cử người giám sát an toàn điện khi đơn vị công tác không chuyên ngành về điện hoặc không đủ trình độ về an toàn điện làm việc gần vật mang điện

2 Đơn vị quản lý vận hành chịu trách nhiệm cử người giám sát an toàn điện khi đơn vị công tác làm việc tại nơi đặc biệt nguy hiểm về điện

Điều 18 Công việc gồm nhiều đơn vị công tác

Trường hợp công việc do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện, người sử dụng lao động phải cử người lãnh đạo công việc Điều 19 Cho phép thực hiện nhiệm vụ một mình

Những người được giao nhiệm vụ đi kiểm tra đường dây, thiết bị bằng mắt thì được phép thực hiện nhiệm vụ một mình Trong khi kiểm tra phải luôn coi đường dây và thiết bị đang có điện

Điều 21 Trách nhiệm của người cho phép

1 Người cho phép chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật an toàn điện thuộc trách nhiệm của mình để chuẩn bị chỗ làm việc cho đơn vị công tác

2 Chỉ dẫn cho đơn vị công tác các thiết bị đã được cắt điện, những phần thiết

bị còn điện và các biện pháp đặc biệt chú ý

3 Ký lệnh cho phép vào làm việc và bàn giao nơi làm việc cho đơn vị công tác

Điều 22 Trách nhiệm của người giám sát an toàn điện

1 Cùng người chỉ huy trực tiếp tiếp nhận nơi làm việc

2 Phải luôn có mặt tại nơi làm việc để giám sát an toàn về điện cho nhân viên

Trang 8

Điều 23 Trách nhiệm phối hợp

Người chỉ huy trực tiếp phải hợp tác chặt chẽ với các tổ chức liên quan và chỉ huy, kiểm tra đơn vị công tác để đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn cho cộng đồng

Điều 24 Trách nhiệm kiểm tra

1 Người chỉ huy trực tiếp phải hiểu rõ nội dung công việc được giao, các biện pháp an toàn phù hợp với công việc

2 Người chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm

a) Kiểm tra lại và thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn cần thiết;

b) Việc chấp hành các quy định về an toàn của nhân viên đơn vị công tác;

c) Chất lượng của các dụng cụ, trang bị an toàn sử dụng trong khi làm việc;

d) Đặt, di chuyển, tháo dỡ các biển báo an toàn điện, rào chắn, nối đất di động trong khi làm việc và phổ biến cho tất cả nhân viên đơn vị công tác biết

Điều 28 Nghĩa vụ của nhân viên đơn vị công tác

1 Phải nắm vững và thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn liên quan đến công việc, phải nhận biết được các yếu tố nguy hiểm và phải thành thạo phương pháp sơ cứu người bị tai nạn do điện

2 Phải tuân thủ hướng dẫn của nguời chỉ huy trực tiếp và không làm những việc mà người chỉ huy không giao Nếu không thể thực hiện được công việc theo lệnh của người chỉ huy, hoặc nhận thấy nguy hiểm nếu thực hiện công việc đó theo lệnh, nhân viên đơn vị công tác phải ngừng ngay công việc, báo cáo và chờ lệnh của người chỉ huy trực tiếp

3 Khi không thể tuân thủ lệnh của người chỉ huy trực tiếp, các quy định về an toàn hoặc nhận thấy có khả năng và dấu hiệu thiếu an toàn ở thiết bị, ở dụng cụ an toàn hoặc điều kiện làm việc, được quyền từ chối thực hiện lệnh của người chỉ huy

trực tiếp, khi đó phải báo cáo với người có trách nhiệm thích hợp

Điều 29 Ngăn cấm vào vùng nguy hiểm

Nhân viên đơn vị công tác không được vào các vùng:

1 Người chỉ huy trực tiếp cấm vào

2 Có nguy cơ xảy ra tai nạn

Trang 9

1 Mỗi đơn vị công tác phải có các dụng cụ sơ cứu người bị tai nạn

2 Khi xảy ra tai nạn, mọi nhân viên đơn vị công tác phải tìm cách sơ cấp cứu người bị nạn và báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất

Điều 31 Yêu cầu về sử dụng

1 Tất cả các nhân viên của đơn vị công tác phải sử dụng đúng và đầy đủ các trang bị an toàn và bảo hộ lao động phù hợp với công việc được giao Người chỉ huy trực tiếp có trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng các trang bị an toàn và bảo hộ lao động của nhân viên đơn vị công tác

2 Khi công việc được thực hiện ở gần đường dây có điện áp từ 220kV trở lên,

có khả năng bị điện giật do cảm ứng tĩnh điện thì nhân viên đơn vị công tác phải

được trang bị bảo hộ chuyên dụng

Điều 32 Kiểm tra trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động

1 Các dụng cụ và trang thiết bị an toàn điện phải đạt được các tiêu chuẩn thử nghiệm và sử dụng

2 Các trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động phải được kiểm tra, bảo quản theo quy định của nhà sản xuất và quy định pháp luật hiện hành Cấm sử dụng các trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động khi chưa được thử nghiệm, đã quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu bất thường

Điều 33 Kiểm tra hàng ngày

1 Trước khi sử dụng trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động, người sử dụng phải kiểm tra và chỉ được sử dụng khi biết chắc chắn các trang thiết bị này đạt yêu cầu

2 Sau khi sử dụng, các trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động phải được vệ sinh sạch sẽ làm khô và bảo quản theo quy định Nếu phát hiện trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động có dấu hiệu không bình thường phải báo cáo với người quản lý

Điều 34 Sử dụng dụng cụ và thiết bị khi làm việc có điện

Người chỉ huy trực tiếp phải yêu cầu nhân viên đơn vị công tác sử dụng dụng

cụ và thiết bị cho sửa chữa có điện theo nội dung của công việc Nghiêm cấm tiến hành các công việc sửa chữa có điện khi không có các dụng cụ, thiết bị bảo đảm an toàn

Trang 10

Trước khi bắt đầu công việc, người chỉ huy trực tiếp phải khẳng định các biện pháp kỹ thuật an toàn ở nơi làm việc đã được chuẩn bị đúng và đầy đủ

Điều 50 Kiểm tra cắt điện và rò điện

Khi trèo lên cột điện, nhân viên đơn vị công tác phải kiểm tra việc không còn điện và rò điện bằng bút thử điện

Điều 54 Làm việc tại cột

1 Khi dựng, hạ cột phải áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm tránh làm nghiêng hoặc đổ cột

2 Khi dựng, hạ cột gần với đường dây dẫn điện, phải áp dụng các biện pháp phù hợp để không xảy ra tai nạn do vi phạm khoảng cách an toàn theo cấp điện áp của đường dây

Điều 55 Làm việc với dây dẫn

Khi thực hiện việc kéo cáp hoặc dỡ cáp điện, phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

1 Kiểm tra tình trạng của cơ cấu hỗ trợ và cáp dẫn bảo đảm hoạt động bình thường, các biện pháp ngăn ngừa đổ sập phải được áp dụng với cáp dẫn tạm v.v…

2 Áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn cho cộng đồng như đặt các tín hiệu cảnh báo nguy hiểm, căng dây hoặc hàng rào giới hạn khu vực nguy hiểm v.v và

bố trí người cảnh giới khi thấy cần thiết

Điều 56 Làm việc với thiết bị điện

Khi nâng, hạ hoặc tháo dỡ thiết bị điện (như máy biến áp, thiết bị đóng ngắt,

sứ cách điện v.v ) phải áp dụng các biện pháp thích hợp để tránh rơi, va chạm hoặc xẩy ra tai nạn do vi phạm khoảng cách an toàn giữa thiết bị với dây dẫn điện hoặc thiết bị điện khác

Điều 57 Công việc đào móng cột và hào cáp

1 Khi đào móng cột, hào cáp đơn vị công tác phải áp dụng biện pháp phù hợp

Trang 11

các công trình này Nếu phát hiện công trình ngầm ngoài dự kiến hoặc công trình ngầm bị hư hỏng, đơn vị công tác phải dừng công việc và báo cáo với người có trách nhiệm Trường hợp các công trình ngầm bị hư hỏng gây tai nạn thì đơn vị công tác phải áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa tai nạn tiếp diễn và báo ngay cho các tổ chức liên quan

Điều 58 Yêu cầu khi tạm dừng công việc

Khi tạm dừng công việc, các biện pháp an toàn đã được áp dụng như nối đất di động, rào chắn, tín hiệu cảnh báo phải giữ nguyên trong thời gian công việc bị gián đoạn Nếu không có người nào ở lại tại vị trí công việc vào ban đêm, đơn vị công tác phải có các biện pháp phù hợp để ngăn ngừa khả năng gây tai nạn Khi bắt đầu lại công việc phải kiểm tra lại toàn bộ các biện pháp an toàn bảo đảm đúng và đủ trước khi làm việc

Điều 65 Cắt điện để làm việc

1 Khi thực hiện thao tác đóng hoặc cắt mạch điện cấp điện cho thiết bị, người thực hiện phải sử dụng các trang bị an toàn phù hợp

2 Cắt điện để làm việc phải thực hiện sao cho sau khi cắt điện phải nhìn thấy phần thiết bị dự định tiến hành công việc đã được cách ly khỏi các phần có điện từ mọi phía (trừ thiết bị GIS)

Điều 66 Làm việc với máy phát, trạm biến áp

1 Khi công việc được thực hiện ở thiết bị đang ngừng như máy phát điện, thiết bị bù đồng bộ và máy biến áp phải cắt tất cả các thiết bị đóng cắt nối với đường dây và thiết bị điện nhằm ngăn ngừa có điện bất ngờ ở thiết bị

2 Cho phép tiến hành các công việc thí nghiệm máy phát điện khi máy phát đang quay không có kích từ và phải thực hiện theo quy trình thí nghiệm được phê duyệt

Điều 67 Vật liệu dễ cháy

1 Nếu tại vùng làm việc hoặc gần vùng làm việc có chất dễ cháy, nổ như xăng, dầu, khí gas, Hydro, Axetylen thì đơn vị quản lý vận hành và đơn vị công tác phải phối hợp để thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ phù hợp

2 Khi máy phát điện, máy bù đồng bộ làm việc với hệ thống làm mát bằng Hydro không được để tạo thành hỗn hợp nổ của Hydro Hỗn hợp này dễ nổ khi

thành phần Hydro trong không khí chiếm từ 3,3% đến 81,5%

Trang 12

3 Khi vận hành thiết bị điện phân, không được để tạo thành hỗn hợp nổ Hydro và Oxy Hỗn hợp này dễ nổ khi thành phần Hydro trong Oxy chiếm từ 2,63% đến 95%

4 Công việc sửa chữa trong hệ thống dầu chèn và hệ thống khí của máy phát điện, máy bù làm mát bằng Hydro, máy điện phân đã ngừng làm việc phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ như thông thổi hệ thống khí, thông gió khu vực làm việc, tách hệ thống ra khỏi các hệ thống đang vận hành

5 Cấm làm công việc có lửa hoặc phát sinh tia lửa trực tiếp trên vỏ máy phát, máy bù, máy điện phân hoặc trên ống dẫn của hệ thống dầu khí có chứa Hydro

6 Các công việc có lửa như hàn điện, hàn hơi v.v… ở cách xa hệ thống dầu khí có Hydro trên 15m có thể thực hiện Khi ở dưới 15m thì phải có các biện pháp

an toàn đặc biệt như: đặt tấm chắn, kiểm tra không có Hydro trong không khí ở chỗ làm việc v.v

7 Các công việc có lửa trong phòng đặt thiết trí điện phân có thể tiến hành khi ngừng thiết bị, phân tích không khí thấy không chứa Hydro và hệ thống thông gió hoạt động liên tục Nếu cần tiến hành các công việc có lửa trên máy móc của một thiết bị điện phân khác đang làm việc không thể ngừng thì ngoài các biện pháp nói trên, phải tháo tất cả các ống nối giữa thiết bị đang làm việc với đường ống của thiết bị sửa chữa và nút lại Nơi làm việc có lửa phải che chắn để tia lửa khỏi bắn ra xung quanh

Điều 68 Làm việc với động cơ điện

1 Khi tiến hành làm việc trên động cơ mà không tháo dỡ động cơ ra khỏi mạch điện thì phải khóa cơ cấu truyền động cấp điện cho động cơ, khóa nguồn điều khiển động cơ và treo biển báo để tránh đóng nhầm điện trở lại

2 Khi tiến hành làm việc trên động cơ mà phải tháo các cực của động cơ ra khỏi mạch cung cấp điện, phải nối ngắn mạch 3 pha và đặt nối đất di động ba đầu cực cấp điện cho động cơ tại phía nguồn cung cấp

