20 bàithuốc chữa đau lưng Tác giả : BS. QUÁCH TUẤN VINH Ðau lưng là một bệnh rất hay gặp ở độ tuổi trung và cao niên. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và thường được chia làm hai loại: Ðau lưng cấp tính và đau lưng mãn tính. Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số bàithuốc đơn giản, dễ tìm có thể chữa được bệnh đau lưng mãn tính. Bài 1: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau. Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ. Bài 3: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày. Bài 4: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu. Bài 5: Cẩu tích (rễ cây lông cu-li) 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bàithuốc này chủ trị đau lưng do hàn thấp. Bài 6: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Bài 7: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thuốc bằng rượu nhẹ. Bàithuốc này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết bên trong. Bài 8: Hạt hẹ 12g, vỏ vừng 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày. Bài 9: Rễ cà 20g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày. Bài 10: Vỏ quả bí ngô già 60g, rễ cây bông 60g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày. Bài 11: Vỏ quả bí ngô già 60g, hương nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày. Bài 12: Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày. Bài 13: Hạt bí ngô 40g, đậu đỏ nhỏ 30g, lá cây lạc 20g, gừng khô 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. Bài 14: Hạt bông 40g, hành củ 20g, lá tía tô 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. Bài 15: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần. Bài 16: Trà xanh 1g, bột vừng chín 5g, đổ vào nửa lít nước sôi, khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang. Bài 17: Rễ cây lau 30g, vỏ quả bí ngô già 30g, nhân trần 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. Bài 18: Bổ cốt toái 30g, đem sấy khô rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g. Chiêu thuốc bằng rượu hoặc sắc nước uống. Bài 19: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Bài 20: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần 4 động tác để cơ thể khỏe mạnh từ sáng đến tối Chỉ cần tập như mô tả dưới đây mỗi ngày, các khớp xương của bạn sẽ linh hoạt. Những động tác này cũng giúp bạn xua đi căng thẳng để có một tinh thần sáng suốt. 1. Hãy đánh thức cơ thể Đứng, hai tay đặt lên thành giường, hít vào thật sâu, đồng thời thóp bụng vào và uốn cong lưng từ từ. Thở ra và ngẩng đầu lên, lặp lại động tác này một lần nữa (hình 1). 2. Thức dậy với đôi chân năng động Dựa vào thành giường, một chân co lại, chân kia duỗi ra sau. Đưa cánh tay bên kia ra phía trước thật xa (so với chân đang duỗi). Giữ đầu thẳng theo sống lưng. Giữ tư thế đó vài giây. Làm lại động tác này với phần bên kia (hình 2). 3. Thỉnh thoảng ngừng công việc Ngồi trên ghế. Xoay thân trên từ phải sang trái, sao cho chân không nhúc nhích. Lặp lại 6-7 lần. Sau đó giữ chặt mép ghế, làm như bạn muốn nhìn về phía sau lưng (hơi gắng sức một tí). Nhất thiết không cử động phần hông. Đổi bên (hình 3). 4. Ngủ như một em bé Hình 1: "Hãy đánh thức cơ thể". Hình 2: "Thức dậy với đôi chân năng động". HÌnh 3: "Thỉnh thoảng ngừng công việc". Không bài tập nào hiệu quả bằng bài tập này khi muốn xua đi cảm giác nặng nề của đôi chân và chuẩn bị đi vào giấc ngủ: Nằm ngửa, hai chân khép lại, dựa vào tường. Dang từ từ hai chân và để chúng tự trượt xuống. Khi hai chân đã dang hết cỡ, hãy nới lỏng tối đa các bắp thịt trên trong phần đùi. Sau đó gập đầu gối lên ngực (hình 4). Tài Hoa Trẻ (theo Top Santé) Trị bệnh GAI CỘT SỐNG bằng NGẢI CỨU Nghe đám nhân viên ngồi bàn tán về việc trị bệnh gai cột sống và cuối cùng là phải mổ xẻ…ông sếp lớn tuổi, dân miền quê liền tham gia: “Không có mổ xẻ gì hết, nguy hiểm lắm, tụi bây về làm như vầy….bệnh sẽ khỏi, cứ làm đi rồi bây sẽ thấy, nó như thuốc thần thuốc tiện vậy!” Nội dung bàithuốc và cách trị như sau: - Nguyên liệu: Rau (hay cỏ gì đó) ngải cứu, dấm nuôi, mãnh vải thưa, mỏng, mềm bằng sợi cotton. - Cách chế biến: * Ngải cứu rửa sạch để ráo, thái (sắt) nhỏ, giả nát. * Dấm nuôi đun thật nóng. - Cách điều trị: Tối trước khi đi ngủ, người bệnh nằm dài, lưng trần. Dùng mãnh vải, gói một nhúm thuốc (Ngải cứu giã nhiễn vào dấm nuôi đã đun nóng), xoa dọc theo xương sống chừng 15 phút, trong quá trình xoa, thuốc được hâm nóng thường xuyên. - Thời gian điều trị: Ít nhất là một tháng. Nên kiên nhẫn thực hiện trong 3 tháng. Tuy đơn giản, nhưng khó thực hiện vì phải duy trì độ nóng cho thuốc. Bà xã nhà tôi bị trượt đĩa đệm, đau lưng hoài, tôi cũng đè ra làm luôn…nghe chừng cũng êm. Không biết có phải do bàithuốc này hay không. Hình 4: "Ngủ như một em bé". . lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu. Bài 5: Cẩu tích (rễ cây lông cu-li) 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do hàn thấp. Bài 6: Hạt mướp. 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Bài 7: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thuốc bằng rượu nhẹ. Bài thuốc này chủ trị