1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về tuyển dụng công chức từ thực tiễn tỉnh đắk lắk

91 191 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 111,59 KB

Nội dung

Để thực hiện điều này, các cơ quan hành chính nhà nước ở Trungương và địa phương đã thực hiện đổi mới chế độ tuyển dụng và quản lý công chức.Thông qua việc thi tuyển, sát hạch, kiểm tra

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT

NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HÀ HUY QUANG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số: 8.38.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS BÙI NGUYÊN KHÁNH

ĐẮK LẮK - NĂM 2019

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các thông tin, tư liệu được sử dụng trong Luận văn có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của Tôi.

TÁC GIẢ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Lãnh đạo Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên, Quý thầy cô giáo khoa Luật, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Quý thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.

Tôi xin chân thành cảm ơn đến UBND tỉnh Đắk Lắk , Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk, Đảng Ủy khối các Cơ quan tỉnh Đắk Lắk đã nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện

đề tài.

Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Nguyên Khánh người đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành luận văn này.

Đắk Lắk, tháng 8 năm 2019

Tác giả luận văn: HÀ HUY QUANG

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 2

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 5

3.1 Mục đích của luận văn 5

3.2 Nhiệm vụ của luận văn 5

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5

4.1 Đối tượng nghiên cứu 5

4.2 Phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 6

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6

7 Kết cấu của đề tài 6

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC 7

1.1 Khái niệm, đặc điểm 7

1.1.1 Khái niệm công chức 7

1.1.2 Khái niệm tuyển dụng công chức 11

1.1.3 Căn cứ tuyển dụng công chức 13

1.1.4 Điều kiện tuyển dụng công chức 13

1.2 Nguyên tắc tuyển dụng công chức 15

1.2.1 Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật 15

1.2.2 Dân chủ, công bằng 16

1.2.3 Bảo đảm tính cạnh tranh 16

1.2.4 Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm 17

1.2.5 Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số 17

1.3 Các phương thức tuyển dụng công chức 18

Trang 5

1.3.1 Tuyển dụng theo phương thức thi tuyển 19

1.3.2 Tuyển dụng theo phương thức xét tuyển 22

1.3.3 Tiếp nhận không qua thi tuyển đối với công chức 23

1.4 Quy trình tuyển dụng công chức 24

1.4.1 Quy trình tiến hành tổ chức một kỳ thi tuyển (hoặc xét tuyển công chức) 24

1.4.2 Quy trình tiếp nhận không qua thi tuyển đối với công chức 27

1.5 Vai trò của tuyển dụng trong xây dựng đội ngũ công chức của các cơ quan hành chính nhà nước 28

1.6 Xu hướng đổi mới quản lý nhà nước về tuyển dụng công chức ở Việt Nam và kinh nghiệm tuyển dụng công chức của một số nước trên thế giới 30

1.6.1 Xu hướng đổi mới về quản lý nhà nước về tuyển dụng công chức hiện nay.30 1.6.2 Kinh nghiệm tuyển dụng công chức của một số địa phương ở Việt Nam 31

1.6.3 Bài học cho Đắk Lắk trong quá trình tuyển dụng 34

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK 36

2.1 Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, an ninh – chính trị, kinh tế-xã hội và dân tộc của tỉnh Đắk Lắk 36

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 36

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 37

2.1.3.Tình hình an ninh, chính trị 38

2.1.4 Các dân tộc ở Đắk Lắk 39

2.2 Thực trạng việc tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về tuyển dụng công chức từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk trong những năm gần đây 39

2.2.1 Thực trạng pháp luật về tuyển dụng công chức 39

2.2.2 Số lượng và chất lượng công chức tỉnh Đắk Lắk 41

2.2.3.Quản lý nhà nước về tuyển dụng công chức tỉnh Đắk Lắk từ 2013 đến 201845 2.3 Đánh giá về quản lý nhà nước về tuyển dụng công chức của tỉnh Đắk Lắk 51

2.3.1 Những kết quả đạt được trong công tác tuyển dụng 51

Trang 6

2.3.2 Những hạn chế trong công tác tuyển dụng 53

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nhà nước về tuyển dụng công chức tại tỉnh Đắk Lắk 56

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 58

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK HIỆN NAY 59

3.1 Phương hướng nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về tuyển dụng công chức từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk 59

3.1.1 Tuyển dụng công chức tỉnh Đắk Lắk phải gắn vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế 59

3.1.2 Tuyển dụng công chức cần gắn với mục tiêu của công cuộc cải cách hành chính nhà nước 60

3.1.3 Phát triển hiệu quả bộ máy hành chính nhà nước tỉnh Đắk Lắk 60

3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về tuyển dụng công chức từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk 61

3.2.1 Nhận thức đúng đắn về tuyển dụng công chức 61

3.2.2 Nâng cao chất lượng và trách nhiệm của Hội đồng tuyển dụng công chức 62

3.2.3 Nhóm giải pháp về tuyển dụng theo vị trí việc làm 63

3.2.4 Nhóm giải pháp về đổi mới nội dung và phương pháp thi tuyển công chức .67 3.2.5 Nhóm giải pháp về công tác thanh tra 71

3.2.6 Nâng cao chất lượng công tác đánh giá công chức tập sự để làm cơ sở cho việc tổ chức thi tuyển công chức tiếp theo 73

3.2.7 Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho việc thi tuyển công chức 75

3.2.8 Quan tâm tuyển dụng công chức người dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk 75

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Báo cáo chất lượng công chức trong cơ quan hành chính tỉnh Đắk Lắk năm 2018 42Bảng 2.2 Tổng hợp tuyển dụng công chức tỉnh Đắk Lắk từ 2013-2018 45Bảng 2.3 Tổng hợp cơ cấu ngạch, chuyên môn người dân tộc thiểu số trúng tuyển công chức tỉnh Đắk Lắk từ năm 2013 - 2018 46Bảng 2.4 Tổng hợp trình độ chuyên môn của công chức là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk trước khi được tuyển dụng giai đoạn 2013 – 2018 47Bảng 3.1 Các yếu tố cần thiết đánh giá công chức mới tuyển dụng 74

Trang 9

1 Lý do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

Trong hoạt động của các cơ quan nhà nước hiện nay, đội ngũ công chức làlực lượng nòng cốt, đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực thi chính sách củaNhà nước; là người đại diện cho quyền lợi của Nhân dân Vì vậy, vấn đề xây dựngđội ngũ công chức nhằm phục vụ hiệu quả cho hoạt động của các cơ quan nhà nước,luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân

Đứng trước yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và công cuộc cảicách nền hành chính quốc gia, đòi hỏi đội ngũ công chức trong cơ quan nhà nước,không chỉ ở cấp Trung ương mà cả cấp địa phương phải có đủ năng lực, giỏi vềchuyên môn và tốt về phẩm chất chính trị mới có thể đưa nước ta vượt qua nhữngthách thức và khó khăn, đồng thời góp phần xây dựng một nền hành chính trongsạch, vững mạnh Để thực hiện điều này, các cơ quan hành chính nhà nước ở Trungương và địa phương đã thực hiện đổi mới chế độ tuyển dụng và quản lý công chức.Thông qua việc thi tuyển, sát hạch, kiểm tra để tuyển dụng công chức đủ phẩm chất

và năng lực vào làm việc trong bộ máy đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ côngchức đủ số lượng, đủ trình độ, kỹ năng thực thi công vụ, phục vụ nhân dân và phục

vụ sự nghiệp phát triển của đất nước Vì vậy, việc tuyển dụng công chức đang làvấn đề bức thiết của các bộ, ngành, địa phương trong giai đoạn hiện nay

Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh miền núi thuộc địa bàn Tây Nguyên, có vị tríquan trọng chiến lược phát triển kinh tế, chính trị và xã hội; quốc phòng và an ninh.Tây Nguyên là địa bàn có 13.125km2 diện tích tự nhiên; có đường biên giới vớinước Campuchia là 73,4 km; có 47 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, dântộc thiểu số chiếm 33% dân số toàn tỉnh (riêng dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 22%);Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, phíaNam giáp tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Tây giáp Campuchia, địa hình tươngđối phức tạp Trong những năm qua việc thực hiện quản lý nhà nước về tuyển dụngcông chức ở Đắk Lắk đã đạt được những thành tựu khả quan Tuy nhiên, công tác

Trang 10

đã và đang bộc lộ những hạn chế như thực hiện công tác tuyển sụng chưa thực sựđúng và chặt chẽ theo những quy định của pháp luật, một số nơi còn buông lỏngtrong quá trình quản lý nhà nước về công tác tuyển dụng, các chính sách tuyển dụngcòn bất cập, không thu hút và giữ chân được những công chức có chất lượng cao,một số cán bộ công chức khi được tuyển dụng không đáp ứng được những yêu cầu

và nhiệm vụ cụ thể của vị trí việc làm được tuyển dụng…chưa đáp ứng thật tốtnhững yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý nhà nước về tuyển dụng công chứctrên địa bàn tỉnh

Trước tình hình như vậy, việc thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước vềtuyển dụng công chức trên địa bàn tỉnh nhằm hướng tới xây dựng đội ngũ côngchức chuyên nghiệp, hiện đại góp phần nâng cao năng lực thực thi công vụ, côngchức của tỉnh Mặc dù đã đạt được một số kết quả tích cực nhưng do đặc thù về vịtrí địa lý, về trình độ dân trí và đặc thù về VHXH, nhiều dân tộc cùng sinh sống (47dân tộc), điều đó đặt ra yêu cầu quản lý nhà nước về tuyển dụng công chức tỉnh ĐắkLắk cũng cần phải cụ thể hóa các quy định pháp luật để xây dựng một quy trìnhtuyển dụng vừa đúng về mặt pháp lý đồng thời cũng phù hợp với những đặc thù củađịa phương nhằm làm sao công tác tuyển dụng thật sự có chất lượng ngày càng caođáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước

Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước về tuyển dụng

công chức từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk ” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học, chuyên

ngành luật Hiến pháp và luật hành chính

2 Tình hình nghiên cứu

Trước đây, đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, bài viết củacác nhà nghiên cứu về tuyển dụng công chức, đáng lưu ý trong số đó có các côngtrình:

- Các đề tài luận án, luận văn, sách liên quan đến quản lý nhà nước về

tuyển dụng công chức:

+ Đề tài khoa học cấp Nhà nước Bộ Nội vụ (2006), “Nghiên cứu cơ sở khoa

học hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt Nam” Trong đề tài này đã đưa ra được lý

Trang 11

luận của công vụ và chế độ công vụ; đồng thời đánh giá tình hình thực trạng chế độcông vụ ở nước ta từ năm 1945 đến năm 2006 và đề ra quan điểm, phương hướng

và các giải pháp hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt Nam

+ Luận văn thạc sĩ của Trương Hải Long (2010), “Pháp luật về tuyển dụng

công chức trong bối cảnh cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay”,.

Trong đó luận văn đã đưa ra lí luận khái niệm tuyển dụng công chức, đánh giá thựctrạng tuyển dụng công chức hiện nay và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện phápluật tuyển dụng công chức trong bối cảnh cải cách hành chính nhà nước ở Việt Namhiện nay

Tác phẩm “Pháp luật về công vụ, công chức của Việt Nam và một số nước

trên thế giới” của TS Trần Anh Tuấn (2012) Nội dung của tác phẩm đã cung cấp

cho độc giả một cách hệ thống và toàn diện về pháp luật công vụ, công chức Trong đótác phẩm có 2 phần:

Phần thứ nhất: Tác giả đã giới thiệu những vấn đề cơ bản về công vụ, côngchức, trong đó tác giả đã nêu những vấn đề nổi bật xã hội quan tâm hiện nay đó là:

vị trí việc làm và phương pháp xác định vị trí việc làm, tiêu chuẩn công chức và vấn

đề năng lực trong hoạt động công vụ; rồi vấn đề đổi mới thi nâng ngạch công chứctheo nguyên tắc cạnh tranh; chính sách phát hiện, thu hút và trọng dụng, đãi ngộ người

có tài trong nền công vụ…; những định hướng cải cách chế độ công vụ, công chức ởViệt Nam đến năm 2020

Phần thứ hai, tác giả đã cung cấp cho độc giả một cách hệ thống các văn bảnpháp luật về công vụ, công chức ở Việt Nam từ năm 1945 cho đến nay, mặt khác tácgiả đã đi sâu giới thiệu những nét chung về hệ thống chính trị và pháp luật về công vụ,công chức của một số nước trên thế giới như Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức,Liên bang Nga, Liên bang Ôxtrâylia, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ,…

- Một số bài viết liên quan đến quản lý nhà nước về tuyển dụng công chức:

+ Bài viết “Thi tuyển công chức theo vị trí việc làm và điều kiện áp dụng ở

nước ta”, của PGS.TS Nguyễn Hữu Hải và CN Đào Thị Thanh Thủy, đăng trên

Tạp chí Quản lý nhà nước (2009) Trong đó, bài viết đã khái quát về vấn đề thi

Trang 12

tuyển công chức và thực hiện chế độ thi tuyển công chức theo vị trí việc làm củanước ta hiện nay đó là: kế hoạch hóa nguồn nhân lực, phân tích công việc (trong đó

có bản mô tả công việc) và vấn đề trả lương

+ Bài viết “Một số nội dung trong tuyển dụng nhân lực của khu vực nhà

nước”, của ThS Lê Cẩm Hà, đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước (2010) Trong

đó, bài viết đã đề cập đến nội dung một số khâu trong công tác tuyển dụng nhân lựccủa khu vực nhà nước như: Xác định nhu cầu, xác định tiêu chuẩn người cần tuyển

và việc thu hút ứng viên cho quá trình tuyển dụng, lựa chọn

+ Bài viết “Cải cách chế độ tuyển dụng công chức trong bối cảnh cải cách

hành chính ở Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Duy Thăng, đăng trên Tạp chí Tổ

chức nhà nước (2011) Trong đó, tác giả đã đề cập đến bối cảnh và chế độ tuyểndụng công chức trong giai đoạn cải cách hành chính ở Việt Nam (đi sâu vào kháiquát về chế độ tuyển dụng, bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, thực trạng chế

độ tuyển dụng công chức và cải cách chế độ tuyển dụng công chức trong bối cảnhcải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay)

+ ThS Lê Thị Trâm Oanh (2013), “Đổi mới hoạt động tuyển dụng nhân sự

trong các cơ quan hành chính nhà nước”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước Trong đó,

đề cập đến sự cần thiết phải đổi mới hoạt động tuyển dụng đáp ứng yêu cầu cải cáchhành chính và đưa ra một số giải pháp đổi mới hoạt động tuyển dụng đáp ứng yêucầu cải cách hành chính giai đoạn tới

+ Bài viết “Một số vấn đề đặt ra trong thí điểm thi tuyển công chức lãnh

đạo, quản lý ở các bộ, ngành, địa phương” của ThS Trần Văn Ngợi (2014), trong

đó, bài viết đã đề cập đến các vấn đề trong thi tuyển các chức danh cán bộ lãnh đạoquản lý (Như: chủ trương của Đảng ta về đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lýcấp vụ, cấp sở, cấp phòng và tương đương; các đối tượng thuộc diện ứng cử hoặcđăng ký dự tuyển; về cách thức thi tuyển; xem xét, đánh giá người đăng ký dựtuyển…) của một số bộ ngành và một số địa phương trong nước

Song, qua nghiên cứu thấy rằng chưa có công trình nào nghiên cứu chuyênsâu về quản lý Nhà nước về tuyển dụng công chức từ thực tiễn của các tỉnh Tây

Trang 13

Nguyên, đặc biệt là trên địa bàn của tỉnh Đắk Lắk.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích của luận văn

Mục đích nghiên cứu của Luận văn là nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lýluận về quản lý nhà nước về tuyển dụng công chức; phân tích, đánh giá thực trạngquản lý nhà nước về tuyển dụng công chức của tỉnh Đắk Lắk ; để từ đó đề xuất cácphương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về tuyểndụng công chức vào làm việc tại tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ của luận văn

Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn tập trung vào các nhiệm

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn vềtuyển dụng công chức (công chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức)

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về lĩnh vực nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước về tuyển

dụng công chức sẽ được nghiên cứu dưới cả hai hình thức: thi tuyển và xét tuyểncông chức

Về không gian: Luận văn nghiên cứu về tuyển dụng công chức từ thực tiễn

tỉnh Đắk Lắk Ngoài ra, luận văn còn nghiên cứu việc tuyển dụng công chức ở một

số nước, một số địa phương để làm căn cứ tham khảo cho tuyển dụng công chức ởĐắk Lắk

Trang 14

Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định pháp luật và thực

tiễn tuyển dụng công chức kể từ năm 2010 đến nay - từ khi Luật Cán bộ, Công chức(2008) có hiệu lực thi hành Bên cạnh đó, Luận văn có sử dụng những căn cứ pháp lý

và thực tiễn tuyển dụng công chức những năm trước đó để so sánh và đánh giá

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

- Phương pháp luận

Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở vận dụng những quan điểm của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối chính sách củaĐảng, những văn bản quy phạm pháp luật về quản lý công chức

- Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích; phươngpháp phân tích -tổng hợp; phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phươngpháp hệ thống, và phương pháp logic để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Ý nghĩa lý luận: hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về

tuyển dụng công chức; qua đó góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận quản lýnhà nước về tuyển dụng công chức ở nước ta hiện nay

- Ý nghĩa thực tiễn: Ứng dụng, triển khai các giải pháp trong công tác tuyển

dụng góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về tuyển dụng công chức củatỉnh Đắk Lắk

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của đề tài luận văn còn được thể hiệngồm 3 Chương, như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận quản lý Nhà nước về tuyển dụng công chứcChương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về tuyển dụng công chức tại tỉnhĐắk Lắk

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nhànước về tuyển dụng công chức tại tỉnh Đắk Lắk

Trang 15

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC

1.1 Khái niệm, đặc điểm

1.1.1 Khái niệm công chức

Ở một số nước trên thế giới, thuật ngữ công chức xuất hiện sớm hơn so với ởViệt Nam như tại Anh năm 1931 từ “công chức” đã được ghi vào Từ điển TomlinCommisson và là từ bắt buộc trong ngôn ngữ hành chính của nhà nước Công chứcđược hiểu gồm những người làm việc trong Hoàng gia, thực hiện việc đề ra cácchính sách của Hoàng gia để phục vụ công việc quản lý và những người tổ chứcthực thi những chính sách ấy, đưa các chính sách ấy vào cuộc sống phục vụ các nhucầu hành chính của dân chúng

Hệ thống chức nghiệp (Career system) là mô hình mà xem công vụ như làmột nghề nghiệp do công chức thực hiện trên cơ sở các chuẩn mực pháp lý và đượcduy trì, ổn định tuân theo ngạch, bậc chuyên môn một cách chặt chẽ Mô hình nàycòn được gọi là hình thức quản lý thâm niên Áp dụng mô hình này nhà quản lý gắnngười lao động vào một công việc cụ thể và lâu dài, giúp người lao động có điềukiện hoàn thiện thành thạo các kỹ năng để hoàn thành tốt công việc được giao.Người công chức gắn bó lâu dài với một công việc, giúp người đó có thể nghiêncứu chuyên sâu vào công việc đó Tuy nhiên, mô hình này chủ yếu dựa vào học vấn,tạo ra kẽ hở trong việc đào tạo cán bộ, công chức Việc phân ngạch, bậc theo nămthâm niên tạo ra sức ỳ lớn trong cán bộ, công chức Chế độ lương thưởng còn nhiềuyếu kém và thấp, sự năng động và hiệu quả của việc sử dụng cán bộ, công chứckhông cao Làm một công việc suốt đời làm cho người lao động không năng động,sáng tạo và dẫn đến không có sự vươn lên trong công việc, hiệu quả công việc thấp

Hệ thống công vụ việc làm (Job system) là mô hình xem việc phục vụ trong

bộ máy nhà nước không phải là một nghề nghiệp mà đơn giản chỉ là một việc làm;

Trang 16

là cách thức bố trí nhân sự theo từng việc cụ thể trong tổ chức Mỗi một người làmmột công việc cụ thể với một mức lương nhất định Tổ chức chia hệ thống hoạtđộng của tổ chức thành nhiều công việc cụ thể và mỗi một nhân sự trong tổ chứcđược giao một công việc Có thể gọi mô hình này là mô hình công việc bàn cờ hay

ma trận và tương ứng với mỗi ô vuông của ma trận do một hoặc một vài người đảmnhận tuỳ theo cường độ, khối lượng công việc Đây là mô hình được nhiều quốc giahiện đại áp dụng, nó giúp cho người quản lý bố trí một cách hợp lý và chính xácmột người vào một công việc cụ thể và phù hợp với năng lực, trình độ của từngngười để họ hoàn thành tốt công việc của mình Giúp cho người lao động năngđộng, sáng tạo và dễ trao đổi kinh nghiệm công tác với người khác để hoàn thànhcông việc một cách tốt nhất

Chế độ công chức được kết cấu theo kiểu “tài chuyên” của Hoa Kỳ tuyểnchọn và sử dụng các chuyên gia chuyên sâu từng lĩnh vực, chú trọng đến chuyênmôn cần thiết cho công việc, không hạn chế học vấn và tuổi tác; thực hiện chế độxét công trạng làm cơ sở để bổ nhiệm, thăng chức, thôi việc, trả lương, trừng phạt,đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, căn cứ năng lực và kết quả công tác để xếploại công chức Hệ thống công vụ Hoa Kỳ là một hệ thống mở, có sự liên thông vềmặt nhân sự giữa khu vực công và khu vực tư Đội ngũ công chức Hoa Kỳ khôngmang tính thường xuyên, liên tục mà tồn tại hệ thống thải loại trong chế độ sử dụng.Công chức ở Hoa Kỳ bao gồm: Những người làm việc trong ngành hành chính củaChính phủ Hoa Kỳ được bổ nhiệm về chính trị như: Bộ trưởng, Thứ trưởng, Trợ lý

Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan độc lập và những người liên quan chức nghiệplàm việc trong bộ máy hành pháp; Các công chức được bổ nhiệm về chính trị khôngthuộc điều chỉnh của Luật Công chức, chỉ các công chức chức nghiệp mới do LuậtCông chức điều chỉnh Ở Hoa Kỳ, quan hệ giữa Chính phủ với công chức được điềuchỉnh không chỉ bởi quy phạm pháp luật hành chính mà còn được điều chỉnh bởihợp đồng dân sự [29, tr.16]

Trong nền công vụ truyền thống ở Pháp, công chức được quy định đó là:

"Công chức là người được bổ nhiệm vào một công việc thường xuyên với thời gian

Trang 17

làm việc trọn vẹn và được biên chế vào một ngạch trong thứ bậc của các cơ quan hành chính Nhà nước, các cơ quan ngoại biên hoặc các công sở Nhà nước" trong

những năm gần đây, một khái niệm khác về công chức cũng được thừa nhận là:

"Công chức bao gồm toàn bộ những người được Nhà nước hoặc cộng đồng lãnh thổ (công xã, tỉnh, vùng) bổ nhiệm vào làm việc thường xuyên trong một công sở hay công sở tự quản, kể cả các bệnh viện và được biên chế vào một ngạch của nền hành chính công" Theo cách hiểu này, công chức Pháp gồm 3 loại: Công chức

hành chính Nhà nước, công chức trực thuộc cộng đồng lãnh thổ và công chức trựcthuộc các công sở tự quản

Như vậy, qua các nền hành chính phát triển trên có thể thấy, mỗi quốc giađều xác định một phạm vi những người là công chức riêng Song, hầu như côngchức đều mang một số đặc điểm sau: là công dân nước đó, được tuyển dụng giữ mộtcông việc thường xuyên trong cơ quan hành chính Nhà nước, được bổ nhiệm vàomột ngạch nhất định, làm việc trong công sở, chỉ được làm những gì pháp luật chophép, trong biên chế và hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước

Ở Việt Nam, khái niệm công chức được hình thành, phát triển và hoàn thiệngắn liền với sự phát triển của nền hành chính nhà nước Lần đầu tiên khái niệmcông chức được nêu ra trong văn bản chính thức của nhà nước là tại Sắc lệnh số76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Theo quyđịnh tại Điều 1 của Sắc lệnh này thì khái niệm công chức được hiểu là:

“Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụthường xuyên trong cơ quan thuộc Chính phủ, ở trong hay ngoài nước đều làcông chức theo quy chế này, trừ những trường hợp riêng biệt do Chính phủ quyđịnh” Theo Sắc lệnh này, công chức có ba dấu hiệu cơ bản là: công dân Việt Nam,làm việc có tính thường xuyên, trong các cơ quan của Chính phủ Tuy nhiên, dođiều kiện chiến tranh, những người tham gia làm việc trong bộ máy nhà nước, tổchức chính trị, doanh nghiệp đều với mục đích là đấu tranh giải phóng dân tộc,bảo vệ chính quyền, do đó phân biệt giữa người làm việc trong cơ quan hành chínhnhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội không còn cách biệt chính

Trang 18

niệm công chức ít được sử dụng mà thay vào đó là khái niệm cán bộ.

Bước vào giai đoạn đổi mới đất nước, do yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức chuyên nghiệp, cần phải xác định rõ đối tượng, phạm vi công chức nênthuật ngữ công chức mới được sử dụng trở lại tại Nghị định 169/HĐBT ngày25/5/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về công chức nhà nước vàPháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998

Luật cán bộ công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008, Luật có hiệu lực

kể từ ngày 01/01/2010, quy định công chức hiện nay như sau:

“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, khái niệm công chức theo Luật Cán bộ, công chức 2008 bao gồm:+ Công chức khối Đảng

+ Công chức trong các cơ quan nhà nước

+ Công chức trong các tổ chức chính trị - xã hội

+ Công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải

là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng

+ Công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải

là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp

+ Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ giới hạn công chức trong

Trang 19

các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bản tỉnh Đắk Lắk.

1.1.2 Khái niệm tuyển dụng công chức

Hiện có những cách hiểu sau đây về tuyển dụng:

- Tuyển dụng theo nghĩa hẹp:

Đó là lựa chọn những người mới để đưa vào hệ thống công chức Qua tuyểndụng, một công dân gia nhập vào hàng ngũ công chức và được cơ quan nhà nướcgiao thực hiện một công vụ nhất định

- Tuyển dụng theo nghĩa rộng: là công việc để tuyển chọn người vào những vị

trí nhất định trong bộ máy nhà nước, gồm:

- Tuyển người mới vào bộ máy nhà nước (tuyển dụng mới)

- Xem xét đề bạt lên các vị trí cao hơn trong hệ thống thứ bậc (thăng tiến)

- Thuyên chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu công chức

Trong khuôn khổ luận văn này, tuyển dụng công chức chủ yếu được đề cập theocách hiểu thứ nhất, tức là lựa chọn người mới để đưa vào hệ thống nhân lực của cơquan hành chính nhà nước

Tại Điều 3, Sắc lệnh số 188/SL ngày 29/5/1948 quy định nội dung của việctuyển dụng công chức đó là, “Những người được tuyển sẽ bổ nhiệm vào một trong 5hạng sau này, tùy theo văn bằng và trình độ học thức hay năng lực, khi mới đượctuyển bổ” Trong nội dung này đề cập đến việc tuyển dụng công chức liên quan chặtchẽ với bổ nhiệm, một người phải có đủ năng lực cần thiết mới được tuyển dụngvào hệ thống công vụ và bổ nhiệm vào ngạch công chức nào đó Còn ở góc độ củangười sử dụng công chức thì tuyển dụng là việc tìm kiếm một con người để bố trívào một vị trí công việc phù hợp với khả năng của họ Trong đó, yêu cầu việc tuyểndụng công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phải hiểu rõ bản chất và đặc điểm

cá nhân của người đó cũng như phải phân tích thấu đáo vị trí việc làm hay chứcdanh cần tuyển dụng để lựa chọn được người vào hệ thống công vụ theo một kếhoạch cụ thể để bổ nhiệm vào ngạch công chức, sắp xếp vào vị trí công việc cụ thểtrong cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và ở địa phương

Như vậy, tuyển dụng công chức là việc tìm lấy một nhóm người vào hệ

Trang 20

thống công vụ để bổ nhiệm vào một ngạch công chức nào đó theo tiêu chuẩn

chuyên môn nhất định của vị trí công việc cần tuyển

Theo Điều 34, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định:

- Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân làm 04 loại như sau:+ Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;

+ Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;

+ Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;

+ Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên

- Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:

+ Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;

+ Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Nhằm cụ thể hóa Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Điều 4Thông tư 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,ban hành Quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức củaviệc tuyển dụng công chức vào vị trí việc làm tương ứng với từng loại công chứcđược thực hiện như sau:

+ Công chức loại D (ngạch nhân viên, cán sự hoặc tương đương) thực hiệntheo phương thức thi tuyển hoặc xét tuyển;

+ Công chức loại C (ngạch chuyên viên hoặc tương đương) thực hiện theophương thức thi tuyển, xét tuyển hoặc theo quy trình tiếp nhận không qua thi tuyển;

+ Công chức loại B (ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương) và côngchức loại A (ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương) thực hiện theo quy trìnhtiếp nhận không qua thi tuyển

Trường hợp đối tượng dự tuyển vào vị trí việc làm của công chức loại B và

Trang 21

công chức loại A mà không đủ điều kiện thực hiện theo quy trình tiếp nhận khôngqua thi tuyển thì cơ quan quản lý công chức căn cứ vào yêu cầu của từng vị trí việclàm tương ứng với công chức loại B, loại A xây dựng đề án thi tuyển đối với các vịtrí việc làm này, gửi Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương để thống nhất theothẩm quyền trước khi tổ chức thực hiện.

1.1.3 Căn cứ tuyển dụng công chức

Theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày15/3/2010 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức quy định: “Việc tuyển dụngcông chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của

cơ quan sử dụng công chức Cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm xác định,

mô tả vị trí việc làm, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứtuyển dụng công chức” Cơ quan sử dụng công chức xác định các điều kiện kháctheo yêu cầu của vị trí dự tuyển trên cơ sở bản mô tả công việc gắn với chuyênngành đào tạo, các kỹ năng, kinh nghiệm theo yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạchcông chức của vị trí dự tuyển

1.1.4 Điều kiện tuyển dụng công chức

Theo quy định tại Điều 36, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định vềđiều kiện đăng ký dự tuyển công chức đó là, Người có đủ các điều kiện sau đâykhông phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo đượcđăng ký dự tuyển công chức: có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; đủ 18 tuổi trởlên; có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; có phẩmchất chính trị, đạo đức tốt; đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; các điều kiện kháctheo yêu cầu của vị trí dự tuyển

Trường hợp những người sau đây thì không được đăng ký dự tuyển côngchức: không cư trú tại Việt Nam; mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; đang

bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án,quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biệnpháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục

- Điều kiện về quốc tịch

Trang 22

Điểm khác biệt cơ bản giữa hệ thống công chức của nước ta so với các nướcphương tây là tính phụ thuộc chính trị Ở các nước phương tây, công chức hoạtđộng mang tính trung lập không phụ thuộc chính trị Còn ở nước ta, toàn bộ hệthống công chức chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản nên nguyên tắc đầu tiên phảitrung thành với Đảng, với nhân dân.

Vì công chức chịu sự ràng buộc về chính trị để phục vụ cho hoạt động chínhtrị, có trách nhiệm với sự nghiệp của quốc gia nên họ phải là người Việt Nam, mangquốc tịch Việt Nam

- Điều kiện về đô tuổi:

Nói chung, tuổi gia nhập công vụ được quy định từ 18 tuổi trở lên Điều đóthể hiện sự ràng buộc pháp lý đối với công chức Nếu một người dưới 18 tuổi, tức làchưa đủ tư cách công dân thì không thể chịu trách nhiệm pháp lý trước nền công vụ.Mặt khác, đối với tuyển dụng thông qua thi tuyển thì Nhà nước cũng không thểtuyển người có tuổi sắp về hưu vì nếu làm như vậy thì thời gian phục vụ công vụ sẽngắn, gây ra tình trạng không ổn định trong hệ thống nhân sự nhà nước Vì vậy,hoạt động của bộ máy khó có hiệu quả Còn đối với tuyển dụng thông qua bầu cửhoặc bổ nhiệm vào những công chức lãnh đạo thì đòi hỏi người có trình độ chuyênmôn cao và có nhiều kinh nghiệm nên không hạn chế về tuổi Theo tinh thần đó,Luật cán bộ công chức năm 2008 và Nghị định số 24/20110/NĐ-CP ngày 15/3/2010quy định tuổi đời dự tuyển của người dự tuyển phải đủ từ 18 tuổi trở lên

- Điều kiện về hạnh kiểm

Công chức là người đại diện cho nhà nước thực hiện công vụ Do vậy, hạnhkiểm được coi là một điều kiện không thể thiếu đối với người công chức Côngchức không có phẩm chất đạo đức tốt thì sẽ rất nguy hiểm vì khi đó công chứcmang quyền lực nhà nước Vì vậy, nếu hạnh kiểm của công chức không tốt sẽ dẫntới các vi phạm pháp luật và một khi công chức vi phạm pháp luật thì hậu quả sẽ rất

to lớn cho cả nhà nước và cả xã hội

Điều kiện để tuyển dụng một người vào làm việc trong bộ máy Nhà nước,trước tiên họ phải có một lịch sử bản thân rõ ràng, có một lý lịch phản ánh mối quan

Trang 23

hệ gia đình, xã hội đầy đủ Cần xem xét đến hạnh kiểm của con người cụ thể biểuhiện trong quan hệ tương tác với gia đình, xã hội và trong lịch sử bản thân Nếukhông xem xét kỹ điều đó thì sẽ dẫn đến việc tuyển dụng vào bộ máy Nhà nướcnhững con người thiếu tư cách và trong thực thi công vụ họ sẽ lạm dụng chức quyền

để mưu cầu lợi ích cá nhân

- Điều kiện về sức khỏe

Thực thi công vụ phải có sức khỏe, nếu không thì ảnh hưởng đến công việc,vừa trở thành gánh nặng cho nhà nước Do đó, sức khỏe được xem như là một điềukiện để tham gia tuyển dụng Sức khỏe ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là một quanđiểm tổng hợp của nhiều yếu tố và tùy theo tính chất công việc mà có những yêucầu khác nhau

- Điều kiện về chứng chỉ, văn bằng

Đây là tiêu chuẩn thể hiện trình độ năng lực của công chức phù hợp với yêucầu của các ngạch, bậc cụ thể, vị trí cần tuyển Ứng với mỗi ngạch công chức, mỗi

vị trí việc làm đòi hỏi phải có những trình độ chuyên môn – kỹ thuật nhất định

Đối với những công chức chuyên môn như kế toán, giáo dục, y tế… thì tùytheo yêu cầu cụ thể mà đòi hỏi các văn bằng đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học

để tuyển chọn và thông thường là các công sở dựa vào chỉ tiêu biên chế được duyệt

để tuyển dụng thẳng vào làm việc ở những vị trí nhất định

1.2 Nguyên tắc tuyển dụng công chức

1.2.1 Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật

- Công khai, minh bạch:

Nguyên tắc này đỏi hỏi những thông tin liên quan đến việc thi tuyển phảiđược thông báo công khai để những người tham gia thi tuyển được biết Các nộidung cần công khai như: tiêu chuẩn dự tuyển, số lượng cần tuyển, kết quả thi tuyển,các chế độ ưu tiên, công khai những nội dung thay đổi có liên quan đến quyền vànghĩa vụ của người dự tuyển Thực hiện nguyên tắc này sẽ góp phần bảo đảm thựchiện nguyên tắc khách quan, công bằng, đồng thời, nó có giá trị kiểm soát những cơquan, những người có trách nhiệm làm công tác thi tuyển công chức

Trang 24

- Khách quan:

Thi tuyển công chức là một vấn đề rất nhạy cảm, rất dễ nảy sinh tiêu cực nênphải luôn tuân thủ nguyên tắc khách quan Nguyên tắc này đòi hỏi cơ quan tổ chứcthi tuyển phải căn cứ vào yêu cầu khách quan để thi tuyển và lựa chọn: đó chính lànhu cầu thực tế của công việc, là những quy định pháp luật do nhà nước ban hành

và kết quả thi tuyển để tuyển chọn công chức Thi tuyển phải công bằng, không cóyếu tố tư lợi, mọi người đều bình đẳng trước tiêu chuẩn đề ra

- Đúng pháp luật:

Đây là nguyên tắc rất quan trọng góp phần đảm bảo tính nghiêm minh, chặtchẽ, hạn chế được sự tuỳ tiện, tiêu cực Nguyên tắc này đặc biệt nhấn mạnh trongđiều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, nóđòi hỏi các nội dung của thi tuyển công chức phải được thể chế hoá bằng các quyđịnh của pháp luật và việc tổ chức thi tuyển phải tuân thủ đầy đủ các quy định này.Đồng thời phải có một cơ chế kiểm tra, giám sát hữu hiệu việc tổ chức thi tuyển củacác cơ quan, tổ chức; xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật

về thi tuyển công chức

1.2.2 Dân chủ, công bằng

Đây là nguyên tắc bảo đảm những điều kiện ngang nhau cho các đối tượngtham gia thi tuyển Do đó, nhà nước tạo điều kiện để mọi người có nhu cầu và đủđiều kiện đều có cơ may ngang nhau, đều được tự do và có cơ hội vào công vụ Cáccông sở hoặc các cơ quan chức năng thực hiện việc tuyển dụng căn cứ vào kế hoạchtuyển dụng đã được xét duyệt, công bố công khai những yêu cầu, tiêu chuẩn, thờigian xét chọn và những điều kiện ràng buộc để bất cứ ai có nhu cầu và hội đủ cácđiều kiện cũng đều có thể ứng tuyển Khi xét chọn, thì thành lập hội đồng công khai

và bảo đảm tính khách quan trong tuyển lựa công chức

1.2.3 Bảo đảm tính cạnh tranh

Cạnh tranh là động lực khích lệ mọi người phấn đấu, là phương pháp hữu hiệu

để nhân tài được phát hiện, bồi dưỡng và phát triển Nguyên tắc này đòi hỏi phảithiết lập được cơ chế cạnh tranh trong hoạt động thi tuyển công chức, nghĩa là phải

Trang 25

thể hiện tinh thần cạnh tranh trong các khâu của thi tuyển và có các biện pháp hữuhiệu để đảm bảo cho cạnh tranh thực hiện có hiệu quả như phải xây dựng được tiêuchuẩn thi tuyển rõ ràng, phải thông báo công khai, tổ chức thi chặt chẽ, kháchquan… Chỉ có cạnh tranh lành mạnh mới chọn được những người có đủ năng lực,phẩm chất, đáp ứng được yêu cầu của vị trí cần tuyển nếu không thi tuyển chỉ mangtính hình thức.

1.2.4 Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm

Nghĩa là trong thi tuyển phải tuyển chọn người đúng chuyên môn nghiệp vụ đểđáp ứng được yêu cầu công việc Tuyển dụng phải xuất phát từ vị trí việc làm, tức

từ nhu cầu thực tế của công việc: thiếu công chức ở vị trí nào thì tuyển đúng người,đáp ứng được yêu cầu của vị trí đó Thi tuyển không phải chỉ bổ sung cho công việcthiếu mà còn đáp ứng sự cần Nếu chỉ chú ý đến tuyển cho đủ, thì sẽ rơi vào tìnhtrạng đủ, nhưng chỉ là đủ số lượng mà sẽ không đảm bảo về chất lượng Tuyển dụngkhông xuất phát từ nhu cầu sẽ tạo ra hậu quả khó khắc phục sau này là đủ biên chế

mà vẫn thiếu người làm việc

1.2.5 Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số

Trong việc tuyển dụng công chức vào bộ máy hành chính Nhà nước cũngphải thực hiện những ưu tiên đối với các đối tượng như những người thuộc diệnchính sách như thương binh, gia đình liệt sĩ và có công với cách mạng; những ngườithuộc dân tộc ít người, đặc biệt đối với những vùng rẻo cao, biên giới, vùng sâu,vùng xa; những người tàn tật bẩm sinh nhưng không ảnh hưởng tới công vụ; ưu tiêntrong phân bổ theo cơ cấu giữa các vùng, các địa phương để bảo đảm sự tham giađồng đều trong công vụ; ưu tiên phụ nữ tham gia vào công vụ Việc ưu tiên trên chocác đối tượng trên nên xem đó là điều bắt buộc các công sở phải thực hiện Nguyêntắc này bảo đảm thí sinh nào bộc lộ tài năng hơn sẽ được tham gia công vụ Donhiều người có nhu cầu gia nhập công vụ mà số chỗ làm việc thì có hạn mặt khácđối với một ngạch công chức có những yêu cầu nhất định về chuyên môn, nên việctuyển dụng công chức có thể tuyển lựa đúng những người có thực tài

Trang 26

1.3 Các phương thức tuyển dụng công chức

Việc tuyển dụng công chức vào vị trí việc làm tương ứng với từng loại côngchức được thực hiện như sau:

- Công chức loại D (ngạch nhân viên, cán sự hoặc tương đương) thực hiệntheo phương thức thi tuyển hoặc xét tuyển;

- Công chức loại C (ngạch chuyên viên hoặc tương đương) thực hiện theophương thức thi tuyển, xét tuyển hoặc theo quy trình tiếp nhận không qua thi tuyển;

- Công chức loại B (ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương) và côngchức loại A (ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương) thực hiện theo quy trìnhtiếp nhận không qua thi tuyển

Trường hợp đối tượng dự tuyển vào vị trí việc làm là công chức loại B vàloại A không đủ điều kiện thực hiện theo quy trình tiếp nhận không qua thi tuyển thì

cơ quan quản lý công chức căn cứ vào yêu cầu của từng vị trí việc làm tương ứngvới công chức loại B, loại A xây dựng đề án thi tuyển đối với các vị trí việc làmnày, gửi Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương để thống nhất theo thẩm quyềntrước khi tổ chức thực hiện

Ngoài ra, hiện nay, nhằm đổi mới quản lý nhà nước về tuyển dụng côngchức, chúng ta đã, đang thí điểm thực hiện phương thức tuyển dụng công chức lãnhđạo theo phương thức thi tuyển cạnh tranh Đối tượng tham gia thi tuyển là các vị trílãnh đạo, quản lý từ cấp vụ trưởng và tương đương (ở Trung ương), giám đốc, phógiám đốc sở, ngành và tương đương ở địa phương trở xuống Như vậy, đây đượcxem là phương thức tốt nhất trong việc tìm kiếm nhân tài và nâng cao năng lực chocác vị trí lãnh đạo, quản lý mà trung ương đã mở đường để thực hiện, để đảm bảođược yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước So với quytrình bổ nhiệm truyền thống thì hình thức thi tuyển cạnh tranh đã mang đến nhiềuđiểm mới Đối tượng thi tuyển không bó hẹp trong nguồn cán bộ quy hoạch mà mởrộng cả người ngoài diện quy hoạch ở trong ngành và cả ngoài ngành; người laođộng ở các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, tổ chức chính trị - xã hội, bộ phận phápchế của các bộ, ngành khác… Đồng thời, điều kiện dự tuyển cũng rất rộng mở, nếu

Trang 27

ai chưa có trình độ về lý luận hay quản lý nhà nước thì sẽ có cơ chế để bổ sung sau,nếu trúng tuyển thì sẽ hoàn thiện những tiêu chuẩn đó.

Hiện nay, ở Việt Nam đang sử dụng một số phương thức phổ biến sau: tuyểndụng công chức theo phương thức thi tuyển, tuyển dụng công chức theo phươngthức xét tuyển và tiếp nhận không qua thi tuyển đối với công chức

1.3.1 Tuyển dụng theo phương thức thi tuyển

Tuyển dụng bao gồm nhiều hình thức khác nhau để xây dựng nguồn nhân lựchành chính Thi tuyển là một trong các hình thức đó Trong các nền hành chính pháttriển, thi tuyển được coi là hạt nhân trong công tác tuyển dụng Đây là một cửa ải đểđại bộ phận công chức phải trải qua trong tiến trình gia nhập nền công vụ Vì vậy,trong thời đại ngày nay, các quốc gia không ngừng nâng cao chất lượng thi tuyểncông chức

Như vậy, so với các hình thức tuyển dụng khác, thì hình thức thi tuyển cónhiều ưu điểm nổi bật đó là: Các thí sinh tham gia thi tuyển phải cạnh tranh vớinhau một cách bình đẳng về năng lực và trình độ chuyên môn để giành những vị trínhất định trong bộ máy quản lý nhà nước; những người trúng tuyển phải là nhữngngười giỏi nhất trong số những người dự thi và đáp ứng các yêu cầu do cơ quan nhànước đặt ra Ở đây cần loại trừ một số trường hợp cá biệt khi Nhà nước phải thựchiện các chính sách xã hội đối với một số đối tượng đặc biệt hay một số vùng đặcbiệt như miền núi hải đảo để đáp ứng các yêu cầu của xã hội Sự cạnh tranh trên cótác dụng khuyến khích các thí sinh phải không ngừng nâng cao trình độ, năng lựccủa mình Qua đó nâng cao mặt bằng dân trí, văn hóa chung cho toàn xã hội Vềkhía cạnh tâm lý, mỗi khi qua được kỳ thi tuyển và phải phấn đấu nhiều hơn nữa

Do đó, nền hành chính ngày càng được nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động

Hiện nay, hai hình thức phổ biến nhất khi thi tuyển công chức là hình thứcthi viết và hình thức thi vấn đáp Cả hai hình thức này đều được sử dụng trong thituyển công chức

+ Hình thức thi viết

Thi viết là một phương pháp tuyển chọn ứng viên cơ bản nhất, nghĩa là

Trang 28

phương pháp để ứng cử viên trả lời những câu hỏi đã được soạn trước trong bài thi.Phương pháp này có thể giúp dự đoán một cách hiệu quả về kiến thức cơ bản, kiếnthức chuyên môn và những kiến thức liên quan cũng như khả năng ở những phươngdiện khác nhau như khả năng phân tích, tổng hợp, khả năng diễn đạt câu chữ củaứng cử viên Như vậy căn cứ vào Mục 2, điều 8 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chứcgồm có các môn sau:

Môn kiến thức chung, thi viết 01 bài về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy

của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước;chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnhvực tuyển dụng

Môn nghiệp vụ chuyên ngành, thi viết 01 bài và thi trắc nghiệm 01 bài về

nghiệp vụ chuyên ngành theo yêu cầu của vị trí việc làm Đối với vị trí việc làm yêucầu chuyên môn là ngoại ngữ hoặc tin học, môn thi nghiệp vụ chuyên ngành làngoại ngữ hoặc tin học Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng côngchức quyết định hình thức và nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành là ngoạingữ hoặc tin học phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng Trongtrường hợp này, người dự tuyển không phải thi môn ngoại ngữ hoặc môn tin họcvăn phòng

Nội dung thi môn viết nghiệp vụ chuyên ngành trong kỳ thi tuyển công chứcphải căn cứ vào tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức phù hợp với vị trí việclàm cần tuyển Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầuchuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức

tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau đảm bảo phùhợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển Trường hợp cơ quan có thẩm quyềntuyển dụng công chức chưa xác định được ngân hàng đề thi môn nghiệp vụ chuyênngành thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức giao ngườiđứng đầu cơ quan sử dụng công chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyênngành bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, gửi cơ quan có

Trang 29

thẩm quyền tuyển dụng công chức để xem xét, quyết định đề thi chính thức.

Trắc nghiệm môn nghiệp vụ chuyên ngành là một hình thức thi đang được ápdụng ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở các bộ, ngành trên cả nước Hình thứcthi trắc nghiệm có thể xuyên suốt toàn bộ nội dung cơ bản của kỹ thuật hành chính,các hiểu biết khác Đây là một lĩnh vực rất rộng lớn nên nếu xây dựng đề thi nhưbình thường dưới dạng câu hỏi và phân tích thì đề thi tuyển sẽ khó có khả năng baoquát được toàn bộ kỹ thuật nghiệp vụ đó và các hiểu biết cần thiết khác mà thôngthường chỉ có thể đề cập tới một phần nhỏ như xây dựng một văn bản cụ thể…Khâu tổ chức chấm thi rất đơn giản và gọn nhẹ vì lúc đó không đòi hỏi nhiều tư duy

mà chỉ đơn thuần dựa vào bảng đáp án đúng sai Do đó, kết quả thi tuyển mang tínhkhách quan mà không phụ thuộc vào quan điểm của từng vị giám khảo chấm thi,không xảy ra hiện tượng chênh lệch điểm chấm Thuận lợi về sau khi có điều kiện

áp dụng hệ thống thi tuyển trên máy tính Theo kinh nghiệm của các nước ASEANthì việc áp dụng công nghệ thông tin mang lại hiệu quả to lớn, tiết kiệm kinh phí của

cả đối tượng thi tuyển lẫn cơ quan tuyển dụng Chắc chắn trong tương lai không xachúng ta sẽ phải tiến hành công nghệ tin học hóa vào trong khâu tổ chức thi tuyển

Môn ngoại ngữ, thi viết hoặc thi vấn đáp 01 bài một trong năm thứ tiếng

Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việclàm do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định

Môn tin học văn phòng, thi thực hành trên máy hoặc thi trắc nghiệm 01 bài

theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyểndụng công chức quyết định

Nội dung thi tuyển có mối liên quan mật thiết với việc phân loại công chứccủa mỗi nước Phân loại công chức đề ra những tiêu chuẩn khách quan trong việcthi tuyển người vào làm việc Chế độ phân loại công chức quy định đối với mỗicương vị công tác đều phải bảo đảm những điều kiện, tiêu chuẩn cần thiết về họcvấn, tuổi nghề, trình độ chuyên môn, hiệu quả công tác Trên cơ sở đó, Hội đồng thituyển sẽ xây dựng đề thi cho phù hợp

Ưu điểm của phương pháp này là không mất nhiều thời gian, hiệu suất cao,

Trang 30

cùng một lúc đánh giá được nhiều ứng cử viên, kết quả đánh giá cũng tương đốikhách quan, vì vậy cho đến nay thi viết vẫn là phương pháp lựa chọn nhân tài thôngthường nhất trong các cơ quan, tổ chức.

Tuy nhiên, thi viết cũng có những hạn chế nhất định như không thể đánh giáđược toàn diện các mặt như thái độ, phẩm chất đạo đức, tính cách, khả năng quản lý

tổ chức, khả năng diễn đạt bằng lời và kỹ năng thao tác của ứng viên Vì thế, saukhi thi viết còn phải tiếp tục tiến hành các phương thức đánh giá khác như trắcnghiệm tâm lý, phỏng vấn, mô phỏng tình huống hay thi vấn đáp

+ Hình thức thi vấn đáp

Chính là nhằm khắc phục nhược điểm của hình thức thi viết Thông thường,thi vấn đáp được đưa ra dưới dạng tình huống để thí sinh xử lý Những tình huốngnày là những tình huống hành chính mà mức độ phức tạp phụ thuộc vào đối tượng

dự thi và yêu cầu của nhà nước Cách xử lý của thí sinh có thể cho ban giám khảobiết trình độ hiểu biết, kỹ năng giao tiếp hành chính của thí sinh đó và những biểuhiện tâm lý khác như độ nhạy bén, sự vững vàng hay ổn định về tâm lý Ban giámkhảo cũng có thể đặt ra một số câu hỏi thêm để biết thêm thông tin về môi trườnghoạt động, xu hướng phát triển của thí sinh đó Nhiều khi việc biết thêm nhữngthông tin trên là rất quan trọng ví dụ như xem thí sinh có khả năng đi công tác xahay không để phục vụ những công việc phải đi xa…

1.3.2 Tuyển dụng theo phương thức xét tuyển

Thông qua phương thức xét tuyển để tuyển dụng công chức đó là, căn cứ vàokết quả học tập và phỏng vấn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người tham giaxét tuyển Điểm học tập được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn họctrong toàn bộ quá trình học tập của người dự xét tuyển ở trình độ chuyên môn,nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 vàtính hệ số 2 Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các bàithi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển, được quy đổi theothang điểm 100 và tính hệ số 1 Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100 vàtính hệ số 1 Kết quả xét tuyển là tổng số điểm của điểm học tập, điểm tốt nghiệp,

Trang 31

điểm phỏng vấn và điểm ưu tiên Trường hợp người dự tuyển có trình độ cao hơn sovới trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, cơ quan cóthẩm quyền tuyển dụng và điểm phỏng vấn về chuyên môn nghiệp vụ để tính điểmtheo quy định.

Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức phải có điểm học tập, điểmtốt nghiệp và điểm phỏng vấn, mỗi loại đạt từ 50 điểm trở lên; có kết quả xét tuyểncao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụngcủa từng vị trí việc làm Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả xét tuyểnbằng nhau ở vị trí cần tuyển dụng, người có điểm học tập cao hơn là người trúngtuyển; nếu vẫn chưa xác định được người trúng tuyển thì người đứng đầu cơ quan

có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển Người khôngtrúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức không được bảo lưu kết quả xét tuyển chocác kỳ xét tuyển lần sau

1.3.3 Tiếp nhận không qua thi tuyển đối với công chức

Theo quy định tại Điều 10, Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch côngchức tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định vềtuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức đã quy định điều kiện, tiêu chuẩn để xemxét tiếp nhận không qua thi tuyển với các nội dung cụ thể sau:

- Người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước

và người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, loại xuất sắc ở nước ngoài theo quyđịnh tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 19 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP được xem xéttiếp nhận không qua thi tuyển, nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau:

+ Bảo đảm các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức

+ Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tốt nghiệp thủ khoa ở trình độ đạihọc tại các cơ sở đào tạo ở trong nước hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi,loại xuất sắc ở nước ngoài; trường hợp sau khi tốt nghiệp đã có thời gian công tácthì trong thời gian công tác này không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luậthoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ

Trang 32

được giao.

- Người có kinh nghiệm công tác theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 19Nghị định số 24/2010/NĐ-CP được xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển, nếu có

đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau:

+ Bảo đảm các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức

+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; hiện đang công tác trong ngành, lĩnhvực cần tuyển; có thời hạn từ đủ 60 tháng trở lên làm công việc yêu cầu trình độ đàotạo đại học, sau đại học trong ngành, lĩnh vực cần tuyển (không kể thời gian tập sự,thử việc và nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn); trong thờigian công tác 05 năm gần nhất không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luậthoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làmcần tuyển

Khi thực hiện việc tiếp nhận không qua thi tuyển, người đứng đầu cơ quanquản lý công chức thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch để đánh giá về các điềukiện, tiêu chuẩn, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu, nhiệm

vụ của vị trí việc làm cần tuyển của người được đề nghị tiếp nhận không qua thituyển

1.4 Quy trình tuyển dụng công chức

1.4.1 Quy trình tiến hành tổ chức một kỳ thi tuyển (hoặc xét tuyển công chức)

Quy trình tổ chức thi tuyển công chức bao gồm nhiều bước tiến hành theotrình tự nhất định và có liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo cho hoạt độngthi tuyển được khác quan, công khai và chính xác

Bước 1 Xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức thi tuyển

Việc xây dựng kế hoạch, phương án thi tuyển phải căn cứ vào nhiều yếu tốnhư: Nhu cầu, vị trí công tác của cơ quan, đơn vị; Chỉ tiêu biên chế được giao hàngnăm; Tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức cần tuyển…hàng năm, cơquan sử dụng công chức lập kế hoạch tuyển dụng gửi về cơ quan có thẩm quyềnquản lý công chức (bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) để xem xétphê duyệt theo chỉ tiêu biên chế được giao Trên cơ sở kế hoạch tuyển dụng do các

Trang 33

cơ quan sử dụng công chức lập, Vụ Tổ chức cán bộ các bộ, ngành, Sở Nội vụ cáctỉnh Thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng phương án tổ chức thi tuyển hàngnăm để lãnh đạo bộ, ngành, tỉnh thành phố phê duyệt Nội dung của phương án phảithể hiện được: Số lượng người thi theo từng ngạch; Thời gian chuẩn bị và thời gian

tổ chức thi

Bước 2 Công tác chuẩn bị tổ chức triển khai phương án thi tuyển

Công tác chuẩn bị tổ chức triển khai phương án thi tuyển bao gồm các hoạt động sau:

- Thông báo tuyển công chức

- Tiếp nhận hồ sơ của người dự thi

- Thành lập Hội đồng thi, Ban chấm thi, Ban coi thi

- Tổng hợp, lập danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi tuyển, có thể tổ chức phỏng vấn sơ bộ để loại bỏ nhanh một số người không đạt yêu cầu

- Tổ chức việc xây dựng nội dung tài liệu phục vụ cho kỳ thi

- Tổ chức xây dựng đề thi, đáp án và thang điểm cụ thể cho từng bài thi

Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải thông báo tuyển dụng vàphải được đăng tải ít nhất trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng là báoviết, báo nói, báo hình; đồng thời phải đăng trên trang thông tin điện tử và niêm yếtcông khai tại trụ sở làm việc của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chứctrong thời gian tiếp nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển Nội dung thông báotuyển dụng bao gồm: điều kiện đăng ký dự tuyển, số lượng vị trí việc làm cần tuyểntheo từng ngạch công chức; nội dung hồ sơ đăng ký dự tuyển, thời hạn nhận hồ sơcủa người đăng ký dự tuyển ít nhất là 30 ngày kể từ ngày thông báo tuyển dụngcông khai trên phương tiện thông tin đại chúng và địa điểm nộp hồ sơ dự tuyển, sốđiện thoại liên hệ; hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển; thời gian và địađiểm thi tuyển hoặc xét tuyển; lệ phí thi tuyển hoặc xét tuyển Trong thời hạn 15ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký, người đứng đầu cơquan có thẩm quyền tuyển dụng công chức giao bộ phận tổ chức cán bộ của cơ quan

có thẩm quyền tuyển dụng công chức để thực hiện việc tuyển dụng, nghiên cứu hồ

Trang 34

sơ, lựa chọn các hồ sơ đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyển; lập danh sách nhữngngười đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyển để báo cáo cơ quan có thẩm quyền tuyểndụng quyết định việc thành lập HĐTD đối với trường hợp có trên 30 người đủ tiêuchuẩn, điều kiện dự tuyển hoặc giao cho bộ phận tổ chức cán bộ của cơ quan cóthẩm quyền tuyển dụng công chức để thực hiện việc tuyển dụng đối với trường hợp

có dưới 30 người đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyển

Bước 3 Tổ chức triển khai thi tuyển

Trước khi tổ chức thi phải kiểm tra các phòng thi

Tổ chức lễ khai mạc kỳ thi

- Tổ chức việc coi thi (Trong kỳ thi, nếu cần thiết Hội đồng thi có thể đề nghị

cơ quan có thẩm quyền thành lập ban Thanh tra kỳ thi để thực hiện việc thanh tra,giám sát kỳ thi)

- Tổ chức việc thi vấn đáp

- Tổ chức việc thi viết

- Kiểm tra sức khoẻ

- Thông báo trúng tuyển, ra quyết định chọn và phân bổ về đơn vị sử dụng.Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thi tuyển hoặcxét tuyển của HĐTD, cơ quan có thầm quyền tuyển dụng công chức phải niêm yếtcông khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển, danh sách dự kiến người trúng tuyển tạitrụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyểndụng công chức; gửi thông báo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển bằng văn bản tớingười dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký Nội dung thông báophải ghi rõ thời gian trúng tuyển để đến nhận quyết định tuyển dụng Căn cứ thôngbáo công nhận kết quả trúng tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyểndụng công chức ra quyết định tuyển dụng công chức Trong thời hạn 15 ngày kể từngày niêm yết công khai kết qủa thi tuyển hoặc xét tuyển, người dự tuyển có quyềngửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển Người đứng đầu cơquan có thẩm quyền tuyển dụng công chức có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảotrong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo

Trang 35

Bước 4 Tổng kết, đánh giá kỳ thi tuyển

- Nội dung đánh giá:

+ Đánh giá về tổ chức kỳ thi: Về hoạt động của Hội đồng thi, Ban coi thi, Ban chấm thi; đánh giá về việc thực hiện các quy định về tổ chức thi

+ Đánh giá về kết quả thi: Tổng số người đăng ký dự thi; tổng số người thực

tế dự thi; số người trúng tuyển, số người vi phạm quy chế thi

- Phương pháp và quy trình tổ chức đánh giá kỳ thi

+ Các Ban coi thi, Ban chấm thi họp rút kinh nghiệm

+ Thư ký Hội đồng thi tổng hợp, chuẩn bị nội dung để báo cáo Hội đồng thi.+ Hội đồng thi họp rút kinh nghiệm

1.4.2 Quy trình tiếp nhận không qua thi tuyển đối với công chức

Theo Khoản 2, Điều 10, Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của

Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chứccủa Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyểndụng, sử dụng và quản lý công chức, quy định về quy trình tiếp nhận xem xét tiếpnhận không qua thi tuyển đối với công chức

Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức thành lập Hội đồng kiểm tra, sáthạch để đánh giá về các điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ và năng lực chuyên môn,nghiệp vụ theo yêu cầu, nhiệm vụ của vị trí việc làm cần tuyển của người được đềnghị tiếp nhận không qua thi tuyển Hội đồng kiểm tra, sát hạch có 05 hoặc 07 thànhviên, bao gồm:

- Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức;

- Một ủy viên là người đứng đầu bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán

bộ của cơ quan quản lý công chức;

- Một ủy viên là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến bố trí côngchức sau khi được tiếp nhận;

- Các ủy viên khác là đại diện một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liênquan, trong đó có một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng

Trang 36

Hội đồng kiểm tra, sát hạch có nhiệm vụ:

- Kiểm tra về các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của

vị trí việc làm cần tuyển;

- Sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụcủa người được đề nghị tiếp nhận Hình thức và nội dung sát hạch do Hội đồngkiểm tra, sát hạch căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, báo cáo ngườiđứng đầu cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định trước khi tổ chức sát hạch;

- Hội đồng kiểm tra, sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyếttheo đa số và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ

Các trường hợp không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch khi xemxét tiếp nhận không qua thi tuyển: có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, có thời giancông tác liên tục (không kể thời gian tập sự, thử việc) từ đủ 60 tháng trở lên vàtrong thời gian công tác 05 năm gần nhất không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý

kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu được xem xét tiếp nhận không quathi tuyển theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10, Thông tư số 13/2010/TT-BNVthì người đứng đầu cơ quan quản lý công chức không phải thành lập Hội đồng kiểmtra, sát hạch:

- Những người đã là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên thuộc ngành,lĩnh vực cần tuyển, sau đó chuyển sang công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập,lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nhà nước;

- Viên chức đã được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch trước ngày 01 tháng 7năm 2003;

- Những người đang giữ chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trở lêntrong doanh nghiệp nhà nước;

- Những người là sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyênnghiệp, người làm công tác cơ yếu

1.5 Vai trò của tuyển dụng trong xây dựng đội ngũ công chức của các cơ quan hành chính nhà nước

Một là, tuyển dụng là cách bảo đảm chất lượng công chức khi được thu

Trang 37

nạp vào bộ máy nhà nước

Việc tuyển dụng theo một trong ba hình thức đã nêu trên đều bao gồm yếu

Chưa nói rằng, khi thực hiện tuyển dụng bằng kiểm tra, nhất là thi, thì sựsàng lọc càng chuẩn mực và nghiêm túc hơn nữa

Hai là, tuyển dụng là con đường góp phần thưc hiện mục tiêu dân chủ, văn minh

“Xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là mục tiêu chiến lược, làđịnh hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng đề ra cho công cuộc xây dựng đất nước ta.Mục tiêu đó phải được thực hiện trên nhiều lĩnh vực, trong đó, lĩnh vực xây dựngđội ngũ công chức là một lĩnh vực rất đặc thù Vì đây là lĩnh vực rất dễ thiếu côngbằng, kém văn minh

Với nhà nước, việc tuyển dụng công chức là để xây dựng bộ máy quản lý nhànước Nhưng với công dân, đó là “con đường tiến thân”, là “Vinh quang và bổnglộc” Trước vinh quang và bổng lộc, con người thường tranh giành Sự tranh giànhnày nếu không được lãnh đạo và quản lý sẽ trở thành không lành mạnh, như cạnhtranh không lành mạnh trên thị trường của các doanh nhân vậy Và đó chính là lúc

đẻ ra “bất công” và “kém văn minh”, thậm chí “dã man”

Tuyển dụng bằng xét tuyển - kiểm tra - thi chính là cách đưa những ai muốnvào cuộc tranh giành này sẽ “cạnh tranh lành mạnh” bằng thực tài của họ

Ba là, tuyển dụng là động lực nâng cao năng lực công chức ngay từ phút khởi đầu

Với các hình thức tuyển dụng công chức, tất cả những ai muốn trở thànhcông chức đều phải có sự nỗ lực học hành, tu dưỡng, chứ không thể “cậy thân, cậy

Trang 38

quen, cậy tiền”, như khi chưa có sự tuyển dụng nghiêm túc.

Để được xét tuyển, người tham gia tuyển dụng ít nhất cũng phải có lý lịchtrong sạch, nhân thân không có tiền án, tiền sự, rèn luyện sức khỏe ở mức nhất định,phải học đến độ nhất định

Để qua được kỳ thi hay kiểm tra, người muốn làm công chức càng phải nỗlực thực tài hơn, vì khi “đối mặt” với người tuyển dụng sẽ không thể là “người giả”,như bằng cấp giả, giấy chứng nhận giả về sức khỏe, mà phải là học thật, kiến thứcthật, sức khỏe thật Người dự thi không chỉ cần đủ tài để đỗ, mà còn phải thừa tài đểvượt lên người khác

Bốn là, tuyển dụng có tác dụng nâng cao mặt bằng văn hóa của xã hội

Ở các quốc gia trên thế giới công chức chiếm một tỷ lệ khá lớn trong xã hội

Ví dụ ở Pháp công chức chiếm 12% dân số, Đức và Mỹ chiếm khoảng 8% Hàngnăm nhà nước phải tuyển dụng một số lượng lớn công dân vào làm việc trong bộmáy nhà nước Việc tuyển dụng đó đã thu hút được một lượng lớn đông đảo nhândân tham gia kiểm tra, sát hạch và cạnh tranh lẫn nhau, đặc biệt đối với hình thứctuyển dụng thông qua thi tuyển Mặt khác, để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầuphức tạp của xã hội nhà nước sẽ đề ra những tiêu chuẩn khó hơn trong tuyển dụng.Kết hợp hai yếu tố trên ta thấy mỗi công dân phải tự nâng cao trình độ của mình đểthỏa mãn nguyện vọng tham gia bộ máy nhà nước và tất yếu là từ đó góp phần nângcao mặt bằng văn hóa chung của toàn xã hội

1.6 Xu hướng đổi mới quản lý nhà nước về tuyển dụng công chức ở Việt Nam

và kinh nghiệm tuyển dụng công chức của một số nước trên thế giới

1.6.1 Xu hướng đổi mới về quản lý nhà nước về tuyển dụng công chức hiện nay

Đổi mới mạnh mẽ công tác thi tuyển công chức theo hướng công khai, minhbạch ở tất cả các bộ, ngành, địa phương Đổi mới theo hướng tìm ra biện pháp lọcđược người tài thực sự cho nền công vụ Giải pháp được cho là hữu hiệu nhất đểkhắc phục hạn chế trong công tác tuyển dụng hiện nay gồm: xúc tiến hoạt động thituyển cạnh tranh và tin học hóa công tác tổ chức thi tuyển Tức là, việc lựa chọn cán

bộ công chức cho nền công vụ phải được thực hiện thông qua thi tuyển cạnh tranh

Trang 39

dựa vào hệ thống máy tính "coi thi” và "chấm thi” một cách công khai Nói khôngvới những tiêu cực trong quản lý nhà nước về tuyển dụng công chức được coi là

"sáng giá" nhất hiện nay và là một trong những tâm điểm của Đề án "Đẩy mạnh cảicách chế độ công vụ, công chức" được ban hành theo Quyết định 1557/QĐ-TTgngày 18 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành với mục tiêu chung

là xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch,hiệu quả, cùng với mục tiêu cụ thể là nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức;thi nâng ngạch công chức 100% các cơ quan ở Trung ương và 70% các cơ quan ởđịa phương thực hiện ứng dụng công nghệ tin học vào thi tuyển, thi nâng ngạchcông chức

1.6.2 Kinh nghiệm tuyển dụng công chức của một số địa phương ở Việt Nam

1.6.2.1 Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội

Việc tuyển dụng công chức, viên chức chia làm 2 đối tượng, một là côngchức thuộc các cơ quan của thành phố gồm sở, ngành, quận, huyện do Hội đồng thituyển của thành phố tổ chức thi, hai là công chức cơ sở như xã, phường, thị trấn vàviên chức trong các đơn vị sự nghiệp do các sở, ngành, quận, huyện thực hiện

Ngay từ đầu, các thông tin về số lượng tuyển dụng, chỉ tiêu, chuyên ngành,thời gian, địa điểm đều được công bố trên cổng thông tin điện tử của thành phố.Thủ tục hồ sơ đều được công bố rộng rãi

Thành phố vẫn tiếp tục cho thi 3 môn trên máy vi tính theo phương pháp trắcnghiệm, đó là tin học, ngoại ngữ và chuyên ngành Ở 3 môn này, nội dung thi sẽđược hội đồng thuê các tổ chức chuyên nghiệp xây dựng đề thi gắn với công việchành chính của các quận, huyện, sở, ngành Cả 3 đề thi của 3 môn này được côngkhai trong ngân hàng đề để thí sinh biết (năm 2013 mới công khai ngân hàng đềmôn chuyên ngành) Thi trắc nghiệm tiếp tục được thực hiện trên máy vi tính

Có camera theo dõi toàn bộ các hoạt động của phòng thi Bước vào cửa đã có khâuchụp ảnh tự động tất cả các thí sinh Dữ liệu trong camera được lưu lại 1 tháng saukhi thi Đối với 2 môn thi viết, kiến thức quản lý nhà nước chung và môn chuyênngành, đã có hướng dẫn ôn tập Quá trình thi viết đều có camera quay lại để tránh

Trang 40

tình trạng quay cóp, gian lận.

Số lượng cán bộ, công chức do Hội đồng thi tuyển của thành phố tuyểnchiếm vài phần trăm trong tổng số cán bộ tuyển dụng Toàn bộ phần còn lại gồmcông chức xã, phường, giáo viên, bác sỹ, viên chức đều phân cấp cho quận, huyện,

sở, ngành triển khai Chỉ tiêu, chuyên ngành đều được công khai trên Cổng thôngtin điện tử Để đảm bảo mặt bằng chất lượng tất cả đều thi chung 1 đề Để tránh tìnhtrạng tiêu cực trong khâu chấm, Hà Nội tổ chức chấm thi chung tại một điểm đốivới tất cả các điểm thi toàn thành phố Bài thi từ tất cả các điểm thi sẽ được dọcphách, niêm phong chuyển ngay về nơi chấm chung của thành phố Người thi sẽkhông thể biết trước được người chấm do tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên chọn giámkhảo khi chấm Sau khi chấm xong mới khớp phách và công bố Thời gian chấm chỉdiễn ra trong 2 ngày

Hà Nội cũng có xu hướng tính đến hình thức thi "5 trong một", tức là làmmột bài thi có thể kiểm tra được nhiều kỹ năng, kiến thức, không cần thi nhiều mônnhư hiện nay Phần "học thuộc" trong đề thi phải giảm mạnh hơn để phát hiệnnhững người có năng lực sáng tạo, tư duy Thay vì thi ngoại ngữ, chúng ta có thểyêu cầu thí sinh phải có chứng chỉ của các tổ chức quốc tế…"

1.6.2.2 Kinh nghiệm của Bà Rịa - Vũng Tàu

Xét ở góc độ tuyển dụng công chức theo quy định tại các tỉnh, thành nói chung

và tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng: Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức thìtỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong số rất ít địa phương đã mạnh dạn thực hiện phâncấp trong việc tuyển dụng công chức Trên cơ sở đó Ủy ban tỉnh đã cụ thể hóa và phâncấp cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện được tổ chức thi tuyển đối với công chức cấphuyện, cấp xã; các cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh được tổ chứcthi tuyển công chức tại cơ quan, đơn vị mình Như vậy, có thể thấy việc thực hiệnphân cấp trong tuyển dụng công chức là một xu thế khách quan, phù hợp với chủtrương "tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyềntỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương" theo Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày

Ngày đăng: 03/01/2020, 10:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nội vụ, “Thông tư số 09/2012/TT-BNV ngày 10 tháng 12 năm 2012 quy định quy trình, nội dung thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 09/2012/TT-BNV ngày 10 tháng 12 năm 2012 quy địnhquy trình, nội dung thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viênchức
2. Bộ Nội vụ, “Thông tư số 10/2004/TT-BNVngày 19/02/2004 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 10/2004/TT-BNVngày 19/02/2004 Hướng dẫn thực hiệnmột số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 củaChính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sựnghiệp của Nhà nước
3. Bộ Nội vụ, “ Thông tư số 130/2005/TT-BNV ngày 07/12/2005 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2005/NĐ-CP về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi chí đào tạo đối với cán bộ, công chức” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 130/2005/TT-BNV ngày 07/12/2005 hướng dẫn thực hiệnmột số điều của Nghị định số 54/2005/NĐ-CP về chế độ thôi việc, chế độ bồithường chi chí đào tạo đối với cán bộ, công chức
4. Bộ Nội vụ, “Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 quy định chi tiết một sốđiều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CPngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý côngchức
6. Bộ Nội vụ (2008), “Nghiên cứu xác định vị trí, tiêu chuẩn chức danh và cơ cấu ngạch công chức hành chính cơ quan Bộ Nội vụ”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu xác định vị trí, tiêu chuẩn chức danh và cơ cấungạch công chức hành chính cơ quan Bộ Nội vụ”
Tác giả: Bộ Nội vụ
Năm: 2008
7. Ngô Thành Can, “Công chức và đào tạo công chức ở nước Cộng hòa Pháp”, Tạp chí Tổ chức nhà nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công chức và đào tạo công chức ở nước Cộng hòa Pháp”
8. Trần Thị Minh Châu (2010), “Kinh nghiệm thi tuyển công chức của một số nước trên thế giới”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kinh nghiệm thi tuyển công chức của một số nướctrên thế giới”
Tác giả: Trần Thị Minh Châu
Năm: 2010
9. Chính phủ, “Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 quy định về tuyển dụng,sử dụng và quản lý công chức
10. Chính phủ, “Nghị định 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 về vị trí việc làm Sách, tạp chí
Tiêu đề: 10. Chính phủ, “Nghị định 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 về vị trí việc làm
11. Chính phủ, “Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020”, 12. Đảng CSVN - (2005) “Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hộiVI, VII, VIII, IX)”, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020”,"12. Đảng CSVN - (2005) "“Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội "VI, VII, VIII, IX)”
Nhà XB: Nxb CTQG
13. Đảng CSVN- (2006) “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X”, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X”
Nhà XB: Nxb CTQG
14. Đảng CSVN – (2011) “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”
Nhà XB: Nxb CTQG
15. Đoàn Nhân Đạo (2013), “Một số vấn đề về thi tuyển công chức lãnh đạo ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Tổ chức nhà nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về thi tuyển công chức lãnh đạoở nước ta hiện nay”
Tác giả: Đoàn Nhân Đạo
Năm: 2013
16. Nguyễn Văn Hà, (2006), “Thi tuyển công chức trong công cuộc cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ quản lý hành chính công Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi tuyển công chức trong công cuộc cải cáchhành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay”
Tác giả: Nguyễn Văn Hà
Năm: 2006
17. Tô Tử Hạ - (1998) “Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay”, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay”
Nhà XB: Nxb CTQG
18. Phạm Minh Hạc – (2001) “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
Nhà XB: Nxb CTQG
19. Hoàng Quốc Hiệp (2007), “Hoàn thiện pháp luật về tuyển chọn và bổ nhiệm công chức ở nước ta”, Luận án Tiến sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện pháp luật về tuyển chọn và bổ nhiệm công chức ở nước ta”
Tác giả: Hoàng Quốc Hiệp
Năm: 2007
20. Học viện Hành chính quốc gia – (1996) “Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước”, Tập 1,2,3 và tập 4. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước”
24. Trương Hải Long (2010), “Pháp luật về tuyển dụng công chức trong bối cảnh cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về tuyển dụng công chức trong bối cảnh cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay”
Tác giả: Trương Hải Long
Năm: 2010
25. Nước CHXHCN Việt Nam, “Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2013” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w