3 Các đầu ra và phễu cáp của động cơ đều phải có che chắn, bắt chặt bằng bu lông Cấm tháo các che chắn này trong khi động cơ đang làm việc Các phần quay của động cơ như vòng tiếp điện, bánh đà, khớp nối trục, quạt gió đều phải che chắn

4 Trước khi tiến hành công việc ở các động cơ bơm hoặc quạt gió phải thực hiện các biện pháp chống động cơ quay ngược

Điều 69 Làm việc với thiết bị đóng cắt

Trang 13

1 Trước khi làm việc với thiết bị đóng cắt có cơ cấu khởi động tự động và điều khiển từ xa cần thực hiện các biện pháp sau:

a) Tách mạch điện nguồn điều khiển;

b) Đóng van dẫn khí nén đến khoang máy cắt hoặc cơ cấu khởi động và xả toàn bộ khí ra ngoài;

c) Treo biển báo an toàn;

d) Khoá van dẫn khí nén đến khoang máy cắt hoặc tháo rời tay van trong trường hợp phải làm việc ở bên trong khoang

2 Để đóng cắt thử phục vụ hiệu chỉnh thiết bị đóng cắt cho phép tạm thời đóng điện vào mạch thao tác, mạch động lực của bộ truyền động, mạch tín hiệu mà chưa phải làm thủ tục bàn giao

Trong thời gian thử, việc cấp điện mạch điều khiển, mở van khí, tháo biển báo

do nhân viên vận hành hoặc người chỉ huy trực tiếp (khi được nhân viên vận hành đồng ý) thực hiện

Sau khi thử xong, nếu cần tiếp tục công việc ở thiết bị đóng cắt thì nhân viên vận hành hoặc người chỉ huy trực tiếp (khi được nhân viên vận hành đồng ý) phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật cần thiết để cho phép đơn vị công tác vào làm việc

3 Trước khi làm việc trong bình chứa khí, công nhân phải thực hiện các biện pháp sau:

a) Đóng tất cả các van của đường ống dẫn khí, khoá van hoặc tháo rời tay van, treo biển báo cấm thao tác;

b) Xả toàn bộ khí ra khỏi bình chứa và mở van thoát khí

4 Trong vận hành mọi thao tác đóng cắt máy cắt phải điều khiển từ xa Cấm

ấn nút thao tác ở ngay hộp điều khiển tại máy cắt Chỉ cho phép cắt máy cắt bằng nút thao tác này trong trường hợp cần ngăn ngừa sự cố hoặc cứu người bị tai nạn điện

5 Cấm cắt máy cắt bằng nút thao tác tại chỗ trong trường hợp đã cắt từ xa nhưng máy cắt không cắt hoặc không cắt hết các cực

Điều 70 Khoảng cách khi đào đất

Trang 14

1 Khi đào đất, các phương tiện thi công như xe ôtô, máy xúc v.v… phải cách đường cáp điện ít nhất 1,0m; các phương tiện đào đất bằng phương pháp rung phải cách đường cáp ít nhất 5,0m

2 Khi đào đất ngay trên đường cáp điện thì đầu tiên phải đào thử đường cáp

để xác định vị trí đặt, độ sâu của cáp dưới sự giám sát của nhân viên vận hành Khi đào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,40m không được dùng xà beng, cuốc mà phải dùng xẻng để tiếp tục đào

Điều 73 Máy biến áp đo lường

Khi làm việc với mạch đo lường bảo vệ, nhân viên đơn vị công tác phải chú ý không làm ảnh hưởng đến bộ phận nối đất phía thứ cấp của các máy biến điện áp, biến dòng điện Riêng máy biến dòng điện không để hở mạch phía thứ cấp

Điều 74 Làm việc với hệ thống Ắc quy

1 Phải chuẩn bị chất trung hoà phù hợp với hệ thống Ắc quy

2 Khi làm việc với Axit và Kiềm phải thực hiện các biện pháp thích hợp như mặc quần áo chuyên dụng, đeo kính bảo vệ mắt và găng tay cao su để bảo vệ cơ thể khỏi bị ảnh hưởng do Axit và Kiềm

3 Cấm hút thuốc hoặc đem lửa vào phòng Ắc quy Ngoài cửa phòng Ắc quy phải đề rõ “Phòng Ắc quy - cấm lửa - cấm hút thuốc”

4 Phòng Ắc quy phải được thông gió để phòng ngừa bị ngộ độc hoặc cháy nổ

do khí phát sinh từ hệ thống Ắc quy

Điều 75 Trình tự thực hiện công việc

Khi thực hiện công việc tại nơi đã được cắt điện, đơn vị công tác phải thực hiện trình tự sau:

1 Kiểm tra, xác định nơi làm việc đã hết điện

2 Đặt nối đất di động sao cho toàn bộ đơn vị công tác nằm trọn trong vùng bảo vệ của nối đất

3 Phải đặt nối đất di động trên phần thiết bị đã cắt điện về mọi phía có thể đưa điện đến nơi làm việc

Điều 76 Một số quy định về đặt và tháo nối đất di động

1 Đơn vị công tác thực hiện đặt và tháo nối đất di động theo chỉ đạo của người chỉ huy trực tiếp

Trang 15

2 Khi có nhiều đơn vị công tác cùng thực hiện công việc liên quan trực tiếp đến nhau thì mỗi đơn vị phải thực hiện nối đất di động độc lập

3 Việc dỡ bỏ tạm thời nối đất di động để thực hiện các công việc cần thiết của đơn vị công tác chỉ được thực hiện theo lệnh của người chỉ huy trực tiếp và phải được thực hiện nối đất lại ngay sau khi kết thúc công việc đó

4 Khi đặt và tháo nối đất di động nhân viên đơn vị công tác phải dùng sào và găng cách điện

5 Dây nối đất là dây đồng hoặc hợp kim mềm, nhiều sợi, tiết diện phải chịu được tác dụng điện động và nhiệt học

6 Khi đặt nối đất di động phải đặt đầu nối với đất trước, đầu nối với vật dẫn điện sau, khi tháo nối đất di động thì làm ngược lại

Điều 77 Cho phép bắt đầu công việc

Người chỉ huy trực tiếp chỉ được cho đơn vị công tác vào làm việc khi các biện pháp an toàn đã được thực hiện đầy đủ

Điều 79 Đóng, cắt thiết bị

1 Việc đóng, cắt các đường dây, thiết bị điện phải sử dụng máy cắt hoặc cầu dao phụ tải có khả năng đóng cắt thích hợp

2 Cấm sử dụng dao cách ly để đóng, cắt dòng điện phụ tải

3 Khi thao tác dao cách ly phải khẳng định chắc chắn đường dây đã hết tải Điều 80 Mạch liên động

Sau khi thực hiện cắt các thiết bị đóng cắt, người thao tác phải:

1 Khoá bộ truyền động và mạch điều khiển, mạch liên động của thiết bị đóng cắt

2.Treo biển báo an toàn

3 Bố trí người cảnh giới, nếu cần thiết

Điều 81 Phóng điện tích dư

1 Đơn vị công tác phải thực hiện việc phóng điện tích dư và đặt nối đất lưu động trước khi làm việc

2 Khi phóng điện tích dư, phải tiến hành ở trạng thái như đang vận hành và sử

Trang 16

Điều 82 Kiểm tra điện áp

1 Khi tiến hành công việc đã được cắt điện phải kiểm tra xác định nơi làm việc đã hết điện

2 Khi làm việc trên đường dây đã được cắt điện nhưng đi chung cột với đường dây đang mang điện khác, đơn vị công tác phải kiểm tra rò điện trước khi tiến hành công việc

3 Trong trường hợp mạch điện đã được cắt điện nằm gần hoặc giao chéo với mạch điện cao áp phải kiểm tra điện áp cảm ứng bằng thiết bị kiểm tra điện áp Khi phát hiện điện áp cảm ứng, nhân viên đơn vị công tác phải báo cáo với người chỉ huy trực tiếp Người chỉ huy trực tiếp phải đưa ra các biện pháp đối phó, các chỉ dẫn thích hợp để đảm bảo an toàn cho nhân viên đơn vị công tác như nối đất làm việc và không cho phép tiến hành công việc cho đến khi biện pháp đối phó được thực hiện

Điều 83 Chống điện áp ngược

1 Phải đặt nối đất di động để chống điện áp ngược đến nơi làm việc từ phía thứ cấp của máy biến áp hoặc các nguồn điện hạ áp khác

2 Khi cắt điện đường dây có điện áp đến 1000V, phải có biện pháp chống điện cấp ngược lên đường dây từ các máy phát điện độc lập của khách hàng

3 Khi tháo nối đất di động, tháo dây nối với dây pha trước sau đó mới tháo dây nối với dây trung tính

Điều 84 Bàn giao nơi làm việc cho đơn vị quản lý vận hành

Đơn vị công tác chỉ được bàn giao hiện trường công tác cho đơn vị quản lý thiết bị, quản lý vận hành khi công việc đã kết thúc và nối đất di động do đơn vị công tác đặt đã được tháo dỡ

Điều 85 An toàn khi làm việc

1 Khi làm việc với đường dây đang có điện, phải sử dụng trang thiết bị bảo vệ thích hợp

2 Phải kiểm tra rò điện các kết cấu kim loại có liên quan đến đường dây đang mang điện

3 Khi làm việc trên hoặc gần đường dây đang mang điện, nhân viên đơn vị

công tác không được mang theo đồ trang sức hoặc vật dụng cá nhân bằng kim loại

Trang 17

4 Khi làm việc có điện, tại vị trí làm việc nhân viên đơn vị công tác phải nhìn

rõ phần mang điện gần nhất

Điều 86 Điều kiện khi làm việc có điện

1 Danh sách các thiết bị được phép không cắt điện trong khi làm việc và những công việc làm việc có điện phải được người có thẩm quyền phê duyệt

2 Những người làm việc với công việc có điện phải được đào tạo, huấn luyện phù hợp với thiết bị, quy trình, công nghệ được trang bị

Điều 87 Các biện pháp với công việc có điện áp dưới 1000V

1 Nếu có nguy cơ bị điện giật đối với nhân viên đơn vị công tác, người sử dụng lao động phải yêu cầu nhân viên đơn vị công tác thực hiện một trong các biện pháp sau đây:

a) Yêu cầu nhân viên đơn vị công tác sử dụng trang thiết bị bảo vệ thích hợp;

b) Yêu cầu nhân viên đơn vị công tác che phủ các phần tích điện của thiết bị điện bằng các thiết bị bảo vệ để loại bỏ nguy cơ dẫn đến nguy hiểm

2 Nhân viên đơn vị công tác phải sử dụng quần áo bảo hộ và thiết bị bảo vệ khi có yêu cầu của người sử dụng lao động

Điều 88 Các biện pháp với công việc có điện áp từ 1000V trở lên

1 Khi làm việc với mạch điện có điện áp từ 1000V trở lên như kiểm tra, sửa chữa và vệ sinh phần đang mang điện hoặc sứ cách điện mà có nguy cơ bị điện giật cho nhân viên đơn vị công tác, người sử dụng lao động phải yêu cầu nhân viên đơn

vị công tác sử dụng các trang bị, dụng cụ cho làm việc có điện, trong trường hợp này khoảng cách cho phép nhỏ nhất đối với thân thể của nhân viên đơn vị công tác phải bảo đảm tương ứng theo cấp điện áp công tác của mạch điện quy định ở bảng sau:

Cấp điện áp đường dây (kV) Khoảng cách cho phép nhỏ nhất (m)

Trang 18

500 4,0

2 Nhân viên đơn vị công tác không được thực hiện công việc có điện một mình Trong trường hợp khẩn cấp, nhân viên đơn vị công tác phải báo cáo với người có trách nhiệm và chờ lệnh của người chỉ huy trực tiếp

3 Khi chuyển các dụng cụ hoặc chi tiết bằng kim loại lên cột phải bảo đảm cho chúng không đến gần dây dẫn với khoảng quy định ở khoản 1 Điều này

Điều 89 Sử dụng tấm che

Trên đường dây điện áp đến 35kV, khi khoảng cách giữa dây dẫn và tâm cột

gỗ hoặc thân cột sắt, cột bê tông nhỏ hơn 1,5m nhưng không dưới 1m, cho phép tiến hành các công việc ở trên thân cột nhưng phải dùng các tấm che bằng vật liệu cách điện để đề phòng người tiếp xúc với dây dẫn hoặc sứ

Điều 92 Vệ sinh cách điện

Vệ sinh cách điện phải có ít nhất hai người thực hiện và phải sử dụng các dụng

cụ, trang thiết bị an toàn phù hợp

Điều 93 Làm việc đẳng thế

1 Khi đứng trên các trang bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn, cấm chạm vào đầu sứ hoặc các chi tiết khác có điện áp khác với điện áp của dây dẫn Khi tháo lắp các chi tiết có điện áp khác nhau của pha được sửa chữa phải mang găng cách điện

2 Khi đang ở trên trang bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn, cấm trao cho nhau bất cứ vật gì

3 Cấm di chuyển trên các trang bị cách điện sau khi người đó đã đẳng thế với dây dẫn Chỉ được phép vào và ra khỏi phần làm việc của trang bị cách điện sau khi nhân viên đơn vị công tác đã cách xa dây dẫn ở khoảng cách nhỏ nhất ghi trong bảng và sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn

Cấp điện áp (kV) Khoảng cách nhỏ nhất (m)

Trang 19

500 2,5 Điều 94 Làm việc gần đường dây có điện áp từ 1000V trở lên

1 Nhân viên đơn vị công tác phải được trang bị và sử dụng các trang bị an toàn bảo hộ lao động phù hợp

2 Nhân viên đơn vị công tác phải đảm bảo khoảng cách an toàn đối với đường dây mang điện Khoảng cách an toàn theo cấp điện áp được quy định như sau:

Điện áp đường dây (kV) Khoảng cách nhỏ nhất cho phép (m)

Điều 95 Làm việc gần đường dây có điện áp dưới 1000V

1 Nếu có nguy cơ điện giật cho nhân viên làm việc ở khoảng cách gần với đường dây đang mang điện với điện áp dưới 1000V, người chỉ huy trực tiếp phải yêu cầu nhân viên đơn vị công tác che phủ các phần có điện của thiết bị điện bằng các thiết bị bảo vệ để tránh nguy cơ dẫn đến nguy hiểm

2 Nhân viên đơn vị công tác phải sử dụng quần áo bảo hộ và dụng cụ bảo vệ thích hợp khi thực hiện che phần mang điện

Điều 96 Thay dây, căng dây

1 Đối với các công việc khi thực hiện có thể làm rơi hoặc làm chùng dây dẫn (ví dụ việc tháo hoặc nối dây ở đầu chuỗi sứ) trong khoảng cột giao chéo với các

Trang 20

dây này nếu dây dẫn của đường dây cần sửa chữa nằm dưới các đường dây đang có điện

2 Khi thay dây dẫn ở chỗ giao chéo, đơn vị công tác phải có biện pháp để dây dẫn cần thay không văng lên đường dây đang có điện đi ở bên trên

Điều 97 Làm việc với dây chống sét

Khi làm việc với dây chống sét ở trên cột nằm trong vùng ảnh hưởng của các đường dây có điện phải đặt đoạn dây nối tắt giữa dây chống sét với thân cột sắt hoặc với dây xuống đất của cột bê tông, cột gỗ ở ngay cột định tiến hành công việc

để khử điện áp cảm ứng Khi làm việc với dây dẫn, để chống điện cảm ứng gây nguy hiểm cho nhân viên đơn vị công tác phải đặt nối đất di động dây dẫn với xà của cột sắt hoặc dây nối đất của cột gỗ, cột bê tông tại nơi làm việc

Điều 122 Trách nhiệm thực hiện

1 Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực, sử dụng điện căn cứ vào đặc thù của đơn vị có thể ban hành qui định hoặc hướng dẫn thực hiện các biện pháp cụ thể để bảo đảm an toàn khi thực hiện hoạt động điện lực, sử dụng điện của đơn vị mình nhưng không trái với Quy chuẩn này và các quy định khác của pháp luật

Trang 21

2 Sở Công Thương các tỉnh, thành phố có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực, sử dụng điện trên địa bàn tỉnh quản lý

3 Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này đối với các Sở Công Thương; các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực, sử dụng điện để sản xuất trên phạm vi cả nước

4 Định kỳ, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực, sử dụng điện để sản xuất báo cáo công tác kỹ thuật an toàn điện về Sở Công Thương; Sở Công Thương tổng hợp báo cáo về Bộ Công Thương trước ngày 15 tháng 6 và tháng 12 Nội dung chính của báo cáo tập trung vào vấn đề kiểm tra trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động; tình hình sự cố; tình hình tai nạn điện và những bất thường khác

Ngày đăng: 12/02/2020, 23:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w