1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

25 149 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm hoàn thiện hệ thống lý luận về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay cũng như góp phần nâng cao hiệu quả của công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Trang 1

THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số: 838 01 07

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Luật - Đại học Huế

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 5

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.1.Khái quát về bảo đảm tiền vay và tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại 5

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 5

1.1.1.1 Khái niệm bảo đảm tiền vay 5

1.1.1.2 Đặc điểm của bảo đảm tiền vay 5

1.1.1.3 Các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 5

1.1.2 Tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 6

1.2 Khái quát về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 6

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của xử lý tài sản bảo đảm tiền vay 6

1.2.1.1 Khái niệm 6

1.2.1.2 Đặc điểm của xử lý tài sản bảo đảm tiền vay 6

1.2.2 Chủ thể và thẩm quyền tham gia xử lý tài sản bảo đảm tiền vay 7

1.3 Khung pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay 8

1.3.1 Các nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay 8

1.3.2 Quy trình, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tiền vay 8

1.3.3 Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay 8

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 8

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 10

2.1 Thực trạng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam 10

2.1.1 Thực trạng quy định về chủ thể và quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ xử lý tài sản bảo đảm tiền vay 10

2.1.1.1 Đối với biện pháp cầm cố tài sản 10

2.1.1.2 Đối với biện pháp thế chấp tài sản 11

2.1.1.3 Đối với biện pháp bảo lãnh 13

Trang 4

2.1.2 Thực trạng quy định về nguyên tắc, phương thức và thủ tục xử

lý tài sản bảo đảm tiền vay 13 2.1.2.1 Các quy định về nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay 13 2.1.2.2 Các quy định về phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay 13 2.1.2.3 Các quy định về thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tiền vay 13 2.1.3 Thực trạng quy định về hậu quả của việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 14 2.1.4 Thực trạng quy định về xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại 14 2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam 14 2.2.1 Các kết quả đạt được trong xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các ngân hàng thương mại 15 2.2.2 Những khó khăn, vướng mắc và hạn chế, bất cập trong xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các ngân hàng thương mại 15 2.2.2.1 Vướng mắc trong việc thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý 15 2.2.2.2 Vướng mắc trong việc thực hiện phương thức xử lý tài sản

đã thỏa thuận tại Hợp đồng 15 2.2.2.3 Các vướng mắc xử lý tài sản đối với khoản nợ đã bán cho VAMC 15 2.2.2.4 Các vướng mắc xử lý tài sản bảo đảm thông qua tố tụng, thi hành án 15 2.2.2.5 Các vướng mắc phát sinh về chính sách pháp luật khác có nguy cơ rủi ro cho các ngân hàng thương mại liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm 16 2.2.2.6 Các vướng mắc phát sinh khi thực hiện Nghị quyết số

42/2017/QH14 16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 16 Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 17

3.1 Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 17 3.2 Các giải pháp nhằm tổ chức thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 17 3.2.1 Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tín dụng, trong đó có quản

lý rủi ro của tài sản bảo đảm 17

Trang 5

3.2.2 Tăng cường vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 17

3.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 18

3.2.4 Các giải pháp khác 18

3.3 Kiến nghị nhằm nâng cao công tác xử lý tài sản bảo đảm 18

3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 18

3.3.2 Những kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan 18

KẾT LUẬN 19

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Ngày nay, sự bùng nổ về công nghệ, thông tin và kỹ thuật kết hợp với tính năng động của thị trường đã làm xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh và sản xuất mới, tuy nhiên để theo kịp với xu hướng và sự phát triển nhanh chóng này thì không phải mọi doanh nghiệp, tổ chức đều có

đủ khả năng về tài chính Do đó, hiện nay một trong những vấn đề quan trọng nhất để các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế tiến hành kinh doanh hiệu quả là phải huy động đủ vốn từ các nguồn khác nhau để đáp ứng đủ cho quá trình đó

Với chức năng là trung gian tín dụng, hoạt động của các Ngân hàng thương mại hiện nay đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế Các Ngân hàng thương mại thực hiện huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức, cơ quan, cá nhân và sử dụng nguồn vốn này

để cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động kinh tế, góp phần kích thích quá trình luân chuyển vốn của toàn xã hội và thúc đẩy quá trình tái sản xuất

Chính những lý do kể trên đã giúp học viên lựa chọn đề tài: “Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học Với đề tài này, học viên mong muốn được tiếp tục nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam Qua đó phân tích, đánh giá thực trạng, đưa ra các kiến nghị và có giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện nay có nhiều sách tập trung tìm hiểu và nghiên cứu các vấn

đề xung quanh tài sản bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảm đảm tiền vay như: Giáo trình, sách tham khảo của các trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính Trong giới luật học, nhiều tác giả lựa chọn pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là đề tài nghiên cứu dưới góc độ lý luận, như Luận án tiến sĩ “Những giải pháp bảo đảm tiền vay của ngân hàng thương mại”, của Nguyễn Như Minh, Trường Đại học Tài chính - Kế toán, thành phố Hồ Chí Minh,

1996 Nhiều luận văn thạc sĩ đã đề cập đến vấn đề chế độ pháp lý về xử

lý tài sản đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng hay các ngân hàng như:

Trang 8

2

- Lê Thị Thu Ánh (2015), “ Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba tại ngân hàng thương

mại ở Việt Nam”, luận văn thạc sỹ, Khoa Luật Đại học Quốc Gia

- Trần Thị Thu Trang (2013) “Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, thực tiễn áp dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa”, luận văn thạc sỹ, Khoa Luật Đại học Quốc Gia

- Nguyễn Thanh Vân (2014), “Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay từ thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam", luận văn thạc sỹ, Học viện Khoa học xã hội

Ngoài ra, còn có các bài viết mang tính nghiên cứu trao đổi của các chuyên gia pháp lý đăng trên các tạp chí chuyên ngành: Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Luật học, Tạp chí Dân chủ và pháp luật…

Các công trình nghiên cứu này tuy có nghiên cứu về xử lý tài sản bảo đảm nhưng chủ yếu đi sâu phân tích vào các vấn đề lý luận về xử lý tài sản bảo đảm, chưa đánh giá đúng thực trạng tài sản bảo đảm hiện nay tại các Ngân hàng thương mại Không những thế, hiện nay có nhiều văn bản pháp luật quy định về vấn đề xử lý tài sản bảo đảm mới được ban hành và có giá trị pháp lý Chính vì vậy luận văn “Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” là một đề tài mang tính cần thiết góp phần vào việc nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về vấn đề này phù hợp với thực tiễn giai đoạn hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Việc nghiên cứu đề tài nhằm hoàn thiện hệ thống lý luận về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay cũng như góp phần nâng cao hiệu quả của công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

- Tìm hiểu thực trạng pháp luật của vấn đề xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam, từ đó tìm ra vướng mắc

và khó khăn

Trang 9

- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng pháp luật, luận văn đề xuất các phương hướng và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của ngân hàng thương mại ở Việt

Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

- Các quy định của pháp luật hiện hành, các văn bản liên quan và các trường hợp thực tế điển hình để chỉ ra những vướng mắc trong các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng

4.2 Phạm vi nghiên cứu

4.2.1 Không gian

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, thực trạng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam và các kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Luận văn được trình bày dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lenin về nhà nước và pháp luật và những quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong thời kỳ đổi mới

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và trình bày, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau bao gồm:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của luận văn để phân tích các khái niệm, phân tích quy định của pháp luật, các số liệu,

Trang 10

4

- Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong luận văn để so sánh một số quy định của pháp luật trong các văn bản khác nhau, tập trung chủ yếu ở chương 2 của luận văn

- Phương pháp diễn giải quy nạp: Được sử dụng trong luận văn để diễn giải các số liệu, các nội dung trích dẫn liên quan và được sử dụng tất cả các chương của luận văn

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu khác: phương pháp thống kê,

6 Những đóng góp mới của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn thể hiện những đóng góp mới sau đây:

- Thứ nhất, luận văn làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để từ đó tạo tiền đề cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay ở Việt Nam

- Thứ hai, luận văn đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay ở Việt Nam

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài mục lục, danh mục các từ viết tắt, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu 3 chương như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Chương 2: Thực trạng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng

Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Trang 11

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.Khái quát về bảo đảm tiền vay và tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm bảo đảm tiền vay

Bảo đảm tiền vay là một thuật ngữ được sử dụng trong nghiệp vụ cho vay của tổ chức tín dụng và được quy định trong một số văn bản pháp luật về tín dụng ngân hàng Theo quy định tại Điều 52 Luật các tổ chức tín dụng 1997 và khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng thì bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay

Theo quan điểm của tác giả thì bảo đảm tiền vay chính là tất cả các biện pháp thực hiện để vốn cho vay ra phải quay về với ngân hàng sau một thời gian xác định với đầy đủ cả gốc và lãi

1.1.1.2 Đặc điểm của bảo đảm tiền vay

Theo như sự phân tích về khái niệm ở trên, chúng ta có thể khái quát một số đặc điểm của bảo đảm tiền vay như sau:

- Bảo đảm tiền vay tồn tại trong mọi quan hệ tín dụng

- Thành công của khách hàng là sự bảo đảm cao nhất cho khoản vay nhưng yếu tố quyết định cuối cùng lại là đạo đức của người vay

1.1.1.3 Các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định số: 178/1999/NĐ-CP thì biện pháp bảo đảm tiền vay bao gồm: Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản và biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản

Theo quy định tại Điều 292 Bộ luật dân sự năm 2015, có tất cả 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ tài sản Trên thực tế có những biện pháp sau: cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng; bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, là các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản được ngân hàng áp dụng

Trang 12

Về bản chất, bảo đảm tiền vay bằng tài sản chính là việc bên bảo đảm xác nhận trong hợp đồng tín dụng về quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản mà bên bảo đảm đưa ra để bảo đảm cho khoản vay của mình, trong trường hợp bên bảo đảm không thực hiện được nghĩa vụ trả

nợ Bên nhận bảo đảm sẽ có toàn quyền quyết định đối với tài sản đó

1.2 Khái quát về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

1.2.1.1 Khái niệm

Về lý thuyết, giữa tài sản bảo đảm và việc xử lý tài sản bảo đảm có mối liên hệ mật thiết với nhau Điều đó thể hiện ở chỗ, nếu tài sản bảo đảm đáp ứng tốt các điều kiện theo quy định đối với tài sản bảo đảm thì việc xử lý tài sản bảo đảm sẽ dễ dàng hơn và hiệu quả hơn Ngược lại, nếu tài sản bảo đảm không đáp ứng được hoặc chỉ đáp ứng ở mức độ tối thiểu thì việc xử lý tài sản bảo đảm sẽ trở nên khó khăn hơn và thậm chí không thể xử lý được để thu hồi nợ cho Ngân hàng thương mại

Xử lý tài sản bảo đảm chính là việc ngân hàng thực hiện các biện pháp đối với tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng để thu hồi nợ Trong các văn bản pháp luật đã ban hành cho tới thời điểm này, chưa có một văn bản nào đưa ra định nghĩa cụ thể và chính xác về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

1.2.1.2 Đặc điểm của xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

Thứ nhất, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay nhằm thu hồi khoản nợ của Ngân hàng thương mại đã cho khách hàng vay khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ

Ngày đăng: 19/01/2020, 00:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w