Các cảm biến quán tính MEMS, vi cảm biến vận tốc góc và cảm biến gia tốc, đã được quan tâm nghiên cứu bởi có các ưu điểm nổi trội như giá thành thấp, kích thước nhỏ, năng lượng sử dụng t
Trang 11
MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của luận án
Ngày nay, vấn đề đánh dấu vị trí của một vật thể là một kỹ thuật rất được quan tâm bởi khả năng ứng dụng to lớn trong các lĩnh vực như quân
sự, công nghiệp, y học và dân dụng Vấn đề trên có thể giải quyết một cách hiệu quả trên cơ sở ứng dụng hệ thống dẫn đường quán tính (IMU) Hệ IMU thường có cấu hình bao gồm ba vi cảm biến gia tốc và ba vi cảm biến vận tốc góc được đặt vuông góc với nhau Hệ thống này được gắn lên vật thể chuyển động và cho phép xác định gia tốc và vận tốc góc của vật thể
đó
Các cảm biến quán tính MEMS, vi cảm biến vận tốc góc và cảm biến gia tốc, đã được quan tâm nghiên cứu bởi có các ưu điểm nổi trội như giá thành thấp, kích thước nhỏ, năng lượng sử dụng thấp, có thể chế tạo hàng loạt và dễ dàng tích hợp với các mạch điện tử Đối với các ứng dụng trong công nghiệp robot, công nghiệp ô tô và thiết bị dân dụng, các cảm biến quán tính MEMS hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu về tiêu chí kỹ thuật nên đã được sử dụng trong một số ứng dụng chẳng hạn như hệ thống túi khí bảo
vệ, hệ thống IMU xác định vị trí của vật thể, hệ thống camera,
Các cảm biến quán tính sau khi chế tạo thường được đóng gói trong chân không nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của các hiệu ứng suy hao là những yếu tố ảnh hưởng mạnh tới hoạt động của linh kiện Các hiệu ứng suy hao
đó làm giảm hệ số phẩm chất Q của linh kiện dẫn cũng như độ nhạy của linh kiện Tuy nhiên, đóng gói chân không là một công nghệ phức tạp đòi hỏi đầu tư thiết bị rất tốn kém Mặt khác, các công bố khoa học về nghiên cứu thiết kế chế tạo cảm biến quán tính có thể hoạt động trong môi trường
áp suất khí quyển vẫn còn hạn chế Chính vì vậy, định hướng nghiên cứu thiết kế và chế tạo vi cảm biến vận tốc góc MEMS có khả năng hoạt động trong môi trường áp suất khí quyển đã được quan tâm
Từ các phân tích trên, luận án với đề tài “Nghiên cứu thiết kế chế tạo
vi cảm biến vận tốc góc âm thoa và cảm biến gia tốc kiểu tụ” đã được
lựa chọn
2 Mục tiêu của luận án
- Thiết kế chế tạo vi cảm biến vận tốc góc kiểu dao động có hệ số phẩm chất và độ nhạy cao trong môi trường áp suất khí quyển
- Thiết kế chế tạo vi cảm biến gia tốc kiểu tụ ba bậc tự do có thể cho phép xác định đồng thời các gia tốc theo ba phương vuông góc và có độ nhạy chéo trục thấp
Trang 23 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận án đã được thực hiện trên cơ sở phương pháp mô phỏng lý thuyết và phương pháp thực nghiệm:
- Bài toán phân tích mode, mô phỏng các đặc trưng tần số, sự phụ thuộc của chuyển vị và độ thay đổi điện dung đã được thực hiện trên cơ sở phương pháp phần tử hữu hạn sử dụng phần mềm ANSYS
- Công nghệ vi cơ khối khô đã được sử dụng để chế tạo cảm biến
- Các đặc trưng tần số và đặc trưng tín hiệu ra của các cảm biến đã được khảo sát trên cơ sở các hệ đo được xây dựng Độ nhạy của các cảm biến được đánh giá
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Trong khuôn khổ của luận án, vấn đề thiết kế đưa ra mô hình vi cảm biến vận tốc góc kiểu âm thoa và vi cảm biến gia tốc kiểu tụ ba bậc tự do trên cơ sở mô phỏng phân tích mode và các đặc trưng của hai loại cảm biến quán tính đã được thực hiện bằng phương pháp phần tử hữu hạn sử dụng phần mềm ANSYS Trong trường hợp vi cảm biến vận tốc góc kiểu âm thoa, độ tổn hao nén và độ tổn hao trượt có giá trị thấp do cảm biến được thiết kế có cấu trúc kiểu trục Z và được treo trên đế khung Cấu trúc đẩy kéo với bánh xe tự quay được đề xuất đã hạn chế được các mode dẫn động đồng pha và mode cảm ứng đồng pha không mong muốn Đối với vi cảm biến gia tốc kiểu tụ, cấu trúc thanh dầm gập dạng L cho phép xác định đồng thời ba thành phần gia tốc Các cảm biến đã được chế tạo thành công trên
cơ sở quy trình chế tạo sử dụng công nghệ vi cơ khối khô Các hệ đo đặc trưng của vi cảm biến vận tốc góc kiểu âm thoa và vi cảm biến gia tốc trên
cơ sở sử dụng bộ mạch chuyển đổi C/V MS3110 và phần mềm xử lý tín hiệu LabvieW đã được xây dựng Kết quả thực nghiệm cho thấy hệ số phẩm chất và độ nhạy của vi cảm biến vận tốc góc kiểu âm thoa đạt giá trị khá lớn trong môi trường áp suất khí quyển Đối với vi cảm biến gia tốc kiểu tụ, hiện tượng chéo trục đã được hạn chế
- Việc nghiên cứu thiết kế chế tạo thành công vi cảm biến vận tốc góc kiểu âm thoa và vi cảm biến gia tốc kiểu tụ ba bậc tự do mở ra khả năng tích hợp chúng trong hệ linh kiện dẫn đường quán tính MEMS
5 Những đóng góp mới của luận án
- Đã thiết kế chế tạo vi cảm biến vận tốc góc đế khung kiểu âm thoa có
độ tổn hao nén và trượt thấp và cho phép hạn chế các mode dẫn động đồng pha và mode cảm ứng đồng pha Vi cảm biến vận tốc góc với hệ số phẩm chất mode cảm ứng 111,2 và độ nhạy 11,56 mV/o/s cho thấy khả năng hoạt động của linh kiện trong môi trường không khí
Trang 33
- Đã thiết kế chế tạo vi cảm biến gia tốc kiểu tụ ba bậc tự do có cấu trúc thanh dầm gập dạng L Cấu trúc của cảm biến cho phép giảm thiểu hiện tượng chéo trục và cho phép xác định đồng thời ba thành phần gia tốc với
độ nhạy theo phương X, Y và Z tương ứng là 13 mV/g, 11 mV/g và 0,2 mV/g
Kết quả nghiên cứu chính của luận án đã được công bố trong 03 bài báo quốc tế:
[1] Minh Ngoc Nguyen et al (2017), Z-Axis Micromachined Tuning Fork Gyroscope with Low Air Damping, Micromachines, Volume 8, Issue 2, pp.1-10 [2] Minh Ngoc Nguyen et al (2018), Z-axis tuning fork gyroscope having a controlled anti-phase and freestanding architecture: design and fabrication,
International Journal of Nanotechnology (IJNT), Vol 15, pp.14-23
[3] Minh Ngoc Nguyen et al (2019), A Two Degrees of Freedom Comb Capacitive-Type Accelerometer with Low Cross-Axis Sensitivity, Journal of
Mechanical Engineering and Sciences (JMES) Vol 13, pp.5334-5346
6 Cấu trúc của luận án
Chương I: Tổng quan
Chương II: Cơ sở phương pháp mô phỏng và thực nghiệm
Chương III: Nghiên cứu thiết kế chế tạo vi cảm biến vận tốc góc MEMS kiểu âm thoa
Chương IV: Nghiên cứu thiết kế chế tạo vi cảm biến gia tốc kiểu tụ ba bậc tự do
Kết luận: Trình bày tóm lược các kết quả chính của luận án
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Trong chương này, tổng quan về một số vấn đề liên quan đến công nghệ
vi cơ điện tử MEMS và hai loại cảm biến quán tính: vi cảm biến vận tốc góc và vi cảm biến gia tốc sẽ được trình bày
I.1 Công nghệ vi cơ điện tử MEMS
Công nghệ MEMS loại hình công nghệ mới có nền tảng từ công nghệ
vi điện tử nên công nghệ MEMS cũng bao gồm các kỹ thuật cơ bản của công nghệ này như quang khắc (photolithography), khuếch tán (diffusion), cấy ion (ion implantation), lắng đọng vật liệu bằng các phương pháp vật lý hoặc hóa học ở pha hơi (physical/chemical vapor deposition), hàn dây (wire bonding), đóng vỏ hoàn thiện linh kiện (packaging) Bên cạnh đó là các kỹ thuật đặc thù của riêng công nghệ MEMS nhằm mục đích chế tạo ra các vi cấu trúc ba chiều gồm ăn mòn ướt hoặc khô (wet/dry etching) và hàn ghép phiến (silic to silic/ silic to glass bonding)
Công nghệ MEMS được phân loại thành ba loại chính:
- Công nghệ vi cơ khối: Công nghệ được thực hiện dựa trên các kỹ thuật chính như quang khắc, ăn mòn dị hướng trong dung dịch (vi cơ khối
Trang 4ướt), ăn mòn khô trong môi trường chất khí (vi cơ khối khô), hàn ghép phiến… Công nghệ vi cơ khối được ứng dụng để chế tạo các cấu trúc MEMS ba chiều trong các vật liệu đế như tinh thể Si, tinh thể thạch anh, SiC, GaAs, thủy tinh,
- Công nghệ vi cơ bề mặt: Công nghệ được thực hiện dựa trên các kỹ thuật chính như quang khắc, lắng đọng tạo màng mỏng, ăn mòn lớp hy sinh, ăn mòn khô,… Công nghệ vi cơ bề mặt được ứng dụng để chế tạo các cấu trúc MEMS ba chiều trên bề mặt đế
- Công nghệ LIGA: LIGA là chữ viết tắt của các từ tiếng Đức X – ray Lithographie (quang khắc tia X), Galvanoformung (mạ điện) và Abformtechnik (vi đúc) Công nghệ LIGA liên quan đến quá trình quang khắc tia X, trong đó lớp vật liệu cảm tia X dày cỡ từ micrô mét đến xăngti mét được chiếu xạ bởi chùm tia X năng lượng cao Cấu trúc ba chiều trong lớp cảm bức xạ thu được sau quá trình hiện hình Trên cơ sở quá trình mạ điện, cấu trúc trong vật liệu cảm bức xạ được điền đầy bởi vật liệu kim loại Sau khi loại bỏ chất cảm bức xạ ta thu được cấu trúc kim loại như thiết kế Cấu trúc kim loại có thể là sản phẩm cuối cùng hoặc được tiếp tục sử dụng như là vi khuôn để tạo ra các sản phẩm tiếp theo trên cơ sở quá trình đúc sử dụng vật liệu chất dẻo Các cấu trúc chất dẻo thu được có thể được sử dụng làm vi khuôn để tạo ra các cấu trúc bằng kim loại ở dạng hàng loạt trên cơ
sở tiến hành quá trình đúc lần thứ hai Như vậy, công nghệ LIGA được thực hiện dựa trên kỹ thuật nền tảng như kỹ thuật khắc bằng chùm tia X, kỹ thuật vi đúc và kỹ thuật lắng đọng điện hóa (mạ điện)
I.2 Vi cảm biến vận tốc góc
I.2.1 Vi cảm biến vận tốc góc cổ điển
I.2.2 Vi cảm biến vận tốc góc quang học
I.2.3 Vi cảm biến vận tốc góc vi cơ điện tử (MEMS Gyroscopes - MG) I.2.4 Vi cảm biến vận tốc góc kiểu dao động
I.2.4.1 Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của vi cảm biến vận tốc góc kiểu dao động dựa trên hiệu ứng Coriolis
2
x m ky y c y m
F y m kx x c x m
y
d x
Trong đó: m là khối lượng của khối gia trọng, k là hệ số đàn hồi, cx và cy
là hệ số giảm chấn theo phương x và phương y, Ω là vận tốc góc và Fd là lực dẫn động
Trang 55
1.2.5 Tình hình nghiên cứu phát triển vi cảm biến vận tốc góc kiểu dao động I.2.5.1 Vi cảm biến vận tốc góc Drapper (Gimbals gyroscope)
I.2.5.2 Cảm biến dao động kiểu mâm tròn (Vibrating ring gyroscope)
I.2.5.3 Vi cảm biến vận tốc góc đa trục (Multi – axis input gyroscope)
I.2.5.4 Vi cảm biến vận tốc góc kiểu âm thoa (Tuning Fork Gyroscope TFG)
Đối với vi cảm biến vận tốc góc kiểu âm thoa, các công bố khoa học của các nhóm nghiên cứu trong nước và trên thế giới đã tập trung giải quyết các vấn đề: (i) Tăng cường biên độ dao động của mode kích thích; (ii) Tăng cường hệ số phẩm chất của mode cảm ứng bằng cách giảm thiểu hiệu ứng suy hao (iii) Tối đa khối lượng khối gia trọng để tạo lực Coriolis, đồng thời tối thiểu khối lượng bị kích thích bởi lực Coriolis; (iv) Tăng cường độ ổn định của linh kiện mà nguyên nhân liên quan tới sai sót trong chế tạo và thế dòng trôi gây bởi nhiệt độ; (v) Khống chế sự phù hợp mode cộng hưởng trên cơ sở cơ cấu cơ học và mạch điện tử điều khiển
Mặt khác, các nghiên cứu về vi cảm biến vận tốc góc kiểu âm thoa hoạt động trong môi trường áp suất khí quyển chưa được quan tâm nhiều Để có thể hoạt động trong môi trường áp suất khí quyển, các hiệu ứng suy hao cần được tính đến trong thiết kế mô phỏng nhằm tăng cường hệ số phẩm chất
Q
Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, thiết kế chế tạo vi cảm biến vận tốc góc kiểu âm thoa có hệ số phẩm chất Q và độ nhạy cao trong môi trường áp suất khí quyển đã được đặt ra
I.3 Cảm biến gia tốc
I.3.1 Bối cảnh lịch sử
I.3.2 Phân loại cảm biến gia tốc
I.3.2.1 Nguyên lý hoạt động
I.3.2.2 Vi cảm biến gia tốc cân bằng lực
I.3.2.3 Vi cảm biến gia tốc kiểu lệch
I.3.3 Các thông số đặc trưng của cảm biến gia tốc
I.3.4 Phân loại vi cảm biến gia tốc MEMS
I.3.4.1 Vi cảm biến gia tốc áp điện
I.3.4.2 Vi cảm biến gia tốc áp điện trở
I.3.4.3 Vi cảm biến gia tốc điện dung
I.3.4.4 So sánh đánh giá hoạt động của ba loại cảm biến gia tốc I.3.5 Vi cảm biến gia tốc điện dung MEMS
Vi cảm biến gia tốc điện dung MEMS có những ưu điểm như độ nhạy cao, độ nhiễu thấp, ảnh hưởng của nhiệt độ không đáng kể và năng lượng điện tiêu thụ thấp [63] Vi cảm biến gia tốc điện dung tụ vi sai đã được phát triển nhằm tăng cường độ tuyến tính cũng như nâng cao tỷ số tính hiệu trên độ nhiễu [64] Để đo tín hiệu điện dung nhỏ trong vi cảm biến gia tốc điện dung, các kỹ thuật chuyển mạch tụ đã được đề xuất [65-
Trang 667] Trong phần lớn các nghiên cứu, các vi cảm biến gia tốc điện dung được thiết kế chế tạo để đo gia tốc theo một phương Loại vi cảm biến gia tốc loại này gọi là vi cảm biến gia tốc đơn trục hay vi cảm biến gia tốc 1 bậc tự do Để có thể phát triển các hệ thống phân tích đối với chuyển động của các vật thể, loại vi cảm biến gia tốc đa trục đã được quan tâm nghiên cứu phát triển Sự phát triển của công nghệ MEMS chẳng hạn như công nghệ vi cơ bề mặt và công nghệ vi cơ khối đã mở ra khả năng chế tạo các vi cảm biến gia tốc có kích thước thu nhỏ cũng như sự tăng cường độ phẩm chất của linh kiện Hiện nay, vi cảm biến gia tốc điện dung MEMS được chế tạo trên cơ sở sử dụng loại đế SOI đã và đang rất được quan tâm bởi quy trình công nghệ chế tạo không phức tạp và có tính ổn định cao và được thực hiện nhờ sử dụng lớp ôxít đệm đóng vai trò là một lớp dừng ăn mòn [68, 69] Vi cảm biến gia tốc trục z có khối gia trọng dịch chuyển vuông góc với bề mặt linh kiện (out-of-plane z axis accelerometers) sử dụng cơ chế nhạy điện dung kiểu tụ vi sai đã được nghiên cứu nhằm tích hợp trên cùng một đế SOI tạo ra cảm biến có thể nhạy với ba thành phần gia tốc [70] Một số nhóm nghiên cứu cũng đã đưa ra cấu hình vi cảm biến gia tốc hai bậc tự do điện dung kiểu tụ vi sai [67, 70-72] Tuy nhiên, việc chế tạo
vi cảm biến gia tốc điện dung kiểu tụ vi sai nhạy với hai thành phần gia tốc trong mặt phẳng là một vấn đề khó khăn cần có các giải pháp thích hợp Hơn nữa, sự ảnh hưởng của dao động ngoại lai tới hoạt động của cảm biến cần được hạn chế nhằm giảm tín hiệu nhiễu [73] Như vậy xu hướng nghiên cứu phát triển vi cảm biến gia tốc điện dung đa bậc tự do cho phép xác định đồng thời các thành phần gia tốc của vật thể chuyển động đã được đặt ra nhằm tăng cường hiệu quả ứng dụng của loại linh kiện này trong thực tế đặc biệt trong tích hợp các cảm biến quán tính MEMS trong hệ thống dẫn đường quán tính
Kết luận Chương 1
Trong chương này, tổng quan một số vấn đề liên quan đến công nghệ vi
cơ điện tử MEMS và hai loại cảm biến quán tính: vi cảm biến vận tốc góc
và vi cảm biến gia tốc đã được đề cập
Từ các phân tích trong phần tổng quan, hai loại cảm biến quán tính điện dung MEMS, vi cảm biến vận tốc góc âm thoa và vi cảm biến gia tốc kiểu
tụ, sẽ được tập trung nghiên cứu Đối với vi cảm biến vận tốc góc âm thoa, vấn đề thiết kế chế tạo cảm biến có hệ số phẩm chất Q và độ nhạy cao trong môi trường áp suất khí quyển sẽ được quan tâm nghiên cứu Về vi cảm biến gia tốc kiểu tụ, vấn đề thiết kế chế tạo loại cảm biến đa bậc tự do có thể đồng thời nhạy với các thành phần của gia tốc sẽ được thực hiện Kết quả
Trang 77
nghiên cứu hai loại cảm biến trên là tiền đề cho sự tích hợp chúng trong các
mô đun dẫn đường quán tính
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ MÔ PHỎNG VÀ THỰC NGHIỆM
Trong chương này, các vấn đề liên quan tới cơ sở mô phỏng linh kiện và các kỹ thuật thực nghiệm sẽ được trình bày
II.1 Phương pháp phần tử hữu hạn và phần mềm ANSYS
Phương pháp phần tử hữu hạn là một phương pháp số, thường được dùng để giải các bài toán được mô tả bởi các phương trình vi phân riêng phần cùng với các điều kiện biên cụ thể Cơ sở của phương pháp là chia vật thể ra thành một tập hữu hạn các miền con liền nhau nhưng không liên kết hoàn toàn với nhau trên khắp từng mặt biên của chúng mà liên kết với nhau tại các điểm nút Trường chuyển vị, biến dạng và ứng suất được xác định trên từng miền con Mỗi miền con được gọi là một phần tử hữu hạn
ANSYS (Analysis Systems) là một gói phần mềm phân tích phần tử hữu hạn (Finite Element Analysis - FEA) hoàn chỉnh dùng để mô phỏng, tính toán thiết kế công nghiệp, đã và đang được sử dụng trên thế giới trong hầu hết các lĩnh vực kỹ thuật: kết cấu, nhiệt, dòng chảy, điện, điện từ, tương tác giữa các môi trường, giữa các hệ vật lý
II.2 Công nghệ chế tạo vi cảm biến vận tốc góc và vi cảm biến gia tốc
II.2.1 Quy trình công nghệ chế tạo vi cảm biến vận tốc góc
Vi cảm biến vận tốc góc kiểu âm thoa có cấu hình được mô tả như trên hình 2.3 Về nguyên lý, cảm biến gồm hai khối gia trọng được gắn với khung cố định bởi các dầm treo đàn hồi và được liên kết với nhau qua hệ dầm ghép nối đàn hồi
Hình 2.3 Mô hình cấu trúc vi cảm biến vận tốc góc
Vi cảm biến vận tốc góc kiểu âm thoa được chế tạo trên cơ sở công nghệ vi cơ khối sử dụng đế SOI (Silicon On Insulator) Quy trình chế tạo cảm biến với các bước công nghệ chính như quang khắc, ăn mòn khô sâu, phún xạ được trình bày trên hình 2.4
Trang 8(b ) Quang khắc
(c ) Ăn mòn SiO 2
(d ) Ăn mòn khô sâu
(f ) Ăn mòn khô sâu
(g ) Ăn mòn SiO 2 đệm
Lớp SiO 2 nhiệt Lớp Si đế Lớp Si linh kiện
Lớp SiO 2 đệm Pt Lớp cảm quang
Hình 2.4 Quy trình công nghệ chế tạo vi cảm biến vận tốc góc trên cơ sở công
nghệ vi cơ khối
II.2.2 Quy trình công nghệ chế tạo vi cảm biến gia tốc kiểu tụ
Vi cảm biến gia tốc kiểu tụ có cấu hình được mô tả như trên hình 2.5 và được chế tạo trên cơ sở công nghệ vi cơ khối Sơ đồ mô tả các bước chính trong quy trình chế tạo vi cảm biến gia tốc được trình bày trên hình 2.6
Hình 2.5 Mô hình cấu trúc vi cảm biến gia tốc
Hình 2.6 Quy trình chế tạo cảm biến gia tốc.
II.3 Phương pháp đo đáp ứng tần số của cảm biến
II.3.1 Phương pháp đo đáp ứng tần số của vi cảm biến gia tốc
Sơ đồ hệ đo đáp ứng tần số đối với vi cảm biến gia tốc được trình bày trên hình 2.10 Ảnh chụp hệ đo đặc trưng tần số của vi cảm biến gia tốc được trình bày trên hình 2.11
Trang 99
Hình 2.10 Sơ đồ hệ đo đáp ứng tần số cảm biến gia tốc
Hình 2.12 Ảnh chụp hệ đo đặc trưng tần số của cảm biến gia tốc
II.3.2 Phương pháp đo đáp ứng tần số của vi cảm biến vận tốc góc
Hai cấu hình mạch điện tử đã được sử dụng: cấu hình chấp hành hai cổng và cấu hình chấp hành một cổng
Hình 2.13 Sơ đồ hệ đo đáp ứng tần số
kiểu chấp hành hai cổng
Hình 2.14 Sơ đồ hệ đo đáp ứng tần
số kiểu chấp hành một cổng
II.4 Xây dựng hệ đo vận tốc góc
Sơ đồ khối và sơ đồ thiết lập thực nghiệm của hệ đo đặc trưng điện vận tốc góc của vi cảm biến vận tốc góc được trình bày trên hình 2.15 a&b
Hình 2.15 Hệ đo đặc trưng điện áp-vận tốc góc của cảm biến: (a) Sơ đồ khối và
(b) Sơ đồ thiết lập thực nghiệm
Hệ đo đặc trưng điện áp-vận tốc góc của vi cảm biến vận tốc góc đã được xây dựng thành công và được trình bày trên hình 2.20
Trang 10Hình 2.20 Ảnh chụp hệ đo đặc trưng điện áp-vận tốc góc
của vi cảm biến vận tốc góc
II.5 Xây dựng hệ đo gia tốc
Sơ đồ khối và sơ đồ thiết lập thực nghiệm của hệ đo đặc trưng điện
áp-gia tốc của vi cảm biến áp-gia tốc được trình bày trong hình 2.21 a&b
Hình 2.21 Hệ đo đặc trưng điện áp-gia tốc của cảm biến gia tốc: (a) Sơ đồ khối
và (b) Sơ đồ thiết lập thực nghiệm
Hình 2.24 trình bày hệ đo đặc trưng điện áp-gia tốc của cảm biến đã
được xây dựng
Hình 2.24 Ảnh chụp hệ đo đặc trưng điện áp-gia tốc của cảm biến gia tốc
Kết luận Chương 2
- Đã giới thiệu phương pháp phần tử hữu hạn và phần mềm ANSYS làm
cơ sở cho mô phỏng vi cảm biến vận tốc góc và cảm biến gia tốc
