1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thăng Long - Hà Nội (1400-1527)

42 345 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 6,9 MB

Nội dung

Thăng Long - Đông Đô - Nội (từ năm 1400 đến năm 1527) Thăng Long - Đông Đô - Nội (từ năm 1400 đến năm 1527) Từ đầu công nguyên đến năm 1900 có ghi kèm năm âm lịch. Ngày, tháng dương lịch ghi bằng số. Ngày, tháng âm lịch ghi cả chữ viết. Một số ngày có sự kiện quan trọng đã được tính ra ngày dương lịch, còn giữ nguyên ngày âm lịch theo các tài liệu gốc. Từ 1901 trở đi chỉ dùng ngày dương lịch, khi cần mới chú thích ngày âm lịch trong ngoặc đơn. Tháng âm lịch theo thứ tự: tháng giêng, hai… cho đến tháng một, chạp, theo cách gọi cổ truyền. 1400 - Canh Thìn Tháng hai - Truất Trần Thiếu Đế, Hồ Quý Ly lên ngôi vua, đổi quốc hiệu là Đại Ngu. Tháng tám - Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh, được bổ nhiệm làm quan trong ngự sử đài. Thành nhà Hồ - ảnh: internet 1401 - Tân Tị - Ban hành chính sách hạn nô, quy định số nô tì cho từng loại quan. - Quy định quan chế và hình luật. - Lập sổ hộ: từ 2 tuổi trở lên đều phải ghi vào sổ. 1404 - Giáp Thân - Hồ Hán Thương sửa đổi lối thi cử, ngoài 4 môn văn, sử, triết, chính trị, còn phải thi qua môn toán và môn chữ viết. 1405 - Ất Dậu - Tuyển thợ chế tạo vũ khí, đúc súng đạn. - Cấm nấu rượu. - Đắp thành Đa Bang ở xã Cổ Pháp (Phong Vân, Ba Vì) 1406 - Bính Tuất - Đánh tan quân Minh, đưa tên Việt gian Trần Thiên Bình về nước. Bắt Thiên Bình đưa về Đông Đô rồi chém đầu. 1407 - Đinh Hợi 20-1 mười hai tháng chạp Bính Tuất - Quân Minh đánh chiếm được thành Đa Bang (Ba Vì) 22-1 mười bốn tháng chạp Bính Tuất - Quân Minh vào chiếm được thành Đông Đô, cướp của, bắt con gái, hoạn con trai, thu tiền đồng mang về nước. Tháng sáu - Nhà Minh đổi nước ta thành quận Giao Chỉ. Thành Đông Đô đổi là Đông Quan. Sông Tô Lịch đổi là sông Lai Tô. 1408 - Mậu Tí - Nghĩa quân của Trần Quý Khoáng đánh quân Minh ở vùng Từ Liêm, ngoại vi Đông Quan 1409 - Kỷ Sửu - Hoàng Cự Liêm dấy binh chống Minh ở Quảng Oai (Ba Vì) 1410 - Canh Dần - Lê Nhị ở Nam Oai, Lê Khang ở Thanh Đàm (Thanh Trì) nổi dậy chống giặc Minh. 1411 - Tân Mão - Phạm Khảng nổi dậy ở vùng tây nam thành Đông Quan 1412 - Nhâm Thìn - Lưu Bổng khởi nghĩa đánh Minh ở Quảng Oai (Ba Vì) 1419 - Kỷ Hợi - Nhà Minh cho Đường Nghĩa sang phát sách. Bắt các trường phải học sách ngũ kinh, tứ thư, tính lý đại toàn, vi thiện âm chất, hiếu thuận sự thực. Thu tất cả các sách của ta từ đời Trần về trước đem về Kim Lăng (Trung Quốc) 1420 - Canh Tý - Lộ Văn Luật dấy quân đánh Minh ở Thạch Thất. 1426 - Bính Ngọ Tháng tám - Lê Triện chỉ huy quân Lam Sơn áp sát thành Đông Quan. Tướng Minh là Trần Trí ở trong thành phải đào hào, đắp lũy để cố thủ. 20 - 10 (hai mươi tháng chín) - Chiến thắng cầu Nhân Mục (cống Mọc) lần thứ nhất. Lê Triện bắt sống tướng giặc là Vi Lượng, chém chết hàng nghìn giặc. 5 - 11 (mồng sáu tháng mười) - Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động ở ngoại vi thành Đông Quan. Thượng Thư Trần Hiệp, nội quan Lý Lượng và 6 vạn quân Minh bị diệt. Tướng giặc Phương Chính phải vượt đò Cổ Sở (Hoài Đức) trốn chạy về Đông Quan. - Lê Triện đánh thắng quân Mã Kỳ, Sơn Thọ ở cầu Ba La, truy kích địch đến cầu Nhân Mục và chiến thắng lần thứ hai tại đây. Ta bắt sống 500 tên, diệt hàng ngàn tên, xác giặc ngổn ngang đến vài mươi dặm. Thây giặc sau hai trận được vun lại chôn thành 7 gò Đống Thây ở thôn Chính Kinh (nay thuộc phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân). Gò Đống Thây (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Nội) - ảnh: tư liệu 6 - 11 (mồng bảy tháng mười) - Chiến thắng quân Minh ở bến đò Cổ Sở (Bến Giá, Hoài Đức). Giặc rút chạy về cố thủ ở Đông Quan. 21 - 11 (hăm hai tháng mười) - Đại quân của Lê Lợi, Nguyễn Trãi tiến đến đóng trại ở Phù Liệt (Đông Mỹ, Thanh Trì) 22 - 11 (hăm ba tháng mười) - Tấn công cả 4 mặt thành Đông Quan, lửa sáng rực trời. Giặc Minh ở trong thành phá chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh để lấy đồng đúc súng đạn. 1427 - Đinh Mùi Tháng Giêng - Lê Lợi đóng bản doanh ở Bồ Đề, bờ bắc sông Hồng (nay là phường Bồ Đề, quận Long Biên), làm lầu cao chỉ huy cuộc vây hãm thành Đông Quan. Lê Khả vây cửa Đông, Đinh Lễ vây cửa Nam Lê Chưởng vây cửa tây, Lê Triện vây cửa Bắc. Chùa Bồ Đề xây trên đất dinh Bồ Đề của Lê Lợi khi vua bao vây thành Đông Quan - ảnh: tư liệu - Vương Thông trí trá xin hòa để củng cố lực lượng, chờ viện binh. - Mở khoa thi ở bến Bồ Đề với đầu đề “Hiểu dụ thành Đông Quan”. Nguyễn Trãi chấm thi lấy đỗ 30 người. Đào Công Soạn đỗ đầu. - Giặc Minh đóng ở thành Điêu Diêu (nay ở làng Gia Thượng, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) xin đầu hàng. 4 - 3 (bẩy tháng hai) - Lê Triện giao chiến với quân Minh do Phương Chính chỉ huy ở Cảo Động (Xuân La) gần hồ Tây và bị hy sinh. 16 - 3 (mười chín tháng hai) - Quân Minh nống ra vùng Sa Đôi (Mễ Trì, Từ Liêm) bị quân ta chặn đánh. 1 - 4 (mồng tám tháng ba) - Trong trận truy kích địch ở Mi Động (Mai Động), voi trận sa lầy, Đinh Lễ và Nguyễn Xí sa vào tay giặc. Đinh Lễ hy sinh, còn Nguyễn Xí sau vượt thành, ra thoát. Tháng- Lê Lợi ban bố 10 điều hiến chương (kỷ luật) cho quân đội. 16 - 12 (hăm hai tháng một) - Sau khi nghe tin viện binh bị đánh tan ở Chi Lăng - Xương Giang, tổng binh Vương Thông hoảng sợ xin hòa. Lê Lợi cùng Vương Thông tổ chức hội thề ở phía nam thành Đông Quan. Vương Thông thề rút hết quân về nước trong tháng chạp, từ nay từ bỏ xâm lược đối với nước ta. 23 - 12 (hăm chín tháng một) - Lê Lợi tha 26.184 quan quân nhà Minh bị bắt, cho về nước 29-12 (mồng sáu tháng chạp) - Quân Minh bắt đầu cuộc rút quân, được ta cấp ngựa, cấp thuyền, cho lương thực ăn đường. 1428 - Mậu Thân 3 - 1 (mười hai tháng chạp Đinh Mùi) - Bọn Phương Chính, Mã Kỳ tới dinh Bồ Đề cáo biệt Lê Lợi để về nước. Quân Minh rút hết khỏi nước ta sau 21 năm sang xâm lược. Đầu tháng- Lê Lợi từ dinh Bồ Đề vào Đông Quan giải phóng Rằm tháng- Lê Lợi lên ngôi, hiệu Thái Tổ, đặt lại kinh thành là Đông Đô, đặt tên nước là Đại Việt. Hăm bốn tháng- Ban bố “Bình Ngô đại cáo” do Nguyễn Trãi viết. Tháng chạp - Sửa điện Kính Thiên, xây điện Cần Chánh, Vạn Thọ. - Đúc tiền “Thuận Thiên Nguyên Bảo” Tiền Thuận Thiên Nguyên Bảo - ảnh: internet 1429 - Kỷ Dậu Tháng giêng - Cấm rượu và cờ bạc - Lập nhà Quốc học cho con các quan văn võ từ thất phẩm trở lên vào học. Quán Chiêu văn cho con các quan nhất, nhị phẩm, Cục Tú Lâm cho các con quan từ tam phẩm đến thất phẩm. - Định phép chia ruộng, tránh giàu nghèo quá chênh lệch. Tháng hai - Thao diễn quân đội. Chia quân làm 5 phiên, để 1 phiên tại ngũ, còn cho 4 phiên về làm ruộng. Tháng năm - Thi Minh kinh. Nguyễn Thiên Túng đỗ đầu. - Phan Phu Tiên, người làng Đông Ngạc (Từ Liêm) được bổ làm bác sĩ trường Quốc Từ Giám. - Thi vũ kinh (lý thuyết nghề võ) cho quân nhân. Tháng sáu - Thi tăng đạo. Ai thông kinh điển được cấp tờ thiếp chứng nhận làm sư, còn thì phải hoàn tục - Hạ chiếu cho tiến cử người hiền tài - Giao sử thần biên chép “nhật lịch”, một thứ sử biên niên của triều đình. 1430 - Canh Tuất - Đổi Đông Đô làm Đông Kinh. Sắp xếp lại các phường, từ 61 phường xuống còn 36 phường. Hai huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức, mỗi huyện 18 phường. Đứng đầu kinh thành là quan phủ doãn và thiếu doãn. Mỗi huyện có huyện úy. Phường có trưởng phường. Về trị an có 2 võ quan cao cấp là chánh, phó đề lĩnh. 1431- Tân Hợi - Mở khoa thi hoành từ (văn chương lỗi lạc) ở hành cung Bồ Đề. - Soạn xong sách “Lam Sơn thực lục” ghi chép truyện 10 năm chống quân Minh. 1432 - Nhâm Tí - Phan Phu Tiên biên soạn sách “Bản thảo thực vật toản yếu”, giới thiệu 392 vị thuốc nam. 1433 - Quý Sửu - Phan Phu Tiên biên soạn “Việt âm thi tập” - Lập xong sổ hộ tịch. 5 - 10 (hăm hai tháng tám nhuận) - Lê Lợi mất, thọ 49 tuổi, ở ngôi vua 6 năm. 20 - 10 (tám tháng chín) - Thái tử Nguyên Long lên ngôi (tức Lê Thái Tông 1433-1442) 1434 - Giáp Dần - Hội thề ở trường đua, trăm quan văn võ cắt tiết ngựa bạch làm lễ ăn thề. Nhà vua tới dự. - Rước tượng Phật ở chùa Pháp Vân đến Đông Kinh để cầu mưa. - Quy định ngạch thuế dân. - Sửa chữa chùa Báo Thiên. 1435 - Ất Mão - Giảng tập võ nghệ ở sân rồng cho quân ngự tiền - Đúc 6 quả bảo ấn - Ban áo phẩm phục cho sư Huệ Hồng tu ở chùa Báo Thiên. - Mở hội thi bơi ở bến Đông Tân. Vua đến xem. - Vét sông Đông Ngàn. - Nguyễn Trãi viết “Dư địa chí” - Cho khắc in bộ sách “Tứ thư đại toàn”. - Đặt lệ cấp giấy lộ dẫn (giấy đi đường) 1437- Đinh Tị - Thẩm định lại nhã nhạc. - Thi võ cho các tướng hiệu trong các quân vệ: bắn cung, phóng lao, dùng áo giáp và lá chắn. - Sét đánh cửa Đông Thành. - Vua làm xe loan, mũ cỏ. Nguyễn Vĩnh Tích làm thị ngự sử, người làng La Phù (Hoài Đức) thẳng thắn can ngăn. 1438 - Mậu Ngọ - Tập trận thủy chiến 1439 - Kỷ Mùi - Đặt quy thức về tiền đồng và đồ hàng tấm + Tiền đồng: 1 tiền là 60 đồng + Lụa: 1 tấm dài 30 thước, ngang 1 thước 5 tấc + Vải gai: 1 tấm dài 24 thước, ngang 1 thước 3 tấc + Vải bông: 1 tấm dài 22 thước (thước ta) 1440 - Canh Thân - Nguyễn Trãi soạn Luật thư gồm 6 cuốn 1442 - Nhâm Tuất - Thi đổi sách tuyển tiến sĩ. Nguyễn Trãi làm chánh chủ khảo lấy đỗ 33 người. (Nguyễn Trực, trạng nguyên; Nguyễn Như, bảng nhãn; Lương Nhữ Hộc, thám hoa). - Bắt đầu dựng bia tiến sĩ. Hai mươi tháng bẩy - Thái tử Lê Tư Thành sinh ở điện Huy Văn (nay thuộc phường Văn Chương, quận Đống Đa). Đầu tháng tám - Lê Thái Tông 20 tuổi, chết ở vườn Lệ Chi. Thái tử Bang Cơ 2 tuổi lên ngôi, hiệu Nhân Tông (1442 - 1459) 19 - 9 mười sáu tháng tám - Nguyễn Trãi bị kết án tru di ba họ. 1443 - Quý Hợi - Động đất hai lần trong tháng 2 và tháng 5 1444 - Giáp Tí - Động đất (tháng mười) 1445 - Ất Sửu - Lụt to, kinh thành ngập sâu đến 3 thước nước. 1448 - Mậu Thìn - Cấm nhân dân mặc áo quần màu vàng, đi hài, dùng đồ chạm rồng, vẽ phượng 1449 - Kỷ Tị - Mùa xuân, biểu diễn nhã nhạc “Bình Ngô phá trận” - Đào sông Bình Lỗ từ Lãnh Canh đến cầu Phù Lỗ (Sóc Sơn) - Lập các đàn thờ thành hoàng kinh đô, thần gió, thần mây, thần sét ở Đông Kinh [...]... chết Đến năm 1530, Đăng Dung truyền ngôi cho con trai Bùi Xương Trạch, người làng Thịnh Liệt (Thanh Trì) đỗ bảng nhãn Nhà văn Giang Quân (Thăng Long - Đông Đô -Nội Năm tháng và sự việc) Sưu tầm Thăng Long - Đông Đô -Nội (từ năm 1400 đến năm 1527) Thăng Long - Đông Đô -Nội (từ năm 1400 đến năm 1527) Từ đầu công nguyên đến năm 1900 có ghi kèm năm âm lịch Ngày, tháng dương lịch ghi bằng số... gian - Dựng đền Bích Câu Đền Bích Câu - ảnh: baodatviet.vn - Quy định lệ về việc cưới, việc tang 147 4- Giáp Ngọ - Đắp lại tường thành bị vỡ lở 1475 - Ất Mùi - Vỡ đê sông Tô Lịch - Đặt chức quan đê và quan khuyến nông 147 7- Đinh Dậu - Đắp lại thành Đại La - Ban hành chính sách lộc điển và điền lộc 1478 - Mậu Tuất - Định nghi lễ về hôn nhân, giá thú 1479 - Kỷ Hợi - Ngô Sĩ Liên soạn xong bộ Đại Việt... nước 1470 - Canh Dần - Lập bộ Đồng Văn luyện tập nhạc khí, bộ nhã nhạc dạy người ca hát, ty giáo phường quản lý âm nhạc dân gian - Dựng đền Bích Câu Đền Bích Câu - ảnh: baodatviet.vn - Quy định lệ về việc cưới, việc tang 147 4- Giáp Ngọ - Đắp lại tường thành bị vỡ lở 1475 - Ất Mùi - Vỡ đê sông Tô Lịch - Đặt chức quan đê và quan khuyến nông 147 7- Đinh Dậu - Đắp lại thành Đại La - Ban hành chính sách lộc... (1442 1459) 19 - 9 mười sáu tháng tám - Nguyễn Trãi bị kết án tru di ba họ 1443 - Quý Hợi - Động đất hai lần trong tháng 2 và tháng 5 1444 - Giáp Tí - Động đất (tháng mười) 1445 - Ất Sửu - Lụt to, kinh thành ngập sâu đến 3 thước nước 1448 - Mậu Thìn - Cấm nhân dân mặc áo quần màu vàng, đi hài, dùng đồ chạm rồng, vẽ phượng 1449 - Kỷ Tị - Mùa xuân, biểu diễn nhã nhạc “Bình Ngô phá trận” - Đào sông Bình... toàn thư - ảnh: internet - Vua xem đánh cá ở hồ Tây 1481 - Tân Sửu - Đào hồ Hải Trì ở tây nam thành Tây, cạnh hồ dựng điện Giảng Võ - Quy định tịch điền ở Hồng Mai, huyện Thanh Đàm (Thanh Trì) - Lập đồn điền ở Thịnh Quang, Dịch Vọng, Quán La, Minh Tảo 1483 - Quý Mão - Mở rộng Văn Miếu Dựng điện Đại Thành, xây 2 dải vũ, điện Canh Phục, nhà Thái Học, nhà Minh Luân, kho bí thư (sách) Nhà Thái Học - ảnh:... chữ viết 1405 - Ất Dậu - Tuyển thợ chế tạo vũ khí, đúc súng đạn - Cấm nấu rượu - Đắp thành Đa Bang ở xã Cổ Pháp (Phong Vân, Ba Vì) 1406 - Bính Tuất - Đánh tan quân Minh, đưa tên Việt gian Trần Thiên Bình về nước Bắt Thiên Bình đưa về Đông Đô rồi chém đầu 1407 - Đinh Hợi 2 0-1 mười hai tháng chạp Bính Tuất - Quân Minh đánh chiếm được thành Đa Bang (Ba Vì) 2 2-1 mười bốn tháng chạp Bính Tuất - Quân Minh... Sửu - Phan Phu Tiên biên soạn “Việt âm thi tập” - Lập xong sổ hộ tịch 5 - 10 (hăm hai tháng tám nhuận) - Lê Lợi mất, thọ 49 tuổi, ở ngôi vua 6 năm 20 - 10 (tám tháng chín) - Thái tử Nguyên Long lên ngôi (tức Lê Thái Tông 143 3-1 442) 1434 - Giáp Dần - Hội thề ở trường đua, trăm quan văn võ cắt tiết ngựa bạch làm lễ ăn thề Nhà vua tới dự - Rước tượng Phật ở chùa Pháp Vân đến Đông Kinh để cầu mưa - Quy... ngạch thuế dân - Sửa chữa chùa Báo Thiên 1435 - Ất Mão - Giảng tập võ nghệ ở sân rồng cho quân ngự tiền - Đúc 6 quả bảo ấn - Ban áo phẩm phục cho sư Huệ Hồng tu ở chùa Báo Thiên - Mở hội thi bơi ở bến Đông Tân Vua đến xem - Vét sông Đông Ngàn - Nguyễn Trãi viết “Dư địa chí” - Cho khắc in bộ sách “Tứ thư đại toàn” - Đặt lệ cấp giấy lộ dẫn (giấy đi đường) 143 7- Đinh Tị - Thẩm định lại nhã nhạc - Thi võ cho... Quang, thọ 56 tuổi, ở ngôi 38 năm 9-3 (Sáu tháng hai) - Thái tử Lê Tranh lên nối ngôi (tức Lê Hiến Tông 1497 - 1504) - Sửa và xây thêm viên Đãi Lậu ở cửa Đại Hưng, làm chỗ cho các quan đợi vào triều 1499 - Kỷ Mùi - Dương Trực Nguyên được bổ làm phủ doãn phủ Phụng Thiên - Ban hành 24 điều huấn về phong tục 1500 - Canh Thân - Xây lại tường thành phía đông 1501 - Tân Dậu - Lương Thế Vinh viết “Hí Trường... 1400 - Canh Thìn Tháng hai - Truất Trần Thiếu Đế, Hồ Quý Ly lên ngôi vua, đổi quốc hiệu là Đại Ngu Tháng tám - Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh, được bổ nhiệm làm quan trong ngự sử đài Thành nhà Hồ - ảnh: internet 1401 - Tân Tị - Ban hành chính sách hạn nô, quy định số nô tì cho từng loại quan - Quy định quan chế và hình luật - Lập sổ hộ: từ 2 tuổi trở lên đều phải ghi vào sổ 1404 - Giáp Thân - Hồ . Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội (từ năm 1400 đến năm 1527) Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội (từ năm 1400 đến năm 1527) Từ. đài. Thành nhà Hồ - ảnh: internet 1401 - Tân Tị - Ban hành chính sách hạn nô, quy định số nô tì cho từng loại quan. - Quy định quan chế và hình luật. - Lập

Ngày đăng: 18/09/2013, 03:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w