SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO KON TUM ĐỀ KIỂMTRAHỌCKÌ I NĂM HỌC2008- 2009 TRƯỜNG THPT ĐĂK GLEI MÔN: LỊCH SỬ 12 - BAN CƠ BẢN TỔ SỬ - ĐỊA - GDCD ---------0o0---------- Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 3,0 điểm ) Câu 1 ( 3,0 điểm ) Nêu những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay. Vì sao nói : Toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) ? II. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM ( 7,0 điểm ) Câu 2 ( 4,0 điểm ) Trình bày nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam. Câu 3 ( 2,0 điểm ) Xác định mốc thời gian (ngày, tháng, năm) tương ứng với với những sự kiện được trình bày trong bảng sau : (Học sinh ghi vào tờ giấy thi số thứ tự cùng thời gian tương ứng - Không phải kẻ bảng) TT Thời gian (ngày, tháng, năm) Sự kiện 1 Thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam bộ (chính thức mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai ) 2 Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp được kí kết. 3 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp chính thức bùng nổ. 4 Quân dân ta kết thúc thắng lợi chiến dịch Việt Bắc. 5 Quân đội ta chính thức nổ súng mở đầu chiến dịch Biên giới. 6 Quân đội ta chính thức nổ súng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. 7 Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi . 8 Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết. Câu 4 (1 ,0 điểm ) Vì sao nói: Từ sau năm 1950 cuộc chiến tranh Đông Dương (1945 - 1954) đã từng bước trở thành một phần của cuộc đối đầu Đông - Tây trong quan hệ quốc tế thời kì Chiến tranh lạnh ? .HẾT . Ghi chú: Học sinh không sử dụng tài liệu. Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh Lớp Số báo danh SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO KON TUM ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM TRƯỜNG THPT ĐĂK GLEI ĐỀKIỂMTRAHỌCKÌI NĂM HỌC2008- 2009 TỔ SỬ - ĐỊA - GDCD MÔN: LỊCH SỬ 12 - BAN CƠ BẢN ---------0o0---------- Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 3,0 điểm ) Câu 1 ( 3,0 điểm) • Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay: - Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế .(0,5 điểm). - Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia .(0,5 điểm). - Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn .(0,5 điểm). - Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực .(0,5 điểm). • Toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam): -Thời cơ: Trong xu thế toàn cầu hóa các nước đang phát triển (trong đó có nước ta) có điều kiện để khai thác được nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ .và kinh nghiệm quản lí từ các nước có nền kinh tế, khoa học công nghệ .phát triển, nhất là các tiến bộ về khoa họckĩ thuật. Do đó có thể rút ngắn được thời gian xây dựng và phát triển đất nước .(0,5 điểm). - Thách thức: Phần lớn các nước đang phát triển đều có xuất phát điểm thấp về kinh tế, trình độ dân trí, trình độ nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế .khi hội nhập vào môi trường toàn cầu hóa sẽ tất yếu phải đương đầu với sự cạnh tranh quyết liệt cùng những quan hệ kinh tế quốc tế còn nhiều bất bình đẳng .đó sẽ là những thách thức lớn đối với các nước này .(0,5 điểm). II. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM ( 7,0 điểm ) Câu 2 ( 4,0 điểm ) • Nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931: - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) tác động đến nước ta, cùng chính sách bóc lột của thực dân Pháp đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động .(0,5 điểm). - Đầu năm 1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, thực dân Pháp nhân đó tiến hành cuộc “khủng bố trắng” ra sức đàn áp, bắt bớ .những người yêu nước .(0,5 điểm). Các tầng lớp nhân dân ở Việt Nam (và ở Đông Dương nói chung), nhất là công nhân và nông dân bị dồn đẩy đến tình cảnh vừa bần cùng, đói rét về kinh tế lại vừa bức bối, ngột ngạt về chính trị nên đã nổi dậy đấu tranh để giành quyền sống .(0,5 điểm). - Trong bối cảnh đó, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930) đã kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của công - nông, làm dấy lên một phong trào đấu tranh rộng khắp trên cả nước trong những năm 1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh .(0,5 điểm). • Ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930 - 1931: - Phong trào cách mạng 1930 - 1931 đã khẳng định trên thực tế đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương .(0,5 điểm). - Phong trào cách mạng 1930 - 1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và phong trào công nhân quốc tế => Quốc tế Cộng sản đã công nhận Đảng cộng sản Đông Dương là một phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản .(0,5 điểm). - Phong trào cách mạng 1930 - 1931 đã để lại cho Đảng ta nhiều bài học quý báu (về công tác tư tưởng, về xây dựng khối liên minh công nông .) .(0,5 điểm). Phong trào cách mạng 1930 - 1931 có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này .(0,5 điểm). Câu 3 ( 2,0 điểm ) Các mốc thời gian (ngày, tháng, năm) tương ứng với với những sự kiện được trình bày trong bảng như sau : (mỗi mốc thời gian đúng ứng với 0,25 điểm) TT Thời gian (ngày, tháng, năm) Sự kiện 1 23 - 9 - 1945 Thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam bộ (chính thức mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai ) 2 6 - 3 - 1946 Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp được kí kết. 3 19 - 12 - 1946 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp chính thức bùng nổ. 4 19 - 12 - 1947 Quân dân ta kết thúc thắng lợi chiến dịch Việt Bắc. 5 16 - 9 - 1950 Quân đội ta chính thức nổ súng mở đầu chiến dịch Biên giới. 6 13 - 3 - 1954 Quân đội ta chính thức nổ súng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. 7 7 - 5 - 1954 Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi . 8 21 - 7 - 1954 Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết. Câu 4 (1,0 điểm) Từ sau năm 1950 cuộc chiến tranh Đông Dương (1945 - 1954) từng bước trở thành một phần của cuộc đối đầu Đông - Tây trong quan hệ quốc tế thời kì Chiến tranh lạnh. Thực vậy: - Cuộc đối đầu Đông - Tây trong quan hệ quốc tế thời kì Chiến tranh lạnh thực chất cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe - phe tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu và phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô làm trụ cột, diễn ra từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai .(0,25 điểm) - Theo tiến trình của cuộc chiến tranh Đông Dương (1945 - 1954) chúng ta thấy: Sau sự kiện cách mạng Trung Quốc thành công (10 - 1949) cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam bắt đầu có sự liên lạc và nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa . Đồng thời từ sau năm 1950 Mĩ ngày càng can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương (thông qua viện trợ và gửi cố vấn quân sự .) . => Như vậy cuộc chiến tranh ở Đông Dương ngày càng chịu sự tác động của hai phe .và ít nhiều đã trở thành một phần của cuộc đối đầu Đông - Tây trong quan hệ quốc tế thời kì Chiến tranh lạnh.(0,75 điểm) HẾT . Duyệt của BCM Duyệt của tổ CM GV ra đề Nguyễn Bá Kiên . BẢN -- -- - -- - -0 o 0-- -- - -- - -- Th i gian làm b i 45 phút (không kể th i gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GI I ( 3,0 i m ) Câu 1 ( 3,0 i m). GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO KON TUM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2008 - 2009 TRƯỜNG THPT ĐĂK GLEI MÔN: LỊCH SỬ 12 - BAN CƠ BẢN TỔ SỬ - ĐỊA - GDCD -- -- - -- - -0 o 0-- -- - -- - --