1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận tốt nghiệp: Khảo sát hiệu giá kháng thể chống bệnh Newcastle trên đàn gà thịt thương phẩm sau khi sử dụng vắc xin Nectiv Forte

63 155 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 9,42 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài là khảo sát đánh giá hiệu giá kháng thể sau khi tiêm vắcxin Nectiv Forte với liều tiêm là 0,15 ml phòng bệnh Newcastle trên đàn gà Lương Phượng từ lúc tiêm chủng đến 57 ngày tuổi. Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2019, tại trại chú Chung ở ấp Đuôi Chuột, xã Tân Lập, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

****************

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ CHỐNG BỆNH NEWCASTLE TRÊN ĐÀN GÀ THỊT THƯƠNG PHẨM SAU KHI SỬ DỤNG VẮC-XIN NECTIV FORTE

Sinh viên thực hiện: ĐINH NGUYỄN VIỆT THƯ

Niên khóa: 2017 - 2022

Tháng 09 năm 2019

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

****************

ĐINH NGUYỄN VIỆT THƯ

KHẢO SÁT HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ CHỐNG BỆNH NEWCASTLE TRÊN ĐÀN GÀ THỊT THƯƠNG PHẨM SAU KHI SỬ DỤNG VẮC-XIN NECTIV FORTE

Tiểu luận được đệ trình để đáp ứng theo yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn

T.S Quách Tuyết Anh

Tháng 09 năm 2019

Trang 3

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ tên sinh viên: Đinh Nguyễn Việt Thư

Tên tiểu luận: “Khảo sát hiệu giá kháng thể chống bệnh Newcastle trên đàn

gà thịt thương phẩm sau khi sử dụng vắc-xin Nectiv Forte”

Đã hoàn thành tiểu luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y

Ngày tháng năm 2019

Giáo viên hướng dẫn

T.S Quách Tuyết Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố

Hồ Chí Minh và quý thầy cô khoa Chăn nuôi – Thú y đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường

Kính dâng lòng biết ơn chân thành đến bố mẹ, anh chị đã luôn động viên, ủng hộ con vượt qua bao nhiêu khó khăn để con theo đuổi đam mê với nghề thú y

Cảm ơn cô Quách Tuyết Anh và thầy Chế Minh Tùng đã tận tình hướng dẫn, giải đáp nhiều thắc mắc của em trong quá trình thực hiện tiểu luận này

Cảm ơn anh Nguyễn Mạnh Hổ cùng tập thể anh chị ở công ty Cổ phần Thương mại Sản xuất thuốc thú y Thịnh Á đã nhiệt tình chỉ bảo giúp em hoàn thành tiểu luận này

Cảm ơn tất cả bạn bè trong lớp DH17TY niên khóa 2017 – 2022 cũng như toàn thể anh chị em trong trại nghiên cứu ứng dụng đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt tiểu luận tốt nghiệp này

Đinh Nguyễn Việt Thư

Trang 5

TÓM TẮT

Mục tiêu của đề tài là khảo sát đánh giá hiệu giá kháng thể sau khi tiêm xin Nectiv Forte với liều tiêm là 0,15 ml phòng bệnh Newcastle trên đàn gà Lương Phượng từ lúc tiêm chủng đến 57 ngày tuổi Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2019, tại trại chú Chung ở ấp Đuôi Chuột, xã Tân Lập, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương Xét nghiệm mẫu máu bẳng phản ứng HA, HI tại phòng thí nghiệm Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại An Phú Tiên

vắc-Thí nghiệm sử dụng 3 dãy chuồng nuôi gà thịt thương phẩm giống Lương Phượng với mã là 1, 2, 3 Dãy 1 và dãy 2 nuôi chuồng sàn với số lượng mỗi dãy là 7.300 con, dãy 3: chuồng nền với số lượng 13.000 con Lịch vắc-xin của trại như sau: 1 ngày tuổi phun ND – IB, 15 ngày tuổi tiêm ND vô hoạt (Nectiv Forte), 22 –

23 ngày tuổi và 40 ngày tuổi chủng nhắc lại ND - IB Gà được lấy mẫu máu ngẫu nhiên trong chuồng ở các thời điểm 1, 15 (trước khi chủng vắc-xin), 29, 36, 43, 57 ngày tuổi Các mẫu huyết thanh được xét nghiệm bằng phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu (HI)

Kết quả được thể hiện bằng chỉ số hiệu giá kháng thể trung bình GMT với GMT >= 4 thì đàn gà được bảo hộ GMT trung bình lúc 1 ngày tuổi là 6,4 với GMT

= 6,4 ở cả 3 đàn Mẫu ở thời điểm 15 ngày tuổi trước chủng vắc-xin ND vô hoạt cho thấy hiệu giá kháng thể đi xuống chỉ còn 3,5 ở đàn 1; 3,0 ở đàn 2; 3,2 ở đàn 3 Tuy lượng kháng thể dưới mức bảo hộ nhưng đàn gà không mắc bệnh, có thể do gà con vẫn còn được bảo hộ bằng miễn dịch trung gian tế bào cho chủng ngừa lúc 1 ngày tuổi Sau khi sử dụng vắc-xin Nectiv Forte thì GMT trung bình tăng rõ rệt, ở ngày 29 là 7,3; ngày 36 là 8,5 (đạt đỉnh); ngày 43 là 7,9 và đến ngày xuất chuồng (ngày 57) là 6,1

Năng suất: trọng lượng bình quân khi xuất chuồng đàn 1 và 2 là 1,5 kg/con, đàn 3 là 1,55 kg/con Hệ số chuyển biến thức ăn ở đàn 1 và 2 là 2,17 kg thức ăn/kg tăng trọng, đàn 3 là 2,2 kg thức ăn/kg tăng trọng Tỷ lệ chết ở đàn 1, 2 là 3,3 % và đàn 3 là 4,1 %

Trang 6

Qua thí nghiệm có thể thấy kháng thể ND sau khi tiêm vaccine Nectiv Forte

có hiệu giá kháng thể rất tốt, trên ngưỡng bảo hộ của gà và kéo dài đến thời điểm xuất chuồng ở 57 ngày tuổi, đồng thời kết quả về năng suất của gà đạt yêu cầu (trọng lượng xuất chuồng trung bình 1,5 kg/con và FCR trung bình là 2,18 kg thức ăn/ kg thức ăn)

Trang 7

MỤC LỤC

TRANG TỰA i

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN i

LỜI CẢM ƠN iii

TÓM TẮT iv

MỤC LỤC vi

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG x

DANH SÁCH CÁC HÌNH xi

Chương1 MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 Mục đích và yêu cầu 2

Chương 2 TỔNG QUAN 3

2.1 Bệnh Newcastle 3

2.1.1 Giới thiệu 3

2.1.2 Căn bệnh 3

2.1.3 Truyền nhiễm học 6

2.1.4 Triệu chứng 7

2.1.5 Bệnh tích 8

2.1.6 Chẩn đoán 9

2.1.7 Phòng bệnh 10

2.1.8 Trị bệnh 11

2.2 Đặc điểm hệ thống miễn dịch của gia cầm 11

2.2.1 Miễn dịch chống bệnh Newcastle 12

2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch 14

2.2.3 Giới thiệu về vắc-xin Nectiv Forte 15

2.3 Điều kiện chuồng trại, vệ sinh, chăm sóc tại trại gà Chú Chung 15

Trang 8

2.3.1 Chuồng trại và trang thiết bị 15

2.3.2 Vệ sinh thú y 16

2.3.3 Chăm sóc nuôi dưỡng 17

2.3.4 Thức ăn 18

2.3.5 Nước uống 18

2.3.6 Ánh sáng 19

2.3.7 Nhiệt độ 19

2.4 Các nghiên cứu về hiệu giá kháng thể chống bệnh Newcastle 19

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 21

3.1 Thời gian và địa điểm 21

3.2 Đối tượng khảo sát 21

3.3 Nội dung khảo sát 21

3.3.1 Nội dung 1: Khảo sát hiệu giá kháng thể phòng Newcastle 21

3.3.2 Nội dung 2: Tỷ lệ chết của 3 đàn khảo sát 28

3.4 Xử lý số liệu 28

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29

4.1 Hiệu giá kháng thể kháng vi-rút gây bệnh ND 29

4.2 Tỷ lệ chết và bệnh tích 34

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 38

5.1 Kết luận 38

5.2 Đề nghị 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

PHỤ LỤC 41

Trang 9

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

APMV-1 Avian paramyxovirus type 1

CEF chicken embryo fribroblast

CRD Chronic Respiratoty Disease

CV Coefficient of Variation

EDTA Ethylenediaminetetraacetic acid

EID50 Embryo Infective dose

ELISA Enzyme Linked Immunosorbent Assay FCR Feed Conversion Rate

GDP Gross domestic product

GMT Geometic Mean Titer

HA Haemagglutinination test

HI Haemagglutinination inhibition test

HN Haemagglutinin neuraminidase

IB Infectious Bronchitis

IBD Infectious bursal disease

ICPI Intra cerebral pathogencity index

IVPI Intravena pathogencity index

MDA Matenally Derived Antibodies

NDV Newcastle Disease virus

OIE Office International des Epizooties

VVND Viscerotropic Velogenic Newcastle Disease

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Quy trình chủng ngừa vắc-xin tại trại gà Tư Thạch 20

Bảng 3.1 Quy trình chủng ngừa vắc-xin tại trại 21

Bảng 3.2 Thời điểm lấy mẫu 22

Bảng 3.3 Trình tự tiến hành phản ứng HA 24

Bảng 3.4 Trình tự các bước thực hiện phản ứng HI 27

Bảng 4.1: Biểu đồ hiệu giá kháng thể GMT trung bình của cả 3 đàn từ 1 đến 57 ngày tuổi Error! Bookmark not defined. Bảng 4.2: Giá trị GMT và % CD của đàn 1 qua các thời điểmError! Bookmark not defined. Bảng 4.3: Giá trị GMT và % CD của đàn 2 qua các thời điểm 30

Bảng 4.4: Giá trị GMT và % CD của đàn 3 qua các thời điểm 31

Bảng 4.5: Tỷ lệ chết trong 4 tuần đầu và giai đoạn từ tuần 5 đến 8 của đàn 1, 2 và đàn 3 34

Trang 12

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1: Hình thái cấu trúc của Virus Newcastle 4

Hình 2: Cây sơ đồ các chủng NDV trên thế giới 5

Hình 3: Sơ đồ phân lập vi-rút ND 10

Hình 4: MDA di chuyển từ gà mẹ sang trứng Nguồn: Ceva Santé Animale 13

Hình 5: Chuồng nền và chuồng sàn tại trại 16

Hình 6: Chủng vắc-xin Nectiv Forte tại trại (gà 16 ngày tuổi) 22

Hình 7: Gà ở đàn 1, 2 chết ở 1 ngày tuổi 35

Hình 8: Mổ khám gà chết ở đàn 1 và 2 nhận thấy gà bị viêm túi khí 36

Hình 9: Gà đàn 1, 2 chết lúc 7 ngày tuổi còn túi lòng đỏ và có dấu hiệu viêm 36

Hình 10: Manh tràng xuất huyết của một số gà chết ở đàn 3 vào 35 ngày tuổi 37

Hình 11: Manh tràng xuất huyết, bệnh cầu trùng ở đàn 3 thời điểm 44 ngày tuổi 37

Trang 13

Do đó, với những con giống tốt và chất lượng cao, nếu biết tập trung vào thị trường trong nước và các thị trường khu vực có xu hướng tiêu dùng tương đối giống Việt Nam thì ngành chăn nuôi sẽ phát huy được lợi thế của hội nhập Việc đảm bảo các yếu tố để gia cầm đạt năng suất cao nhất cũng là yêu cầu và thách thức của người chăn nuôi hiện nay Một trong những thách thức mà người chăn nuôi phải đối mặt là vấn đề dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, làm ảnh hưởng và thiệt hại lớn về kinh tế Những bệnh phổ biến trên gia cầm hiện nay không thể không kể đến bệnh dịch tả gà, hay còn gọi là bệnh Newcastle (ND), bởi bệnh lây lan rất nhanh và

tỷ lệ chết có thể lên đến 100 % (Alexander, 1997) Bệnh còn là mối nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng gây ô nhiễm môi trường và sức khoẻ cộng đồng (Nguyễn Ngọc Sơn, 2008) Đây là bệnh bắt buộc tiêm phòng, tuy nhiên hiệu quả tiêm phòng chưa cao do tỷ lệ gà có đáp ứng miễn dịch thấp hoặc mức độ kháng thể tạo ra ở gà thấp, không đủ khả năng bảo hộ gà chống lại sự nhiễm vi-rút Do đó, việc nâng cao đáp ứng miễn dịch trong tiêm phòng vắc-xin chống lại bệnh Newcastle trên đàn gà luôn là vấn đề được quan tâm

Trang 14

Theo khảo sát trên 506 trại của Văn Thị Thúy Loan (2019) công bố tại hội nghị Chăn nuôi Thú y toàn quốc năm 2019 về thói quen sử dụng vắc-xin ND trên đàn gà thịt, kết quả ghi nhận số trại sử dụng kết hợp cả vắc-xin sống và vắc-xin chết chiếm 89,53 % với 11,48 % số trại nghi bệnh Trong khi đó có 10,47 % trại chỉ sử dụng vắc-xin sống với 67,92 % trại ghi nhận nghi bệnh Có thể thấy việc sử dụng kết hợp cả vắc-xin sống và vắc-xin chết để tiêm chủng thực sự mang lại hiệu quả Hiện nay trên thị trường Việt Nam xuất hiện vắc-xin chết mới có hàm lượng kháng thể đậm đặc nên có thể chích liều thấp giúp giảm tổn thương và giảm stress trên đàn

Xuất phát từ thực tế đó, được sự cho phép của khoa Chăn nuôi – Thú y, dưới

sự hướng dẫn của TS Quách Tuyết Anh, chúng tôi đã tiến hành đề tài “Khảo sát hiệu giá kháng thể chống bệnh Newcastle trên đàn gà thịt thương phẩm sau khi sử dụng vắc-xin Nectiv Forte”

1.2 Mục đích và yêu cầu

Nhằm đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gà sau khi tiêm phòng vắc-xin ND chết Nectiv Forte trên 2 loại chuồng sàn và chuồng nền, cũng như đánh giá hiệu quả của vắc-xin trên trại thương phẩm với mô hình chăn nuôi công nghiệp

Sử dụng phản ứng HA và HI để xác định hiệu giá kháng thể chống Newcastle trên gà sau khi chủng bằng Nectiv Forte tới khi xuất chuồng

Theo dõi các chỉ số năng suất của 3 đàn gà

Trang 15

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 Bệnh Newcastle

2.1.1 Giới thiệu

Bệnh Newcastle (Newcastle disease - ND) còn gọi là bệnh gà rù hay bệnh dịch tả gà (Pestis Avium) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gà, được phát hiện

từ năm 1926, với các biểu hiện đặc trưng của nhiễm trùng huyết, rối loạn tiêu hoá,

hô hấp và thần kinh Bệnh diễn ra cấp tính, lây lan rất nhanh, có tỷ lệ chết cao và tăng dần theo thời gian, có thể lên đến 100% ở các chủng độc lực

2.1.2 Căn bệnh

Vi-rút Newcastle (NDV) hay avian paramyxovirus serotype 1 (APMV-1) là

một vi-rút RNA sợi đơn, thuộc giống Avulavirus, họ Paramyxoviridae (Mayo,

2.1.2.1 Hình thái cấu trúc của vi-rút Newcastle

NDV là một vi-rút RNA sợi đơn, có vỏ bọc lipid, dạng hình cầu với đường kính khoảng từ 100 đến 500 nm Kích thước này thay đổi tuỳ theo chủng và môi trường sống của vi-rút Bộ gen của NDV dài khoảng 15,2 kb và chứa ít nhất 7 loại protein, bao gồm nucleoprotein (NP), phosphoprotein (P), matrix protein (M), fusion protein (gai F), haemagglutinin-neuraminidase (gai HN), RNA gắn với RNA polymerase (L) và V protein (Alexander & Senne, 2008) Hai loại gai glycoprotein

Trang 16

trên bề mặt vỏ bọc của vi-rút, gai F và gai HN, đóng vai trò quan trọng trong việc xác định độc lực và ái lực mô của các chủng vi-rút (Huang và cs, 2004)

Hình 1: Hình thái cấu trúc của Virus Newcastle

(Nguồn: https://www.creative-biolabs.com)

2.1.2.2 Phân loại các chủng vi-rút

Các chủng NDV dựa trên độc lực có thể chia ra thành 3 nhóm: velogenic (độc lực cao), mesogenic (độc lực trung bình) và lentogenic (độc lực thấp) Tuy nhiên không có ranh giới rõ ràng tách biệt giữa 2 nhóm mesogenic và lentogenic Tiêu chuẩn xác định độc lực của vi-rút ND đối với gà dựa trên số giờ phôi chết trung bình sau khi gây nhiễm với liều tối thiểu (MDT), chỉ số gây bệnh khi tiêm não

gà mới nở (ICPI) và chỉ số gây bệnh khi tiêm tĩnh mạch gà 6 tuần tuổi mẫn cảm (IVPI) (Anon, 1971)

Đối với chủng cường độc (Velogenic), thời gian chết phôi là dưới 60 giờ Bệnh có tính hướng phủ tạng (VVND – Viscerotropic Velogenic Newcastle Disease) dạng của Doyle, có thể có tính hướng phổi (pneumotropes) và thần kinh (neurotropes) như thể hô hấp – thần kinh được Beach mô tả Chủng độc lực vừa (Mesogenic) có thời gian gây chết phôi trong vòng 60 – 90 giờ, có tính hướng phổi

và có thể có dấu hiệu thần kinh (Beaudette) Chủng độc lực yếu (Lentogenic) không gây chết phôi hoặc làm chết phôi khoảng trên 90 giờ, có tính hướng phổi (Hitchner) Thể ruột không có triệu chứng, nhiễm trùng ruột là chủ yếu

Vi-rút ND có nhiều chủng khác nhau, trong đó có trên 10 chủng độc lực yếu

tự nhiên hay nhân tạo đã được dùng để sản xuất vắc-xin phòng bệnh

Trang 17

Chủng Hertfordshire (H) thuộc nhóm mesogenic được phân lập tại Anh năm

1933 bằng cách giảm độc Herts’33 qua phôi trứng (Iyer và Dobson, 1940) và sau đó được sử dụng rộng rãi ở châu Âu như một tiêu chuẩn của công cường độc (a standard challenge virus) (Allan và cs, 1978)

Chủng Mukteswar (Iyer & Hashmi, 1945; Haddow & Idnani, 1946) có độc lực cao nhất trong các chủng thuộc nhóm mesogenic, được phát triển độc lập ở Ấn

Độ và được dùng phổ biến ở Nam Á

Chủng La Sota (Winterfield, 1957) là chủng có độc lực thấp tự nhiên, hiện đang được dùng phổ biến trên thế giới

Ngoài ra còn có các chủng Komarov (Komarov & Goldsmit, 1946) được phân lập ở Palestine, chủng Roakin (Beaudette và cs, 1949) ở Mỹ

Hình 2: Cây sơ đồ các chủng NDV trên thế giới (Nguồn: Toyoda et al., 1989; Herczeg et al., 2001; Czegle ́di et al., 2002;

Mase et al., 2002)

Trang 18

2.1.2.3 Đặc điểm nuôi cấy

NDV thường được nuôi cấy trên tế bào sợi phôi gà 1 lớp (CEF – chicken embryo fibroblast) hay tế bào thận phôi gà thời điểm 9-11 ngày tuổi bằng cách tiêm vào xoang niệu mô (allantois)

Bệnh tích tế bào đặc hiệu là tạo syncitia và những thể vùi (inclusion bodies)

và làm chết tế bào

2.1.2.4 Sức đề kháng

Theo Nguyễn Thị Phước Ninh 2010, vi-rút dễ bị phá hủy bởi các tác nhân vật lý, hóa học như nhiệt độ, tia cực tím, các chất oxy hóa, pH, các chất hóa học Trong điều kiện khô ráo, vi-rút sống được nhiều tháng Khi bảo quản ở nhiệt độ thấp, vi-rút sống lâu trong thịt, da, não, tủy sống Ở nhiệt độ 1-4 oC, vi-rút tồn tại 3-

6 tháng, ở -22 oC thời gian tồn tại của vi-rút ít nhất là 1 năm Trong xác chết, thịt thối rữa, phân ủ kỹ, vi-rút chết nhanh chóng trong không quá 24 giờ Trên nền chuồng, ổ rơm ẩm ướt, vi-rút cũng chết nhanh chóng Các chất sát trùng thông thường như NaOH 2%, formol 1%, crezil 5%, sữa vôi 10% tiêu diệt vi-rút nhanh chóng

Trang 19

Trứng được đẻ từ gà bệnh thường chết phôi vào ngày thứ 4 và 5 của đầu kỳ

ấp (Lancaster, 1975) hoặc gà con bài thải vi-rút qua phân (Chen, 2002)

Nghiên cứu gần đây cho thấy ruồi là vét-tơ truyền bệnh ND (Chakrabarti, 2007)

2.1.3.3 Phương thức truyền lây

Theo Nguyễn Xuân Bình 2000, bệnh lây lan chủ yếu qua hô hấp, tiêu hóa, có thể qua niêm mạc Do việc nhập khẩu gia cầm từ nước có dịch sang nước chưa có mầm bệnh và các cuộc di cư của chim hoang dã làm phát tán vi-rút ND Ngoài ra mầm bệnh còn có thể phát tán qua nhập đàn, từ vắc-xin được làm từ chủng có độc lực mạnh, từ xác chết gà bệnh hoặc cũng có thể từ dụng cụ và người chăn nuôi

2.1.3.4 Cách sinh bệnh

Theo Nguyễn Thị Phước Ninh 2010, sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa hoặc hô hấp, NDV nhân lên ở tế bào biểu mô của đường hô hấp trên Nhóm vi-rút

có độc lực yếu khu trú ở đó làm nhiễm trùng ẩn, nếu không có nhiễm trùng thứ cấp

xảy ra, ví dụ như Mycoplasma gallisepticum, E.coli, những chủng có độc lực vừa

và yếu thì nhân lên ở cả bên ngoài tế bào biểu mô hô hấp rồi lan truyền qua máu, tấn công vào các cơ quan phủ tạng Triệu chứng lâm sàng xuất hiện trong 2 -15 ngày tùy độc lực của vi-rút

bỏ ăn, khát nước, thở khó, kiệt sức dần và chết sau 4-8 ngày

Có thể phù ở các mô xung quanh mắt và đầu Gà đi phân lỏng màu xanh, có thể có máu

Sau khi qua giai giai đoạn đầu thì xuất hiện các triệu chứng thần kinh như co giật, rung cơ, vẹo cổ, ưỡn mình ra sau, liệt chân và cánh Tỉ lệ chết là 100 %

Trang 20

Hướng hô hấp, thần kinh (thể Beach)

Thể bệnh này chủ yếu xuất hiện ở Mỹ nên còn gọi là thể Mỹ Bệnh cũng xuất hiện bất thình lình và lan truyền nhanh chóng Gà bệnh biểu hiện khó thở, ngáp gió

và ho, giảm ngon miệng, giảm đẻ hoặc ngưng đẻ Phân không thấy tiêu chảy Sau

1-2 ngày có thể xuất hiện các dấu hiệu thần kinh Tỷ lệ mắc bệnh là 100 %, tỷ lệ chết

có thể thay đổi tùy độ tuổi, gà lớn có thể 50 % và gà nhỏ là khoảng 90 %

Hướng hô hấp (thể Beaudette, 1946)

Bệnh chủ yếu ở đường hô hấp của gà trưởng thành, biểu hiện thường là ho, một số có ngáp gió, bệnh gây giảm ngon miệng, giảm sản xuất trứng kéo dài đến vài tuần, ảnh hưởng đến chất lượng trứng Các dấu hiệu thần kinh có thể xuất hiện nhưng không thường xuyên Tỷ lệ chết ở thể này thấp, trừ gà con nhạy cảm

Thể Hitchner (Hitchner và Johnson, 1948)

Thể này ít thấy trên gà trường thành, những dấu hiệu hô hấp có thể cảm nhận được khi gà ngủ hay bị stress Tỷ lệ chết không đáng kể, gà nhỏ mẫn cảm vơi bệnh thì gây hô hấp nặng hơn gà lớn Bệnh thường xuất hiện khi có nhiễm trùng kế phát như sau khi chủng ngừa vắc-xin Lasota hay kết hợp với E coli dẫn đến Colisepticemia – bệnh do E coli - làm viêm túi khí Do đó, tỷ lệ chết có thể lên đến

30 %, không thấy gà có dấu hiệu thần kinh

Chủng mới:

Trong những tháng cuối năm 2010, ở Malaysia, người ta phát hiện ra một chủng Newcastle mới: Newcastle vi-rút Class II genotype VIId Bệnh xảy ra trên gà thịt, gây chết khoảng 30 %, đặc biệt là giai đoạn gà 30 ngày tuổi Trên gà đẻ, tỷ lệ

đẻ giảm 30 -50% Bệnh xảy ra với triệu chứng đặc trưng là run đầu Bệnh tích xuất huyết trên nhiều cơ quan nội tạng

2.1.5 Bệnh tích

Bệnh tích chủ yếu xuất hiện ở thể Doyle (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2010) Bệnh tích đặc trưng của bệnh là xuất huyết đỏ đậm kết hợp với hoại tử trên các mảng lympho của thành ruột và ngã ba van hồi manh tràng

Trang 21

Xuất huyết trền bề mặt các tuyến của dạ dày tuyến, có thể xuất hiện trên dạ dày cơ Xuất huyết làm bể lòng đỏ vào trong xoang bụng, những nang trứng trong buồng trứng thường mềm nhão và thoái hóa Xuất huyết thường làm nhạt màu các

cơ quan sinh sản

Các thể khác của ND cũng có bệnh tích trên đường hô hấp như: tích dịch viêm ở mũi, thanh quản, khí quản, xuất huyết và sung huyết khí quản, có thể bị viêm phổi, túi khí dày đục, nhất là ở gà con có dịch viêm và casein

Phản ứng huyết thanh học: 1) Tìm kháng nguyên bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA), phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI), phản ứng trung hoà, phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch, phản ứng miễn dịch huỳnh quang, phản ứng ELISA 2) Tìm kháng thể bằng phản ứng HI, ELISA

Phân biệt

Phân biệt ND và thiếu vitamin B1

Bệnh ND lây lan mạnh, tỷ lệ chết cao, cảm thụ với mọi lứa tuổi Với các triệu chứng rối loạn hô hấp, tiêu hóa, thần kinh Bệnh tích xuất huyết hoại tử lympho trên ruột, hạch và dạ dày tuyến Còn thiếu Vitamin B1 có biểu hiện thần kinh, không sốt, không rối loạn hô hấp, tiêu hóa, không có bệnh tích trên đường hô hấp và tiêu hóa

Phòng thí nghiệm

Phân lập vi-rút trên phôi gà 9-11 ngày tuổi theo sơ đồ sau:

Trang 22

Hình 3: Sơ đồ phân lập vi-rút ND

Sau khi tiêm 36 – 48 giờ, toàn bộ phôi và nước trứng đều chứa virus sẽ xuất hiện bệnh tích trên phôi là tụ huyết, xuất huyết da và tổ chức liên kết dưới da Lấy nước trứng làm phản ứng huyết thanh học:

+ Tìm kháng nguyên

Phản ứng ngưng kết hồng cầu (haemagglutinin – HA)

Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (haemagglutinin inhibition – HI) Phản ứng trung hoà (virus neutralization test)

Phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch

Phản ứng miễn dịch huỳnh quang

Phản ứng ELISA

+ Tìm kháng thể

Phản ứng HI Phản ứng ELISA

2.1.7 Phòng bệnh

2.1.7.1 Vệ sinh phòng bệnh

Áp dụng nguyên lý phòng bệnh truyền nhiễm dựa trên sự tác động vào 3 pha của chu trình truyền lây mầm bệnh: nguồn bệnh, nhân tố trung gian và động vật

Trang 23

cảm thụ; kết hợp với công tác quản lý sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác phòng bệnh

2.1.7.2 Phòng bệnh bằng vắc-xin

Có 2 loại vắc-xin: vắc-xin sống (nhược độc) và vắc-xin chết (bất hoạt)

Ở nước ta hiện nay đã sản xuất và sử dụng rộng rãi các loại vắc-xin sống nhược độc Lasota (nhỏ mắt mũi) và Hệ 1 (tiêm) là các chủng độc lực yếu Các loại vắc-xin này sử dụng cho mọi lứa tuổi nhưng thường được dùng cho gà con, có thể

sử dụng bằng nhiều đường như nhỏ mắt mũi, tiêm IM, tiêm màng cánh hay phun sương Ngoài ra còn có vắc-xin M (Mukteswa) là chủng độc lực trung bình, chỉ dùng cho gà 2 tháng tuổi trở lên và chủng bằng đường tiêm SC, IM

Vắc-xin chết được bất hoạt bằng formol, crystal violet, propiolactone, với chất bổ trợ là keo phèn hay phèn chua hoặc nhũ tương dầu Vắc-xin chết thường được dùng để chủng ngừa cho gà đẻ, tiêm IM hay SC

2.1.8 Trị bệnh

Bệnh dịch tả ở gà là bệnh do vi-rút nên không có thuốc điều trị đặc hiệu Khi bệnh dịch nổ ra, có thể sử dụng vắc-xin để dập dịch, đồng thời nên bổ sung các chất điện giải và vitamin vào nước để nâng cao sức đề kháng cho gà, dùng kháng sinh để phòng các bệnh nhiễm khuẩn kế phát

2.2 Đặc điểm hệ thống miễn dịch của gia cầm

Hệ thống miễn dịch của gia cầm được chia làm 2 loại, cơ quan lympho trung ương (bao gồm tuỷ xương, tuyến thymus và túi fabricius) và cơ quan lympho địa phương (các hạch lympho dưới mắt còn gọi là tuyến Harder, lách, hạch hạnh nhân ở manh tràng)

Tuyến ức nằm dọc hai bên theo chiều dài cổ, là cơ quan có nhiệm vụ đào tạo

và huấn luyện các nguyên bào non trẻ thành các tế bào lympho T trưởng thành, đảm nhận các chức năng riêng biệt Túi fabricius dạng hình cầu nằm phía trên lỗ huyệt,

có nhiệm vụ tiếp nhận tế bào phôi chưa trưởng thành và biến chúng thành những tế bào lympho B thành thục

Trang 24

Tuyến Harder của cơ quan lympho địa phương có hình tròn hoặc bầu dục, tập trung thành từng đám ở dưới mắt, chứa các tế bào lympho B và T trưởng thành Vùng vỏ cạn có các nang lympho chứa chủ yếu là lympho B còn vùng vỏ sâu chứa chủ yếu các lympho T Lách cũng được chia làm 2 phần: tuỷ đỏ và tuỷ trắng, tuỷ đỏ chứa hồng cầu, tuỷ trắng chứa lympho B và lympho T Hạch hạnh nhân manh tràng tập trung từng đám ở manh tràng có cấu trúc như hạch lympho, bên trong hạch có các nang chứa lympho T và B Các nang này đều có tâm điểm mầm, là nơi xảy ra các đáp ứng miễn dịch mạnh (Lâm Thị Thu Hương, 2007)

2.2.1 Miễn dịch chống bệnh Newcastle

Miễn dịch chống bệnh Newcastle gồm miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào, trong đó, miễn dịch qua trung gian tế bào hình thành sớm hơn

2.2.1.1 Miễn dịch trung gian tế bào

Đáp ứng của miễn dịch trung gian tế bào được hình thành rất sớm, khoảng

2-3 ngày sau khi chủng vắc-xin Điều này giải thích khả năng bảo hộ của đàn gà hình thành từ rất sớm trước khi xuất hiện kháng thể Tuy nhiên tầm quan trọng của miễn dịch qua trung gian tế bào tạo thành do chủng ngừa vắc-xin chưa được nghiên cứu nhiều

2.2.1.2 Miễn dịch dịch thể

Kháng thể dịch thể thường xuất hiện trong tuần đầu sau khi chủng ngừa xin, đạt cao nhất vào tuần thứ 2 và duy trì đến tuần thứ 4, sau đó giảm dần Kháng thể trung hoà làm cản trở khả năng nhiễm vi-rút cho gà Kháng thể HI làm ngăn trở ngưng kết hồng cầu của vi-rút

vắc-Người ta thường dùng kháng thể HI để đánh giá hiệu lực của vắc-xin với các xét nghiệm chuẩn hiệu giá HI tương ứng với khả năng bảo hộ được xác định là ≥ 1/8 (Trần Đình Từ, 1995)

Nếu gà mẹ được miễn dịch chắc chắn thì kháng thể của gà mẹ được truyền cho gà con qua lòng đỏ trứng, gà con nở ra có hàm lượng kháng thể ngang bằng với kháng thể của gà mẹ, gọi là kháng thể mẹ truyền (Matenally Derived Antibodies – MDA) Số lượng IgY chuyển đến lòng đỏ trứng và từ lòng đỏ đến phôi có mối quan

Trang 25

hệ tỉ lệ thuận với nồng độ IgY trong huyết tương của gà mẹ Trong một nghiên cứu của Hamal và cộng sự (2006), họ đã tìm thấy 27 đến 30 % IgY của gà mẹ được chuyển cho các con của nó Kháng thể tồn tại ở gà con nhiều nhất trong 1 đến 2 tuần đầu, thường hết hẳn vào ngày thứ 28 Kháng thể thụ động có tác dụng bảo vệ

gà con trong những ngày đầu đời

Kháng thể đặc hiệu với NDV được nhận từ gà mẹ sẽ cung cấp khả năng bảo

hộ cho đàn gà con Hamal và cộng sự (2006) đã tìm thấy hàm lượng kháng thể đặc hiệu với NDV từ gà mẹ chuyển sang đời sau nằm trong khoảng 27 đến 40 % và có mối liên quan trực tiếp với hiệu giá kháng thể trong gà mẹ IgY cũng được tìm thấy trong nước mắt của gà con một ngày tuổi ở mức 1:5 so với mức kháng thể trong huyết tương (Russell, 1992)

Hình 4: MDA di chuyển từ gà mẹ sang trứng Nguồn: Ceva Santé Animale

Trong các gà con có lượng MDA cao, việc bảo hộ từ MDA đặc hiệu với ND

sẽ làm ảnh hưởng đến sự nhân lên của vi-rút trong vắc-xin Chính vì thế, chỉ ở những gà con có lượng MDA thấp, việc chủng ngừa vắc-xin sống ND vào lúc một ngày tuổi mới kích thích tốt hệ thống miễn dịch qua trung gian tế bào trên đường hô hấp trên và tạo được sự bảo hộ sớm cho gà con

Trang 26

Vắc-xin vô hoạt nhũ tương dầu đã được sử dụng thành công trên gà con một ngày tuổi có sẵn hàm lượng MDA nhất định chống lại NDV (Alexander and Jones, 2001) Những lợi thế chính của các vắc-xin bất hoạt chính là có rất ít các phản ứng bất lợi trên gà chủng ngừa và chúng nhận được hàm lượng kháng thể bảo hộ rất cao trong thời gian dài (Alexander and Jones, 2003)

Hơn nữa, những vắc-xin vô hoạt nhũ tương dầu không bị những ảnh hưởng bất lợi của MDA như vắc-xin sống (Box và cộng sự, 1976) vì nhũ tương dầu có tác dụng như một chất kích thích cơ chế miễn dịch và giúp kháng nguyên bên trong được phân rã từ từ

Vì vậy cần phải chú ý đến tuổi của con vật khi sử dụng vắc-xin cũng như loại vắc – xin sử dụng là vắc-xin sống hay vắc-xin vô hoạt nhũ tương dầu, bởi lẽ nếu không sử dụng đúng thời điểm và không đúng loại thì không những vắc-xin không tạo được miễn dịch mà còn tạo điều kiện cho mầm bệnh tồn tại trong đàn gà

2.2.1.3 Miễn dịch tại chỗ

Các kháng thể trong dịch tiết đường hô hấp và tiêu hoá xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện kháng thể trong máu Kháng thể trong dịch tiết thường là IgA, tương tự ở tuyến Harder sau khi nhỏ vắc-xin Khi chủng vắc-xin sống nhược độc, IgA được tạo ra nhiều hơn so với khi sử dụng vắc-xin chết bất hoạt Tóm lại miễn dịch tại chỗ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ không cho vi-rút xâm nhập vào

tế bào được tiêu hoá và hô hấp

2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch

Quá trình đáp ứng miễn dịch của bệnh ND trên gia cầm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như tuổi, giống, kháng thể mẹ truyền, môi trường, chăm sóc nuôi dưỡng, dinh dưỡng và đặc biệt là độc lực của chủng vi-rút gây bệnh

Các giống gà ở bất kì lứa tuổi nào cũng mẫn cảm với NDV Tuy nhiên giống

gà địa phương ít mẫn cảm hơn giống ngoại nhập, gà con mẫn cảm hơn so với gà lớn (Đặng Thị Tuyết, 1995)

Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng cũng như điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng tới sức đề kháng của gà Thời điểm giao mùa, sức đề kháng của gia cầm giảm sút

Trang 27

hoặc nhiệt độ cao kéo dài làm giảm tăng trọng, đó là điều kiện tốt cho mầm bệnh phát triển và tấn công đàn gà

Các acid amin thiết yếu của gia cầm như lysine, tryptophane, arginin, histidin, có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển và hấp thu thức ăn Nếu thiếu hay mất cân đối sẽ ảnh hưởng đến việc tổng hợp các globulin miễn dịch, làm giảm khả năng đề kháng của gà Bên cạnh đó, các vitamin A, C, E có vai trò ổn định cơ thể, kích thích tế bào lympho B tham gia vào phản ứng miễn dịch sản sinh kháng thể đặc hiệu

Một vài yếu tố khác bao gồm nhiễm ghép với Gumboro, chủng ngừa ND khi đang mắc CRD, chủng ngừa cùng lúc 2 loại vắc-xin đậu và ND sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh miễn dịch của vắc-xin

2.2.3 Giới thiệu về vắc-xin Nectiv Forte

Nectiv Forte được nghiên cứu sản xuất từ công ty Phibro Animal Health và được nhập khẩu phân phối bởi công ty thuốc thú y Thịnh Á Nectiv Forte là vắc-xin bất hoạt nhũ dầu, dùng cho gia cầm để phòng chống vi-rút gây bệnh Newcastle

Thành phần gồm có: Vi-rút ND bất hoạt, chủng V.H – genotype 2 của chủng độc lực yếu có tính hướng phổi, được nuôi cấy trên tế bào phôi gà Nồng độ vi-rút trong vắc-xin là 0,1 ml vắc-xin chứa 10 8,1 vi-rút với EID50 (50% egg infective dose – liều gây nhiễm 50 % trứng thử nghiệm)

Cách sử dụng: Nectiv Forte sử dụng để tiêm chủng cho gà con 1 ngày tuổi và

gà đến 3 tuần tuổi Có thể tiêm vắc-xin dưới da cổ hoặc có thể tiêm bắp (vùng ức hay đùi) với liều lượng 0,1 – 0,2 ml/ con Trước khi tiêm chủng nên để vắc-xin về nhiệt độ phòng và lắc đều chai trước khi sử dụng Liều dùng cho vắc-xin Nectiv Forte là 0,1 ml/ con cho gà 1 đến 7 ngày tuổi, 0,1 – 0,2 ml/ con cho gà từ 7 ngày tuổi đến 3 tuần tuổi Chai vắc-xin Nectiv Forte có thể tích 500 ml tương đương với

5000 liều cho gà 1 ngày tuổi hay 2500 liều đối với gà trên 7 ngày tuổi

2.3 Điều kiện chuồng trại, vệ sinh, chăm sóc tại trại gà Chú Chung

2.3.1 Chuồng trại và trang thiết bị

Trại có diện tích: 2100 m2, mật độ gà trung bình 12 con/ m2

Trang 28

Trại cách xa khu dân cư, cách cá trại khác trên 1000 m, có cơ sở hạ tầng và giao thông thuận lợi, nguồn nước sạch, bờ tường xung quanh trại Các thiết bị chăn nuôi bao gồm: máng ăn, đường ống nước tự động, bóng đèn, quạt hút, bồn nước, hố sát trùng

Trại gồm 3 dãy nhà nuôi song song cách nhau khoảng 30 – 40m

Dãy 1: 7 m x 90 m chuồng sàn/ 7.300 con => mật độ 11 - 12 con/ m2

Dãy 2: 7 m x 90 m chuồng sàn/ 7.300 con => mật độ 11 - 12 con/ m2

Dãy 3: 7 m x 130 m chuồng nền/13.000 con => mật độ 14 con/m2

2.3.2 Vệ sinh thú y

Vệ sinh chuồng trại sau khi xuất gà

Dọn sạch trong chuồng nuôi và xung quanh khu vực nuôi, nhổ sạch cỏ trong vòng bán kính 2 m xung quanh chuồng Hốt sạch phân gà và lông gà của lứa trước còn sót lại, đem đốt hoặc chôn huỷ Rửa chuồng bằng vòi nước áp lực cao, sau đó

để khô Dùng dung dịch NaOH 2% rửa và ngâm nền chuồng trong 15 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch

Hình 5: Chuồng nền và chuồng sàn tại trại

Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi

Dụng cụ phải được rửa bằng nước sạch sau đó để khô ráo và ngâm lại với nước sát trùng Để khô ráo và cất vào kho Sửa chữa lại bạt, lưới và rửa sạch lại với nước và thuốc sát trùng Asi-cide pha với nước theo tỉ lệ khuyến cáo

Vệ sinh chuồng trại chuẩn bị nhập gà

Trang 29

Phun sát trùng chuồng trại lần 1: sau khi vệ sinh phân, bụi, quét màng nhện, lông gà trong chuồng sạch sẽ Dùng thuốc sát trùng pha với nước theo tỉ lệ khuyến cáo, xịt toàn bộ chuồng nuôi như trần, lưới, nền, các góc chuồng và toàn bộ khu vực chuồng nuôi

Vệ sinh tổng quan lần 2

Sau khi phun thuốc sát trùng chuồng trại, kiểm tra thật kỹ phân, lông gà, màng nhện, trấu còn sót lại trong ô úm và xung quanh khu vực nuôi Nếu còn sót phân trấu thì thu gom sạch sẽ và đem đốt hết Chuẩn bị ô úm và vệ sinh sát trùng ô úm: quây kín ô úm và nền úm, rải trấu sạch vào trong ô úm 10 cm, phun sát trùng lần 2

Sát trùng chuồng trại lần 3

Đưa các vật dụng chăn nuôi vào ô úm: đèn sưởi, bình nước uống gà con, máng ăn Phun sát trùng lần 3, đóng kín chuồng nuôi, không cho người hoặc động vật ra vào cho tới khi nhập gà con Thời gian trống chuồng hợp lý là 2 tuần (từ khi phun xong sát trùng lần 3 đến khi nhập lứa gà mới)

Vệ sinh sát trùng trong giai đoạn đang nuôi gà

Mỗi tuần vào thứ sáu, phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực trại Công nhân hạn chế qua lại giữa các dãy chuồng, tránh mang mầm bệnh từ đàn bệnh sang đàn khoẻ và lan ra cả trại Pha thuốc sát trùng vào nước của hệ thống làm mát để ngăn mầm bệnh xâm nhập trại

2.3.3 Chăm sóc nuôi dưỡng

Kích thước ô úm 70 m2, số lượng gà con trong ô úm từ 7300 con/ ô, chia làm

5 quây úm Mỗi quây làm bằng tôn, mỗi miếng tôn là 1 m x 40 cm, ghép 10 tấm lại thành 1 quây, số lượng gà trong quây khoảng 1300 con Mỗi quây đặt 10 mâm gà con và 10 bình nước gà con Chú ý vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống Bắt đầu thả gà, cần chuẩn bị nước trong mâm để tập cho gà uống khoảng 5 – 10 phút

Sau khi thả gà, để cho gà ổn định từ 2 – 2,5 giờ mới bắt đầu cho ăn Tập cho

gà ăn từ từ làm nhiều lần, mỗi lần một ít để kích thích gà ăn (30 g/mâm) Kiểm tra thường xuyên xem gà ăn có đều hay không Nhiệt độ ô úm lúc mới nhập gà về cần

Trang 30

giữ ở 34 - 35 oC, ẩm độ khoảng 65 – 70 % giúp giảm lượng vi sinh vật trong chuồng

úm và làm phân mau khô, ít dính bết vào chân gà Tạo độ thông thoáng cho gà bằng cách chạy quạt để hút mùi, đối lưu không khí trong chuồng

Trong 3 – 5 ngày tuổi, lây phân nửa số bình nước và máng ăn gà con ra ngoài, thay bằng hệ thống nước tự động và máng ăn gà lớn Bổ sung thêm Enrofloxacin và Amoxicillin vào nước uống để phòng bệnh đường tiêu hoá Đêm bật đèn để gà ăn liên tục Trong ngày thứ 3, nhiệt độ giảm 1 độ, lựa gà bị tiêu chảy tách riêng và tiêm Neomycine Gà chết được loại bỏ ra khỏi chuồng

Trong 5 – 7 ngày, lấy hết bình nước gà con ra Ngày 7 là ngày đốt mỏ, giảm

tỷ lệ ăn 20%, chăm sóc kỹ vì gà đang bị stress, bổ sung thêm điện giải và vitamin C vào nước uống cho gà

Ngày 8 – 14: đặt máng ăn gà lớn từ ngày 12, đến hết ngày 14 nới rộng ô úm

có và xuất chuồng ở thời gian ngắn nhất

Từng giai đoạn phát triển khác nhau ta cần cung cấp các loại thức ăn khác nhau về thành phần dinh dưỡng để đáp ứng đúng nhu cầu sinh trưởng và phát triển của gà Trại sử dụng cám của Nhất A

2.3.5 Nước uống

Sử dụng nước giếng khoan công nghiệp cho việc vệ sinh và nước uống cho

gà, giếng sâu khoảng 80 mét

Thường xuyên kiểm tra, nâng chiều cao của máng uống lên để gà uống được trong tư thế rướn cổ là thích hợp nhất Kiểm tra các núm uống, nhất là ở cuối và xa bồn nước, đảm bảo nước đủ mạnh cho gà uống

Trang 31

2.4 Các nghiên cứu về hiệu giá kháng thể chống bệnh Newcastle

Phan Minh Anh (2010) khảo sát trên 14.930 con gà Lương Phượng, chia làm

3 đàn tại trại bà Lê Thị Thanh Trúc, ấp 4, xã Mỹ Xuyên, huyện Bến Lức, tỉnh Long

An thu được kết quả:

MG và %CD chống bệnh Newcastle lúc 1 ngày tuổi đàn 1: MG = 21,1; %CD = 66,67%; đàn 2: MG = 9,8; %CD = 43,33%; đàn 3: MG = 315; %CD = 100%

Ở 13 ngày tuổi (sau chủng ngừa lần 1 và lần 2) thì đàn 1: MG = 52;

Ngày đăng: 15/12/2019, 09:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Alexander D. J. (1997), “Newcastle disease and other paramyxovirus infections”, In: Calnek B. W., Barnes H. J., Beard C. W., McDougal L. R., Saif Y. M. (Eds) (1997), Diseases of poultry,10th ed, Iowa State University Press, Ames, Iowa: 541-569 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Newcastle disease and other paramyxovirus infections
Tác giả: Alexander D. J. (1997), “Newcastle disease and other paramyxovirus infections”, In: Calnek B. W., Barnes H. J., Beard C. W., McDougal L. R., Saif Y. M. (Eds)
Năm: 1997
1. Huỳnh Ngọc Trang, 2015. Khảo sát kháng thể mẹ truyền và tác dụng của vitamin E lên đáp ứng miễn dịch phòng bệnh Newcastle. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 40 (2015) (2), trg 52-56 Khác
2. Lâm Thị Thu Hương, 2007. Bài giảng miễn dịch học thú y. Tủ sách trường ĐH Nông Lâm, TP. HCM Khác
3. Nguyễn Thanh Đang, 2011. Khảo sát hiệu giá kháng thể chống bệnh Newcastle và năng suất gà thịt giống  tại trại gà Tư Thạch. Luận văn tốt nghiệp BSTY, ĐH Nông Lâm TPHCM Khác
4. Nguyễn Thị Phước Ninh, 2010. Bài giảng bệnh truyền nhiễm chung, gia cầm. Tủ sách trường ĐH Nông Lâm, TP. HCM Khác
5. Roberto SOARES (2017). Passive Immunity: Part 1. Tạp chí Ceva Santé Animale số 18 Khác
7. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Tấn Rõ, Nguyễn Phúc Khánh, Trần Thị Hồng Liễu (2014), Khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch đối với vaccine Newcastle trên một số giống gà thả vườn, Tạp Chí Khoa Học Trường đại học Cần Thơ, số chuyên đề Nông Nghiệp (2014) (2), tr. 128-132 Khác
8. Viện chăn nuôi, 2007. Báo cáo một số kết quả nghiên cứu giai đoạn 2006 - 2007 và những tiến bộ kỹ thuật có thể chuyển giao vào sản xuất cho các tỉnh phía Nam của Viện chăn nuôi.Tài liệu tiếng nước ngoài Khác
10. Al ́ız Czegle ́di, Eniko ̈ Wehmann and B. Lomniczi* (2003). On the origins and relationships of Newcastle disease virus vaccine strains Hertfordshire and Mukteswar, and virulent strain Herts’33. Avian Pathology, 32(3), 271-276 11. Orsi MAI, II; Doretto Júnior LIII; Reischak DI; da Silva LHAVI; Spilki FRIV Khác
12. Hamal, K.R., Burgess, S.C., Pevzner, I.Y. and Erf, G.F. (2006). Maternal Antibody Transfer from Dams to Their Egg Yolks, Egg Whites, and Chicks in Meat Lines of Chickens. Poultry Science, 85,1364–1372 Khác
13. Huang Z, Panda A, Elankumaran S, Govindarajan D, Rockemann DD, Samal SK (2004).The hemagglutinin-neuraminidase protein of Newcastle disease virus determines tropism and virulence. Journal of Virology, 78(8):4176- 4184 Khác
14. Ingrid Cornax (2013). Newcastle disease virus fusion and haemagglutinin- neuraminidase proteins contribute to its macrophage host range, 94 (pt 6), 1189-1194 Khác
15. J. E. Lancaster (1981).Newcastle Disease—Pathogenesis and Diagnosis. World's Poultry Science Journal, vol.37, 26-33 Khác
16. Miller PJ1, Decanini EL, Afonso CL (2009). Newcastle disease: evolution of genotypes and the related diagnostic challenges, 10 (1), 26-35 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w