Mona LisaMonaLisa tiếng Ý: La Gioconda, tiếng Pháp: La Joconde Leonardo da Vinci, c. 1503–1506 Tranh sơn dầu, 77 × 53 cm, 30 × 21 in Bảo tàng Louvre, Paris MonaLisa (tiếng Ý của "Bà Lisa"; tiếng Tây Ban Nha: La Gioconda; tiếng Pháp: La Joconde) là bức tranh sơn dầu nổi tiếng của hoạ sĩ người Ý Leonardo da Vinci, một trong những hoạ sĩ nổi tiếng nhất trong lịch sử hội hoạ thế giới. Hiện bức tranh này được lưu giữ tại bảo tàng Louvre, Pháp. Bí ẩn nụ cười Mona Lisa Bức tranh nàng MonaLisa của Leonardo da Vinci đã tạo cảm hứng cho rất nhiều nhà phân tích, từ nghệ thuật tới khoa học, từ phân tích quang học tới phân tích tâm lý học, hình thành hình ảnh "nụ cười Mona Lisa" trong văn học, đại diện cho một cái gì đó rất bí ẩn. Khuôn mặt nàng MonaLisa trong tranh khiến người ta không thể đoán định rằng nàng có đang cười hay không. Nhìn riêng đôi mắt, bạn sẽ thấy ánh lên rất nhiều ý vui, ý lạc quan, yêu đời. Nhưng nhìn thấp xuống khoé miệng, đôi môi, ta lại thấy nàng nghiêm nghị đến kỳ lạ. Trong cái miệng đó, ta lại thấy rõ sự hồi hộp, lo lắng trong cái nhếch mép cười. Bộ mặt Mona vừa cười, vừa nghiêm nghị đã trở thành đề tài bàn cãi trong rất nhiều các cuộc khẩu chiến và bút chiến. Nhà sinh học thần kinh Margaret Livingstone của Đại học Harvard (Hoa Kỳ) cho rằng đó là do bản thân cảm xúc thị giác người xem: "Mỗi khi nhìn, bạn nhìn những chấm riêng rẽ, nhưng thị giác ngoại biên thì tập hợp chúng lại với nhau và trộn lẫn màu sắc, vì thế bạn chuyển động mắt chung quanh và tạo nên những thay đổi trong khi nhìn". Christopher Tyler và Leonid Kontsevich của Viện nghiên cứu mắt Smith-Kettlewell ở San Francisco (Hoa Kỳ) đã điều chỉnh một bức ảnh kỹ thuật số được chụp lại từ bức tranh này, bằng cách bổ sung vào đó các nhiễu loạn thị giác – giống như những vết nhiễu trên một kênh tivi kém. Sau đó, họ yêu cầu 12 người quan sát đánh giá cảm xúc của nhân vật trên tranh, phân theo 4 bậc, từ buồn rầu tới hạnh phúc. Kết luận: hệ thống thị giác của chúng ta bị nhiễu bởi nhiều nguồn, như: số lượng photon ít nhiều đập vào các tế bào cảm nhận ánh sáng trong mắt, hoạt động sai lệch ngẫu nhiên của các sắc tố hấp thụ photon, và sự loé sáng ngẫu nhiên của các nơron có nhiệm vụ mang tín hiệu thị giác tới não. Còn một điều nữa mà bây giờ ta vẫn chưa lý giải được đó là Lisa trong bức tranh không có lông mày. Danh tính MonaLisa (Lisa del Giocondo), vợ của thương gia Francesco del Giocondo ở thành phố Firenze, Ý là những ghi chú bên lề cuốn sách của một người bạn của Leonardo de Vinci khi danh họa này đang vẽ bức tranh. Nhân vật trong tranh xác định lần đầu tiên bởi nhà văn Ý Giorgio Vasari vào năm 1550, và bức tranh được vẽ trong khoảng thời gian từ năm 1503 đến năm 1505 [1]. Tiết lộ 25 bí mật mới nhất về MonaLisa Những bức hình mới chụp đã làm hé lộ 25 điều chưa từng biết về nàng Mona Lisa, bao gồm bằng chứng cho thấy Leonardo da Vinci có vẽ lông mày cho nàng, giải quyết một tranh cãi từ lâu là người đẹp không có lông mày. Các hình ảnh nằm trong cuộc triển lãm MonaLisa Secrets Revealed, là kết quả cuộc nghiên cứ mới nhất của kỹ sư Pascal Cotte người Pháp, và hiện được trưng bày tại Trung tâm Metreon, San Francisco, Mỹ. Cotte, người sáng lập ra Viện công nghệ Lumiere, đã scan bức tranh bằng máy ảnh Multi-spectral 240-megapixel do ông tự thiết kế, trong đó sử dụng 13 dải sóng từ tia tử ngoại cho tới hồng ngoại. Các bức ảnh chụp được đã bóc dần những lớp sơn màu và sự biến đổi của hàng thế kỷ, làm hé lộ tia sáng về quá trình danh họa đưa người đẹp vào trong tranh. "Khuôn mặt của MonaLisa trở nên to hơn một chút và nụ cười thì khác, đôi mắt cũng khác", Cotte nói. "Nụ cười trông có vẻ nổi bật hơn cả". Ảnh: Livescience. Bức ảnh cận cảnh về đôi mắt trái của MonaLisa làm lộ ra một nét bút lông trên vùng lông mày của nàng. "Tôi là một kỹ sư và một nhà khoa học, vì vậy đối với tôi mọi thứ phải logic. Và hoàn toàn phi logic khi MonaLisa lại không có lông mày hay lông mi", Cotte nói. "Tôi đã phát hiện thấy một sợi lông mày". Một câu hỏi hóc búa khác nữa là vị trí của cánh tay phải, nằm ngang dưới bụng nàng. Đây là lần đầu tiên có một họa sĩ đặt cánh tay và cổ tay của người mẫu ở vị trí như vậy. Mặc dù các họa sĩ khác không hiểu dụng ý của da Vinci, nhưng họ vẫn bắt chước. Cotte phát hiện thấy màu vẽ ở ngay dưới cổ tay phải hoàn toàn khớp với màu lớp vải phủ đầu gối nàng. Vì vậy điều này hoàn toàn có nghĩa: cánh tay và cổ tay nàng đỡ một tấm chăn. "Cổ của cánh tay phải ở ngay trên bụng. Nhưng nếu bạn nhìn kỹ trong ánh sáng hồng ngoại, bạn sẽ hiểu rằng nàng đã đỡ một tấm chăn phủ bằng cổ tay mình", Cotte nói. Các bức ảnh hồng ngoại còn tiết lộ những nét vẽ mở đầu của họa sĩ nằm ở tận dưới các lớp sơn màu, điều này cho thấy người đàn ông thời Phục hưng này cũng là một con người. "Nếu bạn nhìn vào bàn tay trái sẽ thấy vị trí đầu tiên của một ngón tay, nhưng sau đó ông đã đổi thành vị trí khác", Cotte nói. "Kể cả Leonardo da Vinci cũng đã do dự khi vẽ". Những tiết lộ khác bao gồm: • Dải đăng ten trên váy của MonaLisa • Sự trong suốt của mạng che mặt cho thấy họa sĩ đầu tiên vẽ một phong cảnh, sau đó đã sử dụng kỹ thuật vẽ trong suốt để đắp tấm mạng che mặt lên đó. • Sự thay đổi trong vị trí của ngón trỏ và ngón giữa của tay trái. • Khuỷu tay bị sửa do bị một hòn đá ném vào, vào năm 1956. • Tấm chăn phủ đầu gối MonaLisa cũng phủ lên bụng. • Ngón tay trái chưa được hoàn thiện hết. • Một vết bẩn tình cờ ở trên góc mắt và cằm, đi ngược quan điểm rằng MonaLisa bị ốm. • MonaLisa được vẽ trên tấm bảng gỗ dương chưa mài nhẵn, ngược lại với các phỏng đoán. Trong bức hình lớn hơn, Cotte cho biết ông đã đứng lùi lại và nhìn vào bức ảnh hồng ngoại được phóng to của nàng Mona Lisa, khi đó vẻ đẹp và sự bí ẩn của nàng nổi bật lên rõ nét. "Nếu bạn đứng trước một hình ảnh to lớn của Mona Lisa, bạn sẽ hiểu tức thì vì sao nàng lại nổi tiếng như vậy. Đó là thứ mà bạn phải nhìn tận mắt", Cotte nói. M.T. (theo Livescience) Vì sao nụ cười của MonaLisa bí ẩn? Trong nhiều thế kỷ, các họa sĩ, sử gia và khách du lịch bị hút hồn bởi nụ cười mỉm hư ảo của nàng Mona Lisa. Giờ đây, dường như sức mạnh thôi miên trong kiệt tác của Leonardo da Vinci lại nằm ở một điều không ai ngờ tới: những rối nhiễu ngẫu nhiên trong hệ thống thị giác của con người. Christopher Tyler và Leonid Kontsevich tại Viện nghiên cứu mắt Smith-Kettlewell ở San Francisco (Mỹ) đã điều chỉnh một bức ảnh kỹ thuật số được chụp lại từ bức tranh này, bằng cách bổ sung vào đó các nhiễu loạn thị giác - giống như những vết nhiễu trên một kênh tivi kém. Sau đó, họ yêu cầu 12 người quan sát đánh giá cảm xúc của nhân vật trên tranh, phân theo 4 bậc, từ buồn rầu tới hạnh phúc. Đúng như dự đoán, các vết nhiễu làm rìa môi của MonaLisa nhếch lên khiến nàng trông hạnh phúc hơn, còn những vết nhiễu kéo phẳng đôi môi lại tạo cho nàng một vẻ buồn bã. Tyler cho biết, hệ thống thị giác của chúng ta bị nhiễu bởi nhiều nguồn, như: số lượng photon ít nhiều đập vào các tế bào cảm nhận ánh sáng trong mắt, hoạt động sai lệch ngẫu nhiên của các sắc tố hấp thụ photon, và sự loé sáng ngẫu nhiên của các nơron có nhiệm vụ mang tín hiệu thị giác tới não. Những nguồn nhiễu tự nhiên này khiến cho người quan sát tin rằng sắc thái tình cảm của nhân vật trên tranh đang thay đổi phảng phất, mà không nghĩ rằng thực sự cái mà họ nhìn thấy chỉ là một dạng biểu lộ song mơ hồ. "Đó có thể là một phần tạo nên sức mạnh huyền bí của bức tranh" -ông nói - điều mà Leonardo chắc phải nhận ra theo bản năng. B.H. (theo NewScientist) Bí mật về hiện tượng ảo giác (phần II) Nụ cười của MonaLisa cũng gây ảo giác. Càng nhìn lâu vào khuôn mặt nàng, bạn càng thấy đôi mắt ấy đang cười, rất kiêu sa và rất mãn nguyện. Nhưng chỉ cần nhìn xuống khoé miệng một chút, bạn sẽ thấy khuôn mặt người thiếu nữ nghiêm nghị kỳ lạ. Đột nhiên, bạn không hiểu nàng đang vui hay buồn, thanh thản hay lo lắng. Trong phần trước chúng tôi đã đề cập tới hiện tượng “mù chớp nhoáng”, giải thích vì sao cặp mắt thường bỏ sót một số chi tiết nhất định khi ta quan sát một khung cảnh nào đó. Hoạ sĩ, triết gia, nhà khoa học thiên tài người Italia Leonardo DaVinci đã “vô tình” lợi dụng hiện tượng này để sáng tạo ra nụ cười bí hiểm có một không hai trên khoé miệng Mona Lisa. Nhà khoa học thần kinh Margaret Livingstone (Mỹ) giải thích, khi chăm chú nhìn vào đôi mắt của Mona Lisa, bạn chỉ “khoanh” được một khu vực rất nhỏ bên lông mày và gò má. Vì vậy, bạn không nhìn thấy toàn bộ khuôn mặt và không gian đằng sau bức tranh. Khi đó, các nét mờ trên gò má MonaLisa sẽ hiện lên khá rõ, khiến bạn có cảm giác khoé môi của người phụ nữ cũng được kéo nhếch lên và tô đậm hơn. Kết quả, bạn thấy người phụ nữ cười. Ngược lại, khi bạn nhìn vào miệng nàng thì hiệu ứng này cũng lập tức biến mất cùng với nụ cười ấy. Thì ra, nụ cười này vừa thật, vừa ảo. Người xem tranh MonaLisa rất khó nhận thấy khi nào nàng cười thật và khi nào nàng cười ảo. Đây chính là bí mật lớn nhất về Mona Lisa, nó giải thích vì sao mấy trăm năm nay, người xem luôn có cảm xúc rất Những sắc thái tình cảm khác nhau trên mặt nàng MonaLisa khi có các nhiễu thị giác. Mona Lisa, nỗi buồn lo ẩn dưới nụ cười. trái ngược khi đứng trước bức tranh này. Có điều, khi sử dụng “mẹo” này, Leonardo DaVinci có lẽ đã không vận dụng đến kiến thức khoa học mà dựa vào kinh nghiệm của một nghệ sĩ nhiều hơn. “Mắt thần” Bài nghiên cứu của Giáo sư Itzhak Fried, Đại học California (Mỹ) đăng trên tạp chí khoa học The Lancet năm 1992 khẳng định: "Để nhận biết hình ảnh, con người cần rất ít thực tế". Đây là một kết luận thật khó hiểu. Để tìm hiểu xem Fried nói gì, một lần nữa, chúng ta lại phải quay lại… Mona Lisa. Fried cho mời 100 người đàn ông tới một cuộc thử nghiệm. Ông chia họ làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất được nhìn thấy bản sao của MonaLisa treo trên tường, còn nhóm thứ hai tới một căn phòng trống trơn để nghe một người kể về bức tranh. Sau đó ông mời hai nhóm tới một căn phòng khác và đề nghị họ miêu tả lại bức tranh. Trong khi những người này miêu tả, Fried dùng một phương pháp đặc biệt để đo các hoạt động trong não bộ của họ. Kết quả thật kỳ lạ: Não bộ của những người này đều vận động các tế bào giống hệt nhau và “bức tranh” mà họ kể lại khá giống nhau: Chúng đều là sản phẩm của rất ít thực tế và rất nhiều tưởng tượng. “Điều quan trọng không phải là chúng ta nhìn thấy bức tranh thật hay chỉ ngồi tưởng tượng. Mỗi người đều có một con mắt thần - bộ phận lưu giữ các hình ảnh tưởng tượng - giúp chúng ta có thể tổng hợp hình ảnh và trình bày một khung cảnh nhất định”, Fried nói. Thực tế và ảo giác Tại sao bạn luôn có cảm giác rằng bạn có một bức tranh đầy đủ và thực tế về cuộc hiện sinh này?. “Bởi vì rất hiếm khi bạn gặp được ai đó chỉ cho thấy điều ngược lại!”, các nhà nghiên cứu hành vi giải thích. Não bộ của bạn luôn thu nạp và xử lý một số hình ảnh mà mắt bạn “quét” được từ thực tế, nhưng nó còn thu nhận một khối lượng lớn hơn nhiều các hình ảnh từ kho kinh nghiệm và trí tưởng tượng của bạn. Mặt khác, việc não bộ của bạn lựa chọn “thực tế” nào lại do trí tưởng tượng quyết định. Ví dụ, mắt bạn “quét” được toàn cảnh một cánh đồng gồm nhiều bươm bướm và chuột, nhưng nếu trí tưởng tượng của bạn chỉ “thích” bươm bướm thôi chẳng hạn, thì não bộ sẽ tự động xoá những con chuột ra khỏi bức tranh. Kết quả là bạn chỉ nhớ được một bức tranh toàn bươm bướm. Tóm lại, bức tranh tổng thể về thế giới của bạn phần nhiều là tưởng tượng chứ không phải thực tế. Nói cách khác, thế giới chỉ do ảo giác mà có. Các nghiên cứu mới nhất về khoa học thần kinh cho biết, không ai có thể cùng một lúc nhìn thấy tất cả những chi tiết của một bức tranh. Mỗi vật thể, dưới con mắt của người khác sẽ có một hình thù khác hẳn. “Nhìn và lựa chọn hình ảnh là một quá trình sáng tạo, y hệt như vẽ một bức tranh vậy. Sản phẩm của nó chỉ vô tình trùng lặp với thế giới của những hiện tượng vật lý mà thôi”, các nhà khoa học giả thuyết. Chuyện chọn áo nhầm màu trong siêu thị Nếu giả thuyết trên được ủng hộ hoặc kiểm chứng thì đó sẽ là một tin mừng lớn với nhà vật lý thiên tài Isaac Newton. Cuối thế kỷ 17, Newton đã có ý tưởng cho rằng, mọi vật tự nó đều không có màu Ảo giác "Hoa thủy tiên" của Salvador Dali. sắc nếu không có sự hiện hữu của ánh sáng. Tuy vậy, não bộ của chúng ta vẫn cố gán cho chúng một màu sắc nào đó. Hai nhà sinh học thần kinh Dale Purves và Beau Lotto, Đại học Duke (Anh), cho biết: “Màu sắc là sản phẩm của cảm nhận chứ không phải thực tế”. Theo đó, con người có thể thu nạp hình ảnh dựa trên tưởng tượng và kinh nghiệm một cách khá chính xác. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng như vậy. Nhiều trường hợp, người mua hàng chọn một chiếc áo theo màu ưa thích trong siêu thị, nhưng khi về nhà mới phát hiện ra nó có màu khác hẳn. Nguyên nhân là khi ở cửa hàng, người đó đã chọn màu theo tưởng tượng và kinh nghiệm chứ không phải theo màu thực do mắt “quét” được. Vấn đề nhân chứng Nếu các hình ảnh lưu giữ trong não bộ không có liên hệ gì rõ ràng với thế giới hiện hữu, thì ai có thể khẳng định rằng, cái anh ta nhìn thấy là “thật sự đã xảy ra”, hay đó chỉ là “ảo giác”. Trong thí nghiệm ở phần thứ nhất, người phụ nữ đã nói chuyện mấy phút liền với khách khỏi đường mà không nhận ra anh ta đã bị tráo đổi. Vậy thì lời kể của nhân chứng trong một sự kiện chỉ diễn ra chớp nhoáng có thể tin được hay không? Hơn nữa, ở thời điểm xảy ra sự kiện, nhân chứng thường khá thờ ơ, thậm chí anh ta đang chú tâm vào một việc gì đó hoàn toàn khác. Thế thì, nhân chứng có khác gì những người đàn ông xem bóng rổ, không hề nhìn thấy con vượn đi qua. Nhà khoa học Stephen Kosslyn, Đại học Haward, còn làm một thí nghiệm như sau: Ông mời 10 người xem bức ảnh của một người đàn ông. Sau đó, ông cho họ xem một bức ảnh khác cũng của người ấy với một số nét thay đổi về quần áo và kiểu tóc. Khi được mời kể lại về sự khác biệt giữa hai bức ảnh, 10 người này đã nói rất khác nhau, trong đó có nhiều chi tiết không hề có trong cả hai bức ảnh. Kosslyn kết luận: “Con người không thể phân biệt được đâu là thông tin khách quan (thực tế) và đâu là tưởng tượng. Bình thường, họ thu nhận hỗn hợp của cả hai”. Một mình giữa cõi đời Có lẽ còn lâu khoa học mới giải thích được mối liên hệ giữa nhận biết, thực tế và tưởng tượng. Tuy nhiên ngày càng có nhiều giả thuyết cho rằng: Thế giới thị giác đầy đủ của chúng ta được hình thành từ một số hình ảnh cụ thể, kết hợp với một số hình ảnh chìm sâu trong kho kinh nghiệm và…rất nhiều tưởng tượng. Vì mỗi người đều có một trí tưởng tượng riêng, nên mỗi người đều cô độc trong một thế giới của những hình ảnh thị giác đơn lẻ. Tiến sĩ Richard Gregory, nhà tâm lý, tác giả của rất nhiều cuốn sách về tri thức của thị giác đã đưa ra một tổng kết bi quan như sau: “Thế giới thị giác mà bạn đang sống là ngôi nhà riêng của bạn. Thỉnh thoảng