Tabmis cung cấp thông tin nhanh, chính xác về các tình hình thực hiện NSNN tại mọi thời điểm; Đảm bảo sự đồng bộ về toàn bộ dữliệu thu, chi NSNN giữa KBNN với các cơ quan tài chính, thuế
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn Phú Giang
Hà Nội, Năm 2019
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân tôi Các sốliệu, kết quả sử dụng trong luận văn là trung thực có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theođúng quy định và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu khác Các kết quảnghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan
và phù hợp với đề tài nghiên cứu là "Tổ chức công tác kế toán tại Kho bạc Nhà nướcHải Hậu"
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình!
Nam Định, Tháng 12 năm 2018
Người cam đoan
Vũ Thị Lơ
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu để hoàn thành Đề tài luận văn "Tổ chức công tác kếtoán tại Kho bạc Nhà nước Hải Hậu", Ngoài sự cố gắng phấn đấu của chính bản thântôi, còn có sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, của bạn bè đồng nghiệp vànhững người thân trong gia đình Tôi kính xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Ban giám hiệu nhà trường, Các thầy cô giáo trong Khoa kế toán, Khoa sau đạihọc Trường Đại học Thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình họccao học và cho đến khi thực hiện để hoàn thành bài luận văn Đặc biệt tôi xin bày tỏ lờicảm ơn sâu sắc và chân thành tới Cô giáo PGS.TS Nguyễn Phú Giang đã hết lòng giúp
đỡ, chỉ bảo nhiệt tình, động viên cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho emtrong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn;
Xin được bày tỏ lòng biết ơn đến toàn bộ lãnh đạo, công chức cũng như các cán
bộ của Kho bạc Nhà nước huyện Hải Hậu đã không ngừng hỗ trợ và tạo điều kiện tốtnhất giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành đề tài luận văn này
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè,đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong cả quá trình học tập, nghiên cứu để hoànthành đề tài luận văn thạc sỹ một cách tốt nhất
Nam Định, tháng 12 năm 2018
Học viên thực hiện
Vũ Thị Lơ
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC HÌNH VẼ vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 2
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3
1.3 Đối tượng, mục tiêu nghiên cứu 6
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 6
1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu 6
1.4 Phương pháp và câu hỏi nghiên cứu 6
1.5 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 7
1.6 Kết cấu luận văn 7
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ KHO BẠC NHÀ NƯỚC 8
2.1 Tổ chức công tác kế toán và yêu cầu, nguyên tắc tổ chức công tác kế toán 8
2.1.1 Khái niệm và bản chất của tổ chức công tác kế toán 8
2.1.2 Yêu cầu và nguyên tắc tổ chức công tác kế toán 9
2.2 Đặc điểm của các đơn vị kho bạc nhà nước có ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán 11
2.3 Nội dung tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị kho bạc nhà nước 16
2.3.1 Tổ chức công tác kế toán nội bộ tại KBNN Hải Hậu 16
2.3.2 Tổ chức công tác kế toán hoạt động nghiệp vụ tại KBNN Hải Hậu 187 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HẢI HẬU 36
3.1 Tổng quan về Kho bạc Nhà nước Hải Hậu 36
3.2 Nội dung tổ chức công tác kế toán tại đơn vị kho bạc nhà nước Hải Hậu 38
3.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại KBNN Hải Hậu 38
Trang 73.2.2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán tại KBNN Hải Hậu 45
3.2.3 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán tại KBNN Hải Hậu 47
3.2.4 Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại KBNN Hải Hậu 59
3.2.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 60
3.2.6 Tổ chức công tác kiểm tra kế toán 63
3.2.7 Tổ chức quyết toán hoạt động nghiệp vụ kho bạc Nhà nước 64
CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HẢI HẬU 67
4.1 Các kết luận và phát hiện về tổ chức công tác kế toán tại KBNN Hải Hậu 67
4.1.1 Những kết quả đạt được 67
4.1.2 Những tồn tại 68
4.2 Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Kho bạc nhà nước Hải Hâụ 72
4.2.1 Yêu cầu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Kho bạc nhà nước Hải Hậu 72
4.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại kho bạc Nhà nước Hải Hậu.72 4.3 Đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại kho bạc nhà nước Hải Hậu tỉnh Nam Định 73
4.3.1 Về tổ chức bộ máy kế toán 73
4.3.2 Về tổ chức chứng từ kế toán 74
4.3.3 Về tổ chức tài khoản kế toán 74
4.3.4 Về kế toán thu 75
4.3.5 Về vận dụng tài khoản kế toán để kế toán cam kết chi thường xuyên và kế toán chi thường xuyên 76
4.3.6 Về vận dụng tài khoản kế toán để kế toán thanh toán 78
4.3.7 Về công tác kiểm tra kế toán 79
4.4 Điều kiện thực hiện giải pháp 81
4.5 Các hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai 81
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC
Trang 8TCS-TT Chương trình thu thuế tập trung
TT-BTC Thông tư - Bộ tài chính
AGRIBANK Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BP Bộ phận
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Tổng thu NSNN qua KBNN Hải Hậu từ 2015-2017 52Bảng 3.2 Tổng chi NSNN qua KBNN Hải Hậu từ 2015-2017 56
Trang 10DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.2: Quy trình giao dịch một cửa của KBNN 16
Hình 3.2.1: Cơ cấu tổ chức KBNN Hải Hậu 39
Hình 3.2.2 Quy trình chi thường xuyên tại KBNN Hải Hậu 43
Hình 3.2.3 Quy trình thực hiện tại bộ phận Kế toán thu của KBNN Hải Hậu 44
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
Huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định có 35 xã, thị trấn, với hơn 150 đơn vị và có rấtnhiều tài khoản được mở để giao dịch tại Kho bạc Nhà nước Hải Hậu khoảng gần 500 tàikhoản nên việc tổ chức công tác kế toán tại Kho bạc Nhà nước Hải Hậu đóng một vai tròrất quan trọng trong việc quản lý thu, chi Ngân sách Nhà nước cũng như các giao dịch liênquan đến tiền và tài sản Nhà nước giúp cho việc cung cấp các thông tin về tài chính, ngânsách của các cơ quan từ trung ương đến địa phương Trong những năm gần đây cùng với
sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại trên thế giới, hệ thống Kho bạc Nhà nướcnói chung và Kho bạc Nhà nước Hải Hậu nói riêng đã đưa vào ứng dụng phần mềmTabmis đã thiết lập được một hệ thống thông tin quản lý kinh tế làm căn cứ cho các quyếtđịnh kinh tế của nhiều đối tượng khác nhau đặc biệt giúp cho công tác kế toán tại Kho bạcNhà nước hoạt động chất lượng và hiệu quả hơn Tổ chức công tác kế toán ở Kho bạc Nhànước Hải Hậu có nhiều khâu, nhiều phần hành, giữa chúng có mối liên hệ mật thiết, gắn bóvới nhau, trong quá trình hoạt động bên cạnh mặt tích cực còn một số hạn chế và bất cấptrong tổ chức công tác kế toán tại Kho bạc Nhà nước Hải Hậu Trong quá trình nghiên cứu
ở Kho bạc Nhà nước Hải Hậu với sự nỗ lực của bản thân và sự dẫn dắt, chỉ bảo tận tình củaPGS, TS Nguyễn Phú Giang cùng lãnh đạo, đội ngũ chuyên viên của Kho bạc Nhà nướcHải Hậu nên đề tài "Tổ chức công tác kế toán tại Kho bạc Nhà nước Hải Hậu" đã hoànthành và đưa ra được thuận lợi, khó khăn cũng như các giải pháp giúp hoàn thiện tổ chứccông tác kế toán tại Kho bạc Nhà nước Hải Hậu tốt hơn
Trang 12CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong điều kiện công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay không những tất cả mọingành nghề lĩnh vực phải thực hiện cuộc chiến với khoa học về ứng dụng công nghệ thôngtin, về việc áp dụng lý luận phương pháp khoa học tiên tiến nhất để đạt hiệu quả tối ưutrong sự phát triển ngành nghề lĩnh vực của mình đối với ngành kho bạc cũng đã có nhữngcải tiến rất hiện đại phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới; dần đưa được nhữngthành tựu khoa học về công nghệ thông tin vào ngành của mình nhằm tối ưu hiệu quả hoạtđộng của mình, cùng với việc phát triển các phần mềm máy vi tính đã đưa vào áp dụngphần mềm tiên tiến thay thế việc thực hiện thủ công bằng tay Đối với ngành Kho bạc cónhiệm vụ thực hiện kế toán Ngân sách Nhà nước, chính cấu phần Tabmis đã mang đến lợiích rất to lớn cho ngành Kho bạc và đã đạt được hiệu quả cao trong việc thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ của mình Cụ thể, Tabmis đã giúp hỗ trợ để lập các báo cáo tài chính về dựtoán thu, dự toán chi NSNN; Lập báo cáo quản trị theo nhiều tiêu thức phục vụ cho yêucầu quản lý, điều hành NSNN trên cơ sở kết hợp các phân đoạn của tổ hợp tài khoản kếtoán , sử dụng công cụ lập báo cáo tài chính Tabmis cung cấp thông tin nhanh, chính xác
về các tình hình thực hiện NSNN tại mọi thời điểm; Đảm bảo sự đồng bộ về toàn bộ dữliệu thu, chi NSNN giữa KBNN với các cơ quan tài chính, thuế, hải quan.Tabmis đã gópphần hoàn thiện công tác kế toán NSNN, các quỹ và tài sản của Nhà nước đã được giaoquản lý, các khoản viện trợ, vay nợ, khoản trả nợ của Chính phủ và chính quyền địaphương theo quy định của pháp luật; Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi NSNN cho cơquan tài chính cùng cấp,và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luậtTrong tình hình bối cảnh hiện nay với yêu cầu của việc thực hiện các nghị quyết củaĐảng, chính phủ và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hệ thống Kho bạc Nhà nước nóichung và Kho bạc nhà nước Hải Hậu nói riêng đang nỗ lực từng bước tổ chức, sắp xếp lại
bộ máy kế toán của mình sao cho tinh gọn để hoạt động mang lại hiệu quả cao, tăng cườngứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ của mình, triển khai các hoạt động dịch vụtrực tuyến tạo thuận lợi giao dịch với khách hàng nhanh gọn, luôn cập nhật khai thác cáctính năng ưu việt của các phần mềm kế toán đặc biệt hệ thống công cụ quản lý ngân sáchNhà nước hữu hiệu hiện nay là Tabmis đã và đang từng bước áp dụng thành quả khoa họcnày của nhân loại vào tổ chức hoạt động của mình đặc biệt là tổ chức công tác kế toán vàdần hoàn thiện tốt hơn về tổ chức bộ máy kế toán, chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ
kế toán, báo cáo kế toán, kiểm tra kế toán và việc tổ chức quyết toán hoạt động nghiệp vụ
Trang 13kho bạc nhà nước, hiện nay các hoạt động này ngoài những kết quả đạt được trong quátrình hoạt động tác nghiệp vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập trong tổ chức công tác kếtoán tại kho bạc Nhà nước nói chung và Kho bạc Nhà nước Hải Hậu nói riêng như về tổchức bộ máy kế toán phải làm sao để việc sắp xếp nhân sự phù hợp với vị trí công việc vàphải đào tạo, tập huấn kịp thời cho các bộ phận kế toán Kho bạc Nhà nước để bắt kịp vớitiến trình phát triển khoa học công nghệ trong nước cũng như thế giới và phải nhận thứcnhanh về thay đổi của chính sách, chế độ kế toán mới hoàn thiện hơn, phù hợp hơn để theokịp thế giới; Còn về hệ thống chứng từ, tài khoản và phương pháp kế toán tại Kho bạc Nhànước chưa tuân thủ đầy đủ theo thông lệ quốc tế nói một cách chi tiết tại Kho bạc nhà nướccác huyện nói chung chưa nhất quán, thống nhất được việc hạch toán tài khoản, tiểu mục
kế toán, Các báo cáo kế toán tại Kho bạc Nhà nước chưa thực sự cung cấp được một cáchđầy đủ thông tin cho các đơn vị liên quan, hệ thống thông tin chưa tập trung tích hợp đểđảm bảo khả năng thu thập và xử lý thông tin một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời nhấtcho các đối tượng liên quan Chính vì thế đề tài: "Tổ chức công tác kế toán tại Kho bạc nhànước Hải Hậu"cần thiết được nghiên cứu trong bài luận văn này, và đưa ra một số giảipháp giúp cho công tác kế toán tại Kho bạc nhà nước Hải Hậu được hoàn thiện tốt hơn
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến Kho bạc nhà nước nói chung vàcũng có nhiều đề tài nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán tại Kho bạc nhà nước nóiriêng, các tác giả đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện và giúp cho các hoạt độngliên quan đến Kho bạc nhà nước được tốt hơn tuy nhiên vẫn có những mặt hạn chế trongthực tiễn hoạt động của kho bạc nhà nước mà trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài cáctác giả chưa đề cập đến và chưa đưa ra các giải pháp giúp công tác kế toán tại kho bạc nhànước tốt hơn thể hiện ở một số đề tài sau:
Đề tài của tác giả Nguyễn Văn Hóa: "Hoàn thiện công tác kế toán tại Kho bạc Nhànước Đà Nẵng trong điều kiện sử dụng phần mềm tabmis" Đề tài này đã hệ thống hóa cơ
sở lý luận của kế toán nhà nước áp dụng cho tabmis, tổng quan về tabmis, đánh giá thựctrạng công tác kế toán tại KBNN Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác
kế toán tại KBNN Đà Nẵng trong điều kiện sử dụng phần mềm tabmis đó là hoàn thiện về
hệ thống chứng từ phải thống nhất ở cả kho bạc lẫn các đơn vị ngoài kho bạc, chứng từđúng theo mẫu quy định của chế độ kế toán ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc, phải phảnánh đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hệ thống tài khoản kế toán cần phải bổ sung thêmmột số tài khoản và phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh có nội dungphức tạp, giải pháp hoàn thiện bộ máy kế toán cả về số lượng và trình độ để chuyên mônhóa công tác kế toán và phòng ngừa được các tiêu cực xảy ra
Trang 14Tương tự có đề tài của tác giả Đỗ Thị Hồng Hạnh : "Hoàn thiện công tác kế toánngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Hải Châu trong điều kiện tabmis" đề tài này tậptrung nghiên cứu công tác kế toán thu chi và quá trình vận hành tabmis trong quá trìnhthực hiện và đề tài đã đưa ra được một số giải pháp về chứng từ kế toán, cách xử lý thôngtin của kế toán kho bạc Nhà nước Hải Châu, đề tài chưa đi sâu nghiên cứu về con ngườilàm công tác kế toán và nghiệp vụ kế toán tại Kho bạc nhà nước Hải Châu như thế nào chođạt hiệu quả tối ưu.
Đề tài của tác giả Nguyễn Hoàng Nhân: "Hoàn thiện công tác kế toán phục vụkiểm soát thu, chi tại các đơn vị hành chính sự nghiệp của Kho bạc nhà nước huyện CaoPhong, tỉnh Hòa Bình" Đề tài này tập trung nghiên cứu công tác kiểm soát chi và tổ chức
bộ máy kế toán của kho bạc nhà nước Cao Phong tỉnh Hòa Bình, đã nêu ra được thuận lợi,khó khăn cũng như đã đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn trong việc tổchức bộ máy kế toán, hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán tuy nhiên mớiđưa ra các giải pháp chung chung mà chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể chi tiết nhằmkhắc phục khó khăn một cách triệt để
Tác giả Trần Văn Nghĩa với đề tài"Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Khobạc Nhà nước đến năm 2020" Luận văn đã đề cập chủ yếu đến những vấn đề lý luận cơ bản
về Tổng Kế toán Nhà nước, tập trung vào nghiên cứu mô hình tổ chức bộ máy kế toán đểhoàn thiện Tổng Kế toán Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước và tác giả Trần Văn Nghĩa đãđưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán để thực hiện chứcnăng Tổng Kế toán Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tuy nhiên đề tài chưa nêu ra được giảipháp giúp cho các phương pháp kế toán và nguyên tắc kế toán tại Kho bạc Nhà nước cũngnhư Tổng kế toán Nhà nước tuân thủ hoàn toàn theo thông lệ quốc tế
Đề tài "Triển khai thực hiện cam kết chi qua Kho bạc Nhà nước trong diều kiện vậnhành Tabmis" được đăng trên tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia số 138 năm 2013 của thạc
sỹ Phạm Bình, đề tài đã đưa ra được nhận định về quản lý, kiểm soát chi tại Kho bạc Nhànước là một khâu rất quan trọng trong việc quản lý chi ngân sách Nhà nước đã đóng gópvào các bước thực hiện cải cách tài chính công theo hướng công khai và minh bạch đặcbiệt hướng đến phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế trên nền tảng vận hành chươngtrình Tabmis tuy nhiên đề tài này chỉ tập trung vào việc xử lý các nghiệp vụ chi, không nêulên được việc vướng mắc trong việc hướng dẫn các đơn vị đến giao dịch với Kho bạc Nhànước về thực hiện cam kết chi và thủ tục thực hiện cam kết chi
Đề tài "Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhànước Cầu Giấy trên địa bàn quận Cầu Giấy" của tác giả Trần Thị Minh Vỹ đã nêu ra được
hệ thống lý luận về tổ chức công tác kế toán NSNN tại Kho bạc Nhà nước cấp quận huyện
Trang 15đồng thời đã đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Kho bạcNhà nước quận Cầu Giấy đó là hoàn thiện về chứng từ kế toán, phương pháp kế toán, tàikhoản kế toán và bộ máy kế toán tuy nhiên hiện nay các phương pháp và việc hạch toán kếtoán đã thay đổi theo Thông tư mới là thông tư 77/TT-BTC ngày 28/07/2017 nên một sốgiải pháp về phương pháp và việc hạch toán các nghiệp vụ trong đề tài không còn phù hợp
và ứng dụng trong thực tiễn hiện nay
Bằng tất cả các phương pháp quan sát, thu thập dữ liệu, phương pháp đối chiếu,phương pháp so sánh, Tất cả các đề tài trên đã đi sâu nghiên cứu ở các khía cạnh khácnhau và đưa ra được những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế tại các Kho bạc Nhànước về việc ứng dụng Tabmis, Thu - chi ngân sách Nhà nước qua kho bạc, cơ cấu tổ chức
bộ máy và về việc kiểm soát cam kết chi qua kho bạc Nhà nước, các bài luận văn trên lànhững công trình nghiên cứu mang lại giá trị cao khi nghiên cứu về đề tài Kho bạc Nhànước, tuy nhiên qua việc nghiên cứu tiếp cận và qua quá trình hoạt động của các Kho bạcNhà nước thì còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc xoay quanh đề tài Kho bạc mà các tác giảchưa khai thác hết được như việc vận hành trong các khâu tổ chức công tác kế toán tại Khobạc Nhà nước về tổ chức nhân lực làm sao cho phù hợp cả về chủ quan lẫn khách quan, về
tổ chức hệ thống sổ sách, chứng từ, hệ thống tài khoản trong khi hoạt động vẫn còn một sốhạn chế nhất định, hệ thống lập và lấy báo cáo sao cho hữu ích nhất đối với các nhà quảntrị Kho bạc Nhà nước tại huyện Hải Hậu nói chung cũng như Kho bạc Nhà nước ở hệthống các cấp huyện, tỉnh nói riêng nên việc tổ chức điều hành quản lý Kho bạc Nhà nướcphải đảm bảo quỹ Ngân sách Nhà nước được kiểm soát thu – chi phải chặt chẽ, an toàn,nâng cao vai trò, trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ tài chính -ngân sách, tổ chức tốt công tác kế toán để xây dựng đề án, chính sách thực hiện Chiến lượcphát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 đảm bảo đúng mục tiêu, yêu cầu Thực hiệnđồng bộ các giải pháp để tổng hợp sửa đổi các chế độ kế toán có liên quan; hoàn thành xâydựng Hệ thống thông tin tổng kế toán nhà nước
Công tác kế toán tại KBNN đã đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý an toàntiền và tài sản của Nhà nước, kịp thời cung cấp các thông tin về tài chính và ngân sách chocác cấp chính quyền, các cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương phục vụ cho việcquản lý và điều hành hiệu quả ngân sách các cấp Việc ứng dụng công nghệ thông tin vàocông tác kế toán tại KBNN đã góp phần vào công cuộc cải cách hành chính trong lĩnh vựctài chính theo hướng tập trung đầu mối, đơn giản quy trình, thủ tục, xác định rõ tráchnhiệm và tăng cường tính chủ động cho các đơn vị Trong thực tế khi vận hành bộ máy kếtoán tại các Kho bạc nhà nước nói chung và Kho bạc nhà nước Hải Hậu nói riêng còn tồn
Trang 16tại nhiều hạn chế trong việc tổ chức công tác kế toán nên đề tài "Tổ chức công tác kế toántại Kho bạc nhà nước Hải Hậu" nghiên cứu đưa ra thuận lợi khó khăn và đề xuất giải phápgiúp việc tổ chức công tác kế toán tại Kho bạc nhà nước Hải Hậu ngày càng hoàn thiện tốthơn.
