1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển

115 49 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNTrong quá trình thực hiện đề tài: "Quản lý dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Kạn", ngo

Trang 1

NÔNG THỊ THU HÀ

QUẢN LÝ DỊCH VỤ CHO VAY PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn

"Quản lý dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Kạn " làtrung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi

Tôi xin cam đoan, luận văn là công trình nghiên cứu dựa trên cơ sở lýthuyết đã được học tập và qua tìm hiểu tình hình thực tiễn tại Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn, dưới dự hướng dẫn của TS Ma ThịHường

Những số liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trungthực, các giải pháp đưa ra xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu, kinh nghiệm phùhợp với địa phương và chưa được sử dụng để bảo vệ bất cứ một luận văn nào

Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên

Thái Nguyên, tháng 01 năm 2019

Tác giả luận văn

Nông Thị Thu Hà

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài: "Quản lý dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Kạn", ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân,

tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ động viên của nhiều cá nhân, tập thể

Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu nhà trường, toàn thểcác thầy cô giáo Khoa Quản lý kinh tế, Viện Đào tạo sau đại học đã truyền đạtcho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận vănnày Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Ma Thị Hường

đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn thànhquá trình nghiên cứu đề tài này

Đây là công trình nghiên cứu, là sự làm việc nghiêm túc của bản thân,song do khả năng và trình độ có hạn, chắc rằng đề tài sẽ không tránh khỏi nhữngthiếu sót Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, bạn

bè và bạn đọc quan tâm tới đề tài

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 01 năm 2019

Tác giả luận văn

Nông Thị Thu Hà

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Ý nghĩa khoa học của luận văn 4

5 Kết cấu của luận văn 4

Chương 1:LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝDỊCH VỤ CHO VAY PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.1 Lý luận về quản lý dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn tại các Ngân hàng thương mại 5

1.1.1 Khái niệm, chức năng và phân loại ngân hàng thương mại 5

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và mục tiêu của quản lý dịch vụ cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng thương mại 9

1.1.3 Nội dung quản lý dịch vụ cho vay nông nghiệp nông thôn của các Ngân hàng thương mại 18

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn của ngân hàng thương mại 24

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng Thương mại 28

Trang 6

1.2.1 Kinh nghiệm quản lý dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông

thôn của Agribank chi nhánh Thái Nguyên 28

1.2.2 Kinh nghiệm quản lý dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn của Agribank chi nhánh Phú Thọ 29

1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho Agribank - Chi nhánh Bắc Kạn 31

Chương 2:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 31

2.2 Phương pháp nghiên cứu 32

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 32

2.2.2 Phương pháp tổng hợp số liệu 35

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu thông tin 35

2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 36

Chương 3:THỰC TRẠNG QUẢN LÝDỊCH VỤ CHO VAY PHÁT TRIỂNNÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC KẠN 38

3.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Agribank - CN Bắc Kạn 39

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh 39

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn 40

3.1.3 Cơ cấu tổ chức 43

3.2 Thực trạng quản lý dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn tại Agribank Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017 52

3.2.1 Tổ chức lập kế hoạch cho vay vốn 52

3.2.2 Tổ chức triển khai và thực hiện kế hoạch hoạt động cho vay vốn 58 3.2.3 Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay vốn 67

3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn tại Agribank Bắc Kạn 70

3.3.1 Nhân tố chủ quan 70

Trang 7

3.3.2 Nhân tố khách quan 73

3.4 Đánh giá chung về quản lý dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn của Agribank Bắc Kạn 79

3.4.1 Những kết quả đạt được 79

3.4.2 Những hạn chế 80

3.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 81

Chương 4:GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỊCH VỤ CHO VAY PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH TỈNH BẮC KẠN 86

4.1 Định hướng hoạt động cho vay của Agribank Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn 2025 86

4.2 Giải pháp tăng cường quản lý dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn tại Agribank Bắc Kạn 88

4.2.1.Giải pháp về lập kế hoạch hoạt động cho vay 88

4.2.2.Giải pháp về triển khai và tổ chức thực hiện 89

4.2.3.Giải pháp về tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn 93

4.3 Kiến Nghị 94

4.3.1.Kiến nghị với Nhà nước 94

4.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 94

4.3.3 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương, các ngành liên quan 95 4.3.4 Kiến nghị với AgribankViệt Nam 96

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

PHỤ LỤC 101

Trang 8

NHNo : Ngân hàng nông nghiệp

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Kết quả huy động vốn của Agribank chi nhánh Bắc Kạn 47Bảng 3.2 Kết quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Bắc

Kạn 48Bảng 3.3 Lập kế hoạch cho vay tại Agribank chi nhánh Bắc Kạn 55Bảng 3.4 Số lượng cán bộ viên chức tại Agribank chi nhánh Bắc Kạn 58Bảng 3.5: Số lượng khách hàng vay vốn phát triển nông nghiệpnông

thôntại chi nhánh Agribank Bắc Kạn giai đoạn 2015 - 2017 60Bảng 3.6 Số vụ sai phạm về quản lý tài sản bảo đảm 64Bảng 3.7 Phân loại nợ theo nhóm nợ của Agribank chi nhánh Bắc

Kạn 65Bảng 3.8 Mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Agribankchi nhánh

Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017 66Bảng 3.9 Số lượng hồ sơ vay vốn tại Agrinbank chi nhánh Bắc Kạngiai

đoạn 2015 - 2017 68Bảng 3.10 Kết quả kiểm tra, giám sát sau giải ngân của Agrinbankchi

nhánh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017 69Bảng 3.11 Số lượng cán bộ viên chức bộ phận tín dụng của Agribankchi

nhánh Bắc Kạn được cử đi đao tạo giai đoạn 2015-2017 72

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Sơ đồ 3.1.Cơ cấu tổ chức của Agribank tỉnh Bắc Kạn 44

Sơ đồ 3.2 Quy trình quản lý dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn của Agribank chi nhánh Bắc Kạn 62

Biểu đồ 3.1 Cơ cấudư nợ của Agribank Bắc Kạn theo loại hình kinh tế 49

Biểu đồ 3.2 Cơ cấu dư nợ của Agribank Bắc Kạn theo nhóm nợ 50

Biểu đồ 3.3 Cơ cấu dư nợ của Agribank Bắc Kạn theo thời hạn 51

Biểu đồ 3.4 Cơ cấu dư nợ của Agribank Bắc Kạn theo nguồn vốn 52

Biểu đồ 3.5 So sánh kế hoạch và kết quả thực hiện cho vay của Agribank Bắc Kạn năm 2015 56

Biểu đồ 3.6 So sánh kế hoạch và kết quả thực hiện cho vay của Agribank Bắc Kạn năm 2016 56

Biểu đồ 3.7 So sánh kế hoạch và kết quả thực hiện cho vay của Agribank Bắc Kạn năm 2017 57

Biểu đồ 3.8 Trình độ cán bộ viên chức của Agribankchi nhánh Bắc Kạn 2017 71

Biểu đồ 3.9 Tỷ lệ đánh giá của khách hàng về quy trình cung cấp tín dụng của Agribank Bắc Kạn áp dụng cho vay 73

Biểu đồ 3.10 Tỷ lệ đánh giá của cán bộ viên chức về chính sách của nhà nước tới công tác quản lý dịch vụ cho vay của Agribank Bắc Kạn 74 Biểu đồ 3.11 Tỷ lệ đánh giá của cán bộ viên chức về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới công tác quản lý dịch vụ cho vay của Agribank Bắc Kạn 75

Biểu đồ 3.12 Tỷ lệ đánh giá của cán bộ viên chức về thu nhập của hộ ảnh hưởng tới công tác quản lý dịch vụ cho vay của Agribank Bắc Kạn 76

Biểu đồ 3.13 Tỷ lệ đánh giá của cán bộ viên chức về trình độ,nhận thức của người dân ảnh hưởng tới quản lý dịch vụ cho vaycủa Agribank Bắc Kạn 78

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, nông nghiệp được coi lànền móng cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế Đặc biệt khi Việt Nam thựchiện chính sách mở cửa, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thươngmại nông nghiệp đã đóng góp lớn vào nguồn thu ngoại tệ, tăng thu nhập cho khuvực nông nghiệp, cải thiện đời sống của người dân nông thôn Nhận thức rõ vaitrò quan trọng của nông nghiệp, nông thôn, Nghị quyết Đại hội Đảng X tiếp tụcchỉ đạo cần: “Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tếnông thôn và nâng cao đời sống nhân dân: Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn

đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng.Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng, pháttriển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao,tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch, phấn đấu giá trị tăngthêm trong nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3 - 3,2%/năm Tốc độ phát triểncông nghiệp và dịch vụ ở nông thôn không thấp hơn mức bình quân của cả nước.Gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan

hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn địnhchính trị - xã hội

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung mà Đảng và Nhà nước đã đề ratrong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trong bối cảnh nguồn vốn cònhạn chế, thì việc phát triển một thị trường tài chính nông thôn là rất quantrọng, trong đó hoạt động tín dụng phải giữ vai trò nòng cốt để tạo nguồn vốncho phát triển nông nghiệp, nông thôn

Trong thời gian vừa qua, NHNN cũng đã rất chú trọng đến việc phát triểntín dụng nông nghiệp, nông thôn, xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ tín

Trang 12

dụng nông thôn phát triển, nâng cao năng lực của các định chế tài chính, nhất làcác định chế tài chính hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, kêu gọicác nguồn vốn nước ngoài cho vay trong lĩnh vực này… Với mục tiêu cho

vay để phát triển nông nghiệp nông thôn, đáp ứng đầy đủ, kịp thời, có hiệuquả nguồn vốn cho nhu cầu phát triển toàn diện lĩnh vực nông nghiệp, nôngthôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của người nông dân

là yêu cầu cấp bách

Tuy nhiên, hoạt động cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn mới chỉđược thực hiện tại hai ngân hàng là Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nôngthôn và Ngân hàng Chính sách Xã hội, hoạt động cho vay còn nhiều bất cập nhưmức tín dụng nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu và mục tiêuphát triển nông nghiệp, nông thôn, hiệu quả của tín dụng ngân hàng đối vớichuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn chưa cao, chưa gắn kếtđược giữa nông nghiệp với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, tiềmnăng kinh tế đồi rừng và miền ven biển ở nhiều vùng chưa được khai thác tốt, Làm thế nào để quản lý dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông thônđang là vấn đề được NHNN quan tâm hiện nay

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, kinh tế khó khăn Trên 80% dư nợ cho vaycủa Agribank chi nhánh là cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn Vìvậy, hoạt động quản lý dịch vụ cho vay đối với lĩnh vực này cũng gặp nhiều khókhăn do hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm nhiều rủi ro (thiên tai, dịch bệnh,giá cả, ), thu nhập của các hộ nông dân bấp bênh, trình độ của người nông dâncòn thấp, công nghệ của các ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu quản

lý, Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài “Quản lý dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Kạn” đã được lựa chọn làm luận văn

thạc sỹ

Trang 13

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý dịch vụ cho vay phát triểnnông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn(Agribank) - Chi nhánh Bắc Kạn, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cườngquản lý dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn tại Agribank - Chinhánh Bắc Kạn trong thời gian tới

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý dịch

vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn tại các Ngân hàng thương mại

- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn tại Agribank - chi nhánh tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017

-Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý dịch vụ cho vay pháttriển nông nghiệp nông thôn tại Agribank-Chi nhánh tỉnh Bắc Kạntrong thờigian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động quản lý dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn của Agribank - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

3.2.Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Agribank chi nhánh tỉnh

Bắc Kạn

- Về thời gian:Đề tài tập trung nghiên cứu số liệu giai đoạn 2015-2017,

đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dịch vụ cho vay phát triển NNNTtại Agribank Chi nhánh Bắc Kạn

- Về nội dung:Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan tới công tác quản

lý dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn (đối tượng vay, kế hoạchcho vay, quy trình cho vay, quy trình kiểm tra giám sát hoạt động cho vay) tại

Trang 14

Agribank - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn, và các giải pháp tăng cường quản lý dịch

vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn tại Agribank Chi nhánh tỉnh BắcKạn trong thời gian tới

4 Ý nghĩa khoa học của luận văn

- Về mặt lý luận: luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận cũng như thực tiễn

về ngân hàng thương mại nhà nước và quản lý dịch vụ cho vay phát triển nôngnghiệp nông thôn tại các Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Về mặt thực tiễn: Luận văn là công trình nghiên cứu đáng tin cậy, cóthể giúp các Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kantham khảo trong việc nắm bắt thực trạng cũng như các giải pháp tăng cườngcũng như hoàn thiện quản lý dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp nôngthôn tại đơn vị Đồng thời, kết quả nghiên cứu của đề tài còn được sử dụng đểlàm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên và những

cá nhân quan tâm tới công tác quản lý dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp,nông thôn tại các ngân hàng thương mại

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận luận văn được kết cấu gồm 4 chương:

Chương 1: Lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý dịch vụ cho vayphát triển nông nghiệp nông thôntại ngân hàng thương mại

Chương 2 : Phương Pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng quản lý dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệpnông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- Chinhánh tỉnh Bắc Kạn

Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý dịch vụ cho vay phát triểnnông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônViệt nam-Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

Trang 15

Chương 1

LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ

DỊCH VỤ CHO VAYPHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆPNÔNG THÔNTẠI

CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Lý luận về quản lý dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn tại các Ngân hàng thương mại.

1.1.1 Khái niệm, chức năng và phân loại ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình pháttriển nền kinh tế của Việt Nam Quá trình phát triển hệ thống NHTM nàygắnliền với quá trình cải cánh và phát triển kinh tế của đất nước Từ khi chuyểnsang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hệ thống NHTM ViệtNam không ngừng đổi mới và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển vàhội nhập kinh tế của đất nước và hội nhập sâu rộng trên toàn thế giới

Với chức năng là trung gian tài chính, tạo phương tiện thanh toán, trunggian thanh toán, Ngân hàng là một yếu tố không thể thiếu trong sự phát triểnkinh tế xã hội của đất nước

Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12“Ngân hàng thương

mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.

Theo Phan Duy Minh và cộng sự (2012), “Ngân hàng thương mại là

ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong

đó một cá nhân hoặc một tổ chức không được sở hữu số cổ phần của ngân hàng quá tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định”.

Như vậy, có thể nói NHTM là loại hình thức tổ chức tài chính được thànhlập dưới hình thức công ty cổ phần cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính: tín

Trang 16

dụng, nhận tiền gửi và dịch vụ thanh toán, và thực hiện nhiều chức năng tàichính nhất so với bất kỳ một tổ chức trung gia già chính nào trong nền kinh tế.

1.1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại

Trong sự phát triển của nền kinh tế-xã hội, NHTM là một yếu tố khôngthể thiếu bởi các chức năng cơ bản là trung gian tài chính, tạo phương tiệnthanh toán, trung gian thanh toán Theo Giáo trình Tài chính - Tiền tệ củaPhan ngọc Dũng và cộng sự (2011) thì chức năng của NHTX bao gồm nhữngchức năng cụ thể như sau:

i) Chức năng trung gian tài chính

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu làchuyển tiết kiệm thành đầu tư, đối tượng tiếp xúc bao gồm hai loại là cá nhân

và tổ chức trong kinh tế: Các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu(tức là những đối tượng này chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thunhập và vì thế họ là những người cần bổ sung vốn) Các cá nhân và tổ chứcthặng dư tạm thời trong chi tiêu (tức là những cá nhân, tổ chức có thu nhậphiên tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ và do vậy họ

có tiền để tiết kiệm).Sự tồn tại của hai loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toànđộc lập với Ngân hàng, làm thế nào để tiền sẽ chuyển từ nhóm thứ hai sangnhóm thứ nhất nếu cả hai cùng có lợi là điều tất yếu Khi đó sẽ hình thành nênmối quan hệ tài chính, mà có thể là quan hệ trực tiếp dưới hình thức tín dụnghoặc quan hệ cấp phát, hùn vốn và cũng có thể là quan hệ gián tiếp nếu trongquan hệ trực tiếp bị nhiều giới hạn do không phù hợp về qui mô, thời gian,không gian Với quan hệ gián tiếp đòi hỏi có sự tham gia của các trung giantài chính mà với sự chuyên môn hóa họ có thể giảm chi phí giao dịch xuống,làm tăng thu nhập cho người tiết kiệm từ đó mà khuyến khích được tiết kiệm,đồng thời giảm phí tổn tín dụng cho người đầu tư và cũng khuyến khích đầu

tư Với vai trò này, ngân hàng là tổ chức tập hợp những người tiết kiệm và đầu

tư, vì vậy giải quyết được mâu thuẫn của quan hệ tài chính trực tiếp

Đồng thời, do sự phân bổ không đều thông tin và năng lực phân tích

Trang 17

thông tin thường được gọi là tình trạng “thông tin không cân xứng” làm giảmtính hiệu quả của thị trường và Ngân hàng có năng lực để làm giảm đến mứcthấp nhất những sai lệch đó Do vậy, Chức năng trung gian tín dụng được xem

là chức năng quan trọng nhất của NHTM Khi thực hiện chức năng trung giantín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhucầu về vốn

ii) Chức năng trung gian thanh toán

Ngân hàng là trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay tất cả các quốcgia Ngân hàng thay mặt cho khách hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa

và dịch vụ, để việc thanh toán nhanh chóng thuận tiện và tiết kiệm chi phí,Ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toánbằng Séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu Ngân hàng cung cấp mạng lưới thanh toánđiện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần.Các Ngânhàng còn thực hiện việc thanh toán bù trừ với nhau thông qua Ngân hàngtrung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán, công nghệ thanh toánqua Ngân hàng càng đạt hiệu quả cao khi qui mô sử dụng công nghệ đó càngđược mở rộng.Cùng với quá trình phát triển và hội nhập chung của nền kinh

tế, nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hóa góp phần tạo tính thống nhấttrong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còngiữa các Ngân hàng trên toàn thế giới Các trung tâm thanh toán quốc tế đượcthiết lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán qua Ngân hàng, biến Ngân hàngtrở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực chonền kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới

iii)Chức năng tạo tiền

Tiền được hiểu là vật ngang giá chung, được sử dụng để trao đổi, thanhtoán trên thị trường Tạo tiền là một chức năng quan trọng của NHTM Vớimục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mangtính đặc thù đã vô hình trung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế

Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của

Trang 18

NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán Thông qua chức năngtrung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, sốtiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch

vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn đượccoi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa,thanh toán dịch vụ…Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổngphương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trảcủa xã hội Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ

dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với NHTM Do vậy,ngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh tế

lớn 1.1.1.3 Phân loại ngân hàng thương mại

Để phân loại ngân hàng thương mại, hiện nay, có nhiều các phân loại khác nhau tùy theo cách tiếp cận, theo mục đích, theo tính chất hoạt động mà phân loại ngân hàng tương mại theo các cách khác nhau, Theo Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại của Nguyễn Thị Mai và cộng sự (2011), phân loại ngân hàng thương mại như sau:

- Dựa vào hình thức sở hữu có:

+ Ngân hàng thương mại Quốc doanh là ngân hàng thương mại được mởbằng 100% từ nguồn vốn ngân sách nhà nước Trong xu thế kinh tế hội nhập, đểthu hút được nhiều nguồn vốn thì ngân hàng thương mại quốc doanh ban hànhnhiều hình thức tăng vốn như phát hành trái phiếu, cổ phần hóa ngân hàng

+Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được thànhlập dưới sự góp vốn của hai hay nhiều cá nhân hoặc công ty theo cổ phần.Trong đó mỗi cá nhân hay công ty chỉ được sở hữu một số cổ phần hạn địnhtheo qui định của ngân hàng nhà nước Việt nam

+ Ngân hàng liên doanh là ngân hàng thương mại được thành lập bằngvốn giữa các ngân hàng với nhau, một bên là ngân hàng thương mại Việt nam

và một bên khác là ngân hàng thương mại nước ngoài có trụ sở đặt tại Việt

Trang 19

nam, hoạt động như những ngân hàng ở Việt Nam.

+ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:Là ngân hàng thương mại đượcthành lập do vốn của nước ngoài theo pháp luật nước ngoài, được phép đặt chinhánh tại Việt Nam và hoạt động theo pháp luật của Việt Nam

+ Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài: Là ngân hàng thươngmại được thành lập tại Việt Nam với nguồn vốn điều lệ hoàn toàn từ nướcngoài, do sự sở hữu của nước ngoài Ngân hàng thương mại 100% vốn nướcngoài được hoạt động dưới hình thức công ty TNHH một thành viên hoặc từhai hay nhiều thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam , có trụ sở chính tạiViệt Nam

- Dựa vào chiến lược kinh doanh:

+ Ngân hàng bán buôn: là loại ngân hàng chủ yếu giao dịch và cung cấpcác dịch vụ cho doanh nghiệp lớn, các công ty tài chính, Nhà nước, rất ítkhi giao dịch với khách hàng là cá nhân

+ Ngân hàng bán lẻ: là loại ngân hàng các giao dịch và cung cấp các dịch vụ cho các khách hàng cá nhân

+ Ngân hàng hỗn hợp (vừa bán buôn vừa bán lẻ): là loại ngân hàng giaodịch và cung cấp các dịch vụ cho các khách hàng doanh nghiệp và các kháchhàng cá nhân

- Dựa vào tính chất hoạt động:

+ Ngân hàng chuyên doanh: là loại ngân hàng chỉ hoạt động chuyên về một lĩnh vực nhất định như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tư…

+ Ngân hàng kinh doanh tổng hợp: là loại ngân hàng hoạt động ở tất cảcác lĩnh vực kinh tế và thực hiện gần như tất cả các nghiệp vụ phát sinh mà một ngân hàng được phép thực hiện theo quy định của pháp luật

Trong đó Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là ngân hàng Dựa vào hình thức sở hữu là ngân hàng thương mại Quốc doanh

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và mục tiêu của quản lý dịch vụ cho vay nông

Trang 20

nghiệpnông thôn tại ngân hàng thương mại.

1.1.2.1 Nông nghiệp, nông thôn

Nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển dịch đáng kể về cơ cấu ngànhnhững năm gần đây theo hướng công nghiệp hóa (CNH), trong đó khu vựcnông nghiệp giảm dần tỷ trọng và tăng dần tỷ trọng của khu vực dịch vụ vàcông nghiệp

Nước ta với gần 93 triệu dân, hơn 60% số dân sống ở nông thôn, lao độngnông nghiệp chiếm 40% lao động cả nước Với lượng dân cư lớn tập trung

ở nông thôn, nguồn sống chủ yếu vẫn là thu nhập từ nông nghiệp, tuy thunhập thấp nhưng dân cư lại đông là thị trường tiêu thụ lớn cho sản phẩm côngnghiệp và dịch vụ Do vậy, nông thôn vẫn giữ vị trí quan trọng trong tiến trìnhphát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Nông nghiệp, nông thôn như là cái phao cho cả nền kinh tế Đặc biệttrong điều kiện kinh tế khó khăn, đây là điều kiện để ổn định kinh tế.Nhữngkết quả đạt được trong lĩnh vực này trong những năm qua, có thể nói đó cũng

là một trong những kết quả đáng tự hào nhất trong phát triển nền kinh tế củaquốc gia

Có thể khẳng định nông nghiệp, nông thôn luôn là vấn đề quan tâm hàngđầu của Đảng Trong cả lý luận và thực tiễn, Ðảng ta luôn xác định nông nghiệp,nông thôn ở vị trí tầm chiến lược quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng quantrọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định chính trị, xã hội

1.1.2.2 Cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn

Theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, của Thống đốc Ngân hàng Nhànước Việt Nam, về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối vớikhách hàng, thì “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụnggiao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thờigian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”

Cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn là hình thức cấp tín dụng,

Trang 21

theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sửdụng vào mục đích phát triển nông nghiệp nông thôn và thời gian nhất địnhtheo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.

Những năm qua, mặc dù đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luônđược Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, chú trọng, song mức độ đầu tưcho nông nghiệp nông thôn chưa đủ đáp ứng nhu cầu về vốn để phát triển lĩnhvực này, vì vậy chưa phát huy hết tiềm năng trong nông nghiệp, nông thôn,chưa tương xứng với tỷ lệ dân số Việt Nam gắn với nông nghiệp, nông thôn,đồng thời, cũng chưa có chính sách, giải pháp hữu hiệu để huy động đượcnhiều nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp và toàn xã hội cho khu vực này

Sau gần 10 năm thực hiện Nghị định 41/NĐ-CP (2010) về chính sáchtín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhiều hộ gia đình trên cảnước vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh đã góp phần thay đổi diệnmạo sản xuất khu vực nông nghiệp, nông thôn từ manh mún, nhỏ lẻ sang đầu

tư phát triển tập trung, quy mô lớn Để, tiếp tục mở rộng chính sách phát triểnnông nghiệp, nông thôn, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/NĐ-CP (2015)với nhiều chính sách mở rộng hơn, ưu đãi hơn, qua đó, hỗ trợ tín dụng cho các

cá nhân, tổ chức vay vốn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nông thôn hiệuquả hơn

Theo Nghị định 55/NĐ-CP của Chính Phủ (2015), các tổ chức đượcthực hiện cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm:

(i) Các tổ chức tín dụng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;

(ii) Các tổ chức tài chính quy mô nhỏ, thực hiện việc cho vay các móntiền nhỏ cho người nghèo và các đối tượng khác trong lĩnh vực nông nghiệp,nông thôn theo quy định của pháp luật;

(iii) Các ngân hàng, tổ chức tài chính được Chính phủ thành lập để thựchiện việc cho vay theo chính sách của Nhà nước

Tổ chức, cá nhân (gọi tắt là khách hàng) được vay vốn theo quy định tại

Trang 22

Nghị định 55/NĐ-CP để phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bao gồm:

(i) Cá nhân, hộ gia đình cư trú trên địa bàn nông thôn hoặc có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;

(ii) Hộ kinh doanh hoạt động trên địa bàn nông thôn;

(iii) Chủ trang trại;

(iv) Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn nông thôn hoặc tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;

(v)Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn;(vi) Doanh nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào cho sản xuấtnông nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ các sảnphẩm, phụ phẩm nông nghiệp

* Nguyên tắc cho vay:

- Các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ đầu tư tín dụngphục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của nhân dântrên nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư

-Các tổ chức tín dụng thực hiện cơ chế bảo đảm tiền vay theo quy địnhhiện hành và xác định mức cho vay không có bảo đảm đối với từng đối tượng cụthể, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của khách hàng và khả năng quản lý rủi rocủa tổ chức tín dụng Các tổ chức tín dụng thông báo công khai mức cho vaykhông có bảo đảm bằng tài sản, điều kiện, thủ tục cho vay cụ thể trên cơ sở

tuân thủ các quy định hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối vớikhách hàng

- Các ngân hàng, tổ chức tài chính thực hiện cho vay các đối tượngchính sách và các chương trình kinh tế theo chỉ định của Chính phủ, đượcChính phủ bảo đảm các điều kiện để thực hiện thông qua các chính sách đốivới nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong từng thời kỳ

- Các tổ chức tài chính quy mô nhỏ cho vay các đối tượng trong lĩnh vực

Trang 23

nông nghiệp, nông thôn thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chính sách hỗ trợ của Nhà nước: Chính phủ có chính sách khuyến

khích, hỗ trợ việc cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua

các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, chính sách xử lý rủi ro phát sinh trêndiện rộng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các chính sách cụ thểkhác trong từng thời kỳ

* Lãi suất cho vay:

- Các ngân hàng, tổ chức tài chính thực hiện cho vay các đối tượngchính sách, các chương trình kinh tế ở nông thôn theo chỉ định của Chính phủthì thực hiện việc cho vay theo mức lãi suất do Chính phủ quy định

- Lãi suất cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của các tổchức tín dụng được thực hiện theo cơ chế tín dụng thương mại hiện hành

- Những khoản cho vay đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn củacác tổ chức tín dụng do Chính phủ hoặc các tổ chức cá nhân khác uỷ thác thìmức lãi suất được thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc theo thoảthuận với bên uỷ thác

- Các tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện việc cho vay theo lãi suất thoả thuận với khách hàng, phù hợp với quy định của pháp luật

* Ngoài ra, đặc điểm vay vốn phát triển nông nghiệp nông thôn (đặcbiệt là nguồn, khả năng trả nợ) phụ thuộc nhiều vào đặc trưng sản xuất nôngnghiệp, nếp sống nông thôn

- Thu nhập của các hộ nông dân nói chung là thấp, đời sống nhiều khókhăn Vì vậy vốn tín dụng còn có hiện tượng sử dụng sai mục đích Có trườnghợp vốn cung cấp không được đầu tư vào sản xuất, mà dùng vào mua sắmhoặc ăn uống, du lịch nên làm cho đồng vốn phát huy tác dụng kém

- Đối tượng vay vốn chủ yếu là các hộ gia đình, nên món vay thường nhỏ

- Đối tượng sản xuất của các hộ sản xuất chủ yếu là cây trồng, con vậtnuôi nó có quy luật sinh trưởng và phát triển riêngtheo từng thời kì Tính thời

Trang 24

vụ trong sản xuất nông nghiệp đã làm cho sự tuần hoàn và luân chuyển vốnchậm chạp Vì vậy, cần thiết phải có lượng vốn dự trữ đáng kể trong thời giandài cho nên hiệu quả sử dụng vốn không cao.

- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, do vậy,việc thu hồi vốn cũng bị các điều kiện tự nhiên tác động; ngoài ra còn tùythuộc vào giá cả nông sản trên thị trường

Mặc dù nhu cầu vốn lớn, nguồn vốn dành cho phát triển nông nghiệpnông thôn không thiếu nhưng các hộ nông dân còn khó tiếp cận với nguồnvốn do không nắm đầy đủ thông tin hoặc không đáp ứng hết các yêu cầu của

tổ chức tín dụng

Nông nghiệp nông thôn là lĩnh vực rộng lớn, là mảng tín dụng cần được

mở rộng cho vay vừa là nguồn động lực để đẩy mạnh phát triển nông nghiệpnông thôn vừa là nguồn thu nhập ổn định cho ngân hàng thương mại

1.1.2.3 Hình thức cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn

Hiện nay, có nhiều hình thức cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn.Tuy nhiên, các loại hình cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn thườngđược phân theo nhiều tiêu thức tùy thuộc vào mục đích quản lý hay nghiêncứu của các nhà quản lý, như: theo thời hạn cho vay; theo đối tượng cho vay;theo mức độ tín nhiệm khách hàng và theo phương thức cho vay

* Căn cứ vào thời hạn cho vay

Việc phân chia vốn vay theo thời hạn cho vay có ý nghĩa quan trọng với ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng ngân hàng Theo thời hạn, ngân hàng thương mại chia cho vay thành 03 loại:

- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới một năm và được sửdụng để bổ sung thiếu hụt tạm thời về tài sản ngắn hạn của cá nhân hoặc doanhnghiệp, dùng để mua sắm tư liệu sản xuất.Đối với NHTM, cho vay ngắn hạnthường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ Các loại cho vay này

thường có độ rủi ro thấp vì trong thời gian ngắn ít có biến động xảy ra và nếu

Trang 25

để mua cây, con giống có thời hạn dài, xây dựng các trạng trại có quy mô nhỏ…

- Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm, thường được

sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các doanh nghiệp,

xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sảnxuất với quy mô lớn Loại cho vay này có mức độ rủi ro rất cao vì trong thờigian dài có những biến động xảy ra là không lường trước được

* Căn cứ theo đối tượng vay.

Phân loại theo đối tượng cho vay là cách phân loại phổ biến nhất củacác ngân hàng thương mại, nhằm mục đích là để quản lý các khoản cho vayđược tốt hơn cũng như chuyên biệt tiếp cận đối với từng nhóm khách hàng.Các đối tượng cho vay trong nền kinh tế được ngân hàng chia ra như sau:

- Đối tượng vay là khách hàng cá nhân: Đây là khách hàng chủ yếu củacác ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn trọng tổng số khách hàng của ngân hàng.Khách hàng cá nhân có thể là vay tiêu dùng để mua sắm trang thiết bị thựchiện sản xuất và nhìn chung hình thức cho vay của khách hàng cá nhân là vaytừng lần, vay trả góp, có tài sản đảm bảo, không xây dựng hạn mức

- Đối tượng vay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa: số lượng các doanhnghiệp nhỏ và vừa của nước ta chiếm trên 90% tổng số doanh nghiệp cả nước,

do đó, đây là những khách hàng tiềm năng của ngân hàng thương mại

- Đối tượng vay là các doanh nghiệp lớn: các doanh nghiệp có qui mô

Trang 26

lớn, thực hiện sản xuất kinh doanh với nhu cầu vốn rất lớn Họ có thể manglại những hợp đồng vay vốn thường xuyên cho ngân hàng.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, ngân hàng thương mại có thểchia ra các đôi tượng vay như sau: (i) Cá nhân; (ii) Hộ sản xuất; (iii) Hợp tácxã; (iv) Doanh nghiệp; (v)Tổ vay vốn; (vi) Tổ liên kết sản xuất

* Căn cứ vào độ tín nhiệm khách hàng

Hoạt động cho vay dựa trên cơ sở chính là sự tin tưởng lẫn nhau giữangười cho vay và người vay để đảm bảo khoản vay có hiệu quả và được thanhtoán cả gốc và lãi đủ và đúng hạn Tùy vào mức độ tín nhiệm của ngân hàngđối với khách hàng là cao hay thấp mà ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng phải

có tài sản bảo đảm hoặc không

- Cho vay có tài sản bảo đảm: Là loại hình cho vay dựa trên cơ sở cáchình thức bảo đảm như thế chấp, cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba.Ngân hàng nắm giữ tài sản của người vay để xử lý, thu hồi nợ khi người vaykhông thực hiện các nghĩa vụ đã được cam kết trong hợp đồng tín dụng Đây lànguồn thu dự phòng trong những trường hợp các nguồn thu chính từ dự

án, phương án vay thiếu hụt, đồng thời cũng là một áp lực nhất định để người vay tuân thủ hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng

-Cho vay không có bảo đảm: là loại hình cho vay không có tài sản cầm

cố, thế chấp hoặc không có bảo lãnh của người thứ ba Việc cho vay chỉ dựavào uy tín của bản thân khách hàng Hình thức này thường áp dụng với nhữngkhách hàng có uy tín lớn và có khả năng trả nợ cao

* Phân loại theo phương thức cho vay:

- Cho vay từng lần:Phương thức cho vay từng lần áp dụng đối với kháchhàng có nhu cầu vay vốn từng lần Mỗi lần vay vốn, khách hàng và Ngân hàngnơi cho vay lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký hợp đồng tín dụng

-Cho vay theo hạn mức tín dụng:Phương thức cho vay này áp dụng vớikhách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổnđịnh Ngân hàng nơi cho vay sau khi nhận đủ các tài liệu của khách hàng sẽ

Trang 27

tiến hành xác định hạn mức tín dụng.Thời hạn của hạn mức tín dụng tối đa là

12 tháng tính từ ngày ký kết hạn mức tín dụng.Ngân hàng nơi cho vay phải quán

lý chặt chẽ hạn mức tín dụng, bảo đảm mức dư nợ ở mọi thời điểm không

vượt quá hạn mức tín dụng đã ký kết Trong quá trình vay vốn, trả nợ, nếu việcsản xuất kinh doanh có thay đôi và khách hàng có nhu cầu điều chỉnh hạn mức,Ngân hàng sẽ căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, tiến hành thẩm định

để xác định hạn mức tín dụng và thời hạn của hạn mức tín dụng mới

- Cho vay theo dự án đầu tư:Ngân hàng cho khách hàng vay vốn đế thựchiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu

tư phục vụ đời sống, xây dựng nông thôn mới Ngân hàng sẽ cùng khách hàng

ký hợp đồng tín dụng và thỏa thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gianđầu tư của dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ Ngân hàng thực hiện giải ngântheo tiến độ thực hiện dự án.Trường hợp khách hàng đã dùng nguồn vốn huyđộng tạm thời khác để chi phí cho dự án được duyệt trong thời gian chưa vayđược vốn ngân hàng, thì Ngân hàng nơi cho vay có thể xem xét cho vay bùđắp nguồn vốn đó

- Cho vay đồng tài trợ:Việc cho vay đồng tài trợ thực hiện theo quy chếđồng tài trợ của tổ chức tín dụng do Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành, vàthoả thuận giữa các tổ chức tín dụng Theo đó, một số Ngân hàng sẽ cùng chovay một dự án hoặc một phương án vay vốn của khách hàng thông qua mộtNgân hàng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các Ngân hàng

- Cho vay trả góp:Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận và xác định sốlãi tiền vay phải trả trong suốt thời hạn vay cộng (+) với số nợ gốc được chia

ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn (ngày, tuần, tháng/kỳ) trong thời hạn cho vay

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng:Ngânhàng sẽ chấp thuận cho khách hàng được sử dụng sổ vốn vay trong phạm vihạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tạimáy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của Ngân hàng đó Khi

Trang 28

phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, Ngân hàng và khách hàng phải tuân theocác quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻtín dụng.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi:Ngân hàng sẽ thỏa thuận bằng văn bảnchấp thuận cho khách hàng được chi vượt số tiền hiện có trên tài khoản thanhtoán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ về hoạt độngthanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

Ngoài ra trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, các ngân hàng còn ápdụng phương thức cho vay thích hợp với đặc điểm của lĩnhvực này:

- Cho vay lưu vụ:Hình thức này chỉ áp dụng trong cho vay hộ gia đình,

cá nhân vùng chuyên canh trồng lúa và ở các vùng xen canh trồng lúa với cáccây trồng ngắn hạn khác.Ngân hàng xét cho vay lưu vụ khi hộ gia đình, cánhân có đủ các điều kiện: Phải có 2 vụ liền kề; Dự án, phương án đang vay cóhiệu quả;Trả đủ số lãi còn nợ của hợp đồng tín dụng trước.Mức cho vay tối đabằng mức dư nợ thực tế của hợp đồng tín dụng trước.Thời hạn lưu vụ khôngquá thời hạn của một vụ kế tiếp

Như vậy theo các cách phân loại cho vay theo các tiêu chí trên, so sánhvới kết cấu nguồn vốn huy động, các nhà quản trị Ngân hàng có thể đánh giáphân tích được kết cấu cho vay đã phù hợp với các lĩnh vực cho vay nóichung và lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nói riêng, phù hợp với điều kiệnkinh tế, xã hội và các điều kiện, chiến lược của ngân hàng Từ đó, đưa raquyết định xem nên tiếp tục hay cố gắng mở rộng cho vay ở đối tượng nào,lĩnh vực nào, kết cấu thời hạn nào cho hợp lí nhằm mở rộng cho vay cho hiệuquả

1.1.3 Nội dung quản lý dịch vụ cho vay nông nghiệp nông thôn của các Ngân hàng thương mại

Quá trình quản lý dịch vụ cho vay nông nghiệp nông thôn tại các ngânhàng thương mại gồm 3 nội dung chính: lập kế hoạch cho vay; triển khai, tổ

Trang 29

chức thực hiện kế hoạch cho vay; kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạchcho vay Mặc dù trong quy tình quản lý bao gồm các phân đoạn quản lý, songgiữa các phân đoạn có quan hệ qua lại mật thiết với nhau, tạo thành một chutrình liên tục để đảm bảo quản lý được các rủi ro theo mục tiêu quản lý.

1.1.3.1.Lập kế hoạch cho vay

Đối với mỗi ngân hàng, việc lập kế hoạch cho vay phụ thuộc vào cácquy định chung của ngân hàng nhà nước và các quy định của từng ngân hàng.Tuy nhiên, quá trình lập kế hoạch cho vay của các ngân hàng gồm những nôidung cụ thể sau:

-Xây dựng chính sách quản lý dịch vụ cho vay: Chính sách cho vay nóichung và quản lý dịch vụ cho vay nói riêng của các ngân hàng được xây dựngdựa trên các quy định chung của ngân hàng nhà nước, từ đó cụ thể cho từngngân hàng phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể

-Xây dựng kế hoạch quản lý dịch vụ cho vay: Để đạt được hiệu quả quản

lý dịch vụ cho vay thì các ngân hàng phải xây kế hoạch dài hạn, kế hoạch trunghạn và kế hoạch ngắn hạn để thực hiện công tác quản lý dịch vụ cho vay, trong

đó quản lý hạn mức cho vay, đối tượng cho vay, thời gian cho vay là một trongnhững kế hoạch dài hạn nhằm xây dựng mục tiêu dài hạn của các ngân hàng

- Xây dựng kế hoạch cho hệ thống kiểm tra, kiểm soát quá trình cho vay:Trong quản lý dịch vụ cho vay thì xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm soát quátrình cho vay mang tính chất quyết định hiệu quả của quá trình quản lý Nếu mộtngân hàng xây dựng tốt được hệ thống kiểm tra kiểm soát thì sẽ hạn chế đượccác rủi ro tín dụng có thể xảy ra từ phía khách hàng cho ngân hàng đó

- Xác định mục tiêu, đề ra các kế hoạch thực hiện việc quản lý dịch vụ chovay: Xác định mục tiêu và có kế hoạch thực hiện cụ thể mục tiêu luôn là yếu tốquyết định sự thành công của một ngân hàng Ngân hàng muốn quản lý tốt dịch

vụ cho vay thì cần xác định mục tiêu cụ thể về kế hoạch giải ngân cho từngnhóm đối tượng, theo từng thời gian cụ thể, và kế hoạch để thực hiện mục

Trang 30

tiêu đó như thế nào, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý dịch vụ cho vay để pháttriển ngân hàng.

1.1.3.2.Triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch cho vay

Triển khai và tổ chức thực hiện kế hoạch cho vay là quá trình thực hiệncác kế hoạch đã được định sẵn cho ngắn hạn, trung hạn, dài hạn Trong quátrình triển khai kế hoạch thì mỗi ngân hàng phải tổ chức được một bộ máyhoạt động để triển khai, một bộ máy để quản lý khách hàng vay, danh mụccho vay và quy trình cho vay của ngân hàng, tài sản bảo đảm của khách hàngkhi vay, quản lý rủi ro của ngân hàng cho vay

* Tổ chức bộ máy hoạt động cho vay

Tổ chức bộ máy hoạt động cho vay là quy trình bố trí, sử dụng nhân sựnhằm phục vụ công tác cho vay tín dụng tại các ngân hàng Việc sắp xếp cán

bộ tùy thuộc vào yêu cầu của từng ngân hàng, mà các ngân hàng bố trí các vịtrí cán bộ tín dụng phù hợp, qua đó nâng cao hiệu quả cho hoạt động tín dụngcủa ngân hàng

*Quản lý khách hàng vay vốn

Để quản lý tốt các khách hàng vay vốn thì đầu tiên ngân hàng cần cómột hệ thống các cơ sở dữ liệu khách hàng cụ thể: phân loại khách hàng theotừng đối tượng vay, từng lĩnh vực vay, khả năng rủi ro của từng khách hàng,

từ đó duy trì và phát triển những khách hàng tiềm năng

- Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng

Khách hàng luôn là yếu tố tiêu quyết để tồn tại một doanh nghiệp nói chung và một ngân hàng nói riêng Đối với công tác quản lý hoạt động cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, không thể thiếu được việc xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng vì quản lý và chăm sóc khách hàng tốt sẽ giúp cho ngân hàng thu hút đuợ̛c nhiều khách hàng hơn Thiết lạp̂ cơsở dữ liẹû khách hàng là mọt̂conĝ cụ có thể giúp ngân hàng thực hiẹn̂ tốt conĝ viẹĉ này Nhân viên của ngân hàng cần phải xây dựng các cơ sở dữ liệu riêng biệt về khách hàng, về các

Trang 31

sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng… Các cơ sở dữ liệu giúp cho nhân viênngân hàng dễ dàng hơn khi tiến hành chào hàng thích hợp cho từng nhómkhách hàng Cụ thể những dữ liệu như:

+ Lịch sử vay vốn của từng khách hàng

+ Các thông tin cá nhân khách hàng: Đối với cá nhân là về học vấn, thunhập, tuổi tác, nghề nghiệp, địa chỉ liên lạc…; Đối với doanh nghiệp là về cácmối quan hệ, thu nhập, lịch sử tín dụng, địa chỉ liên lạc…

- Phân loại khách hàng

Mục đích của phân loại khách hàng là để hiểu được đặc tính, tính cáchriêng biệt của từng nhóm khách hàng của ngân hàng, từ đó, có thể đưa ra mộtphương thức riêng để tiếp xúc với họ một cách có hiệu quả

Đối tượng vay vốn phát triển nông nghiệp nông thôn trước hết phải kể đếncác doanh nghiệp thuộc khu vực nông nghiệp nông thôn Họ chính là nguồnkhách hàng tiềm năng của ngân hàng với việc vay vốn của ngân hàng để mởrộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người nông dân lao động

để cải thiện cuộc sống Nhưng có thể nói hiện nay có rất ít các doanh nghiệpchịu về nông thôn để đầu tư vì rất nhiều lý do như giao thông không thuận lợi,sản phẩm sản xuất ra có giá rẻ, trình độ lao động không cao…

Ngoài ra, khách hàng vay vốn để phát triển nông nghiệp nông thôn còn

có khách hàng cá nhân Mặc dù số lượng cho vay mỗi cá nhân là không lớnnhưng số lượng khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trọng tổng số kháchhàng của ngân hàng Có thể là vay tiêu dùng để mua sắm trang thiết bị thựchiện sản xuất và nhìn chung hình thức cho vay của khách hàng cá nhân là vaytừng lần, vay trả góp, có tài sản đảm bảo, không xây dựng hạn mức

- Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng

Thực tế cho thấy thông thườngngười tiêu dùng tiếp tục mua hàng hay sửdụng dịch vụ của doanh nghiệp là do họ đã có được mối quan hệ tốt với doanhnghiệp đó Trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và lĩnh vực cho vay phát triểnnông nghiệp nông thôn nói riêng cũng vậy, các ngân hàng phải hiểu vai trò của

Trang 32

việc tạo mối quan hệ tốt với khách hàng để có thể nhân thấy sự tương tác giữakhách hàng với ngân hàng với nhau nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh cao nhấttrong kinh doanh sản phẩm dịch vụ.

*Quản lý danh mục cho vay

Theo quy định của Ngân hàng nhà nước thì các ngân hàng sẽ chỉ đượcphép cho vay tín dụng đối với các cá nhân tổ chức trong doanh mục cho vaycủa ngân hàng nhà nước quy định Đặc biệt, là đối với cho vay phát triển nôngnghiệp nông thôn thì danh mục cho vay còn phải tùy thuộc và từng ngànhnghề mà danh mục cho vay khác nhau như danh mục vay để trồng trọt, vay đểchăn nuôi, vay để tái mở rộng sản xuất, vay để đầu tư máy móc, do vậy, đòihỏi cán bộ tín dụng ngoài các kiến thức về tín dụng thì các kiến thức khốingành nông nghiệp nông thôn cũng phải nắm rõ, nhằm đáp ứng nhu cầu củanhóm khách hàng này

* Quản lý quy trình cho vay

Cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn là chính sách cho vay nhằm

hỗ trợ vốn cho các đối tượng (tổ chức, cá nhân) để phục vụ sản xuất kinhdoanh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn Trên nguyên tắc bảo toàn vàphát triển nguồn vốn, cũng giống các hình thức cho vay trong các lĩnh vựckhác, các ngân hàng đã xây dựng một quy trình cho vay đối với các điều kiện

và nguyên tắc cho vay chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay.Việc xây dựng quy trình cho vay tùy thuộc vào từng ngân hàng, mỗi ngânhàng sẽ căn cứ vào thực tế của đơn vị mình, tùy thuộc vào đặc điểm đối tượngkhách hàng mà xây dựng quy trình quản lý khác nhau, nhằm đảm bảo tối ưucông tác quản lý dịch vụ và rủi ro của ngân hàng

* Quản lý tài sản bảo đảm

Đối với các ngân hàng, để giải ngân cho vay thì các đối tượng vay vốnphải có tài sản đảm bảo để đáp ứng khả năng chi trả gốc và lãi cho ngân hàng.Tuy nhiên, đối với dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn thì tài sản

Trang 33

đảm bảo thường khó định giá hơn Nếu là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực nông nghiệp ở nông thôn thì việc định giá tài sản không mấy khó khăn,nhưng nếu là các cá nhân vay vốn để làm nông nghiệp thì việc định giá tài sảnthế chấp tương đối khó khăn Đôi khi, các cá nhân vay vốn này còn vay bằngtín chấp thông qua các tổ chức xã hội tại địa phương, dẫn tới không có tài sảnthế chấp, hoặc giá trị tài sản thế chấp rất thấp Do vậy, để quản lý tài sản đảmbảo đòi hỏi các ngân hàng phải gắn kết chặt chẽ với các cấp các ngành tại địaphương nhằm quản lý vốn và đôn đốc người dân trả nợ theo đúng thời hạnquy định.

* Phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Trong quá trình quản lý dịch vụ cho vay nói chung và cho vay pháttriển nông nghiệp nông thôn nói riêng ngân hàng ngoài việc phân loại kháchhàng, thì ngân hàng còn phải phân lợi nợ của từng nhóm khách hàng, qua đóđánh giá được khả năng chi trả của khách hàng Đây cũng là căn cứ để ngânhàng tiến hành trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hàng quý, hàng năm, qua đóhạn chế tối đa rủi ro từ hoạt động cho vay của ngân hàng

1.1.3.3 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch cho vay

Để quản lý bất kể một hoạt động nào thì hoạt động kiểm tra, giám sát làkhông thể thiếu Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát thì mới biết được kếtquả của hoạt động đó, từ đó có những giải pháp kịp thời để khắc phục

Đối với dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn thì thì vai tròcủa kiểm tra, giám sát là cần thiết hơn bao giờ hết, vì đối tượng vay ở đây phầnlớn là các hộ nông dân, nhìn chung là trình độ học vấn không cao, khả năng tiếpcận các chính sách của nhà nước còn hạn chế, Trong khi mọi hoạt động sảnxuất kinh doanh thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên, dẫn tới khả năng trả nợngân hàng tương đối khó khăn Vì vậy, đối với cho vay phát triển NNNT thìngân hàng cần phải thường xuyên giám sát, kiểm tra tình hình sản xuất kinhdoanh, phối hợp với các tổ chức để hướng dẫn, đôn đốc trả nợ Đồng thời, có

Trang 34

những biện pháp kịp thời để hỗ trợ họ và trích lập rủi ro khi cần thiết.

1.1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn của ngân hàng thương mại

1.1.4.1 Nhân tố chủ quan

+Cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngân hàng

Cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngân hàng bao gồm văn phòng giaodịch, các cây rút tiền tự động, hệ thống thông tin máy móc thiết bị phục vụhoạt động của ngân hàng

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã được ứng dụng nhiều trongquản lý các hoạt động của ngân hàng: hệ thống thông tin và kế toán trongngân hàng, hệ thống quản lý khách hàng, hệ thống thông tin nhận định vàđánh giá rủi ro khách hàng, qua đó sẽ giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả vàquản lý tốt các dịch vụ của mình và làm thay đổi các thủ tục kiểm soát và gópphần quản lý dịch vụ cho vay có chất lượng

+Trình độ cán bộ quản lý ngân hàng

Sự phát triển của ngân hàng luôn gắn liền với đội ngũ nhân viên, họ lànhân tố quan trọng nhất trong môi trường quản lý cũng như đóng vai trò làchủ thể trực tiếp thực hiện mọi thủ tục trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.Đối với hoạt động cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn thì đòi hỏi caohơn với trình độ và năng lực của cán bộ ngân hàng, vì ngoài kiến thức chuyênmôn, các cán bộ này còn cần phải tâm huyết và hiểu biết về nhóm ngành nôngnghiệp để từ đó sát sao hơn trong việc đôn đốc nợ Do vậy việc tuyển chọncán bộ tín dụng ở bộ phận này đòi hỏi có phẩm chất tốt, đáp ứng đòi hỏi củanhóm đối tượng phần lớn là người nông dân, phát hiện và xử lý kịp thời cácvướng mắc trong quá trình quản lý dịch vụ cho vay là vô cùng quan trọng

+Quy trình cung cấp tín dụng của ngân hàng áp dụng,

Quy trình cho vay là tập hợp những nội dung nghiệp vụ cơ bản, các bướctiến hành trong quá trình cho vay và thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn, bao gồmcác bước bắt đầu từ khâu tiếp nhận nhu cầu vay, kiểm tra trước lúc cho

Trang 35

vay, phát tiền vay, kiểm tra trong và sau quá trình cho vay cho đến khi thu hồiđược nợ Một ngân hàng có quy trình cho vay được thực hiện nghiêm ngặt sẽđảm bảo an toàn cho khoản vay đó.

Tuy nhiên, quy trình cho vay tùy thuộc vào đối tượng khách hàng, nếuNgân hàng không linh hoạt trong việc áp dụng quy trình cho vay, có quá nhiềuthủ tục hành chính rườm rà,… sẽ làm cho khách hàng ngần ngại trong việctìm đến ngân hàng để vay vốn, điều này ảnh hưởng đếncông tác quản lý dịch

vụ cho vay và hiệu quả tín dụng của ngân hàng

+ Công tác tổ chức của Ngân hàng

Công tác tổ chức của ngân hàng cần cụ thể hóa và sắp xếp có khoa học,song vẫn trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc đã quy định về tổ chức của ngânhàng nhà nước Khi ngân hàng được tổ chức một cách khoa học sẽ đảm bảođược sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, các đơn vị, các bộphận trong cùng một ngân hàng, và giữa các ngân hàng với nhau trong toàn hệthống cũng như các cơ quan liên quan khác Qua đó, tạo điều kiện đáp ứngkịp thời các yêu cầu của khách hàng, giảm đi các thủ tục rườm rà, không đểkhách hàng phải đi lại nhiều nơi, tăng sự hài lòng của khách hàng về sự phục

vụ của Ngân hàng và là nguồn cung cấp vốn cho khách hàng nghĩ đến khi cónhu cầu vốn, tạo điều kiện thực hiện công tác quản lý dịch vụ cho vay

1.1.4.2 Nhân tố khách quan

+Chiến lực phát triển nông nghiệp, nông thôn của chính phủ: Phát triểnnông nghiệp nông thôn là mục tiêu phát triển kinh tế xã hôi của đất nước đượcchính phủ đặc biệt quan tâm Để phát triển nông nghiệp nông thôn, chính phủ đãđưa ra nhiều chủ chương chính sách khuyến khích như: khuyến kích phát triển

mô hình liên kết 5 nhà trong đó có vai trò quan trọng của nhà băng; khuyến kíchcác doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; khuyến khíchcác tổ hợp tác, hợp tác xã, phát triển nhằm hỗ trợ nông nghiệp để phát triểnnông thôn Trong tất cả các chính sách đều có vai trò của chính sách tín

Trang 36

dụng ưu đãi đối với từng đối tượng Do vậy, đây chính là một trong nhữngyếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ cho vay của các ngân hàng, đặc biệt là các ngânhàng nông nghiệp Thông qua các ngân hàng này để hỗ trợ vốn cho từng đốitượng cụ thể, từ đó đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra.

+Chính sách của nhà nước đối với hoạt động cho vay để phát triển NNNT:

Từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia, nhà nước xây dựng các chínhsách để hỗ trợ các cá nhân, tổ chức Các chính sách của Chính phủ là một yếu tố

có tác động rất lớn đến môi trường hoạt động của cả nền kinh tế nói chung và đốivới các ngân hàng nói riêng Đối với một đối tượng hay một lĩnh vực cụ thểtrong nền kinh tế thì chính sách của Chính phủ càng thông thoáng sẽ càng hỗ trợđược nhiều và càng tạo điều kiện để lĩnh vực đó phát triển

Nếu xét trên quan điểm của các ngân hàng thì khi chính sách tín dụngcàng được nới lỏng thì ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý dịch vụ chovay trong nền kinh tế, còn nếu chính sách tín dụng càng thắt chặt thì việc chovay và quản lý dịch vụ cho vay càng gặp nhiều khó khăn Với đối tượng vay vốn

là các cá nhân, tổ chức chủ yếu là nông dân thì các chính sách của chính phủcàng cần phải thông thoáng hơn, qua đó, giúp cho các đối tượng này có thể cónguồn thu để đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng Sự hỗ trợ của Chính phủtrong nguồn vốn để phát triển nền kinh tế vừa giúp cho khách hàng vừa giúp chohoạt động của Ngân hàng giảm thiểu được rủi ro, ổn định và phát triển hơn

+Yếu tố tự nhiên (thiên tai, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ nông sản, ) Điều kiện môi trường tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sảnxuất, đến bảo quản và chế biến, tiêu thụ sản phẩm…của các hộ dân và các tổchức có hoạt động nông nghiệp Những biến động bất khả kháng xảy ra trongmôi trường tự nhiên như thiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất) làm ảnh hưởng xấutới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệt lĩnh vực nông nghiệpnông thôn (ngành sản xuất nông nghiệp, thủy sản, hải sản) chịu ảnh hưởng gầnnhư toàn bộ từ điều kiện môi trường tự nhiên Vì vậy, khi điều kiện

Trang 37

môi trường tự nhiên không thuận lợi thì khách hàng sẽ gặp khó khăn, rủi rotăng cao, vốn đã vay sử dụng không hiệu quả, như vậy Ngân hàng thương mại

sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý dịch vụ cho vay

+Thu nhập của các hộ dân

Đối tượng vay vốn phát triển nông nghiệp nông thôn chủ yếu là các hộdân, khi vay vốn, các hộ dân này cũng đã phải chứng minh nguồn thu củamình, hoặc đã được các tổ chức đoàn thể tại địa phương bảo lãnh để vay vốn.Bởi vì, việc xác định thu thập của các đối tượng này là vô cùng khó khăn vàgần như thiếu căn cứ Do vậy, cần có sự phối hợp giữa các ngân hàng với các

tổ chức xã hội tại địa phương để có thể bảo lãnh và giúp đỡ các hộ vay vốnphục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

+Trình độ, nhận thức của người dân

Khi trình độ và nhận thức cao thì việc đáp ứng các yêu cầu trong thủtục vay vốn giúp ngân hàng tiết kiệm các chi phí về hướng dẫn và giải thích

về các thủ tục, hồ sơ vay vốn Và ngược lại, nếu trình độ nhận thức của ngườidân còn hạn chế thì các ngân hàng phải mất nhiều thời gian và tốn kém chi phíhơn trong các khâu này Đối với người dân vay vốn, khi thấy phức tạp trongthủ tục vay vốn và khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu về thủ tục vayvốn thì khách hàng càng ngần ngại trong việc vay vốn, và thường tìm đến cácnguồn vốn khác để đơn giản hơn trong thủ tục vay vốn Điều này làm chongân hàng khó thực hiện quản lý dịch vụ cho vay

Bên cạnh đó, các vấn đề về đạo đức và độ trung thực của khách hàng(cá nhân, tổ chức vay vốn để phát triển nông nghiệp nông thôn) ảnh hưởng rấtlớn đến công tác quản lý dịch vụ cho vay Khi đánh giá về đạo đức, độ trungthực của khách hàng không tốt thì dẫn đến dự án, phương án không chắcchắn, mục đích sử dụng vốn có thể không đúng sự thật, điều này sẽ ảnh hưởngtới hoạt động cho vay của ngân hàng

Tóm lại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quản lý dịch vụ cho vay để pháttriển nông nghiệp nông thôn tại các ngân hàng nói chung, ngân hàng Nông

Trang 38

nghiệp và Phát triển nông thôn nói riêng Song, để quản lý tốt hoạt động này,đòi hỏi các ngân hàng cần phải xem xét, đánh giá các yếu tố trong một tổngthể nhất định.

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng Thương mại

1.2.1 Kinh nghiệm quản lý dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn của Agribank chi nhánh Thái Nguyên

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánhThái Nguyên (Agribank Thái Nguyên) là một ngân hàng thương mại cổ phầnnhà nước có vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cơ chế, chính sách của nhànước nhằm tăng cường đầu tư vốn phát triển nông nghiệp nông thôn Nhiềunăm qua, Agribank Thái Nguyên đã song hành và tiếp bước cùng nông dântrên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vươn lên thoát nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông nghiệp hiệu quả

Những năm qua, Agribank Thái Nguyên đã không ngừng mở rộng,củng cố mạng lưới kinh doanh, ngoài hội sở chính, hiện trên địa bàn tỉnh TháiNguyên có 10 chi nhánh Huyện, Thành phố, Thị xã và 19 phòng giao dịchtrực thuộc các chi nhánh/ 9 huyện thành phố, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lạithuận tiện nhất cho các cá nhân và tổ chức trên địa bàn

Hiện nay, Agribank Thái Nguyên có 425 cán bộ nhận viên Trong đó,30% số lượng cán bộ nhân viên có trình độ thạc sỹ, và 65% cán bộ có trình độđại học, còn lại là lao động phổ thông Hàng năm, để nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ, Agribank thường xuyên cử cán bộ đi học tập và tậphuấn dài hạn, ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vớikinh phí hàng năm trên 400 triệu đồng/năm

Tại các chi nhánh và các phòng giao dịch của Agribank Thái Nguyênđều có trụ sở khang trang, được trang bị đầy đủ hệ thống máy tính, xe chuyêndùng phục vụ kinh doanh

Trang 39

Để đẩy mạnh tín dụng cho vay, ngoài việc trang bị máy móc thiết bị,đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, những năm gần đây ngân hàngAgribank chi nhánh Thái Nguyên còn có nhiều phương thức nhằm đẩy mạnhcho vay phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn thông qua việc xâydựng các tổ vay vốn theo nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐCP ngày9/6/2015 của Chính phủ.

Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với Hội Nông dântỉnh Thái Nguyên tổ chức 7 lớp tập huấn nghiệp vụ tại 7 huyện trên địa bàntỉnh (năm 2017) với 1.250 đại biểu đại diện Hội nông dân các xã, thị trấn, tổtrưởng tổ vay vốn tham dự Qua đó, giới thiệu quy trình cho vay qua tổ vayvốn của Agribank và giới thiệu một số sản phẩm dịch vụ tiện ích phù hợp vớinhu cầu thực tế của các khách hàng vay vốn Thông qua buổi tập huấn, các đãbiểu tham gia đã mạnh dạn trao đổi, thảo luận các vấn đề còn vướng mắc cũngnhư chia sẻ những kinh nghiệm thực tế cách làm, những giải pháp trong quátrình thực hiện triển khai của ngân hàng

Kết quả, tính đến 31/12/2016, tổng huy động vốn đạt hơn 10.275 tỷđồng, tăng 19% so cùng kỳ 2015 Tổng dư nợ tăng 26,7%, trong đó dư nợ lĩnhvực nông nghiệp nông thôn chiếm 73% trong tổng dư nợ của Chi nhánh

1.2.2 Kinh nghiệm quản lý dịch vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn của Agribank chi nhánh Phú Thọ

Agribank Phú Thọ được coi là điểm sáng phát triển kinh tế của tỉnh PhúThọ nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng Trong qua trìnhtriển khai Nghị định số 55/2015/NĐCP của chính phủ về thực hiện Chính sáchtín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn Agribank chi nhánh PhúThọ đã gặp nhiều khó khăn và thách thức Tuy nhiên, với sự cố gắng nỗ lựccủa ban giám đốc và các bộ công nhân viên của Agribank chi nhánh Phú Thọ

đã đưa được vốn về với những vùng nông thôn trên địa bàn xóa đói giảmnghèo nâng cao chất lượng cuộc sống vùng nông thôn

Trang 40

Để đảm bảo việc vay vốn đến tay người dân có hiệu quả nhất, ban lãnhđạo Agribank Phú Thọ đã phân công cụ thể cán bộ xuống từng địa bàn liên hệvới chính quyền địa phương chủ động triển khai tư vấn, cách thức sử dụngvốn vay sao cho có hiệu quả.

Đồng thời, Agribank Phú Thọ còn tăng cường công tác tham mưu vớicấp ủy, chính quyền địa phương củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động củaBan chỉ đạo, các tổ vay vốn trong việc nắm bắt, tập hợp nhu cầu vay vốn, đônđốc thu hồi nợ, lãi tồn đọng, nợ đã xử lý rủi ro và xử lý tài sản bảo đảm Hiện

ở các địa phương đang duy trì, củng cố 277 ban chỉ đạo vay vốn tại các xã, phường, thị trấn với 2.730 tổ dịch vụ bán phần tại các thôn, xóm

Bên cạnh đó, thông qua ban chỉ đạo vay vốn và các tổ dịch vụ bán phần,Agribank Phú Thọ đã từng bước thực hiện có hiệu quả việc xã hội hóa hoạtđộng ngân hàng Đồng thời tăng cường phổ biến, hướng dẫn kỹ năng quản lý,

sử dụng vốn vay, chuyển giao khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức, quản

lý sản xuất, giúp khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả gắn với việc tuyêntruyền, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Agribank

Để nâng cao hiệu quả cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn,Agribank Phú Thọ còn thực hiện mở rộng thị trường đi đôi với kiểm soát vànâng cao chất lượng hiệu quả tín dụng, nghiêm túc thực hiện các quy định củapháp luật về quy trình nghiệp vụ tín dụng và điều chỉnh, cập nhật, bổ sung kịpthời thông tin khách hàng vào hồ sơ kinh tế hộ để phục vụ hiệu quả công tácthẩm định cho vay và phát triển sản phẩm dịch vụ

Kết quả, trong 5 năm qua, Agribank Phú Thọ đã cho vay trên 35.700 tỷđồng, hoạt động cho vay hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn của Agribanktrên địa bàn tỉnh năm 2017 đạt doanh số trên 14.223 tỷ đồng, dư nợ cho vay11.556 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 89,6% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế Cơ cấukinh tế của tỉnh Phú Thọ đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng công nghiệp vàdịch vụ Công cuộc hỗ trợ người nông dân xóa đói giảm nghèo của ngân

Ngày đăng: 05/12/2019, 09:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Agribank (2014), Quyết định số 836/QĐ-NHNo-HSX ngày 07/8/2014, Quyết định ban hành cho vay đối với khách hàng hộ gia đình, cá nhân trong hệ thống Agribank Sách, tạp chí
Tiêu đề: Agribank (2014), Quyết định số 836/QĐ-NHNo-HSX ngày 07/8/2014
Tác giả: Agribank
Năm: 2014
2. Agribank (2014), Quyết định số 766/QĐ-NHNo-KHDN ngày 01/8/2014, Quyết định ban hành cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong hệ thống Agribank Sách, tạp chí
Tiêu đề: Agribank (2014), Quyết định số 766/QĐ-NHNo-KHDN ngày 01/8/2014
Tác giả: Agribank
Năm: 2014
3. Agribank (2014), Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/5/2014, Quyết định ban hành Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Agribank Sách, tạp chí
Tiêu đề: Agribank (2014), Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/5/2014
Tác giả: Agribank
Năm: 2014
4. Agribank (2015), Quy chế 515/ QĐ-HĐTV-HSX ngày 31/7/2015, Quy chế Cấp tín dụng phục vụ chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính Phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Agribank (2015), Quy chế 515/ QĐ-HĐTV-HSX ngày 31/7/2015
Tác giả: Agribank
Năm: 2015
6. Agribank, Hệ thống thông tin nội bộ 2014, 2015, 2016 7. Agribank, website: www.agribank.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Agribank, "Hệ thống thông tin nội bộ 2014, 2015, 20167." Agribank
8. Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn, Báo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013, 2014, 2015,2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
13. NHNN (2015),Thông tư 10/2015/TT-NHNN ngày 22/7/2015, Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính Phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: NHNN (2015),Thông tư 10/2015/TT-NHNN ngày 22/7/2015
Tác giả: NHNN
Năm: 2015
14. Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, của Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước
Năm: 2016
16. NHNo & PTNT Việt Nam (2009), Đề án mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2010 và định hướng năm 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: NHNo & PTNT Việt Nam (2009)
Tác giả: NHNo & PTNT Việt Nam
Năm: 2009
17. Nguyễn Thị Mùi, Trần Cảnh Toàn (2011) Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Mùi, Trần Cảnh Toàn (2011) "Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại
Nhà XB: Nxb Tài chính
18. Phan Duy Minh, Đinh Trọng Thịnh (2012), Giáo trình Tài chính quốc tế, Nxb Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Duy Minh, Đinh Trọng Thịnh (2012), "Giáo trình Tài chính quốc tế
Tác giả: Phan Duy Minh, Đinh Trọng Thịnh
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2012
19. Phạm Ngọc Dũng, Đinh Xuân Hạng (2011), Giáo trình Tài chính- Tiền tệ, Nxb Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Ngọc Dũng, Đinh Xuân Hạng (2011), "Giáo trình Tài chính- Tiền tệ
Tác giả: Phạm Ngọc Dũng, Đinh Xuân Hạng
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2011
20. Quốc Hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 21. Sổ tay tín dụng (2004), Sổ tay tín dụng Agribank Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc Hội (2010), "Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH1221." Sổ tay tín dụng (2004)
Tác giả: Quốc Hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 21. Sổ tay tín dụng
Năm: 2004
5. Agribank (2015), văn bản số 14/QĐ-NHNo-HSX về việc cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân thông qua tổ liên kết trong hệ thống Agribank Khác
10. Chính Phủ (2010),Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010,Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Khác
11. Chính phủ (2015), Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015, Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Khác
22. Tín dụng nông nghiệp nông nghiệp nông thôn, Agribank Thái Nguyên: Tạo động lực phát triển NNNT, Website Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w