Câu 1: • Các bộ hại côn trùng: 1. Bộ bọ ngựa (MANTODEA): Nhận biết: Bộ này gồm các loài bọ ngựa. Có kích thước thân thể lớn. Đầu hình tam giác, cử động được. Râu đầu hình lông cứng. Mắt kép lồi to, có 2 mắt đơn ở đỉnh đầu. Miệng ngậm nhai. Ngực trước rất dài. Chân trước là chân bắt mồi, bàn chân có 5 đốt. Cánh trước là cánh da dài hẹp, cánh sau là cánh màng hình tam giác. Khi không bay cánh được xếp hình mái như mái nhà trên lưng. Thức ăn: Sâu non và sâu trưởng thành đều ăn thịt các loài khác. Ảnh hưởng: Bọ ngựa hầu hết là các loài côn trùng có ích cho các hoạt động sản xuất của con người. Ví dụ: HỌ BỌ NGỰA (MANTIDAE) 2. Bộ chuồn chuồn: Chuồn chuồn (Odonata) là một bộ côn trùng với khoảng 4.500 loài hiện được biết tới, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô (Anisoptera) và chuồn chuồn kim (Zygoptera), khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Nhận biết: Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, các cặp chân có thể bắt mồi dễ dàng trong khi bay. Hai cánh hai bên giống nhau, dài, mỏng và gần như trong suốt, và cử động độc lập nhau. Hệ gân cánh rất dày, nhiều gân gạch ngang chằng chịt, phức tạp, cuối bờ trước của cánh thường có mắt cánh là bộ phận điều chỉnh triệt tiêu rung động cơ học, đảm bảo cho cánh vững chắc. Phần thân bụng dài. Cơ quan miệng kiểu nghiền, chân mảnh hướng về trước. Râu nhỏ, có hai đốt và một lông nhỏ dài phân đốt. Phần phụ hậu môn ở đốt bụng thứ ba, thứ tư (ở con đực), thứ hai (ở con cái); cơ quan sinh dục ở đốt bụng thứ chín; cơ quan giao cấu thứ sinh ở đốt thứ hai (ở con đực).Loài chuồn chuồn lớn nhất thế giới hiện nay là loài chuồn chuồn kim khổng lồ Trung Mỹ, Megaloprepus coerulatus và Anax strenuus, một loài chuồn chuồn đặc hữu của quần đảo Hawaii.Có khoảng 4.500 loài hiện được biết đến. Ở Việt Nam, trên 500 loài. Phần lớn các loài côn trùng là côn trùng có ích, là thiên địch ăn thịt nhiều loài sâu hại cây trồng và ruồi, muỗi. Môi trường sống: Chuồn chuồn là côn trùng biến thái không hoàn toàn. Thiếu trùng chuồn chuồn sống trong nước, khi trưởng thành thì sống trên cạn. Do vậy, người ta thường thấy các con chuồn chuồn trưởng thành sống gần các đầm hay ao hồ. Tuy nhiên cũng có nhiều loài sống cách xa môi trường nước. Ví dụ:chuồn chuồn ngô,chuồn chuồn kim,… 3. Bộ cánh thẳng: Bộ Cánh thẳng (danh pháp khoa học: Orthoptera, từ tiếng Hy Lạp orthos = "thẳng" và pteron = "cánh") là một bộ côn trùng với biến thái không hoàn toàn, bao gồm các loài châu chấu, cào cào, dế và muỗm. Nhiều loài côn trùng trong bộ này phát ra các âm thanh dưới dạng các tiếng kêu inh ỏi bằng cách cọ xát cánh vào nhau hay vào chân. Các tai của chúng, nằm ở các chân trước, được kết nối sao cho chúng có thể định vị nhau bằng âm thanh. Nhận biết: Các loài côn trùng cánh thẳng có hai cặp cánh; các cánh trước hẹp hơn các cánh sau và cứng ở phần gốc cánh. Các cánh trước gối lên nhau ở phần lưng bụng khi côn trùng cánh thẳng nghỉ ngơi. Các cánh sau giống như màng mỏng và gập nếp như các lá quạt phía dưới các cánh trước khi nghỉ. Chúng có phần miệng với quai hàm, các mắt kép (phức) lớn, độ dài các râu thay đổi tùy theo loài. Các chân sau to, phù hợp với việc bật nhảy. Các côn trùng cánh thẳng phát triển nhờ biến thái không hoàn toàn. Phần lớn các loài đẻ trứng trong đất hay trên cây. Trứng nở ra thành con non trông tương tự như con trưởng thành nhưng thiếu cánh. Thông qua các lần lột xác kế tiếp nhau thì con non sẽ phát triển lên để trở thành con trưởng thành với đầy đủ cánh. Côn trùng cánh thẳng có khả năng gập được cánh của chúng, một khả năng mà các nhà côn trùng học gọi là côn trùng cánh mới (Neoptera). Số lượng lần lột xác phụ thuộc vào từng loài; sự phát triển cũng rất biến thiên và có thể là từ vài tuần tới vài tháng, phụ thuộc vào khả năng cung cấp của các nguồn cấp thức ăn cùng các điều kiện thời tiết. Ví dụ: HỌ DẾ MÈN, HỌ SÁT SÀNH… 4.BỘ CÁNH GIỐNG:Gồm c ác h ọ ve s ầu Ve sầu là một siêu họ côn trùng có đầu to, hai cánh trong có nhiều vân. Có khoảng 2.500 loài ve sầu trên thế giới, trong vùng ôn đới lẫn nhiệt đới. Ve sầu là các loài sâu bọ được nhiều người biết nhất vì kích thước to lớn hơn, hình dáng đặc biệt có đầu lớn và khả năng tạo âm thanh rỉ rả, inh ỏi, suốt mùa hè. Ở khu vực dãy núi Appalachian, dân Mỹ gọi ve sầu là ruồi khô (tiếng Anh : dry flies) vì xác ve sau khi lột còn nguyên hình và khô. Ve sầu không chích, không cắn và vô hại đối với con người. Nhiều người ăn ve sầu (như ở Hy Lạp cổ đại, Trung Hoa, Malaysia, Burma, châu Mỹ La tin và Congo) [cần dẫn nguồn] . Ve sầu cũng được dùng làm thuốc Đông y Sau khi giao phối, ve cái đào những rãnh nhỏ lên vỏ các cành cây và đẻ trứng vào đó. Ve cái có thể làm nhiều lần như vậy cho đến khi nó đẻ hết vài trăm trứng. Khi trứng nở, ấu trùng ve rơi xuống và đào sâu vào trong đất. Hầu hết các loài ve có vòng đời từ 2 đến 5 năm. Một số loài có vòng đời dài hơn nhiều, ví dụ như loài Magicicada có vòng đời 17 năm và đôi khi là 13 năm. Những vòng đời dài như thế là một sự thích ứng để chống lại các loài ăn thịt ve như loài ong bắp cầy ăn ve và bọ ngựa bởi vì các loài ăn thịt này không thể thường xuyên xuất hiện đồng thời với ve. Cả hai số 13 và 17 đều là số nguyên tố, do đó mặc dù loài ve có vòng đời 15 năm có thể bị tiêu diệt bởi một loài ăn thịt ve có vòng đời 3 hoặc 5 năm, thì các vòng đời 13 và 17 năm giúp cho ve tránh không gặp phải các loài ăn thịt ve. [3] Phần lớn cuộc đời của ve là thời kỳ ấu trùng ở dưới đất với độ sâu khoảng từ 30 cm (1 ft) đến 2,5 m (khoảng 8½ ft). Các ấu trùng ve hút nhựa rễ cây và có những chân trước đào bới rất khỏe. Khi đến giai đoạn chuyển tiếp cuối cùng để kết thúc thời kỳ ấu trùng, những ấu trùng ve đào một đường hầm lên mặt đất và chui lên. Sau đó, chúng lột xác lần cuối trên một cái cây gần đó và trở thành ve trưởng thành. Vỏ xác ve sẽ vẫn còn nằm đó và gắn vào vỏ cây 5.B ộ c ánh n ửa: . Cà cuống (có khi còn được gọi là đà cuống hay long sắt, tên khoa học: Belostoma indica Vitalis hay Lethocerus indicus Lep. et Serv [1] .) là một loại côn trùng thuộc họ Belostomatidae sống dưới nước, thuộc bộ Cánh nửa (Hemiptera đặc điểm Cà cuống là một trong những nhóm côn trùng có kích thước lớn nhất hiện nay, có cơ thể dẹt, hình lá, màu vàng xỉn hoặc nâu đất, dài trung bình từ 7-8 cm, có con lên đến 10-12 cm. Khi còn non cà cuống giống như con gián, mình dài khoảng 7-8cm, rộng 3cm, màu nâu xám, có nhiều vạch đen, đầu nhỏ với hai mắt tròn và to, miệng là một ngòi nhọn hút thức ăn. Ngực dài bằng 1/3 thân, có 6 chân dài, khỏe. Bụng vàng nhạt có lông mịn, ở phía trên có một bộ cánh mỏng nửa mềm nửa cứng [1] . Cà cuống có một bộ máy tiêu hóa dài khoảng 45cm, gồm có một ống đầu trên nhỏ là cuống họng, đầu dưới phình to chứa một thứ nước có mùi hôi. Sát ngay bầu chứa nước nầy là hai ngòi nhọn mà con cà cuống có thể thò ra thụt vào được. Ở dưới ngực, ngay gần phía lưng, có hai ống nhỏ gọi là bọng cà cuống. Mỗi bọng dài khoảng 2-3cm, rộng 2-3cm, màu trắng, trong chứa một chất thơm, đó là tinh dầu cà cuống. Nhưng chỉ có con đực mới có tuyến này phát triển [1] . Tinh dầu cà cuống nhẹ hơn nước, cho thoảng ra một mùi đặc biệt gần giống như mùi quế [2] . Cà cuống có thể sống trên bờ hoặc nơi hồ, ao, đầm hay các ruộng lúa nước. Chúng có thể bơi lội nhờ các đôi chân bè, kẹp chặt mồi nhờ các móng nhọn. Tuy bay không khỏe nhưng về đêm, cà cuống có thể bay từ dưới ruộng lúa lên bờ đến những nơi có ánh đèn điện vì chúng rất nhạy cảm với kích thích của ánh sáng điện. Cà cuống rất háu ăn, chúng tấn công và hút máu của nhiều động vật thủy sinh như: tôm, tép, trai, nòng nọc, nhái, cá con v.v. Có trường hợp các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một con cò nước khá lớn nằm gục trên bờ do bị một con cà cuống lớn hút cạn máu [cần dẫn nguồn] . Hiện nay, do lạm dụng dụng thuốc bảo vệ thực vật, cà cuống đã rất hiếm gặp ở Việt Nam. Tại Campuchia, Thái Lan, cà cuống được bán với giá khá đắt 6.B ộ c ánh c ứng Bọ rùa là tên gọi chung cho các loài côn trùng nhỏ, mình tròn hình cái trống, phủ giáp trụ, trên mặt cánh có những chấm đen (có loài không có). Người ta phân loại bọ rùa tùy theo số chấm và hình thái cơ thể. Loài bọ rùa thường thấy nhất là bọ rùa 7 sao. Trên bộ cánh vỏ vàng cam có 7 nốt đen (mỗi cánh có nốt, còn một nốt ở chỗ giáp lại giữ hai cánh). Đây là loài bọ rùa to nhất và là một thợ săn đáng khâm phục. Bọ rùa, hay còn gọi là bọ hoàng hậu, ăn được nhiều thứ, thức ăn chính của chúng là rệp lúa. Rệp lúa có rất nhiều trên cây cối. Một con bọ rùa một ngày trung bình có thể ăn được đến hơn 100 con rệp lúa. Vào mùa xuân, rệp lúa từ trứng nở ra, bọ rùa cũng "thức giấc" sau kì trú đông, vì thế chúng có đủ lượng thức ăn dồi dào. Sinh sản Bọ rùa cái đẻ trứng ở mặt sau lá cây. Trứng hình bầu dục màu vàng, dài khoảng 1 đến 1,5 mm và bám chặt ở mặt ngoài lá cây. Một bọ rùa đẻ 10-20 trứng một lần, một đời có thể đẻ đến mấy ngàn trứng. Sinh trưởng Trứng sau 1-2 tuần sẽ nở ra ấu trùng. Vừa nở, ấu trùng đã ngay vỏ trứng và các trứng khác không nở được. Sau đó, nó đi tìm các con rệp lúa để ăn. Ấu trùng này mình đầy lông lá, một ngày ăn khoảng 10 con rệp, càng lớn nó càng ăn nhiều. Qua ba lần lột xác và hoá nhộng, trong khoảng 1-2 tháng là thành trùng. Trong thời gian này, tối thiểu nó ăn tới hơn 1000 con rệp. [sửa] Đa dạng Trên thế giới có đến 5.000 loài bọ rùa đã được miêu tả [1] . Bọ rùa nói chung là những động vật ăn thịt đối với các côn trùng thuộc bộ Hemiptera, như rệp và các côn trùng có vảy, mặc dù các thành viên của phân họ Epilachninae là động vật ăn cỏ, và chúng cũng có thể là dịch hại trong nông nghiệp (ví dụ bọ đậu Mexico). Chúng cũng ăn một số loại cây trồng và thực vật khác khi không có các loại thức ăn khác, làm cho chúng có thể trở thành dịch hại đối với nông dân và những người làm vườn. 7. bo c ánh m àng Bộ Cánh màng (danh pháp khoa học: Hymenoptera) bao gồm các loài như ong, kiến. Tên gọi này là do đặc điểm các cánh màng của chúng, và có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ ὑμήν (humẽn): màng và πτερόν (pteron): cánh. Các cánh sau của chúng được nối với các cánh trước bằng một chuỗi các móc bám. Trên thế giới bộ này mới định danh được khoảng 110.000 loài • đặc điểm chung Kích thước thân thể từ rất nhỏ (vài mm) đến lớn (vài dm) [cần dẫn nguồn] • Đầu các loài đều hướng xuống dưới. • Râu đầu có nhiều dạng khác nhau: hình đầu gối, hình răng lược, hình lông chim. • Miệng có hai kiểu gặm nhai và gặm hút. • Có 2 đôi cánh, cánh trước lớn hơn cánh sau. Một số loài cánh ngắn hoặc không có (kiến). • Bàn chân có 5 đốt, là chân đi (trừ chân sau của ong thợ là chân lấy phấn). • Con cái có ống đẻ trứng rất phát triển, đôi khi dài hơn thân thể và một số loài biến thành kim đốt. • Các loài thuộc bộ cánh màng thường sống trên cây, trong đất và trong cơ thể các loài côn trùng. [Giá trị sử dụng • Một số loài có vai trò thụ phấn cho hoa và cho các sản phẩm quý như mật ong, sáp ong. • Nhiều loài ký sinh ăn thịt các loài côn trùng khác giúp cho con người phòng trừ sâu hại. • Một số loài ăn lá, đục thân phá hoại cây cối trong lâm nông nghiệp. 8. bo 2 c ánh Muỗi là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng hợp thành họ Culicidae, bộ Hai cánh (Diptera). Chúng có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng, các chân dài. Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống, muỗi cái hút thêm máu người và động vật. Kích thước thay đổi theo loài, nhưng ít khi lớn hơn vài mm. Đa số có trọng lượng khoảng 2 đến 2,5 mg. Chúng có thể bay với tốc độ 1,5 đến 2,5 km/h. Muỗi đã tồn tại trên hành tinh của chúng ta khoảng 170 triệu năm. Họ Culicidae thuộc bộ Diptera và chứa khoảng 2700 loài trong 35 giống gồm Anopheles, Culex, Psorophora, Ochlerotatus, Aedes, Sabethes, Wyeomyia, Culiseta, Haemagoggus, . Dac diem: Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thái thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước. Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng. Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu. Muỗi cái cần hút thêm máu để có nguồn protein để sản sinh ra trứng. Thức ăn bình thường của muỗi là nhựa cây và hoa quả, không chứa đủ protein cho muỗi cái. Muỗi đực không có vòi thích hợp để hút máu, và chỉ ăn nhựa cây và hoa quả. Cũng có một nhánh muỗi, tên là Toxorhynchites, không hút máu. Muỗi cái xác định mục tiêu hút máu qua mùi vị và cảm nhận nhiệt. Chúng đặc biệt nhạy cảm với CO² trong hơi thở động vật và một số mùi trong mồ hôi. Một số người, ví dụ nam giới, béo và thuộc nhóm máu O, hấp dẫn muỗi nhiều hơn. Muỗi cảm nhận được tia hồng ngoại phát ra từ vật có thân nhiệt cao, nên dễ tìm được đến động vật và chim máu nóng. Một số loài muỗi có khả năng là vật trung gian truyền bệnh giữa người với người, hay giữa động vật và người. Các bệnh do muỗi truyền có thể gây tử vong cao gồm sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng da . Ở Việt Nam, vào mùa hè và mùa mưa hàng năm, sự phát triển của muỗi thường xuyên gây nên các dịch bệnh làm tử vong nhiều bệnh nhân. Mùa hè năm 2004, có vài chục nghìn người Việt Nam bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết, trong đó có vài chục ca tử vong, do muỗi truyền. Trên thế giới, có khoảng hơn nửa tỷ người mắc bệnh sốt rét hàng năm, tập trung ở Châu Phi, với thủ phạm truyền bệnh là muỗi. . từ 2 đến 5 năm. Một số loài có vòng đời dài hơn nhiều, ví dụ như loài Magicicada có vòng đời 17 năm và đôi khi là 13 năm. Những vòng đời dài như thế là. (có khi còn được gọi là đà cuống hay long sắt, tên khoa học: Belostoma indica Vitalis hay Lethocerus indicus Lep. et Serv [1] .) là một loại côn trùng