1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ quản lý thu thuế TNDN của cục thuế tỉnh quảng ninh

102 54 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Mục đích của đề tài: Đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đểtìm ra những mặt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chếtrong công

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Họ và tên: Lê Thị Phương Thảo

Sinh ngày: 12/12/1993 Nơi sinh: Quảng Ninh

Tôi xin cam đoan như sau:

1 Luận văn Thạc sỹ kinh tế “Quản lý thu thuế TNDN của Cục Thuế tỉnhQuảng Ninh” là do chính tôi thực hiện nghiên cứu và hoàn thiện dưới sự hướng dẫncủa PGS.TS Phạm Công Đoàn

2 Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các

số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây

Hà Nội, ngày 3 tháng 6 năm 2017

Tác giả

Lê Thị Phương Thảo

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả Luận văn xin bày tỏ sự cảm ơn chânthành, sâu sắc tới PGS.TS Phạm Công Đoàn vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tácgiả trong quá trình thực hiện luận văn

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, các Giáo sư, Phó giáo sư,Tiến sỹ, giảng viên Trường Đại học Thương Mại đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạtkiến thức trong quá trình tác giả theo học tại trường Cảm ơn toàn thể cán bộ, nhânviên Trường Đại học Thương Mại đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trongthời gian học tập và nghiên cứu nhằm hoàn thành chương trình Cao học

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Cục Thuế Quảng Ninh, cán bộcác Phòng chuyên môn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong việc thu thập sốliệu để làm luận văn

Sau cùng, xin được cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng bảo vệ và kính mongnhận được sự quan tâm, nhận xét của các Thầy, Cô để tác giả có điều kiện hoànthiện tốt hơn những nội dung của luận văn nhằm đạt được tính hiệu quả, hữu ích khi

áp dụng vào trong thực tiễn

Xin trân trọng cảm ơn!

Lê Thị Phương Thảo

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích của đề tài: 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Những đóng góp của luận văn 3

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn 3

7 Kết cấu của luận văn: 3

8 Tổng quan tình hình nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 5

1.1 Doanh nghiệp và thuế TNDN 5

1.1.1 Khái quát về DN 5

1.1.2 Khái niệm, nội dung, vai trò của thuế TNDN 6

1.2 Quản lý thu thuế TNDN 9

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu của quản lý thu thuế TNDN 9

1.2.2 Yêu cầu về quản lý thu thuế TNDN 10

1.2.3 Nội dung quản lý thu thuế TNDN 12

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý thu thuế TNDN 17

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế TNDN 17

1.3.1 Điều kiện kinh tế xã hội 17

1.3.2 Các chính sách quản lý của Nhà nước và chính sách thuế TNDN 18

Trang 4

1.3.3 Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế và nhân lực quản lý thu thuế TNDN 18

1.3.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính phục vụ thu thuế TNDN 19

1.3.5 Công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý Nhà nước 20

1.4 Kinh nghiệm quản lý thu thuế TNDN ở một số tỉnh 21

1.4.1 Kinh nghiệm quản lý thu thuế TNDN ở một số tỉnh 21

1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho quản lý thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 26

2.1 Đặc điểm kinh tế – xã hội và khái quát ngành thuế tỉnh Quảng Ninh 26

2.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội 26

2.1.2 Khái quát về ngành Thuế Quảng Ninh 27

2.2 Thực trạng quản lý thu thuế TNDN đối với DN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 – 2016 31

2.2.1 Thực trạng các chính sách và quy định của Nhà nước về thuế TNDN 32

2.2.2 Thực trạng triển khai các chính sách của Trung ương về Thuế TNDN đối với các DN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 36

2.2.3 Về thanh tra, giám sát việc thực hiện chính sách và quá trình thu thuế TNDN đối với DN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 53

2.3 Thực trạng tình hình thu thuế TNDN đối với DN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

58 2.3.1 Kết quả thu ngân sách trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 – 2016

58 2.3.2 Quản lý doanh nghiệp và kết quả thu thuế TNDN 61

2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý thu thuế TNDN đối với DN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 64

2.4.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân 64

Trang 5

2.4.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 66

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ TNDN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 75

3.1 Phương hướng, nhiệm vụ của ngành Thuế Quảng Ninh 75

3.2 Giải pháp 76

3.2.1 Nhóm giải pháp đối với Ngành thuế tỉnh Quảng Ninh 77

3.2.2 Nhóm giải pháp đối với Chính phủ và các cơ quan ngang Bộ 88

KẾT LUẬN 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Kết quả thanh tra, kiểm tra 55

Bảng 2.2: Kết quả thu ngân sách 59

Bảng 2.3: Tình hình nợ đọng thuế 60

Bảng 2.4: Thống kê doanh nghiệp qua các năm 61

Bảng 2.5: Kết quả thu thuế TNDN 62

Bảng 2.6: Tình hình nợ đọng thuế TNDN 63

Bảng 3.1: Dự toán thu NSNN năm 2017 75

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Bảng 2.1: Kết quả thanh tra, kiểm tra 55

Bảng 2.2: Kết quả thu ngân sách 59

Bảng 2.3: Tình hình nợ đọng thuế 60

Bảng 2.4: Thống kê doanh nghiệp qua các năm 61

Bảng 2.5: Kết quả thu thuế TNDN 61

Bảng 2.6: Tình hình nợ đọng thuế TNDN 63

Bảng 3.1: Dự toán thu NSNN năm 2017 75

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thuế là nguồn thu chủ yếu và mang tính quyết định của nguồn ngân sách Nhànước, mọi quốc gia tồn tại và phát triển đều phải dựa trên cơ sở nguồn thu ngânsách Quốc gia Ngoài ra, thuế còn là một công cụ quản lý kinh tế quan trọng, cóhiệu lực để Nhà nước quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế Phạm vi và đối tượngtác động của thuế rất rộng, liên quan đến mọi ngành, mọi cấp và mọi công dân,không chỉ là công dân trong nước mà còn tác động đến công dân nước ngoài sinhsống làm ăn tại Việt Nam và cả các quốc gia có liên quan đến lợi ích kinh tế Có thểnói hệ thống chính sách, pháp luật thuế Nhà nước có vai trò, vị trí vô cùng quantrọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, bảo vệ độc lập chủquyền quốc gia và hội nhập quốc tế

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì sự phát triển của các doanh nghiệp

đã thu hút được một lực lượng lao động khá lớn, góp phần giải quyết vấn đề laođộng dư thừa hiện nay, đồng thời đáp ứng được một cách nhanh nhạy nhu cầu và thịhiếu của người tiêu dùng Từ đó đóng góp một phần thu không nhỏ trong tổng sốthu ngân sách nhà nước

Tỉnh Quảng Ninh là tỉnh công nghiệp với thế mạnh là khai thác than, vật liệuxây dựng và du lịch Những năm qua, thực hiện đường lối phát triển kinh tế nhiềuthành phần cộng với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì số lượng DNtrên địa bàn tỉnh đã tăng một cách nhanh chóng Các DN tham gia vào tất cả cáclĩnh vực của nền kinh tế với sự đa dạng về ngành nghề hoạt động và quy mô của

DN, góp phần tạo nên sự tăng trưởng của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, ổnđịnh cuộc sống và thu nhập của người lao động

Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết được nêu ở trên chính là lý

do tôi chọn đề tài: “Quản lý thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh”

làm luận văn tốt nghiệp

Với mục đích, tìm hiểu thực trạng công tác quản lý thu thuế TNDN đối vớicác DN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đánh giá những mặt được, những mặt còn

Trang 10

hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý để từ đó đưa ra một

số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế TNDN đối vớicác doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

2 Mục đích của đề tài:

Đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đểtìm ra những mặt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chếtrong công tác quản lý để từ đó đề xuất các giải pháp có căn cứ khoa học và đề xuấtcác biện pháp cụ thể để tối ưu hóa công tác quản lý về thuế TNDN, góp phần xâydựng ngành thuế Quảng Ninh tiên tiến, hiện đại và chuyên nghiệp, đảm bảo thực thitốt pháp luật thuế; đảm bảo quản lý thu thuế công bằng, minh bạch, hiệu lực và hiệuquả theo các chuẩn mực quốc tế; phục vụ tốt đối tượng nộp thuế, tăng tính tự giáctuân thủ pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế; đảm bảo nguồn thu cho NSNN,phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đồng thời nâng cao hiệuquả kinh doanh, đảm bảo phát triển bền vững của doanh nghiệp

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý thu thuế đối với doanh nghiệptrên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

* Phạm vi về thời gian: Công tác quản lý thu thuế TNDN của Cục Thuế tỉnhQuảng Ninh đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh từ năm 2014 đến 2016,khuyến nghị giải pháp đến 2018, định hướng 2020

* Phạm vi về không gian: Đề tài được tập trung nghiên cứu về thuế TNDNthực hiện tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh

4 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ trên, đề tài sử dụng phương pháp thống kê nhằmthu thập số liệu liên quan, phương pháp phân tích hệ thống, phân tích tổng hợp, sosánh, chuyên gia để đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế TNDN và đề xuấtcác giải pháp hoàn thiện công tác này

Trang 11

5 Những đóng góp của luận văn

- Trên cơ sở chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về thuếqua các thời kỳ, luận văn nêu được cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả quản lýthuế TNDN trong các doanh nghiệp

- Luận văn làm rõ thực trạng quản lý thuế TNDN tại các DN trên địa bàn tỉnhQuảng Ninh

- Từ những nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm của các địa phương tác giả rút ranhững bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong quản lýthuế đối với doanh nghiệp trong thời gian tới

- Luận văn đã đề xuất một số phương hướng và giải pháp, nhằm nâng cao vaitrò Nhà nước trong quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnhQuảng Ninh trong thời gian tới

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn

* Ý nghĩa khoa học: Đề tài đã hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ các vấn

đề lý luận về quản lý thu thuế TNDN của Cục thuế tỉnh Quảng Ninh nói riêng vàcủa Ngành thuế nói chung

* Ý nghĩa thực tiễn:

- Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp hoàn thiện công tác quản lý thu thuếTNDN tại Cục thuế tỉnh Quảng Ninh dựa trên cơ sở khoa học, nhằm đạt được cácmục tiêu thu NSNN cũng như phát triển ổn định vững mạnh trong tương lai

- Có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những cán bộ làm công tác thanhtra, kiểm tra và quản lý thuế cũng như những người quan tâm

7 Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung củaluận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận về quản lý thu thuế TNDN

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế TNDN đối với DN trên địabàn tỉnh Quảng Ninh

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế TNDN đối với DN trên địabàn tỉnh Quảng Ninh

Trang 12

8 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp không phải là vấn đề nghiên cứu mới vìthế trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều tác giả đã có rất nhiều luậnvăn thạc sĩ và công trình nghiên cứu như các báo cáo khoa học, các bài đăng trêncác báo, tạp chí, giáo trình…đã nghiên cứu về vấn đề này Đây là nguồn tài liệutham khảo phong phú trong việc nghiên cứu luận văn thạc sĩ

Luận văn thạc sĩ của trường Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội năm

2015 của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Mai “Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tạiChi cục thuế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài làphân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tạiChi cục thuế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, trên cơ sở đó kết hợp với lý luậnquản lý Nhà nước về thuế thu nhập doanh nghiệp để chỉ ra những ưu điểm, hạn chếcủa quá trình này Từ đó đề xuất một số giải pháp có thể thực hiện được để tăngcường công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện BìnhXuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

Bài viết của tác giả TS Lê Thị Thanh Huyền, 2014, Tạp chí thuế “Kinh nghiệmcải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan tại một số nước” bài viết chỉ ra 5 giải phápquan trọng và kinh nghiệm cho Việt Nam: Thứ nhất, đơn giản hóa pháp luật về thuế.Thứ hai, tăng cường tuân thủ tự nguyện thông qua tuyên truyền, giáo dục Thứ ba, ápdụng một hệ thống quản lý thuế hiện đại Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực quản lýthuế Thứ năm, tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực tích hợp thuế với cácnước trong khu vực nhằm hướng tới cộng đồng Asean không biên giới

Trang 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ

THU NHẬP DOANH NGHIỆP1.1 Doanh nghiệp và thuế TNDN

1.1.1 Khái quát về DN

1.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp

“Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quátrình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thịtrường nhằm mục đích sinh lợi”

Từ đó có thể hiểu: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có

trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh Căn cứ vào quy định này thì

doanh nghiệp có những đặc điểm sau:

- Là đơn vị kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh, có trụ sở giao dịch ổnđịnh, có tài sản

- Đã được đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận chủyếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP) Những năm gần đây, hoạt động củadoanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sứcsản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyếtđịnh vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngânsách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xoáđói, giảm nghèo

Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ cấu lớncủa nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh

tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương

Có thể nói vai trò của doanh nghiệp không chỉ quyết định sự phát triển bềnvững về mặt kinh tế mà còn quyết định đến sự ổn định và lành mạnh hoá các vấn đề

xã hội, thực tế đó đã được phản ánh qua kết quả hoạt động của doanh nghiệp

Trang 14

1.1.1.2 Phân loại doanh nghiệp

Tùy theo những tiêu chí khác nhau có những cách phân loại doanh nghiệpkhác nhau

* Nếu xét về dấu hiệu sở hữu, tức là căn cứ vào chủ sở hữu phần vốn thành lậpnên doanh nghiệp ta có những loại doanh nghiệp sau:

- Doanh nghiệp Nhà nước

- Doanh nghiệp tư nhân

- Doanh nghiệp tập thể

- Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị xã hội

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

* Nếu xét theo quy mô doanh nghiệp, các doanh nghiệp được phân ra thành:

- Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

- Doanh nghiệp trách nhiệm vô hạn

1.1.2 Khái niệm, nội dung, vai trò của thuế TNDN

1.1.2.1 Khái niệm về thuế TNDN

Thuế ra đời gắn liền với sự hình thành của Nhà nước, để có nguồn lực trangtrải cho các hoạt động của bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ

xã hội giao phó, Nhà nước phải sử dụng công cụ thuế Lúc đầu, thuế chỉ đơn giản lànhững khoản đóng góp tự nguyện bằng hiện vật và lao vụ của người dân cho Nhànước Sau đó, để đảm bảo tính tiện lợi trong quá trình thu nộp, quản lý và sử dụngnguồn thu nên thuế đã được thu bằng tiền

Mặc dù đã quen thuộc với thuật ngữ “thuế” nhưng cho đến nay vẫn chưa cómột định nghĩa thống nhất Có rất nhiều định nghĩa về thuế, mỗi định nghĩa đề cậpđến một khía cạnh của thuế, nhưng ta có thể tổng hợp những đặc điểm chung từnhững định nghĩa đó như sau:

Trang 15

- Thuế là những khoản thu có tính chất bắt buộc gắn liền với quyền lực củaNhà nước.

- Thuế không gắn liền với lợi ích trực tiếp mà NNT được hưởng từ những hànghóa và dịch vụ mà Nhà nước cung ứng, tức là nó không được hoàn trả trực tiếp

Thuế là một trong những biện pháp tài chính bắt buộc nhưng phi hình sự củaNhà nước nhằm động viên một số bộ phận thu nhập từ lao động, từ của cải, từ vốn,

từ các chi tiêu hàng hoá và dịch vụ, từ tài sản của các thể nhân và pháp nhân nhằmtập trung vào tay Nhà nước để trang trải các khoản chi phí cho bộ máy nhà nước vàcác nhu cầu chung của xã hội Các khoản thu qua thuế được thể chế bằng luật

Từ những đặc điểm trên, ta có thể đưa ra một khái niệm về thuế: Thuế là

khoản thu có tính chất bắt buộc được thể chế hóa bằng pháp luật do các thể nhân

và pháp nhân đóng góp cho Nhà nước nhằm trang trải các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước Những lợi ích mà NNT được hưởng không phải lúc nào cũng được Nhà

nước hoàn lại một cách trực tiếp và tương ứng với số thuế đã nộp

Thuế TNDN là một sắc thuế trong hệ thống thuế của Việt Nam, loại thuế này

đã được hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng vì nó mang hiệu quả cao và baoquát được nguồn thu

Thuế TNDN là loại thuế trực thu được tính trên lợi nhuận của doanh nghiệptrong kỳ kinh doanh, thuế TNDN là một loại thuế quan trọng nhất của thuế trực thu.Mọi tổ chức có hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập đều là đối tượng nộp thuếTNDN Lợi nhuận để làm căn cứ tính thuế bao gồm lợi nhuận từ hoạt động sản xuấtkinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận từ hoạt động bất thường

1.1.2.2 Các văn bản pháp luật quy định các nội dung cơ bản của luật Thuế

TNDN

Để quản lý việc thu thuế TNDN được chính xác và minh bạch, Nhà nước đãban hành các văn bản quy định rõ về Người nộp thuế, Thu nhập chịu thuế, Phươngpháp tính thuế, Căn cứ tính thuế và Thuế suất Các văn bản hiện hành quy định vềThuế TNDN bao gồm:

Trang 16

- Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 được Quốc Hội nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03/6/2008 có hiệu lựcthi hành từ 01/01/2009.

- Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 có hiệu lực thi hành

từ ngày 01/7/2007 Luật quản lý thuế sửa đổi 2016 (Hiệu lực 01/7/2016)

- Nghị định số 124/2008/NĐ–CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế TNDN

- Thông tư số 130/2008/TT–BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướngdẫn thi hành một số điều của Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thihành Nghị định số 124/2008/NĐ–CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủquy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế TNDN

1.1.2.3 Vai trò của thuế TNDN

Thuế đã trở thành nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước, góp phầnchống lạm phát, ổn định và phát triển kinh tế xã hội Trong nền kinh tế hiện đại,thuế không chỉ là công cụ thu ngân sách mà còn là công cụ quan trọng của Nhànước để quản lý, kiểm soát, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, nó ảnh hưởng trực tiếp đếncác hoạt động của hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước Nhà nước sử dụng thuếnhằm hướng dẫn, điều tiết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, thực hiệnchính sách phân phối và phân phối lại, điều tiết thu nhập, giải quyết công bằng xãhội Trong đó, thuế TNDN là một khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thungân sách của Nhà Nước, do đó thuế TNDN có vai trò rất to lớn, tác động đến mọilĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội

- Thuế TNDN là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng táiphân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội, điều tiết các hoạt động kinh tế – xãhội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định

- Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước

- Thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sảnxuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàndiện của Nhà nước

Trang 17

- Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vàonhững ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiênphát triển trong từng giai đoạn nhất định.

- Thuế TNDN là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật thuếcủa Việt Nam, song để phát huy một cách có hiệu quả vai trò của Thuế TNDN,chúng ta cần phải xem xét nó dưới nhiều khía cạnh, kể cả những kinh nghiệm xử lýcủa nước ngoài

Như vậy, vai trò của thuế TNDN rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế,

xã hội nên việc áp dụng thuế TNDN ở nước ta là rất cần thiết và thực tế đã chứngminh luật thuế TNDN đã đi vào cuộc sống và hoàn toàn phù hợp với điều kiện pháttriển kinh tế của đất nước

1.2 Quản lý thu thuế TNDN

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu của quản lý thu thuế TNDN

1.2.1.1 Khái niệm quản lý thu thuế TNDN

Quản lý thu thuế TNDN là hoạt động quản lý của Nhà nước mà cơ quan thuế

là đại diện để tổ chức hướng dẫn, điều hành, giám sát việc thực thi pháp luật về thuếđối với các đối tượng nộp thuế nhằm động viên nguồn thu vào NSNN

- Đối với cán bộ thuế, quản lý thu thuế bao gồm 3 hoạt động riêng biệt, liêntiếp nhau: xác định đối tượng nộp thuế, xác định số thuế phải nộp và thu thuế Chứcnăng chủ yếu của quản lý ở đây là kiểm soát sự tuân thủ và áp dụng các khoản phạttheo luật thuế để răn đe những đối tượng vi phạm Đồng thời, quản lý thu thuế cũngđảm bảo bên thứ 3 có giao dịch mua bán hay cung cấp dịch vụ với đối tượng nộpthuế phải báo cáo đầy đủ, trung thực các giao dịch kinh tế có phát sinh thuế nộpNSNN theo quy định của luật

- Đối với một cơ quan thuế, quản lý thu thuế đối với đối tượng nộp thuế làmột quá trình giống như quá trình sản xuất Trong đó, đầu vào gồm nhân công (cán

bộ thuế), tài liệu và các thông tin, còn đầu ra là số thu cho Nhà nước và sự côngbằng cho người nộp thuế

Trang 18

- Trên phạm vi cả nước, quản lý thu thuế đối với đối tượng nộp thuế bao gồmcác hoạt động: hoạch định mục tiêu, phân cấp quản lý, xây dựng và ban hành quytrình thủ tục, đề ra giải pháp tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra, sắp xếp tổchức bộ máy và nhân sự để thực hiện các khâu công việc.

1.2.1.2 Mục tiêu của quản lý thu thuế TNDN

Mục tiêu cơ bản nhất của quản lý thu thuế TNDN tại cơ quan thuế là làm chodoanh nghiệp chấp hành đúng, đủ và kịp thời các nghĩa vụ về thuế với NSNN theoLuật định Thông qua quản lý thu thuế TNDN giúp cho Nhà nước xây dựng chínhsách thuế phù hợp với thực trạng kinh doanh và kết hợp với các chính sách khác, để

từ đó Nhà nước điều chỉnh kịp thời nhằm khuyến khích sản xuất, kích thích tiêudùng, khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu NSNN lâu dài đồng thời đảm bảo mụctiêu phát triển kinh tế trong từng thời kỳ

1.2.2 Yêu cầu về quản lý thu thuế TNDN

1.2.2.1 Bảo đảm đúng luật, đúng quy định

Trước hết, phải tuân thủ theo Luật Quản lý Thuế, công tác quản lý thuế TNDNphải tuân thủ theo trình tự, thủ tục như sau :

- Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế

- Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế

- Xóa nợ tiền thuế, tiền phạt

- Quản lý thông tin NNT

- Kiểm tra thuế, thanh tra thuế

- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

- Xử lý vi phạm về thuế

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế

Ngoài những quy định chung tại các văn bản pháp quy, cần phải thực hiệnnhững quy định do ngành Thuế ban hành Về cơ bản, mỗi nội dung quản lý thuế đềuđược quy định chi tiết bằng các quy trình và bắt buộc cơ quan Thuế các cấp phảituân thủ, phải thực hiện đúng các quy trình

Trang 19

1.2.2.2 Bảo đảm tăng nguồn thu cho NSNN, đồng thời nuôi dưỡng nguồn thu

Mục đích đầu tiên của quản lý thu thuế TNDN là thu cho NSNN để đảm bảonguồn tài chính duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước Mặt khác, thu thuế TNDNkhông phải một lần, hay một kỳ nào đó mà được lặp đi, lặp lại cùng với sự tồn tại vàphát triển của DN Vì vậy, nếu không nuôi dưỡng nguồn thu thì vô hình chung sẽlàm cạn kiệt nguồn thu, Nhà nước sẽ sẽ khó có thể đảm bảo nguồn thu từ thuế vànhư vậy rất khó có thể trang trải được các nhu cầu chi tiêu để duy trì bộ máy vàthực hiện các chức năng, nhiệm vụ

Để nuôi dưỡng nguồn thu, quản lý thu thuế TNDN phải giải quyết được cácyêu cầu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, đồng thời giải quyết tốt mọi chính sách ưuđãi, miễn, giảm, hoàn thuế, tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện cho NNT duy trìtốc độ tăng trưởng trong sản xuất kinh doanh

1.2.2.3 Bảo đảm tính khoa học và khách quan trong quản lý thu thuế

Tính khoa học thể hiện ở chỗ phải dựa trên nền tảng lý luận vững chắc, phùhợp với quy luật khách quan Tính khoa học trong quản lý thu thuế TNDN cần đượctuân thủ từ khâu xây dựng hệ thống tổ chức quản lý thu thuế cho đến hoạt độngquản lý thu thuế

Khi xây dựng hệ thống tổ chức quản lý thu thuế TNDN, trước tiên cần phảinghiên cứu đến những nhân tố tác động như: trình độ phát triển của nền sản xuất,tính chất và đặc điểm của ngành Thuế, mối quan hệ giữa quản lý tập trung thốngnhất và phân cấp quản lý trong ngành, quan hệ song trùng lãnh đạo giữa ngành dọc

và ngành ngang, trang bị cơ sở vật chất cho hoạt động quản lý và trình độ của cán

bộ quản lý thuế Sau đó phải đảm bảo những yêu cầu mang tính nguyên tắc như: sốlượng cấp quản lý tối ưu nhằm đảm bảo tính linh động và phù hợp với thực tế, loạitrừ sự chồng chéo, trùng lắp hoặc không có người phụ trách, trên cơ sở tuân thủnguyên tắc: Một bộ phận của hệ thống tổ chức có thể đảm nhiệm một hoặc một sốchức năng, nhiệm vụ, song mỗi chức năng, nhiệm vụ không thể bố trí hai hoặcnhiều bộ phận khác nhau của hệ thống quản lý thuế

Trang 20

Về hoạt động quản lý thu thuế TNDN cụ thể, phải luôn luôn tìm ra những điều

đã phù hợp, chưa phù hợp trong quy định để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp Tínhkhoa học thể hiện rõ nhất ở sự vận động, hiện đại hóa và hoàn thiện của công tácquản lý thu thuế, bằng hoạt động quản lý thuế hàng ngày, sẽ kiểm nghiệm lại quyđịnh của luật pháp, của các quy trình nghiệp vụ và cả hệ thống tổ chức bộ máy đểtiến hành cải cách và hiện đại hóa, với xu hướng áp dụng công nghệ thông tin, xâydựng hệ thống thuế điện tử trong một hệ thống hoàn hảo của Chính Phủ điện tử,quốc gia điện tử

1.2.2.4 Bảo đảm tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý thu thuế

Thể hiện ở chỗ kết quả quản lý thu thuế so với kế hoạch, mục tiêu đề ra phảicao Theo đó, mọi doanh nghiệp đều tuân thủ và tiền thuế được nộp vào NSNNđúng, đủ, kịp thời

Bảo đảm tính hiệu quả nghĩa là bảo đảm tỷ lệ giữa chi phí quản lý thu thuế sovới kết quả thu được là thấp nhất Suy rộng ra, chi phí quản lý thu thuế bao gồm chiphí xã hội, tức là bao gồm cả chi phí của doanh nghiệp và chi phí của Nhà nước cho

cơ quan Thuế Để quản lý thu thuế có hiệu quả thì phải cải cách thủ tục hành chínhtheo hướng đơn giản hóa, dễ hiểu, dễ thực hiện, cơ quan thuế phải tổ chức phù hợp

để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chi phí cho việc đăng ký kê khai,nộp thuế, đồng thời tránh mọi hành vi sách nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp

1.2.3 Nội dung quản lý thu thuế TNDN

Quản lý thu thuế TNDN là nội dung quan trọng trong quản lý thu thuế, đảmbảo nguồn thu NSNN nhằm tập trung đầy đủ, kịp thời các khoản thuế vào NSNNđáp ứng theo đúng kế hoạch, dự toán đã định cho các khoản chi tiêu của Nhà nước.Quản lý thu thuế TNDN cũng được thực hiện thông qua 3 khâu của chu trình quản

lý NSNN đó là: Nhà nước ban hành chính sách và lập dự toán thuế; các cấp tổ chứcthực hiện chính sách và thanh tra giám sát việc thực hiện chính sách thu thuế

1.2.3.1 Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế ban hành các chính sách pháp luật quy định về quản lý Thuế TNDN và lập dự toán Thuế TNDN

Nhà nước điều tiết việc quản lý thu thuế TNDN qua các Chính sách Thuế vàPháp luật Thuế TNDN

Trang 21

Chính sách thuế là hệ thống những quan điểm đường lối, phương châm điều tiếtthu nhập các tổ chức và cá nhân xã hội thông qua thuế Chính sách thuế là một công cụhữu hiệu trong công tác quản lý thuế TNDN, là hệ thống những quan điểm và đườnglối để đạt được những mục tiêu nhất định trong công tác quản lý thu thuế đối với DN.Pháp luật thuế là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung Nhưvậy, trong khi chính sách chỉ hướng người ta cần làm gì để đạt được mục tiêu mongmuốn thì pháp luật bắt buộc người ta phải làm gì trong những điều kiện, hoàn cảnhnhất định và không được phép làm gì Pháp luật thuế sẽ quy định đầy đủ: người nộpthuế, cơ sở nộp thuế, mức ưu đãi thuế, thủ tục thuế, xử lý vi phạm về thuế

Căn cứ vào chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch pháttriển kinh tế – xã hội và dự toán NSNN, đồng thời tuân thủ các chính sách và phápluật của Nhà nước về Thuế TNDN, Tổng cục Thuế dưới sự chỉ đạo của Bộ Tàichính thực hiện xây dựng số kiểm tra về dự toán thuế, trong đó có dự toán thuếTNDN năm kế hoạch Căn cứ vào số kiểm tra về dự toán thuế đã được xác lập, tìnhhình phát triển kinh tế – xã hội trên từng địa bàn, tình hình thực hiện dự toán thuếcác năm báo cáo, cơ quan thuế cấp trên hướng dẫn lập và giao số kiểm tra về dựtoán thuế cho cơ quan thuế cấp dưới trực thuộc

Các DN căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình, các chính sáchchế độ về thuế và thu NSNN, dự kiến số thuế TNDN và các khoản phải nộp NSNN,

số thuế GTGT được hoàn theo chế độ gửi cơ quan thuế

Cơ quan thuế ở địa phương lập dự toán thuế và các khoản phải thu khác củaNSNN trên địa bàn, cơ sở tính toán từng nguồn thu, dự kiến số thuế GTGT phảihoàn cho các DN trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan thuế cấp trên,UBND, cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp Tổng cục Thuếxem xét dự toán thu, dự kiến số thuế GTGT phải hoàn theo chế độ do các Cục thuếlập, tổng hợp dự toán thu NSNN và cơ sở tính toán từng nguồn thu, tổng hợp dựkiến số thuế GTGT phải hoàn cho các DN trong cả nước báo cáo bộ Tài chính trướcngày 20 tháng 7 năm trước

Trong quá trình lập dự toán, cơ quan thuế cấp trên phải tổ chức làm việc đểthảo luận về dự toán với các cơ quan thuế cấp dưới trực thuộc UBND các cấp phối

Trang 22

hợp và chỉ đạo cơ quan thuế lập dự toán thu NSNN, dự kiến số phải hoàn thuếGTGT theo chế độ cho các DN trên địa bàn.

Căn cứ quyết định giao dự toán thu chi ngân sách của Thủ tướng Chính phủ và

Bộ Tài chính, Sở Tài chính phối hợp với Cục Thuế, Cục Hải quan tổng hợp dự toánthu thuế hàng năm, báo cáo UBND tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.Sau đó, căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, Sở Tài chínhtham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định giao chỉ tiêu dự toán thuế cho các sởngành, quận huyện và gửi các đơn vị liên quan bằng đường bưu điện

1.2.3.2 Tổ chức thực hiện chính sách thu thuế TNDN

Các cơ quan thuế thực hiện công tác quản lý thu thuế TNDN trên cơ sở cácchính sách quản lý của Nhà nước, việc thực hiện các chính sách đó có được thuậnlợi hay không phụ thuộc rất nhiều vào chính bản thân các chính sách đó Nếu Nhànước xây dựng các chính sách đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện thì công tác quản lý

sẽ được thuận lợi, ngược lại nếu các chính sách đó phức tạp thì sẽ gây khó khăntrong quản lý, thậm chí còn tạo ra nhiều kẽ hở để kẻ xấu lợi dụng chiếm đoạt tiềnthuế của Nhà nước Ngoài các chính sách về thuế, các chính sách quản lý khác củaNhà nước cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thu thuế TNDN

Căn cứ các chính sách thuế của Nhà nước, quy trình thực hiện chính sách thu thuếđối với DN bao gồm các quy trình nhỏ như tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế; quản

lý các thủ tục hành chính thuế; thanh tra, kiểm tra thuế; quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

a Tuyên truyền, hỗ trợ về thuế TNDN

Tuyên truyền, hỗ trợ về thuế TNDN là các hoạt động của cơ quan thuế nhằmtriển khai, phổ biến chính sách thuế, thông tin, hướng dẫn để DN hiểu biết đầy đủcác quy định về chính sách thuế TNDN

- Cơ quan thuế thực hiện tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế TNDN cho

DN để mọi DN hiểu biết về thuế, thực hiện luật thuế và lên án những hành vi viphạm luật thuế, hỗ trợ cơ quan thuế trong quản lý thu thuế

- Cơ quan thuế cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho DN: nắm bắt nhu cầu và tổ chứccác hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp sát với yêu cầu, đặc điểm của từngnhóm đối tượng nộp thuế với những nội dung, hình thức phù hợp đảm bảo đáp ứng

Trang 23

được yêu cầu của DN nhanh nhất và đầy đủ nhất, nhằm hỗ trợ tối đa để DN hiểubiết pháp luật thuế TNDN, nộp thuế TNDN đúng quy định của pháp luật thuế.

b Quản lý các thủ tục hành chính thuế

Đăng ký thuế, cấp MST là khâu đầu tiên, quan trọng trong quản lý các thủ tụchành chính thuế Hoạt động đăng ký thuế và cấp mã số thuế cho DN gồm: Nhận và

xử lý hồ sơ đăng ký thuế, cấp mã số thuế cho các DN mới thành lập

- Nhận và kiểm tra các bản khai thuế, chứng từ nộp thuế: Cơ quan thuế nhận

tờ khai và chứng từ của DN, xử lý thông tin trên tờ khai và chứng từ nộp thuế;Kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của các thông tin do DN ghi trên các tờ khai, lưutrữ thông tin và cung cấp thông tin cho quản lý thu thuế

- Các hoạt động điều chỉnh nhằm đảm bảo sự tuân thủ kê khai và kế toánthuế: Cơ quan thuế điều chỉnh tờ khai của DN cho phù hợp với thực tế và đảmbảo thực hiện chính xác các nguyên tắc kế toán thuế nhằm tính đúng nghĩa vụthuế của DN

- Theo dõi đôn đốc DN kê khai và nộp thuế tự nguyện, đầy đủ, kịp thời theoquy định của luật thuế TNDN Đây chính là công cụ hỗ trợ và nhắc nhở, gồm: đônđốc trước, trong và sau kê khai Quản lý tốt người nộp thuế sẽ giám sát, theo dõiquá trình hoạt động của DN, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ nộp thuế của ngườinộp thuế, đảm bảo thu thuế đúng luật quy định, tạo điều kiện cho các DN phát triển

từ đó nâng cao nguồn thu đối với NSNN

c Thanh tra, kiểm tra thuế TNDN

Kiểm tra, thanh tra thuế TNDN là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối vớicác hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế TNDN, chấp hànhnghĩa vụ nộp thuế TNDN nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêmchỉnh trong đời sống kinh tế – xã hội

Mục đích, yêu cầu của thanh tra, kiểm tra thuế TNDN là: phát hiện các sai phạmcủa DN khi thực hiện Pháp luật thuế, hạn chế thất thu thuế cho Nhà nước; Kiến nghịcác cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung kịp thời để hoàn thiện hệ thống thuế

Trang 24

Nội dung thanh tra, kiểm tra thuế TNDN: Thanh tra, kiểm tra việc chấp hànhnhững quy định về đăng ký, kê khai, căn cứ tính thuế và nộp thuế đầy đủ, kịp thời

số thu vào NSNN

Các hình thức thanh tra, kiểm tra thuế đối với DN: toàn diện, chuyên đề theonội dung, thường xuyên và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan cấp trên

d Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế TNDN

Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế TNDN nói riêng và nợ thuế nóichung là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành thuế, trong thời gian quađược các cấp đặc biệt quan tâm chỉ đạo Tăng cường việc quản lý nợ và cưỡng chế

nợ thuế TNDN không những đáp ứng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, mà điềuquan trọng là chấn chỉnh và làm chuyển biến nhận thức trong việc chấp hành chínhsách pháp luật thuế của DN

Qua công tác rà soát, đối chiếu phân loại nợ thuế, Cục thuế phân công cán bộquản lý từng doanh nghiệp, khi có phát sinh nợ thuế, cán bộ được phân công tiếnhành liên hệ qua điện thoại, mail… tăng cường công tác vận động, tuyên truyền giảithích cho DN hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ thuế của DN, nâng cao ý thức chấphành nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước đúng thời gian quy định

1.2.3.3 Thanh tra, giám sát việc thực hiện chính sách thu thuế TNDN

Bên cạnh việc xây dựng các chính sách, thì công tác kiểm tra, thanh tra việcthực hiện các chính sách đó có vai trò rất lớn ảnh hưởng đến công tác quản lý thuthuế TNDN Công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan Nhà nước có vai trò đảmbảo công bằng trong xã hội và sự công minh của pháp luật Nó làm tăng ý thức chấphành nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế cũng như ý thức trách nhiệm củacán bộ thuế, góp phần ngăn chặn tình trạng tiêu cực, gian lận Tuy nhiên sau khikiểm tra phát hiện các trường hợp vi phạm mà không xử lý kịp thời, nghiêm minhthì cũng không có tác dụng răn đe, giáo dục các đối tượng vi phạm Do đó, việc cócác quy định xử lý vi phạm và chế độ thi đua, khen thưởng thích hợp sẽ góp phầntích cực nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý thu thuế

Trang 25

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý thu thuế TNDN

1.2.4.1 Kết quả thực hiện dự toán thu thuế

Các cơ quan thuế đều có nghĩa vụ thực hiện công tác thu thuế hiệu quả, đảmbảo số thu theo dự toán, tránh thất thu ngân sách Dự toán là con số cụ thể, có căn

cứ nên các cơ quan thuế luôn phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu, cao hơn nữa là vượt dựtoán giao cho đơn vị mình Tất cả các nguồn thu trong đó có thuế TNDN cũng được

dự toán cụ thể Đây là chỉ tiêu quan trọng để xem xét hoàn thành nhiệm vụ, hiệuquả và công tác quản lý thu thuế

1.2.4.2 Quản lý đối tượng nộp thuế, doanh thu tính thuế

Các DN nộp tờ khai đúng quy định, vi phạm về chậm đăng ký và kê khai thuếTNDN ngày càng giảm thể hiện công tác quản lý ngày càng tốt, vì có quản lý tốt số

DN hoạt động đăng ký, kê khai thuế TNDN thì các công việc tiếp theo để triển khaicông tác thu thuế mới tiến hành được tốt

1.2.4.3 Chỉ tiêu quản lý thuế nợ đọng

Nợ thuế TNDN hiện rất cao, cần phải hạ thấp Cụ thể hơn, có thể sử dụng tỷ lệ

nợ thuế TNDN trên tổng thu thuế TNDN cũng phải hạ thấp để góp phần vào việcthực hiện chỉ tiêu tỷ lệ nợ thuế nói chung

1.2.4.4 Chỉ tiêu về sự hài lòng của người nộp thuế

Một số tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp cho NNT: Cơ sở vậtchất, tính tiện lợi của việc thực hiện khai thuế qua mạng Internet; chất lượng đườngtruyền khi thực hiện khai thuế qua mạng Internet; tinh thần, thái độ, tác phong,trang phục…của cán bộ; tính kịp thời, bổ ích, thiết thực của các nội dung thông tinđăng tải trên website Cục thuế, Chi cục Thuế…, cơ quan thuế tiến hành thăm dò sựthỏa mãn của NNT, tổng hợp phiếu thăm dò của NNT hàng năm Tỷ lệ NNT hàilòng với dịch vụ mà cơ quan Thuế cung cấp trong đó có thuế TNDN càng cao,chứng tỏ cơ quan thuế đã quản lý tốt, tạo mức độ thuận lợi càng cao cho NNT

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế TNDN

1.3.1 Điều kiện kinh tế xã hội

Thuế TNDN là sắc thuế của nền kinh tế phát triển Khi nền kinh tế phát triển ổnđịnh thì hàng hoá cũng thường xuyên ổn định, vì thế sẽ đảm bảo cho các hoạt động

Trang 26

sản xuất, kinh doanh của xã hội phát triển, giá cả ở khâu sau luôn cao hơn khâu trước,khi đó thuế TNDN đầu ra luôn lớn hơn thuế TNDN đầu vào, tạo nguồn thu lớn và ổnđịnh cho ngân sách Nhà nước, giảm các trường hợp khấu trừ thuế, hoàn thuế.

1.3.2 Các chính sách quản lý của Nhà nước và chính sách thuế TNDN

Các cơ quan thuế thực hiện công tác quản lý thu thuế TNDN trên cơ sở cácchính sách quản lý của Nhà nước, việc thực hiện các chính sách đó có được thuậnlợi hay không phụ thuộc rất nhiều vào chính bản thân các chính sách đó Nếu Nhànước xây dựng các chính sách đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện thì công tác quản lý

sẽ được thuận lợi, ngược lại nếu các chính sách đó phức tạp thì sẽ gây khó khăntrong quản lý, thậm chí còn tạo ra nhiều kẽ hở để kẻ xấu lợi dụng chiếm đoạt tiềnthuế của Nhà nước Ngoài các chính sách về thuế, các chính sách quản lý khác củaNhà nước cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thu thuế TNDN

Các quy định, chính sách quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế bằng phápluật hay các chính sách phân cấp quản lý thu của Trung ương đều ảnh hưởng đếncông tác quản lý thu thuế TNDN một cách gián tiếp hoặc trực tiếp Việc phân cấpquản lý thu nếu không phù hợp với khả năng của từng cấp, từng bộ phận sẽ gây khókhăn, làm giảm hiệu quả trong công tác quản lý Có những trường hợp, việc phâncấp quản lý vượt quá năng lực nên các bộ phận không hoàn thành được nhiệm vụ,tuy nhiên nếu phân cấp dưới năng lực thì sẽ gây nên sự trì trệ, không phát huy hếthiệu quả trong công tác

1.3.3 Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế và nhân lực quản lý thu thuế TNDN

1.3.3.2 Nguồn nhân lực

Nhân lực là yếu tố quyết định trong mọi hoạt động, trên mọi lĩnh vực Nếu độingũ nhân lực không đủ khả năng về trình độ, thể lực thì không thể hoàn thành

Trang 27

được nhiệm vụ được giao Do đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngànhthuế có vai trò quyết định đến thành công trong việc thực hiện luật thuế TNDN, đó

là yếu tố hết sức quan trọng Nếu người quản lý mà không nắm vững các quy định,chính sách, quy trình nghiệp vụ thì công tác quản lý không thể đạt kết quả cao Cán

bộ thuế phải là người trực tiếp phổ biến, hướng dẫn cho nhân dân, đối tượng nộpthuế về các chính sách, quy định về thuế để mọi người hiểu và chấp hành đầy đủnghĩa vụ nộp thuế thì công tác quản lý thu thuế mới có thể đạt hiệu quả cao

Để thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế TNDN đòi hỏi đội ngũ cán bộ thuếphải có trình độ chuyên môn cao, sẽ tạo điều kiên thuận lợi cho công tác quản lý thuthuế Một cán bộ thuế có hiểu biết sâu, rộng nắm bắt chặt chẽ về công tác thuế,chính sách thuế sẽ rất nhạy bén trong công tác quản lý thu thuế, họ sẽ nhanh chóngphát hiện những trường hợp gian lận, trốn thuế từ đó sẽ có những biện pháp ngănchặn kịp thời, trách thất thu cho ngân sách nhà nước

Trước đây, các doanh nghiệp đều do cơ quan quản lý thuế theo quy trình khépkín Nghĩa là mỗi cán bộ quản lý thuế được phân công phụ trách một số lượngdoanh nghiệp nhất định, chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kê khai và quyếttoán thuế Hàng tháng, cán bộ quản lý đến doanh nghiệp đối chiếu và xác nhận vào

tờ khai thuế của doanh nghiệp Cơ chế quản lý này đã tạo kẽ hở cho các doanhnghiệp thông đồng với cán bộ thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp mình để gian lậntrốn tránh nghĩa vụ thuế Hiện nay, công tác quản lý thu thuế đã có sự thay đổinhưng không thể xem nhẹ tinh thần trach nhiệm của cán bộ làm công tác thuế Mộtcán bộ thuế bên cạnh việc được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn cần phải có cái

“tâm” của người quản lý Đạo đức của người cán bộ trước hết thể hiện ở đức tínhcần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư phục vụ nhân dân, không tư lợi riêng cho bảnthân mình, thực hiện theo đúng tuyên ngôn của ngành Thuế Việt Nam : “Minh bạch– Chuyên nghiệp – Liêm chính – Đổi mới”

1.3.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính phục vụ thu thuế TNDN

Một nền kinh tế phát triển không chỉ làm tăng nguồn thu cho ngân sách màcòn tạo điều kiện phát triển công nghệ, cải tiến trang thiết bị kỹ thuật Cơ sở vật

Trang 28

chất kỹ thuật phát triển sẽ làm giảm thời gian và chi phí trong công tác quản lý,nâng cao hiệu quả quản lý Trình độ khoa học kỹ thụât, sự hỗ trợ của các phươngtiện kỹ thuật hiện đại và trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác quản lýthuế, đặc biệt là trang thiết bị tin học ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác quản lýthuế TNDN Đặc biệt, việc áp dụng công nghệ tin học vào quản lý sẽ giúp cho cơ quanthuế quản lý chặt chẽ doanh số, chi phí, tình hình hoạt động và chấp hành nghĩa vụ nộpthuế của đối tượng nộp thuế, hạn chế được tình trạng gian lận trốn thuế Việc quản lýthuế trên máy tính sẽ giảm đáng kể khối lượng công việc thủ công trước đây, làm giảmthời gian cho công tác quản lý và đẩy nhanh công tác thu nộp thuế Việc nối mạng vitính trong toàn ngành thuế sẽ rút ngắn thời gian chuyển phát tài liệu, số liệu trên phạm

vi cả nước làm tăng hiệu quả công tác quản lý thuế Cấp trên có thể theo dõi tình hìnhhoạt động của cấp dưới dễ dàng, nhanh chóng để kịp thời đưa ra các biện pháp khắcphục khó khăn và uốn nắn các sai sót cho cấp dưới

Nhìn chung công tác quản lý thuế chịu sự tác động trực tiếp của rất nhiều cácyếu tố khác nhau, cả những yếu tố khách quan và chủ quan Trong đó có những yếu

tố tác động tích cực làm tăng nguồn thu cho ngân sách, nhưng cũng có những yếu tốlại tác động tiêu cực làm giảm kết quả thu ngân sách Nhà nước

1.3.5 Công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý Nhà nước

Bên cạnh việc xây dựng các chính sách, thì công tác kiểm tra, thanh tra việcthực hiện các chính sách đó có vai trò rất lớn ảnh hưởng đến công tác quản lý thuếTNDN Công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan Nhà nước có vai trò đảm bảocông bằng trong xã hội và sự công minh của pháp luật Nó làm tăng ý thức chấphành nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế cũng như ý thức trách nhiệm củacán bộ thuế, góp phần ngăn chặn tình trạng tiêu cực, gian lận Tuy nhiên sau khikiểm tra phát hiện các trường hợp vi phạm mà không xử lý kịp thời, nghiêm minhthì cũng không có tác dụng răn đe, giáo dục các đối tượng vi phạm Do đó, việc cócác quy định xử lý vi phạm và chế độ thi đua, khen thưởng thích hợp sẽ góp phầntích cực nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý thuế

Trang 29

Nhìn chung công tác quản lý thuế chịu sự tác động trực tiếp của rất nhiều cácyếu tố khác nhau, cả những yếu tố khách quan và chủ quan Trong đó có những yếu

tố tác động tích cực làm tăng nguồn thu cho ngân sách, nhưng cũng có những yếu tốlại tác động tiêu cực làm giảm kết quả thu ngân sách Nhà nước

1.4 Kinh nghiệm quản lý thu thuế TNDN ở một số tỉnh

1.4.1 Kinh nghiệm quản lý thu thuế TNDN ở một số tỉnh

1.4.1.1 Tỉnh Tuyên Quang

Mặc dù còn nhiều vướng mắc nhưng việc thực hiện các quy trình quản lý thuthuế trên máy tính theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế đã giữ vai trò quan trọng trongcông tác quản lý thuế nói chung, quản lý thu thuế TNDN nói riêng Đánh giá sơ bộ,Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang đã đạt được những thành tích và hạn chế sau trong quátrình thực hiện quản lý thu thuế TNDN:

Về ưu điểm, hàng năm, sau khi có sự chỉ đạo thống nhất của lãnh đạo Tổngcục Thuế và Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, phòng Thanh tra đã chủ động xây dựng

kế hoạch thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật thuế thông qua công tác phân tíchđánh giá rủi ro theo quy trình 1166/QĐ–TCT ngày 31/10/2005 của Tổng cục Thuế.Việc xây dựng kế hoạch này cố gắng đảm bảo tránh sự chồng chéo trong công tácthanh tra, kiểm tra người nộp thuế Mục đích cơ bản của thanh tra, kiểm tra là nhằmtăng thu cho ngân sách, xử lý, khắc phục các sai phạm để người nộp thuế chấp hànhtốt các chính sách pháp luật về thuế

Các biện pháp chống thất thu ngân sách trong quản lý thu thuế tại Cục Thuếtỉnh Tuyên Quang được tập trung, trước hết vào việc đẩy mạnh công tác thanh trachấp hành pháp luật thuế (nhất là các đơn vị trọng điểm) trên cơ sở kế hoạch thanhtra do lãnh đạo duyệt Đây được coi là khâu quan trọng nhằm nâng cao hiệu quảquản lý thu thuế tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang Để việc quyết toán thuế được tốtthì phòng Kê khai và Kế toán thuế và phòng Kiểm tra thuế phải tương đối tích cựcđôn đốc người nộp thuế nộp báo cáo quyết toán và kiểm tra báo cáo quyết toánbước 1 Ngoài ra, việc thanh tra người nộp thuế trên cơ sở các đơn thư khiếu tốcũng như các dấu hiệu khác cũng góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước và kịpthời chấn chỉnh các vi phạm về thuế của người nộp thuế

Trang 30

Từ cuối tháng 6/2007 Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang thành lập bộ phận giaodịch “Một cửa” thuộc phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế nhằm đáp ứngnhu cầu hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn về chính sách thuế của người nộp thuế Đến nay,hoạt động của phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế đã đi vào nề nếp, cóhiệu quả đã tạo thuận lợi cho các tổ chức và người nộp thuế, góp phần thúc đẩy sảnxuất kinh doanh, tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Thường xuyên phối hợp với Báo Tuyên Quang, đài phát thanh và truyền hìnhgiải đáp chính sách pháp luật thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng Phốihợp với các cơ quan truyền thông thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáodục pháp luật thuế và tình hình thu ngân sách trên địa bàn Công tác tuyên truyền hỗtrợ người nộp thuế đã góp phần tích cực nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế củacác tổ chức, cá nhân nộp thuế Xây dựng định hướng tuyên truyền sát với hoạt độngcủa ngành: chính sách thuế, các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnhvực thuế, phí; sửa đổi, bổ sung các Luật thuế trong đó có Luật thuế TNDN Thựchiện tốt chức năng hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế thực hiện các thủ tục kê khaiđăng ký, nộp thuế thông qua trao đổi trực tiếp, trả lời điện thoại, trả lời bằng vănbản và qua các hội nghị đối thoại trực tiếp, những vướng mắc trong việc khai nộpthuế theo quy định của Luật Quản lý thuế đã được giải đáp kịp thời, các sai phạmngày càng giảm đi rõ rệt Triển khai cơ chế “một cửa” theo mô hình chung của Tổngcục Thuế từ ngày 01/7/2007, người nộp thuế chỉ nộp hồ sơ vào một nơi và được hẹnngày đến nhận kết quả; việc tiếp nhận, luân chuyển các hồ sơ khai thuế thuộc tráchnhiệm nội bộ cơ quan thuế, các trường hợp vi phạm đã được nhắc nhở, xử lý kịp thời.Mọi thủ tục hành chính thuế, chính sách thuế đều được công khai tại nơi giao dịch;Người nộp thuế được tư vấn hỗ trợ trước khi thực hiện đăng ký cấp mã số thuế; Việc tổchức tiếp người nộp thuế được thực hiện lịch sự tận tình, chu đáo thể hiện văn minh,văn hoá công sở Công tác tuyên truyền, hỗ trợ đã tạo thuận lợi cho người nộp thuếtrong thực hiện nghĩa vụ với nhà nước đồng thời thấy rõ hơn trách nhiệm trong việc tựtính, tự khai, tự nộp thuế theo quy định của Luật Tổ chức tuyên dương tập thể, cá nhânngười nộp thuế chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế

Trang 31

Bên cạnh những người nộp thuế tự giác cao trong chấp hành luật thuế thì cũngcòn có không ít người nộp thuế khác trây ỳ trong thu nộp ngân sách Biện phápquan trọng của quản lý nợ và cưỡng chế thuế đối với người nộp thuế là ra thông báo

nợ thuế để đôn đốc thu nợ, là Lệnh thu gửi tới ngân hàng Tuy nhiên, hiệu lực thực

tế của biện pháp này có lúc, có nơi còn hạn chế bởi các vi phạm của một vài ngânhàng (không ưu tiên chuyển tiền nộp thuế đúng quy định) Trong thời gian qua, CụcThuế tỉnh Tuyên Quang đã áp dụng biện pháp thu tiền của đối tượng bị cưỡng chếthi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức khác đang nắm giữ Đến nay, chưa

có trường hợp nào Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang phải áp dụng các biện pháp như tạmgiữ hàng hóa, kê biên tài sản đối với người nợ đọng thuế

Việc kiểm tra quyết toán thuế bước 1 (kiểm tra tại văn phòng Cục thuế) đượcthực hiện đúng quy định Tuy nhiên, hiệu quả thực tế của giai đoạn kiểm tra này cònhạn chế Thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế TNDN trực tiếp tại doanh nghiệp làcông tác giữ vai trò chủ đạo trong việc chấn chỉnh, phát hiện các sai phạm của cácdoanh nghiệp trong việc chấp hành luật thuế TNDN Trong những năm đầu thựchiện quản lý thu thuế TNDN, sự phối hợp giữa các phòng quản lý và phòng thanhtra trong kế hoạch kiểm tra quyết toán thuế chưa được thực hiện tốt

1.4.1.2 Tỉnh Thái Bình

Công tác xây dựng kế hoạch quản lý thu thuế TNDN năm được tập trungthống nhất theo chỉ đạo cấp trung ương căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ hướng dẫnviệc xây dựng kế hoạch quản lý thu thuế bao gồm một hệ thống tiêu chí liên quanđến dự toán thu thuế TNDN, tỷ lệ nợ đọng thuế TNDN trên số thu hàng năm, sốthuế TNDN truy thu sau thanh tra, kiểm tra v.v

Hiện nay, theo mô hình quản lý theo chức năng, mỗi phòng tại Cục Thuế tỉnhThái Bình đều thực hiện hầu hết các nội dung chính chức năng quản lý thu thuế (xử lý

tờ khai, thanh tra thuế, kiểm tra thuế ) Người nộp thuế “tự khai, tự tính, tự nộp” theoLuật Quản lý thuế mới và quy trình quản lý thuế đối với các doanh nghiệp

Việc kê khai và báo cáo quyết toán thuế TNDN về cơ bản đã đi vào ổn định,

kế thừa kết quả quản lý thuế lợi tức trước kia Về việc chấp hành thời hạn nộp tờ

Trang 32

khai, báo cáo quyết toán thuế TNDN của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế Việcnộp cho cơ quan thuế báo cáo quyết toán thuế TNDN hàng quý chưa được cácdoanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh.

Chương trình quản lý thu thuế trên máy tính của Cục Thuế tỉnh Thái Bìnhchưa thực hiện tính phạt chậm nộp thuế TNDN

Quản lý thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Thái Bình chưa đạt được yêu cầu, số

nợ khó thu, nợ chờ xử lý vẫn còn tồn, nhất là hiện nay tình hình lạm phát, giá cảmột số mặt hàng tăng cao, một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng,lắp đặt thiếu vốn sản xuất kinh doanh Mặt khác hiện nay Ngân hàng siết chặt thủtục cho vay, khoản phạt nộp chậm thấp hơn nhiều so với lãi suất Ngân hàng Vì vậyviệc chiếm dụng khoản thuế nộp NSNN là điều khó tránh khỏi

Về tổ chức con người, quá trình chuyển từ cơ chế "chuyên quản thuế" sang cơchế mới còn bộc lộ nhiều lúng túng Các phòng quản lý hầu như vẫn được phâncông công việc không khác mấy so với trước kia Cục Thuế tỉnh Thái Bình chưa đủđiều kiện để có thể triệt để chuyển từ cơ chế "chuyên quản thuế" sang cơ chế quản

lý mới Như vậy, về cơ bản tổ chức con người trong quản lý thu thuế TNDN chưa

có sự thay đổi mấy so với "thời bao cấp", sự khác nhau chỉ là số lượng cán bộ trongmỗi phòng "đông lên" so với trước

Về tin học hóa công tác quản lý thu thuế TNDN, các quy trình quản lý thuthuế trên máy tính còn có bất cập cần phải sửa đổi Để chương trình quản lý thuthuế trên máy hoạt động được thì thông tin đầu vào phải chuẩn hóa Tuy nhiên, quytrình quản lý thu thuế hiện hành chưa hoàn thiện nên thông tin đầu vào khó chuẩnhóa Khi đó lại phải bổ sung các thủ tục để có thông tin đầu vào chuẩn

1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho quản lý thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Công tác quản lý thu thuế TNDN là một nhiệm vụ cơ bản và quan trọng trong côngtác quản lý thu thuế Kinh nghiệm công tác quản lý thu thuế TNDN của các tỉnh nêu trêncho thấy: Dù mô hình tổ chức và cách thức hoạt động có khác nhau nhưng có nhữngđiểm chung:

- Mỗi địa phương đều hết sức chú trọng tới công tác quản lý thu thuế TNDN

Trang 33

- Các tiêu chí quan trọng của công tác quản lý thu thuế TNDN là gìn giữ luật pháp,hướng tới việc xác định đúng nguyên nhân sai phạm tăng thu cho ngân sách Nhà nước.

- Hoạt động quản lý thu thuế TNDN được phân loại và phân cấp rõ ràng, đảmbảo khép kín và phát huy được tác dụng của tổ quản lý thu thuế các cấp

- Công cụ đắc lực phục vụ công tác quản lý thu thuế TNDN là: Khoa học kỹthuật, công nghệ hiện đại, đặc biệt chú trọng tới chiến lược phát huy nhân tố con người.Qua nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức và cải cách công tác quản lý thu thuếTNDN một số tỉnh trong cả nước, những nội dung có thể vận dụng để thực hiệnthành công chương trình cải cách và hiện đại hoá công tác quản lý thu thuế tại Cụcthuế tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới Đó là:

- Xây dựng mô hình tổ chức quản lý thu thuế TNDN theo hướng chuyên mônhoá cao Các tổ chức quản lý thu thuế TNDN gắn liền với quản lý đối tượng nộpthuế mới được cơ cấu theo hướng chuyên môn sâu, hình thành các bộ phận nhỏ chịutrách nhiệm một hoặc một vài khâu trong quy trình quản lý thu thuế TNDN

- Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế

- Xử lý tờ khai và kế toán thuế

- Kiểm tra, thanh tra thuế

- Quản lý và cưỡng chế nợ thuế

Thuế TNDN là công cụ quan trọng của nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nềnkinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý theo ngành và theo vùng lãnh thổ Thôngqua hệ thống thuế suất ưu đãi, việc miễn, giảm thuế, gia hạn nộp thuế thuế TNDNgóp phần định hướng cho các nhà đầu tư chú trọng đầu tư vào những lĩnh vực mànhà nước khuyến khích đầu tư, góp phần thúc đẩy SXKD phát triển nhằm gópphần khuyến khích các DN đầu tư về cả chiều rộng và chiều sâu, thúc đẩy tăngcường hạch toán kinh tế, tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý thu thuế TNDN Tác giảnhận thấy, việc tăng cường công tác quản lý thu thuế TNDN đối với các DN là rấtcần thiết Để đưa ra các giải pháp hữu hiệu, chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn vấn đề này

mà trước tiên chúng ta phải đánh giá được thực trạng công tác quản lý thu thuếTNDN tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh

Trang 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

2.1 Đặc điểm kinh tế – xã hội và khái quát ngành thuế tỉnh Quảng Ninh

2.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội

Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, Quảng Ninh cóbiên giới quốc gia, trên đất liền, phía Bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà

và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phoòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh QuảngTây, Trung Quốc với 132,8 km đường biên giới; phía Đông là Vịnh Bắc Bộ; phíaTây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía Nam giáp Hải Phòng.Quảng Ninh có khả năng phát triển kinh tế, chính trị, xã hội về mọi mặt: côngnghiệp khai khoáng (than, đá ); du lịch với những điểm nổi tiếng trong và ngoàinước (Vịnh Hạ Long, bãi biển Trà Cổ, Vân Đồn ); là cửa ngõ lưu thông hàng hoáqua các cửa khẩu đường bộ, đường biển; hiện có gần 7.000 doanh nghiệp và 23.000

hộ kinh doanh đang hoạt động với các loại hình, lĩnh vực đa dạng nên công tác quản

lý thuế nói chung và công tác quản lý thu thuế TNDN nói riêng tương đối phức tạp.Kinh tế duy trì mức tăng trưởng phù hợp với xu thế phát triển chung của cảnước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP, giá sosánh 1995) ước đạt 14.920 tỷ đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ Tốc độ tăng trưởngkinh tế tuy chưa đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch tăng 13%), song đây cũng là mức tăngcao so với nhiều tỉnh, thành phố khác Cụ thể: Ngành nông lâm nghiệp và thủy sảntăng 4,1% (kế hoạch tăng 3,4%), ngành công nghiệp và xây dựng tăng 12,9% (kếhoạch tăng 13,5%), các ngành dịch vụ giá so sánh 1995 tăng 12,1% (kế hoạch tăng14,4%) GDP bình quân đầu người ước đạt 1.587 USD (cao hơn mức bình quân cả

nước khoảng 1.000 USD) (Nguồn Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh).

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2016 đạt 41.195 tỷ đồng, tăng 10% so cùng

kỳ, đạt kế hoạch đề ra; trong bối cảnh lạm phát cao, đây là mức tăng khá của tỉnh,

cụ thể: vốn ngân sách tập trung 6.336 tỷ đồng, chiếm 15,4%; vốn tín dụng đầu tưphát triển của Nhà nước 288 tỷ chiếm 0,7%; vốn các doanh nghiệp nhà nước (baogồm vốn tự có và vốn vay, vốn huy động) 21.841 tỷ, chiếm 53,3%; vốn dân cư và

Trang 35

doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19,7%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàichiếm 8,1% Năm 2016, cấp mới Giấy chứng nhận đầu tư cho 3 dự án, nâng tổng số

dự án FDI trên địa bàn tỉnh lên 89 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng

ký đạt 3,729 tỷ USD Số doanh nghiệp thành lập mới năm 2016 là 1.154 doanhnghiệp, bằng 85,48% so với năm 2015, tổng vốn đăng ký kinh doanh đạt 9.380 tỷđồng, giảm 15,9% so với cùng kỳ Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 7.698 doanh nghiệp

đăng ký kinh doanh, tổng số vốn đăng ký 84.366 tỷ đồng (Nguồn Ủy ban nhân dân

tỉnh Quảng Ninh).

Kết quả trên thể hiện tỉnh Quảng Ninh đang đi đúng hướng trên con đườngphát triển kinh tế xã hội, phù hợp với xu thế hội nhập của đất nước làm cho vị thếcủa tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ngày càng được khẳng định, tạo thế

và lực mới cho sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới

2.1.2 Khái quát về ngành Thuế Quảng Ninh

2.1.2.1 Công tác tổ chức bộ máy thu thuế

Cục thuế tỉnh Quảng Ninh cùng với Cục Thuế các tỉnh thành phố trong cảnước được thành lập ngày 21/8/1990 trên cơ sở sáp nhập 3 tổ chức: Thu quốcdoanh, thuế công thương nghiệp và thuế nông nghiệp Từ ngày 01/10/1990, Cụcthuế chính thức hoạt động trong hệ thống ngành thuế thống nhất từ Trung ương đếnđịa phương (lúc đầu thành lập có 10 phòng và 12 Chi cục Thuế; 450 cán bộ, côngchức Trong đó: 17,7% trình độ đại học; 46,1% trình độ trung học chuyên nghiệp và36% sơ cấp)

Bộ máy Cục thuế tỉnh Quảng Ninh hiện nay gồm: Cơ quan văn phòng Cụcthuế (có 15 phòng) và 14 Chi cục Thuế các huyện, thị xã và thành phố

Đến hết tháng 12 năm 2016, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh có 757 cán bộ, côngchức Trong đó: Thạc sỹ có 80 người chiếm 10%, Đại học có 568 người chiếm75%, trình độ cao đẳng và trung học chuyên nghiệp có 158 người chiếm 20,8%, cònlại là lái xe, nhân viên kỹ thuật, phục vụ có 24 người chiếm hơn 3%, cán bộ côngchức, được biên chế vào các bộ phận như sau:

Trang 36

Ban lãnh đạo: Ban lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh gồm 04 đồng chí,trong đó có 1 đồng chí Cục trưởng và 03 đồng chí Phó Cục trưởng.

- Đồng chí Cục trưởng: Chịu trách nhiệm và phụ trách toàn diện các lĩnh vựccông tác trong phạm vi ngành Thuế tỉnh Quảng Ninh; Lãnh đạo, điều hành hoạtđộng của Cục Thuế và trực tiếp giải quyết một số công việc; đồng thời phân côngcác Phó cục trưởng phụ trách những mặt công tác nhất định Cục trưởng chịu tráchnhiệm về các quyết định của các Phó cục trưởng trong khi thực hiện các nhiệm vụđược Cục trưởng phân công

- 03 đồng chí Phó Cục trưởng: Chỉ đạo các đơn vị xây dựng các đề án, quyếtđịnh, công văn để triển khai thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước, củaNgành Tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chủ trương chính sách thuộclĩnh vực phụ trách; phát hiện đề xuất những vấn đề cần đổi mới, sửa đổi về chínhsách, chế độ, cơ chế điều hành, được giao phụ trách, điều hành mọi hoạt động củaCục Thuế, giải quyết công việc thay Cục trưởng và phải chịu trách nhiệm trước Cụctrưởng về các quyết định của mình

Trang 37

Chú thích: Chỉ đạo trực tiếp

Hướng dẫn, chỉ đạo theo nghiệp vụ chức năng

Ghi chú: Phòng tổng hợp nghiệp vụ – dự toán (NV–DT) hướng dẫn chỉ đạo chung toàn Cục Thuế

Hình 2.1: Quản lý thuế theo chức năng của cục thuế tỉnh Quảng Ninh

Phòng

tổ chức

cán bộ

Phòng tin học

Phòng quản

lý đất

Phòng quản

lý thuế TNCN

Phòng kiểm tra nội bộ

Phòng thanh tra thuế số 2

Phòng thanh tra thuế số 1

Phòng kiểm tra thuế số 3

Phòng kiểm tra thuế số 2

Phòng kiểm tra thuế số 1

Phòng tổng hợp NV-DT

Phòng tuyên truyền

và hỗ trợ

Phòng quản

lý nợ

và CCNT

Phòng

kê khai

và kế toán thuế

Phòng hành chính, NS-TV

03 PHÓ CỤC TRƯỞNG

Đội NS-TV- AC

HC-Đội TNCN,

TB và TK

Đội thuế liên xã số 2

Đội thuế liên xã số 1

Đội kiểm tra thuế

Đội kiểm tra nội bộ

Đội tuyên truyền và

hỗ trợ

Đội quản

lý nợ và CCNT

Đội kê khai và

kế toán thuế

BAN LÃNH ĐẠO CHI CỤCCHI CỤC TRƯỞNG

Trang 38

Căn cứ Quyết định số 115/2009/QĐ–TTg ngày 28 tháng 9 năm 2009 của Thủtướng Chính phủ, ngày 14 tháng 01 năm 2010 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hànhQuyết định số 108/QĐ–BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế, theo đó tổ chức bộ máy Cục Thuếđược kiện toàn theo mô hình trên.

Dưới Cục thuế tỉnh Quảng Ninh có 14 Chi cục Thuế trực thuộc gồm: Chi cụcThuế Thành phố Hạ Long, Chi cục Thuế Thành phố Móng Cái, Chi cục Thuế Thànhphố Cẩm Phả, Chi cục Thuế Thành phố Uông Bí, Chi cục Thuế các huyện ĐôngTriều, Yên Hưng, Hoành Bồ, Tiên Yên, Vân Đồn, Cô Tô, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà,Bình Liêu Các Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Cục Thuế tỉnh cóchức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thukhác của Ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Cục thuế tỉnh Quảng Ninh

a Hướng dẫn, chỉ đạo công tác quản lý thu ngân sách Cục thuế có nhiệm vụhướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác quản lý thu thuế và thu khác trênđịa bàn tỉnh theo đúng luật, pháp lệnh, các văn bản quy định, hướng dẫn của các cơquan Nhà nước cấp trên, đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch thungân sách được giao

b Tổ chức thu thuế, phí và lệ phí Cục thuế cũng phải tổ chức thu thuế, phí và

lệ phí đối với các đối tượng do Cục trực tiếp quản lý Hướng dẫn NNT thực hiệnchế độ đăng ký, kê khai nộp thuế, lập hồ sơ miễn, giảm thuế, hoàn thuế theo đúngquy định của pháp luật về thuế Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ quản lý thu thuếtheo đúng quy trình đối với từng sắc thuế, áp dụng cho đối tượng nộp thuế theo quyđịnh của Tổng cục thuế Tổ chức tính thuế, lập sổ bộ thuế, ấn định thuế, thông báo

số thuế phải nộp, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác Đôn đốc NNT nộp đầy

đủ, kịp thời mọi khoản thuế và thu khác vào kho bạc Nhà nước

c Tổ chức công tác kế toán, thống kê thuế Cục thuế phải tổ chức công tác kếtoán thuế, kế toán ấn chỉ, kế toán hàng hoá tịch thu, tạm giữ một cách đầy đủ, kịpthời, chính xác Tổ chức công tác thống kê các chỉ tiêu kinh tế và tình hình thu nộp

Trang 39

thuế, lập báo cáo về tình hình, kết quả thu thuế và hướng dẫn chỉ đạo các Chi cụcthuế thực hiện công tác kế toán, thống kê nói trên phục vụ cho việc chỉ đạo, điềuhành của cơ quan thuế cấp trên, Uỷ ban nhân dân cùng cấp và các cơ quan hữuquan Cục thuế trực tiếp quản lý biên chế, cán bộ, kinh phí chi tiêu của hệ thốngthuế ở địa phương theo đúng các quy định của Nhà nước và theo sự phân cấp củaTổng cục thuế

d Quản lý tình hình thực hiện dự toán thu của các Chi cục Cục thuế hướngdẫn, chỉ đạo các Chi cục thuế trực thuộc thực hiện xây dựng dự toán thu ngân sáchtrên cơ sở xây dựng, tổng hợp dự toán hàng tháng, quý, năm về thu thuế và thu kháctrên địa bàn, báo cáo kế hoạch đó với UBND Tỉnh, Tổng cục Thuế và Bộ Tài chínhtheo quy định Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thường xuyên các Chi cụcThuế trong việc tổ chức công tác thu thuế và thu khác Tổng kết đúc rút kinhnghiệm về các biện pháp tổ chức thu thuế Phân bổ, giao chỉ tiêu kế hoạch thu thuế

và thu khác cho các Chi cục thuế trực thuộc

e Phối hợp với các cơ quan hữu quan Cục Thuế tham gia phối hợp chặt chẽ vớicác cơ quan chức năng trong việc xét duyệt đăng ký kinh doanh, chủ động trong việc tổchức đăng ký nộp thuế, lập danh bạ các cơ sở nộp thuế trên địa bàn Phối hợp chặt chẽvới Sở Tài chính trong việc xây dựng kế hoạch thu, chi ngân sách của địa phương

2.1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của các Chi cục Thuế

Các Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Cục Thuế tỉnh trực tiếpquản lý thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân nộp thuế còn lại, đó là các doanhnghiệp có quy mô nhỏ, các đối tượng nộp thuế TNCN (không qua khấu trừ tạinguồn), các khoản thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất,các loại phí, lệ phí phát sinh trên đại bàn quận, huyện, thị xã Chi cục Thuế thựchiện tất cả các chức năng quản lý thu thuế, trừ nhiệm vụ thanh tra thuế

2.2 Thực trạng quản lý thu thuế TNDN đối với DN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 – 2016

Qua hơn 10 năm thực hiện luật thuế TNDN, việc triển khai thực hiện đã đạtđược nhiều kết quả đáng khích lệ, hàng năm, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh đều hoàn

Trang 40

thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao Trong quá trình thực hiện chứctrách, nhiệm vụ, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh luôn thực hiện nghiêm túc các chínhsách Pháp luật, pháp lệnh cũng như những quy trình hướng dẫn riêng của ngành,song song cùng các công tác khác, công tác quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnhQuảng Ninh luôn luôn được thực hiện theo đúng các quy trình quy trình nghiệp vụ

2.2.1 Thực trạng các chính sách và quy định của Nhà nước về thuế TNDN

Chính phủ đã ban hành một hệ thống chính sách thuế bao quát hầu hết cácnguồn thu và từng bước được sửa đổi, hoàn thiện đáp ứng nhu cầu thay đổi của nềnkinh tế và nhu cầu tăng thu cho NSNN Để khuyến khích đầu tư, hỗ trợ DN sản xuất– kinh doanh, đồng thời để hài hòa giữa việc đảm bảo nguồn thu NSNN với khuyếnkhích thúc đẩy sự phát triển của DN, Nhà nước liên tục cập nhật, sửa đổi bổ sungcác văn bản Luật quy định về chính sách Thuế TNDN, quy định rõ về các hình thức

ưu đãi Thuế TNDN, nhất là với các tỉnh đầu tàu mũi nhọn về công nghiệp và du lịchnhư Tỉnh Quảng Ninh Cụ thể, các chính sách Nhà nước về Thuế TNDN quy định:

a Người nộp thuế (NNT)

Theo điều 2 Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 thì NNT thu nhập doanhnghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhậpchịu thuế theo quy định, bao gồm:

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài

- Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã;

- Ðơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập

b Thu nhập chịu thuế (TNCT)

Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hànghóa, dịch vụ và thu nhập khác Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượngvốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản;thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, chovay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xóa

Ngày đăng: 02/02/2020, 08:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 130/2008/TT–BTC ngày 26/12/2008“Hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN và Nghị định số 124/2008/NĐ–CP” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN và Nghị định số 124/2008/NĐ–CP
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2008
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính (2010), Quyết định số 108/QĐ–BTC ngày 14/01/2010 “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của CụcThuế trực thuộc Tổng cục Thuế
Tác giả: Bộ trưởng Bộ Tài chính
Năm: 2010
3. Chính phủ (2008), Nghị định số 124/2008/NĐ–CP ngày 11/12/2008 “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2008
4. Chính phủ (2010), Nghị định số 51/2010/NĐ–CP ngày 14/5/2010 “ Quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy địnhvề hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2010
5. Chính phủ (2013), Nghị định số 92/2013/NĐ–CP ngày 13/8/2013 “Quy định về thay đổi thuế suất thuế TNDN” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quy địnhvề thay đổi thuế suất thuế TNDN
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2013
6. Phan Thị Cúc – Trần Phước – Nguyễn Thị Mỹ Linh (2007), Giáo trình Thuế (Lý thuyết, bài tập và bài giải), Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Thuế(Lý thuyết, bài tập và bài giải)
Tác giả: Phan Thị Cúc – Trần Phước – Nguyễn Thị Mỹ Linh
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2007
7. Nguyễn Thị Ngọc Mai (2015), Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chicục thuế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Mai
Năm: 2015
8. Lê Thị Thanh Huyền (2014), Kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan tại một số nước, Tạp chí Thuế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính thuế,hải quan tại một số nước
Tác giả: Lê Thị Thanh Huyền
Năm: 2014
9. Cục Thuế Quảng Ninh (2015), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2014 Khác
10. Cục Thuế Quảng Ninh (2016), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2015 Khác
11. Cục Thuế Quảng Ninh (2017), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2016 Khác
12. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI (2006), Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 Khác
13. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI (2005), Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Khác
14. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2008), Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 Khác
15. Tổng cục Thuế, Quy trình cưỡng chế nợ thuế được ban hành theo Quyết định số 490/QĐ–TCT ngày 08/5/2009 Khác
16. Tổng cục Thuế, Quy trình hoàn thuế được ban hành theo Quyết định số 905/QĐ–TCT ngày 01/7/2011 Khác
17. Tổng cục Thuế, Quy trình kiểm tra thuế được ban hành theo Quyết định số 528/QĐ–TCT ngày 29/5/2008 Khác
18. Tổng cục Thuế, Quy trình miễn thuế, giảm thuế được ban hành theo Quyết định số 14444/QĐ–TCT ngày 24/10/2011 Khác
19. Tổng cục Thuế, Quy trình quản lý đăng ký thuế được ban hành theo Quyết định số 443/QĐ–TCT ngày 29/4/2009 Khác
20. Tổng cục Thuế, Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế được ban hành theo Quyết định số 1864/QĐ–TCT ngày 21/12/2011 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w