KSCL dau nam Vat ly 11(co DA))

2 224 0
KSCL dau nam Vat ly 11(co DA))

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT YÊN THUỶ B ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM Năm học 2009 - 2010 MÔN: Vật Lí lớp 11 THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 Phút I/ Phần trắc nghiệm (6 điểm) Câu 1: Một vật có khối lượng 200g đang chuyển động với vận tốc 400cm/s, thì động lượng của vật là: A. 0,8kgm/s B. 8kgm/s C. 80kgm/s D. 20kgm/s Câu 2: Một con ngựa kéo một chiếc xe chạy đều với vận tốc 14,4 km/h trên mặt phẳng nằm ngang. Biết lực kéo là 500N và hợp với phương ngang góc α = 30 0 . Tính công của con ngựa trong 30 phút. A. 20.10 5 J B. 31,2.10 5 J C. 35.10 5 J D. 40.10 5 J Câu 3: Một ôtô khối lượng 2 tấn chuyển động đều trên một đường nằm ngang. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là 0,05. Tính công của lực ma sát khi ôtô chuyển động trên quãng đường 1000m, lấy g = 10m/s 2 . A. - 9,8.10 5 J B. - 12.10 5 J C. - 8.10 5 J D. -10 6 J Câu 4: Cơ năng được bảo toàn trong các trường hợp nào sau đây? A. Vật rơi tự do. B. Vật chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm nghiêng. C. Chuyển động của vật được ném thẳng đứng. D. Cả ba trường hợp trên. Câu 5: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 50m. Vị trí mà ở đó thế năng bằng động năng của vật (độ cao so với mặt đất) là: A. h ’ = 25m. B. h’ = 50m. C. h’ = 20m. D. h’ = 30m Câu 6: Điều nào sau đây là sai khi nói về cấu tạo chất? A. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử. B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng, chúng chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. C. Các nguyên tử, phân tử đồng thời hút nhau và đẩy nhau. D. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chất khí? A. Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử rất yếu. B. Các phân tử chất khí ở rất gần nhau. C. Chất khí không có hình dạng và thể tích xác định. D. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng. Câu 8: Có một lượng khí đựng trong bình. Hỏi áp suất của khí sẽ biến đổi thế nào nếu thể tích của bình tăng gấp ba lần, còn nhiệt độ thì giảm một nửa? A. Áp suất không đổi. B. Áp suất tăng gấp đôi. C. Áp suất giảm đi 4 lần. D. Áp suất giảm đi 6 lần. Câu 9: Với một chất xác định hệ số nở dài và hệ số nở khối có mối liên hệ : A. β = 3 α Β. β = α 3 C. β = 1/3 α D. β = α 1/2 Câu 10: Một vật có khối lượng m = 2 kg đang nằm yên trên một mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Dưới tác dụng của lực 5 N vật chuyển động và đi được 10 m. Tính vận tốc của vật ở cuối chuyển dời ấy. A. v = 25 m/s B. v = 7,07 m/s C. v = 15 m/s D. v = 50 m/s Câu 11: Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí A. Tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích. B. Tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích. C. Tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích. D. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích. Câu 12: Khoảng cách giữa một prôton và một êlectron là r = 5.10 -9 (cm), coi rằng prôton và êlectron là các điện tích điểm. Lực tương tác giữa chúng là: A. Lực hút với F = 9,216.10 -12 (N). B. Lực đẩy với F = 9,216.10 -12 (N). C. Lực hút với F = 9,216.10 -8 (N). D. Lực đẩy với F = 9,216.10 -8 (N). II/ Phần tự luận (4 điểm) Câu 1: Một vật trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài 5m, nghiêng góc 30 0 so với phương ngang. Coi ma sát trên mặt phẳng nghiêng là không đáng kể. Đến chân mặt phẳng nghiêng, vật sẽ tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang được quãng đường tối đa là bao nhiêu? Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,2. Lấy g =10 m/s 2 . Câu 2: Hai điện tích điểm bằng nhau, đặt trong chân không. Khi khoảng cách giữa chúng là r = 2cm thì chúng đẩy nhau với một lực là F = 1,6.10 -4 N. Tìm độ lớn các điện tích đó. Khoảng cách r ’ giữa chúng phải là bao nhiêu để lực tác dụng là F ’ = 2,5.10 -4 N? Đáp án I/ Phần trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ.án A B D D A D B D A B C C II/ Phần tự luận: Câu 1: - Chọn mốc độ cao tại chân mặt phẳng nghiêng. - Độ cao của đỉnh mặt phẳng nghiêng: h = l.sin α = 5.0,5 = 2,5 (m). - Vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng: ADĐLBT cơ năng: 2 1 mv 2 = mgh ⇒ v = gh2 = 50 (m/s). - Quãng đường tối đa vật đi được trên mặt phẳng nằm ngang: ADĐLíBT động năng: d W ∆ = A ms = -F ms S ⇒ S = ms d F − ∆ W = µ . 2 1 2 mg mv − − = µ g v 2 2 = 12,5 (m) * Chú ý: Có thể giải bằng phương pháp động lực học. Câu 2: - Độ lớn của các điện tích điểm: ADĐL Cu-lông: F = k 2 2 r q ⇒ q = k rF 2 . = 9 10. 3 8 − (C) - Khoảng cách giữa các điện tích điểm: ADĐL Cu-lông: F ’ = k 2' 2 r q ⇒ r ’ = ' 2 F kq = 1,6 (cm)

Ngày đăng: 17/09/2013, 18:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan