1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

NGHI LỄ AIKIDO

7 381 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 55 KB

Nội dung

Nghi Lễ Aikido Chào Chúng tôi xin giới thiệu phần lễ thức trong các kỳ thi của hai Liên đoàn Aikido Pháp. Vì có những đoạn mà đối với một độc giả Việt Nam là thừa (ví dụ: cắt nghĩa và chiết tự chữ Lễ và chữ Thức…) nên chúng tôi xin được tóm lược để chỉ giới thiệu những phần quan trọng nhất, đặc biệt là phong thái và cung cách của người môn sinh không những trong các cuộc thi mà cả ở trong các tình huống của cuộc sống đời thường. Ngoài ra do nhu cầu về chuyển ngữ, chúng tôi đã có những phần bổ sung cần thiết để các bạn đồng môn trẻ có thể lãnh hội hơn ý nghĩa của lễ thức. aiki-viet Dẫn nhập Reishiki là một từ tiếng Nhật tương đương với lễ thức trong tiếng Việt. Trong tiếng Nhật, như thường thấy, để nói về lễ thức có nhiều từ ngữ khác được dùng, chẳng hạn như lễ nghi, lễ phép, lễ tiết, nghi lễ… nhưng chính từ lễ thức thường được dùng nhất và nói chung nó diễn đạt một cách đầy đủ ý nghĩa của lễ trong võ đạo và đó chính là điều chúng ta quan tâm. Lễ thức là một khía cạnh kỹ thuật và giáo dục rất quan trọng đối với tiến trình của một hành giả. Nó quan trọng không kém toàn bộ các kỹ thuật căn bản mà hành giả cần phải luyện tập trong Aikido (hoặc bất cứ môn võ đạo nào khác). Thảng hoặc như không còn ý niệm về lễ thức thì các môn võ đạo cũng giống như các môn võ chiến đấu khác không hơn không kém. Sự thuần thục về lễ thức xét cho cùng thể hiện sự thuần thục trong môn võ đạo ở mức độ cao nhất. Ngoài ra lễ thức có lẽ là cái thành quả cụ thể đầu tiên mà hành giả có thể biểu hiện ra trong cuộc sống hằng ngày, nghĩa là bên ngoài sân tập. Quả vậy, chắc chắn anh ta sẽ có cơ hội để thi lễ hằng ngày hơn là thi triển các kỹ thuật chiến đấu. Để xác định được một lễ thức chung cho tất cả các loại thi đai đẳng (và sự ứng dụng của nó trên các sân tập mỗi ngày), ta phải phân biệt nhiều trường hợp khác nhau. Và cũng nên hiểu là lễ thức không phải là một cái gì cứng nhắc, một thứ nghi thức bất di bất dịch mà chỉ cần tuân thủ một cách máy móc là đạt. Lễ thức có tính sống động và việc thi triển một cách máy móc chứng tỏ hành giả không thấu đáo được ý nghĩa sâu xa của lễ thức. Lễ thức như là một ngôn ngữ không lời. Sự thực hành đúng đắn với một cảm nhận xác đáng về hoàn cảnh cho phép hành giả biểu lộ một phong thái, một ý nghĩa, và một sự nhận thức thích đáng về chính bản thân mình và vị trí của mình trong cuộc sống “HIC ET NUNC” (tại đây và ngay lúc này). Phần lễ thức này không nhằm đưa ra một “bộ luật khắc trên đá” có tính cưỡng bức và bất di dịch. Nó nhằm định ra những đường nét lớn cần được tôn trọng trong diễn tiến của các lễ thức trong các cuộc thi. Lễ thức là tiêu chuẩn đầu tiên của nội dung “nắm vững các kỹ thuật”. Các yếu tố hiển lộ ra bên ngoài (nhãn pháp, thân pháp, bộ pháp, ngôn pháp…) phản ảnh tình trạng tinh thần hòa hợp với nguyên lý Aikido (khiêm tốn không hiếu chiến, không khoa trương, khoan hòa…) trong lúc diễn ra các cuộc thi. Sự tôn trọng đối với uke (AITE) và sự tập trung tinh thần cũng là thành phần của lễ thức. Nên nhớ là trong Đạo đường, Kamiza là điểm chủ yếu, nơi đó mọi hành động được định hướng. Đây là một nhận định quan yếu quyết định mọi vấn đề đến Reishiki. Các trường hợp xảy ra trong các cuộc thi lên cấp đẳng bao gồm: ứng viên đối với chính mình, ứng viên đối với ban giam khảo, ứng viên đối với bạn đồng luyện, ban giám khảo đối với chính mình. Trong phần tiếp đây, chúng ta sẽ đề cập đến thái độ của: A. Ứng viên đối với chính mình. B. Ứng viên đối ban giám khảo. C. Ứng viên đối với bạn đồng luyện. D. Ban giám khảo đối với chính mình. A. Ứng viên đối với chính mình: Phong thái của ứng viên phải chứng tỏ mình thấu hiểu được ý nghĩa của lễ thức và thành thuộc, trong khi thi hành lễ thức, trong bất cứ tình huống nào. Nghĩa là phải biết nhận định và trắc lượng chính xác hoàn cảnh, biết cách để tiến hành đúng lúc mỗi nghi thức mà không cần phải được nhắc nhở bởi các giám khảo hay các đồng môn. Võ phục của ứng viên gồm Keikogi và Hakama trong tình trạng “Lành cho sạch, rách cho thơm”. Zori phải phù hợp với môn võ đạo. Khi lên sân tập (một ví dụ) Ứng viên sẽ lên sân tập, nắm trong tay các vũ khí như: mộc kiếm, côn, dao găm. Anh ta có thể: - Hoặc bước lên sân xoay mặt lại đặt một đầu gối xuống đất và xoay mũi Zori ra ngoài, sau đó đứng dậy hướng về phía Kamiza và chào ở thế đứng. - Hoặc đứng xoay lưng về phía Tatami bước lên sân, xoay lại hướng về Kamiza và chào theo cách Tachi rei. - Hoặc đứng hướng về Tatami, lên sân quỳ theo thế Seiza, xoay các mũi Zori ra ngoài rồi hướng về Kamiza và chào trong tư thế Zarei (tọa lễ)… Sau đó ứng viên sẽ đến ngồi ở chỗ mình, thế Seiza cùng với các ứng viên khác hoặc là theo Shimoza, hoặc là dọc theo Shimozeki, vũ khí để phía tay mặt. Hàng ngồi của các ứng viên (Seiretsu) chạy dọc theo mép Tatami với một phần đủ để các ứng viên có thể di chuyển. Điểm quan trọng là trong suốt cuộc thi, tất cả các ứng viên chờ được sát hạch phải ngồi nghiêm trang và, nếu được, ở vị thế Seiza. Vào cuối cuộc thi, ứng viên thực hiện các động tác như trên theo quy trình ngược lại. B. Phong thái của ứng viên đối với ban giám khảo Khi ứng viên được Ban giám khảo xướng danh, anh ta sẽ đứng lên, tay mặt cầm vũ khí và đến quỳ theo thế Seiza trước mặt Ban giám khảo. Anh ta sẽ đặt vũ khí lên phía tay mặt và đợi bạn đồng luyện. Về phía Uke cũng làm như vậy. Nên nhớ: Tori bắt đầu thi với Uke nào thì sẽ kết thúc phần thi của mình với Uke đó, dù giữa hai thời điểm có những Uke khác hỗ trợ. Hai đồng luyện sẽ cùng chào Ban giám khảo, sau đó xoay về hướng của nhau và chào nhau. Và cuộc thi bắt đầu. Trong suốt thời gian kiểm tra đòn thế ứng viên sẽ tiếp tục thi triển đòn do Giám khảo yêu cầu cho đến khi được lệnh chấm dứt để qua đòn khác. Khi Ban giám khảo yêu cầu thay Uke, ứng viên và bạn đồng luyện sẽ chào nhau ở một thích hợp và trong thế Seiza hoặc Tachi tùy hoàn cảnh. Cách chào có thể đơn giản ngắn gọn nhưng đúng phép. Sau khi chào, Uke ra nghỉ ở đúng vị trí của mình và chờ cho đến khi trở lại cuộc thi. Người Uke mới sẽ đến vào chỗ đối diện với Tori theo cách Sikko, chào Ban giám khảo và chào Tori. Cuộc sát hạch được tiếp tục. Trong suốt cuộc thi ứng viên luôn luôn tỏ ra nghiêm trang, thành khẩn và tập trung, tôn trọng Ban giám khảo và tôn trọng Uke (không tỏ ra bạo lực khiên cưỡng trong động tác hay khó chịu vì sự vụng về của Uke…). Khi có xảy ra sự cố, ứng viên ngưng thi triển đòn và có những bước đi tiếp theo phù hợp (thông báo Ban giám khảo, xin ngưng cuộc thi…). C. Thái độ của ứng viên đối với Uke Như đã đề cập ở phần trên, thái độ chung của ứng viên đối với Uke là tâm tình cảm tạ và lòng tôn trọng. Phần Tanto tori Ứng viên sẽ chờ ở tư thế Seiza trong khi Uke trở lại chỗ mình, đặt gối xuống đất để lấy Tanto. Sau đó Uke trở lại vị trí song hành với Tori, đối diện Ban giám khảo. Trong lúc chờ đợi Uke, Tori có thể xoay về phía Shimoza để chỉnh lại võ phục và quan trọng hơn nữa, thư giãn toàn thân trong thế Seiza. Sau khi Uke đã vào vị trí, cả hai chào nhau. Uke cầm dao theo thế Sage-to và cuộc thi tiếp tục. Trong phần thi Tanto tori, việc tước vũ khí là điều bắt buộc. Để trả lại vũ khí cho Uke, Tori sẽ cầm Tanto trong lòng bàn tay, cạnh dao hướng lên trời, mũi về phía mình,đưa Uke bằng cả hai tay. Uke tiếp nhận dao và trở lại một khoảng cách thích hợp với các thế tấn công. Cuối cuộc thi Tanto tori, Tori trả dao lại cho Uke, như trên đã nói, và hai người chào nhau ở một khoảng cách thích hợp. Sau đó Uke trở lại vị trí của mình để cất dao. Bộ Jo tori Để lấy Jo cho cuộc sát hạch, Uke (còn gọi là Aite: Tương thủ) quỳ một gối hoặc ngồi thế Seiza. Đối với Jo, không nhất thiết phải chào như với Ken, tuy nhiên vẫn trình Tổ sư bằng cách đưa lên ngang mày như khi trình kiếm. Tiếp đó, Aite tiến đến trước Ban giám khảo ngang hàng với Tori. Hai người chào nhau và vào thế. Aite cầm Jo bên tay phải khi chào nhau theo cách Sageto. Trong phần Jo tori, việc tước vũ khí có tính bắt buộc. Nó là chủ yếu của phần thi này. Sau mỗi kỹ thuật, Tori sẽ trả lại Jo cho người đồng luyện bằng hai tay và Aite cũng tiếp Jo như vậy, một cách khoan thai hòa nhã rồi vào vị trí chuẩn bị ở khoảng cách thích hợp. Cuối phần thi Jo tori, Tori trả vũ khí cho Aite. Hai người chào nhau ở khoảng cách thích hợp và Aite trở về vị trí để Jo lại chỗ cũ. Trong trường hợp có phần thi Jo nage waza, Tori sẽ giữ Jo ở thế thủ và Aite tiến vào nắm lấy vũ khí khi có lệnh của Ban giám khảo. Cuối phần Jo nage waza, Tori trả Jo cho Aite, hai người chào nhau và Aite đi để vũ khí lại ở chỗ cũ. Tachi tori Bộ Tachi Tori được yêu cầu từ 3 đẳng trở lên. Aite sẽ trang bị Bokken bằng cách quỳ một chân hoặc quỳ Seiza. Uke sẽ trình kiếm và chào kiếm ngay tại chỗ, sau đó anh ta tiến đến trước Ban giám khảo, ngang hàng với Tori. Kiếm được cầm theo thế Sageto. Trong khi đó, Tori sẽ chờ trong thế Seiza, hai người chào nhau, kiếm để bên phải của Aite. Sau khi chào nhau, Aite chuyển kiếm qua trái (Teto), tiếp đó anh rút kiếm và vào thế thủ Kamae. Cuộc sát hạch bắt đầu. Trong bộ Tachi tori, việc tước vũ khí là điều chủ yếu. Để trả lại kiếm cho Aite, Tori sẽ đưa kiếm bằng hai tay, lưỡi kiếm hướng về Tori, chuôi kiếm phía tay trái Tori. Aite tiếp kiếm và chuyển kiếm vào thế Taito và trở lại vị trí thích hợp để vào thế thủ. Cuối phần thi Tachi tori, Tori trao kiếm lại cho Uke và hai người trở lại vị trí thích hợp, hai bên chào nhau, kiếm trong tay trái Uke (Teto). Sau đó Uke chuyển kiếm qua tay phải và trả kiếm lại vị trí. Kumi tachi Bộ Kumi tachi chỉ có trong chương trình kỹ thuật ở 4 đẳng. Tori và Aite sẽ tự trang bị Bokken như cách đã nói trên. Cả hai chào kiếm và trình kiếm như thường lệ, tại chỗ, sau đó họ tiến lên, mộc kiếm cầm theo thế Sage to. Hai người chào nhau và chuyển kiếm qua phía trái (Teto), sau đó cả hai cùng rút kiếm và vào thế thủ Kamae. Cuộc sát hạch tiếp tục. Nếu trong khi thi triển Kumi tachi, Tori tước vũ khí của Uke (trường hợp có Henka waza) thì Tori sẽ trả lại kiếm cho Uke theo cách thức hợp với lễ thức. Sau phần thi Kumi tachi, Tori và Aite trở lại vị trí xuất phát, họ thu kiếm về phía tay trái (Teto) chào nhau, sau đó chuyển kiếm qua thế Sageto để đi trả lại mộc kiếm về vị trí của chúng. Randori (Taninshu gake) Randori thường diễn ra sau phần thi về vũ khí. Các Uke được chọn trong số các ứng viên dự thi. Các Uke đứng thành hàng về phía Uke, trước mặt Ban giám khảo và đối diện với Tori, hai bên chào nhau ở khoảng cách thích hợp và cuộc thi bắt đầu. Sau khi phần thi Randori chấm dứt, các Uke xếp hàng như lúc ban đầu, chào Tori và hướng về Ban giám khảo cùng thi lễ. Sau đó họ thong thả và nghiêm trang trở lại vị trí của mình. Vì thi Randori là để chứng tỏ sự nhuần nhuyễn về mặt kỹ thuật, sự khinh linh của thân pháp và bộ pháp, khả năng ứng phó hợp lý theo phản xạ và bản lĩnh khi phải đối diện với hiểm nguy, nên đôi khi Tori tỏ ra khiên cưỡng, nóng vội, do đó vụng về lúng túng và đôi khi thô bạo, thiếu tôn trọng Uke. Đây chính là tiêu chí quan trọng để đánh giá ứng viên trong việc thẩm dụng Uke. D. Ban giám khảo, tư cách và tác phong Nghi thức khai mạc cuộc thi bắt đầu bằng việc bài Tổ của Ban giám khảo và các ứng viên. Sau đó, Ban giám khảo và các ứng viên của cuộc thi sẽ chào nhau. Sau khi Ban giám khảo an tọa nơi bản chấm thi, cuộc thi sẽ bắt đầu. Các hành viên Ban giám khảo phải chứng tỏ một tác phong phản ảnh vẻ uy nghi và lòng tôn trọng đối với môn phái, Đạo đường, các ứng viên và đặc biệt là đối với trách nhiệm được giao phó. Thái độ chào kính đối với ứng viên phải đúng đắn, đúng mức. Trong khi đặt các câu hỏi cho ứng viên phải phát âm đủ lớn và đặc biệt các từ tiếng Nhật phải được phát âm rõ ràng, chính xác. Đức tính chí công vô tư được áp dụng trong việc đánh giá các ứng viên qua việc thi triển của từng người. Các thành viên Ban giám khảo đứng nên quên là các cuộc thi cấp đẳng không phải là những vòng loại. Mục đích cuộc thi là nhằm đánh giá một cách khách quan trình độ thực hành, công phu tu luyện của thí sinh trong bộ môn của mình theo một ý nghĩa quảng đại nhất. Là vì Aikido là một môn võ đạo hiện được theo học tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, và do vậy nó bao gồm vô vàn phong cách khác nhau, khiến Aikido trở thành một kho tàng ẩn chứa những giá trị vô tận. Do đó, không nên dùng tiêu chuẩn của một hệ phái để hạn chế sự sinh sôi vô tận của Takemoshu Aiki. Thông thường, để chấm dứt cuộc thi, một thành viên Ban giám khảo sẽ lên tiếng phát biểu, không nhằm phê phán, đánh giá mà để khuyến khích, cổ vũ và tán dương (nếu có) thành tích của các thí sinh. Cuối cùng là nghi thức bế mạc: Ban giám khảo và các ứng viên cùng bái Tổ và chào nhau với tâm tình cảm tạ và tôn kính. Các thành viên Ban giám khảo họp bàn về kết quả kỳ thi theo thể thức kín. Các kết quả được các thành viên Hội đồng giữ kín cho đến khi Chủ tịch Hội đồng thi công bố kết quả. Hữu Phước (Sưu tầm) Nguồn: aikido-vietnam . hạn như lễ nghi, lễ phép, lễ tiết, nghi lễ nhưng chính từ lễ thức thường được dùng nhất và nói chung nó diễn đạt một cách đầy đủ ý nghĩa của lễ trong. Nghi Lễ Aikido Chào Chúng tôi xin giới thiệu phần lễ thức trong các kỳ thi của hai Liên đoàn Aikido Pháp. Vì có những đoạn

Ngày đăng: 16/09/2013, 20:10

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w