1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Gavorốt- Đứa con của thành Pari

4 2,4K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 33 KB

Nội dung

Gavơrốt- Đứa con của thành Pari " .Chú không phải là trẻ con, chú không phải là ngời lơn. Chú là một trẻ ranh kì ảo, một tiểu đồng. .Chú ngã xuống chỉ để mà chồm lên. Chú ngồi thẳng ngời, một dòng máu đỏ chảy dọc mắt chú. Chú đa hai tay lên trời, nhìn về phía bọn bắn súng, cất tiếng hát: Ta ngã trên hè Tại cụ Vônte Mũi ta chảy nớc Vì bác . Chú hát không hết. Một viên đạn thứ hai cũng của tên lính ấy đã làm cho chú câm bặt. Lần này chú ngã sấp xuống mặt đờng, không động đậy nữa. Linh hồn bé bỏng ấy đã bay đi" Linh hồn bé bỏng ấy mang tên Gavơrốt. Đọc "Những ngời khốn khổ" của đại văn hào V. Huygô nếu nh hình tợng vĩ đại và cao cả của nhân vật chính Giăng Văn Giăng để lại những ấn tợng hùng vĩ vì lòng vị tha và nhân hậu, nếu nh hình tợng tột cùng đau khổ Phăng Tin gợi lên nguồn cảm thơng không nguôi về tình mẫu tử thì hình tợng chú bé thành Pari ấy làm chan hoà trong tôi niềm xúc động mãnh liệt trớc một tuổi thơ nghèo khó nhng sáng trong, nhân ái và dũng mãnh. "Nếu ngời ta hỏi cái thành phố khổng lồ: "Thằng bé ấy là ai?" Nó sẽ trả lời: "Con tôi". Gavơrốt là con của Pari khổng lồ, là một trong hàng vạn đứa trẻ bị bỏ rơi, lang thang trên đờng phố. Gavơrốt mồ côi, nhng chú cũng có cha có mẹ, cũng có một mái nhà dù là dột nát, cũng có chị có em. Mồ côi thì đã là bất hạnh, nhng có mẹ có cha mà bị bỏ rơi thì bất hạnh hơn nhiều. Và càng bất hạnh hơn nữa, khi trái tim nhỏ nhoi non nớt của chú chấp nhận điều khổ đau với một tinh thần ơng ngạnh đến gai lòng: "Chú không thấy thế là đau khổ mà cũng chẳng trách ai. Chú cũng chẳng biết đúng một ngời bố, một ngời mẹ thì nh thế nào"- Cái điều tối thiểu mà mỗi con ngời có quyền nhận từ trong nôi ấy, Gavơroots của chúng ta cũng không biết, không đợc biết. Cha mẹ chú đẩy chú ra đờng phố, ra cái xã hội ngột ngạt và xấu xa, ra cuộc đời đầy bão táp, cuộc đời cớp đi của chú cả cái quyền đợc bất hạnh. Thế là Gavơrốt bay đi. Cuộc sống của chú giờ đây nh bao trẻ lang thang khác: ăn thì ngày no ngày đói, ngời không bận áo, chân không vớng giày, trời là màn, đất là chiếu, không nhà ở, không bánh ăn, không tình thơng. Cuộc sống cùng khổ ấy, xã hội tối tăm đầy rẫy những bất công, trộm cớp, gái điếm, cảnh sát ấy đã nhào nặn nên "chú nhóc" của mình bằng một thứ đất thô. Nhng thổi vào cái chất liệu phố phờng ấy là một linh hồn, Gavơrốt manh tâm hồn trong sáng, một hòn ngọc của tuổi thơ ngây. Mà ngọc có ngâm dới bùn cũng chẳng tiêu tan trong bùn. Nói đúng hơn, Gavơrốt là hoà quyện của tính cách trẻ lang thang đờng phố, của một lòng yêu đời và trào lộng, của một lòng nhân ái và dũng mãnh. ở Gavơrốt, lòng yêu cuộc sống nh là bản năng tự nhiên vậy. mà cũng ở chú, yêu đời có nghĩa là trào lộng, là hài hớc. Không thể tin đợc một chú bé bị cuộc đời hắt hủi, bị xã hội ngợc đãi mà lại có thể yêu cuộc sống đến thế. Chú không than vãn không trách cứ, lúc nào chú cũng vui vẻ ca hát trong tự do. Về điểm này thì có lẽ chú hơn cả ngời lớn. Dờng nh tình yêu trong chú luôn là một sức sống mãnh liệt, luôn trỗi dậy. Mà điểm đáng kính phục nhất là chú biết cời vào khó khăn, biết vui cời ngay cả lúc cùng khổ. Bên trong cả vẻ trào lộng ấy của chú là một tinh thần dẻo dai bất khuất. Nhng nét nổi bật sáng ngời trong tâm hồn Gavơrốt chính là lòng nhân ái. Đó là xuất phát điểm của tất cả những điều đẹp đẽ nơi con ngời chú: lòng yêu cuộc sống, lòng dũng cảm. T- ởng nh cái xã hội tối tăm mà chú bị đẩy vào đã tôi luyện chú thành chai sạn, dạn dày trớc cuộ đời. Hoàn toàn không. Bên trong tấm thân gầy gò xanh xao và rách rới cháy sáng ngọn lửa của tình thơng yêu và vị tha cao cả. Nh mọi đứa trẻ trên đời, Gavơrốt yêu gia đình và cũng nh mọi đứa trẻ lang thang trên đời, Gavơrốt khao khát đợc có nó, trở về với nó. Cho dù cha chú không nghĩ tới chú và mẹ chú không yêu chú, cho dù mái nhà của chú không tiếp nhận chú nữa nhng Gavơrốt vẫn thờng trở về "thăm nhà". Cái gì đã thúc đẩy bớc chân tự do lang thang ấy trở về ngỡng cửa ngôi nhà nghèo khổ của mình, nếu không phải là tình yêu và lòng vị tha chỉ có đợc ở một đứa trẻ. Với ngôn ngữ của phố phờng, chú nói: "Chà, mình phải viếng thăm bà bô một chút chứ!" Nhng có nghĩa trái tim chú nói: "Nào, hãy về với mẹ!" Thật cảm động khi tình yêu thơng non nớt bị che dới lớp bụi đời dạn dày, gai ngạnh và từng trải. Nhng ngôi nhà mà bếp lò lạnh tanh, lòng ngời cũng lạnh tanh ấy, ngời mẹ mà trái tim nhẫn tâm và cứng rắn hơn cả viên đá lát đờng ấy không s- ởi ấm đợc Gavơrốt bé nhỏ. Chú đem tình thơng yêu vốn là bản năng của mình, tình thơng yêu mà ngời thân không thèm nhận, đem đi cho mọi ngời và cuộc đời với tất cả lòng vô t và nghĩa hiệp trẻ thơ. Gavơrốt lén ném chiếc ví lấy trộm đợc của Giăng Văn Giăng vào vờn cụ Mabốp, tựa nh đó là của từ trên trời rơi xuống. Chắc hẳn lúc ấy dù mình còn đói meo mà Gavơrốt vẫn thấy một niềm vui trong sáng theo tinh thần hiệp sĩ. Xuất phát từ lòng cảm thông thực sự với những kẻ cùng khổ, Gavơrốt luôn muốn giúp đỡ họ, chia sẻ với họ. Bản thân mình thì co ro trong giá rét, nhng Gavơrốt chẳng ngại ngần ném cho cô bé rách rới chiếc khăn len cũ rách. Rồi ma. Rồi óc hài hớc thắng cả buốt giá, trào lên đôi môi tím ngắt của chú bé: Ô hay! Thế này là nghĩa làm sao? Chúa phúc đức ơi! Nếu có ma thế này thì tôi phải huỷ việc múa ma dài hạn! Rồi chú nhìn lại cô bé đang thu mình trong chiếc khăn quàng và kì lạ thay liền thấy ấm lòng. Chú ngửa mặt lên trời thét. Thua nhé! Giá rét phải thua ngọn lửa cháy sáng và sức nóng ấm toả ra từ lòng ngời, mà lại từ tấm lòng của một chú bé lang thang. Thua nhé! Thiếu thốn và đói nghèo phải khuất phục một chú nhóc Pari, từng chở che và cu mang hai đứa trẻ cũng bị bỏ rơi nh mình. Thế mới biết cùng cảnh ngộ, đến ngay cả trẻ thơ cũng biết thơng yêu đùm bọc lấy nhau. Cai thằng be mời hai tuổi đầu ấy bỗng trở thành vị cứu tinh, trở thành ngời anh, ngời cha của hai đứa trẻ lạc mà không biết đó là em ruột của mình! nghèo khổ lại thơng lấy nhau, lại tìm đến nhau nh thế đấy! Bỗng chốc tôI thiết tha đợc ôm riết lấy bàn tay gầy guộc của Gavơrốt, mà cậu em út cũng đã từng ôm chặt vào lòng qua giấc ngủ trong bụng con voi quảng trờng, để cùng cảm thấy mình đợc truyền cho một sức mạnh thơng yêu dạt dào. Khi những bàn tay xiết chặt vào nhau, tởng nh thế giới chỉ còn là những mối dây tình cảm êm đềm và vững chãi, bao dung và che chở. Khi những bàn tay xiết chặt vào nhau, thế giới không còn khổ đau, ngoài kia không còn ma bão. Khi những bàn tay xiết chặt chỉ còn yêu là có nghĩa trên đời. Gavơrốt, bàn tay em đã truyền cho tôi điều đó! Nhng không chỉ có tình yêu lớn lao tôi nhận đợc từ em mà còn là lòng dũng cảm nơi em đến huyền thoại. Cách mạng nổ ra, Gavơrốt là chiến sĩ, Gavơrốt đem vào chiến trờng, vào nơi sinh tử, đến đối mặt với cái chết cả bầu nhiệt tình có sẵn trong em, cả sự tinh nghịch trẻ thơ chan chứa trong em. Một lần nữa đó là sức sống. Tất cả hoà quyện kết dính với nhau tạo nên một lới thép mảnh mai nhng bền dai trong tinh thần cậu bé, tạo nên lòng dũng cảm vô song trong tâm hồn cậu bé. Gavơrốt quyết định đi nhặt đạn đem về cho các chiến sĩ. Giữa làn đạn, đứa con của thành Pari ấy thản nhiên đùa với tử thần, với cái chết. Em cất tiếng hát, tiếng hát trong trẻo và cao vút đã theo em trong cả cuốc đời thơ bé lang thang. Em hát và tiếng hát với cảnh tợng em len lỏi giữa hai làn đạn bỗng trở nên kì ảo, trở nên huyền thoại. Quân cách mạng trong chiến luỹ thì nín thở theo từng bớc chân em. Bọn quân chính quy và quốc dân nhắm bắn em. Không trúng và không thể nào trúng, đạn không thể chạm vào một thiên thần anh dũng nh thế. Gavơrốt cứ đi và hát, với chiếc giỏ trong tay, em trông hiền lành nh đi lợm quả dại, nh một tiểu đồng tung tăng trong bình yên. Không phải ngẫu nhiên mà V. Huygô làm cho cái chết của em kì ảo. Vì em không hát hết bài hát của mình nhng tiếng hát cao vút của em ngân lên, bất diệt và can đảm, bay theo linh hồn nhỏ bé vĩ đại. và tởng nh em không bao giờ chết. Vì Gavơrốt- em là đứa con của Pari đau thơng- em là đứa con của Pari anh dũng, vì em, Gavơrốt là con của dân tộc Pháp quật cờng. Gavơrốt không còn là cái tên riêng, một cá tính riêng nào, Gavơrốt đã trở thành huyền thoại, trở thành khuc nhạc rộn rã với những nốt thanh rất cao trong bản anh hùng ca phố Xanh Đơni- Hạt bụi kết thân với bão táp. Gavơrốt không còncủa riêng thành Pari nữa, không còncủa riêng nớc Pháp nữa. TôI nhìn thấy em trong cuộc đời lang thang của chú bé nghệ sĩ rê- mi trong Không gia đình. Tôi nhìn thấy em trong một Goocki thuở nhỏ với Thời thơ ấu gian khổ. Tôi nhìn thấy em trong cả Vanca Giucốp của Trê- khốpvà đây nữa cả cậu bé Nguyên Hồng đất nớc tôi Linh hồn bé bỏng mang tên Gavơrốt vĩ đại vì mang cả linh hồn trẻ Pari, của những đứa em ruột bị bỏ rơi của Co-dét thuở nhỏ lẫn chị Ê-pô-nin bất hạnh. Và khi em hiên ngang thách thức quân thù, tôi lại thấy những em bé thành Lê-nin-grát xông pha qua vòng vây với chiếc bi đông nhỏ, tôi lại thấy những em du kích thành Huế đất nớc tôi phất cao lá cờ đẫm máuGavơrốt- là tuổi thơ đau khổ và dũng cảm. Đó là tên em. Tất nhiên Gavơrốt là con của V. Huygô nữa- Vì có em, V.Huygô từ hai thế kỉ trớc đã đa vấn đề xã hội lớn lao, dới cách nhìn nhân đạo sâu sắc. Ông viết: Trong nền văn minh hiện đại-hãy còn xa mới hoàn chỉnh này- những gia đình đổ vỡ, tiêu tan trong bóng tối không phải là hiếm có, bất thờng, những gia đình đã bỏ vài ruột rà của mình trên đờng phố. Do đó mà có những số phận con ngời mờ mịt Đấy là trong xã hội nớc Pháp đầu thế kỉ XIX. Nh- ng còn giờ đây, khi chiến tranh đã qua lâu rồi, bão táp đã qua lâu rồi, hết rồi đói nghèo thiếu thốn, sao trong xã hội tơi đẹp của chúng ta, vẫn còn không ít những chú bé Gavơrốt lang thang. Câu hỏi của V.Huygô đến giờ vẫn nhức buốt, nổi cộm trong xã hội hiện đại này. Vẫn còn đó. Hãy đem trả lại cho các em hạnh phúc, niềm vui, bình yên. Hãy đem những hòn ngọc đã bị ngâm trong biển ra mài giũa, trau chuốt. Hãy để cho Gavơrốt chỉ còn là huyền thoại- một anh hùng ca năm xa. Đại văn hào V. Huy gô mang một t tởng nhân đạo hết sức cao cả vào tác phẩm của mình. Ông muốn chữa xã hội Bằng ánh sáng. ánh sáng lám cho mọi vật lành mạnh. ánh sáng làm cho cháy sáng. Hãy đào tạo những con ngời, hãy làm cho họ sáng lên để họ toả hơi nóng làm ấm chúng ta Từ nhỏ, tôi đã không bao giờ cầm đợc nớc mắt khi đọc đến đây: Nhng cuối cùng, một phát đạn ngắm đúng hơn, hoặc giảo hoạt hơn đã tai phải chú bé ma trơi. Chú lảo dảo rồi ngã quỵ xuống. Toàn thể chiến luỹ thét lên một tiếng. Nhng chú lùn ấy lại có cáI đặc tính của Ăng-tê. Chú bé lang thang của Pari khi da thịt chạm mặt đờng thì cũng nh ngời khổng lồ Ăng-tê chạm mặt đất. Chú ngã xuống để mà chồm lên, Chú ngồi thẳng ngời, một dòng máu đỏ chạy dọc mặt chú. Chú đa hai tay lên trời, nhìn về phía bọn bắn súng cất tiếng hát: Ta ngã trên hè Tại cụ Vônte Mũi ta chảy nớc Vì bác Chú hát không hết. Một viên đạn thứ hai cũng của tên lính ấy đã làm cho chú câm bặt. Lần này chú ngã sấp xuống đờng, không động đậy nữa. Linh hồn bé bỏng vĩ đại ấy đã bay đi Linh hồn bé bỏng vĩ đại ấy mang tên Gavơrốt. . không bao giờ chết. Vì Gavơrốt- em là đứa con của Pari đau thơng- em là đứa con của Pari anh dũng, vì em, Gavơrốt là con của dân tộc Pháp quật cờng. Gavơrốt. cái thành phố khổng lồ: "Thằng bé ấy là ai?" Nó sẽ trả lời: " ;Con tôi". Gavơrốt là con của Pari khổng lồ, là một trong hàng vạn đứa

Ngày đăng: 16/09/2013, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w