Sỡ GD & ĐT Trường THPT Nguyễn Thị Đẹp BÀI TẬP CHỌN LỌC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN RẤT HAY Câu 1 : Một hỗn hợp A gồm Al và Fe có khối lượng 11 gam tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp 3 muối AgNO 3 1M, Cu(NO 3 ) 2 1M và Pb(NO 3 ) 2 0,5M. Khối lượng Al trong 11 gam hỗn hợp A là: A. 2,7 gam B. 4,05 gam C. 8,1 gam D. 5,4 gam Câu 2: Cho 3,87 gam hỗn hợp A gồm Mg và Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp HCl 1M và H 2 SO 4 0,5M thu được dung dịch B và 4,368 lít H 2 (đktc). Cho B tác dụng với V lít dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,2M và KOH 0,3M thu được kết tủa lớn nhất. Giá trị V là: A. 10 lít. B. 1 lít. C. 2 lít. D. 5 lít. Câu 3: Cho 21,3 gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe và Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít H 2 (đktc). Mặt khác cho 21,3 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 11,2 lít Cl 2 (đktc). Khối lượng Al có trong 21,3 gam hỗn hợp X là: A. 13 gam . B. 5,4 gam. C. 2,7 gam. D. 3,6 gam. Câu 4: Một hỗn hợp gồm 0,1 mol Al và 0,16 mol Zn hoà tan hoàn toàn vào dung dịch HNO 3 dư thu được V lít hỗn hợp (đktc) NO và N 2 O có tỷ khối hơi so với H 2 bằng 17. Giá trị của V là: A. 3,136 lít B. 4,48 lít C. 5,6 lít D. 6,72 lít Câu 5: Hoà tan 11,1 gam hỗn hợp Al và Fe vào 120 ml dung dịch HNO 3 vừa đủ được dung dịch A và 10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và NO 2 có tỷ khối hơi so với H 2 bằng 61/3. Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A là : A. 2, 7 g và 8,4 g. B. 5,4 g và 5,7 g. C. 4,05 g và 7,05 g. D. 7,18 g và 3,92 g Câu 6: Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp Al và Mg bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch axit tăng thêm 7 gam. Khối lượng Al và Mg có trong 7,8 gam hỗn hợp trên lần lượt là: A. 5,4g và 2,4 g . B. 2,7g và 5,1g . C. 4,05g và 3,75g. D. 3 g và 4,8 g Câu 7: Chia 2,29 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Zn, Mg và Al thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư giải phóng 1,456 lít H 2 (đktc) và m 1 gam muối clorua. Phần 2 bị oxi hoá hoàn toàn thu được m 2 gam hỗn hợp 3 oxit. Giá trị m 1 và m 2 lần lượt là: A.4,42g và 2,185 g B. 5,76 g và 2,185 g. C. 3,355 g và 3,225 g D. 7,65 g và 4,16 g. Câu 8: Chia 1,24 gam hỗn hợp 2 kim loại có hoá trị không đổi đều đứng trước hidro trong dãy điện hoá thành 2 phần bằng nhau. Oxi hoá hoàn toàn phần 1 thu được 0,78 gam hỗn hợp oxit. Hoà tan hoàn toàn phần 2 trong dung dịch H 2 SO 4 loãng thu được V lít H 2 (đktc). Giá trị của V là: A. 2,24 lít. B. 0,112 lít. C. 5,6 lít. D. 0,224 lít. Câu 9: Hỗn hợp A gồm 2 kim loại có hoá trị không đổi. Chia 0,8 gam hỗn hợp A thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng dư thu được 224 ml H 2 (đktc). Oxi hoá hoàn toàn phần 2 tạo ra m gam hỗn hợp 2 oxit. Giá trị m (khối lượng 2 oxit) là: A. 0,32 gam B. 0,48 gam. C. 0,56 gam. 0,96 gam. Câu 10: Chia hỗn hợp 2 kim loại A và B có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Hoà tan hết phần 1 trong dung dịch HCl dư tạo ra 1,792 lít H 2 (đktc). Nung phần 2 trong oxi dư thu được 2,84 gam hỗn hợp 2 oxit. Khối lượng hỗn hợp 2 kim loại trong hỗn hợp đầu là: A. 2,4 gam. B. 1,56 gam. C. 2,6 gam. D. 3,12 gam. Câu 11: Hoà tan hoàn toàn 5,6 gam hỗn hợp gồm một số kim loại có hoá trị không đổi trong dung dịch HNO 3 loãng dư thu được 4,48 lít NO (đktc) (sản phẩm khử duy nhất). Mặt khác cũng đốt cháy 5,6 gam hỗn hợp các kim loại như trên trong oxi dư thu được m gam oxit. Giá trị m là: A. 7,2 gam. B. 8,8 gam. C. 10,4 gam. D. Kết quả khác. Câu 12: Một hỗn hợp A gồm FeO và Fe 3 O 4 có khối lượng bằng 26,8 gam. Khử hỗn hợp A bằng khí CO nung nóng một thời gian được hỗn hợp chất rắn B và hỗn hợp khí C. Dẫn C qua dung dịch Ca(OH) 2 dư được 10 gam kết tủa. Cho hỗn hợp rắn B tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư thấy thoát ra 3,36 lít khí NO (đktc). Khối lượng FeO có trong 26,8 gam hỗn hợp ban đầu là: A. 7,2 gam. B. 10,8 gam. C. 14,04 gam. D. 18 gam. III. Phương pháp ion thu gọn: Câu 13: Trộn lẫn dung dịch HCl 0,2M với H 2 SO 4 0,1M theo tỷ lệ 1: 1 về thể tích. Để trung hoà 100 ml dung dịch thu được cần bao nhiêu ml dung dịch Ba(OH) 2 0,02M. A. 250 ml. B. 350 ml. C. 500 ml. D. 650 ml. Câu 14: Để trung hoà 200 ml dung dịch A chứa hỗn hợp 2 axit HCl 0,2M và H 2 SO 4 0,15M cần V lít dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,2M và Ba(OH) 2 0,1M. Giá trị của V là: A. 0,1 lít. B. 0,25 lít. C. 0,3 lít. D. 0,35 lít. Câu 15: Để trung hoà 500 ml dung dịch A chứa hỗn hợp HCl 1M và HNO 3 0,5M cần 250 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH) 2 C (M). Giá trị của C là: A. 1M. B. 1,2M. C. 1,5M. D. 2M Câu 16: Cho 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,2M và HNO 3 0,15M trung hoà vừa đủ với 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH C 1 (M) và Ba(OH) 2 C 2 (M). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,8 gam chất rắn khan. Giá trị C 1 và C 2 lần lượt là: A. 0,15M và 0,05M. B. 0,1M và 0,1M. C. 0,02M và 0,1M. D. 0,1M và 0,02M. Câu 17: Cho 500 ml dung dịch A Chứa hỗn hợp Ba(OH) 2 0,5M và KOH 0,5M trung hoà vừa đủ 400 ml dung dịch B chứa hỗn hợp HCl C 1 (M) và H 2 SO 4 C 2 (M). Sau phản ứng thu được 46,6 gam kết tủa. Giá trị C 1 và C 2 lần lượt là: A. 0,5 M và 0,6 M. B. 0,875 M và 0,5 M. C. 0,6M và 0,75 M. D. 0,5 M và 1 M Câu 18: Một dung dịch H 2 SO 4 có PH = 4. Nồng độ mol/lít của dung dịch H 2 SO 4 trong dung dịch trên là: A. 10 -4 M. B. 5.10 -5 M. 5.10 -3 M. D. Không xác định. Câu 19: Dung dịch A chứa hỗn hợp HCl 0,05M và H 2 SO 4 0,025M. Giá trị PH trong dung dịch A là: A. 1. B. 13 . C. 2 . D. 1,3 Câu 20: Trộn 200 ml dung dịch HCl 0,05M với 400 ml dung dịch H 2 SO 4 0,0625 M được 600 ml dung dịch A. PH của dung dịch A là: A. 1,3. B. 0,9. C. 1. D. 2 Câu 21: Cho một dung dịch X gồm Al 2 (SO 4 ) 3 và MgSO 4 được chia làm 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 8 gam chất rắn B. Mặt khác cho phần 2 tác dụng với dung dịch BaCl 2 vừa đủ thu được 186,4 gam kết tủa D. Khối lượng của Al 2 (SO 4 ) 3 và MgSO 4 có trong hỗn hợp lần lượt là: A. 68,4 g và 12 g. B. 68,4 g và 24 g. C. 34,2 g và 12 g. D. 34,2 g và 24 g. Câu 22: Cho một dung dịch A chứa 0,2 mol Na + , 0,15 mol 4 NH + , 0,1 mol Ba 2+ , 0,25 mol 3 NO − và x mol Cl - . Giá trị x là: A. 0,2 mol. B. 0,25 mol. C. 0,3 mol. D. 0,35 mol. . & ĐT Trường THPT Nguyễn Thị Đẹp BÀI TẬP CHỌN LỌC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN RẤT HAY Câu 1 : Một hỗn hợp A gồm Al và Fe có khối lượng 11 gam tác dụng vừa đủ. 7,65 g và 4,16 g. Câu 8: Chia 1,24 gam hỗn hợp 2 kim loại có hoá trị không đổi đều đứng trước hidro trong dãy điện hoá thành 2 phần bằng nhau. Oxi hoá hoàn