tiet 1,2,3,4 su8

11 532 1
tiet 1,2,3,4 su8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TranThiTuyen Phần một LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI – 1917) Chương I THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN (TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NỬA SAU THẾ KỈ XIX) Tiết 1 Bài 1 NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN I/ M U C TIÊU : 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các ý sau: - Ngun nhân, diển biến, tính chất, ý nghĩa của cuộc cách mạng Hà Lan giữa TK XVI, cách mạng Anh giữa TK XVII,chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kì. - Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “ Cách mạng tư sản”. 2. Kỉ năng: Rèn luyện kỉ năng sử dụng bản đồ,tranh ảnh; độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, đặc biệt là câu hỏi và các bài tập. 3. Tư tưởng: Thơng qua các sự kiện cụ thể, bồi dưỡng cho HS: - Nhận thức đúng đắn vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng. - Nhận thấy CNTB có mặt tiến bộ, nhưng vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến. II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Giáo viên: - Bản đồ thế giới để xác định vị trí các nước đang học. - Vẽ hoặc phóng to các lược đồ trong SGK. - Tìm hiểu các thuật ngữ, các khái niệm lịch sử trong bài. 2. Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ SGK, vở ghi bài. - Đọc trước bài 1 phần I,II. III/ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 1. Dạy và học bài mới: * Giới thiệu bài mới: GV nhắc lại những kiến thức ở lớp 7: Các em đã tìm hiểu chế độ phong kiến trong chương trình lòch sử 7. Trong lòng chế độ phong kiến suy yếu đã nảy sinh và bước đầu phát triển nền sản xuất của tư bản chủ nghóa, ⇒ mâu thuẫn ngày càng tăng giữa phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân lao động. Một cuộc cách mạng sẽ nổ ra nhằm giải quyết các mâu thuẫn đó. Vậy các cuộc CMTS đầu tiên đã diễn ra ntn? Kết quả và ý nghĩa ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hơm nay. TranThiTuyen * Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1 - HS: Đọc SGK tìm hiểu nội dung mục1/I - GV: Giới thiệu mốc mở đầu lịch sử thế giới cận đại bằng cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, cách mạng tư sản Hà Lan năm 1566 đến cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 ? Vào đầu TK XV kinh tế Tây Âu có những biến đổi như thế nào?(nền sản xuất mới ra đời và phát triển trong lòng XHPK đã bị suy yếu và bị phong kiến kìm hãm.) ? Nêu những biểu hiện mới về kinh tế, xã hội của Tây Âu? (xuất hiện các công trường thủ công, trung tâm buôn bán và ngân hàng, hình thành giai cấp mới đó là tư sản và vô sản.)  Nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán. - Thảo luận nhóm : (HS chia 4 nhóm để TL – 2’) ? Hệ quả của sự biến đổi xã hội, vì sao có sự biến đổi đó? - Từng nhóm thảo luận, báo cáo kết quả, góp ý bổ sung. - GV: Nhận xét, bổ sung và chốt lại: Mâu thuẫn giai cấp dẫn đến đấu tranh. Giai cấp tư sản đại diện cho phương thức sản xuất mới, có thế lực về kinh tế nhưng không có địa vị về chính trị từ đó dẫn đến mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và phong kiến → phong trào Văn hoá Phục hưng, phong trào Cải cách Tôn giáo . mâu thuẫn đó ngày càng gay gắt và là nguyên nhân của cuộc cách mạng tư sản. GV: Chỉ trên lược đồ vùng đất Nê - déc – lan có nền kinh tế CNTB phát triển mạnh nhưng do phong kiến Tây Ban Nha thống trị đã kìm hãm sự phát triển này. * Hoạt động 2 Tìm hiểu mục 2/I GV: Trình bày diển biến theo SGK(trang 4) ? Cách mạng Hà Lan diển ra dưới hình thức nào?( Đấu tranh giải phóng dân tộc) Thảo luận: HS TL theo bàn (1’) ? Vì sao cách mạng Hà Lan TKXVI được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới? ( Cách mạng đã đánh đổ phong kiến (ngoại bang) thành lập nước cộng hoà xây dựng xã hội mới tiến bộ hơn. * Hoạt đông 3: Tìm hiểu mục 1/II GV: Dùng lược đồ chỉ vị trí nước Anh và những vùng kinh tế TBCN phát triển ? Nêu biểu hiện sự phát triển của CNTB ở Anh? ( HS dựa vào SGK trang 4, 5 – xuất hiện các công trường thủ công kinh tế hàng hoá phát triển, nhiều trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính . ? Kinh tế TBCN phát triển đem lại hệ quả gì?( Làm thay đổi thành phần xã hội: Xuất hiện tầng lớp quí tộc mới và tư sản; nông dân bị I. Sự biến đổi kinh tế, xã hội Tây Âu trong các TK XV – XVII . C ách mạng Hà Lan TK XVI. 1/ Một nền sản xuất mới ra đời. a. Kinh tế: - Nền sản xuất TBCN ra đời: Các công trường thủ công, buôn bán phát triển . b. Xã hội: - Hình thành hai giai cấp mới: tư sản và vô sản. 2/ Cách mạng Hà Lan TK XVI a. Nguyên nhân: phong kiến Tây Ban Nha kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất TBCN ở Nê đéc lan. b. Diển biến (SGK) c. Kết quả: Hà Lan được giải phóng, tạo điều kiện cho CNTB phát triển. * Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên. II/ Cách mạng Anh giữa TK XVII. 1. Sự phát triển của CNTB ở Anh. a. Kinh tế: Kinh tế TBCN phát triển mạnh. b. Xã hội: Xuất hiện các tầng lớp mới: quí tộc mới và tư sản. TranThiTuyen bần cùng hoá. GV: Giải thích thuật ngữ quí tộc mới và vị trí tính chất của tầng lớp này. GV: Kể chuyện rào đất cướp ruộng ở anh, đây là thời kì “cừu ăn thịt người”  GDBVMT: Tình trạng nông dân bị đuổi khỏi ruộng đất vì địa chủ quý tộc rào ruộng cướp đất làm đồng cỏ, thuê nhân công nuôi cừu, lấy lông bán làm len… ? Vì sao nông dân phải bỏ quê hương đi nơi khác sinh sống? (nông dân bị mất ruộng đất, bị bần cùng hoá… * Hoạt động 4: HS đọc SGK tìm hiểu nội dung mục2/II ? Nêu những mâu thuẫn chính trong lòng xã hội Anh? ( vua, địa chủ phong kiến mâu thuẫn với quí tộc mới, tư sản, nhân dân lao động.) GV: Những mâu thuẫn xã hội ngày càng gắt là nguyên nhân bùng nổ cách mạng Anh GV: Sử dụng lược đồ và hình 2 SGK để trình bày diễn biến của cách mạng qua hai giai đoạn. Chủ yếu là so sánh giữa lực lượng của nhà vua với quốc hội qua vùng đất chiếm giữ. ? Việc xử tử vua Sác- lơ I có ý nghĩa như thế nào?( chấm dứt chế độ quân chủ ở Anh. Đồng thời đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến, thắng lợi của CNTB. ? Tại sao vua Sác-lơ I bị xử tử, cách mạng Anh vẫn chưa chấm dứt? (vua bị xử tử, Anh trở thành nước cộng hoà, cách mạng đạt đến đỉnh cao, cách mạng chưa chấm dứt vì quần chúng chưa đạt được quyền lợi gì, muốn đẩy cách mạng đi xa hơn nữa và đề ra yêu sách của mình nhưng cuối cùng bị chế độ cộng hoà đàn áp dã man) ? Quí tộc mới có vai trò như thế nào đối với cách mạng Anh( vừa tham gia lãnh đạo cách mạng vừa tìm cách hạn chế cách mạng cho phù hợp với quyền lợi của mình .) ? vì sao sau cuộc đảo chính năm 1688, Anh trở thành nước quân chủ lập hiến? GV: giải thích khái niệm quân chủ lập hiến: Chế độ chính trị của 1 nước, trong đó quyền lực của vua bị hạn chế bằng 1 hiến pháp do Quốc hội tư sản định ra, nhà vua tuy ở ngôi (trị vì) nhưng ko cai trị. Hoạt động 5: HS tìm hiểu ý nghĩa. Gợi ý: ? mục tiêu cuộc cách mạng? ai là người lãnh đạo cách mạng? tại sao cách mạng anh là cuộc cách mạng không triệt để? - GV: nhấn mạnh lãnh đạo cách mạng là liên minh tư sản, quí tộc mới,nên nhiều tàn dư phong kiến không bị xoá bỏ, nông dân không được chia ruộng đất mà còn tiếp tục bị chiếm và đẩy đến chỗ phá sản hoàn toàn. - Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt →bùng nổ cách mạng. 2. Tiến trình cách mạng a. Giai đoạn I ( 1642 – 1648) - Nộị chiến bùng nổ tháng 8 – 1642. - Năm 1648 quân đội nhà vua bại trận. b. Giai đoạn II( 1649 – 1688) - Vua Sác-lơ I bị xử tử. - Anh trở thành nước cộng hoà. CMTS đạt đến đỉnh cao. - Năm 1688, quốc hội tiến hành đảo chính → chế độ quân chủ lập hiến ra đời. 3. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh giữa TK XVII. - CNTB được xác lập. - Nền kinh tế TBCN phát triển và thoát khỏi sự thống trị của chế độ pk. 2. Củng cố - Dặn dò: * Củng cố: TranThiTuyen - ? Vì sao cách mạng Hà Lan ở TK XVI được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới? Cách mạng Hà Lan có ý nghĩa lịch sử như thế nào? - Làm bài tập trắ nghiệm: ? Nước Anh đầu TK XVII có những mâu thuẫn sau đây, theo em mâu thuẫn nào là gay gắt nhất. A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, quí tộc. B. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản. C. Mâu thuẫn giữa quí tộc mới, tư sản với chế độ quân chủ chuyên chế. ? Với mâu thuẫn xã hội như vậy thì điều gì sẽ xảy ra? * Dặn dò: Học thuộc bài, đọc và nghiên cứu lại bài đã học.Làm bài tập:Lập niên biểu cuộc cách mạng tư sản Anh TK XVII theo mẫu Niên đại Sự kiện 6 – 1642 1648 Ngày 30 - 1 – 1649 1688 - Chuẩn bị bài sau: phần III “ Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở bác Mĩ ” , tìm hiểu nguyên nhân của cuộc chiến tranh và tóm tắt diễn biến chính của cuộc chiến tranh. ------ Tiết 2 Bài 1 NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN (TT) I/ M ỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các ý sau: nguyên nhân , diển biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử cuộc chiến tranh giành độc lập ở 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập Hợp chúng quốc Mĩ. 2. Kĩ năng: Độc lập làm việc để giải quyết vấn đề . 3. Tư tưởng: HS nhận thấy được CNTB có mặt tién bộ,song vẫn là chế độ bóc lột thay thế cho chế độ phong kiến. II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Giáo viên : - Lược đồ cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc mĩ. - Tranh ảnh có liên quan đến bài học. 2. Học sinh: - Học thuộc bài cũ, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Đọc trước phần III “ Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở bác Mĩ ” , tìm hiểu nguyên nhân của cuộc chiến tranh và tóm tắt diễn biến chính của cuộc chiến tranh. III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 1. Dạy và học bài mới: TranThiTuyen * Gi ới thiệu bài : Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, người Anh đã chiếm Bắc Mĩ, lập ra 13 thuộc địa. TK XVIIIđã nổ ra cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa đó. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh bùng nổ? Diễn biến và kết quả của cuộc chiến tranh ra sao? Để biết những điều đó chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay. * Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1 HS tìm hiểu mục 1/III ? Nêu vài nét về sự xâm nhập và thành lập các thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ? GV đến giữa TK XVIII kinh tế 13 thuộc địa phảt triển theo hướng TBCN. - Dùng lược đồ giới thiệu vị trí 13 thuộc địa đó.  Vùng đất Bắc Mĩ bị Anh chiếm làm thuộc địa (miêu tả về mặt điều kiện tự nhiên… ? Vì sao mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc nảy sinh?( thực dân Anh tìm cách ngăn cản sự phát triển của nền kinh tế công thương nghiệp .) GV Mâu thuẫn thuộc địa và chính quốc dẫn đến chiến tranh. * Hoạt động 2 Tìm hiểu mục 2/III ? Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh (đó là sự kiện Bô-xtơn) GV dùng lược đồ chỉ vị trí xảy ra sự kiện và trình bày tiếp từ ngày 5-9 đến ngày26-10-1774 hội nghị Phi-la-đen-phi-a → chiến tranh bùng nổ. HS xem H4 sgk GV giới thiệu thêm về Giooc-giơ Oa-sinh-tơn. HS đọc “Tuyên ngôn Độc lập” sgk Thảo luận: HS chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận. (1’) ? Những điểm chính trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ? Tính chất tiến bộ của tuyên ngôn thể hiện ở những điểm nào? Đại diện HS từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh: Những điểm chính trong tuyên ngôn đó là: Tiến bộ: đề cao quyền con người (tự do, bình đẳng, hạnh phúc), hạn chế: duy trì chế độ nô lệ và bóc lột công nhân. ? Ở Mĩ nhân dân có hưởng được những quyền nêu trong Tuyên ngôn không?( không, các quyền đó chỉ áp dụng cho những người III/ Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ: 1. Tình hình các thuộc địa. Nguyên nhân của cuộc chiến tranh: a. Tình hình các thuộc địa: - 13 thuộc địa sớm phát triển theo con đường TBCN b. Nguyên nhân của chiến tranh: - Mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc. 2, Diển biến của cuộc chiến tranh: - 12-1773sự kiện Bô- xtơn. - Tháng 9 đến tháng 10- 1744 hội nghị Phi-la- đen-phi-a. - 4-1775 chiến tranh bùng nổ, chỉ huy của nghĩa quân là Gioóc- giơ Oa-sinh-tơn. - Ngày 4-7-1776, Tuyên ngôn Độc lập ra đời: xác định quyền con người và quyền độc lập của các thuộc địa - Quân khởi nghĩa thắng nhiều trận lớn. - Hiệp ước Véc-xai năm 1783 công nhận nền độc lập của 13 TranThiTuyen có của và da trắng) GV ngày 4-7 được lấy làm ngày quốc khánh của nước Mĩ. GV dựa trên lược đò trình bày tiếp chiến sự đến việc kí hiệp ước Vec-xai. ? Nội dung chính của hiệp ước Vec-xai? * Hoạt đông 3 tìm hiểu mục 3/III ? Cuộc chiến tranh giành độc lập đã đem lại kết quả gì?(13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ được độc lập, một nước cộng hoà tư sản ra đời. GV năm 1787 Hiến pháp được ban hành. ? Nêu nội dung chính của Hiến pháp 1787? ( chỉ có người da trắng có tài sản mới có quyền về chính trị ) Thảo luận ? Vì sao gọi cuộc chiến tranh giành độc lập này là cuộc cách mạng tư sản? HS TL theo bàn (1’) ( mục tiêu: giành độc lập, ngoài ra chiến tranh còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của CNTB ở Bắc Mĩ → thực chất là cuộc cách mạng tư sản. thuộc địa. 3, Kết quả và ý nghĩa c uộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. - Anh thừa nhận độc lập của các thuộc địa - một nước cộng hoà tư sản được thành lập( nước Mĩ). - Mở đường cho kinhtế TBCN phát triển mạnh mẽ. Đây là cuộc cách mạng tư sản. * Sơ kết toàn bài: Mâu thuẫn giữa CĐPK với sự phát triển của nền sx TBCN dẫn tới những cuộc CMTS mà đầu tiên là CM Hà Lan, tiếp đó là CM Anh và cuộc đtranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Nhân dân có vai trò quan trọng và quyết định thăng lợi của CM và thắng lợi của các cuộc CM đã mở ra 1 thời kì mới trong lịch sử. 2. Củng cố - dặn dò: * Củng cố: Cho HS làm bài tập trắ nghiệm: Đánh dấu x vào ô  có câu trả lời đúng: ? Nguyên nhân chính dẫn tới các cuộc cách mạng tư sản?  Thực dân Anh ngăn cản sự phát triển của 13 thuộc địa.  Các tầng lớp ND đều đấu tranh chống lại ách thống trị của thực dân Anh.  ND cảng Bôxtơn tấn công 3 tàu chở chè của Anh.  Cả 3 ý trên đều đúng. ? Vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng tư sản/ ? Ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản? * Dặn dò: Học thuộc bài và làm bài tập sau: - Lập niên biểu chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc đia Anh ở Bắc Mĩ Niên đại Sự kiện 12-1773 Ngày 5-9 đến ngày 26-10-1774 4-1775 4-7-1776 17-10-1777 1783 - Chuẩn bị bài sau: Đọc trước bài “ Cách mạng tư sản Pháp”.Phần I và II - Tìm hiểu tình hình nước Pháp trước CM và sự kiện mở đầu thắng lợi của cách mạng. ------ TranThiTuyen Tiết 3 Bài 2 CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các ý sau: Những tiền đề dẫn đến cách mạng tư sản Pháp 1789. Những sự kiện cơ bản về diển biến của cách mạng qua các giai đoạn. Vai trò của quần chúng nhân dân trong việc phát triển cuộc cách mạng. 2. K ĩ năng : Sử dụng lược đồ, lập niên biểu, thống kê . 3.Tư tưởng: Nhận thức được tính chất hạn chế của cách mạng tư sản. II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 1. Giáo viên: - Lược đồ nước Pháp trước TK XVIII. - Nội dung các kênh hình, các tài liệu liên quan . 2. Học sinh: - Học thuộc bài cũ, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Đọc trước bài “ Cách mạng tư sản Pháp”, phần I và II, tìm hiểu tình hình nước Pháp trước CM và sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp… III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Dạy và học bài mới: * G iới thiệu bài : Cách mạng tư sản đã thành công ở nhiều nước và đang tiếp tục nổ ra, trong đó ở nước Pháp CM đạt đến sự phát triển cao? Vì sao cách mạng nổ ra? Mở đầu thắng lợi của CM ntn? Để biết được những điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. * Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1 HS tìm hiểu nội dung mục 1/I ? Nêu tình hình kinh tế nước Pháp trước cách mạng? ? Tính chất lạc hậu thể hiện ở những điểm nào? Nguyên nhân lạc hậu?(sự bóc lột của địa chủ, phong kiến) ? Chế độ phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của công thương nghiệp ra sao?( thuế nặng, .) * Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung mục 2/I GV khai thác kênh hình “ Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng” ? Xã hội Pháp lúc bấy giờ gồm những đẳng cấp nào? GV cho HS thấy được sự khác nhau giữa đẳng cấp và giai cấp( giai cấp phong kiến gồm 2 đẳng cấp đó là quí tộc và tăng lữ ; đẳng cấp thứ ba gồm các giai cấp: nông dân,tư sản và các tầng lớp khác.) * Hoạt đông 3 : HS tìm hiểu mục 3/I GV giới thiệu 3 nhà tư tưởng ( qua H 6,7,8)nổi tiếng của giai cấp tư sản lúc bấy giờ. HS đọc các đoạn trích sgk I/ Nước Pháp trước cách mạng 1. Tình hình kinh tế: a. Nông nghiệp: Lạc hậu, năng suất thấp. b. Công thương nghiệp: Phát triển nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm. 2. Tình hình c/tri, xh: Gồm ba đẳng cấp: Tăng lữ, quí tộc và đẳng cấp thứ ba. 3. Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng: Thức tỉnh nhân dân TranThiTuyen ? Dựa vào những đoạn trích ngắn trên, em hãy nêu một vài điểm chủ yếu trong tư tưởng của Mông-te-xki-ơ, Vôn-te,G GRút-xô. GV chuẩn xác kiến thức ghi bảng. * Sơ kết: Tình hình kinh tế, chính trị,xã hội nước Pháp TK XVIII đã làm cho mâu thuẫn giữa phong kiến với tư sản và nông dân ngày càng gay gắt. các nhà tư tưởng đã góp phần thúc đẩy cách mạng bùng nổ. * Hoạt động 4: HS tìm hiểu mục 1,2/II ? Sự suy yếu của chế độ quân chủ chuyên chế thể hiện ở những điểm nào?( số nợ lên cao, công thương nghiệp bị đình đốn, khởi nghĩa nông dân, .) ? Hệ quả tất yếu của sự khủng hoảng( cách mạng sẽ bùng nổ) ? Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cách mạng?