1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam từ thực tiễn huyện thạch thất, thành phố hà nội

76 93 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kết Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài Theo Pháp Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam Từ Thực Tiễn Huyện Thạch Thất, Thành Phố Hà Nội
Tác giả Nguyễn Thị Loan
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Mai Thanh
Trường học Học Viện Khoa Học Xã Hội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Luật Kinh Tế
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 872,5 KB

Nội dung

- Nhóm các bài báo, tạp chí chuyên ngành luật: trong số này phải kể đếnbài viết của Đỗ Văn Chỉnh đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân, số 1 1/2011với nhan đề: "Kết hôn có yếu tố nước ngoài

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ LOAN

KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

Hà Nội - 2019

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ LOAN

KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả cam đoan luận văn này là do bản thân tự thực hiện và khôngsao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêngmình Các thông tin được sử dụng trong luận văn này có nguồn gốc và đượctrích dẫn rõ ràng Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tình xác thực vànguyên bản của luận văn

Tác giả

Nguyễn Thị Loan

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và cảm ơn chân thành tớiPGS.TS Lê Mai Thanh, cô đã chỉ bảo và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốtthời gian hoàn thành luận văn Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn các đồng nghiệpnơi tôi đang công tác, Khoa Luật - Học viên khoa học xã hội đã tạo điều kiện

và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè, gia đình đã động viên, ủng hộ, chia

sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thiện luận vănnày

Tôi xin chân thành cảm ơn

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 7

1.1 Khái niệm, phân loại kết hôn có yếu tố nước ngoài 7

1.2 Lý luận pháp luật điều chỉnh kết hôn có yếu tố nước ngoài 13

1.3 Cấu trúc pháp luật điều chỉnh kết hôn có yếu tố nước ngoài 22

1.3.1 Về điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài 22

Chương 2: THỰC TRẠNG KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TỪ THỰC TIỄN HUYỆN THẠCH THẤT THÀNH PHỐ HÀ NỘI 32

2.1 Đặc điểm thực tiễn tại huyện Thạch Thất tác động đến kết hôn có yếu tố nước ngoài 32

2.2 Thực trạng pháp luật về điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài và thực tiễn tại huyện Thạch Thất 34

2.3 Thực trạng pháp luật về hình thức kết hôn có yếu tố nước ngoài và thực tiễn tại huyện Thạch Thất 44

2.4 Thực trạng pháp luật về hủy kết hôn có yếu tố nước ngoài và thực tiễn tại huyện Thạch Thất 51

Chương 3: NHU CẦU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 58

3.1 Nhu cầu hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam 58

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh kết hôn có yếu tố nước ngoài 60

KẾT LUẬN 68

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Trong những năm gần đây, chính sách mở rộng hội nhập quốc tế củaĐảng và nhà nước ta đã làm cho đời sống của nhân dân được cải thiện đáng

kể Cùng với sự phát triển của quá trình giao lưu quốc tế, các quan hệ về hônnhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài cũng phátsinh ngày càng nhiều Việc điều chỉnh quan hệ này trở thành một yêu cầu cấpbách, quan trọng nhằm làm ổn định và phát triển giao lưu dân sự quốc tế,đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân các nước có liênquan Để kịp thời điều chỉnh được các quan hệ hôn nhân và gia đình nóichung, quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài nóiriêng, nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật có giá trị như: LuậtHôn nhân và gia đình năm 1986; Pháp lệnh Hôn nhân và gia đình giữa côngdân Việt Nam với người nước ngoài 2/12/1993; Luật Hôn nhân và gia đìnhnăm 2000; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và một số văn bản hướngdẫn thi hành các văn bản trên Điều này đã tạo điều kiện cho các quan hệ kếthôn có yếu tố nước ngoài có cơ sở pháp lý để phát triển đồng thời tăng cường

sự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nướcngoài Do vậy, trong thời gian qua số lượng công dân Việt Nam kết hôn vớingười nước ngoài tăng nhanh về cả số lượng và ngày càng đa dạng về phạm

vi chủ thể Đây là minh chứng cho chủ trương đúng đắn của Đảng và nhànước ta mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu dân sự giữa Việt Nam với các nướckhác trên thế giới

Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, bên cạnh những yếu tố tiến bộ,tích cực, trong quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoàiđang nảy sinh các hệ lụy như hiện tượng lấy chồng (vợ) là người nước ngoài

vì mục đích kinh tế, để "xuất ngoại", kết hôn không xuất phát từ tình yêu nam

nữ, sự tự nguyện… Những hiện tượng này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến

Trang 7

“Quyền mưu cầu hạnh phúc” của các chủ thể, gây bất ổn gia đình và xã hội, đingược lại với chuẩn mực đạo đức văn hóa của người Việt Nam Ngoài ra, cònphải kể đến một số trường hợp lợi dụng việc kết hôn với người nước ngoàinhằm buôn bán người, xâm phạm tình dục người phụ nữ Hậu quả từ nhữngtiêu cực trong việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài để lại cảtrước mắt và lâu dài, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt kinh tế, văn hóa, anninh xã hội, pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế… Có nhiều nguyên nhân

cả khách quan lẫn chủ quan dẫn đến các hiện tượng trên nhưng sự hạn chế củapháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tốnước ngoài đóng vai trò không nhỏ Vì vậy, việc nghiên cứu một số vấn đề lýluận và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về kết hôn giữa công dânViệt Nam với người nước ngoài, từ đó đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa cácquy định của pháp luật về vấn đề này là hết sức quan trọng, có ý nghĩa cả về

lý luận và thực tiễn Nhận thức được điều đó, em đã mạnh dạn chọn vấn đề

"Kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt

Nam từ thực tiễn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội" làm đề tài cho luận

văn thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến

Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài là vấn đề cótính thời sự cao Do vậy, từ trước tới nay có không ít các công trình nghiêncứu về vấn đề này Có thể chia các công trình nghiên cứu về kết hôn giữacông dân Việt Nam với người nước ngoài thành 3 nhóm lớn sau:

Nhóm luận văn, luận án: ở nhóm này có thể liệt kê đến một số côngtrình nghiên cứu tiêu biểu như: Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài tại ViệtNam (Luận văn Thạc sỹ luật học của Vilayvong Senebouttarat, Trường Đạihọc Luật Hà Nội, 2008), Pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài tại ViệtNam - thực trạng và giải pháp, của Nguyễn Thị Hương, Luận văn thạc sĩ luậthọc, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006 Nhìn chung các công trình

Trang 8

nghiên cứu trên đã chỉ ra một số vấn đề cơ bản của pháp luật Việt Nam vềquan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài Tuy nhiênhầu hết các công trình trên đều được nghiên cứu dưới góc độ khái quát hoặcnghiên cứu dưới góc độ tư pháp quốc tế, lý giải về hiện tượng xung đột phápluật trong khi giải quyết quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.

- Nhóm sách giáo trình, sách bình luận chuyên sâu: trong nhóm này,đầu tiên phải kể đến cuốn sách Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nướcngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế của Nông Quốc Bình vàNguyễn Hồng Bắc, NXB Tư pháp, năm 2006 Ngoài ra còn có một số giáotrình và bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Hầu hết các côngtrình này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, bình luận các quy định của phápluật hôn nhân và gia đình về quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam vớingười nước ngoài, chưa đề cập hoặc ít đề cập đến thực tiễn thi hành các quyđịnh của pháp luật về vấn đề trên

- Nhóm các bài báo, tạp chí chuyên ngành luật: trong số này phải kể đếnbài viết của Đỗ Văn Chỉnh đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân, số 1 (1/2011)với nhan đề: "Kết hôn có yếu tố nước ngoài và thực tiễn áp dụng pháp luật";

"Một số vướng mắc liên quan đến việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài"của Ngô Văn Thìn, đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 7/2009; "Thựctrạng về việc phỏng vấn trong kết hôn với người nước ngoài hiện nay" củaNguyễn Văn Thắng, đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề vềđăng ký khai sinh và đăng ký kết hôn… Phần lớn các bài viết này đề cập tớimột số vấn đề cụ thể của quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngườinước ngoài, chưa đề cập được sâu sắc và toàn diện các vấn đề của việc côngdân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài Tóm lại, cho đến nay, nhiềucông trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này nhưng vẫn chưa lý giải toàndiện, chuyên sâu, đầy đủ và có hệ thống về kết hôn giữa công dân Việt Namvới người nước ngoài; đặc biệt là đánh giá hiệu quả pháp luật từ địa bàn cụ

Trang 9

thể trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu đã có, luận văn sẽ tiếp tục làm rõnhững vấn đề lý luận còn bỏ ngỏ gắn với địa bàn cụ thể như Thạch Thất, Hà Nội.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài là một loạiquan hệ khá nhạy cảm và phức tạp nên trong luận văn này, trước hết, tác giảmuốn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ kết hôn có yếu tốnước ngoài

Thứ hai, nghiên cứu các quy định pháp luật về quan hệ kết hôn có yếu tốnước ngoài bao gồm: các qui định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc

tế mà Việt Nam ký kết điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.Thứ ba, qua quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra những kiến nghị, giảipháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt nam về quan hệ kết hôn có yếu tố nướcngoài nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung

Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ lý luận về việc kết hôn có yếu tố nướcngoài như khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc kết hôn có yếu tố nước ngoài vàcấu trúc, nội dung pháp luật điều chỉnh kết hôn có yếu tố nước ngoài;

Đánh giá thực trạng quy định của pháp luật về kết hôn có yếu tố nướcngoài với thực tiễn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội để từ đó đề xuất một

số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh kết hôn có yếu tố nướcngoài

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là kết hôn có yếu tố nước ngoài quan hệ tư pháp quốc tế được điều chỉnh bởi Luật Hôn nhân và gia đình vànhững văn bản pháp luật liên quan trong phạm vi địa bàn cụ thể là ThạchThất, Hà Nội

-Phạm vi nghiên cứu của luật văn

Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, luận văn tập trung vào một

số vấn đề sau:

Trang 10

- Kết hôn có yếu tố nước ngoài mà không đề cấp đến những quan hệhôn nhân gia đình khác.

- Kết có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam được điểu chỉnh theo LuậtHôn nhân và gia đình năm 2014; Luật Hộ tịch năm 2014; Bộ luật dân sự năm

2015 và

các điều ước liên quan khác mà không đề cập tới việc kết hôn tại nước ngoài

và yêu cầu công nhận tại Việt Nam

- Thực tiễn kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tại Thạch Thất, Hà Nội sau khi Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương phápphân tích, so sánh; phương pháp tổng hợp, thống kê Trên cơ sở phương phápphân tích, tổng hợp, đánh giá về cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điềuchỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, đặc biệt đánh giá, phân tích

về thực trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh việc kết hôn có yếu tố nướcngoài đã lựa chọn, tác giả rút ra những ưu điểm, tồn tại trong việc thi hànhpháp luật, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể nhằm sửa đổi, bổ sung và hoànthiện pháp luật

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn có đóng góp mới về khoa học như sau:

Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích khái niệm "Kết hôn" đãđược pháp luật quy định, tác giả đưa ra khái niệm về “Kết hôn có yếu tốnước ngoài” Việc đưa ra khái niệm này, có thể góp ý kiến khoa học cho việcsửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; Luật Hộ tịch năm 2014 về vấn

đề kết hôn có yếu tố nước ngoài đang diễn ra hiện nay

Trang 11

Thứ hai, luận văn phân tích, đánh giá một cách khoa học những quyđịnh của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành về kết hôn cóyếu tố nước ngoài Xác định những bất cập trong các quy định của pháp luậthôn nhân và gia đình Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài trên địa bàn

cụ thể chưa được nghiên cứu như Thạch Thất

Thứ ba, Luận văn đã đề xuất một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật hộ tịch năm 2014 nhằmhoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về kết hôn có yếu tố nướcngoài Mặt khác, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động của các thiết chế bảo đảm thực thi việc kết hôn có yếu tố nướcngoài Đồng thời, những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùnglàm tư liệu học tập, tài liệu tham khảo, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo luậthoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm đến quan hệ kết có yếu tố nướcngoài

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về kết hôn có yếu tố nước ngoài vàpháp luật kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Chương 2: Thực trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài từ thực tiễn huyệnThạch Thất, thành phố Hà Nội

Chương 3: Nhu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh kếthôn có yếu tố nước ngoài

Trang 12

Chương 1

LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 1.1 Khái niệm, phân loại kết hôn có yếu tố nước ngoài

1.1.1 Kết hôn có yếu tố nước ngoài

Kết hôn có yếu tố nước ngoài là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồngtheo quy định của pháp luật về các điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn cóyếu tố nước ngoài

Theo quy định tại Điều 663 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trongcác bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư

ở nước ngoài hoặc là quan hệ dân sự giữa các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác ập,l thay đổi, thực hiện hoặcchấm dứt quan hệ đó xảy ra ạit nước ngoài; hoặc quan hệ giữa các bên thamgia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng củaquan hệ dân ựs đóở nước ngoài

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định quan hệ hôn nhân và gia

đình có yếu tố nước ngoài tại khoản 25 Điều 3 như sau: “Quan hệ hôn nhân

và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”.

Như vậy, kết hôn có yếu tố nước ngoài gồm có những trường hợp sau:Quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặcgiữa người nước ngoài với nhau cư trú tại Việt Nam Trường hợp thứ nhấtmột bên là công dân Việt Nam, một bên là người nước ngoài Công dân Việt

Trang 13

Nam khi tham gia quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài phải có đủ năng lựchành vi theo pháp luật Việt Nam, còn người nước ngoài phải có đầy đủ nănglực hành vi theo quy định của nước mà người đó là công dân hoặc nước người

đó đang thường trú, đồng thời họ phải đảm bảo đầy đủ năng lực pháp luậttheo quy định của pháp luật Việt Nam

Căn cứ vào khoản 5 điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008, được sửa đổi bổ

sung năm 2014 quy định: “Người nước ngoài là công dân nước ngoài và

người không quốc tịch”

Người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như côngdân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác ( Điều673)

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xácđịnh theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch trừ trường hợp phápluật có quy định khác (Điều 674)

Quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau xác lập ở nướcngoài cũng là quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài nhưng không thuộc phạm

vi nghiên cứu của đề tài

Các chủ thể tham gia quan hệ kết hôn, họ đều mong muốn việc kết hôncủa mình được pháp luật công nhận, muốn việc kết hôn là hợp pháp thì phảithỏa mãn các điều kiện về kết hôn và nghi thức kết hôn, tức là việc kết hôn đóphải được cơ quan nhà nước có thầm quyền đăng ký và cấp Giấy chứng nhậnkết hôn, đồng thời hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và

Sổ đăng ký kết hôn hoặc nếu việc kết hôn được tiến hành theo pháp luật nướcngoài, việc kết hôn đó muốn được công nhận tại Việt Nam thì phải ghi chúvào Sổ đăng ký kết hôn nếu thỏa mãn điều kiện của pháp luật Việt Nam

Tại điều 34 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chínhphủ quy định về điều kiện ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt

Trang 14

Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nướcngoài như sau:

Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nướcngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nướcngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng điềukiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân vàgia đình Việt Nam Nếu vào thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyềnnước ngoài, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, không vi phạmđiều cấm quy định của Luật hôn nhân và gia đình , nhưng vào thời điểm yêucầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghichú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em thìviệc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộ tịch

Như vậy, đối với trường hợp này các chủ thể tham gia quan hệ kết hônđều là công dân Việt Nam, tuy nhiên căn cứ làm phát sinh quan hệ này là việcđăng ký kết hôn tiến hành ở nước ngoài, theo pháp luật nước ngoài được coi

là quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài Việc hai công dân Việt Nam đăng kýkết hôn với nhau tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán của Việt Nam ở nướcngoài (cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài) thì có được coi là đăng

ký kết hôn có yếu tố nước ngoài hay không? Trường hợp này, không được coi

là quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, đối với việc đăng ký kết hôn trongtrường hợp này, Luật áp dụng là Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật hộtịch năm 2014, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 Như trườnghợp sau được coi là kết hôn có yếu tố nước ngoài: Trường hợp công dân ViệtNam cùng nhau định cư ở Anh, chưa nhập quốc tịch Anh, tuy nhiên làm thủtục đăng ký kết hôn với nhau tại cơ quan có thẩm quyền của Anh và theo phápluật nước Anh, trong những trường hợp này có sự xung đột pháp luật , việckết hôn này muốn được công nhận tại Việt Nam thì phải được ghi chú vào Sổđăng ký kết hôn và thỏa mãn điều kiện về pháp luật Việt Nam

Trang 15

Quan hệ kết hôn, cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam nhưng có ítnhất một bên đang định cư ở nước ngoài tại thời điểm đăng ký kết hôn.

Theo quy định tại khoản 3 điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008 được sửa

đổi bổ sung năm 2014: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.

Ví dụ: Trường hợp anh A là công dân Việt Nam đang định cư tại HànQuốc, quen biết và yêu chị B là công dân Việt Nam đang du học tại HànQuốc, sau đó cả hai trở về Việt Nam, trong trường hợp này thì quan hệ kếthôn giữa anh A và chị B được coi là quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài

1.1.2 Phân loại kết hôn có yếu tố nước

ngoài a Kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt

Nam

Căn cứ để xác định quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài là quốc tịchcủa ít nhất một bên là nước ngoài hoặc cả hai bên có quốc tịch Việt Namnhưng có một bên định cư ở nước ngoài Theo đó, có một số trường hợp cụthể sau:

Một là, công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài ở Việt Nam

Việc kết hôn trong trường hợp này có thể là một bên nam là công dânViệt Nam kết hôn với một bên nữ là người nước ngoài hoặc một bên nữ làcông dân Việt Nam kết hôn với một bên nam là công dân nước ngoài nhưngviệc kết hôn đó phải được tiến hành tại Việt Nam

Ví dụ : Trong thời gian làm việc ở một công ty nước ngoài tại ViệtNam, anh N (công dân Việt Nam) đã quen, yêu một cô đồng nghiệp tên làMarian (quốc tịch Mehico) Vừa rồi, anh N và cô Marian đã lập kế hoạch kếthôn với nhau và họ quyết định đăng ký kết hôn tại Việt Nam

Hai là, công dân Việt Nam ở trong nước kết hôn với người Việt Nam

định cư ở nước ngoài tại Việt Nam

Theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, được sửa đổi bổsung năm 2014 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt

Trang 16

Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài Trong đó,người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã có quốc tịchViệt Nam đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Như vậy, trường hợp này có thể là công dân Việt Nam ở trong nước kếthôn với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc công dân Việt Nam ởtrong nước kết hôn với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài

Ba là, người nước ngoài kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

Người nước ngoài theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam là côngdân nước ngoài hoặc người không quốc tịch Trong đó công dân nước ngoài làngười có quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam; cònngười không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không

có quốc tịch nước ngoài

Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 quy định giữa hai ngườinước ngoài kết hôn với nhau mà cả hai người này đều thường trú tại Việt Namthì mới được coi là việc kết hôn có yếu tố nước ngoài Tuy nhiên, theo Luật

Cư trú năm 2006 thì cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm xã,phường, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú Vì vậy, để bảo đảmbình đẳng về quyền tự do cư trú cũng như quyền kết hôn của công dân nướcngoài học tập, lao động, nghiên cứu, sinh sống tại Việt Nam, Điều 1 Nghịđịnh số 24/2013/NĐ-CP đã mở rộng nội hàm “người nước ngoài thường trútại Việt Nam” Theo đó, không riêng gì người nước ngoài “thường trú” mà cảtrường hợp “tạm trú” kết hôn với nhau cũng được coi là kết hôn có yếu tốnước ngoài (điều kiện ở đây chỉ là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam cóyêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam)

Đối với trường hợp nêu trên, gồm có các trường hợp kết hôn sau đây:

- Giữa hai người nước ngoài thường trú tại Việt Nam

- Giữa hai người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam

Trang 17

- Giữa người nước ngoài thường trú với người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam

Ví dụ: Anh David quốc tịch Đức đăng ký thường trú tại Việt Nam, chịDiana người không quốc tịch đăng ký tạm trú tại Việt Nam Hiện nay, hai anhchị muốn kết hôn với nhau tại Việt Nam Trong trường hợp này, nếu họ đápứng các điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam thì họ có quyền kết hônvới nhau và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xem xét, giải quyếtviệc đăng ký kết hôn theo thủ tục, nghi thức do luật định

b Kết hôn có yếu tố nước ngoài tại nước ngoài

Đây là trường hợp các bên tiến hành kết hôn ở nước ngoài (nhữngtrường hợp này không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn)

Thứ nhất, công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài ở nước

Thứ hai, công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở nước ngoài.

Hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau nhưng việc kết hôn của họđược tiến hành ở nước ngoài nơi một trong hai bên cư trú Mặc dù hai bên kếthôn đều là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập quan hệ vợ chồng là ởnước ngoài Vì vậy, giữa công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở nước ngoàicũng được xác định là quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài

Ví dụ: Chị K và anh N (công dân Việt Nam đang làm việc tại Pháp) tiếnhành đăng ký kết hôn tại Pháp

Ngoài mục đích, ý nghĩa của kết hôn nói chung như bảo đảm duy trì nòigiống, xây dựng môi trường giao đình để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dụcnhân cách con người; kết hôn có yếu tố nước ngoài còn thể hiện bảo đảm của

Trang 18

pháp luật trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa công dân Việt Nam vàngười nước ngoài.

1.2 Lý luận pháp luật điều chỉnh kết hôn có yếu tố nước ngoài

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm pháp luật điều chỉnh kết hôn có yếu tố nước ngoài.

1.2.1.1 Khái niệm pháp luật điều chỉnh kết hôn có yếu tố nước ngoài

Pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn là tổng thể các nguyên tắc, cácquy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau (quy phạmxung đột, quy phạm thực chất được thống nhất hóa), được lựa chọn để điềuchỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài phát sinh trong đời sống quốc tế

Quan hệ kết hôn là tiền đề hình thành gia đình, gia đình là tế bào của xãhội, xã hội thịnh hay suy phụ thuộc vào các tế bào cấu tạo nên nó Các tế bàonày giúp xã hội phát triển trên tất cả các phương diện chính trị, kinh tế, vănhoá, xã hội,… Chính vì vậy, phải có pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn

Pháp luật là công cụ quản lý hữu hiệu của bất cứ Nhà nước nào để thựchiện chức năng của mình Nội dung pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn phụthuộc vào chế độ kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán nhất định Mỗi một xãhội, một chế độ có điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán khác nhau thìpháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn cũng có nội dung khác nhau Khác nhau

về đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh làquan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, đăc biệt bởi yếu tố nước ngoài Do vậy,quan hệ này không chỉ chịu sự điều chỉnh của các quy phạm quốc gia mà cònchịu sự điều chỉnh của các quy phạm điều ước quốc tế của các bên liên quan.Pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm các quyphạm xung đột và quy phạm thực chất được các quốc gia liên quan thống nhấthóa, trong đó, quy phạm xung đột là quy phạm cơ bản điều chỉnh quan hệ.Các loại quy phạm này có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo nên sự thốngnhất trong việc điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài Nếu quan hệ

Trang 19

kết hôn không được điều chỉnh bởi qui phạm thực chất thì cơ quan có thẩmquyền sẽ áp dụng qui phạm xung đột để chọn luật áp dụng.

1.2.1.2 Đặc điểm pháp luật điều chỉnh kết hôn có yếu tố nước ngoài

Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài trước tiên được xem xét là quan

hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài do tư pháp quốc tế điều chỉnh, pháp luậtđiều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài không những chỉ là cácquy định được ghi nhận trong nguồn pháp luật trong nước mà còn là các quyđịnh được ghi nhận trong các nguồn pháp luật khác như điều ước quốc tế vàtập quán quốc tế Đây chính là một trong những đặc điểm quan trọng của phápluật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài:

Đối tượng điều chỉnh:

Pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài đặc trưngbởi đối tượng điều chỉnh Đối tượng điều chỉnh bị phức tạp hoá bởi yếu tốnước ngoài, đây cũng là điểm phân biệt với các quan hệ kết hôn thông thườngkhác Các nước trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về “yếu tố nướcngoài” trong quan hệ dân sự nói chung và trong quan hệ kết hôn nói riêng Đểxác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ dân sự, các quốc gia thường căn cứvào ba dấu hiệu: quan hệ đó có ít nhất một bên chủ thể là người nước ngoài;khách thể của quan hệ đó là tài sản hoặc quyền tài sản và quyền nhân thânđược thực thi ở nước ngoài; sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứtquan hệ đó xảy ra ở nước ngoài Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

2014 yếu tố nước ngoài trong quan hệ kết hôn được hiểu theo khoản 25 Điều

3 và khoản 4 Điều 121 như trên đã phân tích

Phương pháp điều chỉnh:

Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài là một trong những quan hệ dân

sự có yếu tố nước ngoài thuộc lĩnh vực điều chỉnh của Tư pháp quốc tế nêncũng có phương pháp điều chỉnh đặc trưng của Tư pháp quốc tế Đó là haiphương pháp xung đột và thực chất, hai phương pháp này được kết hợp hài

Trang 20

hoà, tương hỗ nhau trong việc điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nướcngoài.

* Phương pháp xung đột là phương pháp điều chỉnh gián tiếp, được sửdụng phổ biến trong việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung

và quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng Phương pháp này chỉ rapháp luật của một nước gần gũi nhất để điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tốnước ngoài thông qua quy phạm pháp luật xung đột Quy phạm pháp luậtxung đột gồm quy phạm xung đột của quốc gia và quy phạm xung đột trongcác Điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên Các quy phạm này khôngtrực tiếp điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài mà nó chỉ ra phápluật nước nào sẽ điều chỉnh cụ thể

Quy phạm xung đột điểu chỉnh kết hôn có cơ cấu khác với các quyphạm thông thường, nó được cấu tạo bởi hai phần: Phạm vi và hệ thuộc Phầnphạm vi là quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, hệ thuộc là bộ phận quantrọng trong quy phạm xung đột hệ thống pháp luật gần gữi được lựa chọn ápdụng Điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài có các hệ thuộc: Luậtquốc tịch; Luật nơi cư trú; nơi tiến hành kết hôn; Quy phạm xung đột điềuchỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt nam được quy định trongLuật hôn nhân và gia đình của Việt Nam; trong các điều ước quốc tế các Hiệpđịnh tương trợ tư pháp và các văn bản khác có liên quan

* Phương pháp thực chất hay còn gọi là phương pháp điều chỉnh trựctiếp là phương pháp điều chỉnh thông qua các quy phạm thực chất được thốngnhất hóa ghi nhận tại các điều ước quốc tế nhưng gần như chưa có trong cáclĩnh vực hôn nhân có yếu tố nước ngoài Việc áp dụng quy phạm thực chấtlàm đơn giản hoá trong điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài tạođiều kiện cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết quan hệ nhanh chóng,thuận lợi Đồng thời loại trừ vấn đề phải lựa chọn luật hoặc áp dụng pháp luậtnước ngoài

Trang 21

Nguyên tắc điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước

ngoài Thứ nhất: Nguyên tắc áp dụng luật nơi tiến hành kết

hôn

Quan hệ kết hôn phát sinh hệ quả pháp lý quan trọng đối với mỗi chủthể, như quan hệ nhân thân giữa hai người, con cái và tài sản, làm thay đổivấn đề nhân thân của chủ thể tham gia quan hệ hôn nhân đó Do vậy, việc kếthôn được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước nào thì phảituân theo quy định pháp luật của nước đó

Cơ sở của nguyên tắc này là: “Luật nơi thực hiện hành vi”, theo đóhành vi pháp lý phải tuân thủ các điều kiện về hình thức theo pháp luật củanước nơi thực hiện hành vi, sự kiện kết hôn là hành vi pháp lý Theo nguyêntắc chung giải quyết xung đột pháp luật về hình thức của hành vi pháp lý, cácnước thường áp dụng luật nơi thực hiện hành vi, tức là nơi thực hiện việc kếthôn để áp dụng việc kết hôn giữa hai bên, việc áp dụng luật nơi thực hiện việckết hôn thể hiện sự tôn trọng và hòa nhập vào môi trường xã hội của vợ,chồng Vì vậy, pháp luật nhiều nước đều công nhận hiệu lực về hình thức hônnhân phù hợp theo pháp luật nơi tiến hành kết hôn nhưng có thể không phùhợp với pháp luật mà họ có quốc tịch

Việc quy định khác nhau về hình thức kết hôn của các nước nếu xảy ra

sự xung đột pháp luật về hình thức kết hôn Trong thực tiễn giải quyết cácxung đột pháp lý liên quan đến vấn đề này, các nước thường áp dụng luật nơitiến hành kết hôn, nhằm xác định tính hợp pháp về hình thức kết hôn có yếu

tố nước ngoài, theo đó thì việc kết hôn được tiến hành ở nước nào thì phảituân theo quy định về hình thức kết hôn của nước đó Chẳng hạn, pháp luậtcủa nước Pháp quy định công dân Pháp kết hôn với người nước ngoài thì bêncạnh việc tuân thủ quy định của pháp luật nơi tiến hành kết hôn, công dânPháp phải thông báo việc kết hôn này về nước cho cơ quan có thẩm quyền Theo quy định của nước Đức thì quy định kết hôn có yếu tố nước ngoài nếukhông phù hợp với quy định của nước nơi tiến hành kết hôn,

Trang 22

nhưng phù hợp với pháp luật quốc tịch của đương sự thì cuộc kết hôn đó vẫn được coi là hợp pháp.

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nước ta quy định điềuchỉnh việc giải quyết xung đột về điều kiện kết hôn, chưa quy định việc lựachọn áp dụng luật để điều chỉnh hình thức kết hôn có yếu tố nước ngoài,nhưng tại điều 36 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chínhphủ quy định: Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc ngườinước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ởnước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được công nhận tại ViệtNam nếu vào thời điểm kết hôn, công dân Việt Nam không vi phạm quy địnhcủa pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn Trường hợp có vi phạm về điềukiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quảcủa vi phạm đó đã được khắc phục hoặc việc công nhận kết hôn có lợi để bảo

vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kết hôn đó cũng được công nhận tạiViệt Nam

Theo đó, việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan có thẩm quyên củanước ngoài phù hợp với quy định về điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôncủa nước đó thì cũng được công nhận tại Việt Nam Như vậy, pháp luật nước

ta thừa nhận việc áp dụng luật nơi tiến hành kết hôn để thừa nhận nghi thứctiến hành kết hôn Nghi thức kết hôn là nghi thức dân sự, việc kết hôn phảiđược đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền

Ở nước ta việc giải quyết xung đột về hình thức hôn nhân cũng áp dụngnguyên tắc luật nơi tiến hành kết hôn, việc kết hôn tại Việt Nam tuân theohình thức, trình tự, thủ tục của pháp luật Việt Nam

Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nướccũng thống nhất thừa nhận nguyên tắc này, cụ thể tại khoản 2 điều 24 Hiệpđịnh trong tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Nga quy định: “Hình thức kếthôn tuân theo pháp luật của nước bên ký kết nơi tiến hành kết hôn” Điều

Trang 23

này cũng được quy định cụ thể tại khoản 2 điều 25 Hiệp định tương trợ tưpháp giữa Việt Nam và Lào, khoản 3 điều 31 Hiệp định tương trợ tư phápgiữa Việt Nam và Hunggari

Thứ hai: Nguyên tắc áp dụng luật nhân thân.

Nguyên tắc áp dụng luật nhân thân gồm hai hệ thuộc: hệ thuộc Luậtquốc tịch và hệ thuộc luật nơi cư trú của đương sự

Việc áp dụng nguyên tắc này nhằm bảo đảm phù hợp với luật nơi cư trúnhằm tôn trọng pháp luật nơi cư trú, nơi công dân có quốc tịch, đồng thời thểhiện sự tôn trọng văn hóa, phong tục tập quán nơi công dân có quốc tịch và cưtrú

Nguyên tắc này được nghi nhận hầu hết trong các hiệp định tương trợ

tư pháp giữa Việt Nam và các nước, tại điều 126 Luật hôn nhân và gia đìnhnăm 2014 Như vậy, người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam thì họphải tuân theo quy định pháp luật của nước mà họ có quốc tịch, nếu việc kếthôn đó được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì ngườinước ngoài đó còn phải thuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về điềukiện kết hôn

Đối với trường hợp người không có quốc tịch, điều kiện kết hôn đượcthực hiện theo luật nơi cư trú của người đó Đối với người nước ngoài có haihay nhiều quốc tịch, thì theo quy định tại điều 672 Bộ Luật Dân sự năm

2015: “Trường hợp pháp luật được dẫn chiếuàđếnphápl luật của nước mà cánhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người không quốc tịch thì pháp luật ápdụng là pháp luậtủacnước nơi người đó cư trú vàoờithđiểm phát sinh quan hệ dân

sự có yếu tố nước ngoài Nếu người đó cóunơinhiềcưtrú hoặc không xác định được nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là phápậtcủalu nước nơi người đó cóối m liên hệ gắn bó nhất Trường hợp pháp luật được dẫn chiếunlà đếpháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó ờlài cóngưnhiều quốc

Trang 24

tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoàiếu N người đó có nhiều nơi cư trú ặchokhông xác định được nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi có quốc tịch khácnhau vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là ậtphápcủalunước mà người đó có quốc tịch và có ốmi liên hệ gắn bó

nhất.Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhânờ iđó là ngư có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam thì pháp luật áp ụdng là pháp luật Việt Nam”

Như vậy, đối với trường hợp người nước ngoài có hai hay nhiều quốc

tịch thì sẽ áp dụng pháp luật của nước người đó mang quốc tịch đồng thời

thường trú, nếu người đó không thường trú tại một trong các nước có quốc

tịch thì áp dụng pháp luật của nước người đó mang hộ chiếu

1.2.2 Nguồn pháp luật điều chỉnh kết hôn có yếu tố nước ngoài

1.2.2.1 Nguồn pháp luật trong nước

Nguồn pháp luật trong nước là hình thức chứa đựng các nguyên tắc, các

quy phạm pháp luật của quốc gia nhằm điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố

nước ngoài Nguồn pháp luật trong nước có rất nhiều hình thức khác nhau, tuỳ

theo quy định trong hệ thống pháp luật mỗi nước Trên thế giới có hai hệ

thống pháp luật lớn nhất Common law và Civil law có nguồn pháp luật khác

nhau Common law sử dụng nguồn án lệ chính, bên cạnh đó có cả nguồn

thành văn; Civil law sử dụng nguồn pháp luật thành văn Nguồn pháp luật

Việt Nam là hệ thống pháp luật thành văn, pháp luật điều chỉnh quan hệ kết

hôn có yếu tố nước ngoài được quy định trong các loại văn bản sau:

Hiến pháp, là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất, quy định

các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam nói chung và của quan hệ hôn

nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói riêng,trong đó có quan hệ kết hôn

có yếu tố nước ngoài Quyền về hôn nhân và gia đình là quyền cơ bản của

Trang 25

công dân được ghi nhận trong các Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1959; Hiếnpháp 1980; Hiếp pháp 1992 (sửa đổi 2001), Hiến pháp năm 2013 Đây là cơ

sở để các văn bản pháp luật khác cụ thể hoá, đưa luật vào cuộc sống điềuchỉnh các quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài

Bộ luật dân sự: Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài là một trong các

loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nên quan hệ này cũng được điềuchỉnh trong Bộ luật dân sự Bộ luật dân sự năm 2015 là Bộ luật chung điềuchỉnh tất cả các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng, chứa đựng các nguyên tắc cơbản điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình, quan hệ kết hôn có yếu tố nướcngoài tại Việt Nam

Luật hôn nhân và gia đình: Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam là luật

chuyên ngành điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình gồm cả quan hệ hônnhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Hiện nay, Luật hôn nhân và gia đìnhViệt Nam 2014 là văn bản hiện hành dành chương XIII để quy định về quan

hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trong đó có quan hệ kết hôn cóyếu tố nước ngoài

Điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, ngoài ba văn bảnchính nêu trên còn có các văn bản pháp luật khác điều chỉnh: Luật quốc tịchViệt Nam 2008, được sửa đổi bổ sung năm 2014 ; Luật hộ tich năm 2014;Nghị định số 123/2015/NĐ -CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chitiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch; Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật hộ tịch và Nghịđịnh số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiếtmột số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch; Nghị định 126/2014/NĐ-CPngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình;Thông tư số 02a/2015/TT-BTP ngày 23 tháng 02 năm 2015 Hướng dẫn thihành một số điều của Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của

Trang 26

Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân

và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

1.2.2.2 Điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế là một trong các loại nguồn quan trọng nhất điềuchỉnh các quan hệ quốc tế giữa các quốc gia, là văn bản thoả thuận giữa cácchủ thể của luật quốc tế (chủ yếu là các quốc gia) nhằm điều chỉnh các vấn đề

về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế Điều ước quốc

tế về hôn nhân và gia đình là Điều ước quốc tế chứa đựng các quy phạm điềuchỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trong đó có quan hệkết hôn có yếu tố nước ngoài Trong đó, các Điều ước quốc tế chỉ ra pháp luậtnước nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nướcngoài, Nội dung của các điều ước quốc tế về kết hôn có yếu tố" nước ngoàithường không quy định cụ thể việc điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nướcngoài mà chỉ quy định nguyên tắc chọn pháp luật áp dụng Nói cách khác, cácquy phạm được quy định trong các điều ước quốc tế về kết hôn thường là cácquy phạm xung đột

Mặc dù chưa ký kết hoặc tham gia một điều ước quốc tế đa phương nào

về kết hôn, nhưng Việt Nam đã tích cực ký kết điều ước quốc tế song phươngvới một số nước trên thế giới, trong đó quy định một số vấn đề cơ bản điềuchỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài Đó là các Hiệp định tương trợ tưpháp và pháp lý Trong các Hiệp định này, bên cạnh việc đưa ra các quy địnhđiều chỉnh các vấn đề tương trợ tư pháp đối với các vấn đề hình sự, Hiệp địnhcòn quy định các vấn đề về dân sự, bao gồm cả các vấn đề về hôn nhân và giađình có yếu tố ước ngoài Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp mà ViệtNam ký kết với các nước đã thoả thuận các nguyên tắc chọn pháp luật ápdụng trong trưòng hợp có xung đột pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và giađình có yếu tố nước ngoài Các nguyên tắc và quy định trong Hiệp định tươngtrợ tư pháp về vấn đề hôn nhân và gia đình mà Việt Nam đã ký kết với các

Trang 27

nước là cơ sở pháp lý cho Việt Nam và các nước ký kết thực hiện việc điềuchỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có liên quan.

1.3 Cấu trúc pháp luật điều chỉnh kết hôn có yếu tố nước ngoài

1.3.1 Về điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài

Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bênphải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn, nếu việc kết hônđược tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì ngườinước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật hôn nhân và gia đìnhViệt Nam về điều kiện kết hôn Việc kết hôn giữa những người nước ngoài cưtrú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo cácquy định của Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn (Điều 126 Luậthôn nhân và gia đình năm 2014)

1.3.1.1 Điều kiện về độ tuổi

Nhìn chung, khi đề cập đến điều kiện kết hôn, pháp luật thường quyđịnh các vấn đề liên quan tới nhân thân của người muốn kết hôn như: tuổi tác,sức khoẻ, tình trạng hôn nhân, quan hệ thân thuộc của các bên muốn kếthôn Theo quy định của pháp luật tất cả các nước, tuối kết hôn được xem xétnhư là một điều kiện đầu tiên cho việc kết hôn Một người chỉ được phép kếthôn khi đã đạt được độ tuổi nhất định Việc quy định về độ tuổi kết hôn khôngchỉ nhằm bảo vệ sức khoẻ của các bên kết hôn mà điều cơ bản là bảo vệ cuộcsống gia đình của họ Một gia đình không thể bền vững, không thể hạnh phúckhi mà chủ thể của quan hệ hôn nhân trong gia đình đó là những người chưaphát triển đầy đủ về thể lực và trí lực để thực hiện chức năng, nhiệm vụ củagia đình

1.3.1.2 Sự tự nguyện của các bên khi đăng ký kết hôn

Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, theo quy định tạiđiểm b khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Việckết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”, Như vậy, việc kết hôn giữa nam

Trang 28

và nữ phải do hai bên tự nguyện quyết định, không lệ thuộc vào ý chí củangười khác, không bên nào ép buộc, lừa dối bên nào Điều đó thể hiện ý chícủa mình trong việc quyết định có kết hôn hay không Việc kết hôn do hai bênnam nữ trực tiếp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kết hôn, kývào Sổ đăng ký kết hôn và giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, đây là quyềnnhân thân gắn với mỗi chủ thể khong thể chuyển giao cho người khác được.

Do vậy các bên không được ủy quyền cho bất kỳ ai thay mình đến đăng ký kếthôn

Việc tự nguyện xác lập quan hệ hôn nhân hoàn toàn xuất phát từ ý chícủa người kết hôn, hai bên đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩmquyền nhưng trái với ý muốn chủ quan, sự tự nguyện của mình thì việc kếthôn đó vẫn bị coi là thiếu sự tự nguyện Vì vậy pháp luật cấm trường hợp kếthôn giả tạo, cưỡng ép, lừa dối, cản trở việc kết hôn Việc tự nguyện kết hônphải có sự thống nhất giữa ý chí và hành vi thể hiện và nhằm mục đích xác lậpquan hệ vợ chồng

1.3.1.3 Điều kiện về sức khỏe

Sức khoẻ là một trong những điều kiện hết sức cần thiết để cho mộtngười trở thành một bên chủ thể trong quan hệ hôn nhân Để đảm đương đượccông việc của cuộc sống gia đình và duy trì tốt giống nòi, pháp luật của hầuhết các nước đều quy định các bên nam, nữ trong quan hệ hôn nhân phải đủđiều kiện sức khoẻ Nói chung, một ngưòi có đủ độ tuổi kết hôn theo quy địnhcủa pháp luật thì cũng đã có đủ điều kiện sức khoẻ đế kết hôn Tuy nhiên,trong nhiều trường hợp, nhiều người mặc dù đã đủ tuổi kết hôn, song không

đủ điều kiện sức khoẻ vì lý do bệnh tật (đối với một số bệnh tật nhất định) thìcũng không được phép kết hôn Bởi vì y học đã chứng minh rằng nếu cha mẹmắc một số bệnh đặc biệt thì thường sẽ cho ra đời những đứa trẻ có khuyếttật Vì vậy, để bảo vệ gia đình và xã hội, pháp luật của hầu hết các nước trênthế giới đều quy định những người mắc một số bệnh nhất định sẽ không đưọc

Trang 29

phép kết hôn Mặc dù, pháp luật các nước có sự khác nhau trong việc quyđịnh về các loại bệnh cụ thể mà những người mắc phải không được phép kếthôn, nhưng nhìn chung, pháp luật các nước đều quy định những người mắcmột số bệnh nhất định liên quan tới thần kinh, các bệnh liên quan đến đườngsinh dục không được phép kết hôn.

1.3.1.4 Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn

Các trường hợp cấm kết hôn gồm:

Thứ nhất: Kết hôn giả tạo

Các bên nam, nữ thỏa mãn các điều kiện về độ tuổi, năng lực, hành vidân sự, tuy nhiên, việc kết hôn đó là giả tạo để nhằm mục đích để xuất cảnh,nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch, hưởng chế độ ưu đãi hoặc mục đích kháckhông nhằm xây dựng gia đình thì những trường hợp đó pháp luật cấm kếthôn việc kết hôn giả tạo là hành vi trá hình của nhiều trường hợp kết hôn cóyếu tố nước ngoài

Thứ hai: Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở hôn nhân Như

đã phân tích về điều kiện tự nguyện kết hôn, việc kết hôn do hai bên nam nữ

tự nguyện quyết định, không bên nào được cưỡng ép, lừa dối, cảntrở hôn nhân Việc cưỡng ép, lừa đảo, cản trở hôn nhân pháp luật

cấm Thứ ba: Tình trạng hôn nhân

Các bên nam, nữ để xác lập quan hệ hôn nhân thì phải độc thân, tức làhiện tại chưa xác lập quan hệ vợ chồng với ai theo quy định của pháp luật, đốivới những trường hợp đã kết hôn thì phải có quyết định ly hôn của cơ quannhà nước có thẩm quyền thì mới có quyền xác lập quan hệ hôn nhân vớingười khác Chính vì vậy, khi thực hiện đăng ký kết hôn các bên phải xuấttrình giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc giấy tờ khác của nước ngoàitương đương với giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp là công dân Việt Nam, do

cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với trường hợp là

Trang 30

công dân nước ngoài Giấy tờ này để chứng minh tình trạng hôn nhân của cácbên, hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai.

Thứ tư: Kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

Pháp luật quy định cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữanhững người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người trong phạm vi bađời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi vàcon nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêngcủa vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

Việc kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống gần gũi nhưphạm vi ba đời, người cùng dòng máu về trực hệ, thì các nhà khoa học đãchứng minh việc con cái của những người này sẽ có nguy cơ mắc phải nhữngbệnh về máu và bệnh khác như bệnh “tan máu di truyền” so với việc kết hônthông thường Vì vậy, cấm kết hôn với những trường hợp có quan hệ huyếtthống gần gũi nhằm bảo vệ sức khỏe vợ chồng, con cái, duy trì nòi giống, bảo

vệ luân thường đạo lý, đạo đức xã hội

Thứ năm: Cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Việc cấm kết hôn đối với những trường hợp như trên xuất phát từphong tục tập quán, đạo đức văn hóa của người Việt Nam Mặc dù nhữngngười này không có quan hệ huyết thống, nhưng đối với gia đình Việt Namrất coi trọng tình cảm gia đình, thể hiện giá trị truyền thống, đạo đức, thứcbậc, trật tự trên dưới nên việc kết hôn giữa những trường hợp này sẽ khôngphù hợp với truyền thống, đạo đức của người Việt Nam từ trước đến nay

1.3.1.5 Kết hôn giữa hai người cùng giới tính

Theo quy luật tự nhiên, sinh đẻ là kết quả của quan hệ tình dục giữa cácbên nam nữ Do đó trong luật pháp của hầu hết các nước đều quy định việckết hôn chỉ được tiến hành đối với các bên chủ thể là nam và nữ

Trang 31

Một trong những mục đích của kết hôn là duy trì nòi giống, nên phápluật nhiều nước trên thế giới, cũng như pháp luật Việt Nam quy định khôngthừa nhận giữa những người cùng giới tính Tuy nhiên, mỗi nước khác nhau

có quy định khác nhau về hôn nhân giữa những người cùng giới tính như HàLan, pháp luật cho phép những người cùng giới tính (đồng tính luyến ái) cóquyền kết hôn với nhau và pháp luật công nhận cuộc sống và các quyền kháccủa họ như quyền của vợ chồng trong một gia đình bình thường “ Luật, hônnhân đồng giới (tiếng Hà Lan: Huwelijk tussen personen van gelijk geslachthoặc thường là homohuwelijk) có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2001.[1][2] Hà Lan là nước đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng giớ i [3]”

Mặc dù Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bãi bỏ quy định cấmkết hôn giữa những người cùng giới tính, đây là điểm mới so với Luật Hônnhân và gia đình năm 2000 Bởi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quyđịnh việc cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính Tuy nhiên, tại khoản

2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” Việc không thừa nhận hôn

nhân giữa những người cùng giới tính có nghĩa là các cặp đôi cùng giới khôngthể đi đăng ký kết hôn, không được cấp giấy chứng nhận kết hôn, việc chungsống với nhau của họ không được pháp luật thừa nhận

1.3.2 Về hình thức và thủ tục kết hôn có yếu tố nước ngoài

Hình thức kết hôn là trình tự tiến hành chính thức công nhận một cáchhợp pháp quan hệ vợ chồng Khi các bên muốn kết hôn có đủ điều kiện kếthôn theo quy định của pháp luật thì các bên phải tiến hành kết hôn theo quyđịnh của pháp luật Nói cách khác, một quan hệ giữa hai bên nam nữ muốnđược pháp luật công nhận là quan hệ vợ chồng thì bên cạnh việc các bên phải

đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì việc kết hôn phải đượctiến hành phù hợp với quy định của pháp luật Pháp luật của các nước có quu

Trang 32

định khác nhau về hình thức hình thức kết hôn Hiện nay trên thế giới tồn tại

một số hình thức kết hôn phổ biến như: kết hôn theo hình thức dân sự, kết hôn theo hình thức tôn giáo, hoặc hình thức kết hôn kết hợp giữa hình thức kết hôn dân sự và hình thức kết hôn tôn giáo.

Pháp luật của hầu hết các nước trên thể giới đều quy định việc tiến hànhkết hôn theo hình thức kết hôn dân sự Theo hình thức này, các bên nam nữmuốn kết hôn với nhau sẽ đến cơ quan có thẩm quyền của nhà nước để xinđăng ký kết hôn Sau khi xem xét các điều kiện kết hôn, nếu các bên có đủđiều kiện kết hôn và không vi phạm các điều cấm kết hôn theo quy định củapháp luật thì cơ quan nhà nưốc có thẩm quyền sẽ đăng ký vào sổ đăng ký kếthôn và cấp giấy chứng nhận kết hôn cho các bên

Do có sự quy định khác nhau của pháp luật giữa các nước về hình thứckết hôn cho nên thường có sự xung đột pháp luật về hình thức kết hôn có yếu

tố nước ngoài Trong thực tiễn quốc tế, giải quyết xung đột pháp luật về hìnhthức kết hôn có yếu tố nước ngoài, người ta thường áp dụng luật nơi tiến hành

kết hôn (Lex ỉoci celebrationis) nhằm xác định tính hợp pháp về hình thức kết

hôn có yếu tố nước ngoài Theo nội dung này thì hình thức kết hôn được tiếnhành ở đâu thì pháp luật của nơi ấy sẽ quy định về tính hợp pháp về mặt hìnhthức của cuộc hôn nhân đó Bên cạnh việc áp dụng luật nơi tiến hành kết hôn,nhiều nước còn đưa ra một số điều kiện bố sung để nhằm xác định tính hợppháp của hình thức kết hôn có yếu tố nước ngoài

Ví dụ:Theo pháp luật của Anh, trừ những trường hợp đặc biệt, nghi thứckết hôn sẽ phải tuân theo pháp luật nơi tiến hành kết hôn [113, tr 43] Theo luậtcủa Québec quy định: "Các điều kiện về nghi thức kết hôn được luật nơi cử hành

lễ cưới hoặc luật nơi cư trú hoặc luật quốc tịch của một trong hai vợ chồng điềuchỉnh" Theo quy định của pháp luật Cộng hoà Pháp thì khi công dân Pháp kếthôn ở nước ngoài, thì bên cạnh việc phải tuân thủ quy định của pháp luật nơi tiếnhành kết hôn, công dân Pháp phải thông báo việc kết hôn

Trang 33

này về nước cho cơ quan có thẩm quyền; hoặc theo quy định của pháp luậtĐức thi khoản 3 Điều 13 Tư pháp quốc tế Đức được sửa đổi ngày 15/7/1986quy định, một cuộc hôn nhân có yếu tô nước ngoài nếu không phù hợp vớipháp luật nước nơi tiến hành kết hôn, nhưng phù hợp với pháp luật quốc tịchcủa đương sự thì cuộc hôn nhân đó vẫn được coi ỉà hợp pháp về mặt hìnhthức; hoặc trong các điều ước quốc tế liên quan tới quan hệ hôn nhân có yếu

tố nước ngoài khi xác định tính hợp pháp của nghi thức kết hôn đều ghi nhậnviệc áp dụng luật nơi tiến hành kết hôn; Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt

Nam và Lào quy định tại điều 25 như sau: “ Nghi thức kết hôn được thực hiện theo pháp luật của nước ký kết nơi tiến hành kết hôn Việc kết hôn được tiến hành đúng theo pháp luật của một nước ký kết này thì được công nhận tại nước ký kết kia, trừ trường hợp việc công nhận kết hôn đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước công nhận”.

Theo điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và pháp luật về hộ tịch; Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định thì không có giá trị pháp lý” Như vậy, mọi hình

thức kết hôn không theo quy định tại Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm

2014 sẽ không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nam, nữ không đăng kýkết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật côngnhận là vợ chồng; vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau củng phảiđăng ký kết hôn (khoản 2 Điều 9)

Việc đăng ký kết hôn theo pháp luật phải thực hiện trên cơ sở tuân thủ

về hồ sơ, trình tự nhất định và thực hiện tại các cơ quan nhà nước có thẩmquyền là cơ quan hành chính và cơ quan đại diện ngoại giao/lãnh sự tại nướcngoài pháp luật quy định các mẫu hồ sơ đăng ký và thẩm quyền cụ thể của các

cơ quan chức năng tiến hành đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Trang 34

1.3.3 Hủy kết hôn có yếu tố nước ngoài trái pháp luật

Pháp luật quy định về việc hủy kết hôn đối với quan hệ hôn nhân cóyếu tố nước ngoài Trong đó pháp luật quy định về chủ thể có quyền yêu cầuTòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật bao gồm các cá nhân liên quan và cả cơquan, tổ chức có chức năng bảo đảm quyền con người khác

Về căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật

Vi phạm điều kiện kết hôn là điều kiện để hủy việc kết hôn trái phápluật, theo đó những trường hợp có đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước cóthẩm quyền nhưng vi phạm một trong các điều kiện về độ tuổi, sự tự nguyện,năng lực hành vi dân sự, vi phạm các điều cấm kết hôn như kết hôn giả tạo,tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn, giữa những ngườicùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, giữacha mẹ nuôi với con nuôi, giữa những người từng là cha mẹ nuôi với connuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của

vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

Pháp luật quy định về thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật

Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết yêu cầu hủy việc kếthôn trái pháp luật có yếu tố nước ngoài là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trúcủa công dân Việt Nam giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam giải quyết yêucầu hủy việc kết hôn trái pháp luật đối với trường hợp việc kết hôn trái phápluật đó giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân củanước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam (Điều 123 LuậtHôn nhân và gia đình năm 2014)

Trang 35

Tiểu kết chương 1

Trong các quyền cơ bản của công dân, quyền tự do kết hôn là mộtquyền rất quan trọng được quy định là một quyền nhân thân trong Bộ luật dân

sự, Luật Hôn nhân và gia đình Quyền này là cơ sở, tiền đề để xác lập, củng

cố, duy trì hôn nhân hạnh phúc, bền vững của mỗi cá nhân Theo đó, công dân

đủ độ tuổi và các điều kiện kết hôn khác có quyền tự do, tự nguyện, tự mìnhxác lập quan hệ vợ, chồng

Hôn nhân là một hiện tượng xã hội đặc biệt, trong đó các bên chủ thểgắn kết với nhau với mục đích tạo dựng một tế bào xã hội là gia đình Và kếthôn là sự bắt đầu cho chuỗi quan hệ hôn nhân và gia đình tiếp theo Trong quátrình toàn cầu hóa khi các nước giao lưu mở cửa hợp tác với nhau thì kết hôn

có yếu tố nước ngoài được xem như sự tất yếu khách quan trong xu thế “mởcửa” hội nhập sâu rộng trên thế giới Bắt kịp yêu cầu đó, các quy định điềuchỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam đã nhanh chónghình thành và phát triển trong mấy thập kỷ qua Việc ra đời các văn bản phápluật hiện hành như: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật hôn nhân vàgia đình năm 2014 cũng như một số văn bản pháp luật khác đã chứng minhđiều đó Những văn bản này đã và đang phát huy tác dụng trong việc điềuchỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Có thể nói rằng quy định của pháp luật Việt Nam đã thể hiện chínhsách của Nhà nước Việt Nam trong việc tôn trọng quan hệ kết hôn tự nguyện,tiến bộ, cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế sâu rộng,pháp luật về hôn nhân có yếu tố nước ngoài đã tạo khung pháp lý quan trọng

để ghi nhận, bảo vệ các quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Namtrong đó bao gồm cả việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nướcngoài Việc kết hôn nếu không dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bị ép buộc, lừadối, cản trở hoặc cưỡng ép… nếu không thỏa mãn điều kiện kết hôn và có thể

bị từ chối đăng ký kết hôn, huỷ hôn nhân trái pháp luật, bị xử phạt vi

Trang 36

phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự Vậy thì, những quyđịnh của pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài được thực hiện như thếnào, thực trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài ở huyện Thạch Thất, thành phố

Hà Nội ra sao? Đây cũng là nội dung chính của chương 2 luận văn này

Trang 37

Chương 2 THỰC TRẠNG KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TỪ THỰC

TIỄN HUYỆN THẠCH THẤT THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Đặc điểm thực tiễn tại huyện Thạch Thất tác động đến kết hôn

có yếu tố nước ngoài

Huyện Thạch Thất nằm ở phía Tây của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâmthành phố Hà Nội khoảng 30km, diện tích tự nhiên là 18.744,18ha, bao gồm

22 xã và 01 thị trấn (trong đó có 12 xã, thị trấn vùng nông giang, 08 xã vùngđồi gò và 03 xã miền núi , dân số trên 20 vạn người (trong đó có 5,2% làngười dân tộc Mường)

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, truyền thống lịch sử, vănhóa, người Thạch Thất luôn gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam, nhândân Thạch Thất luôn cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, nêu cao tinhthần yêu nước chống giặc ngoại xâm trong đấu tranh cách mạng Thạch Thấtmang đậm nét văn hóa của xứ Đoài, huyện có 90 di tích lịch sử đã được xếphạng (trong đó có 01 di tích được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt; 33 ditích xếp hạng cấp bộ và 56 di tích xếp hạng cấp thành phố

Huyện Thạch Thất có 22 xã và 01 thị trấn, trong đó có 01 xã có truyềnthống đi xuất khẩu lao động ở các nước như Đài Loan, Hàn Quốc, NhậtBản ,từ những năm 1995 khi ông Phí Thái Bình là người con của xã HươngNgải về làm việc tại Tổng Công ty Vinaconex thì phong trào nhà nhà đi xuấtkhẩu lao động, người người đi xuất khẩu lao động của nhân dân xã HươngNgải, huyện Thạch Thất được phát triển rầm rộ, có thể nói khi về đến xãHương Ngải chỉ thấy người già và trẻ nhỏ, những thanh niên, những ngườiđang trong độ tuổi lao động thì rất ít, những năm 1995, khi Thạch Thất thuộctỉnh Hà Tây, công ăn việc làm không có, đời sống nhân dân chỉ trông chờ vàonhững sào ruộng và những luống rau, ngô khoai, sắn , cuộc sống thuần nông

Trang 38

không no đủ, đời sống nhân dân khó khăn, do đó khi được người con quêhương của xã tạo công ăn việc làm, có thu nhập cao, ổn định tại nước ngoài,nên thanh niên, trai tráng, những người đang, trong tuổi lao động kể cả condâu, con dể trong xã đều lần lượt đi lao động ở nước ngoài Tuy nhiên, phongtrào đi lao động ở nước ngoài cũng để lại nhiều hệ lụy, có người đi lao độngnhằm mục đích có công ăn việc làm, có thu nhập về cho gia đình, thì bên cạnh

đó còn có người đi lao động ở nước ngoài sau đó kết hôn giả với người nướcngoài để được ở lại và nhập quốc tịch nước ngoài hoặc những trường hợpnam, nữ làm việc ở nước ngoài không thực hiện đăng ký kết hôn với nhau màsống chung với nhau như vợ chồng và sinh con tại nước ngoài sau đó gửi vềcho gia đình ở Việt Nam nuôi dưỡng

Từ năm 2000, nhất là từ năm 2008 khi Hà Tây sát nhập về Hà Nộituyến đường Đại Lộ Thăng Long được xây dựng, khai thác sử dụng Đây làtuyến đường giao thông thuận lợi cho phát triển kinh tế, du lịch đã thu hút rấtnhiều các doanh nghiệp lớn của nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, TrungQuốc, Đài Loan; các doanh nghiệp lớn của Việt Nam đầu tư xây dựng nhàmáy, công ty sản xuất, công ty lắp giáp, gia công Hiện nay, Thạch Thất cókhu Công nghệ Cao Hòa Lạc, 01 Khu Công nghiệp và 07 Cụm Công nghiệpthu hút và giải quyết việc làm cho vài chục nghìn công nhân ở địa phương vàcác tỉnh lân cận Từ việc đầu tư xây dựng, phát triển kinh tế phát sinh nhiềuquan hệ dân sự, trong đó có việc kết hôn có yếu tố nước ngoài

Thạch Thất là huyện có nhiều làng nghề truyền thống, như nghề mây,tre, đan ở xã Bình Phú, nghề Mộc, chạm trổ ở xã Chàng Sơn, nghề làm bánhchè Lam ở Thạch Xá, nghề làm bánh chè Kho ở Đại Đồng các ngành nghềtruyền thống được phát triển rộng khắp cả nước và được xuất khẩu sang nhiềunước trên thể giới và được nhiều đoàn khách nước ngoài đến thăm, nghiêncứu, hợp tác Đây cũng là nguyên nhân cho việc giao lưu hợp tác và sự pháttriển về kinh tế và giao lưu văn hóa xã hội, bước khởi đầu cho sự giao lưu,

Ngày đăng: 16/12/2019, 16:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Bộ Tư pháp, “Báo cáo tổng kết kinh nghiệm nghiên cứu của một số quốc gia trên thế giới về hộ tịch, ngày 02/8/2013” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo tổng kết kinh nghiệm nghiên cứu của một số quốcgia trên thế giới về hộ tịch, ngày 02/8/2013
19. Hoàng Huy Trường, Giải pháp để tránh việc kết hôn có yếu tố nước ngoài gia tăng, Tạp chí Dân chủ pháp luật số 10/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp để tránh việc kết hôn có yếu tố nước ngoàigia tăng
20. Nguyễn Văn Thắng, nguyên nhân số phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, số 6/2008, Tạp chí luật học Sách, tạp chí
Tiêu đề: nguyên nhân số phụ nữ Việt Nam kết hôn với ngườinước ngoài, số 6/2008
21. Nghiêm Hải Hà, Hôn nhân có yếu tố nước ngoài, thực trạng và giải pháp đấu tranh đối với việc lợi dụng hoạt động hôn nhân có yếu tố nước ngoài để thực hiện tội phạm mua bán người, tham luận. Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ Tư pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hôn nhân có yếu tố nước ngoài, thực trạng và giải phápđấu tranh đối với việc lợi dụng hoạt động hôn nhân có yếu tố nướcngoài để thực hiện tội phạm mua bán người
5. Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình Khác
6. Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch Khác
7. Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch Khác
8. Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Nga năm 1998 9. Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Lào năm 1998 Khác
10. Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Hunggary năm 1998 Tài liệu chuyên khảo Khác
11. Nông Quốc Bình, Nguyễn Hồng Bắc (2011), Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội Khác
12. Nông Quốc Bình (2003), Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Luận án Tiến sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Khác
13. Nguyễn Hồng Bắc (2003), Pháp luật điều chỉnh quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập, Luận án Tiến sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội Khác
14. Bùi Thị Mùng (2015), Chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội Khác
16. Đại học Luật Hà Nội (2013); Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Khác
17. Đại học Luật Hà Nội (2008); Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Khác
18. Hoàng Như Thái (2012), Kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới, Luận văn Thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội Khác
22. Nhâm Ngọc Hiển (2010) Kết hôn có yếu tố nước ngoài, Thực trạng về thực tiễn áp dụng pháp luật trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Luận văn Thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội Khác
23. Công văn 745/HTQTCT-BTP ngày 28/4/2016 của Cục hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực để cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam đã học tập, công tác, lao động ở nước ngoài Khác
24. Công văn số 511/NV-LS-NVNONN ngày 3/4/2018 của Sở Ngoại vụ về việc xác minh giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp Khác
25. Công văn số 1500/HTQTCT-HT ngày 04/11/2016 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp về việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w