Quan điểm này, ta đã gặp trong hànhđộng của Nguyễn Trãi trong việc từ bỏ tiểu hiếu với cha để thực hiện đại hiếu với nước và sau này được Hồ Chí Minh nhấn mạnh trong tư tưởng “hiếu với d
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
VIỆN HÀN LÂM
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAMHỌCKHOAVIỆNHỌCKHOAXÃHỘIHỌCVIỆTXÃNAMHỘI
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ LÊN
SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: CNDVBC &CNDVLS
Mã số: 9229002
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ THỌ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Thọ Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Lên
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI 5
1.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo hiếu và đạo hiếu ở Việt Nam 51.2 Những công trình nghiên cứu liên quan đến sự biến đổi của đạo hiếu ở ViệtNam hiện nay 15
1.3 Những công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp xây dựng đạo hiếu ở ViệtNam hiện nay 20
1.4 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và nhữngvấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 23
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO HIẾU VÀ SỰ BIẾN ĐỔICỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM 26
2.1 Đạo hiếu và cơ sở hình thành đạo hiếu ở Việt Nam 26 2.2 Nội dung và vai trò của đạo hiếu trong đời sống xã hội 30 2.3 Sự biến đổi của đạo hiếu và đặc điểm của sự biến đổi đạo hiếu ở Việt Nam 48
CHƯƠNG 3 SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1 Nâng cao nhận thức về đạo hiếu cho các thành viên trong gia đình Việt Namhiện nay 1214.2 Kết hợp và nâng cao vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong công tácgiáo dục đạo hiếu 1274.3 Phát triển kinh tế gia đình, tạo lập môi trường văn hóa lành mạnh, tạo điều kiệncho việc thực hiện đạo hiếu 1354.4 Phát huy vai trò của pháp luật trong việc đưa ra các quy định về đạo hiếu và xử
lý các hành vi bất hiếu 140
KẾT LUẬN 149
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Mỗi con người phải biết quá khứ của mình, mỗi dân tộc phải biết lịch sử của mình Một dân tộc mà đánh mất quá khứ thì cũng là đánh mất chính bản thân mình Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là tài sản vô giá Nó là dòng chảy liên tục, nảy sinh, tồn tại, phát triển trong suốt quá trình dựng nước, giữ nước, phát triển đất nước của cha ông Trong đó, đạo hiếu là một giá trị đạo đức cốt lõi, trường tồn cùng với sự phát triển của dân tộc.
Trong xã hội Việt Nam, từ gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại, hiếu luônđược coi là “nết đầu trong trăm nết”, là nét đẹp nhân bản, là giá trị hàng đầu của đạolàm người Hiếu được người Việt Nam đặc biệt coi trọng, nâng lên thành một đạo - đạohiếu, đạo làm con Đạo hiếu không chỉ là một chuẩn mực đạo đức, một truyền thốngquý báu được mọi người trân trọng và gìn giữ mà trở thành nguyên tắc hành động, ứng
xử của con cái đối với cha mẹ Người Việt Nam khi nói đến đạo hiếu, liền nghĩ ngayđến việc “thờ mẹ, kính cha”, chăm sóc phụng dưỡng khi cha mẹ còn sống, tang ma, thờcúng, chăm sóc mộ phần chu đáo khi cha mẹ qua đời Thực hiện đạo hiếu trở thành
“khuôn vàng, thước ngọc” để mỗi người căn cứ vào đó tự hoàn thiện đạo đức cá nhân,xây dựng đạo đức gia đình và củng cố đạo đức xã hội
Là một giá trị đạo đức cốt lõi, đạo hiếu trường tồn cùng với sự phát triển của dântộc Tuy nhiên, là một bộ phận của ý thức xã hội, đạo hiếu cũng chịu sự chi phối vàquyết định của tồn tại xã hội và biến đổi cùng sự biến đổi của đời sống xã hội Côngcuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã tác động, làmbiến đổi mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực đạo đức giađình Thực tế cho thấy, biến đổi là quy luật tồn tại và phát triển của mọi sự vật hiệntượng Song, không phải sự biến đổi nào cũng đồng nhất với văn minh, tiến bộ Từ khiđất nước tiến hành đổi mới toàn diện, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, kinh tế thịtrường từng bước được xây dựng và phát triển, một mặt, con cái có những nhận thức
Trang 6và điều kiện kinh tế tốt hơn trong việc báo hiếu cha mẹ; mặt khác, trong nền kinh tếthị trường, khi mà giá trị thặng dư và tiền bạc vật chất được xem như giá trị cao nhất
để đánh giá con người thì nhiều khi đạo hiếu bị đẩy xuống hàng thứ yếu Hiện tượngcon cái lơ là, bỏ bê không làm tròn nghĩa vụ đối với cha mẹ, thậm chí con cái bạcđãi, tị nạnh lẫn nhau, đẩy cha mẹ vào hoàn cảnh “không ăn thì ốm thì gầy/ ăn thìnước mắt chan đầy bát cơm” đang tạo nên những khoảng tối trong bức tranh về đạohiếu Bên cạnh đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, sự ảnhhưởng của văn hóa ngoại lai đang làm cho một bộ phận giới trẻ có sự thay đổi quanniệm về đạo hiếu và việc thực hiện đạo hiếu rất đáng để suy ngẫm Từ những biếnđổi trên cho thấy, việc phân tích thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân sự biến đổi củađạo hiếu để đưa ra những giải pháp là yêu cầu cần thiết trong xây dựng đạo hiếu ở
Việt Nam hiện nay Đó là lý do nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu trong luận án tiến sĩ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của mình; cũng là góp phần
nhỏ vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng đời sống và nền văn hóa tinh thần nói chung
và đạo hiếu nói riêng ở Việt Nam hiện nay
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về đạo hiếu và sự biến đổi của đạo hiếu
ở Việt Nam, luận án phân tích thực trạng biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của nó; từ đó đề xuất một số giải pháp xây dựng đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay.
2.2 Nhiệm vụ
Để đạt mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đạo hiếu và sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam.
Trang 7- Làm rõ một số vấn đề lý luận về đạo hiếu và sự biến đổi của đạo hiếu ở ViệtNam.
- Phân tích thực trạng và nguyên nhân biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiệnnay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy biến đổi tích cực, hạn chế biến đổi tiêu cực của đạo hiếu ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay trên hai phương diện biến đổi tích cực và biến đổi tiêu cực Về thời gian, luận án chủ yếu khảo sát thực trạng biến đổi của đạo hiếu từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới năm 1986 đến nay.
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng trong xây dựng nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về đạo đức, đạo hiếu Ngoài ra, tác giả còn kế thừa một số thành tựu nghiên cứu
đã được công bố có liên quan trực tiếp đến đề tài.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, đồng thời có phối hợp sử dụng các phương pháp lịch sử - logic,phân tích - tổng hợp, so sánh, đối chiếu, v.v để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu
Trang 85 Đóng góp mới của luận án
- Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về đạo hiếu
và sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam.
- Từ việc phân tích thực trạng biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay vànguyên nhân của nó, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy biến đổi tích cực, hạn chế biến đổi tiêu cực của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án, nội dung của luận án gồm 4 chương, 13 tiết.
Trang 9CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Hiếu là một giá trị đạo đức căn bản của con người và của đạo làm người Đặcbiệt ở các nước phương Đông trong đó có Việt Nam, đạo hiếu luôn xác định cho mình
vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong việc rèn luyện đạo đức cá nhân nhằm đạt tới sựbình yên, hạnh phúc của gia đình và một xã hội hòa mục, ổn định Với vị trí, vai tròquan trọng như vậy nên vấn đề đạo hiếu từ xưa đến nay đã được nhiều nhà khoa họcquan tâm, nghiên cứu dưới những góc độ và quy mô khác nhau Liên quan đến đề tàicủa luận án, có thể khái quát các công trình này thành các nhóm cơ bản sau:
1.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo hiếu và đạo hiếu ở Việt Nam
Cuốn Nho giáo của Trần Trọng Kim (được in lần đầu vào những năm 30 của
thế kỷ XX, lần tái bản gần đây nhất năm 2017) [63] là một trong số không nhiềucuốn sách ra đời sớm nhất thời hiện đại nghiên cứu về Nho giáo Trung Hoa và tầmảnh hưởng lớn lao của nó trong đời sống văn hóa Việt Nam Bàn về đạo hiếu, TrầnTrọng Kim đã phân tích khá chi tiết tư tưởng hiếu trong Nho giáo, từ Khổng Tử đếnTăng Tử Theo Nho giáo, “hiếu có ba bậc: bậc đại hiếu là làm tôn trọng cha mẹ, bậcthứ là không làm nhục đến cha mẹ, bậc dưới cùng là có thể nuôi được cha mẹ” [63,tr.190] Làm tôn trọng cha mẹ là phải hiểu được cái ý của cha mẹ, vâng theo cái chícủa cha mẹ và gây dựng thân mình để cho vinh hiển cha mẹ Không làm nhục đếncha mẹ là phải giữ danh giá của mình cho trọn vẹn, “không hư hỏng thân thể, khôngnhục thân danh” Nuôi cha mẹ thì phải kính trọng, nuôi mà không kính thì chẳngkhác gì nuôi giống chó, giống ngựa, lấy gì mà phân biệt
Hiếu là cái gốc của đạo làm người Người con có hiếu, “sống thì lấy lễ mà thờ,chết thì lấy lễ mà táng, lấy lễ mà tế” [63, tr.126] Nhưng lấy lễ mà thờ cha mẹ không cónghĩa là cha mẹ làm điều trái đạo cũng phải theo Khi cha làm điều gì trái lẽ thì phải hết
Trang 10sức can ngăn, để cho cha không bị những điều lầm lỗi Nhưng can ngăn cũng phải theo
lễ Hiếu có hợp lễ mới thật là hiếu Hơn nữa, trong quan điểm của Nho giáo, có batrường hợp con cái không nghe lời cha mẹ vẫn là người con có hiếu, đó là: theo mệnhthì cha mẹ nguy, không theo mệnh thì cha mẹ yên; theo mệnh thì cha mẹ nhục, khôngtheo mệnh thì cha mẹ vinh; theo mệnh là cầm thú, không theo mệnh thì làm cho cha mẹđược vẻ vang, người hiếu tử không theo mệnh là kính cha mẹ [63, tr.293]
Trong quan điểm của Nho giáo, hiếu với cha mẹ là khéo nối được cái chí của cha mẹ, khéo noi được việc làm của cha mẹ; kính những người cha mẹ đã kính trọng, yêu những người cha mẹ đã yêu mến, thờ cha mẹ lúc chết rồi cũng như lúc còn sống Song, Nho giáo cũng nhấn mạnh “sự thờ cha mẹ không phải
là cái lẽ cuối cùng của sự hiếu Cái lẽ cuối cùng của hiếu là lấy hiếu gây thành đạo nhân, vì người có hiếu tức là có nhân” [63, tr.129].
Trong Nho giáo, bên cạnh việc trình bày khá chi tiết đạo hiếu của Nho giáo,
Trần Trọng Kim cũng đã chỉ ra những điểm tích cực và sức ảnh hưởng của Nho giáo đối với đạo đức Việt Nam nói chung và đạo hiếu nói riêng Đây là nguồn tư liệu rất quý để nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình viết luận án.
Phan Bội Châu trong “Khổng học đăng” [120] khi bàn về “luân lý ở trong
gia đình” đã có những nét phác thảo về chữ hiếu và việc thực hiện chữ hiếu theo quan điểm Nho giáo Phân tích quan điểm của Khổng Tử về chữ hiếu, Phan Bội Châu nhấn mạnh chữ hiếu là gốc của đạo nhân Người con giữ được chữ hiếu với cha mẹ ắt sẽ giữ được chữ đễ với anh em và đối với người trên thì không phạm thượng, càng không bao giờ làm loạn Ngược lại, nếu một người bất hiếu với cha
mẹ, bất đễ với anh em thì không thể sống tốt được: “Nếu có hạng người không thương cha mẹ mà bất hiếu, không thương anh em mà bất đễ, mà vội nói rằng thương loài người, thương thế giới, quyết không có lẽ ấy” [120, tr.181].
Bên cạnh đó, Phan Bội Châu cũng đề cập đến mối quan hệ giữa việc thực hiệnchữ hiếu của người con trong gia đình và trách nhiệm của người công dân trong xã hội
Trang 11Ông quan niệm, chữ hiếu không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình, để làm tròn chữhiếu, người con nhiều khi phải gác lại hoặc nhờ người chăm sóc mẹ cha để thựchiện nghĩa vụ làm người với quốc gia, xã hội Quan điểm này, ta đã gặp trong hành
động của Nguyễn Trãi trong việc từ bỏ tiểu hiếu với cha để thực hiện đại hiếu với
nước và sau này được Hồ Chí Minh nhấn mạnh trong tư tưởng “hiếu với dân”.Trong những năm 90 của thế kỷ XX, có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nhogiáo và các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, trong đó có thể kể đến một số công
trình như: “Nho giáo xưa và nay” của tác giả Quang Đạm [24], “Nho giáo và phát triển
ở Việt Nam” của tác giả Vũ Khiêu [57]; “Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam” của tác giả Phan Đại Doãn [21], “Đến hiện đại từ truyền thống” của tác giả Trần Đình Hượu [52] và “Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam” của tác giả Trần Văn Giàu [36].
Trong các công trình nghiên cứu này, từ góc độ sử học, triết học và đạo đức học, các tácgiả đã nghiên cứu và đưa ra những kiến giải sâu sắc về các giá trị truyền thống đặc thùcủa dân tộc Việt Nam, trong đó đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ luôn được tôn lêncao và đặt vào vị trí đặc biệt quan trọng, trở thành cốt lõi của các quan hệ xã hội khác
Chẳng hạn, trong cuốn “Nho giáo xưa và nay”, khi nói về phạm trù “nhà”, tác giả Quang Đạm đã từ những luận điểm trong tứ thư, ngũ kinh và nhiều tài liệu diễn giải của
các danh nho về sau mà khái quát lên nội dung chữ hiếu của Nho giáo Theo tác giả,chữ hiếu theo quan điểm của Nho giáo được thể hiện ở ba nguyên lý lớn, đó là:
Thứ nhất, sự thân và thủ thân gắn liền với nhau “Sự thân” là phụng sự cha mẹ,
phục vụ cha mẹ, thủ thân là giữ gìn thân mình Sự thân không phải chỉ là công việc phảilàm khi cha mẹ còn sống mà cũng là bổn phận phải làm sau khi cha mẹ qua đời
Con người ở đời càng giữ thân mình lành lặn và toàn vẹn lâu dài bao nhiêu để phụng sựcha mẹ, lúc sinh thời cũng như sau khi đã qua đời, thì càng báo hiếu được tốt bấynhiêu” [24, tr.172] Nho giáo nhấn mạnh, phụng sự cha mẹ là cái gốc của mọi việcphụng sự, giữ gìn thân thể là cái gốc của mọi việc giữ gìn; phụng sự đất nước, phụng
Trang 12sự thiên hạ đều không bằng phụng sự cha mẹ; giữ gìn đất nước, giữ gìn thiên
hạ đều không bằng giữ gìn thân thể do cha mẹ sinh ra để phụng sự cha mẹ.
Thứ hai, suốt đời thiện kế, thiện thuật Nho giáo yêu cầu, con cái đối với cha
mẹ phải “kế”, “thuật” và “vô cải” nghĩa là con cái phải nối tiếp, làm theo và không
sửa đổi việc làm và ý chí của cha mẹ, sau khi cha mẹ đã mất “ba năm không có gìthay đổi khác đối với đạo của cha” có thể được coi là hiếu Cũng theo đó, Nho giáodạy người ta “thiện kế”, “thiện thuật” cả tình cảm, thái độ đối xử của cha mẹ trongquan hệ với người khác sau khi cha mẹ mất, nghĩa là phải biết kính những người màcha mẹ kính trọng, yêu những người mà cha mẹ thân yêu [24, tr.174]
Thứ ba, dương danh hiển thân là cách báo hiếu tốt nhất Nho giáo cho rằng
“lập thân, hành đạo, nêu cao thanh danh đến đời sau để làm vinh hiển cho cha mẹ”,
đó là cách báo hiếu cao nhất Hơn nữa, nếu đem cả thiên hạ mà phụng dưỡng cha
mẹ thì không có hiếu nào bằng Tác giả Quang Đạm nhận định dương danh hiểnthân “là điều báo hiếu cao nhất của con đối với cha mẹ, và cũng là điều mong ướctha thiết nhất, tính toán, xếp đặt tốn công nhất của cha mẹ về tương lai của con, vừa
vì con, vừa vì mình, hoặc nói một cách ngắn gọn là vì “nhà” cả thôi” [24, tr.175].Những phân tích của Quang Đạm trong tác phẩm đã cung cấp cho nghiên cứu sinh một cái nhìn khái quát về nội dung của chữ hiếu trong Khổng giáo Mặt khác, những luận điểm của tác giả cũng cho ta thấy sự ảnh hưởng và sự khác biệt của chữ hiếu trong Nho giáo Trung Quốc và chữ hiếu trong văn hóa Việt Nam.
Trong cuốn “Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam” [21] khi bàn khá nhiều về đạo
hiếu ở Việt Nam, Phan Đại Doãn cũng khẳng định: “Hiếu vốn là tinh thần, là nộidung của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam hình thành từ rất xa xưa trongphong tục tín ngưỡng như “thờ cúng tổ tiên”, “trọng lão” nhưng về sau lại được giáo
lý Nho giáo khẳng định thêm sâu sắc, chi tiết và thể chế hóa thành luân lý xã hội.Các nhà nước dưới thời Lê – Nguyễn đều lấy hiếu để củng cố gia đình, lấy hiếu làmchuẩn mực cho các giá trị xã hội, làm tiêu chuẩn để rèn luyện nhân cách,
Trang 13lấy hiếu để ràng buộc con người với con người, bề dưới với bề trên và đặc biệt được pháp luật hóa, chính sách hóa” [21,tr.144] Theo tác giả, hiếu là nhân cách con người, là gốc của nhân luân, là quan hệ đứng hàng dọc trong gia đình và dòng họ, có ý nghĩa quan trọng nhất trong nguyên tắc ứng xử gia đình Trong cuốn sách này, Phan Đại Doãn đã có những nét phác thảo cơ bản về đạo hiếu trong gia huấn Việt Nam thời phong kiến Tác giả cũng khái quát vị trí, vai trò của đạo hiếu trong gia đình và xã hội; những nội dung căn bản của đạo hiếu theo quan niệm của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam.
Trong ấn phẩm “Chữ Hiếu” của nhà nghiên cứu Hạnh Hương [49], ở phần
“Cội nguồn” tác giả đặt ra câu hỏi: “Vì sao ta phải báo hiếu cha mẹ, ông bà và tổ tiên?” Ấy là do “ơn nghĩa sinh thành”, là phận làm con phải báo ân, báo hiếu Để báo hiếu phải “tôn kính và vâng lời”, phải “tránh ác, hành thiện” Để đáp ân, con cái phải sống tốt, phải “liều thân khi cha mẹ gặp nguy” Tác giả Hạnh Hương nhấn mạnh rằng “báo hiếu là bổn phận và trách nhiệm của người làm con”.
Trong ấn phẩm “Hiếu hạnh xưa và nay” [13], tác giả Cao Văn Cang cũng
đặt ra câu hỏi: “Thế nào là hiếu hạnh” Và từ việc diễn giảng “bài học quả báo”, phân tích “gương xưa về những người con có hiếu” và “cuộc đời những người con hiếu”, tác giả yêu cầu con người ta phải “thực hành hiếu đạo” Hiếu đạo không chỉ là bổn phận, trách nhiệm mà hơn thế nữa “trên đời này, việc làm được đánh giá cao quý và đáng tôn vinh nhất, chính là lòng hiếu thảo của con cái đối với đấng sinh thành, đó là niềm vinh hạnh trời ban” [13, tr.15].
Từ góc nhìn Phật giáo, thiền sư Thích Giác Hành trong “Chữ hiếu và nếp sống dân tộc” [41] khẳng định: “Hiếu chính là biểu hiện đức tính cao thượng của con người
trong hầu hết các nền văn hóa của nhân loại Đó là thái độ sống bày tỏ sự biết ơn, nhớ
ơn công đức sinh thành dưỡng dục đối với ông bà, cha mẹ hiện tại và trong vô lượngkiếp Hiếu cũng chính là sợi dây thân ái kết nối giữa mọi người, gia đình, thân tộc vàtình dân tộc” [41, tr.16] Qua ấn phẩm này, tác giả cũng đặt ra và trả lời cho câu hỏi vì
Trang 14sao ta phải báo hiếu mẹ cha? Chúng ta phải báo hiếu như thế nào và làm cách nào để chúng ta báo hiếu? Từ đó, chúng ta có thể thấy được một số nội dung khái quát của đạo hiếu theo quan điểm Phật giáo.
Ba cuốn sách “Chữ hiếu” [49], “Chữ hiếu và nếp sống dân tộc” [41], “Hiếu hạnh xưa và nay” [13] của ba tác giả khác nhau, mặc dù xuất phát điểm không giống nhau, nhưng chúng ta lại tìm thấy ở đó những điểm tương đồng Các tác giả,
có người xuất phát từ quan điểm đời thường, có người xuất phát từ quan điểm Phậtgiáo, với lối viết mộc mạc, giản dị và gần gũi với cuộc sống, qua các câu chuyện đờithường hoặc câu chuyện của nhà Phật, các tác giả đều hướng tới và tìm cách trả lờicho câu hỏi: vì sao con cái phải báo hiếu cha mẹ? Việc báo hiếu cha mẹ phải thựchiện như thế nào? Trong quá trình luận bàn về đạo hiếu, dù không tác giả nào phântích một cách tỉ mỉ nội hàm, ngoại diên của khái niệm hiếu; không trình bày mộtcách hệ thống những nội dung của đạo hiếu, nhưng từ các cuốn sách này ta có thểtìm được những gợi ý rất sâu sắc trả lời cho câu hỏi đạo hiếu là gì, nội dung căn bảncủa đạo hiếu bao gồm những vấn đề nào? Đó là những tư liệu vô cùng quý giá chonghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án
Cuốn “Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi” của tác giả Ngô Đức
Thịnh [124] đã trình bày khái quát những giá trị văn hóa tiêu biểu của Việt Nam, trong
đó khi nói về những giá trị văn hóa của gia đình người Việt truyền thống, tác giả đã nêulên quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu như Trần Đình Hượu, Phạm Côn Sơn, VũKhiêu, Phan Ngọc Tác giả đã đồng tình với quan điểm của Vũ Khiêu khi nhấn mạnhhiếu là “nết đầu trong trăm nết”, “hành vi của người ta không gì lớn bằng chữ hiếu”;Hiếu là phải làm cho cha mẹ được tôn trọng, nuôi dưỡng cha mẹ phải bằng tấm lòngkính yêu chân thành; và mối quan hệ giữa người con có hiếu trong gia đình với ngườicông dân đức độ ngoài xã hội Trích lời của nhà nghiên cứu Phan Ngọc, tác giả cũng đềcập đến độ khúc xạ của chữ hiếu trong Nho giáo khi vào Việt Nam, nói cách khác,
“hiếu của Việt Nam có điểm độc đáo khác với hiếu của Trung Quốc” Ở Việt Nam
Trang 15không chỉ có hiếu của con cái đối với cha mẹ mà còn có cả “đại hiếu” là hiếu với nước và trong lịch sử dân tộc, nhiều khi để thực hiện “đại hiếu” người ta phải hy sinh cái “tiểu hiếu”.
Qua tác phẩm này, ta không chỉ tiếp nhận quan điểm của Ngô Đức Thịnh
về hiếu mà từ những nhận định của ông chúng ta hiểu thêm về quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó khi nghiên cứu về đạo hiếu ở Việt Nam.
Gần đây nhất, cuốn sách Bản thể luận xã hội về đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay
do tác giả Nguyễn Thị Thọ chủ biên [129] đã luận giải về sự tồn tại của phạm trùhiếu và những khía cạnh biểu hiện khác nhau của hiếu trong các bản thể xã hội Nộidung công trình nghiên cứu gồm ba phần, trong đó phần 1 và phần 2, xuất phát từ vịtrí, vai trò của đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam, tác giả đã đi sâu phân tíchmột số nội dung cơ bản về bản thể luận xã hội của đạo hiếu ở Việt Nam
Cùng với các cuốn sách của các nhà nghiên cứu trong nước, bàn về đạo hiếu vàđạo hiếu ở Việt Nam còn có thể kể đến một số cuốn sách của các nhà nghiên cứu nước
ngoài Trong tác phẩm “Nho gia với Trung Quốc ngày nay” [131], Vi Chính Thông đã
khái quát những nội dung chính tư tưởng đạo hiếu theo quan điểm của Khổng Tử Theotác giả, quan điểm về đạo hiếu của Khổng Tử có thể chia thành mấy điểm là: “Duy trìtrật tự trên dưới”; “chuẩn mực về đạo đức luân lý”; “hiếu và nhân”; “hiếu và trung”.Trong cuộc sống, hiếu được thực hiện đối với cha mẹ là “sống thì phụng dưỡng thânthể, chết thì an táng theo lễ, thờ cúng theo lễ” Qua cuốn sách ta cũng thấy được rằng,
sự hình thành và phát triển của đạo hiếu ở Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạohiếu trong Nho giáo Tuy nhiên, đạo hiếu ở Việt Nam không tiếp nhận nguyên xi đạohiếu trong Nho giáo mà là sự tiếp biến trên cơ sở nền văn hóa bản địa, do đó tư tưởngđạo hiếu của Việt Nam bớt hà khắc hơn tư tưởng hiếu trong Nho giáo và mang đậmtruyền thống, bản sắc của con người Việt Nam
Tác phẩm “Chữ Hiếu trong nền văn hóa Trung Hoa” của Tiêu Quần Trung do Lê
Sơn dịch [145] đã phân tích bản chất tinh thần luân lý và hệ thống chuẩn mực đạo
Trang 16hiếu Từ việc phân tích cơ sở, cơ chế thực tiễn của đạo hiếu và việc giáo dục đạohiếu, tác giả đã cho chúng ta thấy một bức tranh khá đầy đủ và sinh động của đạohiếu Trung Hoa, từ cội nguồn của đạo hiếu đến diễn biến và các giá trị lịch sử của
nó đối với xã hội đương đại Tuy nhiên, do tiếp cận dưới góc nhìn văn hóa nên tácphẩm chưa đi vào phân tích được căn nguyên của sự biến đổi của đạo hiếu qua cácthời kỳ lịch sử Đây là vấn đề đặt ra về mặt triết học dựa trên lý luận triết học duyvật biện chứng và duy vật lịch sử, đặc biệt là dựa trên nguyên lý tồn tại xã hội quyếtđịnh ý thức xã hội mà nghiên cứu sinh sẽ luận chứng trong luận án này
Cuốn sách“Đạo hiếu trong Nho gia” của tác giả Cao Vọng Chi, một nhà
nghiên cứu tôn giáo tâm huyết người Trung Quốc được nhà xuất bản Chính trị Quốcgia dịch và xuất bản năm 2014 [15] Đây là tác phẩm đã phân tích một cách thấu đáo
về đạo hiếu Tác giả đã đưa vào sách bản gốc của “Hiếu kinh” và tập hợp 100 điềughi chép lời của các bậc thánh hiền Trung Quốc như Khổng Tử, Tăng Tử, Tử Tư vàMạnh Tử luận bàn về các vấn đề cốt lõi của đạo hiếu Bên cạnh đó, tác giả còn đềcập đến hàng loạt vấn đề liên quan đến đạo hiếu, như cơ sở xác lập, bối cảnh xã hộihình thành và quá trình truyền thụ đạo hiếu trong xã hội Trung Quốc Ở phần cuốicuốn sách, Cao Vọng Chi đã có những nghiên cứu, so sánh về tư tưởng đạo hiếutrong Nho gia với Đạo giáo, Phật giáo Những nghiên cứu, so sánh này đã chochúng ta hiểu rõ và có những lý giải sâu sắc hơn về đạo hiếu trong Nho gia
Trong cuốn sách này, tác giả cũng đã dành cả một chương để viết về ảnh hưởngcủa đạo hiếu trong Nho gia đối với các nước láng giềng Qua cách nhìn, cách đánh giácủa một nhà nghiên cứu Trung Quốc, ta thấy được mối quan hệ của đạo hiếu trong nềnvăn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc Tuy nhiên, ở đây Cao Vọng Chi mới chỉnhìn thấy điểm tương đồng với ảnh hưởng một chiều từ đạo hiếu trong Nho gia đối vớiViệt Nam mà chưa nhìn thấy điểm khác biệt của đạo hiếu ở Việt Nam vốn được nảysinh từ nền văn hóa Việt Nam Đây là một vấn đề mà tác giả cần nghiên cứu và làm rõtrong phần lý luận của luận án Tuy nhiên, tài liệu này đã cung cấp cho tác giả cái nhìn
Trang 17khá rõ ràng và toàn diện về đạo hiếu trong Nho gia, cung cấp cơ sở lý luận để tác giả nghiên cứu vấn đề trong luận án của mình.
Đặc biệt, trong bài viết “Khảo cứu văn bản Bổ chính nhị thập tứ hiếu truyệndiễn nghĩa ca và văn bản chữ Nôm” của Sato Thụy Uyên – một nhà nghiên cứungười Nhật Bản, đăng trong Kỷ yếu hội thảo khoa học Việt Nam học lần thứ IV, tổchức tại Hà Nội năm 2012 [148], tác giả đã có sự so sánh, đối chiếu văn bản “Bổchính nhị thập tứ hiếu” ở Việt Nam với ba hệ thống “Nhị thập tứ hiếu” ở TrungQuốc Tác giả nhận định, cách trình bày và trật tự hai mươi bốn hiếu tử của ba hệthống có sự khác biệt và khác với cách ghi của Bổ chính nhị thập tứ hiếu Sự khácbiệt đó nói lên rằng “Nhị thập tứ hiếu của Trung Quốc khi truyền sang Việt Nam đã
có sự tiếp thu, biến đổi, tạo ra một nét rất đặc sắc, riêng biệt của Việt Nam”
Đề cập đến các văn bản liên quan đến “Nhị thập tứ hiếu” ở Việt Nam, tác giảbài viết nhận định có ít nhất hai mươi bảy tài liệu liên quan, trong đó mười lăm tàiliệu là nguyên văn thơ chữ Nôm của dịch giả Lý Văn Phức và các bản phiên âmsang chữ quốc ngữ được phổ biến sâu rộng trong dân chúng Chỉ có văn bản Bổchính nhị thập tứ hiếu là văn bản duy nhất do thành viên hoàng thất (Hòa ThịnhQuận Vương Miên Thuấn) đích thân kiểm định, lại được dùng làm sách dạy đạohiếu cho con cháu hoàng tộc Tác giả nhận đinh: “Có lẽ vì thế mà nó không được
lưu truyền phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân như văn bản Nhị thập tứ hiếu diễn ca của cụ Lý Văn Phức, nhưng dường như nó đã được con cháu Vương
phủ truyền đọc rộng rãi như là một quyển sách gia phạm” [148]
Có thể nói, Sato Thụy Uyên là một trong số hiếm hoi những nhà nghiên cứungười nước ngoài tìm hiểu về Nhị thập tứ hiếu ở Việt Nam Với mục đích làm rõ tácphẩm Nhị thập tứ hiếu khi truyền vào Việt Nam có sự dung hợp, biến chuyển, được
“bản địa hóa” như thế nào so với nguồn gốc ban đầu và có ảnh hưởng sâu sắc như thếnào đến xã hội Việt Nam, đặc biệt ở tầng lớp quý tộc, bài viết đã đưa ra một cái nhìn
Trang 18tương đối toàn diện về tác phẩm Nhị thập tứ hiếu ở Việt Nam qua lăng kính của một nhà nghiên cứu nước ngoài.
Trong nhiều năm gần đây, trên các tạp chí khoa học giáo dục Việt Nam cũng
đã có nhiều bài viết bàn về đạo hiếu dưới những góc độ khác nhau, trong đó có thể
kể đến một số bài viết của tác giả Trần Đăng Sinh, như: "Đạo hiếu trong gia đình Việt Nam hiện nay” [105]; “Bảo tồn và phát huy giá trị đạo hiếu trong gia đình truyền thống ở Việt Nam” [104] Đặc biệt, năm 2009, với đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ Đạo hiếu và vấn đề giáo dục đạo hiếu trong gia đình Việt Nam hiện nay [103], tác giả Trần Đăng Sinh đã phân tích khá sâu sắc cơ sở hình
thành, tồn tại, phát triển và nội dung đạo hiếu trong gia đình Việt Nam
Bài viết “Đạo hiếu Việt Nam qua cách nhìn lịch đại” của tác giả Trần Nguyên Việt
[155] đã tiếp cận đạo hiếu theo tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam Luận giải quanniệm về hiếu và đạo hiếu ở Việt Nam, tác giả đã đi từ quan điểm của Nho, Phật, Lão vàThiên Chúa giáo để khẳng định: “Các học thuyết tôn giáo – triết học nói trên đều gặpnhau ở đạo hiếu kính và tham gia vào sự tiếp biến văn hóa từ hơn hai ngàn năm nay
Sự tiếp biến ấy có cường độ khác nhau tùy thuộc vào tâm thế của mỗi triều đại phongkiến lựa chọn học thuyết nào làm chủ đạo trong hệ tư tưởng của mình” [155, tr.33] Từcách nhìn lịch đại, tác giả Trần Nguyên Việt đã khái quát tiến trình phát triển của đạohiếu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử và rút ra những đặc điểm cơ bản của đạo hiếuViệt Nam Có thể nói, nghiên cứu của tác giả Trần Nguyên Việt đã đưa ra cái nhìn baoquát về sự hình thành, tiến trình phát triển cũng như đặc điểm của đạo hiếu ở Việt Nam.Tác giả đã khẳng định vị trí, vai trò của đạo hiếu trong hệ giá trị đạo đức truyền thốngcủa dân tộc Việt Nam, đồng thời đưa ra những lý giải khá sắc nét nguyên nhân của sựkhác biệt giữa đạo hiếu Việt Nam so với đạo hiếu trong tư tưởng của Nho giáo, Phậtgiáo, Đạo giáo và Thiên Chúa giáo Bài viết thực sự là một tài liệu tham khảo có ýnghĩa cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án của mình
Trang 19Như vậy, khảo sát các công trình nghiên cứu về đạo hiếu và đạo hiếu ở ViệtNam, chúng ta nhận thấy, các tác giả đã đưa ra những ý kiến luận giải về đạo hiếu,
về sự hình thành và biểu hiện của nó trong đời sống xã hội ở Việt Nam Trong cáccuốn sách, bài viết mỗi tác giả đều có ý kiến riêng của mình, song mấu chốt ta vẫntìm thấy được một điểm chung xuyên suốt, đó là: đạo hiếu là một giá trị đạo đức cốtlõi trong hệ giá trị đạo đức truyền thống của mỗi dân tộc; đạo hiếu ở Việt Nam đượchình thành từ rất sớm, gắn liền với đặc điểm của nền văn hóa bản địa và chịu sự ảnhhưởng khá sâu sắc đạo hiếu của Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo Trong suốtquá trình hình thành và phát triển, đạo hiếu luôn giữ một vị trí, vai trò quan trọngtrong đời sống gia đình và đạo đức xã hội Những nghiên cứu này đã giúp nghiêncứu sinh có một cái nhìn tương đối toàn diện và sâu sắc về đạo hiếu nói chung vàđạo hiếu ở Việt Nam nói riêng Đó thực sự là những tri thức quý báu tạo tiền đề đểnghiên cứu sinh tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm rõ phạm trù đạo hiếu, cơ sở hìnhthành cũng như những nội dung cơ bản của đạo hiếu ở Việt Nam
1.2 Những công trình nghiên cứu liên quan đến sự biến đổi của đạo hiếu ởViệt Nam hiện nay
Tác giả Phan Châu Trinh, trong bài diễn thuyết “Đạo đức và luân lý Đông Tây”[165]diễn ra tại Nhà hội Việt Nam ở Sài Gòn, đêm 19 tháng 11 năm 1925, khi
“cốt ý bàn về sự thay đổi luân lý của nước ta” đã phân biệt hai chữ đạo đức và luân lý Tác giả cho rằng, đạo đức là đạo đức, luân lý là luân lý; đạo đức gồm cả luân lý mà luân lý chỉ là một phần trong đạo đức mà thôi Đạo đức thì không có mới có cũ, có Đông có Tây, nghĩa là đạo đức thì không bao giờ thay đổi được Luân lý thì không thế Luân lý không phải là thứ thiên niên bất dịch mà có thể tùy thời mà thay đổi Tác giả lấy thí dụ, trong ứng xử của con cái khi cha mẹ qua đời, xứ này cha mẹ chết thì đem ăn thịt hoặc đốt đi, mới gọi là hiếu, mà xứ kia thì phải làm đám táng có kèn trống linh đình mới là phải đạo làm con [165].
Trang 20Trong tác phẩm, Phan Châu Trinh cho ta thấy cách nhìn duy vật biện chứng của một nhà tư tưởng khi bàn về luân lý nói chung và đạo hiếu nói riêng Mặc dù tư tưởng được đưa ra từ đầu thế kỷ XX nhưng đến nay vẫn còn
có những ý nghĩa nhất định trong việc khẳng định sự biến đổi của đạo hiếu và việc xây dựng luân lý trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Cuốn “Hiếu hạnh xưa và nay” [13], trong phần “Thực hành đạo Hiếu”, Cao Văn
Cang đã nêu quan điểm về đạo hiếu xưa của dân tộc Việt Nam, đối chiếu, so sánh để rồiđặt ra yêu cầu xã hội ngày nay cần phải giáo dục chữ hiếu Tác giả nhận định, ngày nay,
xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng đầy đủ, văn minh đã tạo ranhững điều kiện, tiền đề để con người ta thể hiện tấm lòng hiếu nghĩa của mình với cha
mẹ trong gia đình và những người khó khăn hơn ngoài xã hội Nhưng, bên cạnh nhữngviệc làm nhân ái, những tấm lòng tình nghĩa khiến cho người ta cảm thấy xã hội nàythật ấm áp tình người thì vẫn còn đó, những người con bất hiếu, họ chỉ biết nghĩ đếnbản thân, hắt hủi bố mẹ già và ngoảnh mặt trước nỗi đau của đồng loại
Bài viết “Hiếu” và việc xây dựng hiếu trong xã hội ta ngày nay” của tác giả
Nguyễn Tài Thư [134] đã khẳng định hiếu là một sản phẩm tinh thần của các xã hội vănminh Xã hội ta ngày nay là một xã hội văn minh, do đó cần xây dựng một đạo hiếutương xứng Đạo hiếu của xã hội ngày nay phải được hình thành trên cơ sở tư liệu củađạo hiếu truyền thống, “nhưng cái truyền thống của giai đoạn hiện tại không còn đượcgiữ nguyên như ở giai đoạn trước” Nói cách khác, đạo hiếu truyền thống “phải đượcxem xét trên cơ sở hiện tại, lấy hiện tại để phán xét truyền thống, lựa chọn truyềnthống” Trong đạo hiếu truyền thống “có nhiều điều khiến cho ngày nay phải cảm phục
và ngưỡng mộ” nhưng cũng “có nhiều cái không còn phù hợp” Do đó, cần phải chọnlọc, kế thừa và phát triển đạo hiếu truyền thống cho phù hợp với xã hội hiện tại Mặtkhác, tác giả nhận định: “Hiếu là một phạm trù đạo đức, một khi chế độ kinh tế - xã hộithay đổi thì sớm muộn nó cũng phải thay đổi theo Chế độ kinh tế - xã hội ngày nay đãkhác ngày trước, điều này khiến ý thức và hành vi hiếu giữa hai chế độ có nhiều khác
Trang 21biệt” [134, tr.30] Bài viết đã đưa ra một cái nhìn tương đối toàn diện và sâu
sắc về đạo hiếu Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại Đặc biệt, với cách nhìn biện chứng, quan điểm của tác giả trong vấn đề xây dựng đạo hiếu trong
xã hội ta ngày nay thực sự là những gợi ý quan trọng để nghiên cứu sinh tiếp tục khai thác trong quá trình thực hiện luận án của mình.
Tác giả Nguyễn Thị Thọ trong bài “Từ đạo hiếu truyền thống, nghĩ về đạo hiếu ngày nay” [125] đã khái quát sự hình thành, phát triển và biến đổi của đạo hiếu Việt Nam Tác giả nhận định, đạo hiếu Việt Nam được hình thành từ xa xưa và chịu
ảnh hưởng khá sâu sắc của đạo hiếu trong Nho giáo Đề cập tới sự biến đổi của đạohiếu ở Việt Nam dưới tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, tác giả nhận định: sự biến đổi đó đang diễn ra theo cả hai chiều hướng tíchcực và tiêu cực, “bên cạnh những tấm gương hiếu thảo, những tấm lòng nhân nghĩa,
ân tình với cha mẹ, thì vẫn còn đó nhiều người con đã có thái độ bất nhân, bấtnghĩa, thiếu tôn trọng hoặc có hành vi hỗn láo, vô đạo đức với cha mẹ Một sốngười coi việc nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ như một gánh nặng Một số khác lạinghĩ rằng, chỉ cần đóng góp tiền bạc để nuôi dưỡng cha mẹ là làm tròn bổn phận
của người con” [130, tr.17] Từ đó, tác giả đặt ra yêu cầu “đã đến lúc mọi gia đình
cần để tâm soát xét lại, tái lập gia đạo, gia phong”, cần tiếp tục khẳng định vai tròcủa chữ hiếu trong gia đình cũng như ngoài xã hội
Tác giả Lê Văn Hùng với “Sự biến đổi của đạo hiếu trong gia đình Việt Nam hiện nay” [48] thì cho rằng đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay đang bị biến dạng bởi ảnh hưởng của tồn tại xã hội Đó là sự phát triển của kinh tế thị trường và quá
trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng Sự du nhập của lối sống và văn hóa phương Tây đang ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống, đạo đức của con người Việt Nam, làm biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa gia đình.
Trang 22Cuốn Đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, trong phần “Sự biến đổi của đạo hiếu dưới tác động của kinh tế thị tường ở Việt Nam hiện nay” đã có nhiều bài nghiên cứu phán ánh sự biến đổi của đạo hiếu, trong đó có thể kể đến:
Bài viết “Xu hướng biến đổi của đạo hiếu trong gia đình Việt Nam hiện nay”
của tác giả Hoàng Thúc Lân [70] đã phản ánh sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Namhiện nay theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực Ở chiều hướng tích cực, tác giảcho rằng con cháu ngày càng nhận thức, giữ gìn và phát huy đạo lý biết ơn côngsinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ, không ngừng phấn đấu, vươn lên trongcuộc sống làm vui lòng, hiển vinh cha mẹ Bên cạnh đó, ở chiều hướng tiêu cực,tác giả nêu lên một số hiện tượng bất hiếu, như con cháu bạo hành, ngược đãi ông
bà, cha mẹ; chạy theo lối sống thực dụng, sa ngã vào các tệ nạn xã hội làm ô danhgia đình dòng họ Bài viết đã đưa ra một cách nhìn, một sự gợi ý để nghiên cứusinh tìm tòi, phát triển và luận giải trong luận án của mình
Tác giả Nguyễn Thu Nghĩa với nghiên cứu “Những tác động tiêu cực của kinh
tế thị trường đến đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay” [90] đã phân tích sự tác động diễn ra
trên nhiều khía cạnh Đó là, do ảnh hưởng của lối sống thực dụng mà nhiều người đãdùng đồng tiền để khẳng định bổn phận làm con đối với cha mẹ Họ mải miết làm việc
để kiếm tiền, họ đóng góp tiền bạc để nuôi dưỡng hoặc thuê những người xa lạ về chămsóc cha mẹ và coi đó là một cách báo hiếu Một cách khác, họ có thể gửi cha mẹ vàocác nhà dưỡng lão, thi thoảng con cái vào thăm Theo tác giả, những cách báo hiếu này,tuy cha mẹ có được chăm sóc thường xuyên, có đủ đầy về mặt vật chất nhưng nhiều bậccha mẹ sẽ không tránh khỏi cảm giác chạnh lòng, buồn tủi, cô đơn Kinh tế thị trườngphát triển cũng làm “gia tăng sự phân hóa giàu nghèo” Đối với những người giàu, việcchăm lo cha mẹ nằm ở vấn đề thời gian thì đối với những người có hoàn cảnh kinh tếkhó khăn đó còn là vấn đề vật chất “Nhiều người cho rằng, khi họ chưa thể lo cho concái họ thì cũng không thể trách họ không chăm lo cho bố mẹ” [90, tr.300] Đặc biệt,phát triển kinh tế thị trường cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội,
Trang 23nhiều cái xấu, cái ác cũng từ đây mà xuất hiện Trong gia đình, hiện tượng con cái đối xử tệ bạc với cha mẹ, đi ngược lại chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục đã và đang diễn ra Đáng lo ngại, đây “không còn là chuyện của một cá nhân, hoàn cảnh của một gia đình đơn lẻ mà là một hiện tượng xã hội” Hiện tượng này cần được chấn chỉnh, tránh để lại những hệ lụy xã hội cho thế hệ mai sau.
Cuốn Bản thể luận xã hội về đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyễn Thị Thọ [129], trong phần “Tác động của kinh tế thị trường đến đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay” đã phân tích sự tác động của kinh tế thị trường đến đạo hiếu theo chiều hướng tích cực và tiêu cực Ở chiều hướng tích cực, trên
phương diện xã hội, tác giả đề cập đến sự hình thành các dịch vụ xã hội mới là: Trung tâm bảo trợ xã hội cho người già; mô hình chăm sóc người cao tuổi tại nhà
và thuê người giúp việc chăm sóc cha mẹ của một số gia đình có điều kiện kinh
tế Trên phương diện gia đình, sự tác động của kinh tế thị trường đã phá vỡ mô hình “gia đình lớn nhiều thế hệ” để thiết lập mô hình nhỏ theo kiểu phương Tây,
gọi là “gia đình hạt nhân” chỉ có hai thế hệ là cha mẹ và con cái chung sống.
Ở chiều hướng tiêu cực, tác giả cho rằng mặt trái của kinh tế thị trường đang làm băng hoại nhiều giá trị đạo đức, tấn công, len lỏi vào từng gia đình, phá
vỡ những chuẩn mực giá trị đạo hiếu truyền thống làm gia tăng tình trạng con cháu không nghe lời ông bà, cha mẹ Thậm chí con cháu đùn đẩy trách nhiệm thực hiện đạo hiếu gia đình; hiện tượng con cháu bạo hành, bỏ rơi ông bà, cha
mẹ đáng báo động Nguyên nhân của hiện tượng này được tác giả xem xét từ bốn phía: phía gia đình, dòng họ, phía con cái, phía nhà trường và phía xã hội.
Như vậy, liên quan đến sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay chưa cónhiều sách viết, nhưng qua những đề tài khoa học, những bài báo đăng trên các tạp chíbước đầu các tác giả đã đưa ra cách nhìn tổng quát về sự biến đổi của đạo hiếu ở ViệtNam hiện nay Các tác giả đều nhận thấy, sự biến đổi đó là một tất yếu do sự biến đổicủa tồn tại xã hội, sự tác động của nền kinh tế thị trường, của sự biến đổi gia đình, của
Trang 24hội nhập quốc tế, v.v Sự biến đổi đó đã và đang diễn ra theo hai chiều hướng tíchcực và tiêu cực Tuy nhiên, những nghiên cứu này đề cập đến sự biến đổi của đạohiếu còn mang tính tản mạn, thiếu những công trình chỉ ra được căn nguyên hay tínhquy luật của sự biến đổi, từ đó dễ dẫn đến mất phương hướng trong việc tìm ra giảipháp để phát huy những biến đổi tích cực, khắc phục những biến đổi tiêu cực củađạo hiếu ở Việt Nam hiện nay Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu này đã gợi
mở, cung cấp cho nghiên cứu sinh những cái nhìn đa chiều, những tri thức thực tiễnquan trọng, là cơ sở để tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng biến đổi đạo hiếu ở ViệtNam hiện nay được khách quan và sâu sắc hơn
1.3 Những công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp xây dựng đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay
Nghiên cứu về giải pháp xây dựng đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay chưa
có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách công phu, sâu sắc, toàn diện Tuy nhiên, chúng ta vẫn tìm thấy trong các cuốn sách, luận văn, luận án và các bài nghiên cứu những giải pháp cụ thể cho vấn đề này.
Tác giả Phan Châu Trinh trong “Đạo đức và luân lý Đông Tây” [165], sau khi
phân tích cái hay của luân lý Âu Tây và cái dở trong luân lý của tư tưởng tà Nho ở ta đãđặt vấn đề: “Luân lý của ta mất thì đem luân lý của Âu châu về dùng hẳn có đượckhông?” Và tác giả khảng khái trả lời rằng: “Không Một nước luân lý cũ đã mất lànước không có cơ sở, nay bảo đem luân lý mới về thì biết đặt vào đâu?” Muốn xâydựng luân lý nước nhà, trước hết ta phải “cứu chữa lấy cây luân lý cũ của ta rồi đemchắp nối với cây luân lý của Âu châu” Tác giả nhấn mạnh rằng, muốn nước ta có mộtnền đạo đức luân lý vững vàng thì phải “đem cái chân minh ở Âu Tây hòa hợp với chânNho giáo ở Á Đông chứ không phải là tự do độc lập ở đầu lưỡi ở mấy anh Tây học lemnhem mà cũng không phải là quốc hồn quốc túy ngoài môi của các bác Hán học dởmùa” [165] Tư tưởng của Phan Châu Trinh như một lời kêu gọi, một lời chỉ dẫn chúng
ta phải xây dựng lại một nền luân lý Việt Nam bằng cách kế
Trang 25thừa những giá trị luân lý tốt đẹp của luân lý cũ kết hợp với tiếp thu giá trị tiến
bộ trong luân lý phương Tây.
Tác giả Phạm Côn Sơn trong cuốn “Nền nếp gia phong” [109] đã nhấn mạnh,
trước sự suy đồi của nền đạo lý gia phong, chúng ta cần phải chỉnh đốn lại, xâydựng lại nền nếp Theo tác giả, “để xây dựng một gia đình nền nếp, mỗi người chủgia đình phải để tâm nhận thức và hoạch định một khuôn mẫu và một tập quán chotất cả mọi người trong gia đình noi theo” [109, tr.122]; phải kiến tạo nền nếp giaphong, thiết lập lại gia phả Bởi lẽ, gia phả là “căn bản truyền nối của gia đình mànhờ đó, người ta có thể truy tìm được nguồn cội và những người cùng một huyếtthống” [109, tr.127] và “không có gia phả người ta sẽ không biết đâu là chứng cớvịn vào đó để dạy bảo con cháu” sống có đức độ, lo làm ăn và noi gương tổ tiên
Trong cuốn “Hiếu hạnh xưa và nay” [13], tác giả Cao Văn Cang khẳng định, xã
hội ngày nay cần phải giáo dục chữ hiếu Để giáo dục chữ hiếu cần phải “chấn chỉnh lạinền nếp gia đình” Tác giả nhận định: “Nếu như một thời vì mưu sinh khó khăn mànhững người lớn đã lơ là việc gia huấn, con cháu lớn khôn mau lẹ, gây ra những điềulỗi lầm thì đó là cả một sự thiếu sót cần phải sửa đổi”[13, tr.131] Chính vì vậy, tronggiáo dục con cháu hiện nay, mỗi gia đình cần phải có một gia huấn thích hợp “Giahuấn không những hướng dẫn mọi thành viên trong gia đình sống phải đạo làm người
mà còn phải tiến triển theo hướng mới phục vụ xã hội ngày nay”[13, tr125] Tác giả nêulên “mục tiêu của gia huấn bây giờ” bao gồm nhiều vấn đề, trong đó, phải “cổ độngnam giới ý thức trách nhiệm là rường cột của gia đình cũng là thành viên chủ lực của xãhội”; “cổ động nữ giới hăng hái gánh vác nhiệm vụ xã hội, song song với nghĩa vụtrong gia đình và ở chức nghiệp”; con người phải “tránh thói ích kỷ nhỏ nhen, xa rờinhững đam mê”; “phải biết tận dụng thời gian và tính tiết kiệm tiền bạc biết giữthăng bằng cho cuộc sống”; người cha, người mẹ “phải luôn quan tâm đến bổn phậnlàm cha làm mẹ, có trách nhiệm với con cái Không nên bê tha bỏ phế gia đình Khôngnên hưởng thụ một cách vô trách nhiệm”; làm con “phải có lòng hiếu thảo, tôn
Trang 26kính với các bậc tiền nhân và cha mẹ Phụng dưỡng lúc còn sống cho đầy đủ và thờphụng đàng hoàng sau khi cha mẹ đã qua đời”; người lớn “phải năng nêu gương tốtcho lớp trẻ mới lớn lên, chỉ bảo cho chúng sửa đổi cách ăn, nếp ở Phải có những lờinhắc nhở thường xuyên đến các vấn đề luân lý, v.v Tác giả còn đưa ra các bài họccho thanh niên trong cách xử thế với cha, với mẹ, với anh chị em trong nhà Cuốnsách đã đưa ra các gợi ý cho giải pháp xây dựng đạo hiếu xã hội ta hiện nay.
Tác giả Vũ Ngọc Khánh trong cuốn “Văn hóa gia đình Việt Nam” [55] nhận
định, trong gia đình Việt Nam hiện nay “Nỗi đau còn đó” [55, tr.270] Một trongnhững nỗi đau được tác giả đề cập đến là hiện tượng con cái bất hiếu, bỏ rơi cha mẹvào lúc cha mẹ cần được quan tâm, chăm sóc nhất Có nhiều nguyên nhân dẫn đếnhiện tượng này, nhưng có lẽ nguyên nhân căn bản nhất là thiếu ý thức về một nềnvăn hóa gia đình Tác giả kêu gọi, đã đến lúc cần “đặt lại vấn đề văn hóa gia đình”[55, tr.272], xây dựng (hay khôi phục lại) văn hóa gia đình Giải pháp cho vấn đề
này không chỉ là bài trừ chủ nghĩa cá nhân và đề cao lối sống tình nghĩa mà tác giả yêu cầu các thành viên trong gia đình phải có cả một “nghệ thuật sống” Trong nghệ thuật làm con, tác giả nhấn mạnh, nhận thức và biện pháp của người con khi chiều theo ý nghĩ, nếp sống “trái tính trái nết” của cha mẹ già Bên cạnh đó, việc học tập được nghệ thuật ứng xử trong đạo hiếu theo lời dạy của Khổng Tử và việc trở lại với đạo hiếu truyền thống dân tộc cũng là một cách để “những người con thời đại
ngày nay có thể đối đãi với cha mẹ một cách thỏa đáng và đúng đạo lý” [55, tr.291]
Tác giả Cao Thu Hằng trong bài viết “Một số giải pháp nâng cao vai trò đạo hiếu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” [40] đã nêu ra bốn giải pháp cơ bản.
Đó là: Thứ nhất, cần tìm hiểu, nhận thức những điểm tích cực để phát huy và hạn chếnhững tiêu cực của đạo hiếu; Thứ hai, phải đẩy mạnh công tác giáo dục đạo hiếu trên cả
ba môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội; Thứ ba, tăng cường vai trò của pháp luật
và việc xử phạt những hành vi vi phạm đạo hiếu; Thứ tư, là tạo lập môi trường văn hóalành mạnh qua đó, tạo sự phát triển lành mạnh, nâng cao vai trò tốt đẹp của đạo
Trang 27hiếu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay Theo tác giả, các giải pháp nêutrên phải được kết hợp và thực hiện một cách đồng bộ thì mới đem lại hiệu quả caocho việc nâng cao vai trò đạo hiếu trong nền kinh tế thị trường ở việt Nam hiện nay.
Như vậy, bàn về giải pháp xây dựng đạo hiếu trong xã hội Việt Nam, đã có một số bài viết và các công trình nghiên cứu đề cập đến Mặc dù các giải pháp đó mới chỉ dừng lại ở việc kêu gọi chấn chỉnh, xây dựng lại đạo hiếu trong gia đình hoặc đưa ra các giải pháp cho việc nâng cao vai trò của đạo hiếu trong xã hội Việt Nam hiện nay nhưng nó đã giúp nghiên cứu sinh có những định hướng trong việc đề xuất giải pháp để xây dựng đạo hiếu ở nước ta hiện nay.
1.4 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Qua khảo sát các công trình nghiên cứu liên quan đến sự biến đổi của
đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay có thể thấy:
Thứ nhất, trong chừng mực nhất định, một số vấn đề lý luận chung về đạo hiếu và sự biến đổi của đạo hiếu đã được các nhà nghiên cứu đưa ra và luận giải
ở những góc độ khác nhau, như: quan điểm của Nho giáo, của Phật giáo hay từ góc nhìn của đạo đức học mác xít Những quan điểm này còn tản mạn, chưa hệ thống nhưng đã cung cấp cho nghiên cứu sinh cái nền căn bản để từ đó làm rõ khái niệm, nội dung của đạo hiếu và sự biến đổi đạo hiếu ở Việt Nam.
Thứ hai, liên quan đến sự biến đổi của đạo hiếu, các bài nghiên cứu đều khẳng
định đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay đang có sự biến đổi Tuy nhiên, những nghiên cứunày mới dừng lại ở việc đánh giá xu hướng biến đổi, hoặc so sánh về đạo hiếu trong vănhóa truyền thống và đạo hiếu trong xã hội hiện nay Cho đến nay, chưa có một côngtrình nào đi sâu khảo sát, phân tích thực trạng biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiệnnay Việc tìm nguyên nhân của sự biến đổi để làm cơ sở đề xuất những giải pháp xâydựng đạo hiếu cũng chỉ được nghiên cứu, trình bày một cách lẻ tẻ, chưa có hệ thống;các giải pháp mới dừng lại ở việc nâng cao vai trò của đạo hiếu
Trang 28trong xã hội hiện nay Đó là một khoảng trống để nghiên cứu sinh có thể khai thác trong luận án của mình.
Vì vậy, với luận án Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, trên trục
thời gian, nghiên cứu sinh sẽ lấy công cuộc đổi mới đất nước (năm 1986) làm tâmmốc để quay nhìn về hai phía Nhìn về quá khứ để thấy được cơ sở hình thành vànhững nội dung căn bản của đạo hiếu ở Việt Nam; nhìn vào hiện tại để so sánh, đốichiếu xem sự biến đổi của đạo hiếu đang diễn ra như thế nào Sự biến đổi nào là tíchcực, sự biến đổi nào là tiêu cực? Nguyên nhân nào làm cho đạo hiếu biến đổi theonhững chiều hướng khác nhau? Từ đó đề xuất những giải pháp trong xây dựng đạohiếu ở nước ta hiện nay Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả, luận
án tiếp tục triển khai, nghiên cứu làm rõ các vấn đề sau:
1 Một số vấn đề lý luận về đạo hiếu và sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam
2 Thực trạng và nguyên nhân biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay.
3 Một số giải pháp phát huy những biến đổi tích cực, khắc phục những biến đổi tiêu cực của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay.
Kết luận chương 1
Hiếu là một phạm trù đạo đức mang tính phổ biến, gắn liền với sự tồn tại và pháttriển của xã hội loài người Đặc biệt, ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam,hiếu được xác định là một giá trị đạo đức cốt lõi, là tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất,nhân cách một con người Do đó, vấn đề đạo hiếu nói chung và đạo hiếu ở Việt Namnói riêng đã được các nhà nghiên cứu bàn đến từ rất sớm Nhiều cuốn sách, bài viết đãtiếp cận, phân tích đạo hiếu ở những góc độ khác nhau Liên quan đến đề tài luận án,
tác giả tổng quan các công trình nghiên cứu trên ba nhóm cơ bản: Một là, những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo hiếu và đạo hiếu ở Việt Nam; hai là, những công trình nghiên cứu liên quan đến sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam; ba là, những công
trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp xây dựng đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay Đánhgiá một khách khái quát, hầu hết các công trình nghiên cứu lớn của các tác giả có
Trang 29tên tuổi chủ yếu tập trung ở nhóm thứ nhất Tuy nhiên, ngoài một số cuốn sách củacác nhà nghiên cứu nước ngoài trực tiếp bàn về đạo hiếu, ở hầu hết các cuốn sáchcủa các nhà nghiên cứu trong nước, đạo hiếu chỉ được bàn đến trong một phần hoặcmột nội dung của cuốn sách (đạo hiếu chủ yếu được nói đến khi bàn về Nho giáo).Trong nhóm thứ hai và thứ ba, một số công trình nghiên cứu và bài viết trên các tạpchí đã trực tiếp bàn về đạo hiếu nhưng còn lẻ tẻ, chưa thực sự nổi bật Mặc dù vậy,những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước đã cung cấp cho nghiêncứu sinh những vấn đề lý luận và thực tiễn căn bản liên quan đến đạo hiếu, mở ranhững hướng đi mới cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện đề tài Trên cơ sởtổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả cũng chỉ ranhững vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án, đó là: làm rõ một số vấn đề lýluận chung về đạo hiếu và sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam; đánh giá thực trạngbiến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay; từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bảnnhằm phát huy những biến đổi tích cực, khắc phục biến đổi tiêu cực của đạo hiếu ởViệt Nam trong điều kiện hiện nay.
Trang 30CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO HIẾU
VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM
2.1 Đạo hiếu và cơ sở hình thành đạo hiếu ở Việt Nam
2.1.1 Đạo hiếu
Trong bất kỳ chế độ xã hội nào, hiếu luôn được xác định là một trong những chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người; là tiêu chuẩn để đánh giá, là thước đo nhân cách con người Nói về đạo hiếu không phải là nói về một điều
đã cũ, cổ hủ mà nói về một giá trị vĩnh hằng Vì, từ khi có con người và xã hội loài người, có gia đình thì mối quan hệ, cách cư xử của thế hệ sau với thế hệ trước chính là hiếu Tuy mối quan hệ đó luôn có xu hướng biến đổi theo sự biến đổi của xã hội, nhưng cốt lõi vẫn là sự biết ơn, kính trọng, vâng lời, phụng dưỡng, chăm sóc những người đã sinh thành, dưỡng dục mình.
Từ góc độ văn tự, chữ hiếu được cấu thành từ bộ lão (viết lược nét, nghĩa là người cao tuổi) ở trên và bộ tử (nghĩa là con) ở dưới Theo đó, hiếu tức là mối
quan hệ cha trên, con dưới Hàm ý tượng hình của chữ hiếu là chỉ hình ảnh một
người con cõng cha (mẹ) già Sách Thuyết văn giải tự của Hứa Thận giải thích ý nghĩa của hình chữ là tử thừa lão dã [3, tr.241] (nghĩa là con cái đảm đương đáp ứng yêu cầu của cha mẹ) Sự đảm đương, đáp ứng này không chỉ đòi hỏi con cái
phải chủ động, tự giác, trách nhiệm đối với cha mẹ mà nó còn xuất phát từ ý chí, mong muốn đạt được của cha mẹ Chính vì thế mà chữ hiếu cũng là cơ sở để
hình thành chữ giáo (dạy dỗ) Chữ hiếu chính là chữ giáo thêm bộ phốc (nghĩa là
đánh nhẹ, chỉ việc giáo dục, răn đe, trừng phạt) Như vậy, từ góc độ văn tự, chữ
hiếu đã mang một nội hàm đạo đức, phải đưa vào nội dung giáo dục.
Theo tác giả Hà Thúc Minh, bản thân chữ hiếu cũng có cả một pho lịch sử của nó
“Người ta hiện còn lưu trữ bút tích của Chu Hy về chữ “hiếu” Chữ “hiếu” mà Chu
Trang 31Hy viết để lại cho con cháu đời sau được bình giải rằng bên tả của chữ “hiếu” là hìnhảnh người con đang quỳ lạy cha mẹ, tổ tiên, còn bên hữu là hình con khỉ đang vungchân múa tay xem thường những ai sinh ra nó”; “Chu Dư Đồng gần nửa thế kỷ nghiêncứu về chữ “hiếu” cổ đại, phát hiện chữ “hiếu” là tượng trưng của quan niệm phồn thực
cổ xưa Đó là hình tượng quan hệ nam nữ ở bên trên và kết quả của nó là “quý tử”
ở “bên dưới” [89, tr.3] Quan niệm “trần tục” (từ của tác giả) này không phải
không có lý Bởi, theo tác giả, ý thức huyết thống là cơ sở hình thành chữ hiếu và
nó cũng quy định mức độ “đậm nhạt” của tình thương Theo đó, “tình thương giữa cha mẹ và con cái là tình thương “gốc” của tình thương” [89, tr.4] Mẹ thương con, điều đó con vật và con người đều có, nhưng con thương cha mẹ thì chỉ con người mới có Vậy nên, hiếu là quan niệm ứng xử một chiều, hiếu là theo chiều từ dưới lên chứ không phải từ trên xuống, hiếu là tình thương và nghĩa vụ
của con đối với cha mẹ chứ không phải của cha mẹ đối với con [89, tr.5].
Theo từ điển Tiếng Việt, hiếu khi là một danh từ có hai nghĩa: nghĩa thứ nhất,
“hiếu là lòng kính yêu và biết ơn cha mẹ” [95, tr.439]; nghĩa thứ hai, “hiếu là lễ tangcha mẹ, lễ tang người hàng trên trong gia đình, nói chung” [95, tr.439] Còn khi
là tính từ, “hiếu là có lòng yêu kính, hết lòng chăm sóc cha mẹ” [95, tr.439] Như vậy, hiếu không chỉ thể hiện ở thái độ biết ơn cha mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục con cái thành người Hiếu còn thể hiện ở hành vi quan tâm, chăm sóc chu đáo, báo đáp công ơn khi cha mẹ còn sống cũng như khi cha mẹ đã qua đời.
Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục thì cho rằng: “Hiếu là biết kính
trọng, thương mến mẹ cha, biết vâng lời cha mẹ, biết phụng dưỡng cha mẹ” [7, tr.24] Ông cũng khẳng định, người xưa lấy sự hiếu với cha mẹ là mối luân thường rất lớn, nết hiếu vẫn là nết đầu trong luân lý của người ta, nếu cha mẹ là người rất thân mà cư xử đã chẳng ra gì, thì đến xã hội còn tử tế với ai được nữa.
Từ quan điểm của Phật giáo, hòa thượng Tuyên Hóa giảng giải: hiếu có bốn thứ:
một là đại hiếu, hai là tiểu hiếu, ba là viễn hiếu, bốn là cận hiếu Đại hiếu tức là báo đền
Trang 32ơn cha mẹ của mình trong nhiều đời về trước, báo đền ơn của sư trưởng Tiểu hiếu tức
là hiếu thảo với cha mẹ trong đời này mà thôi; lo lắng chăm sóc làm cho cha mẹ vui vẻ,
phụng dưỡng an ủi, đó tức là cung kính cha mẹ, cúng dường cha mẹ Viễn hiếu tức là
kính trọng bậc thánh hiền xưa kia, lấy mỗi lời nói, mỗi công hạnh của họ làm gương
sáng để mình bắt chước noi theo Cận hiếu tức là ngoại trừ hiếu thảo với cha mẹ mình
thì cũng cần phải hiếu thảo với cha mẹ người khác [164] Còn thiền sư Thích GiácHành thì cho rằng, hiếu “là thái độ sống bày tỏ sự biết ơn, nhớ ơn công đức sinh thànhdưỡng dục đối với ông bà, cha mẹ hiện tại và trong vô lượng kiếp Hiếu cũng chính làsợi dây thân ái kết nối giữa mọi người, gia đình, gia tộc và tình gia tộc” [41, tr.16]
Trong luân thường đạo lý của Nho giáo thì hiếu là kinh sách của trời, là
lý của đất mà con người có bổn phận tuân theo Nho giáo quan quan niệm
“Hiếu có ba bậc: đại hiếu là làm tôn trọng cha mẹ, bậc thứ là không làm nhục
đến cha mẹ, bậc dưới cùng là có thể nuôi được cha mẹ” [63, tr.190 ].
Như vậy, từ rất nhiều quan điểm khác nhau về hiếu, chúng ta có thể
hiểu hiếu là tình cảm, là trách nhiệm, bổn phận thiêng liêng của con cái đối
với cha mẹ Nó được thể hiện ở sự tôn kính, vâng lời, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi còn sống; tang ma, thờ cúng chu đáo khi cha mẹ qua đời.
Về chữ “đạo”, trong từ điển tiếng Hán, đạo được hiểu là con đường, một
phương cách, một lối sống hay một phương tiện, một nền đạo đức (lề luật) mà
chúng ta phải theo Còn trong từ điển tiếng Việt, đạo là “đường lối, nguyên tắc mà
con người có bổn phận gìn giữ và tuân theo trong cuộc sống xã hội” [95, tr.289].Nhà nghiên cứu Quang Đạm cho rằng, theo nghĩa đen và nghĩa gốc của từ, đạo làcon đường đúng đắn từ nơi đi cho tới nơi đến; đạo là hệ thống những nguyên lý, nhữngphép tắc, những quy luật cơ bản của sự vận động của trời, đất, muôn vật Đối với conngười và xã hội loài người, việc đề ra đạo cho thật đúng đắn rõ ràng càng quan trọng.Không biết đạo thì không thể làm người, không thể sống một cuộc sống xứng đáng [24,tr.104, 105] Còn theo Phan Bội Châu thì “đạo chẳng phải có gì lạ đâu, chỉ y theo
Trang 33tính mình mà không trái với lý tự nhiên; đã phù hợp với mệnh trời mà lại hoàn thiện được tính người thời gọi bằng đạo” [120, tr.372].
Trong luận án này, tác giả sử dụng phạm trù đạo theo quan điểm của từ điển Tiếng Việt: đạo là đường lối, nguyên tắc mà con người có bổn phận gìn
giữ và tuân theo trong cuộc sống xã hội.
Từ xưa đến nay, trong các nền văn hóa phương Đông cũng như phương Tây, hiếu luôn được coi trọng Đối với người Việt Nam, hiếu được coi là gốc rễ đạo đức của con người, là nguyên tắc hành động, nguyên lý ứng xử của con cái đối
với cha mẹ, nghĩa là hiếu được người Việt nâng lên thành một “đạo” đạo hiếu
-đạo làm con Tác giả Trần Đăng Sinh, trong bài “Đạo hiếu - giá trị hàng đầu của đạo làm người” cho rằng hiếu là một đức tính cần có của con người, là lẽ phải đương nhiên ở đời nên mặc nhiên gọi là đạo hiếu Đạo hiếu có thể được hiểu: Hiếu thảo là sự biết ơn, chăm sóc phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi sống, thờ phụng khi chết Hiếu kính là lòng kính trọng, nghe lời ông bà, cha mẹ Hiếu đễ là
kính trên nhường dưới, anh chị em trong nhà bảo ban nhau, không tranh cãi
nhau, không mất đoàn kết Hiếu thuận là anh chị em trong nhà hòa thuận, yêu thương, giúp đỡ nhau Hiếu trung là hiếu với ông bà, cha mẹ, trung với vua, nay
hiếu được hiểu rộng hơn là hiếu với dân, trung với nước [106, tr.23].
Theo từ điển tiếng Việt, “đạo hiếu là đạo làm con, lấy lòng kính yêu và biết ơn cha mẹ làm nguyên tắc phải giữ gìn và tuân theo” [95, tr.290].
Như vậy, từ nhiều quan niệm bàn về đạo hiếu như trên, trong công trình
nghiên cứu này, tác giả quan niệm đạo hiếu là đạo làm con, là những chuẩn
mực đạo đức, nguyên tắc ứng xử mà con cái thực hiện đối với cha mẹ.
Đạo hiếu là một phạm trù đạo đức học, thuộc về một hình thái ý thức xã hội, phảnánh tồn tại xã hội, bị quy định bởi tồn tại xã hội Bởi vậy, những chuẩn mực, nguyên tắcứng xử của con cháu đối với ông bà, cha mẹ cũng không phải nhất thành bất biến Đặcbiệt, trong xã hội ngày nay, đạo đức nói chung và đạo hiếu nói riêng đang
Trang 34chịu tác động của nhiều yếu tố thì “chữ hiếu không chỉ là một chuẩn mực đã định hình trong quá khứ Xa hơn, khái niệm ấy vẫn đang tiếp tục biến đổi, khi người
ta tiếp cận với quá nhiều quyền lựa chọn khác trong giai đoạn hội nhập” [161].
2.1.2 Cơ sở hình thành đạo hiếu ở Việt Nam
2.1.2.1 Nền kinh tế, văn hóa bản địa
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chứng minh rằng, đời sống tinh thần của xã hộihình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất; tồn tại xã hội quyết định ýthức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xãhội Đạo hiếu là một phạm trù đạo đức học, thuộc về một hình thái ý thức xã hội, do
đó, sự hình thành đạo hiếu cũng chịu sự quy định của tồn tại xã hội Đạo hiếu ViệtNam được hình thành trên cơ sở điều kiện kinh tế tự nhiên và nền văn hóa bản địa.Theo các nhà nghiên cứu, sự hình thành văn hóa nói chung và đạo đức nói riêngcủa mỗi dân tộc luôn chịu sự quy định của điều kiện tự nhiên “Trong quá trình thíchứng với những điều kiện tự nhiên, mỗi dân tộc hình thành những thói quen, những tậptục, những cách ứng xử khác nhau trong các quan hệ xã hội, từ đó hình thành những giátrị, những chuẩn mực đạo đức khác nhau” [40, tr.24] Từ xa xưa, con người Việt Namsớm quần cư bên lưu vực các con sông lớn với phương thức canh tác căn bản là nghềtrồng lúa nước Việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp lúa nước đòi hỏi con người ViệtNam phải đoàn kết, gắn bó với nhau Ở đây, con người Việt Nam vừa thích nghi, vừakhai phá những tài nguyên và những mặt thuận lợi của thiên nhiên để mở mang, pháttriển kinh tế - xã hội, mặt khác, phải liên kết lại trong cuộc đấu tranh khắc phục nhữngtrở ngại của thiên nhiên chống thiên tai Và, chính nỗ lực chủ quan của con người đểkhắc phục khó khăn thông qua hoạt động thực tiễn mới rèn luyện con người Việt Nam.Hàng triệu con người tập hợp lại với nhau để bảo vệ nhà cửa, mùa màng và sinh mạng.Hàng ngàn cây số đê đã nói lên sự đoàn kết và ý chí chiến đấu chống thiên tai, bảo vệmùa màng của nhân dân Việt Nam Và, cũng chính sự gắn bó ấy đã tạo ra một sứcmạnh tinh thần to lớn, gắn kết, nuôi dưỡng con người trong suốt cuộc đời
Trang 35Sự gắn kết giữa những con người với nhau thể hiện trước hết trong mối quan
hệ giữa các thành viên trong gia đình Ở đó, vợ, chồng, con cái và cả các con vậtnuôi trong gia đình cùng chung sức, hỗ trợ nhau tăng gia sản xuất: “trên đồng cạn,
dưới đồng sâu/ chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa” Không những thế, để đảm bảo
sự tồn tại của mỗi người trong suốt cuộc đời, các thành viên trong gia đình phải gắn
bó, “trẻ cậy cha, già cậy con”, yêu thương, nương tựa vào nhau Trong gia đình, thế
hệ trước sẽ chăm lo, nuôi dạy thế hệ sau; con cháu vâng lời ông bà, cha mẹ, chămsóc, phụng dưỡng khi ông bà, cha mẹ già cả, đau ốm Trước khi qua đời, ông bà, cha
mẹ còn trao truyền tài sản thừa tự cho thế hệ sau Con cái có ruộng vườn để canhtác, nhà cửa để ở là do tổ tiên, ông bà, cha mẹ để lại Đây là cơ sở hình thành lòngbiết ơn và triết lý hướng về cội nguồn của người Việt Nam
Rộng hơn gia đình là dòng họ Dòng họ gắn kết các thành viên bằng quan hệhuyết thống Trong mỗi dòng họ thường có gia phả và gia huấn Gia phả ghi danh vàcông lao của các thế hệ trước, nhắc nhở con cháu đời sau ý thức rõ về nguồn cội, sốngsao cho xứng đáng làm rạng danh tổ tiên Gia huấn ghi nội dung giáo huấn về đạo đứccho con cháu, đặc biệt là trách nhiệm hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.Phần “ruộng họ”, “ruộng hương hỏa” cũng là một yếu tố quan trọng trong việc nhắcnhở con cháu duy trì và phát triển đạo hiếu trong gia đình và dòng họ
Trong xã hội Việt Nam xưa, gia đình là một hộ kinh tế khá độc lập Tuy nhiên, ởmột đất nước với khí hậu cận nhiệt đới “sáng mưa, trưa nắng, chiều nồm”, quá trình sảnxuất con người phải trông đợi nhiều vào tự nhiên: “trông trời, trông đất, trông mây/trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm”, mong cho “mưa thuận, gió hòa” để cómùa màng bội thu Trong nền nông nghiệp mà lúa nước là cây trồng chủ yếu thì thủylợi trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu Việc đào kênh dẫn nước, đắp đê ngăn lũ, một
hộ gia đình không thể làm được Để chống chọi với thiên tai, đặc biệt là trong cuộc đấutranh trị thủy, các gia đình phải có sự liên kết, cố kết cộng đồng Vì vậy, sự tồn tại củagia đình không tách rời cộng đồng làng xã và dân tộc Đặc điểm này cũng đã ảnh
Trang 36hưởng và quy định đặc điểm của đạo hiếu ở Việt Nam, hiếu với cha mẹ gắn liền hiếu với nhân dân và trách nhiệm với làng, với nước.
Cùng với đặc thù về điều kiện kinh tế tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử - xã hội cũng
là yếu tố đòi hỏi và tạo nên tính cố kết cộng đồng Trong cuộc đấu tranh chống địchhọa, sự cố kết cộng đồng, cùng nhau đóng góp sức người, sức của mới tạo nên sứcmạnh để chiến thắng giặc ngoại xâm Cộng đồng làng xã vừa là pháo đài vững chắctrong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, vừa là nơi lưu giữ những giá trị đạo lý,văn hóa truyền thống của dân tộc Trong tâm thức của người Việt Nam, mỗi làngđều có Thành hoàng, có lệ làng và hương ước Con người sống trong mỗi làng xãphải biết ơn và thờ Thành hoàng làng, phải tuân theo lệ làng và hương ước của làng
xã Tư tưởng “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” cũng từ đó mà
hình thành Đặc biệt, hương ước của làng cũng có những quy định nhắc nhở, bắt
buộc con người ta phải có hiếu đối với ông bà cha mẹ Đó cũng chính là một yếu tốgóp phần hình thành đạo hiếu ở Việt Nam
Cùng với điều kiện kinh tế tự nhiên, đạo hiếu ở Việt Nam còn được hình thànhtrên cơ sở nền văn hóa truyền thống của dân tộc Là một quốc gia đa dân tộc, có nềnvăn hóa lâu đời, thống nhất trong tính đa dạng và mang bản sắc riêng, quan niệm hiếuđạo ở Việt Nam cũng hết sức đa dạng, phong phú Ở đây, mỗi dân tộc có nền văn hóariêng, tạo nên những vùng địa - tộc người hết sức phong phú, đa dạng Nhưng do yêucầu chống thiên tai, chống ngoại xâm và do sự giao lưu, hội nhập văn hóa, cả cộngđồng dân tộc Việt Nam vẫn có mẫu số chung của một nền văn hóa thống nhất trong tính
đa dạng, một ý thức chung về vận mệnh cộng đồng, về quan hệ cá nhân - gia đình, cộngđồng, xã hội Trong kho tàng văn hóa truyền thống, triết lý về đạo làm người, từ đạolàm chồng đến đạo làm vợ, đạo làm cha đến đạo làm con đều được thể hiện khá sâu sắc.Đặc biệt, trong đạo làm con, tư tưởng về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹđược thể hiện và đề cao như một giá trị vĩnh hằng Trong hàng loạt các truyền thuyết,thần thoại như: sự tích Bọc trăm trứng, sự tích Bánh Chưng - Bánh Dày, sự tích
Trang 37Quả dưa hấu, truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung, truyền thuyết Sơn Tinh, ThủyTinh, truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy, v.v mặc dù nguồn gốc, tính xác thực củacác truyền thuyết, thần thoại trên còn nhiều điều phải bàn thêm, song trong đó đều ẩnchứa và khẳng định những nội dung về lòng hiếu thảo, những bài học về đạo làm người.Trong kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca, những câu từ như: “Ân cha nặng lắm ai ơi/Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang” [67, tr.175], “Bảo vâng gọi dạ con ơi/ Vânglời sau trước con thời chớ quên/ Công cha nghĩa mẹ ai đền/ Vào thưa ra gửi mới nênthân người” [20, tr.17], hay “Đói lòng ăn bát cháo môn/ Để cơm nuôi mẹ cho tròn hiếutrung” [67, tr.177], v.v là những lời răn dạy vừa ngắn gọn, súc tích, lời lẽ mộc mạc, dễhiểu mà hàm chứa nội dung về đạo làm con thâm thúy, sâu sắc vô cùng.
Như vậy, hiếu là tình cảm thiêng liêng của con cái đối với cha mẹ Trên trái đất này, ở đâu có cha mẹ, có con cái, ở đó có lòng hiếu thảo Tất nhiên, điều kiện hình thành và cách thể hiện lòng hiếu thảo ở các quốc gia, các khu vực khác nhau
có thể không hoàn toàn giống nhau Ở Việt Nam, trên cơ sở điều kiện kinh tế - tự nhiên và nền văn hóa truyền thống dân tộc, đạo hiếu ở Việt Nam đã được hình thành Thời kỳ đầu, đạo hiếu hoàn toàn mang tính dân gian, nó tồn tại bàng bạc trong mọi gia đình, chưa có cơ sở lý luận hay quy chuẩn nào để phân định, đánh giá Sau này, trong quá trình giao lưu, tiếp biến tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo
và Thiên chúa giáo mà đạo hiếu Việt Nam tiếp tục được bổ sung, phát triển.
2.1.2.2 Ảnh hưởng của đạo hiếu trong Nho giáo, Phật giáo và Thiên chúa giáo
Theo lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, sự hình thành và phát triển của ý thức
xã hội luôn chịu sự quyết định của tồn tại xã hội và sự tác động của các quan điểm, tưtưởng, các hình thái ý thức xã hội khác Với vị trí địa lý đặc biệt, Việt Nam là nơi gặp
gỡ của nhiều luồng văn hóa Bằng con đường giao lưu buôn bán hoặc các cuộc chiếntranh xâm lược, các tư tưởng và tôn giáo lớn trên thế giới đã từng bước du nhập vàoViệt Nam Có tư tưởng được du nhập một cách tự nhiên, có tư tưởng du nhập theo conđường áp đặt Các hệ tư tưởng và tôn giáo này khi vào Việt Nam đã được tiếp nhận,
Trang 38“Việt hóa” cho phù hợp với truyền thống của dân tộc và trở thành một trong những thành tố góp phần hình thành nền văn hóa dân tộc, tác động đến nhiều mặt trong đời sống xã hội của con người Việt Nam, trong đó có đạo hiếu.
Thứ nhất, sự ảnh hưởng của đạo hiếu trong Nho giáo Việt Nam là một trong
số những quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo Trung Quốc Tuy nhiên,
Nho giáo Việt Nam không phải là một nhánh phái sinh của Nho giáo Trung Quốc
mà khi vào Việt Nam Nho giáo Trung Quốc đã được “Việt hóa” và có độ khúc xạnhất định so với Nho giáo Trung Quốc Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, tư tưởngNho giáo nói chung và đạo hiếu trong Nho giáo nói riêng đã có những ảnh hưởngnhất định đối với sự hình thành và phát triển của đạo hiếu ở Việt Nam
Bàn về đạo hiếu, từ Nho giáo nguyên thủy đến Hán Nho và Tống Nho,
do ảnh hưởng bởi các nhà tư tưởng và điều kiện chính trị - xã hội đương thời
mà có những sai khác nhất định Tuy nhiên, có thể khái quát tư tưởng cơ bản của đạo hiếu trong Nho giáo ở một số nội dung sau:
Hiếu là nuôi dưỡng cha mẹ với lòng kính thuận Nuôi dưỡng cha mẹ là việc làm
hợp với đạo lý, là trách nhiệm của con cái nhằm đền đáp công ơn sinh thành, dưỡngdục của cha mẹ Nho giáo nhấn mạnh, nuôi dưỡng cha mẹ không chỉ là cho cha mẹ ăn
no, ăn ngon mà cốt ở tình thương và lòng thành kính Nuôi thì phải kính chứ khôngkính thì không phải là hiếu, bởi lẽ, “ đến như chó ngựa thì người ta cũng nuôi đượcđấy Cho nên nếu nuôi cha mẹ mà chẳng kính trọng thì có khác gì nuôi thú vật đâu?Vậy hiếu là phụng dưỡng cha mẹ với lòng kính trọng” [101, tr 246] Và, theo Khổng
Tử, tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa chồng và vợ, giữa anh chị em với nhau làtình cảm tự nhiên, vốn có, thuộc về bản chất con người Từ cách tiếp cận này, ông chorằng nếu trong gia đình có người cha đứng đầu thì mở rộng ra là trong nước có vuađứng đầu Đạo làm người phải tận hiếu với cha mẹ, tận trung với vua Một con ngườibiết thương yêu, kính trọng cha mẹ và người lớn tuổi trong nhà thì người đó mới biết
Trang 39yêu người ngoài Tư tưởng thương yêu người thân bám rễ khá chắc trong tư tưởng của các nhà Nho.
Hiếu là vâng lời cha mẹ, không làm cha mẹ lo lắng, buồn phiền “Người con có hiếu không làm trái với ý của cha mẹ”; “người con có hiếu, vâng dạ
nhanh nhẹ để cha mẹ yên lòng” [15, tr.78,79] Cha mẹ là người đi trước, dạy bảo con là mong con khôn lớn trưởng thành, tránh được những thói hư, tật xấu Cha
mẹ sợ con phóng túng mà hư, sợ con giao du với bạn xấu làm chuyện phi pháp
mà mắc vòng tù tội Cha mẹ sinh con ra, thân thể con là một phần máu thịt của cha mẹ, nên trong mọi hoàn cảnh, con cái phải biết giữ gìn thân thể khỏe mạnh.
“Làm cha mẹ chỉ lo con mang bệnh tật” [101, tr.245], nếu con cái để cho thân thể kiệt quệ, tổn thương hay tự hủy hoại thân thể làm cho cha mẹ lo lắng buồn phiền
là mắc tội bất hiếu Vậy nên, phận làm con phải vâng lời cha mẹ, “khi cha mẹ còn không bao giờ làm điều gì để cho cha mẹ lo buồn” [64, tr.125], phải giữ gìn thân thể, nuôi dưỡng tâm mình, sống có chừng mực để khỏi phiền lụy cha mẹ.
Đó cũng chính là nuôi dưỡng tâm của cha mẹ, là một cách báo hiếu cha mẹ.Nho giáo quan niệm, con cái phải vâng lời cha mẹ, nhưng không phải cha mẹ dạy
gì con cái cũng phải nhất nhất nghe theo Có ba trường hợp con cái không nghe lời cha
mẹ vẫn là người con có hiếu, đó là: theo mệnh thì cha mẹ nguy, không theo mệnh thìcha mẹ yên; theo mệnh thì cha mẹ nhục, không theo mệnh thì cha mẹ vinh; theo mệnh
là cầm thú, không theo mệnh thì làm cho cha mẹ được vẻ vang, người hiếu tử khôngtheo mệnh là kính cha mẹ [63, tr.293] Trong cuộc sống, cái gì cha mẹ dạy đúng thì phảinghe theo, cái gì cha mẹ chưa đúng thì phải can gián, phân tích cho cha mẹ hiểu Tuynhiên, việc khuyên can cha mẹ cũng phải theo “lễ” Nếu cha mẹ nhận ra sai lầm thì mọiviệc trở nên đơn giản, còn nếu cha mẹ không nhận ra sai lầm thì vẫn phải hết mực cungkính và cuối cùng vẫn phải theo lệnh của cha mẹ mà không được oán trách Điều đócho thấy, trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, Nho giáo vẫn có xu hướng thiên lệch,
đề cao việc con cái phải thuận theo ý chí của cha mẹ
Trang 40Hiếu là phải tiếp nối được ý chí của cha ông Theo Nho giáo, người con có hiếu là phải biết rèn giũa, tu dưỡng bản thân, kế tục chí hướng, sự nghiệp của
cha “Xét người con thì khi cha còn sống, xem chí hướng của người ấy, khi cha chết thì xem hành vi của người Ba năm không thay đổi so với đạo của cha, thì
có thể gọi là hiếu vậy” [101, tr.225] Ở đây, người con có hiếu là người biết kế thừa và phát huy chí hướng của cha, nghề nghiệp của cha Nghề nghiệp này phải được cha truyền dạy từ khi cha còn sống Và sau này khi cha đã chết, nếu người con vẫn tiếp tục phải duy trì và phát triển thì đó thực sự là người con có hiếu.Không chỉ kế tục chí hướng, nghề nghiệp, Nho giáo yêu cầu người con, nhất làngười con trai phải tiếp nối được dòng dõi của gia đình Nho giáo quan niệm, làmcon phải lập gia đình, sinh con trai để nối dõi tông đường, kế thừa sự nghiệp hươnghỏa của tổ tông, nếu không sẽ mắc vào tội bất hiếu Theo Mạnh Tử, “bất hiếu có bađiều, không có con trai nối dõi là bất hiếu lớn nhất” [15, tr.89]
Hiếu là lo tang lễ chu đáo cho cha mẹ Người con có hiếu không chỉ kính
thuận với cha mẹ khi còn sống, lo lắng, chăm sóc lúc cha mẹ ốm đau mà ngay
cả khi cha mẹ qua đời cũng phải tổ chức tang ma, tế tự hết sức chu đáo, trang
nghiêm: “Nuôi vui, ở kính, bệnh lo Tang thương, tế cẩn, sao cho trọn nghì” [14, tr.58].
Nho giáo quan niệm, khi cha mẹ sống phải theo lễ mà đối xử, phụng sự, khi cha mẹ chết phải theo lễ mà tế, theo lễ mà táng Song, con cháu cũng phải tùy điều kiện kinh tế mà tổ chức tang ma, tế tự, không nên đua đòi theo xã hội, chạy theo phong trào chung, phô trương hình thức lo tang lễ thái quá mà mắc
nợ nần, tốn kém Hiếu kính với cha mẹ bằng tấm lòng chân thành vẫn là yêu cầu hàng đầu trong tư tưởng đạo hiếu của Nho giáo.
Có thể nói, trong tư tưởng Nho giáo Trung Quốc, đạo hiếu được đề cập mộtcách khá toàn diện và sâu sắc Trong quá trình phát triển, đạo hiếu trong Nho giáo
đã có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển đạo hiếu ở nhiều nước