( Mâu thuẫn giữa nhà vua và đẳng cấp thứ ba lên đến tột đỉnh.) GV: Sử dụng H9 nói về cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân đưa cách mạng lên đến thắng lợi. Thảo luận: HS chia 4 nhóm để thảo luận. (2’) Đại diện HS từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. ? Vì sao việc đánh chiếm pháo đài nhà tù Ba-xti đã mở đầu cho sự thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp? ( chế độ quân chủ chuyên chế bị giáng một đòn quan trọng đầu tiên, cách mạng bước đầu thắng lợi và tiếp tục phát triển.) đấu tranh chống phong kiến và có tác dụng chuẩn bị cho cách mạng. II/ Cách mạng bùng nổ: 1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế: - Số nợ lên cao, công thương nghiệp đình đốn, khởi nghĩa nông dân nổ ra .→ cách mạng chống phong kiến do giai cấp tư sản lãnh đạo sẽ nổ ra. 2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng: - Hội nghị ba đẳng cấp →cách mạng bùng nổ. - 14-7-1789, cuộc tấn công pháo đài nhà tù Ba-xti mở đầucho thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp. 2. Củng cố - Dặn dò: * Củng cố: ? Nguyên nhân bùng nổ của cách mạng tư sản pháp? - Bài tập trắc nghiệm: - Đánh dấu x vào ô  có ghi các đẳng cấp có đặc quyền, không phải nộp thuế:  Tăng lữ  Quý tộc  Đẳng cấp thứ ba - Hãy chọn ý đúng và đủ nhất nói về tác dụng của những tư tưởng tiên tiến trong lĩnh vực văn hoá, tư tưởng TK XVIII ở Pháp: A. Chống thiên chúa giáo và truyền bá văn hoá mới. B. Có tácdụng thức tỉnh mọi người đứng lên chống chế độ quân chủ chuyên chế. C. Đề cao quyền tự do, bình đẳng của con người. * Dặn dò: - Học thuộc bài, trả lời câu hỏi cuối mỗi phần, vẽ sơ đồ 3 đẳng cấp - Chuẩn bị tiết sau: Nghiên cứu trước phần III ,tóm tắt quá trình phát triển của CMTS Pháp,tìm hiểu ý nghĩa và hạn chế của cách mạng. Mô hình quan hệ ba đẳng cấp: Tăng lữ Quí tộc TranThiTuyen - Có mọi quyền lực - Không phải đóng thuế Nông dân. Tư sản Các tầng lớp nhân dân khác Không có quyền gì Phải đóng thuế và làm nghĩa vụ với nhà nước phong kiến ------ Tiết 4 Bài 2 CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (tt) I/ M ỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các ý sau: - Những sự kiện cơ bản về diển biến cuộc cách mạng phát triển qua 3 giai đoạn( quân chủ lập hiến,cộng hoà và chuyên chính dân chủ cách mạng). - Ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Pháp và những hạn chế của nó. 2. Kỉ năng: Sử dụng bản đồ, lập niên biểu, bảng thống kê, phân tích so sánh . 3. Tư tưởng: Nhận thức tính chất hạn chế cuộc cách mạng tư sản, bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc cách mạng tư sản Pháp. II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Giáo viên: - Lược đồ các lực lượng phản cách mạng tấn công nước Pháp . - Nội dung kênh hình trong SGK và các tư liệu lien quan đến bài học. 2. Học sinh: - Học thuộc bài cũ, trả lời câu hỏi cuối mỗi phần. - Nghiên cứu trước phần III ,tóm tắt quá trình phát triển của CMTS Pháp,tìm hiểu ý nghĩa và hạn chế của cách mạng. III/ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 1. Dạy và học bài mới: * Giới thiệu bài: Cuộc tấn công pháo đài- nhà tù Ba-xti đã mở đầu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản Pháp, cách mạng tiếp tục phát triển và kết thúc ra sao? Cuộc cách mạng này có ý nghĩa lịch sử ntn? Để biết được những điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay. * Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1 HS đọc mục 1/III ? Khái niệm về chế độ quân chủ lập hiến?( chế độ chính trị của một nước, trong đó quyền lục của vua bị hạn chế bởi Hiến pháp do Quốc hội đặt ra.) III/ Sự phát triển của cách mạng : 1. Chế độ quân chủ Lập Đẳng cấp thứ ba TranThiTuyen GV: Sau 14-7-1789 cách mạng nhanh chóng lan rộng ra cả nước, giai cấp tư sản lợi dụng sức mạnh của quần chúng để nắm chính quyền, hạn chế quyền lực của vua và xoa dịu quần chúng. -HS: đọc nội dung của “Tuyên ngôn độc lập” Thảo luận: HS chia 4 nhóm để thảo luận. (1’) ? Em có nhận xét gì( hạn chế, tích cực) qua nội dung Tuyên ngôn? Đại diện HS từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, bổ sung và chốt lại: Tiến bộ : xác nhận những quyền tự nhiên của con người. Hạn chế: Bảo vệ quyền sở hữu tư bản chủ nghĩa. GV: 9-1971 Thông qua hiến pháp xác lập chế độ quân chủ lập hiến. ? Trước sự việc đó nhà vua có có hành động gì?( . chống lại cách mạng) GV: Tháng 4-1792 . 8 vạn quân Phổ tràn sang nước Pháp. ? Trước tình hình đó nhân dân nước Pháp đã làm gì?( Lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến đồng thời bỏ chế độ phong kiến) * Hoạt động 2 Tìm hiểu mục 2/II ? Tình hình nước Pháp như thế nào sau cuộc khởi nghĩa của nhân dân lật đổ phái Lập hiến? ( Nền cộng hoà được xác lập) GV: Nhấn mạnh: cách mạng phát triển đi lên một bước, do quần chúng thúc đẫy. GV Dùng lược đồ H 10 trình bày sự tấn công nước Pháp của phong kiến Anh, phong kiến châu Âu và sự nổi loạn bên trong - tổ quốc lâm nguy.  Xác định các địa phương mà lực lượng phản cách mạng tấn công nước Pháp năm 1793. ? Trước tình hình ấy thái độ của phái Gi-rônh-đanh ra sao? ? Quần chúng nhân dân Pháp phải làm gì?(HS dựa vào SGK để trả lời) * Hoạt đông 3 tìm hiểu mục 3/III ? Tình hình nước Pháp? Sau khi phái Gi-rông-đanh bị lật đổ? GV giới thiệu về Rôbe-spie qua H1? những phẩm chất tốt đẹp của ông(Kiên quyết cách mạng, là “ con người không thể mua chuộc” . ? Chính quyền cách mạng đã làm gì trước tình hình ngoại xâm, nội phản? các biện pháp đó có tác dụng gì?( thi hành nhiều biện pháp . tác dụng: đem lại quyền lợi cơ bản cho nhân dân. Tập hợp đông đảo quần chúng, khơi dậy và phát huy tính cách mạng, sức mạnh của quần chúng . ) ? Sau khi chiến thắng ngoại xâm và nội phản tình hình phái Gia-cô-banh như thế nào? ( chia rẽ .) GV: 27-7-1794, tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính . ? Vì sao có cuộc đảo chính này( ngăn chặn cách mạng tiếp tục phát triển vì sợ đụng chạm đến quyền lợi của chúng.) ? Nguyên nhân thất bại của phái Gia-cô-banh( mâu thuẫn nội bộ, nhân dân xa rời vì không được đáp ứng quyền lợi như đã hứa) * Hoạt động 4: Tìm hiểu mục 4/III Thảo luận: HS TL theo bàn (1’) Vì sao nói cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất? hiến( 14-7-1798 đến 10-8- 1792) - Từ ngày14-7-1789 phái Lập hiến của đại tư sản lên cầm quyền. - 8-1789 Quốc hội thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. - 9-1791: Hiến pháp được thông qua, xác lập chế độ quân chủ lập hiến - 4-1792: Nội phản, ngoại xâm - 10-8-1792:Lật đổ phái Lập hiến, xoá bỏ chế độ phong kiến. 2. Bước đầu của nền cộng hoà( từ ngày 21-1792 đến 2-6-1793) - 21-9-1791 Nền cộng hoà được thành lập. - 1793 Tổ quốc lâm nguy. - 2-6-1793 Khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh. 3. Chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh( 2-6-1793 đến 27-7-1794) - 2-6-1793 Phái Gia-cô- banh lên nắm quyền tạp hợp nhân dân chiến thắng ngoại xâm và nội phản. - 27-7-1794 Tư sản phản cách mạng đảo chính, cách mạng kết thúc. 4. Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối TK XVIII - Là cuộc cách mạng triệt để nhất.

Ngày đăng: 18/09/2013, 15:10

Hình ảnh liên quan

2. Kỉ năng: Sử dụng bản đồ, lập niên biểu, bảng thống kê, phân tích so sánh... - tiet 1,2,3,4 su8

2..

Kỉ năng: Sử dụng bản đồ, lập niên biểu, bảng thống kê, phân tích so sánh Xem tại trang 9 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan