Trong phong tràoxây dựng nông thôn mới, tính đến nay toàn huyện đã có 13/16 xã được cấp có thẩmquyền công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.Trong những năm tới, thực hiện chủ trương của tỉnh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kếtquả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương
Tác giả luận văn
Trịnh Vũ Trung
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thày, cô trườngĐại học Thương mại, các thày, cô Khoa sau Đại học của trường Đại học Thươngmại đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốtquá trình học tập tại trường
Em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Bùi Hữu Đức, người thày đã rất tận tìnhhướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốtnghiệp này
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tôi luôn nhận được sự độngviên, chia sẻ của bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình Tôi xin chânthành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 8 năm 2017
Tác giả luận văn
Trịnh Vũ Trung
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Kết cấu của luận văn 6
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN 7
1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về lao động và việc làm nông thôn 7
1.1.1 Lao động - Việc làm 7
1.1.2 Lao động nông thôn 9
1.1.3 Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện 12
1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện 14
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc và nội dung các chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 14
1.2.2 Đánh giá chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện 30
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện 31
1.3 Bài học kinh nghiệm của một số địa phương về chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 37
1.3.1 Kinh nghiệm của huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam 37
1.3.2 Kinh nghiệm của huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa 38
1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho huyện Duy Tiên về chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 40
Trang 7CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM 41
2.1 Khái quát về Kinh tế - Xã hội và tình hình lao động, việc làm ở nông thôn của huyện Duy Tiên 41
2.1.1 Vài nét về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Duy Tiên 41
2.1.2 Tình hình lao đông, việc làm ở nông thôn của huyện Duy Tiên 45
2.2 Thực trạng chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Duy Tiên 48
2.2.1 Thực trạng ban hành và thực thi các chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của huyện Duy Tiên 48
2.2.2 Kết quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 63
2.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của huyện Duy Tiên 64
2.3.1 Các yếu tố chủ quan 64
2.3.2 Các yếu tố khách quan 64
2.4 Đánh giá chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của huyện Duy Tiên theo các tiêu chí 68
2.4.1 Đánh giá công tác thu hút đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp nhằm giải quyết việc làm trên địa bàn huyện 68
2.4.2 Đánh giá chính sách phát triển nông nghiệp, thu hút và tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn 69
2.4.3 Đánh giá công tác đào tạo nghề của huyện 70
2.4.4 Đánh giá việc thực hiện chính sách tín dụng giải quyết việc làm 71
2.4.5 Đánh giá công tác xuất khẩu lao động 71
2.4.6 Đánh giá công tác phối hợp giữa chính quyền, đoàn thể ở địa phương trong công tác giải quyết việc làm 72
2.5 Đánh giá chung 73
2.5.1 Thành công 73
2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân 75
Trang 8CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DUY TIÊN 78 3.1 Phương hướng phát triển Kinh tế - Xã hội và giải quyết việc làm của huyện Duy Tiên đến năm 2020 78
3.1.1 Phương hướng phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện Duy Tiên đến năm 2020 78 3.1.2 Phương hướng tạo việc làm của huyện đến năm 2020 và các năm tiếp theo 79
3.2 Dự báo nhu cầu việc làm và quan điểm hoàn thiện chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Duy Tiên 83
3.2.1 Dự báo nhu cầu việc làm ảnh hưởng đến chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Duy Tiên 83 3.2.2 Quan điểm hoàn thiện chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Duy Tiên 83 3.2.3 Mục tiêu hoàn thiện chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Duy Tiên 84
3.3 Các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Duy Tiên 86
3.3.1 Một số giải pháp hoàn thiện chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Duy Tiên 86 3.3.2 Một số kiến nghị để hoàn thiện chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Duy Tiên 96
KẾT LUẬN 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Hình 2.2: Cơ cấu lao động các ngành nghề trên địa bàn huyện Duy Tiên 46Hình 2.3: Tỷ trọng lao động nông thôn trên địa bàn huyện Duy Tiên 48Hình 2.4: Tỷ trọng lao động có việc làm ổn định sau đào tạo nghề 52
Hình 2.6: Làng nghề truyền thống mây giang đan Ngọc Động 54Hình 2.7 Tỷ trọng người lao động xuất khẩu lao động 59
BẢNG
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Duy Tiên 44Bảng 2.2: Cơ cấu lao động các ngành nghề trên địa bàn huyện Duy Tiên 46Bảng 2.3: Tỷ trọng lao động nông thôn trên địa bàn huyện Duy Tiên 47Bảng 2.4: Kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2014 - 2016 50
Bảng 2.6: Tỷ lệ lao động có việc làm ổn định sau đào tạo nghề 52Bảng 2.7: Thống kê các cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại 57Bảng 2.8: Tỷ trọng người lao động xuất khâu lao động 59Bảng 2.9: Số doanh nghiệp và lao động tại các khu, cụm công nghiệp trên
Trang 10DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
ANQP An ninh quốc phòng
HĐND Hội đồng nhân dân
UBND Ủy ban nhân dân
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lao động là một vấn đề luôn được quan tâm ở hầu hết các quốc gia trên thếgiới, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất Lao động
là một trong bốn yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế và là yếu tố quyết địnhnhất, bởi vì tất cả mọi của cải vật chất và tinh thần của xã hội đều do con người tạo
ra, trong đó lao động đóng vai trò trực tiếp
Nước ta sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, chuyển từ cơ chế kếhoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý củaNhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
mở rộng hội nhập quốc tế và đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnhvực Tuy nhiên trong điều kiện nước ta từ một nền sản xuất nhỏ quá độ lên chủnghĩa xã hội với nền kinh tế chưa ổn định, lực lượng sản xuất chưa phát triển, kếtcấu hạ tầng còn thấp, công nghệ sản xuất khá lạc hậu, tỷ lệ phát triển dân số ở mứccao, số người đến tuổi lao động ngày càng tăng, nguồn lao động dồi dào nhưng chấtlượng lại chưa cao Ở nước ta, nông nghiệp vẫn là thế mạnh nhưng sản xuất ở ngànhnày còn mang tính thời vụ, lao động ở nông thôn còn nhiều thời gian rảnh rỗi mặtkhác quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở nhiều địa phương ngày càng phát triểnlàm diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, trong khi lực lượng laođộng tại chỗ tuy đông nhưng khó chuyển đổi nghề nghiệp hoặc tìm kiếm được việclàm mới do độ tuổi, trình độ, kỹ năng, kỷ luật lao động chưa đáp ứng được nhu cầucủa doanh nghiệp sản xuất trong giai đoạn đẩy mạnh cơ giới hóa, hiện đại hóa Cáchạn chế nêu trên đã gây khó khăn không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, gây sức ép vềvấn đề giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân nhất là ở khu vựcnông thôn
Duy Tiên là một huyện của tỉnh Hà Nam có diện tích tự nhiên 12.091,82 ha; dân
số 118.650 người, tiếp giáp với 3 thành phố là Hà Nội, Hưng Yên và Phủ Lý vớinhiều tuyến đường giao thông lớn đi qua như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 38, đường cao
Trang 12tốc Pháp Vân - Ninh Bình, tuyến đường sắt Bắc - Nam, trên địa bàn hiện có 03 khucông nghiệp của tỉnh với 173 doanh nghiệp, trong đó có 108 doanh nghiệp FDI, 65doanh nghiệp trong nước đang hoạt động; có 02 cụm Công nghiệp - Tiểu thủ côngnghiệp của huyện với 29 doanh nghiệp đang hoạt động; trong nông nghiệp, chănnuôi, mặc dù những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp tiếp tục giảm để thựchiện các dự án công nghiệp, giao thông, đô thị… nhưng vẫn là lĩnh vực sảnxuất vật chất quan trọng của huyện, thu hút nhiều lao động nông thôn: Trồng trọtđang được tập trung quy hoạch vùng sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa tậptrung quy mô lớn, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sảnxuất, tăng sản lượng và giá trị trên mỗi ha canh tác và trong các năm qua, năng suấtlúa bình quân đạt tới 123,2 tạ/ha/năm, giữ vững là đơn vị có năng suất lúa cao nhấttỉnh Chăn nuôi, thủy sản tiếp tục phát triển, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản799ha, sản lượng ước đạt 4490,4 tấn, chú trọng phát triển một số mô hình có giá trịkinh tế cao; toàn huyện đã thực hiện 515 mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinhhọc, 109 mô hình trồng nấm, phát triển đàn bò sữa trên 1.500 con Trong phong tràoxây dựng nông thôn mới, tính đến nay toàn huyện đã có 13/16 xã được cấp có thẩmquyền công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Trong những năm tới, thực hiện chủ trương của tỉnh về đẩy mạnh chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, tập trung phát triểnkinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, huyện Duy Tiên đã đặtmục tiêu phấn đấu đến hết năm 2017 trở thành huyện nông thôn mới, năm 2018được công nhận là đô thị loại IV để đến năm 2020 trở thành thị xã Duy Tiên thì vấn
đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề lao động, việc làm, thu nhập sẽ tiếp tục đượccác cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến xã quan tâm để xây dựng huyện DuyTiên sớm trở thành thị xã thuộc tỉnh với công nghiệp, dịch vụ phát triển, cơ sở hạtầng thiết yếu ở nông thôn để phục vụ sản xuất và dân sinh được hoàn thiện, đờisống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh, chính trị,trật tự, an toàn được giữ vững và để thực hiện được mục tiêu đó thì bên cạnh việctriển khai, thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hộicũng cần quan tâm thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập
Trang 13cho người lao động trên địa bàn huyện nói chung, cho lao động ở khu vực nôngthôn nói riêng.
Xuất phát từ thực tiễn đó, em đã chọn đề tài: “Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ” để nghiên
cứu nhằm đưa ra các giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương
và tình hình lao động - việc làm trong nước
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chính sách việc làm và tạo việc làm cho người lao động là vô cùng cấp thiếttrong từng thời kỳ lịch sử khác nhau và trong bất kỳ xã hội, quốc gia nào Chính vìvậy, cho đến nay đã có rất nhiều nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài nướcnghiên cứu về vấn đề này Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ tậptrung giới thiệu một số công trình tiêu biểu như sau:
- Bài viết “Chính sách việc làm ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng hoànthiện” của tác giả Trần Việt Tiến đăng trên Tạp chí Kinh tế và phát triển Số 181Tháng 7/2012 Bài viết này góp phần làm rõ thực trạng chính sách việc làm ở nước
ta hiện nay, từ đó đưa ra định hướng hoàn thiện chính sách việc làm tới năm 2020
- Bài viết “Chính sách việc làm: Thực trạng và giải pháp” của tác giả NguyễnThúy Hà đăng trên cổng thông tin điện tử của viện nghiên cứu luật pháp(vnclp.gov.vn) Trong bài viết này tác giả đã phân rõ việc làm và chính sách việc làmcủa nước ta Hệ thống hóa khái niệm, vai trò của việc làm; Phân tích thực trạng việclàm của nước ta và đưa ra các phương hướng giải quyết vấn đề việc làm như: hoànthiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý phù hợp, đảm bảo sự bình đẳnggiữa người lao động và người sử dụng lao động; phê chuẩn và thực hiện các Công ướccủa Tổ chức lao động quốc tế liên quan tới thị trường lao động nước ta; mở rộng vàphát triển thị trường lao động ngoài nước, mở rộng và nâng cấp hệ thống dạy nghề.Đồng thời tác giả đã hệ thống chính sách việc làm, đánh giá chính sách việc làm và đưa
ra các giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm Tuy nhiên, tác giả chủ yếu đưa ra các
số liệu thống kê năm 2011, ít có sự so sánh giữa các năm, và chưa đưa ra được cácnhân tố ảnh hưởng tới việc làm và chính sách việc làm ở nước ta
Trang 14- Cuốn sách “Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đôthị hóa” của PGS TS Nguyễn Thị Thơm, ThS Phí Thị Hằng (đồng chủ biên),NXB Chính Trị quốc gia năm 2009 Sách đề cập đến một số vấn đề lý luận, và kinhnghiệm thực tiễn về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trongquá trình đô thị hóa; Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nôngnghiệp trong quá trình đô thị hóa; Phương hướng và giải pháp giải quyết việc làmcho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa
- “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Hòa Vangthành phố Đà Nẵng” (2012), luận văn Thạc sĩ kinh tế của Hoàng Tú Anh, trườngĐại học Đà Nẵng Trong luận văn tác giả đã hệ thống hóa các khái niệm về việclàm, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đồng thời đưa ra các tiêu chí nhằmđánh giá vấn đề giải quyết việc làm có hiệu quả và đề xuất một số giải pháp chủ yếucho vấn đề này
- Nguyễn Thị Lan Phương, 2013 Giải quyết việc làm cho lao động nông thônhuyện Thường Tín, thành phố Hà Nội Luận văn Thạc sĩ kinh tế Trường Đại họcKinh tế quốc dân Trong luận văn tác giả đã hệ thống hóa các khái niệm về việclàm, lao động nông thôn, nêu đặc điểm của lao động nông thôn, các nhân tố ảnhhưởng tới giải quyết việc làm của lao động nông thôn, đánh giá thực trạng lao độngnông thôn và các chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn của huyện để từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trênđịa bàn huyện Thường Tín trong quá trình đẩy mạnh đô thị hóa
Các công trình trên đã quan tâm đến vấn đề việc làm cho lao động nói chung
và lao động nông thôn nói riêng; đã đưa ra cách tiếp cận về chính sách việc làm, hệthống hoá những khái niệm lao động, việc làm, lao động nông thôn, thu nhập; đánhgiá thực trạng vấn đề việc làm ở Việt Nam nói chung; đề xuất quan điểm và phươnghướng giải quyết vấn đề việc làm và khuyến nghị, định hướng một số chính sách cụthể về việc làm trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiêncứu về các chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn cấphuyện trực thuộc tỉnh
Trang 153 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện chính sách giải quyết việc làmcho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chính sách giải quyết việc làm cho laođộng nông thôn trên địa bàn huyện
- Phân tích và đánh giá thực trạng chính sách giải quyết việc làm cho lao độngnông thôn trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện chính sách giải quyết việc làmcho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những chính sách giải quyết việc làm cholao động nông thôn
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng chính sách giải quyết việc làm cho laođộng nông thôn trên địa bàn huyện giai đoạn 2014-2016, các giải pháp được đềxuất đến năm 2020 và các năm tiếp theo
- Về không gian: Địa bàn khảo sát được giới hạn ở huyện Duy Tiên,tỉnh Hà Nam
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu về thực trạngchính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn để từ đó đề xuất một số giảipháp nhằm tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh
Hà Nam đến năm 2020 và các năm tiếp theo
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử Kết hợp sử dụng các phương pháp tiếp cận hệ thống,phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, phương pháp chuyên gia và tổng hợp,
Trang 16dựa trên những tài liệu thực tiễn của các ngành có liên quan đến phạm vi nghiên cứu
để làm rõ vấn đề mà đề tài đề cập Việc thu thập dữ liệu được thực hiện qua 2phương phương pháp:
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập số liệu báo cáo của phòngLao động - Thương binh và xã hội, Chi cục Thống kê huyện, Trung tâm dạy nghềhuyện ; thu thập dữ liệu từ các giáo trình, báo cáo…
- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Thiết lập các bảng biểu phản ánhmột cách khoa học các số liệu đã thu thập được để thuận tiện cho việc phân tích,đánh giá, so sánh
- Phương tiện sử dụng: Máy tính, phần mềm excel để tính toán, so sánh, thểhiện số liệu
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chínhcủa luận văn được trình bày gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn trên địa bàn huyện
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng chính sách giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện chính sách giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
Trang 17CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về lao động và việc làm nông thôn
1.1.1 Lao động - Việc làm
Lao động là một hành động diễn ra giữa con người với giới tự nhiên, trong laođộng con người đã vận dụng trí lực và thể lực cùng với công cụ tác động vào giới tựnhiên tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, đời sống con người;lao động là một yếu tố tất yếu không thể thiếu được của con người, nó là hoạt độngrất cần thiết và gắn chặt với lợi ích của con người Con người không thể sống khikhông có lao động, qua đó mỗi con người trong nền sản xuất xã hội đều chiếmnhững vị trí nhất định và từ đây, con người bắt đầu ý thức được việc làm
Việc làm trước hết là biểu hiện của hoạt động lao động sản xuất ở mỗi ngườilao động Nếu lao động là hoạt động của xã hội nói chung, phản ánh bản chất củacon người nói chung thì việc làm là hoạt động lao động cụ thể của mỗi người laođộng tham gia vào quá trình lao động xã hội chung đó
Ngoài vấn đề cá nhân, việc làm còn là vấn đề của cộng đồng của xã hội Sở dĩ
có sự phát sinh này là do con người không sống đơn lẻ và hoạt động lao động củamỗi cá nhân cũng không đơn lẻ mà nằm trong tổng thể các hoạt động sản xuất của
xã hội Hơn nữa, việc làm và thu nhập không phải là vấn đề mà lúc nào mỗi cá nhânngười lao động cũng quyết định được Sự phát triển quá nhanh của dân số, mức độtập trung tư liệu sản xuất ngày càng cao vào tay một số cá nhân dẫn đến tình trạng
xã hội ngày càng có nhiều người không có khả năng tự tạo việc làm Trong điềukiện đó, mỗi cá nhân phải huy động mọi khả năng của bản thân để tự tìm việc làmcho mình, phải cạnh tranh để tìm việc làm
Theo điều 9 Bộ Luật lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được
Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012, thì Việc làm được định nghĩa như sau: " Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm"
Trang 18Như vậy, dưới góc độ pháp lý, việc làm được cấu thành bởi 3 yếu tố:
- Là hoạt động lao động: Thể hiện sự tác động của sức lao động vào tư liệusản xuất để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ Yếu tố lao động trong việc làm phải cótính hệ thống, tính thường xuyên và tính nghề nghiệp Vì vậy người có việc làmthông thường phải là những người thể hiện các hoạt động lao động trong phạm vinghề nhất định và trong thời gian tương đối ổn định
- Tạo ra thu nhập: Là khoản thu nhập trực tiếp và khả năng tạo ra thu nhập
- Hoạt động này phải hợp pháp: Hoạt động lao động tạo ra thu nhập nhưngtrái pháp luật, không được pháp luật thừa nhận thì không được coi là việc làm Tùytheo điều kiện kinh tế - xã hội, tập quán, quan niệm về đạo đức của từng nước màpháp luật có sự quy định khác nhau trong việc xác định tính hợp pháp của các hoạtđộng lao động được coi là việc làm Đây là dấu hiệu thể hiện đặc trưng tính pháp lýcủa việc làm
Từ khái niệm việc làm và các phân tích nêu trên có thể thấy việc làm chongười lao động luôn là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với từngngười lao động và toàn xã hội và tạo việc làm cho người lao động vừa có ý nghĩakinh tế, vừa có ý nghĩa xã hội, vừa có tính pháp lý:
- Về mặt kinh tế, việc làm luôn gắn liền với vấn đề sản xuất Hiệu quả của việcgiải quyết tốt vấn đề việc làm cũng chính là hiệu quả của sản xuất Kinh tế pháttriển sẽ tạo điều kiện để giải quyết tốt vấn đề việc làm và ngược lại, nếu không giảiquyết tốt vấn đề việc làm và thất nghiệp gia tăng thì đó sẽ là những yếu tố kìm hãm
sự tăng trưởng của kinh tế
- Về mặt xã hội, bảo đảm việc làm là chính sách xã hội có hiệu quả to lớntrong vấn đề phòng, chống, hạn chế các tiêu cực xã hội, giữ vững được kỷ cương xãhội Thất nghiệp và việc làm không đầy đủ, thu nhập thấp là tiền đề của sự đóinghèo, thậm chí là điểm xuất phát của tệ nạn xã hội cũng như những bất ổn chínhtrị Các tệ nạn của xã hội như tội phạm, ma túy, mại dâm… có nguyên nhân cốt lõi
là do thất nghiệp hoặc thiếu việc làm
Trang 19- Về mặt pháp lý, việc làm là phạm trù thuộc quyền cơ bản của con người,đóng vai trò là cơ sở hình thành, duy trì và là nội dung của quan hệ lao động Khiviệc làm không còn tồn tại, quan hệ lao động cũng theo đó mà triệt tiêu, không cònnội dung, không còn chủ thể.
Việc làm cho lao động xã hội là một vấn đề có tính toàn cầu, là một trongnhững mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới Việc làm là yếu tốquyết định đời sống mỗi người trong độ tuổi lao động Nạn thất nghiệp là một trongnhững nguyên nhân dẫn đến tiêu cực xã hội, gây bất bình đẳng xã hội, làm gia tăngcác tệ nạn xã hội và quan trọng hơn là nguyên nhân gây nên cuộc sống không ổnđịnh, đói nghèo của nhân dân Việc làm là cứu cánh của đời sống, là điều kiện sốngcủa con người trong xã hội
1.1.2 Lao động nông thôn
Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc tronglĩnh vực nông nghiệp Có nhiều loại việc làm diễn ra ở nông thôn, phản ánh tất cảcác lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn Nhưng việc làm của người laođộng ở nông thôn lại gắn với đặc điểm của lực lượng lao động ở đây, với điều kiện
tự nhiên nơi họ sinh sống
Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và tham giahoạt động trong hệ thống các ngành kinh tế ở nông thôn như trồng trọt, chănnuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụtrong nông thôn
Lực lượng lao động ở nông thôn là bộ phận của nguồn lao động ở nông thônbao gồm những người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật (nam từ
15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi) có khả năng lao động, đang có việc làm vànhững người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm; tuy nhiên do đặc điểm,tính chất, mùa vụ của công việc ở nông thôn mà lực lượng tham gia sản xuất nôngnghiệp không chỉ có những người trong độ tuổi lao động mà còn có những ngườitrên hoặc dưới độ tuổi lao động tham gia sản xuất với những công việc phù hợp vớimình Từ khái niệm nguồn lao động ở nông thôn mà ta thấy lao động ở nông thôn
Trang 20rất dồi dào, nhưng đây cũng chính là thách thức trong việc giải quyết việc làm ởnông thôn do trình độ tay nghề, kỹ năng làm việc còn hạn chế và chưa theo kịp với
xu thế lao động công nghiệp
Lao động nông thôn có vai trò hết sức quan trọng, được thể hiện qua các mặt sau:
- Nguồn lao động nông thôn là lực lượng tham gia vào quá trình phát triển cácngành trong nền kinh tế quốc dân
- Nguồn lao động nông thôn là lực lượng tham gia vào quá trình sản xuấtlương thực, thực phẩm
- Nguồn lao động nông thôn là lực lượng tham gia vào quá trình sản xuấtnguyên liệu cho công nghiệp chế biến Nông - Lâm - Thuỷ sản
- Lao động nông thôn là thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành khác.Tuy nhiên, do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có đặc điểm khác với đặcđiểm của các ngành khác Vì vậy, lao động nông thôn cũng có những đặc điểm khácvới lao động ở các ngành kinh tế khác, cụ thể ở các mặt sau:
Lực lượng lao động ở nông thôn nước ta hiện nay đang chiếm tỷ trọng lớntrong lực lượng lao động cả nước và tăng với quy mô lớn so với lực lượng lao động
ở thành thị Như vậy lực lượng lao động hiện nay ở nước ta phần lớn là ở nông thôn
và hàng năm khu vực này lại được tiếp nhận một lực lượng khá lớn lao động trẻ, cósức khỏe và trình độ văn hóa, rất thuận lợi trong việc tiếp thu ứng dụng khoa học kỹthuật vào sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn, lànguồn lực to lớn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nôngthôn Tuy nhiên lực lượng lao động ở nông thôn gia tăng sẽ tạo sức ép việc làm ởkhu vực nông thôn bởi vì lực lượng lao động tăng lên trong khi đất canh tác lại giảmdần do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, dẫn đến diện tích canh tác trên đầungười giảm, thời gian sử dụng ngày công trong nông nghiệp thấp nhưng nhiều laođộng cũng không thể chuyến sang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại,dịch vụ do tuổi đời cao, trình độ tay nghề, kỹ năng làm việc theo tác phong côngnghiệp còn hạn chế, từ đó gây ra hiện tượng thiếu việc làm ở nông thôn
Trang 21Lao động nông thôn sống và làm việc rải rác trên địa bàn rộng Đặc điểm nàylàm cho việc tổ chức hợp tác lao động và việc đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp thôngtin cho lao động nông thôn khá khó khăn Lao động nông thôn có trình độ văn hoá
và chuyên môn thấp hơn so với thành thị, chủ yếu học nghề thông qua việc hướngdẫn của thế hệ trước hoặc tự truyền cho nhau nên làm việc theo truyền thống và thóiquen là chính Điều đó làm cho lao động nông thôn có tính bảo thủ nhất định, tạo ra
sự khó khăn cho việc thay đổi phương thức sản xuất và thực hiện phân công laođộng, hạn chế sự phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn và mặc dù Chính phủ đã cónhiều chính sách, giải pháp đào tạo nghề nhưng tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đàotạo vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ thấp so với tổng số lao động ở nông thôn (theo Thôngcáo báo chí của Tổng cục thống kê về tình hình lao động việc làm quý II năm 2016thì số lao động nông thôn có việc làm đã qua đào tạo sơ cấp nghề trở lên chỉ chiếmkhoảng 13%)
Lao động nông thôn mang tính thời vụ rõ rệt, đặc biệt là các vùng nông thônthuần nông Do vậy, việc sử dụng lao động trong nông thôn kém hiệu quả sẽ gây ratình trạng thiếu việc làm Vì vậy, muốn giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho laođộng nông thôn thì phải bằng mọi biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa tính thời
vụ bằng cách phát triển đa dạng ngành nghề trong nông thôn, thâm canh tăng vụ,xây dựng cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý
Lao động nông thôn có khả năng tiếp cận và tham gia thị trường kém, thiếukhả năng nắm bắt và xử lý thông tin thị trường, khả năng hạch toán hạn chế Do khảnăng giao lưu kinh tế và văn hoá kém hơn khu vực thành thị nên tính trì trệ và bảothủ của sản xuất nhỏ càng nặng nề nên khá nhiều lao động ở nông thôn không muốnhọc nghề, tìm thêm việc làm mà họ thường chấp nhận như vậy và trông đợi vào sự
hỗ trợ của nhà nước
Như vậy, lực lượng lao động ở nông thôn nước ta chiếm phần lớn trong lựclượng lao động cả nước Đó là nguồn lực to lớn có vai trò quan trọng trong pháttriến kinh tế xã hội ở nông thôn nói riêng và trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước nói chung Tiềm năng của lực lượng lao động ở nông thôn là hết
Trang 22sức to lớn tuy nhiên tiềm năng đó chưa được khai thác và phát huy đầy đủ Lựclao động ở nông thôn đông nhưng chưa mạnh Chính vì vậy cần phát triển nhiềungành kinh tế để tạo việc làm và sử dụng nguồn lao động ở nông thôn một cáchđầy đủ, sát hợp với trình độ người lao động để khai thác phát huy nguồn nhânlực ở nông thôn đồng thời phải có chiến lược bồi dưỡng phát triển lực lượng laođộng cho khu vực này
1.1.3 Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện
1.1.3.1 Khái niệm
Giải quyết việc làm là tổng thể những biện pháp, chính sách kinh tế xã hội củanhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến mọi mặt của đờisống xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có khả năng lao động có việclàm [3, tr.14]
1.1.3.2 Vai trò của giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Để góp phần thực hiện tốt và có hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa nông nghiệp, nông thôn thì vấn đề tạo việc làm và giải quyết việc làm cho laođộng cả nước nói chung và lao động trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng có ýnghĩa hết sức quan trọng trong tình hình hiện nay đặc biệt là ở cấp huyện vì:
+ Làm giảm lao động dư thừa và thời gian nhàn rỗi tại các vùng nông thôn củahuyện Do sức ép rất lớn phải giải quyết việc làm ở nông thôn bởi đất chật ngườiđông, thu nhập từ nông nghiệp rất thấp, trong khi đó lao động ở nông thôn dư thừanhiều Khi mà quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, thu hồi đất nông nghiệp phục
vụ xây dựng các khu công nghiệp ở các huyện ngày càng tăng
+ Làm giảm áp lực di chuyển dân số từ huyện lên các thành phố lớn Áp lựcviệc làm và thu nhập đã tạo ra xu hướng di chuyển lao động tự phát từ nông thôn racác thành thị và đến vùng nông thôn khác Trong khi đó tại khu vực nông thôn, hầunhư chỉ còn lại người già và trẻ em không có khả năng lao động, gây nên sự kiệtquệ về kinh tế nông thôn, nền kinh tế của huyện không phát triển, phát sinh nhiềuvấn đề của xã hội Do vậy cần phải nhanh chóng đẩy mạnh vần đề giải quyết việclàm, nhất là việc làm tại chỗ cho lao động nông nghiệp, nông thôn ở cấp huyện
Trang 23+ Nâng cao mức sống của người dân, góp phần ổn định, phát triển kinh tế
-xã hội của cấp huyện Việc làm là nhu cầu của tất cả mọi người lao động nhằm đemlại thu nhập cho bản thân và gia đình họ một cách hợp lý, tạo một nguồn thu nhậpchính đáng để trang trải cho hoạt động đời sống của bản thân, thỏa mãn nhu cầu củagia đình và tiết kiệm hoặc đem tích lũy Không có việc làm hoặc việc làm bấp bênh,năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất kém, dẫn đến thu nhập không ổn định,khiến cho việc đầu tư tái sản xuất ở khu vực nông thôn gặp nhiều khó khăn Mặtkhác, vấn đề dư thừa lao động ở nông thôn gia tăng, nhiều làng nghề truyền thốngmai một, thanh niên ở các làng quê không có việc làm thường xuyên chơi bời, lêulổng, dẫn đến sa ngã vào tệ nạn xã hội hoặc vi phạm pháp luật Do đó, vấn đề giảiquyết việc làm cho lao động nông thôn vừa thể hiện vai trò của xã hội đối với ngườilao động ở khu vực nông thôn vừa hạn chế được những phát sinh tiêu cực cho xãhội do thiếu việc làm gây ra Điều này cũng góp phần ổn định, phát triển kinh tế - xãhội của cấp huyện với tư cách chính họ là một phần tử cốt yếu
+ Các chính sách phát triển đa dạng hóa nhiều ngành nghề phi nông nghiệp tạicác huyện góp phần phát triển kinh tế huyện: Cùng với sự hình thành và phát triểncủa cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các ngành nghề ở nông thôn cũngphát triển đã tạo nên sự phong phú, đa dạng về việc làm cho người lao động ở khuvực nông thôn Hiện nay đã có nhiều loại hình công việc ngoài nông nghiệp ra đời
và phát triển mạnh Bên cạnh sự phát triển của các làng nghề truyền thống như sảnxuất đồ gỗ, gốm sứ, thêu ren, đồ thủ công mỹ nghệ nhiều ngành nghề chếbiến nông, lâm, thủy sản mới xuất hiện, như: sấy thóc, sơ chế và chế biến cà phê,chế biến hạt điều, vải, chế biến rau quả, thủy sản, súc sản Hoạt động gia công cơkhí xuất hiện phục vụ sửa chữa đồ gia dụng, nông cụ, sửa chữa máy móc nôngnghiệp
+ Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống của các huyện: Làng nghềtruyền thống, địa bàn nghề thủ công là loại hình sản xuất có mặt ở mọi địa phương(bao gồm làng nghề thủ công truyền thống và địa bàn nghề thủ công), gắn bó và cóvai trò rất quan trọng đối với nhu cầu đời sống sinh hoạt, lao động và truyền thống
Trang 24văn hóa của người dân Trong quá trình tồn tại và phát triển, làng nghề truyềnthống, nghề thủ công đã góp phần vào sự phát triển của kinh tế - xã hội, giải quyếtviệc làm cho nhiều lao động, sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị cho xã hội, gópphần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và tăng trưởng kinh tế nông thôn
+ Làm giảm bớt sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các huyện, các vùngtrong cả nước, đồng thời hạn chế và chấm dứt tình trạng du canh du cư, di dân tự do.+ Giải quyết việc làm tốt cho lao động nông thôn ở các huyện tạo ra tinh thầntích cực làm việc cho người lao động, đồng thời tạo ra thu nhập ổn định cho họ, làmcho họ không nghĩ đến việc di chuyển lên các đô thị hoặc các vùng khác
+ Nâng cao dân trí, đảm bảo công bằng xã hội: Thông qua các chính sách đàotạo nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn tạo ra một khả năng tiếp thu nhữngthành tựu và ứng dụng của khoa học kỹ thuật, nâng cao nhận thức người lao động,việc giải quyết nhiều việc làm sẽ tạo ra thu nhập, thu nhập ổn định cho người laođộng góp phần giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập giữa lao động nông thôn và laođộng thành thị
1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc và nội dung các chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
1.2.1.1 Một số khái niệm về chính sách giải quyết việc làm
a.“ Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó
của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm
để thực hiện các mục tiêu đó Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diệntrên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội - môi trường.”
Chính sách là sự thể hiện cụ thể của đường lối chính trị chung Dựa vào đườnglối chính trị chung, cương lĩnh chính trị của đảng cầm quyền mà người ta định rachính sách
Chính sách là cơ sở nền tảng để chế định nên pháp luật Hay nói cách khác,pháp luật là kết quả của sự thể chế hóa chính sách Có thể có chính sách chưa được
Trang 25luật pháp hóa (thể chế hóa), hoặc cũng có thể không bao giờ được luật pháp hóa vì
nó không được lựa chọn để luật pháp hóa khi không còn phù hợp với tư tưởng mớihay sự thay đổi của thực tiễn Nhưng sẽ không có pháp luật phi chính sách hay phápluật ngoài chính sách Theo nghĩa đó, chính sách chính là linh hồn, là nội dung củapháp luật, còn pháp luật là hình thức, là phương tiện thể hiện của chính sách khi nóđược thừa nhận, được “nhào nặn” bởi “bàn tay công quyền”, tức là được ban hànhbởi nhà nước theo một trình tự luật định
b “ Chính sách giải quyết việc làm là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các
mục tiêu, các giải pháp và công cụ nhằm sử dụng lực lượng lao động và tạoviệc làm cho lực lượng lao động đó Nói cách khác, chính sách việc làm là sựthể chế hóa pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực lao động và việc làm, là hệthống các quan điểm, phương hướng mục tiêu và giải pháp giải quyết việc làmcho người lao động.”
Giải quyết việc làm là quá trình tạo ra điều kiện và môi trường bảo đảm chomọi người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang có nhu cầu tìm việclàm với mức tiền công thịnh hành trên thị trường đều có cơ hội làm việc
Việc làm và giải quyết việc làm là một trong những vấn đề quan trọng đối vớimỗi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượnglao động lớn như Việt Nam Giải quyết việc làm cho người lao động trong sự pháttriển của thị trường lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn laođộng, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thờitận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực và thế giới
Chính sách giải quyết việc làm phù hợp với từng giai đoạn và trình độ pháttriển kinh tế của đất nước, đảm bảo mối quan hệ giữa các mục tiêu việc làm với cácmục tiêu kinh tế của đất nước khác
Đối với nước ta, quyền lao động và đảm bảo việc làm của người lao động đãđược khẳng định trong Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đãđược cụ thể hoá trong Bộ luật Lao động đầu tiên Việc làm, giải quyết việc làm chongười lao động là một trong những ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển
Trang 26kinh tế - xã hội của nước ta Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó, cần hoàn thiệnchính sách, pháp luật về việc làm
c “Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một hệ thống các
chính sách, giải pháp của Nhà nước có tác động trực tiếp đến việc mở rộng cơ hội
để lực lượng lao động ở nông thôn tiếp cận được việc làm, giúp cho các đối tượngđặc biệt ở nông thôn có cơ hội và điều kiện làm việc, góp phần giảm tỷ lệ thấtnghiệp, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, đảm bảo an toàn, ổn định
và phát triển xã hội.”
Việc làm của người lao động ở nông thôn gắn liền với môi trường, điều kiệnsinh sống và làm việc của người lao động Và chính môi trường điều kiện đó đãảnh hưởng đến việc làm của họ, thậm chí quyết định việc làm của họ Người laođộng ở nông thôn thường làm việc trong những ngành nông, lâm, thủy sản -những loại việc làm có thể khai thác tài nguyên tự nhiên chính nơi họ sinh sống
Ví dụ người sống ở rừng núi hay làm nghề rừng, người sống ở vùng duyên hải haylàm nghề biển Việc làm của họ phần nhiều phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên vàsức lao động của chính mình Trong điều kiện nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu việclàm của người lao động ở nông thôn càng mang tính thủ công, nặng nhọc và có thunhập thấp Khi kinh tế nông thôn vẫn chủ yếu là nông nghiệp, ở đó ẩn chứa nhiềunguy cơ thiếu việc làm hữu hình Vì vậy, đa dạng hóa ngành nghề, mở nhiều loạihình việc làm, phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn là phương hướng chủ yếu giảiquyết việc làm cho người lao động ở nông thôn
Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội luôn được coi là mục tiêu cơ bản củaĐảng và Nhà nước ta, trong đó vấn đề tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhậpcho cộng đồng dân cư ở nông thôn cũng như thành thị là mối quan tâm hàng đầucủa nhà nước Nhà nước ban hành và triển khai thực hiện nhiều chính sách thíchhợp cho từng khu vực, từng giai đoạn
Trong nhiều năm qua, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm vấn đề giải quyết việclàm cho lao động nông thôn bằng việc áp dụng nhiều biện pháp, chính sách khuyếnkhích đầu tư trong nước và ngoài nước về nông thôn, nâng cấp và xây dựng cơ sở
Trang 27hạ tầng kinh tế và xã hội, tăng cường công tác đào tạo và giới thiệu việc làm, mởrộng khả năng hợp tác lao động quốc tế, hình thành quỹ quốc gia giải quyết việclàm, triển khai các chương trình tín dụng ở các địa phương, triển khai các chươngtrình mục tiêu quốc gia về lao động việc làm nhất là Chương trình mục tiêu quốcgia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015 được ban hành theo Quyết định số1201/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã góp phần tạo việc làmcho lao động và tăng thu nhập của người lao động ở nông thôn
Chính sách việc làm cho lao động nông thôn bao gồm:
- Chính sách chung ở tầm vĩ mô có mục đích mở rộng và phát triển việc làmcho lao động toàn xã hội nói chung, cho lao động nông thôn nói riêng đó là: Chínhsách tín dụng, chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách sử dụng công nghệlựa chọn nhiều lao động
- Chính sách phát triển các ngành nghề có khả năng thu hút nhiều lao độngnhư chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách phát triển khu vựcphi chính thức, chính sách di dân phát triển kinh tế mới, chính sách đưa lao động đilàm việc có thời hạn ở nước ngoài, chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp ởnông thôn, chính sách khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống…
- Chính sách việc làm cho các đối tượng đặc biệt như chính sách việc làmcho người tàn tật, đối tượng tệ nạn xã hội
1.2.1.2 Mục tiêu và nguyên tắc của chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
- Mục tiêu
Chính sách việc làm, hệ thống chính sách và các giải pháp thực hiện mục tiêugiải quyết việc làm cho người lao động, phát triển và mở rộng thị trường lao động,giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề, tăng tỷ lệ sửdụng thời gian lao động ở nông thôn được xem là một trong những chính sách cơbản nhất của quốc gia Chính sách việc làm nhằm giải quyết thoả đáng nhu cầu việclàm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm; gópphần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội
Trang 28- Nguyên tắc
Chính sách giải quyết việc làm phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản là đảm bảocông bằng xã hội Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã thông qua Cương lĩnh xâydựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó khẳng định:
“Phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi
và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đờisống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm
lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội Nhà nước tạo ranhững điều kiện thuận lợi cho mọi người có cơ hội trong việc tìm kiếm và tự tạoviệc làm, tránh tư tưởng ỷ lại, trông chờ Nhà nước, tránh chủ nghĩa bình quân chiađều việc làm với thu nhập thấp Đồng thời tránh xu hướng chạy theo thị trường tự
do giải quyết việc làm, coi nhẹ trách nghiệm xã hội của Nhà nước, của các doanhnghiệp và các tổ chức kinh tế khiến cho tình trạng thất nghiệp trở thành vấn đề xãhội gay cấn”
Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lao động và giải quyếtviệc làm phải đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyếtđịnh sự phát triển đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trên cơ sở
đó, Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ về tài chính để xúc tiến việc làm, đào tạo nghềcho người lao động; Nhà nước bảo vệ, khuyến khích mọi người làm giàu một cáchchính đáng, bảo vệ quyền tự do di chuyển chỗ làm, việc làm, tự do hành nghề; Nhànước có trách nhiệm và có chế độ khuyến khích tạo việc làm mới để thu hút ngườilao động, khai thác mọi tiềm năng trong nhân dân và tranh thủ đầu tư, hỗ trợ củanước ngoài; tiếp tục đẩy mạnh chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình để giảmsức ép “cung” lên thị thị trường lao động Đảm bảo đạt mục tiêu của chiến lược laođộng, việc làm giai đoạn 2011 - 2020
Chính sách giải quyết việc làm phải phù hợp và đồng bộ với các chính sáchkhác nhằm hỗ trợ người lao động làm việc, khuyến khích để người lao động có khảnăng lao động tự giải quyết việc làm, khuyến khích các tổ chức, đơn vị và cá nhân
Trang 29thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển nhiều ngành, nghề mới nhằm tạo việc làmcho người lao động.
1.2.1.3 Các chính sách giải quyết việc làm chủ yếu cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện
Điều 12, 13, 14 chương II Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 đã quy định rõ
về chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển việc làm, chương trình việc làm và tổchức dịch vụ việc làm Một số chính sách giải quyết việc làm cho lao động nôngthôn trên địa bàn huyện như sau:
a) Chính sách hỗ trợ học nghề
- Mục tiêu của chính sách
Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thunhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế,phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác lao động, việc làm có bảnlĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầunhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công
vụ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
- Đối tượng của chính sách
+ Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏephù hợp với nghề cần học Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là ngườithuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo,
hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số,người tàn tật, người thị thu hồi đất canh tác
+ Cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền và côngchức chuyên môn cấp xã, cán bộ nguồn bổ sung thay thế cho cán bộ, công chức xãđến tuổi nghỉ công tác hoặc thiếu hụt do cơ học có độ tuổi phù hợp với quy hoạchcán bộ đến năm 2015 và đến năm 2020
- Nội dung chính sách
Hỗ trợ học nghề là một phần trong chính sách bảo hiểm thất nghiệp nhằm tạođiều kiện cho người lao động mất việc làm có cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp Ngày
Trang 3027/11/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg phêduyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; ngày 01/7/2015Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 971/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sungQuyết định số 1956/QĐ-TTg; ngày 16/11/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhQuyết định số 52/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạonghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp; ngày 28/5/2015 Thủ tướngChính phủ đã ban hành tiếp Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợđào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho đối tượng người học là phụ nữ,lao động nông thôn, người khuyết tật tham gia học các chương trình đào tạo sơ cấp,
đào tạo dưới 3 tháng Theo đó, các nhóm đào tạo gồm: Người khuyết tật (gọi tắt là
nhóm đối tượng 1); người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, người thuộc
hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chínhphủ (gọi tắt là nhóm đối tượng 2); người dân tộc thiểu số, người thuộc diện hưởngchính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc
hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm(gọi tắt là nhóm đối tượng 3); người thuộc hộ cận nghèo (gọi tắt là nhóm đối tượng 4); người học là phụ nữ, lao động nông thôn không thuộc các nhóm 1, 2, 3, 4 (gọitắt là nhóm đối tượng 5)
Để chính sách hỗ trợ học nghề cho người lao động thất nghiệp đạt hiệu quả,cần có sự gắn kết cung - cầu, đặc biệt là sự liên kết từ phía doanh nghiệp Nếu tìmđược doanh nghiệp cần lao động và sẵn sàng cam kết tuyển dụng người được đàotạo chuyển nghề thì chắc chắn chính sách hỗ trợ học nghề sẽ phát huy hiệu quả Bêncạnh đó, hệ thống ngành nghề đào tạo cũng phải chạy theo nhu cầu thực tế Doanhnghiệp cần lao động nghề gì thì mở lớp đó chứ không phải đào tạo mọi nghề mà họcxong lại không có người tuyển dụng
b) Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
- Mục tiêu của chính sách
Trong những năm qua, Nhà nước ta định hướng phát triển làng nghề, ngànhnghề trong nông thôn, phát triển cụm công nghiệp nông thôn, về xây dựng nôngthôn mới Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong nông thôn được đánh
Trang 31giá là có tác động tích cực Tuy nhiên, đến nay chính sách này vẫn còn nhiều hạnchế do hệ thống văn bản ban hành tản mạn, chồng chéo gây khó khăn cho việc thựcthi chính sách phát triển các ngành nghề phi nông nông nghiệp, phát triển làng nghề,phát triển doanh nghiệp nông thôn.
- Đối tượng của chính sách
Các hộ gia đình, người lao động ở nông thôn đang sản xuất nông nghiệp nay
do nhà nước thu hồi đất để triển khai các dự án phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, anninh quốc phòng…nên phải chuyển đổi nghề nghiệp
- Nội dung của chính sách
Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giảiquyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất Quyết định này quy định chínhsách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đấttheo quy định tại Điều 20 và Điều 21 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng
5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nướcthu hồi đất (sau đây gọi tắt là Nghị định số 47/2014/NĐ-CP)
Đối tượng áp dụng là người lao động bị thu hồi đất bao gồm:
1 Người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệptheo quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nôngtrường quốc doanh, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động,thôi việc được hưởng trợ cấp) khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồithường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi (sau đây gọi tắt là ngườilao động bị thu hồi đất nông nghiệp);
2 Người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở kếthợp kinh doanh, dịch vụ mà phải di chuyển chỗ ở (sau đây gọi tắt là người lao động
bị thu hồi đất kinh doanh)
Người lao động bị thu hồi đất được hỗ trợ đào tạo nghề được hỗ trợ đào tạotrình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng; được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số
Trang 3246/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 09 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chínhsách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;
Người lao động bị thu hồi đất được hỗ trợ giải quyết việc làm, tư vấn, địnhhướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí tại các Trung tâm dịch vụ việclàm; được vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật Người lao động bị thu hồi đất được hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theohợp đồng được hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09tháng 07 năm 2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm từ Quỹ quốcgia về việc làm
c) Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới
- Mục tiêu của chính sách
Để có nền nông nghiệp phát triển bền vững và chất lượng, việc ứng dụng kỹthuật công nghệ cao vào sản xuất là một trong những bước đột phá mang đến thànhcông, bởi tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩmchất lượng tốt, có khả năng cạnh tranh, giá thành hợp lý, tạo công ăn việc làm ổnđịnh đời sống cho người dân, tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội
- Nội dung chính sách
Trong thời gian qua, nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ sảnxuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới như Quyết định số 10/2008/QĐ-TTgngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triểnchăn nuôi đến năm 2020; Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chínhphủ về Khuyến nông; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mớigiai đoạn 2010-2020… đã góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất,nâng cao năng suất, giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm, nâng caothu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người nông dân góp phần làmcho bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới theo hướng tích cực
Trang 33Ngoài ra nhà nước còn có các chính sách ứng dụng công nghệ cao trong sảnxuất nông nghiệp như Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủtướng chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sảnxuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Quyết định số50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng chính phủ về Chính sách hỗ trợnâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020…và qua nhiều nămthực hiện ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở các địa phương đều
có kết quả khả quan, năng suất sản phẩm được nâng lên, chất lượng được cải thiệnđồng thời tạo được công ăn việc làm cho nhiều hộ gia đình, nhiều hộ gia đình đãdần thay đổi cách thức làm nông nghiệp theo kiểu truyền thống, theo kinh nghiệmvốn dĩ cho năng suất thấp và thường bấp bênh Việc ứng dụng kỹ thuật công nghệcao trong sản xuất nông nghiệp tại tại các huyện cần có sự liên kết, hợp tác giữa 4nhà trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ, đó là: nhà nông - nhà nước - nhà khoa học
và nhà doanh nghiệp Muốn tạo được liên kết trên thì cần phải huy động các nguồnlực, liên kết, hợp tác phát triển như: tranh thủ mọi nguồn vốn từ ngân sách, vốnODA để đầu tư cơ sở hạ tầng; tạo chính sách thông thoáng và ưu đãi để thu hút đầu
tư vào phát triển các khu, vùng nông nghiệp; chủ động và tích cực thực hiện liênkết, hợp tác và thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo các danh mục đã đượctỉnh công bố Phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trong nông dân, đặc biệt giữanông dân với doanh nghiệp nhằm đầu tư mở rộng sản xuất, gắn với chế biến tiêuthụ, tạo sản xuất ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, làm cơ sở
để xây dựng thương hiệu sản phẩm có uy tín trên thị trường
d) Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm
- Mục tiêu của chính sách
Nhằm cụ thể hóa một số điều của Bộ luật Lao động và Luật Việc làm về chínhsách việc làm công, hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợpđồng, hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên và Quỹ quốc gia về việc làm Góp phầnphục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và nâng caođời sống của nông dân, cư dân ở nông thôn thông qua việc ưu đãi về vốn cho tổ
Trang 34chức, cá nhân cư trú trên địa bàn nông thôn hoặc có hoạt động sản xuất kinh doanhtrong lĩnh vực nông nghiệp; người nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật,thanh niên: Hỗ trợ hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất thông qua Chương trìnhmục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo; thực hiện chính sách tín dụng phục vụ pháttriển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày9/7/2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm
- Đối tượng của chính sách
Theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 và Nghị định
số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ thì các cá nhân, hộ giađình cư trú trên địa bàn nông thôn hoặc có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnhvực nông nghiệp, các hộ kinh doanh hoạt động trên địa bàn nông thôn, các Chủtrang trại, các Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn nông thônhoặc tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, cácDoanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn và cácdoanh nghiệp sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm, phụ phẩm nôngnghiệp, các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách được ưu đãi về vốn để sảnxuất kinh doanh
- Nội dung của chính sách
Đối với chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: Cánhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủtrang trại nộp nộp cho tổ chức tín dụng cho vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
để được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo các mức: Tối đa 50 triệu đồng đối với cánhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanhtrong lĩnh vực nông nghiệp; Tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cưtrú tại địa bàn nông thôn; cá nhân và hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn cótham gia liên kết trong sản xuất nông nghiệp với hợp tác xã hoặc doanh nghiệp; Tối
đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quảlâu năm; Tối đa 300 triệu đồng đối với tổ hợp tác và hộ kinh doanh; Tối đa 500 triệuđồng đối với hộ nuôi trồng thủy sản, hộ khai thác hải sản xa bờ có ký hợp đồng tiêu
Trang 35thụ sản phẩm với tổ chức chế biến và xuất khẩu trực tiếp; Tối đa 01 tỷ đồng đối vớihợp tác xã, chủ trang trại hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuấtkinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
Về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm: Đối với cơ sởsản xuất kinh doanh phải được thành lập và hoạt động hợp pháp, có dự án vay vốnkhả thi thu hút thêm lao động vào việc làm ổn định, có xác nhận của tổ chức cóthẩm quyền nơi thực hiện dự án và bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.Đối với người lao động phải có đủ năng lực hành vi dân sự, cư trú hợp pháp tại địaphương thực hiện dự án và đặc biệt có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc tạoviệc làm cho thành viên trong hộ hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơquan có thẩm quyền sẽ được vay vốn theo mức: Với cơ sở sản xuất kinh doanh cho
1 dự án vay tối đa là 1 tỷ đồng và không quá 50 triệu đồng cho 1 người lao độngđược tạo việc làm; đối với người lao động, mức vay tối đa là 50 triệu đồng Lãi suấtcho vay do Thủ tướng Chính phủ quy định và luôn thấp hơn lãi suất cho vay thôngthường của các tổ chức tín dụng
e) Chính sách khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống
- Mục tiêu của chính sách
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, tính cạnh tranh càng cao, việc bảo tồn vàphát triển làng nghề phải xem xét lại lợi thế của từng huyện và phải được quan tâmmột cách đầy đủ hơn nữa Do vậy, việc định hướng, đề ra mục tiêu, chính sách vàcác giải pháp mới nhằm đẩy mạnh và năng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, chấtlượng sản phẩm hàng tiểu thủ công nghiệp cả lượng và chất có khả năng hoặc tiềmnăng xuất khẩu cao để góp phần vào định hướng phát triển và duy trì ổn định làngnghề tầm nhìn đến năm 2020, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hộichung của từng huyện Cụ thể:
+ Thực hiện chương trình mục tiêu giải quyết xóa đói giảm nghèo và giảiquyết việc làm lao động nông thôn với đa số là lao động nữ
+ Góp phần quan trọng vào sự đa dạng, phong phú về hàng hóa, làm tăng thêmcủa cải vật chất cho xã hội và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện
Trang 36+ Khôi phục các làng nghề truyền thống có khả năng cạnh tranh cao và pháttriển các làng nghề mới gắn với bảo vệ môi trường bền vững.
+ Góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của từng huyện;
- Đối tượng của chính sách
Các làng nghề truyền thống ở các địa phương
- Nội dung của chính sách
+ Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
Khảo sát, đánh giá thực trạng làng nghề truyền thống, địa bàn có nghề thủcông đã và đang hoạt động ở các huyện
Xây dựng nội dung và tiêu chuẩn công nhận nghề truyền thống, làng nghề,làng nghề truyền thống Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận nghềtruyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện
Xây dựng quy chế xét công nhận nghệ nhân và tổ chức thực hiện
Có chính sách hỗ trợ bảo tồn các làng nghề truyền thống gặp khó khăn về vốn,thị trường, chi phí sản xuất cao để làng nghề phát triển; đầu tư phát triển hạ tầng kỹthuật, vốn, thiết bị, máy móc nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm; tổchức đào tạo nghề, truyền nghề, đẩy mạnh xúc tiến thương mại
Gắn nội dung bảo tồn và phát triển làng nghề mới với Quy hoạch phát triểnngành Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong từng giai đoạn
Hỗ trợ làng nghề đăng ký thương hiệu và phát triển và đào tạo truyền nghề tại chỗ.+ Phát triển các làng nghề gắn với du lịch
Tổ chức khảo sát các làng nghề truyền thống sản xuất sản phẩm thủ công mỹnghệ phục vụ du lịch để xây dựng tuyến du lịch gắn với làng nghề
Mời gọi các đơn vị hoạt động du lịch trong nước và quốc tế đến khảo sát, thiết
kế tour, thực hiện tuyến du lịch gắn với các làng nghề truyền thống của huyện
Hỗ trợ các làng nghề truyền thống đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực sảnxuất và chất lượng sản phẩm; chỉnh trang mọi mặt (đường giao thông, vệ sinh môitrường, nơi ăn, nghỉ …) cho phù hợp với yêu cầu của làng nghề truyền thống gắnvới du lịch
Trang 37Đưa nội dung phát triển các làng nghề gắn với du lịch vào chương trình, đề ánphát triển du lịch của tỉnh cũng như quy hoạch phát triển ngành công nghiệp - tiểuthủ công nghiệp qua từng giai đoạn.
Gắn nội dung phát triển làng nghề mới với quy hoạch phát triển ngành côngnghiệp - tiểu thủ công nghiệp qua từng giai đoạn
Hiện nay, vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống và phát huyvai trò ngành nghề thủ công truyền thống là một trong những giải pháp quan trọngtrong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người nghèo, tăngthu nhập người lao động, phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn góp phần thựchiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
g) Chính sách đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
- Mục tiêu của chính sách
Giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn tại các huyện, tập trung cácthị trường thu nhập cao, ổn định (Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…) góp phần nângcao thu nhập cho người lao động và gia đình, tạo nguồn nhân lực có trình độ, taynghề cao, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, tăng thu ngoại tệ cho ngân sách và thunhập bình quân của huyện, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương
Phấn đấu tăng số lượng lao động từ đủ 18 đến 39 tuổi đi tham gia lao động cóthời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, nhất là người dân tộc thiểu số; ngườithuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân củangười có công với cách mạng… nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đờisống của người lao động; góp phần giảm nghèo bền vững
Trang 38- Đối tượng của chính sách
Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèohoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng cónhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Nội dung của chính sách
Người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ:
Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm:
+ Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
+ Tiền ăn trong thời gian thực tế học;
+ Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15 kmtrở lên hoặc từ 10 km trở lên đối với người lao động cư trú hợp pháp tại vùng cóđiều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Riêng người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồdùng cá nhân thiết yếu
Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháptrước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật
Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy địnhcủa pháp luật
Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếpnhận yêu cầu
h) Chính sách phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ
- Mục tiêu của chính sách
Phát triển khu công nghiệp gắn liền với hình thành các vùng kinh tế trọngđiểm, trung tâm đô thị lớn, thu hút lao động, tạo việc làm cho người lao động Pháthuy kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, tồn tại để có chiến lược pháttriển thị trường lao động chất lượng cao trong các khu công nghiệp
- Tăng cường xúc tiến thương mại, tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích cácthành phần kinh tế tham gia phát triển các loại hình dịch vụ, đa dạng hóa các loạihình sản phẩm hàng hóa; chủ động tìm kiếm thị trường, thực hiện các giải pháp để
Trang 39đưa hàng hóa của các địa phương hội nhập với thị trường cả nước, thị trường cácnước trong khu vực; hoàn thiện hệ thống phân phối hàng hóa, thúc đẩy phát triểnthương mại ở nông thôn.
- Phát triển hệ thống dịch vụ vận tải đường bộ và đường thủy, nâng cao chấtlượng phục vụ đáp ứng được yêu cầu về vận chuyển hàng hóa nhằm tạo điều kiệnthuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa Tổ chức các hội chợ thương mại, đẩy mạnhgiao thương hàng hoá nông, lâm sản và hàng bách hoá tổng hợp
- Nội dung của chính sách
Thành lập và phát triển mối liên kết trực tiếp, ổn định và lâu dài giữa cácdoanh nghiệp thương mại (lưu thông trong nước và xuất nhập khẩu) với cơ sở côngnghiệp chế biến, hợp tác xã thương mại và dịch vụ, công ty cổ phần nông thôn vàvới hộ nông dân, trang trại, cơ sở nuôi, trồng nông, lâm, thuỷ, hải sản Tạo ra mốiliên kết dọc theo từng sản phẩm, từ khâu giống, kỹ thuật, vật tư đầu vào, sản xuất,thu mua, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ (trong và ngoài nước);
Củng cố và phát triển mô hình hợp tác xã thương mại và dịch vụ ở nông thônlàm cầu nối giữa người nuôi, trồng với các doanh nghiệp thương mại và cơ sởchế biến, thực hiện việc cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho nông dân.Khuyến khích việc hình thành các mối liên kết (hợp tác) trực tiếp giữa các hộnuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tập trung, các hợp tác xã thương mại - dịch vụ và các
cơ sở chế biến;
Chú trọng xây dựng các loại hình chợ dân sinh (bán lẻ tổng hợp, phục vụ sảnxuất và đời sống tại chỗ của nông dân), chợ đầu mối, chợ chuyên doanh phát luồngbán buôn, trung tâm đấu giá, sàn giao dịch ở vùng sản xuất nông sản tập trung (tiêuthụ nông sản thông qua bán buôn để chuyển bán cho thị trường khu vực khác, chocông nghiệp chế biến và cho xuất khẩu); các tổng kho bán buôn, trung tâm logistics(để bảo quản, sơ chế, phân loại, bao gói, vận chuyển làm tăng giá trị sản phẩm vàcung ứng cho mạng lưới bán buôn, bán lẻ trong nước và cho xuất khẩu);
Tập trung khuyến khích và kêu gọi đầu tư phát triển ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện từng bước đi vào chiều sâu, bảo đảm tính đồng bộ, phù
Trang 40-hợp với điều kiện của từng vùng, phù -hợp với lợi thế so sánh của từng xã, thị trấn
và các huyện lân cận, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầungày càng cao của nhân dân, góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế
và phân công lao động xã hội, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảođảm phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của huyện và quy hoạch pháttriển ngành thương mại Các loại hình dịch vụ không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùngngày càng phong phú của người dân mà còn kết nối thị trường sau thu hoạch, gópphần định hướng, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển và xóa đói giảm nghèo ởđịa bàn nông thôn
1.2.2 Đánh giá chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.
1.2.2.1 Đánh giá qua các công tác liên quan
Công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm trên địa bànhuyện: Số lượng lao động được tư vấn hướng nghiệp; Số lao động được đào tạonghề, cơ cấu ngành nghề đào tạo; Số lao động được giới thiệu việc làm; Số lao động
có việc làm nhờ vào đào tạo nghề; Số lao động có được việc làm thông qua giớithiệu việc làm trên địa bàn huyện
Công tác giải quyết việc làm thông qua chính sách tín dụng trên địa bànhuyện: Nguồn vốn tín dụng giải quyết việc làm; Số lao động được vay vốn; Số laođộng được giải quyết việc làm thông qua vay vốn
Công tác phát triển sản xuất, thu hút đầu tư nhằm giải quyết việc làm trên địabàn huyện: Số ngành nghề mới; Số cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tăng lên; Số laođộng được giải quyết việc làm từ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp mới
Công tác xuất khẩu lao động như: Số cơ sở môi giới xuất khẩu lao động; Sốlao động được giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu
1.2.2.2 Tiêu chí đánh giá cơ bản
- Tỷ trọng người lao động tìm được làm việc trong các khu công nghiệp,doanh nghiệp lớn Tiêu chí này phản ánh hiệu quả của các chính sách hỗ trợ củaNhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và năng lực của người laođộng tại các huyện