Kiểm tra GDCD 7 9 chuẩn

8 269 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Kiểm tra GDCD 7 9 chuẩn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề kiểm tra học kì II. Năm học 2008- 2009. Môn : GDCD- Lớp 7. Câu 1(3đ) Bằng những kiến thức đã học , em hãy phân biệt di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể. Lấy ví dụ minh hoạ. Câu 2(3đ) Em hiểu thế nào là quyền tự do tín ngỡng và tôn giáo? Em cần làm gì để thực hiện tốt quyền tự do tín ngỡng và tôn giáo của công dân? Câu 3(2đ) Em hãy nêu một số việc mà gia đình em đã làm với các cơ quan hành chính nhà nớc ở xã? (ít nhất 4 việc làm) Câu 4(2đ) Cho tình huống: "Gần nhà Hằng có một ngời chuyên làm nghề bói toán. Mẹ Hằng cũng thỉnh thoảng sang xem bói. Hằng can ngăn nhng mẹ Hằng cho đó là quyền tự do tín ngỡng của mỗi ngời và khuyên Hằng không nên can thiệp vào". a. Theo em, mẹ Hằng nghĩ nh vậy có đúng không? b. Nếu là Hằng, em sẽ làm gì? Hớng dẫn chấm, biểu điểm. Câu hỏi Nội dung Điểm Câu1 Câu2 Câu 3 Câu 4 - Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, đợc lu giữ bằng trí nhớ, chữ viết . ví dụ: Nhã nhạc cung đình Huế, Quan họ Bắc Ninh - Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử- văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Ví dụ: Động Phong Nha- Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long - Quyền tự do tín ngỡng và tôn giáo là : + Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngỡng, tôn giáo nào. + Ngời đã theo một tín ngỡng, tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa, hoặc bỏ để theo tín ngỡng, tôn giáo khác mà không ai đợc cỡng bức, cản trở. - Chúng ta cần: + Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngỡng, tôn giáo. + Không đợc bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những ngời có tín ngỡng, tôn giáo. + Không lợi dụng quyền tự do tín ngỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật. - Học sinh có thể nêu: + Đăng kí hộ khẩu. + Khai báo tạm trú. + Khai báo tạm vắng. + Xác nhận lí lịch. a. Mẹ Hằng nghĩ nh vậy là không đúng b. Nếu là Hằng - Giải thích tác hại của mê tín dị đoan - Vận động gia đình và ngời thân khuyên giải mẹ - Báo với chính quyền địa phơng can thiệp 1,0 0,5 1,0 0,5 0,5 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Đề kiểm tra học kì II, năm học 2008- 2009. Môn : GDCD- Lớp 8. Câu1(3đ) Khi những tình huống dới đây xảy ra, theo em nên xử lí nh thế nào? - Nghi ngờ một địa điểm buôn bán và sử dụng trái phép chất ma tuý. - Em nghi ngờ ngời lấy cắp chiếc xe đạp của bạn Hoa cùng lớp. - Anh Dơng bị giám đốc cho nghỉ việc không rõ lí do. Câu 2(3đ) Thế nào là quyền tự do ngôn luận? Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách nào? Câu3 (1,5đ) Theo em, pháp luật có vai trò nh thế nào trong cuộc sống hàng ngày? Câu 4. (2,5 đ) Cho tình huống: "Tùng và Minh chơi thân với nhau, lại học cùng lớp nên có gì cũng chia sẻ với nhau. Một hôm, vào giờ ra chơi, thấy Tùng có nhiều giấy dùng để kiểm tra ở trong cặp, Minh liền lấy vài tờ. Có bạn nhìn thấy bảo: - Sao cậu lại tự tiện lấy giấy kiểm tra của Tùng? Thế là không tôn trọng tài sản của ngời khác đấy. Minh cời: - Ôi dào! Tớ với Tùng chơi thân với nhau, tớ có lấy vài tờ cũng chẳng sao". a. Việc làm của Minh đúng hay sai? Tại sao? b. Nếu là bạn của Minh, em sẽ góp ý với Minh nh thế nào? H ớng dẫn chấm, biểu điểm. Câu hỏi Nội dung Điểm Câu 1 Câu2 Câu3 Câu4 - Tình huống 1: Tìm hiểu xem có đúng nh vậy không và báo với cơ quan có trách nhiệm -> mục đích ngăn chặn và xoá bỏ tệ nạn xã hội - Tình huống 2: Em sẽ báo cho thầy cô giáo hoặc cơ quan công an -> mục đích lấy lại chiếc xe cho bạn An. - Tình huống 3: Bảo với anh H hãy làm đơn gửi lên Ban giám đốc công ty để biết rõ lý do bị thôi việc của mình. - Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân tham gia bàn bạc, thảo luận đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nớc, xã hội. - Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận: + Trong các cuộc họp ở cơ sở( họp thôn xóm, trờng lớp ) + Trên các phơng tiện thông tin đại chúng( Qua quyền tự do báo chí) + Kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc cử tri. + Góp ý kiến vào dự thảo luật, dự thảo Hiến pháp. - Vai trò của pháp luật: + Là công cụ để quản lý NN, kinh tế, văn hoá, xã hội . + Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. + Là phơng tiện để phát huy quyền làm chủ của công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội. a. Minh làm sai. Vì: - Tờ giấy kiểm tra tuy nhỏ nhng là tài sản của riêng Tùng. - Dù là bạn thân cũng không đợc tự ý lấy dùng, làm nh vậy là không tôn trọng tài sản của ngời khác. b. Khuyên Minh: (Đa ra 1 - 2 cách ứng xử) - Trả lại giấy kiểm tra, chờ Tùng về sẽ xin lỗi và hỏi xin Tùng. 1,0 1,0 1,0 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 Đề kiểm tra học kì II, năm học 2008- 2009. Môn : GDCD- Lớp 9. Câu1(3đ) a. Thế nào là vi phạm pháp luật? Kể tên các loại vi phạm pháp luật. b. Thế nào là trách nhiệm pháp lí? Kể tên các loại trách nhiệm pháp lí. Câu 2(2đ) Theo em, công dân có thể tham gia quản lí nhà nớc, quản lí xã hội bằng cách nào? Lấy ví dụ minh hoạ. Câu 3(2đ) Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc chúng ta cần phải làm gì? Câu 4. (3đ) Cho tình huống: "Để về nhà nhanh, Hoàng đã đi vào đờng ngợc chiều nên bị chú công an viết giấy xử phạt hành chính. Mẹ Hoàng cho rằng chú xử phạt nh vậy là sai. Vì Hoàng mới 15 tuổi, cha đến tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính". a, Nhận xét hành vi của Hoàng. b. Theo em, ý kiến của mẹ Hoàng đúng hay sai? Vì sao? H ớng dẫn chấm, biểu điểm. Câu hỏi Nội dung Điểm Câu1 Câu2 Câu3 Câu4 - Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi do ngời có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ đợc pháp luật bảo vệ. - Các loại vi phạm pháp luật: + Vi phạm hành chính. + Vi phạm hình sự. + Vi phạm dân sự . + Vi phạm kỉ luật. - Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ pháp lý mà cá nhân, tổ chức, cơ quan VPPL phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nớc quy định. - Các loại trách nhiệm pháp lí: + Trách nhiệm hình sự. + Trách nhiệm dân sự. + Trách nhiệm hành chính. + Trách nhiệm kỉ luật. - Trực tiếp tham gia vào các công việc của Nhà nớc: bàn bạc, đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nớc. VD: Tham gia bầu cử đại biểu quốc hội, ứng cử vào HĐND - Gián tiếp: Thông qua đại biểu nhân dân để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. VD: Góp ý xây dựng, phát triển kinh tế - Ra sức học tập, tu dỡng đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự. - Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trờng học và nơi c trú. - Sắn sàng làm nghĩa vụ quân sự - Vận động mọi ngời cùng thực hiện nghĩa vụ quân sự, phê phán tố cáo hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự a. Nhận xét hành vi của Hoàng: - Hoàng đi ngợc chiều là hành vi vi phạm an toàn giao thông. - Làm nh vậy cũng là vi phạm đạo đức của ngời học sinh. b. ý kiến của mẹ Hoàng sai - Vì: Theo điều 6, pháp lệnh xử lí VPPL hành chính 2002 thì ngời từ đủ 14 tuổi đến dới 16 tuổi bị xử phạt hành chính do cố ý. Hoàng đã 15 tuổi, lại cố ý đi vào đờng ngợc chiều nên bị xử phạt hành chính là đúng. 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 0,5 Đề kiểm tra học kì II, năm học 2008- 2009. Môn : GDCD- Lớp 6. Câu 1(2đ) Em hãy nêu một vài biểu hiện tốt và cha tốt trong việc thực hiện quyền trẻ em. Câu 2(4đ) a. Hãy trình bày những hiểu biết của mình về một số quy định đi đờng đối với ngời đi bộ và ngời đi xe đạp. b. Liên hệ việc thực hiện của bản thân. Câu 3(2đ) Em ứng xử nh thế nào khi gặp những tình huống sau: - Nhặt đợc th của ngời khác. - Bạn thân xem th của em mà không hỏi ý kiến em. Câu 4(2đ) Cho tình huống sau: Tuấn và Hải ở cạnh nhà nhau. Do nghi ngờ Hải nói xấu mình, Tuấn đã chửi Hải và rủ anh trai đánh Hải. - Theo em , Tuấn có vi phạm quyền đợc pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm không? - Trong trờng hợp đó, Hải có thể có những cách ứng xử nào? Cách nào là tốt nhất? H ớng dẫn chấm, biểu điểm . Câu hỏi Nội dung Điểm Câu 1 Câu2 Câu3 Câu 4 * Biểu hiện tốt: - Tổ chức việc làm cho trẻ em khó khăn. - Dạy học ở lớp học tình thơng cho trẻ. * Biểu hiện cha tốt: - Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma tuý. - Đánh đập trẻ em. a. Học sinh có thể nêu một số quy định nh: * Đối với ngời đi bộ: - Đi trên hè phố, lề đờng. Trờng hợp không có hè phố, lề đờng thì đi sat mép đờng bên phải. - Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đờng dành cho ngời đi bộ thì phải tuân thủ đúng. * Đối với ngời đi xe đạp: - Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng. - Không đi vào phần đờng dành cho ngời đi bộ hoặc phơng tiện khác. - Không sử dụng xe để kéo đẩy xe khác, không mang vác và trở vật cồng kềnh, không buông cả hai tay hoặc đi xe một bánh. - Trẻ em dới 12 tuổi không đi xe đạp ngời lớn. b. Liên hệ( Nêu biểu hiện tốt và cha tốt) - Học sinh có thể ứng xử: + Không đọc th, tìm theo địa chỉ trả lại ngời mất. + Không đồng tình với bạn, giải thích cho bạn hiểu là bạn đã vi phạm quyền đợc bảo đảm an toàn và bí mậtth tín, điện thoại, điện tín. - Tuấn có vi phạm quyền đợc pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. - Cách ứng xử của Hải. ( Học sinh có thể nêu 2 đến 3 cách) + Chửi và đánh lại. + Báo cho thầy cô, cha mẹ để bảo vệ quyền của mình. Cách ứng xử tốt nhất: cách 2. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 1,0 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 . Đề kiểm tra học kì II. Năm học 2008- 20 09. Môn : GDCD- Lớp 7. Câu 1(3đ) Bằng những kiến thức đã học , em hãy. kiểm tra, chờ Tùng về sẽ xin lỗi và hỏi xin Tùng. 1,0 1,0 1,0 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 Đề kiểm tra học kì II, năm học 2008- 20 09.

Ngày đăng: 19/09/2013, 14:10

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan