Các côgiáo mầm non kểchuyện về Bác Cùng với việc đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn ngành, vừa qua, Sở GDĐT đã tổ chức thành công Hội thi Kểchuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong đội ngũ giáo viên bậc học mầm non năm học 2008-2009. Hội trường Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh rộng lớn đã không còn ghế trống trong suốt hai ngày diễn ra hội thi. Ngoài Sở GDĐT, đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đảng ủy Dân Chính Đảng, hội thi còn thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cán bộ, giáo viên bậc học mầm non toàn tỉnh, sinh viên trường Đại học Quảng Nam và học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ. Ông Nguyễn Minh Hoàng, Phó Giám đốc Sở GDĐT kiêm Trưởng Ban tổ chức hội thi nhấn mạnh: “Hội thi là dịp để toàn ngành tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về tư tưởng, đạo đức cách mạng sáng ngời của Bác, làm cho những giá trị tư tưởng, đạo đức cách mạng của Người trở thành lẽ sống, phương châm hành động của đội ngũ cán bộ, giáo viên bậc học mầm non nói riêng và ngành giáo dục tỉnh nhà nói chung; từ đó, giúp cho các thầy giáo, côgiáo rèn luyện tư cách, phẩm chất, nâng cao đạo đức nhà giáo”. Hội thi đã thu hút đủ tất cả 18 phòng GDĐT tham gia và các đơn vị tranh tài với hai nội dung: Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và thi văn nghệ (chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước, ngành); trong đó, kểchuyện là nội dung chính của hội thi được nhân hệ số 2 còn tiết mục văn nghệ chỉ hệ số 1. Để tham gia cuộc thi này, trong hơn một tháng trước đó, các phòng GDĐT đã tổ chức hội thi cấp huyện nhằm tuyển chọn thí sinh xuất sắc nhất đại diện cho đơn vị tranh tài ở tỉnh. Kể chuyện, múa hát là… nghề của côgiáo mầm non nên tất cả các câu chuyện được kể, các tiết mục văn nghệ được trình diễn đã gây ấn tượng mạnh trong lòng người xem. Với lối kểchuyện trong sáng, truyền cảm và đầy duyên dáng, các thí sinh đã mang đến hội thi rất nhiều câu chuyện về Bác; mỗi mẩu chuyện là một tấm gương sáng ngời về đạo đức, tác phong, tính cách của Người, vừa giản dị, gần gũi và rất đỗi thân thương. Đó là câu chuyện “Quả táo BácHồ cho em bé” của thí sinh Nguyễn Thị Mỹ Dung (Tam Kỳ), “Cây vú sữa mang nặng nghĩa tình” của Phan Thị Ngọc Linh (Hiệp Đức), “Củng Hồ biết thuốc giỏi lắm” của Lưu Thị Kim Duyên (Phú Ninh), “Bác Hồ chăm lo tết cho nhân dân” của Nguyễn Thị Bích Huệ (Bắc Trà My), “Bác Hồ đến với các cháu mồ côi ở trại Kim Đồng” của Lâm Thị Bích Hồng (Thăng Bình) . Ngoài ra, dù không phải là “chuyện” nhưng các tiết mục văn nghệ được các thí sinh lựa chọn trình bày tại hội thi phần nào cũng đã thể hiện được hình ảnh, tấm gương đạo đức của Người. Xen kẽ giữa các câu chuyện về Bác là những bài hát ca ngợi công lao hay thể hiện tấm lòng của người Việt Nam đối với Bác đã gây xúc động mạnh cho người nghe như bài hát “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” của Văn Cao (đơn vị Tam Kỳ), “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó” của Nguyễn Tài Tuệ (Hiệp Đức, Bắc Trà My), “Bác Hồ một tình yêu bao la” của Thuận Yến (Nông Sơn, Điện Bàn), “Từ Quảng Nam con về thăm quê Bác” của Quốc Hùng (Đông Giang, Thăng Bình), “Người về thăm quê” của Thuận Yến (Duy Xuyên). Các thí sinh nhận cờ lưu niệm của Ban tổ chức hội thi. Kết quả nội dung thi kể chuyện: Nguyễn Thị Mỹ Dung (Tam Kỳ) với câu chuyện “Quả táo BácHồ cho em bé”, Phan Thị Ngọc Linh (Hiệp Đức) với câu chuyện “Cây vú sữa mang nặng nghĩa tình” đoạt giải nhất; Lưu Thị Kim Duyên (Phú Ninh) với câu chuyện “Củng Hồ biết thuốc giỏi lắm”, Nguyễn Thị Bích Huệ (Bắc Trà My) với câu chuyện “Bác Hồ chăm lo tết cho nhân dân”, Lâm Thị Bích Hồng (Thăng Bình) với câu chuyện “Bác Hồ đến với các cháu mồ côi ở trại Kim Đồng” đoạt giải nhì. Kết quả toàn đoàn: Tam Kỳ và Bắc Trà My đoạt giải nhất; Hội An và Hiệp Đức giải nhì; Thăng Bình, Duy Xuyên và Phước Sơn giải ba. Theo bà Nguyễn Thị Ngại, Trưởng phòng Giáo dục mầm non (Sở GDĐT) kiêm Phó Ban tổ chức hội thi, hầu hết các thí sinh kểchuyệncó sức truyền cảm, sâu lắng, hấp dẫn nên lôi cuốn người nghe qua từng câu chuyện. “Đặc biệt, các thí sinh đều có phân tích sâu sắc ý nghĩa, giá trị đạo đức cao cả từ những câu chuyện mà mình vừa kể để mọi người thấm sâu hơn tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác mà học tập, vận dụng làm theo. Hơn nữa, các côgiáo còn liên hệ thực tế từ bản thân, từ lớp, ngôi trường của mình nên câu chuyện đã có sức lay động lòng người, lan tỏa rất lớn”, bà Ngại nói. TRƯƠNG XUÂN PHÚ . nội dung: Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và thi văn nghệ (chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước, ngành); trong đó, kể chuyện là nội. Các cô giáo mầm non kể chuyện về Bác Cùng với việc đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn