1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh bình thuận

137 41 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 2,89 MB

Nội dung

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chứchệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận” là công trình của việc học tập

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

Mã ngành: 60340301

TP HCM, tháng , Năm 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

Mã ngành: 60340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS TRẦN VĂN TÙNG

TP HCM, tháng , Năm 2018

Trang 3

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS TRẦN VĂN TÙNG

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCMngày tháng năm

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Trang 4

TP HCM, ngày tháng năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: CAO QUÝ KHƯƠNG Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 07/09/1977 Nơi sinh: Nam Định

và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hệ thống thông tin

kế toán tại các đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

2 – Nội dung: Kết cấu Luận văn gồm 5 chương: Bao gồm

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

III- Ngày giao nhiệm vụ:

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ:

V- Cán bộ hướng dẫn: TS TRẦN VĂN TÙNG

Trang 5

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức

hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận” là công trình của việc học tập và nghiên cứu thật sự nghiêm túc của bản thân Những kết quả nêu ra trong nghiên cứu này là trung thực và

chưa từng được công bố trước đây Các số liệu trong luận văn nghiên cứu cónguồn gốc rõ ràng, được tổng hợp từ những nguồn thông tin đáng tin cậy

TP Hồ Ch Minh, ngày tháng năm 2017

HỌC VIÊN THỰC HIỆN LUẬN VĂN

CAO QUÝ KHƯƠNG

Trang 6

Tôi xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng;Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Công nghệTp.HCM; tất cả quý Thầy Cô đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình đểtruyền đạt vốn kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trongsuốt thời gian học tập tại trường.

Tôi chân thành cảm ơn TS TRẦN VĂN TÙNG đã tận tâm hướng dẫn tôitrong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn Nếu không có những lời hướngdẫn tận tình của thầy thì tôi rất khó hoàn thiện được luận văn này

Mặc dù, tôi đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thựchiện luận văn Nhưng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu kinhnghiệm trong nghiên cứu nên đề tài luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế vàthiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy

Cô để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn nữa

TP Hồ Ch Minh, ngày tháng năm 2017

Tác giả

Cao Quý Khương

Trang 7

Kể từ tháng 8 năm 2012, Kho bạc Nhà nước Bình Thuận đã chính thứctham gia vào hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) theochương trình hiện đại hóa Kho bạc Nhà nước của Bộ Tài chính TABMIS với mụctiêu cụ thể trong phạm vi dự án này là: Xây dựng và triển khai Hệ thống thông tinquản lý Ngân sách và Kho bạc tích hợp với hiệu quả trong toàn hệ thống Kho bạcNhà nước Kết nối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ sử dụng ngân sách, cơ quantài chính các cấp Trong tương lai, TABMIS sẽ được kết nối đến các đơn vị sử dụngngân sách, tạo điều kiện phát huy hết hiệu quả của một hệ thống quản lý tích hợpvới các quy trình ngân sách khép kín, tự động, thông tin quản lý tập trung, cung cấpbáo cáo đầy đủ, toàn diện, kịp thời và minh bạch Kiến trúc TABMIS dựa trênkhuôn mẫu quản lý tài chính và ngân sách đã được kiểm chứng thực tế và tuân thủtheo các chuẩn mực Kế toán quốc tế.

Việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán có tác động lớn đến thông tin trêncác báo cáo tài chính có tác dụng trong việc quản lý và điều hành vĩ mô Ngân sáchcủa Nhà nước Vì vậy việc tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác độngđến việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán là một yếu tố rất quan trọng cần đượcnghiên cứu

Kết quả nghiên cứu đã xác định được 6 yếu tố có sự ảnh hưởng đến việccông tác tổ chức kế toán tại tại các đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh BìnhThuận, trong các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức Hệ thống thông tin kế toán tại cácđơn vị Kho bạc Nhà nước Bình Thuận, nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất là Phần mềm

kế toán (β = 0.437) Tiếp theo là các nhân tố Hệ thống thông tin (β = 0.285), nhân

tố Hệ thống văn bản pháp lý (β = 0.260), nhân tố Hoạt động kiểm tra giám sát (β =0.199), nhân tố Trình độ của kế toán (β = 0.182) và nhân tố Nhận thức của lãnh đạo(β = 0.179) Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằmnâng cao chất lượng tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị kho bạc nhànước tỉnh Bình Thuận, nhằm giúp các đơn vị kho bạc nhà nước tỉnh Bình Thuậnđạt được mục tiêu của mình

Trang 8

Since August 2012, the State Treasury of Binh Thuan has officially joined the Treasury and Budget Management Information System (TABMIS) under the State Treasury modernization program of the Ministry of Finance TABMIS with specific objectives within this project is: Develop and implement the Treasury and Budget Management Information System integrated with effectiveness in the whole system of State Treasury To connect with the Ministry of Planning and Investment, the ministries using the budget and the finance agencies at all levels In the future, TABMIS will be linked to budget- using units, enabling them to maximize the effectiveness of an integrated management system with self-contained, automated budgeting and management information systems Focusing, providing full, comprehensive, timely and transparent reports TABMIS architecture is based on proven financial and budget management templates and is compliant with international accounting standards.

The organization of the accounting information system has a great impact on the information on the financial statements that are effective in managing and operating the macro budget of the State Therefore, it is important to study the influence of factors influencing the organization of the accounting information system.

The results of the study identified 6 factors affecting the organization of accounting at state treasury units in Binh Thuan province, among factors affecting the organization of the system accounting information in the units of State Treasury of Binh Thuan, the most influential factor is accounting software (β = 0.437) The information system elements (β = 0.285), Factor of legal document

Trang 9

succession math (β = 0.182) and the cognitive factor of the leader (β = 0.179) Through the research results, the author proposes some recommendations to improve the quality of accounting information system organization at state treasury units in Binh Thuan province to help provincial state treasury units Binh Thuan has achieved its goal.

Trang 10

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

ABSTRACT iv

MỤC LỤC vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH xi

DANH MỤC BẢNG BIỂU xii

DANH MỤC HÌNH VẼ xiii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Ðặt vấn đề 1

2 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 2

3 Muc tiêu nghiên cứu 3

3.1.Mục tiêu chung 3

3.2.Mục tiêu cụ thể 3

4 Câu hỏi nghiên cứu 3

5 Ðối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3

5.1 Ðối tượng nghiên cứu 3

5.2 Phạm vi nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

7.1.Về khía cạnh khoa học 4

7.2.Về khía cạnh thực tiễn 4

8 Kết cấu đề tài 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 5

1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài 5

1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 8

1.3 Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu 10

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 19

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 20

Trang 11

2.1.1 Khái niệm khu vực công 20

2.1.2 Các đặc điểm của đơn vị khu vực công 22

2.1.3 Quản trị tài chính trong khu vực công 23

2.1.3.1 Phương pháp quản lý tài chính trong các đơn vị công lập 23

2.1.3.2 Quy trình quản lý tài chính trong các đơn vị công lập 24

2.2 Khái quát về hệ thống thông tin kế toán 27

2.2.1 Thông tin kế toán 27

2.2.1.1 Khái niệm và chất lượng thông tin kế toán 27

2.2.2 Hệ thống thông tin kế toán 30

2.2.2.1 Khái niệm hệ thống thông tin kế toán 30

2.2.2.2 Các yếu tố cấu thành của HTTTKT 31

2.3 Các quy định về tổ chức công tác kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập 32

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTTKT tại các đơn vị KBNN 34

2.4.1 Phần mềm kế toán 34

2.4.2 Hệ thống thông tin 36

2.4.3 Hệ thống văn bản pháp lý 36

2.4.4 Trình độ của kế toán 37

2.4.5 Nhận thức của lãnh đạo 39

2.4.6 Hoạt động kiểm tra, giám sát 40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 41

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

3.1 Thiết kế nghiên cứu 42

3.2 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 43

3.3 Nghiên cứu định tính 44

3.4 Thang đo 46

3.5 Nghiên cứu định lượng 48

3.5.1 Thiết kế mẫu và thu thập dữ liệu 48

3.5.2 Phân tích dữ liệu 49

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 54

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 55

Trang 12

4.1.1.Giới thiệu tổng quan về các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận 55 4.1.2 Khái quát về thực tế tổ chức HTTTKT tại các đơn vị KBNN trên địa bàn

tỉnh Bình Thuận 56

4.2 Kết quả nghiên cứu 60

4.2.1 Thống kê mô tả mẫu 60

4.2.2 Đánh giá thang đo 60

4.2.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 60

4.2.3.2 Đánh giá giá trị thang đo 63

4.2.4 Phân tích hồi quy đa biến 68

4.2.4.1 Mô hình hồi quy tổng thể 68

4.2.4.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình 68

4.2.4.3 Kiểm định trọng số hồi quy 69

4.2.4.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 70

4.2.4.5 Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư 70

4.2.4.6 Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư 71

4.2.4.7 Kiểm định giải định phương sai của sai số (phần dư) không đổi 72

4.2.4.8 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 73

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 77

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78

5.1 Kết luận 78

5.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thông tin kế toán trong các đơn vị Kho bạc Nhà nước Bình Thuận 78

5.2 l Hoàn thiện các vấn đề thuộc nhân tố phần mềm kế toán 78

5.2.2 Hoàn thiện các vấn đề thuộc về nhân tố hệ thống thông tin 80

5.2.3 Hoàn thiện các vấn đề thuộc về nhân tố hệ thống văn bản pháp lý 81

5.2.4 Hoàn thiện các vấn đề thuộc về nhân tố trình độ kế toán 83

5.2.5 Hoàn thiện các vấn đề thuộc về nhân tố nhận thức của lãnh đạo 84

5.2.6 Hoàn thiện các vấn đề thuộc về nhân tố hoạt động kiểm tra, giám sát 85

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 88

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 89

Trang 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

PHỤ LỤC

Trang 14

BCTC : Báo cáo tài chính

Trang 15

mực kế toán công quốc tế)

: Financial Accounting Standards Board (Hội đồng chuẩn mực kế toán tàichính)

: Viet Namese Accounting Standards (Chuẩn mực kế toán Việt Nam)

Trang 16

Bảng 1.1: Tổng hợp nội dung các nghiên cứu trước 10

Bảng 2.1: Đặc tính chất lượng thông tin theo tổng hợp của Knight & Burn (2005) 28 Bảng 3.1: Thang đo các thành phần tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận 46

Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu theo số năm kinh nghiệm 60

Bảng 4.2: Thống kê mô tả mẫu theo giới tính 60

Bảng 4.3: Kết quả phân tích Crobach’s Alpha cho thang đo biến độc lập 61

Bảng 4.4: Kết quả phân tích Crobach’s Alpha cho thang đo biến phụ thuộc 63

Bảng 4.5: Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo các biến độc lập 64

Bảng 4.6: Bảng phương sai trích cho thang đo biến độc lập 64

Bảng 4.7: Ma trận nhân tố xoay 65

Bảng 4.8: Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo biến phụ thuộc 67

Bảng 4.9: Bảng phương sai trích cho thang đo biến phụ thuộc 67

Bảng 4.10: Ma trận nhân tố biến phụ thuộc 68

Bảng 4.11: Bảng tóm tắt mô hình hồi quy 69

Bảng 4.12: Bảng ANOVA 69

Bảng 4.13: Bảng trọng số hồi quy 70

Trang 17

Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu của Komala 7

Sơ đồ 2.1 Mô hình lập dự toán dựa trên cơ sở quá khứ 25

Sơ đồ 2.2 Mô hình lập dự toán cấp không 26

Sơ đồ 2.3: Các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin kế toán 32

Sơ đồ 3.1: Lưu đồ thiết kế nghiên cứu 42

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận 43

Hình 4.1: Tổ chức nhân sự của KBNN 56

Sơ đồ 4.1: Quy trình kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tại kho bạc nhà nước 59

Hình 4.2 Đồ thị Histogram của phần dư đã chuẩn hóa 71

Hình 4.3 Đồ thị P-P Plot của phần dư đã chuẩn hóa 72

Hình 4.4 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy 73

Trang 18

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Ðặt vấn đề

Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thì các đơn vị hànhchính, sự nghiệp dưới sự quản lý của Nhà nước cũng từng bước đi vào phát triển ổnđịnh và vững chắc góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đổi mới kinh tế - xã hội củađất nước Trong quá trình hoạt động, các đơn vị hành chính, sự nghiệp dưới sự quản

lý của Ðảng và Nhà nước phải có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh Luật Ngânsách Nhà nước, các tiêu chuẩn định mức, các quy định về chế độ kế toán hànhchính sự nghiệp được ban hành Ðiều này nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế -tài chính, tăng cường quản lý kiểm soát chi quỹ Ngân sách Nhà nước, quản lý tàisản công, nâng cao chất lượng công tác kế toán và hiệu quả quản lý các đơn vị hànhchính, sự nghiêp

Trong quá trình phát triển của đất nước thì hiện đại hóa quản lý tài chínhcông cũng là một nhiệm vụ cấp thiết trong lộ trình cải cách toàn diện nền kinh tế.Chính vì vậy, công việc của kế toán trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp có thu

là phải tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinhphí, tình hình sử dụng, quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loạivật tư tài sản công, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩnđịnh mức của Nhà nước, đơn vị Ðồng thời, kế toán hành chính sự nghiệp với chứcnăng thông tin mọi họat động kinh tế phát sinh trong quá trình chấp hành Ngânsách Nhà nước tại đơn vị hành chính sự nghiệp được Nhà nước sử dụng như là mộtcông cụ sắc bén trong việc quản lý Ngân sách Nhà nước, góp phần đắc lực vào việc

sử dụng hiệu quả Ngân sách Nhà nước một cách tiết kiệm và hiệu quả cao

Việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán có tác động lớn đến thông tin trêncác báo cáo tài chính có tác dụng trong việc quản lý và điều hành vĩ mô Ngân sáchcủa Nhà nước Vì vậy việc tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác độngđến việc tổ chức HTTTKT là một yếu tố rất quan trọng cần được nghiên cứu

Kể từ tháng 8 năm 2012, Kho bạc Nhà nước Bình Thuận đã chính thứctham gia vào hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) theochương trình hiện đại hóa Kho bạc Nhà nước của Bộ Tài chính TABMIS với mụctiêu cụ thể trong phạm vi dự án này là: Xây dựng và triển khai Hệ thống thông tinquản lý Ngân sách và Kho bạc tích hợp với hiệu quả trong toàn hệ thống Kho bạc

Trang 19

Nhà nước Kết nối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ sử dụng ngân sách, cơ quantài chính các cấp Trong tương lai, TABMIS sẽ được kết nối đến các đơn vị sử dụngngân sách, tạo điều kiện phát huy hết hiệu quả của một hệ thống quản lý tích hợpvới các quy trình ngân sách khép kín, tự động, thông tin quản lý tập trung, cung cấpbáo cáo đầy đủ, toàn diện, kịp thời và minh bạch Kiến trúc TABMIS dựa trênkhuôn mẫu quản lý tài chính và ngân sách đã được kiểm chứng thực tế và tuân thủtheo các chuẩn mực Kế toán quốc tế.

Trong quá trình triển khai thực hiện TABMIS phát sinh một số tồn tại,vướng mắc liên quan đến công tác kế toán nói chung và tổ chức thông tin toán kếtoán nói riêng tại KBNN Bình Thuận Tổ chức thông tin kế toán trong điều kiện sửdụng TABMIS có những đặc điểm khác so với thời kỳ trước đây, một số vấn đề đặt

ra khi sử dụng TABMIS, làm thế nào để khắc phục các bất cập do TABMIS gây ranhằm giúp làm tốt hơn công tác kế toán… Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài

“Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận” làm đề tài nghiên cứu cho luận

văn thạc sĩ

2 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Xuất phát từ thực trạng tổ chức HTTTKT tại các đơn vị KBNN chưa thật

sự là tối ưu để mang lại lợi ích và hiệu quả cao để quản lý, kiểm soát nguồn tàichính công, Ngân sách Nhà nước và chưa cung cấp đủ thông tin hữu ích đòi hỏi kếtoán Kho bạc Nhà nước phải có những cải cách tích cực Bên cạnh đó là quá trìnhtoàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đã hình thành các mối quan hệ quốc tế Viêt Nam

đã gia nhập các hiệp ước quốc tế, trở thành thành viên của các tổ chức tài chính

WB, IMF, ADB, thành viên ASEAN, tham gia AFTA, CEPT, APEC năm 2007Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).Trong những cam kết đa phương mà Việt Nam đã ký kết và phải tuân thủ theo quátrình đã thỏa thuận có cam kết về minh bạch hóa thông tin kế toán, đặc biệt là minhbạch các thông tin kế toán khu vực công đã tạo ra nhu cầu đòi hỏi cung cấp thôngtin có tính chuẩn mực, có khả năng so sánh và phải được quốc tế thừa nhận

Để đáp ứng được những đòi hỏi đó thì việc nghiên cứu tổ chức HTTTKTcủa các đơn vị KBNN nói chung và trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nói riêng là việclàm cấp thiết và rất hữu ích trong giai đoạn hiện nay

Trang 20

3 Muc tiêu nghiên cứu

3.1.Mục tiêu chung

Đánh giá các nhân tố tác động đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tạicác đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, nhận diện các yếu tốchính tác động đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị kho bạc nhànước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện nay, từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm nângcao tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàntỉnh Bình Thuận

Đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đến việc tổ chức HTTTKT tại các đơn

vị KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức HTTTKT tại các đơn vị KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

4 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài hướng đến tìm hiểu ba câu hỏi nghiên cứu sau:

Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc tổ chức HTTTKT tại các đơn vị KBNN tỉnh Bình Thuận?

Câu hỏi 2: Mức độ tác động của từng nhân tố đến việc tổ chức HTTTKT tại các đơn vị KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận như thế nào?

Câu hỏi 3: Những kiến nghị nào nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức

HTTTKT tại các đơn vị KBNN tỉnh Bình Thuận?

5 Ðối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

5.1 Ðối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTTKT tại các đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Về mặt không gian: đề tài nghiên cứu gắn với các đơn vị kho bạc nhà

nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Trang 21

Về mặt thời gian: Thời gian dữ liệu nghiên cứu, khảo sát được tiến hành

từ tháng 07 năm 2016 đến tháng 11 năm 2017

6 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng đồng thời hai phương pháp nghiên cứu: định tính vàđịnh lượng Phương pháp nghiên cứu định tính được dùng để mô tả các lý thuyết vềviệc tổ chức HTTTKT tại các đơn vị trong khu vực công, các nhân tố ảnh hưởngđến chất lượng việc tổ chức HTTTKT tại các đơn vị đó Phương pháp nghiên cứuđịnh lượng được sử dụng để xác định, kiểm chứng các nhân tố ảnh hưởng đến chấtlượng việc tổ chức HTTTKT tại các đơn vị KBNN, trên cơ sở đó đề xuất các giảipháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng của việc tổ chức HTTTKT tại các đơn vịKBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

7.1.Về kh a cạnh khoa học

Xây dựng được mô hình nghiên cứu và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tổchức HTTTKT tại các đơn vị thuộc khu vực công mà cụ thể là tại các đơn vịKBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

7.2.Về kh a cạnh thực tiễn

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến tổ chứcHTTTKT tại các đơn vị KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và đưa racác kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức HTTTKT cho các đơn vị

8 Kết cấu đề tài

Ngoài các phần tài liệu tham khảo, phụ lục thì bố cục luận văn này được chiathành 5 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

Trang 22

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài

[1] Nghiên cứu Thong và Yap (1995) có tên “CEO Characteristics,

Organizational Characteristics, and Information Technology Adoption in Small Businesses” về sự phù hợp về công nghệ thông tin trong tổ chức HTTTKT tại các

doanh nghiệp nhỏ Nghiên cứu này kiểm tra tác động của ba đặc điểm của giámđốc điều hành (sự đổi mới, thái độ đối với việc áp dụng công nghệ thông tin, vàkiến thức về công nghệ thông tin) và ba đặc điểm của tồ chức (quy mô kinh doanh,sức cạnh tranh cùa môi trường và cường độ thông tin) đến sự phù hợp về côngnghệ thông tin trong việc tổ chức HTTTKT tại các doanh nghiệp nhỏ Sáu giảthuyết đã được nhóm tác giả xây dựng và kiểm định bằng cách sử dụng dữ liệu thuthập từ một mẫu của 166 doanh nghiệp nhỏ ở Singapore Kết quả cho thấy rằng bất

kế quy mô kinh doanh, các đặc điểm của CEO là những nhân tố quan trọng ảnhhướng đến sự phù hợp của công nghệ thông tin trong việc tổ chức HTTTKT tại cácdoanh nghiệp nhỏ Các doanh nghiệp nhỏ có nhiều khả năng để áp dụng công nghệthông tin khi CEO sáng tạo hơn, có một thái độ tích cực đối với việc áp của côngnghệ thông tin, và có kiến thức công nghệ thông tin lớn

[2] Nghiên cứu của Jong Min Choe (1996) có tên “The Relationships

among Performance of Accounting Information Systems, Influence Factors, and Evolution Level of Information Systems”, tác giả nghiên cứu về mối quan hệ giữa

hiệu suất của HTTTKT, các nhân tố ảnh huởng, và đánh giá cấp độ của hệ thốngthông tin Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa các nhân

tố ảnh huởng và hiệu suất của HTTTKT, và xác định tác động điều tiết của việcđánh giá cấp độ của hệ thống thông tin đến mối quan hệ này Sự hài lòng của nguời

sử dùng và sử dụng hệ thống đuợc xem là các thang đo đại diện cho hiệu suất củaHTTTKT Trong mô hình nghiên cứu, tác giả đề xuất tám nhân tố ảnh huởng là: (1)

sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao, (2) năng lực kỹ thuật của nhân viên hệ thốngthông tin, (3) sự tham gia của nguời dùng, (4) giáo dục và huấn luyện nguời dùng,(5) sự tồn tại của Ban lãnh đạo, (6) vị trí của bộ phận hệ thống thông tin, (7) hìnhthức hóa phát triển hệ thống, (8) quy mô công ty Tác giả sử dụng phuơng phápnghiên cứu định luợng, 100 tổ chức đuợc chọn lựa ngẫu nhiên từ 417 công ty ở

Trang 23

Hàn Quốc thông qua thiết bị xử lý trung tâm Dữ liệu được thu thập thông qua bảngcâu hỏi khảo sát được gửi đến cho 450 người dùng hệ thống ở 107 đơn vị cấp dưới

sử dụng hệ thống thông tin kế toán, chẳng hạn như bộ phận kế toán, tài chính, thuế.Kết quả của nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tương quan thuận giữa hiệu suấtcủa hệ thống thông tin kế toán và các nhân tố ảnh hưởng là: sự tham gia của ngườidùng, năng lực của nhân viên hệ thống thông tin và quy mô công ty Nghiên cứucũng chứng tỏ mối quan hệ giữa hiệu suất của HTTTKT và các nhân tố ảnh hưởng

bị ảnh hưởng đáng kế bởi việc đánh giá cấp độ của hệ thống thông tin Do đó, đốivới sự thành công của HTTTKT thì mỗi nhân tố ảnh hưởng nên được xem xét khácnhau trong một tầm quan trọng theo cấp độ của việc đánh giá hệ thống thông tin

[3] Trong nghiên cứu “Factors Influencing AIS Effectiveness among

Manufacturing SMEs: Evidence from Malaysia” của Ismail (2007) cho rằng kiến

thức của nhà quản lý có ảnh hưởng đến HTTTKT trong nghiên cứu các nhân tốảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT trong các doanh nghiệp sản xuất nhỏ vàvừa: nghiên cứu thực nghiệm tại Malaysia Nghiên cứu này kiểm tra sự phù hợpcủa HTTTKT và các nhân tố hữu hiệu trong bối cảnh các doanh nghiệp sản xuấtnhỏ và vừa ở Malaysia Mục đích cùa nghiên cứu là nhằm xác định các mức độkhác nhau của sự phù hợp của HTTTKT tại các công ty Malaysia và sau đó điềutra các nhân tố có ảnh hưởng đến sự phù hợp này Tác giả sử dụng một bảng câuhỏi khảo sát, dữ liệu thu thập từ 214 công ty Tác giả áp dụng phân tích cụm đểphân loại các công ty thành hai nhóm là phù hợp nhiều và phù hợp ít Nghiên cứunày sau đó điều tra một số nhân tố có thể liên quan đến sự phù hợp của HTTTKT.Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phù hợp của HTTTKT có mối quan hệ với độphức tạp của công nghệ thông tin, kiến thức kế toán và kiến thức công nghệ thôngtin của nhà quản lý; sử dụng các chuyên gia bên ngoài của HTTTKT; và tồn tạinhân viên công nghệ thông tin nội bộ

[4] Tác giả Komala (2012) với đề tài “The influence of the accounting

managers’knowledge and the top managements’support on the accounting

information sytem and its impact on the quality of accounting information: A case

Trang 24

of zakat institutions in Bandung Trong đề tài này tác giả nghiên cứu sự tác động

của yếu tố trình độ hiểu biết của kế toán trưởng (Accounting Manager Knowledge)

và yếu tố hỗ trợ của ban quản lý cấp cao (Top management support) đến chất lượngTTKT gián tiếp thông qua nhân tố HTTTKT

Qua tổng hợp lý thuyết nền và các nghiên cứu trước, tác giả đã làm rõ cáckhái niệm và thang đo về: Hiểu biết của kế toán trưởng, hỗ trợ của ban quản trị cấpcao, HTTTKT, chất lượng TTKT, từ đó đưa ra mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Hiểu biết của giám

đốc tài chính

Hỗ trợ của ban

quản trị cấp cao

Hệ thốngthông tin

kế toán

Chất lượngthông tin

kế toán

Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu của Komala

Nghiên cứu thực nghiệm tại 31 cơ quan tại Zakat, Indonesia với đối tượngkhảo sát là các nhà lãnh đạo của các cơ quan này, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng

sự hiểu biết của kế toán trưởng và hỗ trợ của ban quản trị cấp cao ảnh hưởng đáng

kể (63%) đến HTTTKT HTTTKT có ảnh hưởng (77.9%) đến chất lượng TTKT.Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã chỉ ra yếu tố sự hiểu biết của kế toán trưởng và

hỗ trợ của ban quản trị cấp cao tác động đáng kể đến chất lượng TTKT gián tiếpthông qua HTTTKT với mức ảnh hưởng lần lượt là 45.3% và 31.0%

[5] Nghiên cứu của Ahmad Al — Hiyari và cộng sự (2013) trong đề tài

“The factors affecting the implementation of accounting information systems and accounting information quality: A Survey police at the university Utara Malaysia”

đã công bố trong công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến HTTTKT vàchất lượng TTKT cho rằng: chất lượng của HTTTKT phụ thuộc vào các yếu tố:+ Nhân sự

+ Cam kết quản lý, trong đó cam kết quản lý được hiểu là một cam kết tổngthể mà theo đó không chỉ có sự tham gia của nhà quản lý và nhân viên trao quyền

Trang 25

mà còn để làm việc theo nhóm, trong nội bộ nhóm và nối giữa các nhóm, nhằm thực hiện thông tin liên lạc thông suốt trong toàn bộ tổ chức.

+ Hê thống thông tin (IT)

+ Chất lượng dữ liệu

Tuy nhiên, kết qủa nghiên cứu chỉ ra nhân tố chất lượng dữ liệu không có ảnh hưởng đáng kể

[6] Nghiên cứu “Influence Organizational Commitment on The Quality of

Accounting Information System” của Syaifulla (2014) thông qua phương pháp

nghiên cứu định lượng một lần nữa đã kiểm định rằng yếu tố cam kết của ban quảntrị có ảnh hưởng đến chất lượng của HTTTKT Ngoài ra, còn bổ sung thêm yếu tốcam kết của nhân viên kế toán cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của HTTTKT

1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

[1] Bùi Văn Mai (2007) trong Tài liệu Hội thảo về định hướng và lộ trình

áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế vào Việt Nam, dựa trên quan điểm của

một nhà ban hành chính sách, tác giả khẳng định Việt Nam sẽ vận dụng IPSAS đểban hành chuẩn mực kế toán khu vực công Theo tác giả để chuẩn bị cho việc banhành chuẩn mực kế toán khu vực công Việt Nam, thực hiện cải cách kế toán khuvực công Việt Nam trên cơ sở dồn tích tuân thủ theo IPSAS thì Việt Nam cần phảihội đủ ba điều kiện: Điều liện về pháp lý, điều kiện về kỹ thuật nghiệp vụ, điểukiện về tổ chức thực hiện Trong đó, điều kiện về pháp lý cụ thể là cần sửa đổi luậtNSNN, chính sách tài chính Điều kiện về kỹ thuật nghiệp vụ cụ thể là cần phânbiệt các yêu cầu, cơ sở của việc lập BCTC và báo cáo quyết toán thu chi ngân sách

và cần xây dựng mô hình tổng kế toán nhà nước Điều kiện tổ chức thực hiện cụthể là tổ chức đào tạo và đào tạo lại nhân sự kế toán trong khu vực công, thành lậpcác ban soạn thảo CMKT, tranh thủ sự giúp đỡ của tổ chức tài chính, tổ chức nghềnghiệp quốc tế

[2] Phạm Quang Huy (2014), Trong luận án tiến sĩ có tên “Hoàn thiện hệ

thống kế toán thu chi ngân sách nhà nước”, tác giả cho rằng đến năm 2020 Việt

Nam tạo ra hành lang pháp lý vững chắc trong quá trình chuẩn bị cho nền kế toáncông của quốc gia, hoàn thiện hệ thống quản lý ngân sách nhà nước theo mô hìnhTABMIS và tiếp tục hoàn thiện mục lục ngân sách nhà nước, thực hiện tạo lập môhình kế toán tập trung của tất cả các lĩnh vực để tạo ra sự kết nối thông tin giữa các

Trang 26

khâu trong nền kinh tế, qua đó tạo ra hành lang đầy đủ để có thể dễ dàng chuyểnđổi sang việc áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc gia trong thời gian tới Từ năm

2020 trở đi Việt Nam xem xét và ban hành dần dần chuẩn mực kế toán công củaquốc gia trên cơ sở bộ IPSAS, lựa chọn cơ sở kế toán thống nhất theo điều kiệnthực tế của Việt Nam và phù hợp với định hướng của quốc tế trong bộ chuẩn mực

kế toán công, thiết lập quá trình chuyển giao giữa tổng kế toán nhà nước theo môhình TABMIS sang việc áp dụng từng bước theo nội dung của chuẩn mực kế toáncông quốc gia, trên cơ sở hành lang pháp lý mới về ngân sách nhà nước, quản lýngân sách cùng với chế độ tài chính công đặc thù cho từng lĩnh vực trong xã hội

[3] Phạm Bình (2013) “Triển khai thực hiện cam kết chi qua Kho bạc Nhà

nước trong điều kiện vận hành TABMIS” đã nhận định quản lý, kiểm soát cam kết

chi ngân sách nhà nước là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý chi ngânsách nhà nước, góp phần từng bước thực hiện cải cách tài chính công theo hướngcông khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, trên nền tảngvận hành TABMIS Tuy nhiên hạn chế của bài viết là tác giả chưa phân tích một sốkhó khăn trong việc hướng dẫn với các đơn vị giao dịch thực hiện cam kết chi màchỉ tập trung vào những khó khăn trong việc xử lý nghiệp vụ (Tạp chí Quản lýNgân quỹ Quốc gia số 138 tháng 12/2013)

[4] Đinh Thị Thúy Minh (2013) với đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán

ngân sách nhà nước tại KBNN Hòa Vang trong điều kiện vận hành TABMIS” thực

hiện nghiên cứu chuyên sâu về kế toán ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nướckhi thực hiện TABMIS, các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến ngân sách nhà nước

và nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước Tuy nhiên tại Kho bạc Nhà nước Hòa Vang chưaphát sinh kế toán cam kết chi thường xuyên, thu ngân sách qua chương trìnhTCS_TT, từ TCS-TT chuyển dữ liệu sang TABMIS, chưa tham gia vào chươngtrình thanh toán song phương, nên quá trình thực hiện, vẫn còn gặp một số khókhăn vướng mắc chưa được nghiên cứu trong đề tài

[5] Đỗ Thị Hồng Hạnh (2014) với đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán

ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Hải Châu trong điều kiện TABMIS”.

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, trường đại học Đà Nẵng Luận văn quan sátthực tế quá trình hoạt động của bộ máy kế toán, các quy trình nghiệp vụ để nắmbắt, hiểu rõ được công tác kế toán ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Hải

Trang 27

Châu trong điều kiện thực hiện TABMIS Để đạt được mục tiêu, tác giả tiến hànhthu thập số liệu về thu, chi ngân sách nhà nước, các văn bản, chế độ liên quan đếncông tác kế toán, ngoài ra cũng sử dụng các phương pháp tổng hợp, phương pháp

so sánh đối chiếu, phỏng vấn các cán bộ có liên quan đến công tác kế toán …giúpcho quá trình trình bày thực trạng công tác kế toán ngân sách Nhà nước tại Kho bạcNhà nước Hải Châu trong điều kiện TABMIS được rõ ràng và thuận lợi hơn

[6] Trần Văn Nghĩa (2015) “ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

kho bạc nhà nước đến năm 2020” Luận văn này tập trung nghiên cứu tổ chức bộ

máy kế toán nghiệp vụ KBNN trong điều kiện triển khai Tổng KTNN theo quyếtđịnh số 108/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định nhiệm vụ củaKBNN về xây dựng mô hình và tổ chức thực hiện chức năng Tổng KTNN Nghiêncứu này góp phần hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về tổ chức bộ máy quản lýnói chung và tổ chức bộ máy kế toán nghiệp vụ của hệ thống KBNN nói riêng, tiếp

đó phân tích thực trạng tổ chức bộ máy kế toán nghiệp vụ của hệ thống kho bạc nhànước, tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế nhằm xây dựng mô hình và kiến nghị một sốgiải pháp để hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán về lý luận

1.3 Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu

Dưới đây tác giả trình bày bảng tổng hợp các nghiên cứu trước có liênquan đến đề tài, mục đích nhằm giúp tạo nên cái nhìn tổng quan cho mảng đề tàinghiên cứu Cụ thể như sau:

Bảng 1.1: Tổng hợp nội dung các nghiên cứu trước

1 CEO Characteristics, Thong 1995 Nghiên cứu về sự Nghiên

Characteristics, and nghệ thông tin tại định

Trang 28

in Small Businesses nghiên cứu cho

thấy các nhân tốtác động đến sựphù hợp về côngnghệ thông tin tạicác doanh nghiệpnhỏ gồm:

- Đặc điểm củagiám đốc điềuhành (sự đổi mới,thái độ đối vớiviệc áp dụngcông nghệ thôngtin, và kiến thức

về công nghệthông tin)

- Đặc điểm của tổchức (quy môkinh doanh, sứccạnh tranh cùamôi trường vàcường độ thôngtin)

2 The Relationships Jong 1996 Mục tiêu của Nghiên

Trang 29

và xác định tácđộng điều tiếtcủa việc đánh giácấp độ của hệthống thông tinđến mối quan hệnày.

3 Factors Influencing Ismail 2007 Nghiên cứu các Nghiên

doanh nghiệp sảnxuất nhỏ và vừa:

nghiên cứu thực

Malaysia Kếtquả nghiên cứucho thấy côngnghệ thông tin,kiến thức kế toán

và kiến thứccông nghệ thôngtin của nhà quảnlý; sử dụng cácchuyên gia bênngoài của hệthống thông tin

kế toán; và tồntại nhân viên

Trang 30

công nghệ thôngtin nội bộ là cácnhân tố của hệthống thông tin

kế toán trong cácdoanh nghiệp sảnxuất nhỏ và vừa

4 The influence of the Komala 2012 Nghiên cứu sự Phương

quality of accounting yếu tố hỗ trợ của địnhinformation: A case ban quản lý cấp tính và

support) đến chất địnhlượng TTKT lượng.gián tiếp thông

HTTTKT

5 The factors affecting Ahmad 2013 Nghiên cứu về Phương

the implementation of Al — các nhân tố ảnh pháp

information systems và cộng thống TTKT và cứu hỗn

Trang 31

the university Utara phụ thuộc vào cứu

+ Nhân sự tính và+ Cam kết quản nghiên

định+ Hê thống thông

lượng.tin (IT)

sung thêm yếu tốcam kết của nhânviên kế toán cũng

sẽ ảnh hưởng đếnchất lượng củaHTTTKT

7 Tài liệu Hội thảo về Bùi Văn 2007 Nghiên cứu về Nghiên

công

8 Hoàn thiện hệ thống Phạm 2014 Làm rõ thực Nghiên

kế toán thu chi ngân Quang trạng về vấn đề cứu

ngân sách cùng tính

Trang 32

những mảng nộidung khác có liênquan mật thiếtđến đề tài như cơcấu thu chi, hệthống tài chínhcông, chi tiết cácnội dung về kếtoán thu chi ngânsách hiện hànhtại Việt Nam, từ

đó đề xuất giảipháp trong việchoàn thiện kếtoán thu, chingân sách để phùhợp với thực tế,tình hình kinh tế

xã hội của ViệtNam

9 Triển khai thực hiện Phạm 2013 Nghiên cứu góp Nghiên

cam kết chi qua Kho Bình phần khẳng định cứu

nước là một khâuquan trọng trongchu trình quản lýchi ngân sáchnhà nước, gópphần từng bước

Trang 33

thực hiện cảicách tài chínhcông theo hướngcông khai, minhbạch và phù hợpvới thông lệ vàchuẩn mực quốc

tế, trên nền tảng

TABMIS

10 Hoàn thiện công tác Đinh 2013 Nghiên cứu Nghiên

kế toán ngân sách nhà Thị chuyên sâu về kế cứu

Vang trong điều kiện Minh nhà nước tại Kho tính

nghiệp vụ chủyếu liên quan đếnngân sách nhànước và nghiệp

vụ Kho bạc Nhànước

11 Hoàn thiện công tác Đỗ Thị 2014 Nghiên cứu thực Phương

kế toán ngân sách Hồng tế quá trình hoạt phápNhà nước tại Kho bạc Hạnh động của bộ máy tổng

rõ được công tác sánh

kế toán ngân đối

Trang 34

sách nhà nước tại chiếu,Kho bạc Nhà phỏngnước Hải Châu vấn cáctrong điều kiện cán bộ

đếncôngtác kếtoán

12 Hoàn thiện cơ cấu tổ Trần 2015 nghiên cứu tổ Phương

chức bộ máy kế toán Văn chức bộ máy kế phápkho bạc nhà nước đến Nghĩa toán nghiệp vụ tổng

điều kiện triển phươngkhai Tổng KTNN pháp sotheo quyết định sánh

số 108/2009/QĐ- đốiTTg của Thủ chiếu,tướng Chính phủ phỏngquy định nhiệm vấn,…

vụ của KBNN về

hình và tổ chứcthực hiện chức

Trang 35

tố ảnh hưởng đến việc tổ chức HTTTKT tuy nhiên chưa có kết quả thực nghiệm tạiViệt Nam nói chung vào khu vực công trong đó bao gồm kho bạc nói riêng.

Tại Việt Nam đã có các công trình nghiên cứu chuyên sâu, sử dụngphương pháp nghiên cứu định lượng và khảo sát tại Việt Nam để xác định các nhân

tố ảnh hưởng đến việc tổ chức HTTTKT khu vực công Tuy nhiên, cũng chưa cómột nghiên cứu cụ thể, chi tiết nào về tổ chức HTTTKT kho bạc, mà đặc biệt là cácđơn vị kho bạc tỉnh Bình Thuận

Như vậy vẫn chưa có công trình nghiên cứu, khảo sát, kiểm định các nhân

tố ảnh hưởng đến HTTTKT của KBNN và đưa ra các giải pháp, kiến nghị hoànthiện tổ chức TTKT của KBNN trong quá trình đổi mới tài chính công Việt Nam đểHTTTKT có thể trở thành công cụ tin cậy, hữu trong quản lý điều hành, đáp ứngnhu cầu hội nhập kinh tế của Việt Nam và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ViệtNam Chính vì những lập luận vừa nêu trên tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Cácnhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTTKT tại các đơn vị kho bạc nhà nước trên địabàn tỉnh Bình Thuận” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình

Trang 36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương này trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu các yếu tố ảnhhưởng đến tổ chức HTTTKT tại các đơn vị qua những nghiên cứu liên quan trênthế giới và ở Việt Nam, từ đó làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu và đưa racác giả thuyết nghiên cứu, đồng thời giúp cho người đọc nắm được bức tranh toàncảnh về các công trình nghiên cứu của các tác giả khác đối với các vấn đề có liênquan trực tiếp, cũng như gián tiếp đến đề tài mà tác giả thực hiện Ngoài ra, chươngnày cũng trình bày điểm khác biệt của đề tài với các nghiên cứu trước đây Đề tài

“Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị khobạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận” trong điều kiện hiện nay vẫn còn làmột vấn đề mới mẻ, tác giả sẽ kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính vàđịnh lượng để đề tài sát hơn nữa với thực tiễn

Trang 37

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT2.1 Khái quát về khu vực công và kho bạc nhà nước

2.1.1 Khái niệm khu vực công

Có nhiều định nghĩa khác nhau về khu vực công như sau:

- Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD (2008) đã định nghĩa: “Khuvực công bao gồm khu vực nhà nước nói chung cộng với các công ty quốc doanh,

kể cả ngân hàng trung ương”

- Theo Liên Hiệp Quốc (2008), khu vực công bao gồm “Chính phủ nóichung và các công ty quốc doanh” Theo định nghĩa này, “Chính phủ nói chung” làmột khái niệm đề cập đến những tổ chức nhà nước được thành lập theo các quytrình của Hiến pháp có quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp Một số tổ chức philợi nhuận cũng nằm trong định nghĩa này nhưng đòi hỏi các điều kiện cụ thể nhưphải do nhà nước kiểm soát Ví dụ như mức độ sử dụng kinh phí nhà nước, chịu rủi

ro, bổ nhiệm cán bộ và các thỏa thuận pháp lý Ngoài ra, cũng nằm trong khu vựccông là các công ty quốc doanh như đường sắt, hàng không, công ích, tài chính,không chỉ phải được chính phủ quản lý mà còn phải được chính phủ quyết địnhđường lối và chính sách chung Liên đoàn kế toán Châu Âu (FEE) đã sử dụng địnhnghĩa của Liên Hiệp Quốc về khu vực công để củng cố một cách bền vững cácchính sách của mình áp dụng cho khu vực công (ACCA, 2010)

Tương tự như Liên Hiệp Quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (2001) đã địnhnghĩa: “Khu vực công bao gồm chính phủ nói chung (Cơ quan trung ương, cơ quannhà nước, cơ quan địa phương) và các công ty quốc doanh (công ty quốc doanh tàichính do chính phủ quản lý, các công ty phi tài chính quốc doanh và công ty quản

lý tiền tệ quốc doanh như ngân hàng trung ương và các công ty tài chính phi tiền tệquốc doanh” Định nghĩa này cũng nhất quán với định nghĩa đã được Ủy BanChuẩn Mực Kế Toán Khu Vực Công (IPSASB) áp dụng để lập báp cáo tài chính

- Năm 1992, tổ chức Broadbent and Guthrie đã định nghĩa khu vực côngvới tập trung vào quyền sở hữu và quyền kiểm soát Theo các giả định và nghiêncứu ban đầu của tổ chức này thì họ cho rằng khu vực công bao gồm các tổ chức do

Trang 38

nhà nước tài trợ, làm chủ và điều hành nhằm cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng.Hiện nay bức tranh này đã thay đổi rất nhiều, càng ngày càng nhiều các chức năngtrong khu vực công được hợp đồng giao cho khu vực kinh tế tư nhân Vì vậy, tổchức này cũng lập luận cần đặt tên lại cho “khu vực công” (Public sector) là “dịch

vụ công” (Public services) Như vậy phạm vi của khu vực công sẽ được công nhậnmột cách rộng hơn là chỉ có các cơ quan trung ương và địa phương Sau đó,Broadbent and Guthrie cũng cho rằng quan niệm về một khu vực công là khu vực

do nhà nước làm chủ, sử dụng công quỹ và điều hành không còn thích hợp nữa.Thay vào đó, việc cung cấp dịch vụ công có thể được tổ chức và thực hiện bằngnhiều cách khác nhau thông qua các tổ chức và cơ chế khác nhau Dịch vụ công cóthể có yếu tố như là thuộc sở hữu nhà nước, do công quỹ tài trợ, do nhà nước chỉđạo và điều hành, có kết hợp theo nhiều cách, nhưng nhà nước không còn trực tiếplàm chủ và cung cấp các dịch vụ công cho cộng đồng Trong khi một số trường hợpcho thấy chức năng của dịch vụ công hiện nay không thay đổi thì lại có nhiều thayđổi trong sử dụng công quỹ, quản trị và trách nhiệm kiểm soát và điều hành cácdịch vụ công cũng như công tác kế toán và kiểm toán với các dịch vụ đó Ngoài ra,cũng có những thay đổi mang tính cơ cấu và khu vực tư nhân ngày càng tham giavào khu vực công, cũng như việc áp dụng cách tiếp cận của khu vực tư vào khuvực công trong việc cung cấp dịch vụ (ACCA, 2010)

Nhận xét: Bốn định nghĩa trên đều có những nét riêng biệt nhưng địnhnghĩa của tổ chức Broadbent and Guthrie là định nghĩa sâu sắc nhất về các “dịch vụcông” và đưa ra khái niệm chính xác nhất về phạm vi hoạt động của khu vực cônghiện nay Nghĩa là khu vực công bao gồm các cơ quan trung ương, địa phương vàcác đơn vị, tổ chức cung cấp dịch vụ công chịu sự kiểm soát của nhà nước hoặc docông quỹ tài trợ hoặc do nhà nước chỉ đạo và điều hành Hơn nữa, định nghĩa nàycũng khá linh hoạt để giúp chúng ta ghi nhận cơ cấu và thành phần của khu vựccông rất khác nhau tại các nước và thay đổi theo thời gian Ngoài ra, định nghĩanày không phủ định các định nghĩa của IMF và IPSASB đưa ra mà ngược lại càngcủng cố và chứng minh rõ ràng hơn cho các định nghĩa đó (ACCA, 2010)

Trang 39

2.1.2 Các đặc điểm của đơn vị khu vực công

Trên thế giới, hiện tại thì việc tổ chức KVC có thể thực hiện theo nhiều

mô hình khác nhau, chẳng hạn như nhà nước quản lý trực tiếp hay nhà nước cấpngân sách hoạt động hay thành lập các đơn vị có sự liên kết với những tổ chức khácbên ngoài Việc tổ chức KVC của quốc gia theo mô hình nào sẽ tùy thuộc vào chínhsách của Nhà nước, tổ chức Đảng, đoàn thể, tổ chức kinh tế chính trị xã hội, cácchính sách công… để có được một mô hình phù hợp nhất với quốc gia của mình(Phạm Quang Huy, 2014) Nhưng dù theo mô hình nào hay cấu trúc như thế nàohay vận hành thực tế ra sao thì khu vực công luôn là một thành tố quan trọng trongnền kinh tế một vùng, lãnh thổ cũng và không thể thiếu trong bất kỳ quốc gia nào.Dưới đây, tác giả trình bày các đặc điểm của đơn vị khu vực công như sau:

Thứ nhất, hướng đến sự phát triển của kinh tế: hiện nay, một tỷ trọng không nhỏ

tại các nước thì sự phát triển kinh tế phụ thuộc khá lớn vào sự phát triển của cácngành công nghiệp cơ bản và công nghiệp nặng, chẳng hạn như sắt, thép, vận tảibiển, khai thác mỏ…bởi những ngành này sẽ cung cấp nguyên liệu thô cho cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa Để vận hành được những doanh nghiệp trong lĩnh vựcnày thì cần một lượng vốn khổng lồ và điều này chỉ có thể được tài trợ bởi hệ thốngtài chính khu vực công của chính phủ

Thứ hai, hướng đến sự phát triển vùng, khu vực: các DN thuộc khu vực tư nhân

thường sẽ bỏ qua sự quan tâm đối với những vùng nghèo khó hoặc lạc hậu, nhưngđối với các đơn vị công thì lại được giao hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ trên tất

cả mọi vùng trong cả nước Bằng cách này, KVC giúp giảm dần và hướng đến loại

bỏ sự mất cân bằng giữa các khu vực và mang lại sự phát triển chung cho quốc gia

Thứ ba, tạo việc làm cho nhân công: các khu vực công thì cũng cần một bộ

phận cán bộ, công chức, viên chức làm việc với số lượng không nhỏ Ngoài ratrong khu vực công cũng cần tuyển dụng nhân sự với đa dạng các trình độ khácnhau Điều này sẽ cung cấp một lượng việc làm khá lớn cho các cá nhân trong xãhội

Trang 40

Thứ tư, không vì mục đích lợi nhuận: các tổ chức trong khu vực công đang hoạt

động trong nhiều lĩnh vực, cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công cho xã hội màkhông có sự quan tâm, cân nhắc đến mức lợi nhuận mà tổ chức có thể đạt được

Thứ năm, bảo vệ một số rủi ro cơ bản trong quá trình hoạt động: một số ngành

nghề mang tính chất đặc thù do điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng cũng như nguồnvốn nên một số lĩnh vực đòi hỏi sự độc quyền nhất định Đồng thời, một số rủi ro

cơ bản trong hoạt động sẽ được nhà nước, chính phủ có thể đảm bảo

2.1.3 Quản trị tài ch nh trong khu vực công

2.1.3.1 Phương pháp quản lý tài ch nh trong các đơn vị công lập

a) Hình thức quản lý tài chính trong các đơn vị công lập

Quản lý theo hình thức thu đủ-chi đủ: Nghĩa là trong quá trình hoạt độngđơn vị thu được bao nhiêu nộp toàn bộ vào NSNN và nhu cầu chi tiêu bao nhiêuNSNN cấp phát đủ theo dự toán được duyệt

Quản lý theo hình thức tự chủ tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế vàkinh phí QLHC: Đối tượng áp dụng hình thức này là những cơ quan hành chính cáccấp từ trung ương đến cấp xã phường thị trấn theo quy định Các đơn vị này đượcchủ động phân bổ và sử dụng các khoản kinh phí thường xuyên được giao tự chủcho phù hợp với nhu cầu thực tế Kinh phí tiết kiệm được từ quỹ lương do thựchiện tinh giảm biên chế được sử dụng toàn bộ cho mục đích tăng thu nhập của cán

bộ công chức

b) Biện pháp quản lý tài chính trong các đơn vị công lập

Quản lý tài chính đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp đòi hỏi phảicăn cứ vào tính chất đặc điểm hoạt động của từng ngành từng đơn vị cơ quan để ápdụng các biện pháp quản lý cho phù hợp Trong quản lý tài chính đơn vị HCSN có

3 biện pháp sau đây:

- Quản lý theo dự toán kinh phí: Nghĩa là trong quá trình hoạt động chỉ căn

cứ vào nhu cầu thực tế để tính toán lập dự toán và cấp phát kinh phí Quản lý theobiện pháp này có nhược điểm làm cho các đơn vị thiếu chủ động trong việc chi tiêunặng về công tác hành chính sự vụ

Ngày đăng: 10/12/2019, 16:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w