1.3 Đối tượng, mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toántrong các đơn vị kho bạc nhà nước, thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác
kế toán tại kho bạc nhà nước Hải Hậu tỉnh Nam Định
1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
Xem xét và đánh giá tương đối chính xác về thực trạng tổ chức công tác kế toán tạiKho bạc Nhà nước huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định từ đó luận văn đề xuất các giải phápnhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Kho bạc nhà nước Hải Hậu
* Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị trong Khobạc nhà nước Hải Hậu tỉnh Nam Định Nêu ra được thực trạng của Kho bạc nhà nước HảiHậu tỉnh Nam Định về tổ chức công tác kế toán từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoànthiện tổ chức công tác kế toán tại Kho bạc nhà nước Hải Hậu tỉnh Nam Định
1.4 Phương pháp và câu hỏi nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên nguồn dữ liệu thu thập từ Kho bạc Nhà nước Hải Hậu: Báo cáo Thu vàvay của ngân sách Nhà nước niên độ 2015, 2016, 2017, Báo cáo chi ngân sách Nhà nướcniên độ 2015, 2016, 2017 Sổ chi tiết, Bảng tổng hợp, Sổ Nhật ký,
Phương pháp thu thập số liệu: Thông qua sổ sách kế toán, Các báo cáo do Kho bạcNhà nước Hải Hậu cung cấp
Phương pháp phân tích dữ liệu: Bài luận văn đã sử dụng các phương pháp phântích, tổng hợp; phương pháp này trình bày kết hợp giữa diễn giải và quy nạp, Xử lý cácthông tin định lượng, Xây dựng bảng số liệu thu, chi qua các năm Xử lý thông tin địnhtính: thông qua các thông tin định lượng thu thập được phân tích để đưa ra nhận định đánhgiá
* Các câu hỏi đặt ra cho đề tài nghiên cứu trong bài luận văn này là:
Tổ chức công tác kế toán và nội dung của tổ chức công tác kế toán trong các đơn vịkho bạc nhà nước theo quy định hiện hành như thế nào?
Trang 17Thực trạng của tổ chức công tác kế toán tại Kho bạc nhà nước Hải Hậu tỉnh NamĐịnh như thế nào?
Các giải pháp để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại kho bạc nhà nước Hải Hậutỉnh Nam Định là gì?
1.5 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Về nội dung và hình thức: Nghiên cứu tổ chức công tác kế toán tại kho bạc nhà nước HảiHậu tỉnh Nam Định
Về không gian: Luận văn khảo sát thực tế tại kho bạc nhà nước huyện Hải Hậu tỉnh NamĐịnh
Về thời gian: Số liệu minh chứng được trích dẫn năm 2015, 2016, 2017
1.6 Kết cấu luận văn
Bài luận văn này bao gồm 4 chương với các nội dung sau:
Chương 1 : Tổng quan nghiên cứu của đề tài
Chương 2 : Một số vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị khobạc nhà nước
Chương 3 : Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại kho bạc nhà nước Hải Hậu tỉnh NamĐịnh
Chương 4 : Các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại kho bạc nhà nước HảiHậu tỉnh Nam Định
CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC
KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ KHO BẠC NHÀ NƯỚC
2.1 Tổ chức công tác kế toán và yêu cầu, nguyên tắc tổ chức công tác kế toán
2.1.1 Khái niệm và bản chất của tổ chức công tác kế toán
* Khái niệm về tổ chức công tác kế toán:
Một đơn vị kế toán là đơn vị (bao gồm các cơ quan, công ty, chi nhánh, xínghiệp ) có thực hiện tất cả các công việc của kế toán như lập và xử lý chứng từ kế toán,
mở tài khoản, ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính đồng thời phải bảo quản, lưu trữ tàiliệu kế toán, thực hiện các quy định khác về kế toán theo quy định của pháp luật
Kế toán được hiểu là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp tất cả cácthông tin về kinh tế, về tài chính bằng các hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động
Kế toán còn là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản, sự vậnđộng tài sản, các hoạt động kinh tế tài chính trong doanh nghiệp, nhằm kiểm tra, giám sáttoàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị
Trang 18Kế toán có vai trò quan trọng trong hệ thống công cụ quản lý của đơn vị Tuy nhiên, vaitrò quan trọng của kế toán chỉ được phát huy khi đơn vị kế toán tổ chức công tác kế toánmột cách khoa học và hiệu quả.
Có các quan điểm khác nhau để định nghĩa tổ chức công tác kế toán:
Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp theo quy định của Luật kế toán 2015 là tổchức việc thực hiện các chuẩn mực và chế độ kế toán để phản ánh tình hình tài chính và kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán, chế độ bảoquản , lưu trữ tài liệu kế toán, cung cấp thông tin tài liệu kế toán và các nhiệm vụ khác của
kế toán Nói cách khác, tổ chức công tác kế toán là sự thiết lập mối quan hệ qua lại giữacác phương pháp kế toán, các đối tượng kế toán với con người am hiểu nội dung công tác
kế toán (người làm kế toán) được biểu hiện qua một hình thức kế toán thích hợp của mộtđơn vị cụ thể
Theo trang của tác giả Lê Ánh Tổ chức công tác kế toán là: Tổ chức công tác kế toán
là tổ chức việc thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp thông tin về hoạt động của đơn vị kếtoán trên cơ sở vân dụng các phương pháp kế toán và tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vịnhằm quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả
* Bản chất của tổ chức công tác kế toán:
Bản chất của việc tổ chức công tác kế toán trong đơn vị là việc tổ chức ghi chép, phânloại, tổng hợp tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các phương pháp khoa học của kếtoán, phù hợp với chính sách chế độ quản lý kinh tế quy định và phù hợp với đặc điểm tìnhhình cụ thể của đơn vị nhằm phát huy được chức năng, vai trò quan trọng của kế toán trongquản lý vĩ mô và vi mô nền kinh tế
Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị có mục đích chung chính là hướng tới việc sắpxếp, tổ chức các công việc mà kế toán cần phải thực hiện tốt các chức năng tổ chức thunhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính một cách kịp thời, đầy đủ đểphục vụ cho việc điều hành hoạt động của đơn vị cả ở tầm vĩ mô và tầm vi mô Còn là việc
tổ chức nhân sự kế toán theo các phần hành kế toán cụ thể, thực hiện các phương pháp kếtoán phù hợp với yêu cầu thu nhận, xử lý, và phân tích đồng thời cung cấp thông tin kinh tếtài chính, phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng đơn vị nhằm đáp ứng các yêu cầu thông tinphục vụ việc điều hành hoạt động đơn vị
2.1.2 Yêu cầu và nguyên tắc tổ chức công tác kế toán
* Yêu cầu tổ chức công tác kế toán
Muốn phát huy hiệu quả trong hoạt động kế toán của các đơn vị thì khâu tổ chứccông tác kế toán ngay từ đầu được coi là trọng yếu ngoài yêu cầu phải chấp hành cácnguyên tắc của khoa học về tổ chức còn phải tính đến yêu cầu riêng đặc thù của ngành kế
Trang 19toán đặc biệt là công tác hạch toán kế toán nên phải đáp ứng được mặt linh hoạt và hiệuquả đồng thời tính đồng bộ cũng là một yêu cầu không thể thiếu trong tổ chức công tác kếtoán Ngoài các yêu cầu chung như trên kế toán còn một số yêu cầu riêng theo Luật kếtoán 2015 đó là:
Phải phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kếtoán, vào sổ kế toán và báo cáo tài chính
Phải phản ánh kịp thời, phản ánh đúng thời gian quy định thông tin và số liệu kếtoán
Phải phản ánh rõ ràng, dễ hiểu, chính xác thông tin và số liệu kế toán
Phản ánh một cách trung thực và khách quan hiện trạng, bản chất của sự việc, nộidung, giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính
Về thông tin, số liệu kế toán được phản ánh phải liên tục từ khi phát sinh chođến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, và từ khi thành lập cho đến khi chấm dứt hoạtđộng của đơn vị kế toán, số liệu của kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu của kế toán của kỳtrước
Đối với việc phân loại và sắp xếp thông tin, số liệu kế toán phải theo trình tự, có
hệ thống và có thể so sánh, có thể kiểm chứng được
* Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán
Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị cần tuân thủ các nguyên tắc như sau:
Tổ chức công tác kế toán của đơn vị cần phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc vềcác chính sách, chế độ và thể lệ cũng như các quy định của pháp luật hiện hành:
Để nhà nước quản lý được nền kinh tế quốc dân thì không thể thiếu kế toán nó làmột trong những công cụ quản lý quan trọng Nhà nước kiểm tra thường xuyên việc chấphành thanh toán, kỷ luật thu chi do vậy tổ chức công tác kế toán đầu tiên phải chính xáctheo những qui định về nội dung của công tác kế toán cũng như phải theo đúng về tổ chứcchỉ đạo của công tác kế toán trong Luật kế toán, chuẩn mực kế toán nói chung
Tổ chức công tác kế toán của đơn vị cần đảm bảo nguyên tắc thống nhất hay nóicách khác tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với chính sách, chế độ, văn bản pháp luậtqui định về kế toán nhằm quản lý thống nhất trong toàn nền kinh tế quốc dân:
Đó là thống nhất giữa các bộ phận kế toán trong đơn vị, thống nhất giữa đơn vịchính với các đơn vị thành viên và các đơn vị nội bộ, giữa tổ chức công tác kế toán ở tạicông ty mẹ và các công ty con nên tổ chức công tác kế toán phải trên cơ sở các chế độchứng từ, hệ thống tài khoản, hệ thống báo cáo tài chính kế toán được nhà nước đã quyđịnh để áp dụng, vận dụng phù hợp với các chế độ, chính sách quản lý kinh tế của Nhà
Trang 20nước qua từng giai đoạn phải làm được như vậy thì tổ chức công tác kế toán mới đảm bảothực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của kế toán và không vi phạm những quy định củaNhà nước góp phần tăng cường việc thống nhất quản lý nền kinh tế tài chính của các cấp,các ngành trong việc giám sát, kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp và hoạt động tài chính của các tổ chức đơn vị nhà nước.
Tổ chức công tác kế toán của đơn vị còn phải phù hợp với quy mô, với đặc điểmcủa đơn vị, tổ chức quản lý và đặc điểm hoạt động của đơn vị: Mỗi một đơn vị có đặcđiểm và điều kiện hoạt động khác nhau Vì vậy, không thể có một mô hình công tác kế toántối ưu cho tất cả các đơn vị nên để tổ chức tốt công tác kế toán của đơn vị thì việc tổ chứccông tác kế toán chúng ta phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và tính chất hoạt độngcũng như quy mô, địa bàn của đơn vị mình
Tổ chức công tác kế toán của đơn vị phù hợp với các yêu cầu, trình độ quản lý,mức độ trang bị về các phương tiện thiết bị phục vụ cho công tác kế toán tại đơn vị: Kếtoán tại các đơn vị làm việc dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của người quản lý vì vậy để có một êkíp làm tốt công tác kế toán phải bố trí tổ chức tốt phù hợp với năng lực, nghiệp vụ chuyênmôn của đội ngũ cán bộ kế toán và đội ngũ lãnh đạo quản lý
Tổ chức công tác kế toán đơn vị cần đảm bảo thực hiện đầy đủ được các chứcnăng, nhiệm vụ của kế toán và đáp ứng yêu cầu thông tin cho các cấp lãnh đạo cho các đốitượng quan tâm
Tổ chức công tác kế toán của đơn vị phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả:Công tác tổ chức nói chung luôn phải chú ý đến tính tiết kiệm, hiệu quả và tổ chứccông tác kế toán cũng không nằm ngoài nguyên tắc này do đó thực hiện nguyên tắc nàychúng ta phải đảm bảo tổ chức công tác kế toán một cách khoa học, hợp lý, các chức năng,nhiệm vụ của kế toán phải được thực hiện tốt nhằm nâng cao chất lượng của công tác kếtoán, việc quản lý chặt chẽ, hiệu quả, và tính toán,đo lường chính xác tất cả các nghiệp vụkinh tế phát sinh
Những nguyên tắc trên phải được thực hiện một cách đồng bộ mới có thể tổ chức thựchiện tốt và đầy đủ các nội dung tổ chức công tác kê toán tài chính trong đơn vị
2.2 Đặc điểm của các đơn vị kho bạc nhà nước có ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán
Tiền thân của Kho bạc nhà nước chính là Nha ngân khố trực thuộc Bộ tài chínhđược thành lập vào năm 1946 và đến năm 1951 đổi tên thành Kho bạc Nhà nước KBNN
thực hiện quản lý quỹ NSNN của ngân sách Trung ương; ngân sách của 63 tỉnh, thành phố (661 quận, huyện, 10.500 xã, phường, thị trấn) Hệ thống KBNN hiện quản lý trên 800.000 tài khoản của hơn 540.000 đơn vị với doanh số hoạt động của KBNN hàng năm
Trang 21trên 9 triệu tỷ đồng Tính đến nay toàn hệ thống KBNN có 14.300 công chức (Trong đó công chức có trình độ đại học là 10.218 người, chiếm hơn 70%; trên đại học là 565 người,
chiếm 4%)
Kho bạc Nhà nước cấp huyện gồm: ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là
tổ chức trực thuộc Kho bạc nhà nước cấp tỉnh ( gồm Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) có chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trên địa
bàn theo quy định của pháp luật Kho bạc Nhà nước cấp huyện có tư cách pháp nhân, cócon dấu và trụ sở riêng và được mở tài khoản tại các ngân hàng Nhà nước và ngân hàngthương mại trên địa bàn huyện để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của phápluật
Hệ thống KBNN cấp huyện có các chức năng cơ bản là:
Quản lý Ngân sách Nhà nước, quản lý quỹ tài chính, ngân quỹ
Huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển
Mở và quản lý tài khoản tại các Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại
Nhiệm vụ của KBNN cấp huyện là:
Tổ chức thực hiện một cách thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, các chương trình, dự án, các đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc
Nhà nước cấp huyện sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
Quản lý các quỹ ngân sách nhà nước, các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, cáckhoản ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật
Thực hiện các giao dịch thu, chi tiền mặt, các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹtại đơn vị kho bạc mình
Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán ngân sách nhà nước và các khoản vay
nợ, trả nợ của chính phủ và của chính quyền địa phương
Thực hiện công tác thống kê về thu và chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ,trả nợ của Chính phủ, của chính quyền địa phương theo quy định; đối chiếu xác nhận sốliệu thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp huyện với các cơ quan liênquan
Mở và quản lý tài khoản tại các Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mịatrên địa bàn huyện theo đúng chế độ quy định để thực hiện quản lý ngân quỹ nhà nước
Thực hiện công tác phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định Thực hiện việc tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Kho bạc Nhànước cấp huyện theo quy định
Luôn thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nước cấphuyện
Trang 22Thực hiện công tác quản lý đội ngũ công chức và lao động hợp đồng; công tác vănthư, lưu trữ; quản trị, hành chính và tài vụ tại đơn vị Kho bạc Nhà nước mình theo quyđịnh.
Tổ chức thực hiện các chương trình hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà nước;nhiệm vụ cải cách hành chính với mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện côngkhai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ đồng thời cung cấp thông tin để tạo thuận lợiphục vụ khách hàng
Thực hiện quản lý tất cả các điểm giao dịch thuộc Kho bạc Nhà nước cấp huyệntheo quy định
Và cuối cùng là thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nướccấp tỉnh giao cho
Kho bạc Nhà nước cấp huyện tổ chức làm việc theo chế độ chuyên viên
Kho bạc nhà nước cấp huyện được chia thành 2 bộ phận gồm có bộ phận kiểm soátchi và bộ phận kế toán nhà nước
Bộ phận Kiểm soát chi tham mưu giúp Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp huyện thựchiện các nhiệm vụ: Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác đồng thời tổ chức thực hiệnchương trình, kế hoạch công tác đã phê duyệt Kiểm soát các khoản chi ngân sách nhànước gồm chi thường xuyên, đầu tư, chi các chương trình mục tiêu nguồn vốn ngân sáchnhà nước và các nguồn vốn khác được giao quản lý có sự phân công của Kho bạc Nhànước cấp tỉnh Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đầu tư các chương trình mụctiêu quốc gia thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác được giao theochế độ quy định Báo cáo định kỳ, đột xuất về kết quả kiểm soát chi ngân sách nhà nước,bao gồm chi thường xuyên, chi đầu tư, chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốcgia thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác được giao Phải đối chiếu
và xác nhận số dư tài khoản giao dịch với đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định Tiếpcông dân, giải quyết đơn thư khiếu nại và tố cáo theo quy định tại Kho bạc Nhà nước cấphuyện Triển khai cải cách hành chính, quản lý tài sản tại đơn vị và thực hiện tất cả cácnhiệm vụ khác do giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp huyện giao
Bộ phận Kế toán nhà nước tham mưu cho giám đốc Kho bạc Nhà nước thực hiệncác nhiệm vụ như sau: Quản lý các khoản thu Ngân sách Nhà nước của huyện mình vàđiều tiết khoản thu, hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các khoản vay và trả nợ củaChính phủ, làm báo cáo, tổng hợp, đối chiếu số liệu thu, chi NSNN và thực hiện cácnghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc Nhà nước huyện theo quy định, Mở tài khoản với các
Trang 23Ngân hàng trên địa bàn huyện để chuyển khoản, kiểm soát thu, chi tại các Ngân hàng đó,Thực hiện thanh quyết toán liên kho bạc, trái phiếu Chính phủ, các giao dịch thu, chi tạiKBNN đơn vị mình Bảo quản an toàn tiền mặt và các ấn chỉ của Kho bạc Quản lý cácđiểm giao dịch cùng huyện và làm nhiệm vụ khác do Giám đôc Kho bạc cấp huyện giao
Kho bạc Nhà nước cấp huyện phải phối hợp công tác với các cơ quan tài chính trênđịa bàn trong việc thực hiện nhiệm vụ và KBNN được yêu cầu các đơn vị tài chính trên địabàn cung cấp hồ sơ, tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật
* Các đơn vị Kho bạc Nhà nước còn có đặc điểm chung đó là việc sắp xếp tổ chức
công tác kế toán trong giao dịch một cửa và xây dựng cũng như bố trí sắp xếp các vị trí đểthực hiện tốt quy trình giao dịch một cửa mang lại hiệu quả cao trong giao dịch giữa Khobạc Nhà nước ở đơn vị mình với các đơn vị giao dịch (khách hàng giao dịch) Công việctrong quy trình giao dịch một cửa bao gồm:
Các cán bộ kiểm soát chi trong giao dịch một cửa trực tiếp với các đơn vị giao dịch (hay khách hàng) làm các công việc sau:
Hướng dẫn cho các đơn vị giao dịch(khách hàng) nộp hồ sơ kiểm soát chi;
Xem xét mọi ồ sơ của đơn vị giao dịch (khách hàng), kiểm tra toàn bộ về sự đầy
đủ, về tính hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ Nếu có trường hợp hồ sơ chưa đủ, chưa đúngtheo quy định thì phải hướng dẫn đơn vị một cách cụ thể, đầy đủ để đơn vị bổ sung, hoànchỉnh; có thể hướng dẫn qua trao đổi trực tiếp với khách hàng hoặc hướng dẫn thông quacác phương tiện điện tử như email, điện thoại, , cán bộ kiểm soát chi phải ghi, hoặc đọcđầy đủ chi tiết tên các loại tài liệu cần có để bổ sung, hoàn chỉnh và ghi hoặc đọc chi tiếtnội dung vắn tắt cần bổ sung, hoàn chỉnh nếu khách hàng hay đơn vị đến giao dịch trựctiếp tại Kho bạc thì cán bộ kiểm soát cần ghi trực tiếp vào phiếu nhận hồ để trả lại kháchhàng làm căn cứ hoàn thiện hồ sơ; trong trường hợp dặc biệt cán bộ kiểm soát chi có thểghi chi tiết, đầy đủ các nội dung, tài liệu cần bổ sung qua email, qua điện thoại sau khi đãtiếp nhận hồ sơ một cách trực tiếp tại quầy giao dịch của Kho bạc;
Cán bộ kiểm soát chi thực hiện việc kiểm soát hồ sơ, để bảo đảm việc kiểm soát chithường xuyên đúng pháp luật, chính sách, chế độ của nhà nước Trong khi kiểm soát hồ sơ,nếu có phát hiện các khoản chi ngân sách không đủ điều kiện chi ngân sách nhà nước theođúng chế độ quy định; chi sai chế độ, lệch tiêu chuẩn, định mức chi; chi không đúng đốitượng, không đúng mục đích theo dự toán được duyệt hoặc là số dư tài khoản của đơn vịgiao dịch không đủ thì cán bộ kiểm soát chi dự thảo công văn thông báo để từ chối tạm
Trang 24ứng, thanh toán đồng thời báo cáo lãnh đạo phòng (bộ phận nghiệp vụ) trình lãnh đạoKBNN ký gửi đơn vị giao dịch (khách hàng);
CB kiểm soát chi thực hiện luân chuyển hồ sơ cho các bộ phận nghiệp vụ có liênquan theo đúng quy trình này và theo đúng quy định cụ thể của lãnh đạo KBNN;
Sau khi đã có kết quả xử lý của hồ sơ, cán bộ kiểm soát chi thông báo kết quả và trảlại hồ sơ, chứng từ cho khách hàng theo đúng quy định
Chịu trách nhiệm toàn bộ trước Tổng Giám đốc KBNN về việc triển khai thực hiện giaodịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại đơn vị Kho bạc mình;
Phải quy định cụ thể về việc luân chuyển, giao nhận hồ sơ tại nội bộ đơn vị mình,thời gian giải quyết công việc của tất cản các bộ phận nghiệp vụ đảm bảo kiểm soát chặtchẽ các khoản chi NSNN, phải đúng thời hạn quy định, không được gây phiền hà chokhách hàng giao dịch;
Phải niêm yết công khai về các quy định, thủ tục hành chính, hồ sơ và thời hạn giảiquyết công việc tại trụ sở KBNN
Quy định về thời hạn giải quyết các giao dịch công việc: Thời hạn giải quyết côngviệc được tính từ thời điểm mà cán bộ kiểm soát chi nhận đầy đủ hồ sơ, chứng từ kiểm soátchi theo đúng quy định cho đến khi xử lý thanh toán xong cho khách hàng, gồm các bước:đầu tiên là nhận hồ sơ, đến kiểm soát chi, tiếp theo là trình lãnh đạo duyệt, cuối cùng làthanh toán viên chuyển tiền bằng chuyển khoản hoặc thủ quỹ chi tiền mặt Cụ thể:
Đối với các khoản tạm ứng tiền mặt: thời hạn giải quyết không quá 60 phút
Đối với các khoản thanh toán trực tiếp:
Trong trường hợp thanh toán chi thường xuyên đơn giản, nhận hồ sơ vào buổi sáng,kiểm soát chi và thanh toán vào buổi chiều
Trường hợp thanh toán các khoản chi thường xuyên mà hồ sơ có tính chất phức tạpthanh toán tạm ứng: CB kiểm soát chi nhận hồ sơ hôm nay và thanh toán vào hôm sau (trừtrường hợp đặc biệt các khoản chi phục vụ yêu cầu khẩn cấp như phòng chống thiên tai,dịch bệnh, hoặc các khoản chi cho đối tượng người có công với cách mạng, thì thanhtoán ngay trong ngày nhận hồ sơ)
Trang 25Hướng đi, hồ sơ của chứng từ kiểm soát chi
* Hướng đi của chứng từ thanh toán
Hình 2.2: Quy trình giao dịch một cửa của KBNN 2.3 Nội dung tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị kho bạc nhà nước
2.3.1 Tổ chức công tác kế toán nội bộ tại Kho bạc Nhà nước
Kế toán nhà nước áp dụng tại đơn vị Kho bạc Nhà nước Hải Hậu gồm có Luật kếtoán nói chung, Thông tư 107/TT-BTC ngày 10/10/2017 về hướng dẫn chế độ kế toán hànhchính, sự nghiệp của Bộ tài chính,
* Về nhân sự: Thực hiện kế toán nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Hải Hậu: Đồng chí
Lưu Thị Hương là kế toán kiểm soát chi của các đơn vị dự toán đồng thời được lãnh đạophân công kiêm nhiệm thực hiện kế toán nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Hải Hậu
* Tổ chức chứng từ kế toán, tài khoản kế toán thực hiện kế toán nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Hải Hậu
Chứng từ kế toán thực hiện đầy đủ các nội dung chủ yếu của Luật Kế toán số88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 Từ năm 2015 đến năm 2017 các biểu mẫu chứng từ thựchiện kế toán nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Hải Hậub theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán Hành chính sựnghiệp và Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫnsửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định
số 19/2006/QĐ-BTC Các biểu mẫu bắt đầu từ 01/01/2018 thực hiện theo Thông tư
Giám đốc
Trung tâmthanh toán
Thanh toánviênThủ quỹ
Trang 26107/TT-BTC ngày 10/10/2017 về hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp của Bộtài chính
Tài khoản kế toán từ năm 2015 đến năm 2017 Kế toán nội bộ tại Kho bạc Nhà nướcHải Hậu áp dụng hệ thống tài khoản theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp và Thông tư
số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế
độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC Tàikhoản kế toán bắt đầu từ 01/01/2018 áp dụng theo Thông tư 107/TT-BTC ngày 10/10/2017
về hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp của Bộ tài chính
* Sổ sách, báo cáo quyết toán kế toán nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Hải Hậu:
Kho bạc Nhà nước Hải Hậu thực hiện kế toán nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Hải Hậu theohình thức báo sổ với Kho bạc Nhà nước tỉnh Nam Định, và hệ thống sổ sách, báo cáo từnăm 2015 đến năm 2017 áp dụng theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp và Thông tư
số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế
độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC.Mẫu sổ sách, báo cáo bắt đầu từ 01/01/2018 áp dụng theo Thông tư 107/TT-BTC ngày10/10/2017 về hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp của Bộ tài chính
2.3.2 Tổ chức công tác kế toán hoạt động nghiệp vụ tại Kho bạc Nhà nước
Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước theo Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính đồng thời là công văn Số:4696/KBNN-KTNN hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụKho bạc Nhà nước ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Kho bạc Nhà nước
Đối tượng áp dụng Thông tư trên:
Kho bạc Nhà nước các cấp, mọi đơn vị dự toán các cấp tham gia TABMIS, các đơn
vị có giao dịch với KBNN, cơ quan tài chính các cấp
Tổ chức bộ máy kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN:
Kho bạc Nhà nước các cấp tổ chức bộ máy kế toán, thực hiện công tác kế toán;Đơn vị tài chính các cấp và đơn vị dự toán các cấp tham gia TABMIS tổ chức bộ máy đểthực hiện công việc kế toán theo quy trình trên TABMIS sao cho phù hợp với chức năng,nhiệm vụ được giao của từng cấp theo quy định của Luật NSNN 83/2015/QH13 ngày25/06/2015, Luật Kế toán 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, Luật Giao dịch điện tử51/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Luật Công nghệ thông tin 67/2006/QH11 ngày29/6/2006 và các quy định pháp luật hiện hành
Nhiệm vụ của kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN
Trang 27Thu thập, ghi chép, xử lý, quản lý dữ liệu tập trung trong toàn hệ thống về tình hìnhquản lý, phân bổ dự toán chi ngân sách các cấp; Việc thực hiện thu, chi NSNN các cấp; Tất
cả các khoản vay, tình hình trả nợ vay của NSNN; Mọi loại tài sản do KBNN quản lý vàcác hoạt động nghiệp vụ KBNN;
Kiểm soát sự chấp hành chế độ quản lý tài chính, các chế độ thanh toán,và chế độ, quyđịnh khác của Nhà nước có liên quan đến thu, chi NSNN, vay, trả nợ vay của NSNN, hoạtđộng nghiệp vụ KBNN trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của KBNN
Chấp hành chế độ báo cáo tài chính và báo cáo quản trị theo quy định; Cung cấp đầy
đủ, chính xác, kịp thời các số liệu, thông tin về kế toán cần thiết theo yêu cầu về việc khaithác thông tin, khai thác cơ sở dữ liệu kế toán trên TABMIS theo phân quyền, quy địnhkhai thác dữ liệu, việc trao đổi, cung cấp thông tin giữa các đơn vị trong ngành Tài chính
và các đơn vị liên quan theo quy định; Phải đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin kế toánphục vụ cho việc quản lý, điều hành, quyết toán NSNN, công tác quản lý nợ và công tácđiều hành các hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan tài chính, hệ thống KBNN
* Tổ chức bộ máy kế toán các đơn vị kho bạc nhà nước
Tất cả các thành viên tham gia TABMIS thực hiện theo quy định của Bộ trưởng BộTài chính về trách nhiệm, quyền hạn với các đơn vị thành viên sử dụng và khai thác, vậnhành TABMIS
Tổ chức bộ máy kế toán các đơn vị KBNN gồm bộ máy kế toán trong hệ thốngKBNN được đặt tại các đơn vị KBNN và phải tổ chức bộ máy kế toán, các bộ phận kế toánphù hợp với chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức theo quy định của Chính phủ, Bộ Tàichính
Hoạt động của bộ máy kế toán các đơn vị KBNN được tổ chức theo một nguyên tắctập trung, thống nhất theo sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc KBNN Mỗi một đơn vị KBNN
là một đơn vị kế toán độc lập và chịu trách nhiệm thực hiện kế toán nghiệp vụ Kho bạc tạiđơn vị, đơn vị kế toán KBNN cấp dưới phải chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của đơn
vị kế toán KBNN cấp trên
Ngoài ra các cơ quan tài chính, đơn vị dự toán cấp 1, 2, các đơn vị khác có liênquan chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kế toán, kế toán NSNN và hoạtđộng nghiệp vụ KBNN thực hiện nhập lệnh chi tiền (phân bổ ngân sách được phân quyềntheo chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình trên TABMIS)
Bộ máy kế toán trung tâm là bộ phận và phòng kế toán thuộc KBNN các cấp
Trang 28Ngoài ra đơn vị KBNN tổ chức bộ phận kế toán phụ thuộc gồm các điểm giao dịchthường xuyên, giao dịch không thường xuyên ở trong trụ sở hay ngoài trụ sở KBNN
Các đơn vị KBNN phân công, bố trí cán bộ kế toán phải chấp hành nghiêm chỉnhnguyên tắc phân công, bố trí cán bộ kế toán tuân theo quy định của Luật kế toán và các quyđịnh sau:
Nhân viên kế toán bộ phận kế toán thu- chi có trách nhiệm bảo quản bản đăng kýmẫu chữ ký, mẫu dấu của của cơ quan thu, cơ quan tài chính; mọi kế toán viên đăng kýmẫu chữ ký với Kế toán trưởng
Tổng Giám đốc KBNN quy định mọi nguyên tắc phân công và bố trí cán bộ kếtoán: kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) không được trực tiếp giao dịch với kháchhàng, không được trực tiếp để thực hiện các công việc kế toán cụ thể,
Giám đốc KBNN căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được giao và điều kiện thực tế tạiđơn vị, quy định của KBNN để bố trí cán bộ kế toán cho phù hợp, phải có sự kiểm soát lẫnnhau đồng thời đảm bảo an toàn tiền và tài sản
Phân công, bố trí cán bộ kế toán trong việc giao dịch một cửa thực hiện theo quyđịnh riêng của KBNN và Bộ Tài chính
Kế toán trưởng nghiệp vụ KBNN phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn điều kiện của
kế toán trưởng theo quy định của Luật kế toán và kế toán trưởng KBNN có trách nhiệm vàquyền hạn theo Điều 53, Điều 55 của Luật kế toán, kế toán trưởng KBNN giúp giám đốcKBNN giám sát tài chính của đơn vị, chịu chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ chuyên môn của
Kế toán trưởng đơn vị cấp trên
Việc bố trí cán bộ kế toán trong hệ thống KBNN căn cứ vào yêu cầu công việc, vàotrình độ, năng lực, phẩm chất cán bộ, tình hình thực tế ở đơn vị và phải tuân theo nguyêntắc phân công, bố trí cán bộ kế toán theo quy định của Bộ Tài chính, giám đốc KBNN bốtrí cán bộ có chức danh, đảm bảo chuyên môn nghiệp vụ được độc lập
Mỗi đơn vị KBNN, bộ máy kế toán"KBNN"tổ chức thành các bộ phận chủ yếu sau:
Bộ phận kế toán thu, chi bao gồm các nhân viên kế toán thực hiện các nghiệp vụ kếtoán thu, chi ngân sách, tiền gửi,
Bộ phận thanh toán bao gồm các nhân viên kế toán xử lý giao dịch thanh toán, tíndụng của các đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN
Trang 29Bộ phận tổng hợp bao gồm các nhân viên kế toán thực hiện các nghiệp vụ tổng hợp
số liệu, lập báo cáo tài chính, lập báo cáo quản trị, thống kê và hướng dẫn thực hiện chế độ
kế toán, thực hiện kiểm tra kế toán
Các bộ phận, cá nhân ở mỗi đơn vị KBNN liên quan tới công tác kế toán nghiêmchỉnh chấp hành mọi nguyên tắc, chế độ, quy trình kế toán theo quy định; phải cung cấpđầy đủ, chính xác,kịp thời, trung thực các chứng từ, các tài liệu cần thiết cho bộ phận kếtoán để thực hiện mọi quy trình nghiệp vụ kế toán
từ bắt buộc khác Biểu mẫu chứng từ kế toán bắt buộc được Bộ Tài chính hoặc đơn vị được
Bộ Tài chính ủy quyền in, phát hành Đơn vị kế toán thực hiện đúng mẫu, nội dung ghichép trên chứng từ
Mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn: là mẫu chứng từ kế toán do Bộ trưởng Bộ Tàichính (hoặcTổng Giám đốc KBNN được Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền) quy định vềbiểu mẫu và nội dung ghi chép Đơn vị kế toán được phép lập chứng từ kế toán trên máy vitính và phải đảm bảo đúng mẫu, đúng nội dung ghi chép trên chứng từ theo quy định
Chứng từ điện tử: KBNN được sử dụng chứng từ điện tử (gồm: chứng từ điện tửcủa KBNN, chứng từ điện tử do ngân hàng, các cơ quan liên quan chuyển đến) để thựchiện thanh toán, hạch toán kế toán theo quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính Chứng từđiện tử dùng làm chứng từ kế toán phải có đủ các nội dung quy định chứng từ kế toán và
đã được mã hóa đảm bảo an toàn dữ liệu điện tử trong việc xử lý, truyền tin và lưu trữ.Chứng từ điện tử được lưu giữ trong các vật mang tin (như băng từ, đĩa từ, các thiết bị lưutrữ điện tử và các loại thẻ thanh toán) được bảo quản, quản lý như tài liệu kế toán ở dạngnguyên bản, phải có đủ thiết bị phù hợp để sử dụng khi cần thiết Tổng Giám đốc KBNN
Trang 30quy định trường hợp sử dụng chứng từ kế toán với hình thức chứng từ điện tử theo đúngquy định của pháp luật; hướng dẫn cụ thể việc lập và mã hóa, luân chuyển, lưu trữ chứng
từ điện tử và khai thác dữ liệu điện tử trong hệ thống KBNN
Chữ ký điện tử: Chữ ký điện tử tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanhhoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hay kết hợp một cách lô gíc vớithông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấpthuận của người đó với nội dung thông điệp dữ liệu được ký
Lập chứng từ kế toán: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh có liên quan đếnhoạt động thu, chi NSNN, hoạt động nghiệp vụ KBNN đều phải lập chứng từ kế toán,chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
Phương thức lập chứng từ kế toán giấy: Chứng từ kế toán giấy được lập thủ cônghoặc lập trên máy tính in ra bản giấy Các chứng từ kế toán được lập và in ra trên máy tínhphải bảo đảm nội dung của chứng từ kế toán quy định trong Luật Kế toán 2015, quy định
cụ thể đối với mỗi loại chứng từ kế toán theo quy định hiện hành
Yêu cầu đối với việc lập chứng từ kế toán: Trên chứng từ kế toán ghi đầy đủ, rõràng, chính xác các nội dung theo quy định; Chữ viết trên chứng từ cùng một nét chữ, ghi
rõ ràng, thể hiện đúng, đầy đủ nội dung phản ánh, không được tẩy xoá; khi viết phải dùngcùng một màu mực, loại mực không phai; không viết bằng mực đỏ Về ghi số tiền bằng số
và bằng chữ trên chứng từ: Số tiền viết bằng chữ khớp đúng với số tiền viết bằng số; tổng
số tiền khớp đúng với tổng các số tiền chi tiết; chữ cái đầu tiên phải viết bằng chữ in hoa,những chữ còn lại không được viết chữ in hoa; phải viết sát đầu dòng, chữ viết và chữ sốphải viết liên tục không để cách quãng, ghi hết dòng mới được xuống dòng khác, khôngviết tắt, không viết chèn dòng, không được viết đè lên chữ in sẵn; chỗ trống phải gạch chéo
để không thể sửa chữa, thêm số hoặc thêm chữ Chứng từ bị tẩy xoá, sửa chữa không cógiá trị thanh toán và ghi sổ kế toán Khi viết sai vào mẫu chứng từ in sẵn thì phải hủy bỏbằng việc gạch chéo chứng từ viết sai.Ngày, tháng, năm của chứng từ phải viết bằng số
Chứng từ lập theo bộ có nhiều liên phải lập một lần cho tất cả các liên theo cùngmột nội dung bằng máy vi tính, máy chữ hay viết lồng bằng giấy than Trường hợp đặc biệtphải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hailần nhưng phải bảo đảm thống nhất mọi nội dung trên tất cả các liên chứng từ
Với chứng từ chi, trường hợp đơn vị rút nhiều mục, không lập được trên một tranggiấy thì đơn vị có thể viết vào trang sau (mặt sau) hoặc lập nhiều bộ chứng từ (lưu ý 1
Trang 31chứng từ chỉ được lập tối đa trên 2 trang giấy) Trường hợp chứng từ được viết trên 2 tranggiấy thì tại trang sau, đơn vị phải viết cách lề trên khoảng 1/4 trang giấy
Cán bộ KBNN không nhận các chứng từ do đơn vị giao dịch lập không đúng quyđịnh, không hợp lệ, pháp; đồng thời phải hướng dẫn các đơn vị giao dịch lập lại chứng từkhác theo đúng quy định; cán bộ KBNN không được ghi mọi yếu tố thuộc trách nhiệm ghicủa đơn vị giao dịch trên chứng từ; đơn vị giao dịch không được ghi yếu tố thuộc tráchnhiệm ghi chép của KBNN trên chứng từ Cán bộ KBNN và đơn vị giao dịch không đượcghi các yếu tố không thuộc trách nhiệm ghi của mình trên chứng từ
Chứng từ kế toán phải đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ, chữ kýtrên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai Không ký chứng từ kế toánbằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn Chữ ký trên chứng từ kế toán của mộtngười phải thống nhất
Chữ ký trên chứng từ kế toán do người có thẩm quyền hay người được ủy quyền
ký Tuyệt đối cấm ký chứng từ kế toán khi chưa đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệmcủa người ký
Chứng từ kế toán do Thủ trưởng đơn vị hay người được ủy quyền duyệt chi, kếtoán trưởng hoặc kế toán được ủy quyền ký trước khi thực hiện Chữ ký trên chứng từ kếtoán phải được ký theo từng liên
Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử Chữ ký ở chứng từ điện tử có giá trị nhưchữ ký trên chứng từ bằng giấy
Mỗi người chỉ được ký một chức danh gắn với một quy trình phê duyệt trên mộtchứng từ hay một bộ chứng từ kế toán
Các đơn vị KBNN mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của cán bộ KBNN: kiểm ngân, thủquỹ, thủ kho, nhân viên kế toán, cán bộ kiểm soát chi và lãnh đạo phụ trách Phòng hay Bộphận kiểm soát chi, Kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền, Giám đốc đơn vị KBNN(hay người được ủy quyền) Sổ đăng ký mẫu chữ ký được đánh số trang, có dấu giáp lai doGiám đốc hoặc người được ủy quyền quản lý để tiện kiểm tra khi cần thiết; mỗi người kýhai (2) chữ ký mẫu trong sổ đăng ký
Chữ ký của cán bộ KBNN ký trên các chứng từ phải giống chữ ký đã được đăng kýtại đơn vị KBNN Phân cấp ký trên chứng từ kế toán được quy định bởi Tổng Giám đốcKBNN phù hợp với luật pháp, với yêu cầu quản lý, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ, an toàn tàisản
Trang 32Luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán: Khi thực hiện việc kế toán trênTABMIS hay các phần mềm có giao diện với TABMIS: Bộ phận nghiệp vụ nhận, xử lýchứng từ và kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ (tính rõ ràng, đầy đủ các chỉ tiêu, nội dung trênchứng từ, sự chính xác về số liệu, thông tin trên chứng từ) sau đó ký chức danh quy định ởchứng từ đồng thời nhập chứng từ vào hệ thống rồi phê duyệt bút toán trên hệ thống; Bộphận kế toán thực hiện việc ghi sổ kế toán có nhiệm vụ tổng hợp số liệu kế toán từ mọi bộphận liên quan theo sự quy định cụ thể của Tổng Giám đốc KBNN Cuối cùng là khâu lưutrữ và bảo quản chứng từ kế toán đúng quy định
* Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán trong kế toán hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước là
tổ hợp tài khoản kế toán bao gồm 12 phân đoạn mã được Bộ Tài chính quy định phục vụviệc hạch toán kế toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo yêu cầu quản lý, điềuhành NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN
12 phân đoạn mã trong Hệ thống tổ hợp tài khoản được cập nhật và cung cấp trên
cơ sở dữ liệu danh mục điện tử chung của ngành Tài chính
Nguyên tắc hạch toán mã tài khoản kế toán: Mã tài khoản kế toán: là mã bắt buộctrong tổ hợp tài khoản để hạch toán các nghiệp vụ theo các đối tượng kế toán của một đơn
vị kế toán Mã tài khoản kế toán bao gồm 4 ký tự được quy định là: N1N2N3N4 Mã tàikhoản kế toán đánh số theo chiều dọc, phân khoảng bảo đảm bố trí đủ giá trị theo phân loạihiện tại, dự phòng đảm bảo nguyên tắc mở, dành chỗ để bố trí tài khoản tổng hợp để phục
vụ mục đích lập báo cáo.Hệ thống tài khoản kế toán chia thành 7 loại, gồm: Loại 1, Loại 2,Loại 3, Loại 5, Loại 7, Loại 8, Loại 9 Trong mỗi loại tài khoản kế toán, các nhóm tàikhoản kế toán được phân khoảng, được đánh số riêng biệt, dự phòng khoảng giá trị để bổsung các nhóm tài khoản khi có yêu cầu quản lý mới hay các đơn vị sử dụng ngân sách,các quỹ tài chính, các đơn vị khác tham gia vào hệ thống Trong mỗi nhóm tài khoản, cáctài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết được phân khoảng, được đánh số riêng biệt, dựphòng các giá trị để bổ sung tài khoản khi có yêu cầu quản lý mới hay các đơn vị sử dụngngân sách, các quỹ tài chính và các đơn vị khác tham gia vào hệ thống Tài khoản trunggian là các tài khoản được bố trí theo yêu cầu của hệ thống Tài khoản trung gian thiết lập
để hạch toán trên các phân hệ phụ, hạch toán các giao dịch về năm ngân sách khác nhau,phục vụ việc điều chỉnh, thực hiện các quy trình xử lý cuối năm Đơn vị KBNN chịu tráchnhiệm hạch toán đúng mã hiệu tài khoản trung gian theo quy định và phù hợp với quy trìnhnghiệp vụ đồng thời phải in sao kê, giải trình lý do khi tài khoản trung gian còn số dư
Trang 33Danh mục mã tài khoản kế toán theo Thông tư 77/TT-BTC ngày 28/7/2017 của BộTài chính được quy định trong Phụ lục II trong danh mục Tài khoản kế toán
Nội dung tài khoản kế toán: Tổng Giám đốc KBNN quy định các nguyên tắc, nộidung, kết cấu các tài khoản kế toán tại Phụ lục II trong Danh mục Tài khoản kế toán.Trongkhi vận hành TABMIS, Tổng giám đốc KBNN hướng dẫn, bổ sung và sửa đổi về nguyêntắc, về nội dung, kết cấu tài khoản kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý và quy trình nghiệp
vụ của TABMIS
* Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Sổ kế toán dưới dạng biểu mẫu theo quy định:
Sổ kế toán dưới dạng biểu mẫu theo quy định là một dạng dữ liệu được thiết lậptrong TABMIS theo yêu cầu quản lý dùng để phản ánh lưu giữ toàn bộ và có hệ thống cácnghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến tình hình phân bổ ngân sách thu- chingân sách, trả nợ vay của NSNN và các hoạt động nghiệp vụ KBNN
Mẫu sổ kế toán được thiết lập và in từ TABMIS phải ghi rõ tên đơn vị kế toán, tên
sổ, ngày-tháng-năm lập sổ, ngày- tháng-năm khoá sổ, chữ ký của người lập sổ, của kế toántrưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán, số trang (nếu in ra giấy để lưutrữ)
Mẫu sổ kế toán được thiết lập in từ TABMIS phải có các nội dung chủ yếu sau đây:Ngày, tháng ghi sổ, Số hiệu, ngày - tháng của chứng từ kế toán làm căn cứ ghi sổ, tóm tắtnội dung nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh, số tiền của nghiệp vụ kinh tế - tài chính,phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán, số dư đầu kỳ, tiền phát sinh trong kỳ và số dư cuối
kỳ Hệ thống sổ kế toán bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết
Mở sổ - ghi sổ - khóa sổ kế toán:
Sổ kế toán phải được mở vào đầu kỳ kế toán tháng, năm; Các đơn vị kế toán mớithành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập
Đơn vị kế toán tham gia TABMIS căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán
Số liệu được ghi nhận vào cơ sở dữ liệu hệ thống và được phản ánh dưới dạng mẫu biểu, sổ
kế toán phải rõ ràng, đầy đủ các nội dung của mẫu biểu sổ kế toán theo quy định và đápứng kịp thời theo quy định Thông tin và số liệu phản ánh trên sổ kế toán mang tính chínhxác, trung thực, phải đúng với chứng từ kế toán, cấm mọi thông tin kế toán không cóchứng từ kế toán để chứng minh
Ghi nhận vào cơ sở dữ liệu của hệ thống phản ánh dưới dạng mẫu biểu sổ kế toántheo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính Thông tin, số liệu ghi trên
Trang 34sổ kế toán của kỳ sau kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán kỳ trước liền kề Mọi dữliệu kế toán ở sổ kế toán phải phản ánh liên tục từ khi mở cho đến khi khóa sổ kế toán Ghinhận vào hệ thống căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm soát, kiểm tra bảo đảm đầy
đủ các quy định của chứng từ kế toán, bảo đảm liên tục thống nhất hoạt động thu - chi vềtình hình ngân sách, quản lý và sử dụng vốn NSNN để cung cấp thông tin cần thiết choquản lý và điều hành NSNN Đơn vị kế toán tương ứng với bộ sổ kế toán, phải khóa sổ kếtoán vào cuối kỳ kế toán tháng hoặc năm theo quy trình hệ thống trước khi chúng ta lậpbáo cáo tài chính Việc khóa sổ kế toán phải bảo đảm tính đồng bộ và thống nhất trongphạm vi một bộ sổ, toàn hệ thống Một số trường hợp khóa sổ kế toán tại các thời điểmkhác theo hướng dẫn của Tổng Giám đốc KBNN và của pháp luật
In sổ kế toán dưới dạng mẫu biểu
Sổ kế toán in theo mẫu quy định được thiết lập trong hệ thống TABMIS Sổ kế toántổng hợp phải in ra giấy để lưu sau khi đã đóng kỳ kế toán và sau khi đã lập xong báo cáotài chính theo quy định
Sổ kế toán chi tiết có thể lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc in ra giấy Sổ kế toán in raphải đóng thành quyển, đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, được Kế toán trưởng(hay người được uỷ quyền) tại đơn vị kế toán ký duyệt Trang đầu của sổ kế toán khi in raphải ghi rõ tên đơn vị kế toán, ghi tên sổ, ghi rõ kỳ kế toán , niên độ kế toán, ngày thángnăm lập sổ, họ tên, chữ ký của người phụ trách sổ, của Kế toán trưởng (người được uỷquyền) Riêng với sổ kế toán chi tiết tiền mặt và tiền gửi ngân hàng phải có thêm chữ kýcủa Giám đốc (hay người được ủy quyền ) của đơn vị kế toán
Sổ kế toán dưới dạng dữ liệu trong hệ thống: Sổ kế toán dưới dạng dữ liệu trong hệthống chính là hình thức biểu hiện của cơ sở dữ liệu kế toán được thiết lập theo quy trìnhchuẩn của hệ thống lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế và tài chính đã phát sinh theo nộidung kinh tế, theo trình tự thời gian có liên quan đến kế toán NSNN, đến hoạt động nghiệp
vụ KBNN Sổ kế toán dưới dạng dữ liệu trong hệ thống phản ánh các thông tin của kế toánNSNN, hoạt động nghiệp vụ KBNN được biểu hiện dưới dạng dữ liệu điện tử được tạo rađược gửi đi và được nhận, được lưu trữ bằng phương tiện điện tử của đơn vị Sổ kế toándưới dạng dữ liệu trong hệ thống cũng có thể được in ra để sử dụng theo yêu cầu của côngtác kế toán
Bộ sổ kế toán và đơn vị hoạt động trong TABMIS
Bộ sổ kế toán: Cơ sở dữ liệu kế toán thể hiện trong từng bộ sổ kế toán trongTABMIS, bao gồm: Bộ sổ kế toán tỉnh, bộ sổ kế toán thành phố trực thuộc trung ương, bộ
sổ trung tâm thanh toán và có bộ sổ kế toán hợp nhất:
Trang 35Bộ sổ kế toán tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là: Nơi lưu giữ "Cơ sở dữ liệu
kế toán" chung, duy nhất cho cả một địa bàn tỉnh, thành phố (KBNN tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương) Bộ sổ kế toán của Sở Giao dịch KBNN coi là bộ sổ kế toán của tỉnh,thành phố
Bộ sổ trung tâm thanh toán là: Nơi lưu giữ "Cơ sở dữ liệu kế toán" của Cục Kế toánnhà nước, Kho bạc Nhà nước
Bộ sổ kế toán hợp nhất là: Bộ sổ đặt tại trung ương để thực hiện chức năng khaithác các báo cáo và các chức năng khác
Đơn vị hoạt động: Cục Kế toán nhà nước, Sở giao dịch KBNN và các đơn vịKBNN quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, Phòng giao dịch và KBNN các tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương trong từng bộ sổ được gọi là các đơn vị hoạt động trongtừng bộ sổ
Trường hợp có thay đổi trong tổ chức bộ máy của hệ thống KBNN, thay đổi hànhchính, Bộ phận nghiệp vụ KBNN phối hợp với các đơn vị liên quan khác thực hiện các quytrình liên quan đến chia tách, sáp nhập theo quy trình nghiệp vụ
Danh mục, mẫu biểu và phương pháp lập sổ kế toán
Danh mục sổ kế toán được quy định trong thông tư 77/TT-BTC ngày 28/7/2017 của
Bộ Tài chính ở Phụ lục IV Danh mục sổ kế toán
Tổng Giám đốc KBNN quy định mẫu biểu, phương pháp ghi sổ kế toán sao chophù hợp với quy trình nghiệp vụ và phù hợp với yêu cầu quản lý để thiết lập trong hệthống; quy định cụ thể việc lưu giữ dữ liệu dưới hình thức sổ kế toán trên hệ thống thôngtin kế toán, in sổ trên giấy phù hợp với thực tế của hệ thống thông tin kế toán
Trong việc vận hành TABMIS Tổng Giám đốc KBNN hướng dẫn phương pháp ghi
sổ kế toán phù hợp với nội dung và bản chất của từng mẫu sổ kế toán đồng thời phù hợpvới quy trình nghiệp vụ TABMIS; Tổng giám đốc KBNN quy định các nội dung được bổsung, sửa đổi về danh mục, về mẫu biểu và về phương pháp ghi sổ kế toán để đáp ứng yêucầu quản lý
* Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo kế toán trong các đơn vị KBNN gồm có Báo cáo tài chính và Báocáo quản trị
Báo cáo tài chính
Trang 36Báo cáo tài chính quy định trong kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN làphương pháp kế toán được dùng để tổng hợp, để hệ thống hoá và thuyết minh các chỉ tiêukinh tế tài chính nhà nước và phản ánh tình hình thu, chi, vay nợ của NSNN, hoạt độngnghiệp vụ KBNN trong một kỳ kế toán hay một niên độ ngân sách Báo cáo tài chính gồm
2 loại: Báo cáo tài chính định kỳ (tháng, năm) và Báo cáo quyết toán cuối năm
Báo cáo tài chính có nhiệm vụ cung cấp các chỉ tiêu kinh tế, tài chính nhà nước cầnthiết cho các cơ quan chức năng, chính quyền nhà nước các cấp Báo cáo tài chính cungcấp những số liệu cần thiết để kiểm tra tình hình thực hiện NSNN, tình hình thực hiện chế
độ kế toán, việc chấp hành các chế độ, các chính sách của Nhà nước và các ngành kinh tế.Ngoài ra báo cáo tài chính cung cấp các số liệu chủ yếu để làm cơ sở để phân tích, đánh giátình hình và kết quả hoạt động của NSNN các cấp, từng đơn vị KBNN và của toàn bộ hệthống NSNN, hệ thống KBNN nhằm giúp cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động NSNN vàhoạt động KBNN một cách hiệu quả
Báo cáo phải được lập phải đúng mẫu biểu quy định hoặc theo yêu cầu quản lý,điều hành, và phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã được quy định đối với từng loại báo cáo;
Phương pháp tổng hợp số liệu, lập các chỉ tiêu trong báo cáo được thực hiện thốngnhất ở các đơn vị KBNN, nhằm đảm bảo phù hợp với công tác tổng hợp, phân tích, kiểmtra và đối chiếu số liệu;
Các chỉ tiêu trong báo cáo phải bảo đảm tính đồng nhất, liên hệ logic với nhau mộtcách có hệ thống, để phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình thực hiệnNSNN và hoạt động nghiệp vụ của hệ thống KBNN;
Số liệu báo cáo chính xác, trung thực, khách quan, và được tổng hợp từ cơ sở dữliệu kế toán sau khi được kiểm tra, đối chiếu khoá sổ kế toán;
Mẫu biểu báo cáo tài chính nên đơn giản, rõ ràng và thiết thực, để phù hợp với yêucầu thông tin quản lý, điều hành NSNN và hoạt động KBNN;
Báo cáo phải lập và nộp đúng thời hạn, đúng nơi nhận theo quy định của từng loạibáo cáo;
Báo cáo được xây dựng theo nguyên tắc phù hợp theo thông lệ quốc tế, phục vụcho việc lập báo cáo thống kê tài chính Chính phủ (GFS)
Thời điểm chốt số liệu để nộp báo cáo tài chính
Thời điểm để chốt số liệu báo cáo tài chính tháng, năm (12 tháng) là ngày 05 củatháng tiếp theo lấy theo ngày kết sổ Các đơn vị KBNN thực hiện lập và nộp báo cáo theo
Trang 37quy định tại thông tư 77/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính ở phụ lục V "Danhmục và mẫu biểu báo cáo tài chính, báo cáo quản trị" Mọi trường hợp thay đổi số liệu báocáo tài chính tháng, năm (12 tháng) phải được đồng ý của KBNN cấp trên.
Thời điểm chốt số liệu báo cáo quyết toán thu, chi NSNN hàng năm: được chia làm
2 giai đoạn:
Giai đoạn 01: Chốt số liệu hết thời gian chỉnh lý quyết toán: Số liệu được lấy đếnhết ngày 31/3 năm sau lấy theo ngày kết sổ Báo cáo được lưu dưới dạng file và giấy tạiđơn vị KBNN nơi lập báo cáo
Giai đoạn 02: Chốt số liệu quyết toán lần cuối: Số liệu được lấy đến hết ngày 30/11năm sau lấy theo ngày kết sổ Báo cáo được lưu dưới dạng file và giấy ở tại đơn vị KBNNnơi lập báo cáo Trường hợp nếu sau ngày 30/11 vẫn còn điều chỉnh số liệu quyết toán nămtrước theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì bắt buộc phải có thuyết minh
Báo cáo quản trị
Báo cáo quản trị trong hệ thống KBNN là một loại báo cáo chi tiết phục vụ choviệc điều hành kịp thời NSNN của các cấp và điều hành hoạt động nghiệp vụ của KBNN ởphạm vi từng đơn vị và toàn hệ thống Báo cáo quản trị có thể lập trên cơ sở dữ liệu kếtoán của TABMIS
Kỳ báo cáo quản trị được quy định là: ngày, tháng, năm Ngoài ra, Tổng Giám đốcKBNN có thể yêu cầu báo cáo quản trị theo kỳ khác, thời điểm khác theo yêu cầu quản lý
cụ thể
Các KBNN phải thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo quản trị, để đảm bảo báo cáokịp thời, đầy đủ; đúng biểu mẫu, đúng đối tượng sử dụng báo cáo quản trị theo quy định
Báo cáo nhanh (báo cáo ngày)
Báo cáo nhanh trên TABMIS chính là thông tin được xử lý và cung cấp nhanh từ cơ
sở dữ liệu kế toán trên hệ thống về tình hình thu, chi, tồn quỹ NSNN, hoạt động nghiệp vụcủa KBNN, để phục vụ cho việc quản lý và điều hành NSNN và hoạt động nghiệp vụ củaKBNN
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong báo cáo nhanh tại KBNN cấp huyện là nghìn đồng, tạiKBNN cấp tỉnh là triệu đồng, tại KBNN là tỷ đồng, các chỉ tiêu ngoại tệ được quy đổi rangoại tệ và tính chẵn là nghìn đơn vị ngoại tệ
Trang 38Lấy Báo cáo nhanh được truy vấn, chiết xuất và in cuối ngày hoặc đầu giờ làm việcngày hôm sau, sau khi đã kết sổ các bút toán Dữ liệu báo cáo được lập cho các đơn vịKBNN theo các cấp tương ứng theo trình tự được thiết lập trong hệ thống.
Danh mục, mẫu biểu, phương pháp lập báo cáo tài chính và báo cáo quản trị
Danh mục báo cáo tài chính, báo cáo quản trị quy định tại thông tư 77/TT-BTC ngày28/7/2017 của Bộ Tài chính ở phụ lục V “Danh mục và mẫu biểu báo cáo tài chính và báocáo quản trị”
Tổng giám đốc KBNN trình Bộ trưởng Bộ Tài chính về những nội dung bổ sung,sửa đổi về danh mục, về mẫu biểu báo cáo tài chính, quy định nội dung và phương pháplập báo cáo tài chính Chúng ta căn cứ vào quy định này, các biểu mẫu và các công thứctính toán các chỉ tiêu sẽ được thiết lập trong hệ thống để sao cho có thể truy vấn và in racác báo cáo tài chính tương ứng
Tổng Giám đốc KBNN quy định nội dung về bổ sung, sửa đổi về danh mục, mẫubiểu báo cáo quản trị trong quá trình vận hành TABMIS, KBNN quy định nội dung vàphương pháp lập báo cáo quản trị Căn cứ vào việc quy định này, các biểu mẫu và côngthức tính toán các chỉ tiêu được thiết lập trong hệ thống để có thể truy vấn và in ra các báocáo quản trị tương ứng
Tổng Giám đốc KBNN quy định về danh mục, mẫu biểu và phương pháp lập báocáo quản trị thuộc nghiệp vụ nội bộ hệ thống KBNN
Đối chiếu thống nhất số liệu
Phải đối chiếu với cơ quan Tài chính, Thuế, Hải quan
KBNN các cấp cùng phối hợp với cơ quan Tài chính, Thuế, Hải quan cùng cấp trong việckiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh, khai thác và cung cấp thông tin kế toán liên quan đến hoạtđộng thu, chi NSNN, vay nợ của NSNN và Tất cả các quỹ tài chính khác theo đúngphương pháp kế toán theo quy định
Tất cả các trường hợp chỉnh lý số liệu trên báo cáo tài chính, phải được thực hiện từ khâulập chứng từ kế toán cho đến ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính tại KBNN, bảo đảmphản ánh trung thực tình hình NSNN các cấp và hoạt động nghiệp vụ KBNN
Cơ quan Thuế, Hải quan cũng có trách nhiệm phối hợp với KBNN để thuyết minh số liệu
kế toán nghiệp vụ quản lý thu và số liệu thu ngân sách thuộc trách nhiệm quản lý
Phải đối chiếu với đơn vị có giao dịch với KBNN
Trang 39Đối chiếu tài khoản tiền gửi:
Việc đối chiếu tiền gửi của đơn vị giao dịch được thực hiện hàng tháng, năm, gồm
số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ
Đối chiếu dự toán, tạm ứng và thanh toán tạm ứng:
Việc đối chiếu dự toán, việc tạm ứng và thanh toán tạm ứng: được thực hiện vàohàng quý, năm theo mẫu biểu quy định tại Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014của Bộ Tài chính hướng dẫn việc đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN trong điều kiện
áp dụng Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc TABMIS Trong đó, về nộidung đối chiếu dự toán như sau: Các đơn vị KBNN thực hiện đối chiếu với đơn vị sử dụngngân sách về số dự toán được giao, số đã sử dụng, số còn lại Đối với ngân sách tỉnh,huyện, trường hợp đối chiếu đã khớp đúng số sử dụng với đơn vị nhưng số còn lại chưakhớp đúng, sau khi đối chiếu với Kho bạc, đơn vị phải thực hiện đối chiếu với cơ quan tàichính địa phương về số dự toán được giao
Phải đối chiếu với ngân hàng
Việc đối chiếu tài khoản tiền gửi tại ngân hàng được thực hiện hàng ngày, tháng,năm, gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ
* Tổ chức công tác kiểm tra kế toán
Để đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của kế toán trong các đơn vị KBNNthì việc Tổ chức công tác kiểm tra kế toán phải được thực hiện tốt và được thực hiệnthường xuyên và có hiệu quả Đối với kế toán ngân sách nhà nước, hoạt động nghiệp vụKho bạc Nhà nước, việc kiểm tra kế toán phải tập trung nhiều hơn vào kiểm tra việc thựchiện nhiệm vụ kế toán có nghĩa là kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ kế toán theo quyđịnh tại Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ
kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước
Luật Kế toán quy định, kiểm tra kế toán là việc chúng ta xem xét, đánh giá tuân thủpháp luật về kế toán, về sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán Các côngviệc cụ thể của việc kiểm tra kế toán là:
Thu thập, ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu tập trung trong toàn hệ thống về tìnhhình quản lý, phân bổ dự toán chi ngân sách các cấp; kiểm tra về tình hình thực hiện thu,chi NSNN các cấp; về các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN; về các loại tài sản
do KBNN quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN Kiểm soát việc chấp hành chế độquản lý tài chính và chế độ thanh toán đồng thời kiểm tra các chế độ, quy định khác của
Trang 40Nhà nước liên quan đến việc thu, chi NSNN, vay, trả nợ vay của NSNN và hoạt độngnghiệp vụ KBNN trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN
Kiểm tra việc chấp hành chế độ báo cáo tài chính và báo cáo quản trị theo quy định;Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác về các số liệu, thông tin kế toán cần thiết, theo yêucầu về việc khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu kế toán trên TABMIS theo phân quyền vàtheo quy định khai thác dữ liệu, trao đổi, cung cấp thông tin giữa các đơn vị trong ngànhTài chính với tất cả các đơn vị liên quan theo quy định; Bảo đảm cung cấp kịp thời thôngtin kế toán phục vụ việc quản lý, điều hành, quyết toán NSNN, công tác quản lý nợ và điềuhành các hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan tài chính và hệ thống KBNN
Trong công tác kiểm tra kế toán ở các đơn vị KBNN bên cạnh việc tập trung vàocông tác kiểm tra của đơn vị cấp trên đối với đơn vị cấp dưới, đơn vị kiểm tra đối với đơn
vị được kiểm tra, còn phải chú trọng đến công tác tự kiểm tra (hay còn gọi là công tác kiểmtra nội bộ) tại chính mỗi đơn vị KBNN trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
Qua việc thanh tra, kiểm tra đã phát hiện được các tồn tại, sai sót trong chấp hànhquy chế, quy trình nghiệp vụ, đã tham mưu với lãnh đạo KBNN ban hành các văn bản chỉđạo và chấn chỉnh, khắc phục; đồng thời đề xuất với lãnh đạo KBNN nghiên cứu, sửa đổi,
bổ sung cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ của ngành KBNN Từ đó giúp ngăn chặncác hành vi vi phạm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm của công chứctrong hệ thống KBNN
Việc xử lý sau kiểm tra được lãnh đạo KBNN các cấp quan tâm, chỉ đạo sát sao vàyêu cầu các đơn vị còn tồn tại, sai sót qua kiểm tra cần phải khắc phục triệt để Sau mỗicuộc kiểm tra, KBNN đều tổng hợp kết quả, qua đó phân tích các rủi ro có thể dẫn đến mất
an toàn về tiền, tài sản và đưa ra các biện pháp phòng ngừa để thực hiện chấn chỉnh trongtoàn hệ thống
* Tổ chức quyết toán hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước
Quyết toán hoạt động nghiệp vụ KBNN là việc tổng hợp, phân tích số liệu kế toánliên quan đến các hoạt động nghiệp vụ KBNN sau một niên độ kế toán Nội dung của việcquyết toán hoạt động nghiệp vụ KBNN gồm: Kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp, phân tích sốliệu kế toán, lập và nộp báo cáo quyết toán
Trước khi khoá sổ kế toán vào ngày 31/12, các KBNN tiến hành kiểm tra, đốichiếu, xác nhận tất cả các số liệu kế toán đã hạch toán thuộc mọi nghiệp vụ phát sinh trongnăm hiện hành với tất cả các đơn vị, cơ quan có liên quan, gồm có: