66nămNam Kỳ khởinghĩa (23-11-1940): Lần đầu tiên cờ đỏ sao vàng tung bay Cùng với khởinghĩa Bắc Sơn, ngày 23-11-1940 nhân dân toàn xứ Nam Kỳ đồng loạt thực hiện cuộc nổi dậy đánh vào hệ thống cai trị của thực dân Pháp và bọn tay sai, làm tan rã bộ máy cai trị của chúng ở một số vùng nông thôn, thị trấn. Như tiếng súng báo hiệu cho một hình thức đấu tranh mới, đấu tranh bằng vũ lực của toàn dân, là sự kiện chói lọi bùng lên ngay khi phong trào cách mạng của nước ta bước vào thời kỳ mới. Có được sự khởi đầu kiên cường bất khuất ấy, Xứ ủy Nam Kỳ đã ngày đêm đi sâu, bám sát, chỉ đạo cụ thể từng việc, từng địa phương cả thời gian, lực lượng và phương tiện trong quá trình đứng lên khởi nghĩa. …Bắt đầu từ tháng 6-1940, Xứ ủy Nam Kỳ trực tiếp chỉ đạo tập trung vào việc “Ráo riết chuẩn bị khởinghĩa vũ trang theo tinh thần nghị quyết Trung ương 6” (11-1939). Tờ báo “Tiến lên”, cơ quan đấu tranh của Mặt trận phản đế của Xứ ủy tổ chức in ngay tại thành phố, thường xuyên phát hành tới các tỉnh để hướng dẫn mọi mặt công tác chuẩn bị vũ trang. Cùng với báo “Tiến lên”, Thành ủy thành phố Sài Gòn cũng liên tục cho in truyền đơn bằng các thứ tiếng Việt, Hoa, Pháp kêu gọi nhân dân đứng lên chống thực dân Pháp, phát-xít Nhật. Liên tiếp trong 3 ngày (21, 22, 23-9-1940) Xứ ủy Nam Kỳ triệu tập hội nghị đại biểu toàn xứ tại làng Xuân Thới Đông (nay là xã Tân Xuân, Hóc Môn, Gia Định). Tại đây, hội nghị quyết định tổ chức cuộc nổi dậy vào ngày 23-11-1940, chọn Sài Gòn-Chợ Lớn là nơi nổ phát súng khai hỏa, phát lệnh khởinghĩa chung cho toàn xứ. Tất cả mọi công tác chuẩn bị và chỉ đạo của Xứ ủy đều được làm rất chặt chẽ với quyết tâm giành thắng lợi cao nhất. Sau mệnh lệnh khởinghĩa của Xứ ủy, liên tiếp các cuộc khởinghĩa nổ ra ở các địa phương trên toàn cõi Nam Kỳ. Từ Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Vĩnh Long, Trà Vinh đến Sóc Trăng, Bạc Liêu . Có nơi nghĩa quân làm chủ tới 12 ngày đêm như ở Cái Ngang (Tam Bình, Vĩnh Long). Đây là cuộc khởinghĩa có quy mô lớn nhất, gây tiếng vang nhất từ trước tới nay trên đất Nam Kỳ. Ở đâu nhân dân cũng giương cao lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, biểu trưng của tinh thần đoàn kết dân tộc cùng đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Đặc biệt là cuộc đấu tranh diễn ra ở khu vực Chợ Lớn, địa bàn có vị trí đặc biệt quan trọng, nằm sát cạnh thành phố Sài Gòn và các tỉnh Gia Định, Tân An. Theo chỉ thị của Xứ ủy, Tỉnh ủy Chợ Lớn ngoài nhiệm vụ tổ chức, lãnh đạo cuộc khởinghĩa nổ ra ở địa phương, còn có nhiệm vụ tổ chức các đơn vị du kích, lựa chọn đảng viên, quần chúng cốt cán lên tăng cường với cuộc khởinghĩa ở thành phố Sài Gòn, chủ yếu đánh vào khám lớn để cứu cán bộ của ta bị giam trong đó, đánh vào trại Ô Ma lấy súng đạn trang bị cho nghĩa quân. Từ khi thực dân Pháp thực hiện thủ đoạn xâm lược Nam Kỳ cho tới năm 1940, chưa bao giờ hệ thống cai trị ở nông thôn của chúng lại bị tan rã, mất quyền lực, mất tinh thần như lúc này. Nhưng thiệt hại về tinh thần của toàn bộ hệ thống cai trị thuộc địa của chúng mới thật sự nghiêm trọng. Cuộc KhởinghĩaNam Kỳ được Xứ ủy chuẩn bị và phát động theo sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược từ Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6. Mục tiêu chĩa mũi nhọn chủ yếu vào bọn đế Tượng đài kỷ niệm khởinghĩaNam Kỳ tại huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh. quốc xâm lược, giành chính quyền bằng khởinghĩa vũ trang. Khẩu hiệu giương cao khắp mọi nơi “đánh đổ thực dân thống trị, chống phát-xít xâm lược”. Nêu cao tinh thần quật khởi dân tộc, kêu gọi đoàn kết, thống nhất Trung-Nam-Bắc. Thông qua cuộc đấu tranh đã tập hợp được trong Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế tất cả các tầng lớp quần chúng nhân dân, giai cấp, dân tộc, tôn giáo. Cuộc Khởi nghĩaNam Kỳ là một sự kiện chói lọi, như ngọn lửa thổi bùng phong trào cách mạng của nước ta trong thời kỳ mới, khi Đảng ta có sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Chính vì vậy chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng đã có 3 cuộc cách mạng liên tiếp nổ ra (khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940); khởi nghĩaNam Kỳ (11-1940); khởinghĩa Đô Lương (1-1941). Những cuộc khởinghĩa này đã bóc trần mâu thuẫn vô cùng sâu sắc giữa toàn thể dân tộc ta với bọn thực dân xâm lược. Cùng với khởinghĩa Bắc Sơn, Đô Lương, cuộc khởi nghĩaNam Kỳ là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởinghĩa toàn quốc, biểu hiện cho tinh thần quật khởi dân tộc, tinh thần chiến đấu đến cùng của toàn dân. Chính trong cuộc Khởi nghĩaNam Kỳ, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta lá cờ đỏ sao vàng năm cánh phấp phới tung bay. Đây là biểu tượng của tinh thần yêu nước, tinh thần yêu quý độc lập tự do. Chỉ sau đó nửa năm (5-1941), tại hội nghị lần thứ 8 Trung ương Đảng ta họp tại Pác Bó (Cao Bằng) do Chủ tịch Hồ Chí Minh với danh nghĩa đại biểu Quốc tế cộng sản chủ trì đã quyết định lấy lá cờ đỏ sao vàng được phất cao trong cuộc Khởi nghĩaNam Kỳ làm lá cờ chính thức của Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), để tập hợp và động viên nhân dân cả nước đứng lên đánh Pháp, đuổi Nhật. Tháng 8-1945 tại Đại hội Quốc dân (Tân Trào) thành lập Chính phủ lâm thời, đã nhất trí lấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh làm Quốc kỳ của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Theo QĐNDO . 66 năm Nam Kỳ khởi nghĩa (23-11-1940): Lần đầu tiên cờ đỏ sao vàng tung bay Cùng với khởi nghĩa Bắc Sơn, ngày 23-11-1940 nhân dân toàn xứ Nam Kỳ. là sự ki n chói lọi bùng lên ngay khi phong trào cách mạng của nước ta bước vào thời kỳ mới. Có được sự khởi đầu ki n cường bất khuất ấy, Xứ ủy Nam Kỳ