1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài làm văn số 3 lớp 11 - NLVH

10 6,4K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 122,5 KB

Nội dung

Viết bài Làm văn số 1 NLXH tuần 1 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHUẨN BỊ BÀI VIẾT SỐ 1- NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 1. Kết quả cần đạt: - Củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS và HK II ở lớp 10. - Viết được bài NLXH có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của học sinh THPT. 2. Để làm tốt bài viết số 1, học sinh cần: a. Ôn lại kiến thức đã học ở HK II lớp 10 về văn nghị luận: - Lập dàn ý bài văn nghị luận. - Lập luận trong văn nghị luận. - Các thao tác nghị luận. b. Xem kĩ SGK- trang 14,15 - Hướng dẫn chung. - Một số đề tham khảo. - Gợi ý cách làm bài. 3. Đề tham khảo “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui” Viết một bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của anh (chị) về câu nói trên. Gợi ý cách làm bài: a. Tìm hiểu kĩ đề để xác định được: - Cần phát biểu ý kiến về vấn đề gì? - Phát biểu về ý kiến đó ở tư cách nào? Bài làm là tiếng nói của ai? - Phát biểu ý kiến đó với ai và để làm gì? b. Xác định các luận điểm, luận cứ và lựa chọn thao tác lập luận phù hợp. Ví dụ: - Đối tượng được hướng đến trong câu nói này là của ai? - Vì sao “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”? - Niềm vui đó được biểu hiện cụ thể như thế nào? - Ý thức của mỗi cá nhân trước niềm vui ấy? . c. Lập dàn ý và viết bài: Cần chú ý: - Bố cục bài văn - Dùng từ chuẩn xác. - Không mắc lỗi chính tả. - Câu đúng ngữ pháp. BÀI VIẾT SỐ 1 ĐỀ: “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui” Ý kiến của anh (chị) về câu nói trên HƯỚNG DẪN LÀM BÀI I. Kĩ năng: - Vận dụng các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận . - Trình bày ý rõ ràng, mạch lạc, nêu được những suy nghĩ riêng của bản thân. II. Các ý chính: 1. Quan niệm về niềm vui trong cuộc sống. 2. Niềm vui được đến trường của HS: a. Được tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. b. Được sống trong một môi trường thân thiện với thầy, cô, bạn bè . c. Được rèn luyện, hoàn thiện nhân cách . d. Được mang lại niềm vui cho nhiều người khác. 3. Những suy nghĩ sai lệch về việc đến trường của những học sinh chưa nhận thức đúng về học tập. 4. Sự bất hạnh của những người không được đến trường. 5. Khẳng định niềm vui, niềm hạnh phúc lớn, ý nghĩa cuộc sống khi được đến trường. 6. Những hành động tích cực của bản thân để niềm vui đến trường ngày càng được nhân lên. Viết bài Làm văn số 2 NLVH tuần 5 (Bài làm ở nhà) Cập nhật bởi: bgh_lvc - Vào ngày: 26/11/2007 2:58:00 SA - Số lượt xem: 3973 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHUẨN BỊ BÀI VIẾT SỐ 2 NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 1. Kết quả cần đạt: - Viết được bài NLVH, vừa thể hiện sự hiểu biết về tác phẩm vừa nêu lên những suy nghĩ riêng, bước đầu có tính sáng tạo. 2. Để làm tốt bài viết số 1, học sinh cần: a. Nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm đã học ( từ bài “Vào phủ Chúa Trịnh” đến bài “Bài ca phong cảnh Hương Sơn”) b. Xem kĩ SGK (trang 53): - Hướng dẫn chung. - Một số đề tham khảo. - Gợi ý cách làm bài. c. Tìm đọc một số bài văn hay để tham khảo 3. Đề bài tham khảo: Nhân cách nhà nho chân chính trong “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (Cao Bá Quát ), “Bài ca ngất ngưởng” (Nguyễn Công Trứ) Gợi ý cách làm bài: a. Tìm hiểu kĩ đề để xác định được: - Cần phải trình bày ý kiến về vấn đề gì? - Vấn đề đó bao hàm những nội dung gì? - Nêu nhận xét cá nhân về vấn đề đó. b. Xác định các luận điểm, luận cứ và lựa chọn thao tác lập luận phù hợp. Ví dụ:` - Thế nào là nhân cách của một nhà nho chân chính? - Nhân cách ấy được biểu hiện như thế nào ở tác giả Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát ? - Ý kiến cá nhân về nhân cách ấy? . c. Lập dàn ý và viết bài: Cần chú ý: - Bố cục bài văn - Dùng từ chuẩn xác. - Không mắc lỗi chính tả. - Câu đúng ngữ pháp. BÀI VIẾT SỐ 2 ĐỀ BÀI: Nhân cách nhà nho chân chính trong “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát. Lập dàn ý cho đề bài trên và chọn viết một luận điểm. GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI: 1. Giới thiệu khái quát về Cao Bá Quát: một nhà nho tài năng và bản lĩnh, thể hiện nhân cách một nhà nho chân chính. 2. Những nét chung về nhân cách một nhà nho chân chính: - Tư tưởng hành đạo, nhập thể tích cực để trị nước, giúp đời. - Xem thường bổng lộc, danh hoa phú quý. - Trong mọi hoàn cảnh đều giữ được khí tiết của một nhà nho. 3. Nhân cách nhà nho chân chính trong “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” a. Chọn con đường hành đạo của người trí thức xưa: học hành- khoa cử- làm quan để giúp đời. b. Nhận thức được thực tế xã hội: nhà Nguyễn đang đi vào giai đoạn suy sụp với sự bảo thủ, lạc hậu, trì trệ. c. Cái nhìn mới về con đường khoa cử- danh lợi: - Con đường danh lợi là “cùng đồ”. - Hình ảnh lữ khách đi trên bãi cát: Bãi cát tượng trưng cho đường đời gian nan; sự bế tắc của con đường tiến thân mà Cao Bá Quát đang đi. - Thấy được tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử. - Ý thức phải thoát khỏi cơn say danh lợi. d. Niềm khát khao được thay đổi cuộc sống. - Trăn trở tìm một lối thoát trong hoàn cảnh bế tắc: “tính sao đây?”, “Còn đứng làm chi trên bãi cát?”. 4. Khẳng định vẻ đẹp nhân cách của nhà nho chân chính Cao Bá Quát. Viết bài Làm văn số 3-lớp 11: Nghị luận văn học - tuần 9 Cập nhật bởi: bgh_lvc - Vào ngày: 17/10/2008 - Số lượt xem: 6070 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHUẨN BỊ BÀI VIẾT SỐ 3 NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 1. Kết quả cần đạt: - Biết vận dụng các thao tác lập luận phân tích và so sánh để viết bài văn nghị luận văn học. - Viết được môt bài văn nghị luận về một vấn đề văn học. 2. Để làm tốt bài viết số 3 học sinh cần: a- Đọc kỹ bài: “Thao tác lập luận phân tích”, “Thao tác lập luận so sánh” để có thể vận dụng tốt khi làm bài. - Đọc lại các văn bản văn học đã học, hệ thống hoá những kiến thức đã tiếp nhận từ các bài học để làm bài. b. Xem kỹ SGK trang 92: - Hướng dẫn chung . - Một số đề tham khảo. - Gợi ý cách làm bài. c. Tìm đọc một số bài văn hay để tham khảo. 3. Đề bài tham khảo: Những cảm nhận sâu sắc của anh (chị) qua việc tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Gợi ý cách làm bài: a. Tìm hiểu kỹ đề để xác định được: - Nhân cách của nhà thơ được thể hiện qua ba bài học lớn: Ý chí và nghị lực sống phi thường, tấm lòng yêu nước- thương dân mãnh liệt, tinh thần bất khuất trước kẻ thù. - Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là lá cờ đầu của văn thơ yêu nước cuối thế kỷ XIX. b. Xác định luận điểm, luận cứ và lựa chọn thao tác phù hợp. Cần chú ý: - Những nét nổi bật nhất của cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là gì? - Chọn một vài điều thấm thía và xúc động nhất. - Trình bày suy nghĩ và cảm nhận riêng một cách chân thành và sâu sắc. c. Lập dàn ý và viết bài: Cần chú ý: - Bố cục của một bài văn nghị luận. - Cách diễn đạt trong sáng, mạch lạc. - Dùng từ chính xác. - Viết câu đúng ngữ pháp. - Không mắc lỗi chính tả. BÀI VIẾT SỐ 3- KIỂM TRA CHUNG ĐỀ Câu 1:(1đ) Xác định phương thức chuyển nghĩa của từ trái tim trong câu thơ sau: Sống trên cát, chết vùi trong cát Những trái tim như ngọc sáng ngời. (Tố Hữu) Câu 2:(2đ) Phân tích ý nghĩa tả thực và ý nghĩa tượng trưng hình ảnh người đi trên bãi cát (Bài ca ngắn đi trên bãi cát – Cao Bá Quát). Câu 3:(7đ) Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1:(1đ) a-Yêu cầu về kỹ năng: Nhận biết được hiện tượng chuyển nghĩa của từ. b-Yêu cầu về kiến thức: Cần xác định được: - Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ (lấy bộ phận để chỉ toàn thể) (0,5 đ) - Chỉ những con người bình dị mà cuộc đời là những tấm gương sáng khi sống cũng như khi đã chết (0,5 đ) Câu 2: (2đ) a- Yêu cầu về kỹ năng: Viết một đoạn văn phân tích ngắn từ 12-15 dòng b- Yêu cầu về kiến thức: Cần nêu được: + Ý nghĩa tả thực:(1đ) - Không gian: Đường xa, xung quanh bị vây bởi núi, sông, biển.(o,5đ) - Thời gian: Mặt trời đã lặn mà vẫn tất tả đi (0,5 đ) + Ý nghĩa tượng trưng:(1đ) - Con đường danh lợi đầy nhọc nhằn, chông gai như người đi trên bãi cát (0,5đ). - Cao Bá Quát nhận thấy không thể đi trên bãi cát danh lợi ấy mãi (0,5đ) Câu 3:(7đ) a-Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề văn học. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc. b-Yêu cầu về kiến thức: Cần làm nổi bật vẻ đẹp người nông dân qua những ý chính sau: + Xuất thân là những người nông dân nghèo khổ, chăm chỉ làm ăn; chưa quen với việc binh cơ, chiến trận (dẫn chứng). + Có lòng căm thù giặc sâu sắc (dẫn chứng). + Sẵn sàng tự nguyện đứng lên đánh giặc; chiến đấu dũng cảm, hy sinh quên mình (dẫn chứng). → Hình tượng người nông dân anh hùng chống giặc ngoại xâm lần đầu tiên được đưa vào văn học với vẻ đẹp bình dị mà kỳ vĩ. c- Biểu điểm: - Điểm 7: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, hành văn tốt, luận điểm rõ ràng,văn có cảm xúc, bài làm sáng tạo. - Điểm 5-6: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng , có thể mắc một vài lỗi diễn đạt nhỏ. - Điểm 3-4: Đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, có thể mắc một số lỗi diễn đạt nhưng câu văn vẫn rõ ràng. - Điểm 2: Phân tích chung chung về tác phẩm, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Chưa hiểu đề hoặc viết lan man. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc không viết được gì. Bài viết số 4 - tuần 19- Ngữ văn 11- Bài kiểm tra tổng hợp cuối HK I Cập nhật bởi: bgh_lvc - Vào ngày: 11/12/2008 10:52:00 SA - Số lượt xem: 3120 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP-HỌC KÌ I-Năm học 08-09 MÔN: NGỮ VĂN 11 I.TIẾNG VIỆT: 1.Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân: Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. 2.Thực hành về thành ngữ, điển cố: Nhận diện và phân tích được giá trị biểu hiện của những thành ngữ, điển cố thông dụng. 3.Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng: a.Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: tính nhiều nghĩa của từ là kết quả của quá trình chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ. b.Phân biệt từ đồng nghĩa với từ nhiều nghĩa. 4. Ngữ cảnh: Khái niệm; Các nhân tố của ngữ cảnh. 5. Ngôn ngữ báo chí: - Khái niệm - Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí.(Tính thông tin thời sự; Tính ngắn gọn; Tính sinh động, hấp dẫn) - Phân biệt ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ của văn bản khác được đăng tải trên báo. 6. Bản tin: Cách viết bản tin. II. VĂN HỌC: A. Kiến thức khái quát: 1. Những đặc điểm cơ bản của văn Việt Nam từ đầu TK XX đến cách mạng tháng Tám 1945? - Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa. - Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển. - Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng. 2. Những thành tựu chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của văn học thời kì này? +Nội dung:Kế thừa và phát huy những truyền thống lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học Việt Nam: Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, đồng thời đem đến cho văn học một đóng góp mới của một thời đại:Tinh thần dân chủ. +Nghệ thuật:Những thành tựu hết sức to lớn gắn liền với kết quả cách tân về thể loại và ngôn ngữ. B. Tác giả -tác phẩm: 1. Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự)-Lê Hữu Trác Giá trị hiện thực và phê phán qua đoạn trích: -Bức tranh chi tiết, sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quí của phủ chúa -Thái độ không đồng tình của tác giả về một cuộc sống quá no đủ nhưng thiếu khí trời. 2.Tự tình- Hồ Xuân Hương - Tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước duyên phận và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của tác giả - Tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hưong: sử dụng từ ngữ, xây dựng hình ảnh. 3. Câu cá mùa thu -Nguyến Khuyến - Vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam(Cảnh thanh sơ, dịu nhẹ-Màu sắc, đường nét chuyển động, sự hoà sắc, tạo hình; hồn quê được gợi lên từ ao nhỏ, ngõ trúc quanh co .) - Tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của nhà thơ. 4.Thương vợ -Trần Tế Xương. - Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của ông Tú.(vất vả, tảo tần, đảm đang, nhẫn nại, hi sinh vì chồng con ) 6. Bài ca ngất ngưởng- Nguyễn công Trứ Qua bài thơ anh(chị) hiểu thế nào là “ngất ngưởng”? Vì sao có thể coi đó là sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực của Nguyễn Công Trứ? 7. Bài ca ngắn đi trên bãi cát -Cao Bá Quát - Ý nghĩa tả thực và ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh bãi cát và người đi trên cát? - Nhân cách nhà nho chân chính qua “Bài ca ngất ngưởng” và “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”? 8. Tác gia Nguyễn Đình Chiểu - Những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn. - Đoạn trích Lẽ ghét thương: Tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả. - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại về người nông dân + Hình ảnh người ND trong cuộc sống bình thường- Những chuyển biến khi có giặc xâm lược- Vẻ đẹp hào hùng khi xung trận® Tất cả được khắc hoạ bằng bút pháp hiện thực-Những chi tiết chân thực được chọn lọc tinh tế, đậm chất sống và mang tính khái quát cao. + Ca ngợi hình ảnh của người nông dân :đằng sau manh áo vải, sau cuộc đời lam lũ là lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước. 9. Hai đứa trẻ - Thạch Lam : - Bức tranh cuộc sống của những người dân nơi phố huyện: nghèo khổ, quẩn quanh, lay lắt, mỏi mòn .và niềm thương cảm của tác giả. -Sự đồng cảm, trân trọng trước những ước mong đổi đời dẫu còn rất mơ hồ và tội nghiệp của họ. - Hình ảnh đoàn tàu ?Vì sao chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm qua phố huyện? - Những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật Thạch Lam qua truyện ngắn? - Anh(chị) có ấn tượng sâu sắc nhất với nhân vật nào? Chi tiết nghệ thuật nào trong truyện? Vì sao? 10. Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân -Trong truyện, Nguyễn Tuân đã sáng tạo một tình huống độc đáo, giàu ý nghĩa,anh(chị) có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? - Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhận vật Huấn Cao, qua đó hiểu được quan điểm thẩm mĩ của nhà văn. - Vì sao nói nhân vật quản ngục là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.? - Vì sao nói :Cảnh cho chữ- “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.? - Đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm + Xây dựng nhân vật. +Thành công trong việc gợi không khí cổ kính của một thời nay chỉ còn vang bóng bằng hệ thống ngữ âm cổ, câu văn đĩnh đạc, trang trọng; giàu chất hội hoạ; bút pháp đối lập 11. Hạnh phúc của một tang gia -Vũ Trọng Phụng -Tình huống trào phúng ngay ở nhan đề đoạn trích. - Cái chết của cụ cố tổ đã đem lại hạnh phúc cho đám con cháu đại bất hiếu và cả người ngoài gia đình .(xây dựng hàng loạt chân dung biếm hoạ) - Cảnh đám tang với những chi tiết hài hước, âm thanh hỗn tạp, . 12. Tác gia Nam Cao - Nắm được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính và phong cách nghệ thuật của Nam Cao. - Truyện ngắn Chí Phèo: +Phân tích nhân vật Chí Phèo để thấy được nỗi thống khổ vì bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo.(tư tưởng nhân đạo sâu sắc mới mẻ của Nam Cao) + Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc qua tác phẩm? +Những đặc sắc về nghệ thuật( Xây dựng nhân vật điển hình, kết cấu, ngôn ngữ .) 13. Vĩnh biệt cửu trùng đài -Vũ Như Tô. -Đặc điểm vể thể loại kịch? -Các mâu thuẩn cơ bản? - Đặc sắc về nghệ thuật? 14. Các bài đọc thêm -Khóc Dương Khuê -Vịnh khoa thi Hương -Bài ca phong cảnh Hương Sơn -Xin lập khoa luật - Cha con nghĩa nặng -“Vi hành” -Tinh thần thể dục => Khái quát nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm. III. LÀM VĂN 1. Các thao tác lập luận: - Thao tác lập luận phân tích. - Thao tác lập luận so sánh. 2 Để làm tốt bài văn nghị luận văn học, cần chú ý: - Kiến thức: Cần phải nắm chắc cốt truyện, các sự kiện, chi tiết tiêu biểu liên quan đến nhân vật chính, các chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong các tác phẩm . - Kĩ năng: Luận điểm, luận cứ cần chính xác; lập luận hợp lí, thuyết phục ( Cụ thể:Khâu phân tích đề, lập dàn ý, hoặc tìm lí lẽ, dẫn chứng- vận dụng kết hợp các thao tác lập luận; hoặc ở khâu diễn đạt ) bố cục rõ ràng. *Xem thêm phần hướng dẫn ở SGK- trang 211 IV. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO 1. Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của ông Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương. 2. Anh (chị) có ấn tượng sâu sắc với nhân vật nào, với chi tiết nghệ thuật nào trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Chữ người tử tù)? Vì sao? 3. Cảm nhận của anh (chị) về đoạn văn miêu tả “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” ở cuối truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. 4. Ý kiến của anh (chị) về chủ đề của truyện ngắn Hai đứa trẻ. Theo anh chị đó là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn tạ hay là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn? 5. Anh (chị) có nhận xét gì về tình huống truyện trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. 6. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Gợi ý: Đề 3: a) Về kỹ năng: Vận dụng được kỹ năng phân tích tác phẩm tự sự - Biết cách trình bày một bài làm văn (mở bài: giới thiệu được vấn đề, kết bài: nêu ý kiến bản thân, nhấn mạnh vấn đề .) - Xác định đúng yêu cầu của đề, không phân tích chung chung về một tác phẩm hay nhân vật. b) Về nội dung: các ý chính cần có - Đoạn cho chữ là đoạn hay nhất, kết tinh nghệ thuật của toàn tác phẩm. + Cảm hứng mãnh liệt trước cảnh “ xưa nay chưa từng có” + Ngôn từ sắc cạnh, trang trọng cố kính, chi tiết sinh động, gợi cảm, thủ pháp đối lập - Hình tượng nhân vật Huấn Cao uy nghi ngời sáng . Thủ pháp đối lập được khai thác triệt để: + Việc cho chữ là một sáng tạo nghệ thuật thanh cao với mực thơm, lụa trắng .lại diễn ra “trong một căn buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián” + Sự đối lập giữa hình ảnh kì vĩ của người tử tù”cổ đeo gông, chân vướng xiềng lại đang ung dung phóng bút tô những nét chữ tài hoa .với hình ảnh co ro của thầy thơ lại “ tay run run bưng chậu mực, và viên quản ngục “khúm núm”, vái lạy người tù . - Trật tự kỉ cương nhà tù bị đảo ngược : người đang làm chủ không phải là kẻ đại diện cho quyền lực thống trị mà chính là kẻ tử tù đang bị xiềng, gôngà đây là sự chiến thắng của cái đẹp, cái tài hoa và nhân cách cao thượng đối với cái xấu xa, thấp hèn. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I-NĂM HỌC 2008-2009 MÔN: NGỮ VĂN 11 Thời gian: 90 phút (không tính thời gian phát đề) Câu 1 (2 điểm): Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật sử dụng thành ngữ của Nguyễn Du trong hai câu thơ sau: Người nách thước kẻ tay đao, Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi. Truyện Kiều Câu 2 (1 điểm): Nêu những đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Câu 3 (1 điểm) Nêu tình huống trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng. Câu 4 (6 điểm): Chi tiết nghệ thuật nào (ánh sáng và bóng tối ; hình ảnh đoàn tàu ; các nhân vật hoặc một chi tiết nghệ thuật khác) trong truyện Hai đứa trẻ đã tạo cho anh, chị ấn tượng nhất? Chi tiết nghệ thuật đó giúp anh, chị cảm nhận được gì về tình cảm của nhà văn Thạch Lam đối với con người. ----------HẾT------------ ĐỊNH HƯỚNG CHẤM 1. Câu 1 (2điểm): - Thành ngữ trong đoạn trích:“Đầu trâu mặt ngựa”(0.5điểm) - Giá trị nghệ thuật: + Gợi lên hình ảnh một lũ người mặt mũi gớm ghiếc, dữ tợn, hung ác, đằng đằng sát khí (0.75điểm). + Dùng thành ngữ này Nguyễn Du đã giúp người đọc hình dung được cảnh gia đình Thuý Kiều khi bị vu oan, bị bọn xấu, bọn ác đe doạ. Mặt khác, nhà thơ còn thể hiện thái độ phủ nhận của mình đối với những loại người “đâm thuê chém mướn” trong xã hội phong kiến (0.75điểm). 2. Câu 2 (1điểm): Nêu được 3 đặc điểm (không yêu cầu phân tích): - Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá (0,25điểm). - Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển (0,5điểm). - Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng (0,25điểm). 3. Câu 3 (1 điểm): Tình huống trào phúng: - Tình huống trào phúng ngay ở nhan đề đoạn trích.(0,5điểm) - Cái chết của cụ cố tổ đã đem lại hạnh phúc cho đám con cháu đại bất hiếu và cả người ngoài gia đình .(0,25điểm) - Cảnh đám tang với những chi tiết hài hước, âm thanh hỗn tạp, .(0,25điểm) 4. Câu 4 (6điểm): a. Yêu cầu về kỹ năng - Vận dụng được thao tác lập luận phân tích và so sánh để thể hiện cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật đặc sắc. - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, có cảm xúc. b. Yêu cầu về kiến thức: - Học sinh chọn được chi tiết nghệ thuật tiêu biểu. - Phân tích tác dụng, ý nghĩa biểu tượng của chi tiết nghệ thuật đó. c. Biểu điểm: - 6 điểm: Hiểu đề, đáp ứng đầy đủ các ý chính. Cảm nhận sâu sắc, hành văn mạch lạc, có cảm xúc. - 4-5 điểm: Hiểu đề, cảm nhận tương đối khá. Nêu và phân tích được các ý cơ bản. Chưa nhiều cảm xúc. - 2-3 điểm: Nêu được ý cơ bản nhưng cảm nhận chưa thật sâu sắc. Còn lúng túng trong trích dẫn chi tiết. - 1 điểm: Viết chung chung, thiên về kể. Chưa biết dẫn dắt vấn đề. - 0 điểm: Bỏ giấy trắng hoặc không viết được gì. * Đây là dạng đề phát huy khả năng sáng tạo, cảm nhận của học sinh. Tuỳ mức độ cảm nhận, sự nắm bắt vấn đề của học sinh mà giám khảo có sự đánh giá cho phù hợp. (Giám khảo cho điểm lẻ đến 0,25 ở mỗi câu. Chỉ làm tròn số sau khi cộng điểm toàn bài. Điểm lẻ của bài đến 0,5 điểm). Bài viết số 5 - Ngữ văn 11- Nghị luận xã hội - tuần 21 - HK2 Cập nhật bởi: bgh_lvc - Vào ngày: 15/01/2009 - Số lượt xem: 5808 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP BÀI VIẾT SỐ 5 1. Kết quả cần đạt: - Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận so sánh và phân tích để viết một bài văn nghị luận xã hội. - Viết được bài văn thể hiện quan điểm, ý kiến của mình một cách chặt chẽ, mạch lạc và thuyết phục. - Nhạy bén với những vấn đề xã hội đặt ra, biết vận dụng dẫn chứng từ thực tiễn để giải quyết đúng đắn vấn đề. 2. Nội dung ôn tập: - Ôn lại những kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận trong các bài học sau: Phân tích đề và lập dàn ý bài văn nghị luận, thao tác lập luận phân tích, thao tác lập luận so sánh, luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh ở sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập I. - Đọc lại các tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, “Chí Phèo ” của Nam Cao, “Lưu biệt khi xuất dương ” của Phan bội Châu để ôn lại ý nghĩa xã hội của các tác phẩm đó. - Đọc thêm một số bài viết tham khảo. 3. Đề tham khảo: Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” có còn phù hợp với thanh niên ngày nay không? Hãy bày tỏ ý kiến của mình. * Gợi ý cách làm bài: a. Đọc kĩ đề bài để: - Xác định vấn đề cần nghị luận: Quan niệm về cái đẹp của thanh niên ngày nay. - Xác định các luận điểm, luận cứ và lựa chọn thao tác lập luận phù hợp: + Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân: Cái tài phải gắn liền với cái tâm, cái thiên lương trong sáng. Đó là một quan niệm tiến bộ, phù hợp với mọi thời đại. + Xã hội càng phát triển thì chuẩn mực về cái đẹp càng phải nâng cao hơn. + Rút ra bài học cho bản thân. Phê phán những quan niệm sai lệch: Quá chú ý đến hình thức mà quên cái tài cái tâm, hoặc quá chú ý đến cái tài mà quên cái tâm, hoặc quá chú ý đến cái tâm mà quên cái tài. “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” (Hồ Chí Minh). b. Lập dàn ý và viết bài: Dựa vào kết quả phân tích đề để lập dàn ý. Khi viết, lí lẽ và dẫn chứng phải bám sát yêu cầu của đề, dùng từ chuẩn xác, diễn đạt trôi chảy Bài Làm văn số 6 - Ngữ văn 11- Nghị luận văn học - tuần 24 ( HS làm ở nhà) Cập nhật bởi: bgh_lvc - Vào ngày: 18/02/2009 2:50:00 SA - Số lượt xem: 6389 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHUẨN BỊ BÀI VIẾT SỐ 6 - NLVH (Bài viết ở nhà) 1. Kết quả cần đạt: - Củng cố và nâng cao kĩ năng viết bài NLVH. - Biết vận dụng các thao tác lập luận đã học: (TTLL phân tích, TTLL so sánh, TTLL bác bỏ) để viết được một bài văn NLVH về một vấn đề văn học. - Biết trình bày và diễn đạt nội dung bài viết có bố cục chặt chẽ, lời văn mạch lạc, trong sáng… 2. Nội dung ôn tập: - Ôn lại kĩ năng kiến thức đã học: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận, TTLL so sánh, TTLL phân tích, TTLL bác bỏ. - Đọc lại một số văn bản đã học ở HK II, và một số bài viết tham khảo có liên quan. - Xem Sgk trang 10 -11: Hướng dẫn chung; Gợi ý một số đề bài; Gợi ý cách làm bài. - Xem lại đáp án, hướng dẫn chấm bài thi HKI để rút kinh nghiệm. 3. Đề tham khảo: - Câu 1: Bằng một đoạn văn ngắn khoảng 12 -15 dòng; Anh (chị) hãy bác bỏ ý kiến sau đây: “ Thế hệ thanh niên ngày naychỉ chạy theo vật chất, sống thiếu lo lắng, không có bản lĩnh” - Câu 2: Trong bài thơ “Vội vàng”, Xuân Diệu đã cảm nhận thời gian như thế nào? Điều đó có gì mới mẻ so với cách cảm nhận về thời gian của các nhà thơ trung đại không? 4. Gợi ý cách làm bài: - Câu 1: (2 đ) + Người viết cần đưa ra những luận cứ và lí lẽ của mình để bác bỏ ý kiến đó đứng trên tư cách chính mình là đại diện cho thế hệ thanh niên ngày nay. + Viết thành một đoạn vănsố dòng theo yêu cầu, có lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục, mạch lạc, không mắc lỗi sai về đặt câu, dùng từ, chính tả. - Câu 2: (8 đ) + Xác định yêu cầu của đề về nội dung (làm rõ một khía cạnh nội dung bài thơ Vội vàng”); thao tác lập luận; phạm vi tư liệu. + Nêu được các luận điểm, luận cứ then chốt. + Lập dàn ý và viết bài (mở bài phải giới thiệu được vấn đề cần nghị luận, kết bài tạo ấn tượng, lập luận chặt chẽ, lời văn rõ ràng, trong sáng…) * Các ý chính : Trong bài thơ này Xuân Diệu đã thể hiện một quan niệm mới mẻ của mình về thời gian - Quan niệm về thời gian của XD đối lập với quan niệm của người xưa: Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn - Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”. Với XD, thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại, mỗi giây phút trôi qua là một sự mất mác. Chính vì sự lo lắng, luyến tiếc thời gian chảy trôi nên nhìn thời gian, thi nhân đã có cái nhìn đầy dự cảm: “ Xuân đương tới…nghĩa là xuân sẽ già” - Cảm nhận về thời gian như vậy cũng chính xuất phát từ sự cảm nhận hữu hạn của đời sống cá thể. Mỗi khoảnh khắc trong đời người đều hết sức quý giá. Vì thế, con người cần phải biết yêu quý và trân trọng, nâng niu từng giây từng phút sự sống. Và nó chính là cơ sở sâu xa của thái độ sống vội vàng… * Biểu điểm: - 7 - 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên, lỗi chính tả và lỗi diễn đạt là hạn chế. - 5 - 6: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, kiến thức chắc, lập luận khá, có thể mắc lỗi nhỏ về chính tả và diễn đạt. - 3 - 4: Hiểu đề, ý chưa sâu, lỗi diễn đạt không nhiều. - 1- 2: Chưa hiểu đề, bài viết lúng túng, diễn đạt yếu. - 0 : Lạc đề, bài viết qua loa chiếu lệ. . nhận được gì về tình cảm của nhà văn Thạch Lam đối với con người. -- -- - -- - -- HẾT -- - -- - -- - -- - ĐỊNH HƯỚNG CHẤM 1. Câu 1 (2điểm): - Thành ngữ trong đoạn trích:“Đầu. chảy Bài Làm văn số 6 - Ngữ văn 1 1- Nghị luận văn học - tuần 24 ( HS làm ở nhà) Cập nhật bởi: bgh_lvc - Vào ngày: 18/02/2009 2:50:00 SA - Số lượt xem: 638 9

Ngày đăng: 16/09/2013, 13:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w