Bao cao SCADA

24 1.5K 6
Bao cao SCADA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thiết kế, lập trình hệ thống giám sát và điều khiển nhà máy sản xuất nước ép trái cây bằng PLC và Scada.

Lời nói đầu Trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng, xu thế công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là một xu hướng phát triển chung. Đối với các nước Châu Âu thì quá trình công nghiệp hóa đã diễn ra rất sớm, các nước này đã có những bước phát triển khoa học kĩ thuật sớm và áp dụng những kết quả đó và quá trình công nghiệp hóa thành công. Nước ta tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng mục tiêu hiện đại hóa đất nước đã được đề ra và thực hiện khẩn chương, khi hiện đại hóa thì các lĩnh vực như cơ khí, nhu cầu về năng lượng, các ngành kĩ thuật và ngành công nghệ thông tin sẽ phát triển mạnh mẻ. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ dẫn đến việc chuyên môn hóa trong sản xuất các mặt hàng phục vụ cho đời sống và sản xuất hằng ngày. Khi đó nhiều nhà máy nhiều xí nghiệp nhiều công ty sẽ ra đời, các công ty này sẽ ngày càng phát triển và lớn mạnh vì vậy quy mô sản xuất và số lượng sản xuất sẽ tăng lên, khi đó không thể tránh khỏi việc liên kết trao đổi hợp tác giữa các ngành có liên quan với nhau để sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. trong một dây truyền sản xuất lớn hiện đại sẽ bao gồm yếu tố như thiết bị cơ khí, mạng lưới điện, kĩ thuật thông tin… Để có thể vận hành lâu dài và hiệu quả thì phải đòi hỏi sự quản lí chính xác kịp thời, để giải quyết vấn đề đó thì sử dụng SCADA để quản lí và giám sát là rất hiệu quả, mang lại sự thuận lợi và tăng năng xuất trong sản xuất. SCADA là sự lựa chọn đúng đắn hợp lí trong việc điều khiển và giám sát hệ thống lớn phức tạp, đòi hỏi hoạt động an toàn chính xác. SCADA là một công cụ hữu ích và đúng đắn cho một hệ thống lớn đòi hỏi quá trình vận hành và giám sát quy trình sản xuất hợp lí chính xác và kịp thời, đồng thời còn có thể can thiệp làm thay đổi hay cách li những công đoạn bị lỗi, bị sự cố để tiến hành sữa chữa khi các công việc khác nằm trong một quy trình chung vẫn có thể hoạt động bình thường mà hiệu quả chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật khắc khe đã đặt ra. Đưa hệ thống SCADA vào việc vận hành và giám sát hoạt động của các quy trình sản xuất lớn đã góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao năng suất, hiệu quả trong công việc sản xuất giảm nhiều được chi phí trong việc thê nhân công, khắc phục cũng như phát hiện các sự cố nhanh chóng kịp thời, đồng thời có thể xử lí nhanh thông qua hệ thống điện được liên kết trong hệ thống mà người giám sát có thể can thiệp từ xa mà không cần đến trực tiếp cơ cấu chấp hành như máy móc, van, bơm, động cơ… Nhờ việc sử dụng hệ thống SCADA trong sản xuất mà khả năng an toàn trong sản xuất của các nhà máy lớn được đảm bảo, hoạt động sản xuất luôn duy trì ở mức độ cao nhất, giảm thiểu tai nạn và các xử cố bất ngờ xuống thấp nhất để quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, nhưng các thiết bị vẫn luôn trong điều kiện làm việc tốt nhất, sản phẩm luôn đạt được chất lượng đặt ra đáp ứng được các yêu cầu khắc khe của con người đặt ra. Phần nội dung ~ 1 ~ I. Tổng quan về hệ thống SACDA trong hệ thống điện I.1 Khái niệm SCADA là gì? SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition) là tên gọi chung cho hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu. I.2 Khái quát chung Khả năng thực hiện các hoạt động tại một trạm điện không có nhân viên kĩ thuật, gọi là trạm không người trực được thực hiện từ Trung tâm điều độ địa phương hoặc từ Trung tâm điều độ vùng/miền. Điều đó tiếp kiệm được rất nhiều chi phí trong quản lí, vận hành hệ thống điện(HTĐ), nhưng tất yếu phải đảm bảo các hoạt động được thực hiện tin cậy, chính xác theo yêu cầu. Thật vậy, trong HTĐ cần có các thao tác như đóng mở máy cắt, dao cách ly, theo dõi đọc số liệu từ xa,… nhưng chi phí để duy trì nhân viên tại chỗ lại không hợp lý. Ngoài ra việc xử lý chậm trễ của nhân viên kĩ thuật khi xảy ra sự cố có thể kéo dài thêm hời gian khắc phục sự cố và làm giảm chất lượng phục vụ khách hàng. Hơn nữa chi phí duy trì nhân viên vận hành tại chỗ sẽ càng tăng cao khi thực hiện các thao tác đóng ngắt, điều này làm cho chi phí đó trở nên không kinh tế. Đây là những nguyên nhân chủ yếu làm cho các hệ thống điều khiển giám sát và thu thập số liệu, gọi tắt trong tiếng anh là SCADA phát triển trong hệ thống. Thiết bị điều khiển từ xa các thiết bị điện đã được sử dụng trong nhiều năm gần đây và nhu cầu về thông tin cũng như điều khiển từ xa dẫn đến sự phát triển các hệ thống thiết bị có khả năng thực hiện các thao tác, kiểm soát chúng và báo cáo lại với Trung tâm điều độ các thao tác điều khiển theo yêu cầu đã thực hiện có kết quả. Đồng thời cũng cần thông báo các thông tin quan trọng khác như các thông số vận hành của lưới điện như dòng điện, điện áp, công suất, tần số với trung tâm điều độ. Ban đầu một hệ thống như vậy phụ thuộc vào nhiều đường dây thông tin liên lạc truyền tín hiệu giám sát, điều khiển. thế hệ đầu của hệ thống SCADA không thể đáp ứng được việc thực hiện nhiều thao tác điều khiển. nhưng với sự phát triển của kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin ngày nay, các thao thác điều khiển giám sát trong hệ thống SCADA là rất lớn khi thực hiện các mệnh lệnh từ Trung tâm điều độ. Hiện nay trong các trung tâm điều độ miền Bắc, Trung, Nam, Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia và hầu hết các trạm biến áp từ cấp điện aps110kV trở lên ở nước ta đều được trang bị hệ thống SCADA. Hệ thống này rất có hiệu quả trong giám sát, điều khiển vận hành HTĐ. I.3 Sự phân cấp quản lý của hệ thống SCADA ~ 2 ~ Việc giám sát, thu thập số liệu và điều khiển là rất cần thiết đối với một hệ thống công nghiệp bất kỳ. đặc thù của HTĐ là quy mô của hệ thống sản xuất rất lớn, trải trên một không gian rộng, bao gồm nhiều phần tử, thiết bị với các chức năng, nguyên lý làm việc khác nhau. Do đó việc sử dụng một hệ thống điều khiển trung tâm để đảm nhiệm tất cả các chức năng giám sát và điều khiển là hết sức phức tạp. chính vì vậy, tùy theo mức độ quan trọng và yêu cầu những tính năng giám sát, điều khiển mà các chức năng giám sát, điều khiển và thu thập số liệu được phân phối và phân cấp cho các thiết bị khác nhau. Hệ thống SCADA cho hệ thống hợp nhất, với một công ty điện lực chịu trách nhiệm quản lý, thông thường được chia thành ba cấp cơ bản sau đây. ~ 3 ~ I.3.1 Cấp thứ nhất Cấp thứ nhất của hệ thống SCADA, các phần tử có chức năng giám sát các thông số vận hành của lưới điện, điều khiển ra lệnh cho các phần tử đóng cắt, ghi chụp phân tích các sự cố xảy ra trên lưới điện, đó là rơ le bảo vệ kỹ thuật số DR(Digital Relay), bộ ghi sự cố FR(Fault Recorder), đồng hồ kỹ thuật số đa chức năng DMM(Digital Multi-funtion Metter), các bộ biến đổi công suất, dòng điện, điện áp, tần số(transducer)… Khi xảy ra sự cố, các rơ le tính toán và tác động theo thông số chỉnh định đã được cài đặt mà không cần liên lạc với với hệ thống cấp trên. Ngoài ra các phần tử thuộc cấp này còn có chức năng thu thập số liệu, thông số vận hành ở các chế độ bình thường của HTĐ để gửi lên các máy tính diều khiển mức trạm SS(Substation Server) hoặc các thiết bị đầu cuối RTU(Remote Terminal Unit). Trong các hệ thống hiện đại, các phần tử này được gọi chung là thiết bị điện tử thông minh IED(Intelligent Electronic Devices). Chúng có nguyên lí làm việc và chức năng khác nhau, nhưng có cùng chuẩn giao tiếp(Protocol), cho phép IED này có thể nói chuyện được với các IED khác trong cùng trạm(peer to peer) và trao đổi với Điều khiển trạm SS(Substation Server) hoặc RTU. Về nguyên tắc, sự hỏng hóc hay bảo trì tại IED sẽ không làm ảnh hưởng đến các IED khác trong hệ thống. I.3.2 Cấp thứ hai ~ 4 ~ Cấp thứ hai củ hệ thống SCADA là các Điều khiển trạm SS(Substation Server) và RTU có chức năng chủ yếu là thu thập số liệu từ các IED do nó quản lý, lưu lại trong cơ sở dữ liệu, phục vụ các nhu cầu đọc dữ liệu tại chỗ qua các giao diện người máy HMI( Human Machine Interface) và truyền dữ liệu thu thập được lên cấp quản lý cao hơn theo các chuẩn truyền thông tin. I.3.3 Cấp thứ ba Cấp thứ ba là Trung tâm điều khiển của toàn hệ thống, nơi thực hiện việc thu thập số liệu từ các Điều khiển trạm SS(Substation Server) và RTU, thực hiện các chức năng tính toán đánh giá trạng thái của hệ thống, dự báo nhu cầu phụ tải và thực hiện các chức năng điều khiển quan trọng như việc phân phối lại công suất giữa các nhà máy, lên kế hoạch vận hành của toàn hệ thống. Do quy mô rộng lớn của hệ thống truyền tải điện năng, các trạm điều khiển trung tâm còn có thể được chia thành các cấp điều khiển trung tâm(Central Control) và các trạm điều khiển vùng(Area Control Center). I.4 Các yêu cầu chung của hệ thống SCADA Một hệ thống SCADA chuẩn phải cung cấp được các chức năng sau: I.4.1 Chức năng giám sát 1) Giám sát và đảm bảo được tính chính xác toàn bộ các thông số vận hành của hệ thống như dòng điện, điện áp, công suất, tần số, vị trí nấc của máy biến áp… 2) Giám sát được các trạng thái của các phần tử đóng cắt trong hệ thống. đó là trạng thái đóng/ mở máy cắt, dao cách ly, dao tiếp địa… I.4.2 Chức năng điều khiển 1) Quá trình điều khiển phải chính xác, tin cậy Trong quá trình thực hiện các thao tác đóng/ mở máy cắt, dao cách ly, điều khiển chuyển nấc phân áp của máy biến áp… từ xa (từ Trung tâm điều độ vùng/ miền hoặc quốc gia) phải đảm bảo tuyệt đối tin cậy, không được nhầm lẫn, có nghĩa là các thao tác phải được giám sát chặt chẽ về tính liên động phối hợp giữa máy cắt, dao cách ly và các thiết bị liên quan tuân theo quy trình quy phạm vận hành của hệ thống. 2) Cài đặt thông số từ xa Khi có sự thay đổi về cấu trúc của lưới hoặc năng cao công suất chống quá tải thì các thông số vận hành của lưới và thiết bị sẽ thay đổi, vì vậy ta cần phải đặt lại các thông số chỉnh định bảo vệ rơ le hoặc thay đổi tỷ số biến đổi trong các thiết bị đo đếm như đồng hồ và công tơ cho phù hợp với thực tế. việc cài đặt này có thể được thực hiện từ xa tại các Trung tâm điều độ vùng/miền hoặc quốc gia. I.4.3 Quản lý và lưu trữ dữ liệu Giám sát được các sự cố xảy ra trên lưới cũng như các thiết bị, cảnh báo sự cố bằng âm thanh, màu sắc hoặc thông báo trên màn hình hiển thị, ghi lại được các chuỗi sự kiện, sự cố xảy ra và xác định chuẩn đoán sự cố. ~ 5 ~ Tất cả các chức năng trên của hệ thống phải được bảo mật ở mức cao nhất và tuyệt đối tin cậy. I.4.4 Tính năng thời gian thực SCADA là một hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu trong thời gian thực, do đó tính năng của hệ thống là rất cần thiết và quan trọng. sự hoạt động bình thường của hệ thống kỹ thuật nói chung, hệ thống điện nói riêng làm việc trong thời gian thực không chỉ phụ thuộc vào độ chính xác, đúng đắn của các kết quả đầu ra, mà còn phụ thuộc vào thời điểm đưa ra kết quả. Một hệ thống có tính năng thời gian thực không nhất thiết phải có phản ứng thật nhanh mà quan trọng hơn phải có phản ứng kịp thời đối với các yêu cầu, tác động bên ngoài. Như vậy một hệ thống truyền tin có tính năng thời gian thực phải có khả năng truyền tải thông tin một cách tin cậy và kịp thời với yêu cầu của đối tác truyền thông. Do đó tính năng thời gian thực của một hệ thống giám sát, điều khiển phj thuộc vào rất nhiều hệ thống thông tinsử dụng trong hệ thống đó, ví dụ như hệ thống Bus trường. 1) Độ nhạy nhanh: Tốc độ truyền thông tin hữu ích phải đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu trao đổi dữ liệu trong một giải pháp cụ thể. 2) Tính tiền định: Dự đoán trước được về thời gian phản ứng tiêu biểu và thời gian phản ứng chậm nhất với yêu cầu của từng trạm. 3) Độ tin cậy, kịp thời: Đảm bảo tổng thời gian cần cho việc vận chuyển dữ liệu một cách tin cậy giữa các trạm nằm trong một khoảng xác định. 4) Tính bền vững: Có khả năng xử lý sự cố một cách thích hợp để không gây thiệt hại thêm cho toàn bộ hệ thống. I.5 Tổng quan về cơ cấu hệ thống SCADA Từ sự phân cấp quản lý hyệ thống điều khiển giám sát và thu thập số liệu cũng như yêu cầu chung của hệ thống SCADA nêu trên, một hệ thống SCADA cần có cơ cấu cơ bản như sau: • Trạm thu thập dữ liệu trung gian: Là các khối thiết bị vào ra đầu cuối từ xa RTU (Remote Terminal Units) hoặc là các khối (bộ) vi điều khiển logic lập trình PLC (Programmale Logic Controllers) có chức năng giao tiếp với các thiết bị chấp hành (cảm biến cấp trường, các hộp điều khiển đóng cắt và các van chấp hành…). • Trạm điều khiển giám sát trung tâm: là một hay nhiều máy chủ trung tâm (Central host computer server). • Hệ thống truyền thông: bao gồm các mạng truyền thông công nghiệp , các thiết bị viễn thông và các thiết bị chuyển đổi dòng keenhcos chức năng truyền dữ liệu cấp trường đến các khối điều khiển và máy chủ. • Giao diện người – máy HMI (Human – Machine Interface): Là các thiết bị hiển thị quá trình xử lý dữ liệu để người vận hành điều khiển các quá trình hoạt động của hệ thống. Theo các thành phần, có một cơ chế thu thập dữ liệu như sau: Trong hệ SCADA, quá trình thu thập dữ liệu được thực hiện trước tiên ở quá trình các RTU quét thông tin có được từ các thiết bị chấp hành nối với chúng. Thời gian để thực ~ 6 ~ thi nhiệm vụ này được gọi là thời gian quét bên trong. Các máy chủ quét các RTU (với tốc độ chậm hơn) để thu thập dữ liệu từ các RTU này. Để điều khiển, các máy chủ sẽ gữi tín hiệu yêu cầu xuống các RTU, từ đó cho phép các RTU gữi tín hiệu điều khiển trực tiếp xuống các thiết bị chấp hành thực thi nhiệm vụ. Trong quá trình truyền tải dữ liệu, tín hiệu có thể là dạng liên tục (anlog), dạng số (digital) hay dạng xung (pulse). Giao diện cơ sở để vận hành tại các thiết bị đầu cuối là một màn hình giao diện đồ họa GUI (Graphical User Interface) dùng để hiển thị toàn bộ hệ thống điều khiển giám sát hoặc các thiết bị trong hệ thống. tại một thời điểm, dữ liệu được hiển thị dưới dạng hình ảnh tĩnh, khi dữ liệu thay đổi thì hình ảnh này cũng thay đổi theo. Trong trường hợp dữ liệu của hệ thống biến đổi liên tục