bạn lại nuôi ảo tưởng rằng, có thể chia sẻ nó với một người nào đó. Nhưng thực tế, chẳng ai có thể chia sẻ với bạn. Bạn chỉ có một mình mà thôi . Một mình giữa cõi đời này”. Con người phân tích tình cảm bằng cả hai bán cầu não Trong họa phẩm của Leonardo da Vinci, nụ cười bí ẩn của nàng MonaLisa dường như thấp thoáng ở bên trái khuôn mặt nàng - nửa được chi phối bởi bán cầu não phải. Từ lâu, các nhà khoa học vẫn tin rằng con người phân tích cảm xúc bằng não phải và MonaLisa là minh chứng sinh động cho điều đó. Nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy, vấn đề này không đơn giản như thế. Guy Vingerhoets và cộng sự, Đại học Ghent ở Bỉ, đã tiến hành các thí nghiệm và phát hiện ra rằng, cả hai bán cầu não đều tham gia vào quá trình xét đoán tình cảm của con người, ít nhất là qua tiếng nói. Nếu như bán cầu phải có vai trò quyết định trong việc đón nhận sắc thái tình cảm của thông điệp (buồn, vui, cáu giận, sợ sệt…), thì bán cầu trái lại đảm nhiệm toàn bộ việc giải mã ý nghĩa của nó. Mona Lisa. Để kiểm nghiệm ý kiến này, Vingerhoets đã cho 36 người đeo thiết bị siêu âm doppler qua sọ - thiết bị cho phép đo tốc độ dòng chảy của máu tới động mạch não giữa ở bên trái và bên phải. Những người tình nguyện sau đó được nghe những câu nói đã ghi âm từ trước, chứa các sắc thái tình cảm khác nhau (như hạnh phúc, buồn rầu, giận dữ, sợ sệt, ), hoặc các câu nói vô cảm. Vingerhoets phát hiện thấy, khi người tình nguyện được yêu cầu lắng nghe ý nghĩa của câu nói, máu chảy tới bán cầu não trái nhiều hơn. Còn khi được hỏi về sắc thái tình cảm trong các thông điệp đó, máu chảy tới cả hai bán cầu đều tăng. Trường hợp các câu nói được đọc với giọng vô cảm, máu chảy rất ít tới bán cầu não phải. Trong khi máu tới bán cầu não trái vẫn ổn định, ngay cả khi tình cảm được bộc lộ mạnh mẽ. Thí nghiệm trên đã chứng tỏ rằng, khi chúng ta phân tích sắc thái tình cảm của một câu nói, cả hai bán cầu não luôn luôn cùng hoạt động. “Lúc chúng ta quan tâm tới nội dung của thông điệp (kể cả khi thông điệp đó chứa đầy cảm xúc), thì đó cũng là lúc bán cầu não trái của chúng ta đang làm việc cật lực”, Vingerhoets giải thích. Phát hiện này không những ủng hộ các công trình khác, cho rằng bán cầu não trái có liên quan tới việc xử lý ngôn ngữ, mà còn đi xa hơn nữa. Nó cho thấy, ngay cả khi thông điệp bộc lộ tình cảm, thì bán cầu não phải cũng không làm việc đơn độc, mà phải nhờ đến bán cầu trái phiên dịch thông điệp đó. Tuy nhiên, Liz Phelps, một nhà tâm lý học tại Đại học New York, lại cho rằng, “việc phân chia vai trò của bán cầu não trái hay phải là quan niệm đã lỗi thời. Chúng ta chỉ có một bộ não. Và tất cả các thành phần của nó đều cùng hoạt động”. B.H. (theo ABC . Mona Lisa Mona Lisa tiếng Ý: La Gioconda, tiếng Pháp: La Joconde Leonardo da Vinci,. tranh này được lưu giữ tại bảo tàng Louvre, Pháp. Bí ẩn nụ cười Mona Lisa Bức tranh nàng Mona Lisa của Leonardo da Vinci đã tạo cảm hứng cho rất nhiều nhà