1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đặc điểm sông ngòi Châu Á

9 5,6K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 267 KB

Nội dung

Về chế độ sông phụ thuộc vào chế độ mưa và nguồn nước cung cấp có thể phân chia thành mấy kiểu chính sau: • Sông chảy trong các miền khí hậu xích đạo và ôn đới hải dương có nguồn cung cấ

Trang 1

Đặc điểm chung về sông ngòi

Ở châu Á có nhiều hệ thống sông lớn vào bậc nhất thế giới, hằng năm các sông đổ ra biển một khối lượng nước khổng lồ Sự phát triển của các hệ thống sông lớn đó là do lục địa có kích thước rộng lớn, đồng thời các núi và sơn nguyên cao lại tập trung ở vùng trung tâm, có băng hà phát triển, là nơi bắt nguồn của nhiều con sông Các sông chảy qua các sơn nguyên và đồng bằng rộng, có khí hậu ẩm ướt nên thuận lợi cho việc hình thành các con sông lớn Tất cả các con sông lớn như Hoàng Hà, Dương Tử, Hắc Long Giang, Mê Kông, Ấn, Hằng đều hình thành trong các điều kiện như vậy

Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, sự phân bố mạng lưới sông và chế độ sông trên lục địa không đều Ở các vùng có mưa nhiều thì mạng lưới sông ngòi phát triển, các sông

có nhiều nước và đầy nước quanh năm Trái lại, ở các vùng khô hạn như Trung Á, Nội Á và bán đảo Ả Rập thì mang lưới sông rất thưa thớt, thậm chí có những nơi không có dòng chảy Ở châu Á, lưu vực nội lưu[9] chiếm một diện tích rất rộng tới 18 triệu km², bằng khoảng 41,3% diện tích châu lục

Về chế độ sông phụ thuộc vào chế độ mưa và nguồn nước cung cấp có thể phân chia thành mấy kiểu chính sau:

Sông chảy trong các miền khí hậu xích đạo và ôn đới hải dương có nguồn cung cấp nước chủ yếu do mưa Ở đây, lượng mưa phân bố đều quanh năm nên sông có nhiều nước và đầy nước thường xuyên.

Sông chảy trong các miền khí hậu gió mùa, có mưa chủ yếu vào mùa hạ nên nước sông lớn vào hạ-thu và cạn vào đông-xuân Sông Hồng tại miền Bắc Việt Nam thuộc kiểu chế độ này.

Sông chảy trong miền cận nhiệt Địa Trung Hải có mưa về mùa đông nên nước sông lớn vào mùa đông và khô cạn vào mùa hạ,

Sông chảy trong miền khí hậu cận cực, ôn đới lục địa, có nguồn cung cấp nước chủ yếu vào mùa xuân do tuyết tan và mưa vào xuân-hạ nên nước lớn vào cuối mùa xuân và đầu mùa hạ Về mùa đông, các sông đóng băng trong một thời gian dài.

Các sông chảy trong miền khí hậu khô hạn, nguồn cung cấp nước chủ yếu

do tuyết và băng tan từ núi cao nên có nước lớn vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ và lưu lượng giảm dần về hạ lưu.

Các lưu vực sông

Bài chi tiết: Các sông ở châu Á

Đặc điểm một số lưu vực sông ở châu Á[8]

Tên sông Thuộc lưu vực (km) Diện tích

lưu vực

Lưu lượng (km³/s) Trung

bình Tối đa Tối thiểu

Hắc Long Giang Thái Bình

Trang 2

Dương Trường Giang Thái Bình Dương 6300 1805,5 25 110,1 47 000 9261,2

Obi-Irtysh Bắc Băng Dương 5410 2975 12 600 42 800 ?

Lưu vực Bắc Băng Dương

Sông Obi bị đóng băng trong một thời gian dài về mùa đông.

Lưu vực Bắc Băng Dương gồm các sông của miền Tây Siberi chảy về phía Bắc Các sông lớn là sông Obi (còn gọi là Ob), Enisei, Lena và Kolyma Tất cả các sông đều bắt nguồn từ vùng núi Nam Siberi rồi chảy về phía Bắc qua các đới khí hậu ôn đới, cận cực và cực Nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết tan và mưa vào mùa xuân-hạ Lượng mưa tuy không nhiều nhưng do nước bốc hơi kém nên mạng lưới sông rất dày Các sông có nước lớn vào cuối mùa xuân và đầu mùa hạ Ở các sông lớn vào cuối mùa xuân thường có lũ băng ở phần trung lưu và hạ lưu Về mùa đông, các sông bị đóng băng trong một thời gian dài Tuy nhiên, các sông vẫn có giá trị về giao thông và

có dự trữ thủy năng lớn Hiện nay trên các sông thuộc lưu vực này tập trung nhiều nhà máy thủy điện lớn trên thế giới

Các sông thuộc Bắc Băng Dương tuy bị đóng băng về mùa đông nhưng vẫn có giá trị

về giao thông Do miền Siberi có điều kiện khí hậu giá rét gay gắt, đông kết vĩnh cửu phát triển, việc xây dựng hệ thống đường bộ gặp nhiều khó khăn nên các sông vẫn là đường giao thông chủ yếu Về mùa hạ, trên các sông tàu bè đi lại khá tấp nập Một số sông chảy trên các vùng núi và sơn nguyên có nhiều thác lớn nên có nhiều tiềm năng

về thủy điện

Hệ thống sông lớn nhất (tính theo diện tích lưu vực) của lưu vực Bắc Băng Dương là Obi-Irtysh Sông Obi cùng phụ lưu lớn của nó là Irtysh làm thành một hệ thống dài tới 5410km Sông Obi là con sông đồng bằng điển hình Độ dốc của sông rất bé (từ 8-10cm/km) nên quanh năm nước chảy êm đềm Phần hạ lưu sông đổ vào một vịnh cửa sông gọi là vịnh Obi, dài gần 1.000km (600 dặm) Ngoài Obi, ở Siberi còn có hệ thống sông Enisei và Lena là hai hệ thống sông lớn, chảy dọc theo rìa phía Tây và Đông sơn nguyên Trung Siberi Diện tích lưu vực hai sông này tuy nhỏ hơn Obi

Trang 3

nhưng lưu lượng và dao động mực nước giữa hai mùa lại lớn hơn Hiện tượng trái ngược trên đây chủ yếu do các sông chảy trên các vùng núi và sơn nguyên có nhiều băng tuyết đông kết vĩnh cửu Về mùa xuân, khi tuyết tan thì đất vẫn còn đóng băng, nước không ngấm được vào đất nên theo sườn dốc chảy vào sông Các sông có nước lớn vào cuối xuân và đầu hạ, sang mùa đông thì nước cạn và bị đóng băng một thời gian khá dài

Lưu vực Thái Bình Dương

Bao gồm tất cả các sông của miền Đông Á và các vùng đảo trong Thái Bình Dương Các sông lớn nhất là Amur (Hắc Long Giang), Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Kông,

Mê Nam Phần lớn các sông thuộc lưu vực này đều chảy trong miền khí hậu gió mùa nên sông có nước lớn vào cuối mùa hạ, đầu mùa thu và nước cạn vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân Vào mùa hạ, các sông thường có lũ lụt lớn gây tai họa cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của cư dân Tuy nhiên do điều kiện khí hậu và nguồn cung cấp nước khác nhau nên chế độ nước các sông không đồng nhất trên toàn khu vực

Các sông miền duyên hải Bắc Viễn Đông và Kamchatka, do địa thế hẹp nên rất ngắn Sông có lượng nước lớn vào cuối mùa xuân do tuyết tan từ trên núi xuống Lượng nước chảy trong thời kỳ này chiếm tới 60% lưu lượng dòng chảy cả năm Các sông ở Kamchatka, về mùa hạ, còn có nước băng tan và mưa phối hợp nên vẫn đầy nước Về mùa đông các sông bị đóng băng hoàn toàn

Vùng Đông Á (bao gồm cả lãnh thổ Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên, Nam Viễn Đông và Nhật Bản) có địa thế rộng lớn và mưa nhiều nên có nhiều sông lớn Các sông quan trọng nhất là Amur, Hoàng Hà và Trường Giang Sông Amur là sông lớn nhất của miền Nam Viễn Đông liên bang Nga Trên một quãng dài, nó là biên giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Nga Sông Amur dài gần 4500km, có nhiều nước (lưu lượng trung bình 12.500m³/s) nên có giá trị lớn về giao thông Hoàng Hà khác với sông Amur ở chỗ chế độ nước sông phức tạp hơn Con sông này bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng, phần thượng lưu chảy trong miền núi cao Nguồn nước tạo thành dòng sông ở đầu nguồn là do tuyết và băng tan từ núi cao xuống, vì thế phần thượng lưu sông có nước lớn nhất vào cuối mùa xuân và đầu mùa hạ Phần trung và hạ lưu chịu ảnh hưởng của mưa gió mùa nên có nước lớn nhất vào cuối mùa hạ, về mùa đông, nước sông bị khô cạn Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, mực nước chênh lệch giữa hai mùa rất lớn, vào cuối mùa hạ thường có lũ nguy hiểm Trong lịch sử Trung Quốc, Hoàng Hà đã gây ra nhiều trận lụt lớn, sông đổi dòng nhiều lần, làm cho nhân dân vùng đồng bằng Hoa Bắc gánh chịu những tai họa khủng khiếp Ngày nay nhờ những công trình cải tạo dòng sông nên đã hạn chế được thiên tai, đồng thời sử dụng được nguồn thủy năng dồi dào, nguồn nước tưới ruộng và việc giao thông đi lại cũng tương đối thuận lợi hơn Tuy nhiên việc xây dựng những công trình thuỷ điện lớn như đập Tam Hiệp cũng đã bị các nhà bảo vệ môi trường thế giới và Trung Quốc phê phán

là làm ngập nước một vùng rộng lớn, tạo ra bồi lắng nhanh phù sa ở hồ chứa nước thuỷ điện cũng như làm thay đổi chất lượng nước ở hạ lưu, kiệt nước gây khô cạn và ngập mặn vùng hạ lưu Hoàng Hà, phá vỡ sự cân bằng sinh thái của dòng sông

Trang 4

Sông Dương Tử đoạn đi qua đập thủy điện Tam Hiệp, tỉnh Hồ Bắc

Trường Giang[10] cũng bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng, sau đó chảy qua bồn địa

Tứ Xuyên, qua miền Hoa Trung rồi đổ ra biển Trường Giang tuy chảy trong đới khí hậu cận nhiệt gió mùa tương tự như Hoàng Hà nhưng lại là dòng sông có nhiều nước

và chế độ nước tương đối điều hòa Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do ở lưu vực Trường Giang ngoài tuyết và băng tan từ trên núi, mưa gió về mùa hạ, về mùa đông sông nó còn nhận được nước do hoạt động của khí xoáy Dòng sông quanh năm đầy nước, việc giao thông do vậy rất thuận lợi Trên thực tế Trường Giang còn là con sông

có giá trị giao thông quan trọng nhất của Trung Quốc Ngoài ra, sông còn có giá trị tưới ruộng và khai thác thủy điện Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành xây dựng đập Tam Hiệp, đập thủy điện lớn nhất thế giới, đồng thời cũng đang xây dựng công trình chuyển nước của Trường Giang về phía Bắc để cung cấp cho các vùng phía Bắc đang ngày càng thiếu nước

Chế độ nước của các sông trên bán đảo Trung Ấn phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa gió mùa xích đạo Mực nước lớn nhất thường vào cuối mùa hạ và cạn nhất vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân Những năm có mưa bão lớn, các sông dễ gây ra lũ lụt Sông

Mê Kông là con sông lớn nhất trên bán đảo Trung Ấn Sông bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng, dài 4500km Nguồn cung cấp nước chủ yếu do mưa gió mùa về mùa hạ và tuyết, băng tan từ thượng nguồn xuống Mực nước sông tuy thay đổi theo hai mùa rất

rõ nhưng phần hạ lưu nhờ có Biển Hồ Tonlé Sap điều tiết nên về mùa cạn nước sông còn khá lớn Lưu lượng trung bình ở cửa sông là hơn 15.000km³/s, thời kỳ lũ là

30.000km³/s và thời kỳ cạn nhất là 1500km³/s Ở hạ lưu sông bồi thành một châu thổ rộng tới 70.000km² Sông Mê Kông từ lâu đã trở thành con đường giao thông của nhiều nước như Trung Quốc, Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam Trong tương lai, việc khai thác thủy điện, sử dụng nước tưới và đánh cá sẽ được phát triển, đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với kinh tế các nước trong khu vực

Vùng quần đảo Mã Lai nằm trong miền xích đạo nóng và ẩm ướt quanh năm, có mạng lưới sông dày đặc và chế độ nước sông rất điều hòa Các sông có nhiều nước quanh năm, mực nước chênh lệch giữa mùa cạn và mùa lũ không đáng kể Tuy nhiên do địa thế hẹp, các đảo có nhiều núi non hiểm trở nên các sông thường ngắn và có nhiều thác ghềnh Các sông không thuận tiện cho giao thông nhưng có nhiều tiềm năng về thủy điện

Lưu vực Ấn Độ Dương

Trang 5

Lũ lụt năm 2004 làm ngập đường phố của thủ đô Dhaka, Bangladesh.

Lưu vực này gồm các sông thuộc Tây Nam Á, Nam Á và phần Tây bán đảo Trung

Ấn Ở Tây Nam Á, mạng lưới sông rất thưa thớt trong đó nhiều vùng rộng không có dòng chảy thường xuyên Có hai sông khu vực này là Euphrates và Tigris chảy từ sơn nguyên Armenia xuống Nhờ nguồn nước tuyết và mưa trên núi phong phú mới có thể vượt qua vùng đồng bằng Lưỡng Hà khô hạn để ra vịnh Persian Các sông có hai thời

kỳ nước lớn, một vào mùa xuân do tuyết tan trên núi và một vào mùa đông do mưa trên đồng bằng Mùa hạ khô và nóng, nước bốc hơi mạnh nên mực nước rất thấp và lưu lượng càng về hạ lưu thì càng giảm dần Các sông có vai trò trong việc tưới ruộng, cung cấp nước cho nhân dân trong khu vực, giao thông và thủy điện

Các sông thuộc những lưu vực còn lại đều chịu ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa nên chế độ tương tự như các sông ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á Các sông đáng chú ý nhất là Ấn, Hằng, Brahmaputra và Salween Sông Hằng là con sông lớn có giá trị về kinh tế hàng đầu của Ấn Độ Lưu lượng trung bình năm ở cuối trung lưu đã lên tới 12.105km³/s Các sông của lưu vực này có giá trị quan trọng trong tưới ruộng, cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp, đời sống nhân dân và giao thông vận tải Tuy nhiên hằng năm trên các con sông vẫn thường xảy ra lũ lột dữ dội cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người dân, nhất là tại Bangladesh

Lưu vực nội lưu

Gồm các sông chảy trong miền Trung Á, Nội Á và sơn nguyên Iran Các vùng này tuy thuộc đới khí hậu khô, lượng mưa hằng năm không đáng kể song các sông tồn tại được là nhờ có nguồn tuyết và băng tan từ trên núi cao cung cấp Các sông lớn nhất là Syr Darya và Amu Darya, bắt nguồn từ vùng núi cao Thiên Sơn, Pamir rồi chảy qua các hoang mạc cát Trung Á và đổ vào hồ Aral, sông Ili đổ vào hồ Balkhash Một số sông như Murghab thì cạn dần khi đổ vào các hoang mạc cát Các sông ở khu vực nội lưu đều có nước lớn vào cuối mùa xuân và mùa hạ, nhưng lưu lượng của chúng giảm dần từ nguồn đến hạ lưu Các sông thuộc lưu vực này là nguồn nước vô cùng quý giá cho đời sống của cư dân, cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông và thủy điện

Các hồ

Trang 6

Danh sách các hồ ở châu Á

Biển hồ Caspi nhìn từ vệ tinh.

Ở châu Á có khá nhiều hồ trong đó có các hồ lớn và sâu nhất thế giới Đa số các hồ lớn lại không nằm trong vùng khí hậu ẩm ướt mà lại phân bố trong các vùng khô hạn như Tiểu Á, Trung Á và Nội Á Hầu hết các hồ có nguồn gốc kiến tạo nên có độ sâu lớn, một số hồ còn có mực nước thấp hơn mực nước biển

Các hồ các quan trọng nhất là Caspi (371.000 km², sâu 995 m, mức nước thấp hơn mực nước đại dương 28 m), Aral (66.458km², sâu 68m) Hai hồ có kích thước rất lớn nên người ta thường gọi là "biển" hay "biển hồ" Hiện nay hồ Aral bị thu hẹp diện tích rất nhiều do việc xây dựng các kênh đào để lấy nước tưới cho các vùng hoang mạc Trung Á Sự thu hẹp diện tích các hồ đã gây ra sự khủng hoảng sinh thái lớn, làm cho sản xuất và đời sống của cư dân các vùng đồng bằng xung quanh hồ bị thiệt hại nặng Một số hồ khác như Balkhash (22.000km², sâu 26,5m), Issyk Kul (6.200km, sâu

702m), Hồ Chết[11] (1000km², sâu 747m, thấp hơn mực nước biển 392m) là những

hồ mặn Hồ Baikal nằm ở phía Nam vùng Trung Siberi là hồ sâu nhất thế giới

(31.500km², sâu 1620m) [12], đây là hồ nước ngọt trong lành, chứa tới 20% tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất [13], có phong cảnh thiên nhiên đẹp, có ý nghĩa cả về kinh tế và bảo vệ tự nhiên

Một số hồ lớn ở châu Á[8]

Tên hồ Diện tích lưu vực(km²)

Chỗ sâu nhất

(m)

Chiều dài

(km)

Chiều rộng

(km)

Độ muối

Băng hà

Trang 7

Băng hà Rongbuk trên đỉnh núi Everest.

Châu Á có nhiều núi và sơn nguyên cao nằm trên các vĩ độ cận nhiệt và nhiệt đới Đó

là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các băng hà núi hiện đại Nhiều vùng núi cao của châu Á hiện nay là vẫn là các trung tâm băng hà lớn nhất thế giới như băng hà Himalaya, băng hà Tây Tạng, Thiên Sơn, Pamir Himalaya là vùng núi có diện tích băng phủ lớn nhất lục địa, chiếm gần 33.250km², sau đó đến Tây Tạng 32.150km², Karakoram tại Pakistan 17.835km², Pamir 10.200km² Tuy nhiên do các vùng băng

hà này nằm sâu trong nội địa với điều kiện khí hậu khô hạn nên sự phát triển của băng

hà có phần hạn chế so với các vùng có khí hậu ẩm ướt Đường ranh giới đới tuyết vĩnh viễn trên các núi này thường từ 5000m trở lên, trong đó các sườn hướng về nội địa còn cao hơn một ít Đa số các băng hà có chiều dài vài kilômét (km), chỉ có ở Karakoram và Pamia mới có các băng hà có chiều dài tới 20-30km Băng hà

Fedchenko ở Tajikistan là dài nhất, đạt tới 71km

Các băng hà có vai trò rất lớn trong việc cung cấp nước cho các sông suối thuộc khu vực nội lưu Chính nhờ có nước băng tan từ Pamir và Thiên Sơn cung cấp mà các sông Syr Darya và Amu Darya mới có thể vượt qua các hoang mạc cát khô cằn ở Trung Á với khoảng cách hàng nghìn kilômét để đổ vào biển Aral Hiện nay do hiện tượng hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ khí quyển đang tăng dần lên nên băng hà vùng cực cũng như băng hà vùng núi chắc chắn đang bị tan chảy và suy giảm

Các đới cảnh quan tự nhiên

Vòng đai cực và cận cực

Gấu trắng Bắc Cực

Đây là hai vành đai gần nhau, nằm trên các vĩ độ cao nhất của lục địa với khí hậu quanh năm giá lạnh nên cảnh quan thiên nhiên rất nghèo và đơn điệu Có thể chia thành hai đới chính là:

Trang 8

Đới hoang mạc cực: phát triển trên các quần đảo thuộc Bắc Băng Dương Trong đới này nhiệt độ trung bình mùa hạ vẫn không thể vượt quá 5°C, thời tiết thường xuyên u ám và có gió mạnh; còn mùa đông, đêm cực kéo dài, mặt đất bị băng tuyết bao phủ gần quanh năm Giới sinh vật rất

nghèo, thực vật chỉ có rêu và địa y, còn động vật phong phú hơn dựa vào nguồn thức ăn của biển Các loài điển hình là gấu trắng Bắc Cực, tuần lộc Dọc theo bờ biển và trên các lớp băng phủ có nhiều thú chân vịt như hải cẩu, hải sư, voi biển Về mùa hạ có nhiều chim biển sống tập trung trên các bờ núi thành những "chợ chim" lớn, rất nhộn nhịp.

Đới đồng rêu và đồng rêu rừng: là hai đới kế tiếp nhau, chiếm một dải nằm phía Bắc châu lục Trong các đới này về mùa đông rất lạnh, băng giá kéo dài, lớp đất đông kết vĩnh cửu phát triển trên toàn đới Về mùa hạ thời tiết

có ấm hơn, nhiệt độ trung bình tháng 7 thay đổi từ 10°C ở phía Bắc đến 13-14°C ở phía Nam của đới Trong điều kiện đó ở phía Bắc chỉ có rêu và địa y, còn ở phía Nam nhờ ấm hơn nên bắt đầu xuất hiện các loại cây bụi thân gỗ, tạo thành các dải rừng cây bụi xen với đồng rêu Trong điều kiện bốc hơi kém, lớp rêu phủ dày, mặt đất luôn luôn ẩm ướt nên đầm lầy phát triển mạnh Trong đầm lầy hình thành lớp than bùn dày, còn đất rất chua

và nghèo chất dinh dưỡng Giới động vật cũng nghèo, chỉ có một số đại diện đáng chú ý như tuần lộc, chó sói đỏ, cú trắng Về mùa hạ, một số loài chim di cư từ phương Nam lên Đới đồng rêu và đồng rêu rừng là nơi dân

cư rất thưa thớt và chuyên sống nhờ vào việc săn bắn và chăn nuôi tuần lộc.

Vòng đai ôn đới

Vòng đai ôn đới chiếm một diện tích rộng nhất, đồng thời tùy theo điều kiện nhiệt độ

và độ ẩm có thể phân chia thành 4 đới sau:

Đới rừng lá kim

Ngày đăng: 18/09/2013, 19:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w