theo thời gian, hệ SCADA thường hiển thị quá trình thay đổi dữ liệu này trên màn hình giao diện đồ họa GUI dưới dạng đồ thị. Một ưu điểm lớn của hệ SCADA là khả năng xử lý lỗi rất thành công khi hệ thống xảy ra sự cố. nhìn chung, khi cí sự cố, hệ SCADA có thể lựa chọn một trong các cách xử lí sau: • Sử dụng dữ liệu cất dữ trong các RTU: trong các hệ SCADA có các RTU có dung lượng bộ nhớ lớn, khi hệ thống hoạt động ổn định, dữ liệu sẽ được sao lưu vào trong bộ nhớ của RTU. Do đó, khi hệ thống xảy ra lỗi thì các RTU sẽ sử dụng tạm dữ liệu này cho đến khi hệ thống hoạt động trở lại bình thường. • Sử dụng các phần cứng dự phòng của hệ thống: hầu hết các hệ SCADA đều được thiết kế thêm các bộ phận dự phòng, ví dụ như hệ thống truyền thông hai đường truyền, các RTU đôi hoặc hai máy chủ… Các bộ phận dự phòng sẽ được đưa vào sử dụng khi hệ SCADA có sự cố hoặc hoạt động offline (có thể cho mục đích bảo dưỡng, sữa chữa, kiểm tra…). I.6 Thành phần hệ thống SCADA I.6.1. Phần cứng Một hệ thống SCADA bao gồm một số các thiết bị đầu cuối RTU (Remote Terminal Units) làm hiệm vụ thu thập dữ liệu và gửi dữ liệu quay trở lại trạm chủ thông qua một hệ thống truyền thông. Trạm chủ hiển thị các dữ liệu thu được và cho phép người vận hành thực hiện các nhiệm vụ điều khiển từ xa. Các dữ liệu chính xác và kịp thời cho phép tối ưu hóa các hoạt động nhà máy và quá trình. Lợi ịch khác của hệ thống SCADA là hiệu quả hơn, độ tin cậy cao, chi phí vận hành thấp và quan trọng nhất là an toàn hơn trong hoạt động. Một hệ thống SCADA phức tạp có năm cấp độ cơ bản sau: • Thiết bị đo và thiết bị điều khiển; • Trạm đầu cuôi và thiết bị đầu cuối RTU; • Hệ thống truyền thông; ~ 7 ~ • Các trạm thu thập dữ liệu; • Hệ thống xử lý dữ liệu. I.6.2. Phần mềm Phần mềm SCADA có thể được chia thành hai loại, thuộc quyền sở hữu hoặc nguồn mở. Các phần mềm thuộc phần sở hữu là các phần mềm SCADA nhà cung cấp hệ thống SCADA thiết kế ra để giao tiếp với phần cứng của họ. vấn đề chính với hệ thống này là sự phụ thuộc quá nhiều vào các nhà cung cấp hệ thống. vì vậy các phần mềm mở được sử dụng phổ biến hơn vì khả năng tương tác của họ mang lại cho hệ thống. thường các phần mềm mở có khả năng trộn các nhà sản xuất thiết bị khác nhau trên cùng một hệ thống. Citect và WonderWare chỉ là hai trong số những gói phần mềm mở sẵn trên thị trường cho các hệ thống SCADA. Một số gói phần mềm hiện nay bao gồm cả quản lý tài sản tích hợp trong hệ thống SCADA. Phần mềm SCADA sẽ bao gồm những phần chính sau: • Giao diện người sử dụng; • Đồ họa; • Các cảnh báo (Alarms); • Các đồ thị (Trends); • Giao diện cho thiết bị đầu cuối RTU và PLC; • Khả năng mở rộng; • Phương thức truy cập dữ liệu; • Cơ sở dữ liệu; ~ 8 ~ • Mạng truyền thông; • Lỗi và dự phòng; • Quá trình phân phối máy chủ/khách. I.6.3. Cáp tryền thông Có rất nhiều loại cáp truyền thông được sử dụng trong hệ thống SCADA. Thông tin trong ngành Điện lực được truyền tải thông qua các hình thức sau: 1. Các kênh cao tần theo tuyến đường dây tải điện PLC (Power Line Carrier). Sử dụng các đường dây điện lực, dây chống sét hoặc các đường cáp đặt cách ly trong chúng để tạo kênh cao tần truyền tin. Việc sử dụng đường dây điện lực để truyền thông tin cao tần được thực hiện theo các sơ đồ: Dây phát – Dây nhận, Dây pha – Dây đất, Dây pha – Dây pha, Dây pha của lộ này – Dây pha của lộ khác. Việc sử dụng đường dây chống sét (DCS) truyền tin được thực hiện theo các sơ đồ: DCS – DCS, DCS – Dây đất, hai DCS – Dây đất. Các đường cáp đặt cách ly trong đường dây điện lực hoặc trong dây chống sét cũng được thực hiện theo các sơ đồ tương tự. 2. Các kênh theo đường cáp ngầm dưới đất hoặc dây hữu tuyến trên không, thường sử dụng loại cáp đối xứng hoặc cáp đồng trục. 3. Các kênh liên lạc sử dụng vô tuyến chuyển tiếp hay vi ba với bước sóng 1÷ 10cm. 4. Các kênh vô tuyến sóng ngắn, bước sóng từ 10 ÷ 50cm. ~ 9 ~ 5. Các kênh cáp quang chôn ngầm dưới đất hoặc đặt theo đường đây truyền tải điện. 6. Các kênh thuê của ngành bưu điện. Hiện nay trong ngành Điện lực, hình thức truyền tin cao tần theo đường dây tải điện, vô tuyến chuyển tiếp và kênh cáp quang được sử dụng rộng rãi hơn cả. trong các kênh truyền thông dùng cáp quang có nhiều ưu việc hơn cả. một số đặc điểm chung của các loại cáp cần chú ý đó là nhiễu tín hiệu điện và nhiễu sóng radio. Các loại nhiễu này là nhân tố quan trọng hàng đầu cần được chú ý khi thiết kế và lắp đặt một hệ thống truyền thông. Chúng được sinh ra một cách ngẫu nhiên từ các tín hiệu không mong muốn trong thiết kế. nó có thể xâm nhập vào đường cáp hoặc đường dây bằng nhiều cách. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào người thiết kế ban đầu phải có những biện pháp để giảm tối thiểu các tín hiệu nhiễu. bởi vậy các hệ thống SCADA thường sử dụng đường truyền có điện áp nhỏ là đường truyền có thể chịu đựng được các tín hiệu nhiễu. Việc sử dụng các cáp xoắn đôi là một yêu cầu tối thiểu của các hệ thống điều khiển nói chung và hệ thống SCADA nói riêng. Sử dụng một cặp dây dẫn tốt cùng với việc lắp đặt theo đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ giảm được tối đa các tín hiệu nhiễu. Cáp quang cũng là một trong những loại cáp được sử dụng phổ biến vì khả năng choonhs nhiễu của nó. Hiện tại hầu hết các hệ thống đều sử dụng cáp quang sợi thủy tinh nhưng trong một số lĩnh vực công nghiệp, các cáp quang sợi nhựa được sử dụng nhiều hơn. Trong tương lai, các hệ thống truyền thông dữ liệu sẽ được tách ra thành hệ thống radio, hệ thống cáp quang và hệ thống tia hồng ngoại. các hệ thống truyền thông có yêu cầu sử dụng đến năng lượng sẽ bị xóa bỏ. I.6.4 Tổng quan về mạng cục bộ LAN Mạng cục bộ LAN (Local Area Network) được dùng để chia sẽ toàn bộ tài nguyên thông tin. Do vậy, có thể sử dụng mạng LAN để các trạm nằm trong mạng SCADA có thể chí sẽ thông tin được với nhau khi chúng được kết nối qua các phương tiên truyền thông. Phương thức kết nối là tôpô (topology) mạng. Tôpô mạng là sự sắp xếp hình học của các nút và cáp nối trong mạng cục bộ. các tôpô mạng đều thuộc hai loại: tập trung và phân tán. Trong tôpô mạng tập trung, như mạng hình sao, có một máy tính trung tâm điều khiển việc thâm nhập mạng. kiểu thiết kế này đảm bảo an toàn dữ liệu và sự quản lý trung tâm đối với các nội dung và các hoạt động của toàn mạng. trong tôpô phân tán như mạng Bus hoặc mạng vòng tròn, không có máy trung tâm, mà từng trạm công tác có thể thâm nhập vào mạng một cách độc lập và tự thiết lập các ghép nối riêng của mình với các trạm công tác khác. ~ 10 ~ . trường cho các hệ thống SCADA. Một số gói phần mềm hiện nay bao gồm cả quản lý tài sản tích hợp trong hệ thống SCADA. Phần mềm SCADA sẽ bao gồm những phần chính. thống SCADA Từ sự phân cấp quản lý hyệ thống điều khiển giám sát và thu thập số liệu cũng như yêu cầu chung của hệ thống SCADA nêu trên, một hệ thống SCADA

Ngày đăng: 17/09/2013, 07:21

Hình ảnh liên quan

Hìnhnước Anhtrước Cách mạng? - Bao cao SCADA

Hình n.

ước Anhtrước Cách mạng? Xem tại trang 2 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan