1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Câu 5

5 121 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trả lời Thắng lợi Đồng Khởi Hòa Thịnh là sự kiện mở đầu cho cao trào Đồng khởi ở Phú Yên. Tối ngày 24/12/1960, đội vũ trang tuyên truyền miền Trung đột nhập về trụ sở xã Hòa Đồng bắt tên đại diện xã Hòa Đồng mở mit-tinh cho hắn thú tội trước nhân dân, rải truyền đơn, hô khẩu hiệu, đốt toàn bộ tài liệu của địch , phát động nhân dân nổi dậy. Cũng trong đêm ngày 24/12/1960 các xã Hòa Tân , Hòa Mỹ, Hòa Phong phát động quần chúng nổi dậy truy lùng ác ôn, tổ chức mit-tinh. Đêm 26/12/1960 quân và dân xã Hòa Hiệp nổi dậy.Ngày 30/12/1960, quần chúng các xã Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân nổi dậy đôt trụ sở xã. Ngày 01/01/1961, tại xã An Lĩnh – Tuy An nổi dậy diệt ác ôn, đốt trụ sở ngụy. Nhân dân dồn dập nổi dậy phá tan hệ thống chính quyền địch ở thôn, xã, thành lập ban tự quản thôn, xã, tổ chức lực lượng du kích và các đoàn thể quần chúng. Đồng Khởi không những tạo khí thế mới, tinh thần mới cho quần chúng mà còn tạo lực lượng mới, kinh nghiệm mới cho cách mạng. Các tổ chức Đảng và các đoàn thể quần chúng chỉ trong một thời gian ngắn được phục hồi và phát triển gấp 10 lần. Việc tuyên truyền kêu gọi thanh niên thoát ly gia nhập bộ đội giải phóng các xã: Hòa Đồng, Hòa Tân, Hòa Xuân, Hòa Vinh đêm nào cũng từng tốp thoát ly ra căn cứ để gia nhập cách mạng. Lương thực, thực phẩm được bổ sung liên tục. Phong trào thanh niên sau Đồng Khởi thoát ly tham gia lực lượng vũ trang sôi nổi. Toàn huyện có hơn một nghìn thanh niên tham gi avào lực lượng vũ trang. Với lực lượng này, huyện đã cung cấp cho tỉnh Phú Yên, Đắc Lắc và Khánh Hòa, còn lại huyện thành lập lực lượng vũ trang Huyện và đội công tác các xã. Phong trào “Đồng khởi” đã có tiếng vang và lan rộng ra các huyện xung quanh, phát triển ra toàn tỉnh Phú Yên, mở rộng vùng giải phóng. Bọ tề - ngụy gian ác ngoan cố bám theo chân bọn ngụy quân, ngụy quyền quận, tỉnh để vào thị xã ngủ. Số cầu an, lưng chừng tìm cách thanh minh với quần chúng. Số có quan hệ tốt với cách mạng đã tìm cách bí mật đầu thú, xin đi ra núi học tập, cải tạo hứa không làm tay sai cho Mỹ - ngụy. Lực lượng cách mạng được phát triển đều khắp, một số Đảng viên trước cầu an, nằm im nay cũng bắt đầu tìm cách liên lạc với cacnhs mạngđể hoạt động. Tổ chức bộ máy của huyện ủy và các đội công tác được tăng cường đầy đủ và lương thực , thực phẩm bổ sung có dự trử, viùng căn cứ được mở rộng và ổn định. Một số cơ sở sản xuất tự túc được bổ sung và phát triển để làm hậu cứ lâu dài cho huyện, tỉnh. Đến cuối tháng 3/1961, vùng giải phóng đã mở rộng từ Phước Tân xuống Tân Lương, Tổng Binh, nối liền hành lang xuống Tuy Hòa I. Sau thắng lợi Đồng Khởi Hòa Thịnh, để mở rộng phong trào giải phóng đồng bằng, đầu tháng 4/1961, Hội nghị Tỉnh ủy Phú Yên (tại Suối Bạc xã Phước Tân chủ trương đưa các cơ quan của Tỉnh và lực lượng vũ trang thực hiện kế hoạch “ xuống núi”, bám dân tại các vùng giáp ranh, đồng bằng phát động phong trào, mở rộng vùng giải phóng, củng cố các đoàn thể quần chúng, xây dựng các ban, nghành chuyên môn , thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng lâm thời của tỉnh. Từ đầu tháng 5/1961 đến cuối năm 1961 quân và dan tỉnh Phú Yên liên tục tấn công và nổi dậy ở các xã Hòa Mỹ, Hòa Đồng( uy Hòa), giải phóng các thôn: Mỹ Thuận , Ngọc Sơn, Quảng Tường, Quảng Phú, Lạc Chỉ (Hòa Mỹ); Phước Giang , Nam Bình, Mỹ Khê(Hòa Xuân); Phú Lạc, Đa Ngư (Hòa Hiệp) ; toàn bộ xã Sơn Thành và xã Hòn Nhọn. Ở Tuy Hòa 2 ta giải phóng các thôn Cẩm Tú, Thọ Bình (Hòa Kiến); Đông Hòa , Đông Mỹ, Thạnh Lâm (Hòa Quang), Nước Nhĩ (Hòa Định). Ở Đồng Xuân ta tấn công, giải phóng xã Phú Mỡ, đột nhập làm chủ nhiều thôn ở xã Xuân Quang, xã Xuân Phước. Ở Sông Cầu, đêm 09/06/1961, ta đột nhập xuống Bình Nông, diệt ác ôn ở Long Bình, Phước Lý … giải phóng các thôn Lãnh Tú, Đa Lộc (Xuân Lãnh ), Háo Danh, Háo Nghĩa, Mỹ Lương ( xã Xuân Thọ), Thạch Khê ( Xuân Lộc). Tại Sơn Hòa, vùng căn cứ, vùng giải phóng cũng được mở rộng. Ta đánh địch ở Trại Cháy (Sơn Xuân), giành quyền làm chủ ở Suối Cau, Thạnh Hội, Đồng Cam… Ở Tuy An, kết hợp giưa lực lượng tiến công và nổi dậy ta đã giải phóng xã An Xuân, An Lĩnh, An Thọ. Như vậy, kể từ điểm mở đầu là Đồng Khởi Hòa Thịnh đến cuối năm 1961 quân và dân Phú Yên đã tiến hành cuộc Đồng Khởi trong toàn tỉnh, nhiều vùng dân cư quan trọng ở nông thôn đồng bằng Phú Yên đã thuộc vùng giải phóng. Đây là những chiến công to lớn của quân và dân Phú Yên trong việc đẩy mạnh phong trào giải phóng nông thôn đồng bằng, góp phần xây dựng vùng căn cứ địa liên hoàn của tỉnh từ Sông Hinh đến Sơn Hòa, miền Tây Đồng Xuân nối liền với các xã phía Tây huyện Tuy An, Sông Cầu, Tuy Hòa 1, Tuy Hòa 2. Thắng lợi của Đồng Khởi Hòa Thịnh không chỉ mở ra phong trào Đồng Khởi ở Phú Yên mà còn lan rộng ra khắp các vùng đồng bằng, các tỉnh vùng Nam Trung Bộ. Ở Quảng Nam nhân dân các huyện Tam kỳ, Hội An , Duy Xuyên, Đại Lộc, Tuyên Phước nổi dậy giành quyền làm chủ. Ở Quảng Ngãi, đội vũ trang tuyên truyền đã hỗ trợ nhân dân các xã Tây Bình Sơn, Tây Nghĩa Hành nổi dậy phá kìm. Lực lượng vũ trang Bình Định cùng quần chúng nổi dậy tập kích trụ sở xã Hoài Tân, bắt một trung đội dân vệ, tổ chức nhân dân các xã ở phía đông Quốc Lộ 1 mit – tinh, vận động thanh niên thoát ly tham gia hoạt động cách mạng. Ở cực Nam, lực lượng vũ trang liên tỉnh 3 đột nhập thị trấn Ba Ngòi (Khánh Hòa) phát động quần chúng nhân dân nổi dậy. Lực lượng vũ trang Bình Thuận diệt đồn Cỏ Mồm, tập kích đồn Bầu Trắng, phá khu đồn Hàm Trí, hổ trợ nhân dân huyện Hàm Tân, Hàm Thuận và khu Lê Hồng Phong nổi dậy phá kìm. Lực lượng vũ trang Ninh Thuận phối hợp cơ sở nội tuyến tập kích đồn Mỹ Trung , vũ trang tuyên truyền vào Phương Cựu, Mỹ Hòa hổ trợ nhân dân các thôn ven biển Thái An, Vĩnh Huy, Mỹ Hòa nổi dậy. Tính đến cuối năm 1961 trong tổng số 3829 thôn ở đồng bằng từ Quảng Trị đến Bình Thuận, có 905 thôn được giải phóng (từ 2 ngày trở lên) khôi phục được cơ sở, xây dựng lại 102 chi bộ có 706 đảng viên, 600 đoàn viên thanh niên nhân dân cách mạng, 5100 quần chúng cốt cán, 300 tự vệ mật. Thắng lợi của phong trào Đồng Khởi ở đồng bằng Nam Trung bộ mở đầu bằng cuộc Đồng Khởi Hòa Thịnh, đánh dấu bước nhay vọt đầu tiên, chuyển cách mạng miền Nam nói chung, Liên Khu V nói riêng sang thế tiến công. Trên cơ sở Nghị quyết 15 của Ban chấp hành trung ương Đảng, các Đảng bộ ở miền Nam đã lãnh đạo đồng bào chiến sĩ tiến hành cuộc Đồng Khởi một cách độc đáo, khôn khéo, phù hợp với năng lực cách mạng của nhân dân miền Nam, phù hợp với thời cơ lịch sử, gây bất ngờ lớn và bị động cho địch. Đồng Khởi Hòa Thịnh, không chỉ là ngòi nổ, điểm đột phá mở đầu cho phong trào Đồng Khởi ở các địa phương Phú Yên mà còn thắng lợi mở đầu cho phong trào Đồng Khởi ở đồng bằng Khu V. Nếu như Định Thủy(Mỏ Cày, Bến Tre) là cái nôi, điển hình của phong trào Đồng Khởi toàn miền Nam thì Hòa Thịnh là cái nôi điển hình cho phong trào Đồng Khởi ở đồng bằng Khu V. Hai địa phương ở hai vùng xa nhau, hai thời điểm cách nhau, nhưng cùng một phương thức Đồng Khởi và đã giành được thắng lợi vang dội ngoài sức tưởng tượng. Đồng khởi ở Hòa Thịnh và Bến Tre đều chỉ có số vũ khí đếm trên đầu ngón tay (cả của huyện và tỉnh tăng cường), nhưng đã biết sáng tạo ra nhiều vũ khí mới để đánh địch, đó là bẹ dừa, chuối cây làm súng giả, đạn pháo giấy và cả danh nghĩa lực lượng vũ trang nổi tiếng trước đây, ký vào các truyền đơn, lời kêu gọi để hù dọa địch. Năm 1962 – 1963, Khu ủy Khu V đã đánh giá nhờ có phong trào Đồng Khởi giành chính quyền ở đồng bằng, nông thôn mà phong trào cách mạng trong khu đã thực sự phát triển, khắc phục được nhược điểm của cách mạng miền Nam: “Nam Bộ mạnh, Khu V yếu; chính trị mạnh, vũ trang yếu;”.Riêng Khu V là: “ Miền núi mạnh, đồng bằng yếu”. Mở rộng đồng bằng, giữ vững miền núi là thắng lợi không riêng đối với Khu V mà đối với cả phong trào cách mạng miền Nam nói chung”. Chính vì vậy, Đồng khởi Hòa Thịnh đã vượt không gian và thời gian, không chỉ có ý nghĩa với địa phương mà đối với đồng bằng Khu V và toàn miền Nam “ giải quyết được lung túng lâu nay trong lãnh đạo đối với vấn đề mở rộng đồng bằng”. Với thắng lợi này, xã Hòa Thịnh được chọn đi báo cáo điển hình về phong trào Đồng Khởi huyện Tuy Hòa I được Khu ủy V tặng thưởng Huân chương giải phóng hạng hai vì có thành tích Đồng Khởi toàn huyện.Chính vì vậy, Đồng khởi Hòa Thịnh luôn luôn hắc sâu trong ký ức cán bộ, đảng viên và nhân dân Tuy Hòa, Phú Yên. Trong hồi ký lịch sử cách mạng của các đồng chí: Hà Phùng(Dư Huy), Công Minh, Huỳnh Lưu, Bùi Cương, Trần Quang Hiệu, các đồng chí đã giành nhiều trang nói về Đồng khởi Hòa Thịnh với niềm tin tưởng, phấn khởi vào thắng lợi. tháng 06/1961, đồng chí Võ Chí Công( Võ Toàn), Bí thư Khu ủy V, và đồng chí Lê Vụ, trên đường vào Nam Bộ thành lập Trung ương Cục, đã dừng chân tại H2 (Đắc Lắc) để truyền đạt kinh nghiệm Đồng khởi ở Bến Tre và huyện Tuy Hòa I cho Thường vụ tỉnh Phú Yên học tập. Trong bài “ Một số ý kiến về lãnh đạo cuộc chiến chống Mỹ”, đồng chí Võ Chí Công viết: “ Ta đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền, diệt ác, phá kìm, giành quyền làm chủ ở một số vùng đồng bằng (đặc biệt xã Hòa Thịnh ở Phú Yên đã kết hợp hoạt động diệt ác và phát động quần chúng nổi dậy phá kìm, giành quyền làm chủ), chính quyền địch ở đồng bằng rung chuyển mạnh, khí thế cách mạng của quần chúng đồng bằng bùng lên mạnh. Phong trào thành phố cũng bắt đầu lên…Thắng lợi có ý nghĩa chiến lược rất lớn vì Khu ta hầu như toàn bộ ở trong thế kìm kẹp của địch và qua một thời kỳ khủng bố trắng rất dã man đã bùng lên khởi nghĩa phá tan từng mảnh lớn chính quyền của địch” * Qua thắng lợi " Đồng khởi " Hoà Thịnh huyện uỷ Tuy Hoà đã kiểm điểm đánh giá : -"Đồng Khởi " Hoà Thịnh chứng minh rõ sự đoàn kết, thống nhất giữa ý Đảng lòng Dân, thể hiện lòng trung thành không gì lay chuyển nổi ủa Đảng bộ và nhân dân Hoà Thịnh với Cách Mạng -Thắng lợi "Đồng khởi Hòa Thịnh” đã chứng minh đường lối, phương châm đấu tranh của Đảng hoàn toàn đắng hợp lòng dân, đồng thời thể hiẹn sự vận dụng lãnh đạo của huyện uỷ Tuy Hoà là sáng tạo, sát đúng. Việc chọn Hoà Thịnh làm thí điểm " Đồng khởi " là thể hiện lòng tin của Đảng vơí nhân dân Hoà Thịnh biết dựa vào lực lượng của dân, phát động nhân dân đứng lên phá xiềng xích, gông cùm của địch để tự giải phóng cho mình. Qua " Đồng khởi " Hoà Thịnh kẻ địch từ tỉnh, huyện đến xã bộc lộ rõ rệt bọ mặt phi nghĩa, hèn nhát, yếu kém về chính trị và sa sút cực độ về tinh thần, điêù đó biểu hiện về nguy cơ sụp đổ khong thể tránh khỏi của chúng. * Qua " Đồng khởi " Hoà Thịnh tỉnh uỷ đánh giá : " Cuộc nổi dậy của nhân dân Hoà Thịnh là do hậu quả của chánh sách dã man, tàn bạo của Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai làm cho nhân dân Phú Yên nói chung và nhân dân Hoà Thịnh nói riêng thấy không thể sống dưới chế độ độc tài, phát xít, tàn bạo của Muỹ - Diệm được nữa. Khi Đảng cho phép và lãnh đạo nhân dân vùng lên tựa hồ lò thuốc súng đã bị nén chặt nay đã dược châm ngòi, ngọn lửa đã bùng cháy mãnh liệt " Qua " Đồng khởi " Hoà Thịnh khu ủy khu V đã đánh giá nhờ có phong trào đồng khởi giành chính quyền ở đồng bằng, nông thôn mà phong trào cách mạng trong khu đã thực sự phát triển, khắc phục được nhược điểm của cách mạng miền Nam: “Nam bộ mạnh, đồng bằng yếu”. Mở rộng đồng bằng, giữ vững miền núi là thắng lợi không riêng đối với khu V mà đối với cả phong trào cách mạng miền Nam nói chung”. Chính vì vậy, Đồng khởi Hòa Thịnh đã vượt qua không gian và thời gian, không chỉ có ý nghĩa với địa phương mà còn đối với đồng bằng khu V và tòan miền Nam * Thắng lợi " Đồng Khởi " Hoà Thịnh Khu uỷ V đánh giá "Cuộc Đồng Khởi Hoà Thịnh là điểm mở đầu cho phong trào Giải Phóng các tỉnh đồng bằng Liên Khu V " *Đề nghị tham khảo thêm Nguồn: 1. Đồng khởi Hòa Thịnh.- Phú Yên: Sở Khoa học Công nghệ tỉnh xb, 2007.- 180tr.; 24cm; Số Đăng ký cá biệt : 1015120001395; . Khoa học Công nghệ tỉnh xb, 2007.- 180tr.; 24cm; Số Đăng ký cá biệt : 10 151 200013 95; . 1961 trong tổng số 3829 thôn ở đồng bằng từ Quảng Trị đến Bình Thuận, có 9 05 thôn được giải phóng (từ 2 ngày trở lên) khôi phục được cơ sở, xây dựng lại

Ngày đăng: 18/09/2013, 02:10

Xem thêm: Câu 5

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w