good
Kiếm tiền trên mobile với quảng cáo và ứng dụng trong năm 2013 Quảng cáo và kiếm tiền trên Mobile tại Việt Nam vẫn còn đang là thị trường mở, mơ hồ và các nhóm phát triển ứng dụng và agency quảng cáo thì vẫn chờ đợi với lời quyết tâm “sẽ làm”. Có thể nói thị trường quảng cáo, kiếm tiền từ mobile sinh ra 20.4 nghìn tỷ (theo Thời báo kinh tế SG) nhưng còn là một dấu hỏi chấm rất lớn chờ các start-up và những doanh nhân nhanh nhẹn khai thac. Hãy cùng đọc qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về thị trường xu hướng kiếm tiền trên mobile trong năm 2013. Xu hướng di động hóa mạnh mẽ cuốn theo thị trường quảng cáo trên di động với những số liệu dự đoán rất lạc quan. Quảng cáo di động đang là nguồn doanh thu lớn với mức tăng trưởng mạnh mẽ cho các công ty công nghệ như Facebook hay Baidu. Kiến tiền trên mobile Thị trường quảng cáo trên mobile tại Việt Nam: Vẫn chỉ là hai chữ “tiềm năng” Một trong những mối boăn khoăn hàng đầu của các công ty, nhóm làm app nhỏ chính là việc xây dựng mô hình sản sinh lợi nhuận thích hợp để tối ưu hóa lợi nhuận từ người dùng. Dù thị trường quảng cáo Việt Nam không ngừng phát triển với giá trị thị trường lên đến 20.4 ngàn tỉ đồng trong năm 2012 (theo báo cáo của Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn) nhưng quảng cáo trên mobile vẫn chỉ chiếm một ngân sách rất nhỏ bé (< 1%) trong một chiếc bánh lớn bên cạnh những phương pháp quảng cáo truyền thống như TV, báo giấy và Radio. Đối với các app miễn phí hiện nay, chỉ có một cách kiếm tiền duy nhất là bán quảng cáo nhưng fill rate và CPC (Cost per click) vẫn còn thấp. Google search và Facebook đã chiếm hơn 70% doanh thu của quảng cáo trên mobile, phần còn lại rất nhỏ dành cho display ads nhưng cũng đã bị thống trị bởi các site lớn như vnexpress, 24h…Có thể thấy thị phần của người làm app miễn phí không còn nhiều trong khi số lượng app miễn phí ngày càng tăng lên. “Anh đã gặp gỡ và phỏng vấn hơn 20 agency lớn tại Việt Nam nhưng tất cả đều chỉ trả lời là “sẽ làm” chứ không xác định chắc chắn khi nào. Các agency chỉ coi quảng cáo mobile ở dạng tiềm năng chứ chưa thực sự chú trọng vào thị trường vì tất cả đều còn đang trong giai đoạn thử và sai.” – Anh Thành, đại diện của Adflex, mạng phân phối game trên ứng dụng đầu tiên tại Việt Nam chia sẻ về thị trường quảng cáo mobile tại Việt Nam. Hiện nay, quảng cáo trên internet và mobile vẫn là sự lựa chọn thứ 4 sau TV, quảng cáo trên báo chí, radio dù thị trường mobile tiềm năng, tốc độ tăng trưởng nhanh và ít đối thủ hơn. Theo như Intellasia, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ mới dùng từ 3% – 5% ngân sách quảng cáo cho quảng cáo trên internet và mobile. 85% thị trường quảng cáo tại Việt Nam vẫn thuộc về quảng cáo trên TV dù ngày càng có dấu hiệu phân mảnh do có quá nhiều kênh TV (<40) cho khán gỉa lựa chọn. Điều đó cho thấy rằng những thương hiệu lớn vẫn còn khá dè dặt với quảng cáo internet và mobile mà ưa chuộng những phương pháp truyền thống hơn. Quảng cáo trên mobile: Miếng ngon không dễ có phần Hai khía cạnh công nghệ quan trọng nhất của các app chính là là công nghệ hướng đến đối tượng người dùng và tracking cookie, nhưng rất khó thực hiện trong môi trường mobile. Apple đã xây dựng cơ chế ngăn chặn tracking cookie từ một bên thứ ba. Điều này làm giảm đáng kể hiệu quả của việc quảng cáo vì không tận dụng được hoàn toàn nguồn traffic của app. Đối với quảng cáo truyền thống, doanh thu của người làm app còn bị phụ thuộc vào nhà quảng cáo. Tỉ lệ fill rate hiếm khi được tận dụng 100% vì còn phải tùy thuộc vào số lượng chiến dịch quảng cáo chạy theo từng mùa và thời điểm. Doanh thu của những nhà phát triển cũng không được tích lũy theo năm tháng trên mỗi một lượt visitor mà app mang lại cho nhà quảng cáo, mà chỉ được trả tiền một lần duy nhất. Giải pháp nào cho người làm app miễn phí? Theo số liệu thống kê của SohaGame, từ tháng 1/2012 đến tháng 1/2013, số lượng smartphone tăng trưởng tính riêng tại thị trường Việt Nam đạt mức 266%. Với tỷ lệ này, Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới trong năm 2012. Các “đại gia” trong ngành đã bắt đầu nhảy vào từ những game trên mobile đơn giản như xếp hình của VNG tới việc chuyển thể các game từ dạng web sang mobile. Một phần nguyên nhân của làn sóng chuyển thể webgame là do những dấu hiệu thể hiện sự bão hòa của thị trường này từ giữa năm 2012. Với một thị trường đầy tiềm năng và dân số trẻ chiếm tỉ lệ cao như vậy, nhưng hiện game trên mobile vẫn chưa thực sự bùng nổ mà nguyên nhân chủ yếu ở đây vẫn là do Việt Nam chưa có được một hệ thống phân phối game hiệu quả. Việt Nam vẫn chưa có được mộ mô hình, hệ thống phân phối game hiệu quả Việc ký kết phân phối game không hề dễ dàng vì nhà làm game phải bỏ ra rất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm đối tác tin tưởng trong khi thời gian để ra mắt game và nhu cầu thị trường lại không chờ đợi ai. “Sai lệch trong việc đo lường doanh thu đôi khi dao động lên đến vài chục phần trăm không hề hiếm trong khi chính phủ lẫn nhà đài (Viettel, Mobile…) vẫn chưa có một chính sách rõ ràng để bảo vệ cho người làm game.” – Anh B, đại diện một nhóm làm game nhỏ cho biết. Giữa một bên là các nhà làm app miễn phí có nguồn traffic không được tận dụng triệt để, thu hồi lợi nhuận thấp và các nhà làm game tìm kiếm người dùng, các nhà phát hành app miễn phí và những nhóm làm game nhỏ đã kết hợp lại với nhau. Nhưng ngay cả phương án này vẫn còn nhiều khó khăn và độ hiệu quả thấp vì hai bên không cần phải đầu tư thời gian công sức cùng xây dựng một bộ đo lường traffic, doanh thu, tìm kiếm và tìm hiểu đối tác thích hợp. Trong trường hợp đối tác được lựa chọn không hề hiệu quả, các nhà làm game và app miễn phí sẽ phải chuyển sang một kênh phân phối mới và quy trình lại bắt đầu lại từ đầu trong khi nhân lực và thời gian là 2 tài sản quan trọng nhất của start up. Khi xảy ra tranh chấp sẽ không có một bên trung gian đứng ra giải quyết. Từ đó, mô hình mạng phân phối game trên ứng dụng đã ra đời. Mobpartner hiện là công ty đi đầu trên thế giới về mô hình này từ đầu những năm 2000, đặt trụ sở tại Pháp (Paris), với những khách hàng lớn như Gameloft (hiện có trụ sở tại Việt Nam), CyberZ… Các app miễn phí sẽ đóng vai trò kênh phân phối game đến người sử dụng. Khi người sử dụng nạp thẻ hay nhắn tin SMS, nhà phát triển ứng dụng sẽ được chia phần trăm lợi nhuận. Với mỗi một người dùng mang về cho nhà phát hành game, nhà phát triển ứng dụng được chia sẻ doanh thu trên toàn bộ vòng đời của ứng dụng đó. Tương tự với nhà phát hành game, nhiệm vụ duy nhất của họ chỉ là vận hành game vì việc tối ưu hóa hướng dẫn cài đặt, chơi game…đã có mô hình phân phối lo. Các bên tham gia đều có thể phát huy thế mạnh tối đa của bản thân. Toàn bộ doanh số, thông tin sẽ được báo cáo hàng tháng đến cả hai bởi mô hình phân phối đứng giữa. Hiện nay, chỉ mới có Adflex tại Việt Nam là công ty đầu tiên ứng dụng mô hình này, với những khách hàng lớn trong nước như VTC, Me Corp, Tea Mobi… Dưới góc độ của người làm start up tại Việt Nam, mô hình này có thể giúp giải quyết vấn đề của những team nhỏ chỉ giỏi về khía cạnh kỹ thuật đơn thuần mà thiếu mất người phụ trách phát triển kinh doanh. Cụ thể hơn, đối với những nhóm làm game độc lập, mô hình có thể giúp họ giải quyết hai khó khăn: Xây dựng cộng đồng người chơi và bài toán phân phối cho game. Việc xuất hiện trên các sàn game lớn, website với traffic cao hoặc đứng đầu các Google Play, App store là một thử thách lớn cho các nhóm làm game nhỏ. Mô hình phân phối với những đối tác kí kết sẵn bao gồm sàn game, các website và app miễn phí nằm trong hệ thống sẽ giúp các nhà phát hành game tiết kiệm thời gian và công sức. Traffic của các app miễn phí được tận dụng triệt để bởi vì mô hình đứng giữa sẽ phân tích người dùng của app miễn phí để lựa chọn những game phù hợp về mặt nội dung và những hình thức quảng cáo nào hiệu quả nhất cho người dùng trên mỗi app riêng biệt, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi người dùng/ lượt click/ view. Những nhà phát hành game sẽ có được thông tin, phân tích về người dùng thông qua báo cáo hằng tháng của mô hình phân phối để tìm hướng phát triển thích hợp cho cộng đồng người chơi game. Với mô hình này, doanh thu của nhà phát triển app và nhà phát hành game sẽ ổn định nhờ việc giới hạn số lượng game và app trên hệ thống Adflex nhằm tránh gây loãng về mặt nội dung và khiến thị trường phân mảnh. Doanh thu tăng trưởng nhờ mô hình phân phối đứng giữa liên tục cập nhật những app có lượng traffic lớn để đem lại người chơi cho game và các game hay để phát sinh lợi nhuận từ người dùng cuối cùng trong game. Tiền sẽ được nhận trực tiếp từ mô hình đứng giữa nên tránh được tâm lý ngại làm việc với nhà đài của giới start up công nghệ ở Việt Nam. Với những khó khăn hiện tại của thị trường thì việc nhà phát hành app miễn phí bắt tay cùng với game phát triển sẽ là một lựa chọn tốt cho cả đôi bên trong tương lai, không chỉ thúc đẩy thị trường công nghệ phát triển mà còn đem lại nhiều sự lựa chọn cho người dùng hơn nhờ số lượng app miễn phí chất lượng cao và game tăng lên . Kiếm tiền trên mobile với quảng cáo và ứng dụng trong năm 2013 Quảng cáo và kiếm tiền trên Mobile tại Việt Nam vẫn còn đang là thị trường mở, mơ hồ và. từ 3% – 5% ngân sách quảng cáo cho quảng cáo trên internet và mobile. 85% thị trường quảng cáo tại Việt Nam vẫn thuộc về quảng cáo trên TV dù ngày càng