1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CACH MANG THANG 10.doc

5 447 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 96 KB

Nội dung

CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA: ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ Nguyễn Tiến Nghĩa Xét trên bình diện lịch sử toàn thế giới, Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga, cuộc cách mạng gắn liền với tên tuổi của V.I. Lê-nin vĩ đại, là một sự kiện lớn nhất trong thế kỷ XX, đánh dấu sự khởi đầu một thời đại mới trong lịch sử nhân loại - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, chủ nghĩa cộng sản từ chỗ chỉ là "bóng ma đang ám ảnh châu Âu" trong thế kỷ XIX đã trở thành hiện thực ngay từ những thập niên đầu thế kỷ XX. Chính quyền xô-viết được thành lập sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười đã xoá sạch mọi tàn dư của chế độ phong kiến- quân chủ và đẳng cấp ở nước Nga Sa hoàng, thủ tiêu những tỳ vết phong kiến trong sở hữu và sử dụng ruộng đất, trong cách đối xử với phụ nữ, trong quan hệ với các dân tộc bị áp bức. Chính quyền xô-viết đã đưa nước Nga ra khỏi vòng xoáy của cuộc chiến tranh đế quốc, thực hiện chính sách hoà bình và bình đẳng giữa các dân tộc, mở ra cho các dân tộc thuộc địa trên thế giới con đường đấu tranh vì chủ quyền, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Tầm vóc ý nghĩa và giá trị lịch sử của Cách mạng Tháng Mười là điều không thể phủ nhận. Vậy mà, ngày nay khi "lý sự" về những nguyên nhân đổ vỡ của chủ nghĩa xã hội ở đất nước xô-viết, sự thoái trào tạm thời của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, những kẻ chống phá chủ nghĩa xã hội lại không ngớt tung ra những luận điệu cho rằng, lý tưởng xã hội chủ nghĩa tự nó đã mang tính giả tạo, không tưởng và không thể thực hiện được trong thực tiễn; rằng Lê-nin và những người bôn-sê-vích không chỉ "bước qua" quy luật lịch sử khách quan, mà còn "cố tình áp đặt" theo ý chí chủ quan những lý tưởng này vào nước Nga; rằng Cách mạng Tháng Mười chỉ là một sự kiện mang tính ngẫu nhiên, là một cuộc bạo động do những người bôn-sê-vích, theo "chỉ thị ngẫu hứng" của Lê-nin, tiến hành dựa trên nhiệt tình cách mạng của tầng lớp vô sản "lưu manh"; rằng Cách mạng Tháng Mười là cuộc cách mạng vô sản chứ không phải là cuộc cách mạng mang tính nhân dân bởi nó không được nhân dân đồng tình ủng hộ; rằng cuộc Cách mạng này là "sai lầm vĩ đại nhất" trong lịch sử và may mắn thay "sai lầm vĩ đại nhất" này đã được chỉnh sửa dứt điểm hồi tháng 8-1991(I-a-cốp-lép, Vôn-cô-gô-nốp .) v. vv Những luận điệu trên hoàn toàn không chỉ vô căn cứ, chủ quan, phiến diện, xa rời thực tế nước Nga khi đó mà còn là sự vu khống, xuyên tạc, phủ định lịch sử một cách sạch trơn, và, về thực chất, đó cũng chẳng phải là những "lý sự" mới mẻ gì cả. Những "lý sự " đó chỉ là lối theo đuôi, lặp lại với những gì mà những "tiền bối" của họ đã từng công kích cuộc Cách mạng vĩ đại này, ngay từ những ngày tháng đầu tiên khi Cách mạng giành thắng lợi. Những sự công kích hằn học như thế chỉ nhằm phủ nhận ý nghĩa và giá trị lịch sử lớn lao của Cách mạng Tháng Mười, hạ thấp vai trò to lớn của Lê-nin trong cuộc cách mạng này. Hành động phản kháng của họ chỉ là đi ngược lại bánh xe của lịch sử mà thôi. Ngay cả nhiều nhân chứng lịch sử - những người đã từng chống Tìm kiếm: Tra cứu số đã ra: Liên kết Website: 1 đối và cả những người từng không có chút cảm tình nào với chính quyền Xô-viết, cũng phải lên tiếng phản bác sự công kích đó. Trước kia, khi đưa ra luận điểm lực lượng sản xuất của nước Nga chưa đạt đến trình độ phát triển văn minh đầy đủ để thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa, những "người hùng" của Quốc tế II và những nhà dân chủ tiểu tư sản, những kẻ theo đuôi chủ nghĩa men-sê-vích Nga đã cho rằng, Lê-nin và những người bôn-sê-vích đã "phớt lờ" và từ bỏ quan điểm của C. Mác về quy luật phát triển lịch sử khách quan, đã đẩy nước Nga tới một cuộc cách mạng phiêu lưu khi mà tình hình trong nước lúc đó chưa hề có những điều kiện chín muồi để chuẩn bị cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong bài "Về cuộc cách mạng của chúng ta", Lê-nin đã kịch liệt bác bỏ tính chất vô căn cứ trong sự phê phán mang tính "thông thái rởm", sáo rỗng như vậy đối với cuộc Cách mạng Tháng Mười vì các tác giả của sự phê phán này đã tuyệt nhiên không hiểu được điểm căn bản trong chủ nghĩa Mác, tức phép biện chứng cách mạng của chủ nghĩa Mác và không đánh giá đúng vai trò của nhân tố chủ quan trong tiến trình cách mạng. Người đã hỏi: "Các anh nói là muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải văn minh đã. Được lắm. Nhưng tại sao chúng ta lại không có thể bắt đầu tạo ra ở nước ta những điều kiện tiên quyết ấy của văn minh, bằng cách đuổi cổ bọn địa chủ, đuổi cổ bọn tư bản ra khỏi nước Nga, để rồi bắt đầu tiến lên chủ nghĩa xã hội? Các anh đã đọc trong những quyển sách nào nói rằng, những sự thay đổi như thế trong trình tự lịch sử thông thường là không thể thừa nhận được, không thể có được?" (1) . Đương thời, khi phân tích cụ thể sự phát triển của phong trào cách mạng ở nước Nga, Lê-nin đã chỉ rõ rằng tình hình trong nước và bối cảnh quốc tế diễn ra khi đó đã quyết định đặc trưng của cuộc cách mạng ở Nga, mà một trong những nhân tố quan trọng nhất chính là việc Nga bị lôi cuốn vào vòng xoáy của cuộc chiến tranh đế quốc- một cuộc chiến mà mỗi ngày đã ngốn hết khoảng 70 triệu rúp, đã làm cho gánh nợ trong nước và nợ nước ngoài của Nga lên đến con số 100 tỉ rúp, đã cướp đi sinh mạng của hơn 3 triệu người Nga, khiến cho cuộc sống của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động Nga bị rơi vào tình trạng cùng cực và quẫn bách hơn mức bình thường . Tóm lại, cuộc chiến tranh này đã đẩy đến đỉnh điểm những mâu thuẫn xã hội căng thẳng giữa giai cấp thống trị và quần chúng lao động. Bởi vậy, tính tất yếu lịch sử của Cách mạng Tháng Mười là điều không thể phủ nhận. Nhiều nhân chứng lịch sử, những nhà khoa học và chính trị hàng đầu của nước Nga hồi đó- những người đã không ủng hộ, thậm chí còn tỏ ra ác cảm với những người bôn-sê- vich, cũng phải thừa nhận tính tất yếu khách quan của cuộc cách mạng này. A.N. Béc- đi-a-ep, người đã từng bị trục xuất khỏi nước Nga Xô-viết, đã viết trong cuốn Cội nguồn và mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản ở nước nga như sau: "Ngay từ năm 1907, tôi đã tiên đoán rằng, nếu ở nước Nga nổ ra cuộc đại cách mạng thực sự, thì ắt hẳn những người bôn-sê-vích sẽ giành chiến thắng trong cuộc cách mạng đó .Chủ nghĩa cộng sản sẽ là tiền đồ không thể tránh khỏi đối với nước Nga" (2) . Nhiều sử gia nổi tiếng trên thế giới hiện nay như A. Ra-bin-nô-vich, X. Cô-en, R. Ta-ke-rơ .cũng đều đưa ra những khẳng định chia sẻ với sự tiên đoán của Béc-đi-a-ep. Bác lại luận điệu của những nhà "dân chủ đội lốt" ngày nay cho rằng, cách mạng 2 Tháng Mười dường như phá hoại sự phát triển của nền dân chủ Nga được thiết lập một cách hợp pháp sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Hai (1917), rằng những người bôn- sê-vich là những kẻ chiếm đoạt chính quyền một cách bất hợp pháp, rằng không ai ủy thác cho những người bôn-sê-vich quyền lãnh đạo nước Nga v.vv , nhà sử học nổi tiếng người Mỹ, ông X. Cô-en trong cuốn Bu-kha-rin kết luận: "Những nhận định như vậy là sai lầm. Những người bôn-sê-vich là lực lượng chính trị có uy tính nhất trong suốt toàn bộ năm 1917, đã khích lệ mọi tâm trạng căn bản của quần chúng nhân dân, là người đại diện chân chính của mọi tầng lớp nhân dân ." (3) Trở lại với nhiều bài viết đăng trên tờ "Xmê-na Vê-khơ" được xuất bản tại Thụy Sỹ vào những năm 20 của thế kỷ XX, các tác giả của những bài viết đó là giáo sư Iu. V. Cli-u- tsơ-ni-cốp, X.X. Cha-khô-chin, N.N. Pô-che-khin - những người đã chống đối Lê-nin, cũng bắt đầu phải xem xét lại thái độ của mình đối với Cách mạng Tháng Mười cũng như đối với chính quyền Xô-viết được xây dựng ở nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng. Giáo sư . Iu. V. Cli-u-tsơ-ni-cốp đã nhận định: Đứng trước sự lựa chọn "Điện Crem-li đỏ" hay "Điện Crem-li Sa hoàng"?, quần chúng nhân dân đã lựa chọn "Điện Crem-li đỏ" và toàn tâm toàn ý của họ đã được phản ánh trong Cách mạng Tháng Mười. Một trong những nhà tư tưởng của phong trào "Xmê-na-vê-khốp-xtơ-vơ", ông N.V. U- xtơ-ri-a-lốp trong cuốn sách của mình với tựa đề Cuộc chiến vì nước Nga đã đưa ra sự phân tích: "Không phải những sai lầm ngẫu nhiên của những lãnh tụ phong trào bạch vệ mà chính lô-gíc nội tại của phong trào này đã tự tiêu diệt nó. Phong trào bạch vệ tan vỡ bởi nó đánh mất niềm tự hào dân tộc, bởi nó trói buộc mình với những phần tử nước ngoài, tự làm mất uy tín của mình trước dân tộc do hậu quả của "căn bệnh mãn tính" là ỷ vào lực lượng đồng minh bên ngoài. Sự thống nhất của nước Nga được thực hiện dưới ngọn cờ của chủ nghĩa bôn-sê-vich tuân theo hệ tư tưởng của chủ nghĩa quốc tế nhưng thực hiện những nhiệm vụ dân tộc. Vì lẽ đó chẳng có gì phải nghi ngờ rằng cuộc chiến chống lại những người bôn-sê-vích rồi sẽ đi đến thất bại .Từ quan điểm của những người Nga yêu nước, chủ nghĩa bôn-sê-vích Nga đã nâng cao uy tín của nước Nga thống nhất trên trường quốc tế. Chủ nghĩa bôn-sê-vích Nga phải được đánh giá là nhân tố hữu ích duy nhất trong lịch sử dân tộc Nga ở giai đoạn đó" (4) . Ngay cả A. Đê-ni-kin, nguyên tổng chỉ huy quân bạch vệ ở miền Nam nước Nga cũng đã từng thốt lên rằng: "Chính phủ Lâm thời yếu ớt đã để mất quyền lực. Trong nước, ngoài những người bôn-sê-vích, không có lực lượng hữu hiệu nào có đủ tư cách có quyền khắc phục nổi những di sản nặng nề đó ." (5) A. Anh-xtanh, dù lúc đó còn chưa tin tưởng các biện pháp đấu tranh của những người bôn-sê-vích, nhưng vẫn phải thừa nhận một điều rằng, chính họ - những người bôn-sê- vích Nga thực sự trở thành những con người bảo vệ và làm sống lại lương tri của nhân loại. Trước và sau Cách mạng, những kẻ theo chủ nghĩa men-sê-vich, những đảng viên đảng xã hội, những kẻ theo đảng dân chủ lập hiến và chủ nghĩa quân chủ, bọn bạch vệ và những bọn bám gót đồng minh đế quốc luôn lớn tiếng vu khống hòng bôi nhọ, thoá mạ, 3 hạ thấp vai trò vĩ đại của Lê-nin. Đấu tranh với những điều vu khống hèn mạt đó đã trở thành nhiệm vụ thiêng liêng của những người cộng sản chúng ta ngày hôm nay. Công lao to lớn của Lê-nin trong cuộc Cách mạng Tháng Mười đã là một đề tài lớn được khẳng định trong hàng nghìn cuốn sách và bài viết của các học giả khắp nơi trên thế giới. Có nhiều công trình đã viết và so sánh vai trò các lãnh tụ cách mạng Nga, đặc biệt có những công trình đặt ra vấn đề so sánh vai trò ngang bằng của Lê-nin và Tơ-rôt-xki trong cuộc Cách mạng này. Song, chính bản thân Tơ-rôt-xki đã phải nhấn mạnh rằng, nếu vào thời gian đó (tháng 10-1917) Lê-nin không có mặt ở Pê-tec-bua thì cách mạng sẽ không thể nổ ra được. Là một người luôn chống lại những người bôn-sê-vich, A.N. Bec-đi-a-ép cũng không thể phủ nhận một thực tế rằng: "Năm 1917, nước Nga đã đứng trước tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ và sự đổ vỡ. Chính Lê-nin và những người bôn-sê-vich đã cứu nước Nga. Họ đã ngăn chặn tình trạng này và có thể tổ chức một xã hội mới, tuyên bố hoà bình, xoá bỏ chế độ phong kiến, mang lại ruộng đất cho nông dân .Tất cả những điều đạt được đó, không có gì phải bàn cãi, là công lao của Lê-nin và những người bôn-sê- vich trước nhân dân Nga" (6) . Theo hồi ký của A.K. Va-rôn-xki được viết vào năm 1926, "trong đảng ta không có một ai lại cảm nhận và hiểu biết nước Nga một cách rành rọt, sắc sảo, tinh tế như Lê- nin. Một tình yêu mãnh liệt ắt hẳn cũng kéo theo một lòng căm thù sâu sắc. Tình yêu và lòng căm thù đó ở Lê-nin đều tới cực độ: căm thù nước nga Sa hoàng, quý tộc và tình yêu đối với nước Nga của giới cần lao cùng khổ. Lê-nin là một chiến sỹ quốc tế cộng sản vĩ đại nhất. Song, Người vẫn là một người Nga chân chính nhất" (7) Trong cuốn Thế giới nói về đất nước Tháng Mười, theo lời của nhà báo người Mỹ, ông G. Ri-đơ, người đã từng quan sát kỹ lưỡng vị lãnh tụ của cuộc Cách mạng này, "Đối với Đảng và tất cả những ai đứng về phía Đảng, Lê-nin quả là một lãnh tụ nhân dân phi thường, với trí tuệ của mình Người rất biết cách làm rõ những ý tưởng phức tạp nhất bằng những ngôn từ giản đơn nhất và phân tích một cách sâu sắc hoàn cảnh trên cơ sở kết hợp sự linh hoạt mềm dẻo sắc sảo và dũng khí táo bạo của trí tuệ". Ông G. Oen thì nhận xét rằng, "Lê-nin là một nhà tư duy độc đáo. Trong những ngày diễn ra cuộc Cách mạng Tháng Mười, Lê-nin đã thể hiện rõ sự tỉnh táo trong phán đoán và tầm nhìn xa của mình. Người đã nhóm lên ngọn lửa nhiệt tình, kiên định và sáng tạo trong nhân dân Nga. Và còn nhiều, rất nhiều những lời cảm tưởng sâu sắc như vậy về Người được phản ánh trong cuốn sách (8) . Đánh giá Cách mạng Tháng Mười và những thành quả xã hội mà cuộc Cách mạng này mang lại, nhà nghiên cứu xô-viết học người Mỹ A. U-lam nhấn mạnh: Chính việc phủ định lập trường phiêu lưu cách mạng là điểm xuất phát của chủ nghĩa mác-xít Nga. Những người mác-xít Nga đã bắt đầu từ việc kiên quyết bác bỏ chủ nghĩa anh hùng của phong trào được gọi là "ý dân", cực lực phản đối không chỉ những hành động khủng bố mà còn cả quan niệm về cách mạng chỉ như cuộc đảo chính nhà nước. Cách mạng Tháng Mười nổ ra bởi lẽ trật tự cũ đã mục nát và không có khả năng phục hồi. Cách mạng Tháng Mười đã thổi bùng lên ngọn lửa hy vọng cho tất cả những con người bị áp 4 bức, đồng thời còn làm cho kẻ thù của mình trở nên nhân đạo hơn, bởi "nguy cơ" của chủ nghĩa cộng sản ở mức độ lớn khiến cho chủ nghĩa tư bản bắt đầu phải tự điều chỉnh và buộc phải giải phóng hàng triệu người khỏi ách thực dân ." (9) Hôm nay, mặc dù đã bị đổ vỡ, nhưng chính quyền xô-viết được thành lập sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười vẫn để lại một dấu ấn sâu đậm trong tâm khảm nhân dân toàn thế giới. Kinh nghiệm lịch sử và những thành tựu mà các dân tộc anh em trên đất nước xô-viết giành được trong suốt hơn bảy thập niên xây dựng chủ nghĩa xã hội vẫn mãi là một trang hào hùng trong pho sử nhân loại. Không chỉ những người dân xô-viết trước đây mà cả chúng ta ngày nay hoàn toàn tự hào khi gắn những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới đất nước dưới ánh sáng soi đường của cuộc Cách mạng Tháng Mười và vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng- V.I. Lê-nin. (1) V.I. Lê-nin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, t45, tr 433 (2) A.N. Bec-đi-a-ep: Cội nguồn và mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản ở nước Nga, Mát- xcơ-va, 1990, tr93 (tiếng Nga) (3) X. Cô-en: Bu-kha-rin, Mát-xcơ-va, 1989, tr74 (tiếng Nga) (4) Tạp chí Đối thoại, số 10-2003, tr 55 (tiếng Nga) (5) Tạp chí Ngôn luận, số 11-1990, tr 47 (tiếng Nga) (6) A.N. Bec-đi-a-ep: Sđd, tr 93 (7) Xem Tạp chí Đối thoại, số 5-1997 (tiếng Nga) (8) Xem Thế giới nói về đất nước Tháng Mười, Mát-xcơ-va, 1967 (tiếng Nga) (9) Xem Tạp chí Đối thoại, số 10-2003, tr 54-55 (tiếng Nga) 5 . không ngớt tung ra những luận điệu cho rằng, lý tưởng xã hội chủ nghĩa tự nó đã mang tính giả tạo, không tưởng và không thể thực hiện được trong thực tiễn;. những lý tưởng này vào nước Nga; rằng Cách mạng Tháng Mười chỉ là một sự kiện mang tính ngẫu nhiên, là một cuộc bạo động do những người bôn-sê-vích, theo

Ngày đăng: 16/09/2013, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w