- Đã trình bày quy trình công nghệ chế tạo vi cảm biến vận tốc góc và vi
cảm biến gia tốc trên cơ sở công nghệ vi cơ khối khô
- Phương pháp đo đáp ứng tần số của vi cảm biến vận tốc góc và vi cảm
biến gia tốc đã được trình bày
- Đã xây dựng hệ đo vận tốc góc và hệ đo gia tốc Hệ đo hai loại cảm biến
sử dụng bộ chuyển đổi C/V MS3110 với sai số đạt giá trị cỡ 0,4%
Kết quả xây dựng hệ đo đặc trưng điện áp – gia tốc của vi cảm biến vận
tốc góc đã được đăng trong tạp chí Khoa học công nghệ quân sự Số đặc
Trang 1111
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO VI CẢM BIẾN
VẬN TỐC GÓC MEMS KIỂU ÂM THOA
Trong chương này, các nội dung chính luận án liên quan đến nghiên cứu thiết kế và chế tạo vi cảm biến vận tốc góc MEMS kiểu âm thoa sẽ trình
bày
III.1 Thiết kế mô phỏng vi cảm biến vận tốc góc kiểu âm thoa III.1.1 Thiết kế vi cảm biến vận tốc góc
Cấu trúc vi cảm biến vận tốc góc âm thoa đã được đề xuất (Hình 3.1)
Hình 3.1 Mô hình cấu trúc của vi cảm biến vận tốc góc âm thoa: (1) Khung ngoài,
(2) Khung trong, (3)Hệ điện cực răng lược dẫn động, (4) Hệ điện cực răng lược cảm ứng, (5) Dầm gấp, (6) Neo, ( 7) Dầm kết nối dạng thoi, (8) Vòng tự xoay
Trong thiết kế vi cảm biến vận tốc góc âm thoa, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của hiệu ứng suy hao nén, chúng tôi đã đưa ra cấu hình của vi cảm biến vận tốc góc kiểu trục Z Để giảm thiểu độ tổn hao do hiệu ứng trượt, các phần tử dao động của vi cảm biến vận tốc góc âm thoa được thiết kế để có thể treo tự do trên đế khung Cấu trúc dầm liên kết dạng hình thoi tạo bởi bốn thanh dầm thẳng (7) và cấu trúc đẩy kéo trên cơ sở sử dụng thanh dầm gắn với khung tròn tự xoay (8) đã được sử dụng nhằm tạo dao động ngược pha đối với mode dẫn động và mode cảm ứng Trên cơ sở thiết kế được đề xuất, hiệu ứng nhiễu được giảm thiểu dẫn tới làm tăng cường độ nhạy của cảm biến [77]
Bảng 3.1 Thông số thiết kế của vi cảm biến vận tốc góc
1 Chiều dài răng lược kích thích 30 μm
2 Chiều rộng răng lược kích thích 3 μm
3 Răng lược kích thích gối nhau 10 μm
4 Khoảng trống răng lược kích thích 2.5 μm
5 Chiều dài răng lược cảm ứng 100 μm
6 Chiều rộng răng lược cảm ứng 3 μm
7 Độ xếp chồng răng lược cảm ứng 90 μm
8 Khoảng trống răng lược cảm ứng nhỏ 2.5 μm
9 Khoảng trống răng lược cảm ứng lớn 7.5 μm
Trang 12III.1.2 Cấu trúc thanh dầm sử dụng trong thiết kế cảm biến
Với đặc điểm của từng loại dầm, trong luận án chúng tôi lựa chọn sử dụng hai loại dầm cho dẫn động và cảm ứng được thiết kế như hình 3.8a&b
và thông số kích thước được trình bày trên bảng 3.2 [34]:
(a)
(b)
Hình 3.8: Cấu trúc thanh dầm được thiết kế: (a) Dầm gấp cảm ứng,
(b) Dầm gấp kép dẫn động
Bảng 3.2: Thông số kích thước của dầm dẫn động và dầm cảm ứng
1 Chiều dài dầm dẫn động (Ldrive) 538 μm
III.1.3 Kết quả tính toán mô phỏng
III.1.3.1 Tính toán tối ưu kích thước tụ vi sai cảm ứng
Trong thiết kế của chúng tôi, cấu hình tụ điện răng lược cảm ứng vi sai (Hình 3.11) được sử dụng để tuyến tính hóa sự thay đổi điện dung theo chuyển vị
Hình 3.11 Cấu hình tụ điện răng lược cảm ứng vi sai
Khi đó, độ thay đổi điện dung của tụ điện răng lược cảm ứng được xác định như sau: