1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại huyện định hóa tỉnh thái nguyên

140 85 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 2,49 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ THỊ THU HẰNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ THỊ THU HẰNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS ĐOÀN QUANG THIỆU THÁI NGUYÊN - 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng só liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn của tôi là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cmr ơn vầ mọi thông tin trong luận văn đã được ghi chỉ rõ nguồn gốc, được tìm hiểu và phân tích một cách trung thực, phù hợp với tình hình thực tế Tác giả luận văn LÊ THỊ THU HẰNG ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Phòng Đào tạo của nhà trường cùng các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Đoàn Quang Thiệu, người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp, những người đã hỗ trợ thầm lặng, giúp đỡ tôi rất nhiệt tình trong việc thu thập các thông tin, số liệu, tài liệu nghiên cứu cũng như đóng góp các ý kiến quý báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài của mình để hoàn thành luận văn này Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn LÊ THỊ THU HẰNG 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG vii MỞ ĐẦU .1 1 Tính cấp thiết của đề tài .1 2 Mục tiêu nghiên cứu 3 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 4 Ý nghĩa khoa học và một số đóng góp chủ yếu của Luận văn 5 5 Kết cấu của luận văn 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA CẤP HUYỆN 6 1.1 Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa 6 1.1.1 Một số khái niệm 6 1.1.2 Nội dung phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa 11 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa 14 1.2 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp hàng hóa ở một số địa phương của Việt Nam 16 1.2.1 Kinh nghiệm của huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ .16 1.2.2 Kinh nghiệm của huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình .18 1.2.3.Kinh nghiệm của huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh 20 1.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn 22 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1 Câu hỏi nghiên cứu .24 2.2 Phương pháp nghiên cứu .24 4 2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 24 4 2.2.2 Phương pháp thang đo Likert 26 2.2.3 Phương pháp tổng hợp số liệu 27 2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 28 2.3.1 Nhóm chỉ tiêu kinh tế tổng hợp 28 2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô, kết quả và hiệu quả sản xuất nông nghiệp 29 2.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh phân bổ và hiệu quả sử dụng nguồn lực .30 2.3.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa 30 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN 32 3.1 Đặc điểm địa bàn của huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên 32 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 32 3.1.2 Tình hình phân bố và sử dụng đất đai 34 3.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Định Hóa 35 3.1.4 Đánh giá chung những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại huyện Định Hóa 38 3.2 Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 40 3.2.1 Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo ngành 40 3.2.2 Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hình thức tổ chức sản xuất .56 3.2.3 Phát triển sản xuất hàng hóa theo vùng sinh thái .60 3.3 Phát triển một số nông sản hàng hóa chất lượng cao 62 3.3.1 Phát triển Chè Định Hóa 62 3.3.2 Phát triển sản phẩm gạo dẻo Bao Thai .64 3.3.3 Phát triển gà đồi 65 3.4 Phân tích kết quả khảo sát hộ điều tra 66 3.4.1 Kết quả sản xuất một số cây trồng, vật nuôi chính của các hộ điều tra .66 3.4.2 Cơ cấu hộ nông dân theo quy mô hàng hóa .69 3.4.3 Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa 71 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 5 3.4.4 Tình hình đời sống các nông hộ điều tra 71 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 6 3.4.5 Hình thức tiêu thụ sản phẩm 72 3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa 74 3.5.1 Các nhân tố bên ngoài đối với hộ sản xuất 74 3.5.2 Các nhân tố bên trong của hộ sản xuất .77 3.6 Đánh giá chung về thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa huyện Định Hóa 79 3.6.1 Những mặt đạt được 79 3.6.2 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 82 Chương 4: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN 89 4.1 Quan điểm, định hướng, mục tiêu về phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên 89 4.1.1 Một số quan điểm .89 4.1.2 Định hướng .95 4.1.3 Mục tiêu 96 4.2 Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 96 4.2.1 Nhóm giải pháp chung .96 4.2.2 Nhóm giải pháp riêng .102 4.3 Kiến nghị .110 KẾT LUẬN .112 TÀI LIỆU THAM KHẢO .114 PHỤ LỤC 116 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 7 DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa BQ Bình quân BT Bình thường CNH-HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa DTTS Dân tộc thiểu số ĐVT Đơn vị tính HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KHKT Khoa học kỹ thuật KK Khó khăn KPH Không phù hợp PH Phù hợp PTBQ Phát triển bình quân SP Sản phẩm SXHH Sản xuất hàng hóa SXNN Sản xuất nông nghiệp SXNNHH Sản xuất nông nghiệp hàng hóa UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 107 quy trình sản xuất thử nghiệm, xây dựng mô hình điển hình để chuyển giao khoa học kỹ thuật có hiệu quả * Trang trại: Đẩy mạnh phát triển SXNNHH tập chung quy mô lớn, chất lượng cao, mẫu mã đồng đều tren cơ sở đưa máy móc, kỹ thuật xuống đồng ruộng Khuyến khích trang trai áp dụng tiến bộ ỹ thuật mới, đặc biệt lĩnh vực giống, kỹ thuật thâm canh, xử lý môi trường, tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, có năng lực cạnh tranh Phát triển mạnh kinh tế trang trai làm hạt nhân để đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác * HTX: - Có chính sách tạo điều kiện giúp các hợp tác xã nông nghiệp tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm: + Nâng cao kiến thức về kinh tế thị trường, để cung cấp thông tin và trang bị kiến thức kinh tế thị trường hiện đại tới các hợp tác xã nông nghiệp, huyện Định Hóa cần tổ chức các lớp tập huấn về kinh tế thị trường, về hội nhập kinh tế quốc tế Qua các lớp tập huấn đó, các hợp tác xã nông nghiệp sẽ hiểu được cần sản xuất cái gì? Sản xuất với số lượng là bao nhiêu? Tổ chức sản xuất như thế nào, phối hợp các yếu tố ra sao? Sản xuất sản phẩm ra để bán cho ai? + Huyện Định Hóa cần tiếp tục tổ chức các hội nghị trao đổi, thống nhất, ký kết hợp đồng với các đơn vị, doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh về cung ứng vật tư, phân bón, giống, giá thu mua, bao tiêu sản phẩm, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật Từ đó, các hợp tác xã nông nghiệp sẽ được ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và họ sẽ yên tâm sản xuất khi sản phẩm đầu ra đã được các doanh nghiệp bao tiêu - Tăng cường khả năng tiếp cận vốn vay cho các hợp tác xã nông nghiệp: + Về phía hợp tác xã nông nghiệp: để đáp ứng được các điều kiện vay vốn tín dụng, các hợp tác xã nông nghiệp phải tự nâng cao năng lực quản trị, 108 tài chính bằng cách thu hút thêm vốn cổ phần, tăng cường tích lũy, nâng cao hiệu quả kinh doanh + Về phía ngân hàng: để tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận vốn của các hợp tác xã nông nghiệp, ngân hàng cần đơn giản các thủ tục và điều kiện vay vốn, các điều kiện vay cần được vận dụng linh hoạt hơn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay cho ngân hàng và phù hợp với quy định của pháp luật - Đổi mới phương thức quản lý các hợp tác xã nông nghiệp + Cần tập trung phân loại, xử lý các tồn đọng của các hợp tác xã nông nghiệp cũ để tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ các hợp tác xã nông nghiệp tiếp tục chuyển đổi có hiệu quả Đối với các hợp tác xã nông nghiệp yếu kém, không có khả năng chuyển đổi nên giải thể, để thành lập mới các hình thức kinh tế hợp tác đa dạng, phù hợp hơn + Đẩy mạnh việc củng cố và phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp + Đối với cán bộ phụ trách quản lý hợp tác xã nông nghiệp ở cấp huyện, cấp xã: cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ - Tăng cường kiến thức, kỹ năng quản lý cho các cán bộ quản lý hợp xã nông nghiệp + Đầu tư, hỗ trợ tăng cường năng lực về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý cho cán bộ quản lý hợp tác xã Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã phải được đổi mới theo nguyên tắc lấy mục tiêu hiệu quả kinh doanh của hợp tác xã làm mục tiêu hàng đầu + Bên cạnh việc tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã nông nghiệp thì các hợp tác xã nông nghiệp cần phải có những chính sách đãi ngộ, khuyến khích tài năng, thu hút nguồn nhân lực trẻ đã được đào tạo bài bản tham gia vào bộ 109 máy quản lý hợp tác xã, kết hợp với kinh nghiệm, tâm huyết của đội ngũ cán bộ có thâm niên nhằm đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới 4.2.2.3 Nhóm giải pháp vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung - Để phát huy sức mạnh tổng hợp và ưu thế của các vùng trong địa bàn huyện, nhăm khai thác hợp lý những ưu thế tại chỗ vừa đảm bảo định hướng có tính chiến lược lâu dài, đồng thời xác định cây con mũi nhọn để có kế hoạch đầu tư hợp lý, phát triển và xây dựng hình thành các vùng SXNNH tập trung để tạo ra khối lượng hàng hóa nông sản lớn chất lượng sản phẩm đồng đều, dễ tiêu thụ và có sức cạnh tranh Xây dựng và hoàn thiện công tác quy hoạch và phát triển các vùng chuyên môn hóa các sản phẩm chính sản xuất lúa, chè và chăn nuôi với quy mô lớn mới tạo điều kiện đi lên sản xuất theo phương pháp công nghiệp và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn , trên cơ sở đó đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông sản hàng hóa làm cho giá trị hàng hóa được nâng cao + Khu vực vùng cao: có địa hình chia cắt phức tạp, đồi núi tương đối cao tạo thành nhiều khe suối chính vì thế khai thác diện tích hiện có tập trung phát triển nông- lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc Thực hiện chương trình định canh định cư giúp người dân ổn định đời sống, xác định cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế, định hướng hộ nông dân phát triển kinh tế đồi rừng + Khu vực vùng giữa: có địa hình thấp, bát úp xen kẽ cánh đồng nhỏ là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển phát triển sản xuất đặc biệt lúa, ngô, chè…Xác định cây chè là cây kinh tế chủ lực do vậy cần đầu tư vốn, lao đọng, ứng dụng KHCN vào sản xuất chè Đông thời cải tạo những mương chè già cỗi sang giống mới cho năng suất và sản lượng cao hơn Đẩy mạnh công tác tiếp thị và chế biến chè Xây dựng cây chè là cây kinh tế hàng hóa của huyện nói chung và vùng nói riêng 110 + Khu vực vùng thấp có địa hình tương đối bằng phẳng, màu mỡ là khu vực sản xuất hàng hóa và cây thực phẩm lớn của huyện, vùng này chủ yếu sản xuất trồng lúa, rau màu, khoai lang và chăn nuôi gia cầm và dịch vụ Sản xuất nông nghiệp theo vùng là điều kiện không thể thiếu đối với sản xuất hàng hóa, để gắn sản xuất với tiêu thụ, chế biến công nghiệp và xuất khẩu Mở rộng và phát triển mạnh hệ thống tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi Trong đó, cần nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp ở những vùng có sản phẩm đặc sản khuyến khích sự tham gia của mọi thành viên kinh tế để giải quyết đầu ra cho các sản phẩm hàng hóa ngày một tốt hơn 4.3 Kiến nghị * Đối với nhà nước Đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần sớm rà soát lại quy hoạch các vùng kinh tế và hoạch định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho từng vùng để địa phương có điều kiện xác định sát đúng hơn định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa Nhà nước cần xây dựng định hướng phát triển sản xuất cây con vật nuôi cho phù hợp với lợi thế so sánh của vùng, đồng thời cần có định hướng thị trường tiêu thụ nông sản cho nông dân Nhà nước có chính sách khuyến khích hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung, vùng nguyên liệu chế biến gắn với công nghiệp chế biến Xây dựng những chính sách và cơ chế hỗ trợ cho hộ nông dân vay vốn để phát triển sản xuất hàng hóa * Đối với địa phương Đối với địa phương: Tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng trong việc giao quyền sử dụng đất, thực hiện các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, cung cấp thông tin thị trường; có chương trình cho nông dân vay vốn để phát triển sản xuất, hướng dẫn và tổ chức tiêu thụ nông sản cho kinh tế hộ 111 Đối với các thành phần kinh tế: Các trang trại, hộ nông dân cũng như các hợp tác xã cần mở rộng liên kết hợp tác theo hướng đa dạng hoá gắn với chuyên môn hoá, tập trung hoá, thường xuyên nắm bắt, cập nhật các thông tin liên quan cũng như mạnh dạn ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất và dịch vụ Với tính khả thi của đề tài tác giả mong rằng việc triển khai thực hiện các giải pháp, kiến nghị trên sẽ góp phần vàoviệc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Định Hóa ngày một hiệu quả hơn 112 KẾT LUẬN Định Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, diện tích đất tự nhiên là 51.350,8ha, dân số 88.175 người Địa hình ¾ là đối núi, nhưng đất đai và khí hậu có điều kiện thuận lợi phát triển cây chè, cây lương thực, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc tạo ra những nông sản hàng hóa Mặc dù có tiềm năng như vậy, nhưng nông nghiệp huyện Định Hóa chưa phát triển, sản xuất vẫn nhỏ lẻ, mang tính tự cung tự cấp, đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn Kết quả điều tra cho thấy: tính đến năm 2018 cây lương thực có hạt (lúa, ngô), giá trị sản lượng hàng hóa là 108.842,36 triệu đồng, tỷ suất hàng hóa chiếm: 25,12% Chỉ có cây chè lâu năm và chăn nuôi gia súc có tỷ suất hàng hóa cao nhưng giá trị sản lượng hàng hóa còn thấp so với tiềm năng: Giá trị sản lượng hàng hóa cây lâu năm (chè): 164.109,24 triệu đồng, tỷ suất hàng hóa 95,0%; chăn nuôi gia súc giá trị sản lượng hàng hóa: 135.457,19 triệu đồng, tỷ suất hàng hóa 80,2% Điều tra 195 ý kiến của các chủ hộ nông dân có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, trong đó có một số trưởng xóm, trưởng các đoàn, hội, lãnh đạo xã…để đánh giá sự phù cho thấy: trong 9 chỉ tiêu tác động đến phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ở huyện Định Hóa còn 5 chỉ tiêu chưa phù hợp như: cơ cấu cây trồng, quy mô sản xuất, tình hình chế biến nông sản, về chính sách phát triển nông trại và thị trường tiêu thụ Đánh giá về những khó khăn của hộ nông dân cũng như trang trại trong phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa cho thấy: có 3 yếu tố là khó khăn về vốn, khó khăn về kỹ thuật và công nghệ, khó khăn về tiêu thụ sản phẩm là những khó khăn của hộ nông dân và các trang trại đang gặp phải cần có giải pháp tháo gỡ 113 Để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện Định Hóa, căn cứ vào kinh nghiệp ở một số địa phương, đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hàng hóa, đề tài luận văn đề ra một số giải pháp như sau: Nhóm giải pháp chung gồm: giải pháp về thị trường, giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, tổ chức sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, pháp phát triển nguồn nhân lực Luận văn cũng đưa ra một số giải pháp riêng theo từng ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản và theo từng hình thức tổ chức sản xuất 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO I Tài liệu tiếng Việt: 1 Chi cục Thống kê huyện Định Hóa, niên giám thống kê các năm 2016, 2017, 2018 2 Đặng Kim Oanh (2007), Chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn ở một số nước Châu Á, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh 3 Đặng Kim Sơn (2009), Nông nghiệp - nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 4 Đặng Kim Sơn, Phát triển một nền nông nghiệp bền vững, hội dự án VIE/01/021 5 Lê Đình Thắng (1993), Phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 6 Mai Văn Nam (2008), Giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế Hà Nội, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin 7 Nguyễn Đình Thắng (2006), Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 8 Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân 9 Phạm Đức Hiếu (2014), Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Sơn Dương Tỉnh Tuyên Quang 10 Phòng NN $ PTNT huyện Định Hóa, Báo cáo kết quả thực hiện đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2016, 2017 và 2018 11 Tạ Văn Huấn (2014), Phát triển nông sản theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Hàm Yên Tỉnh Tuyên Quang Luận Văn thạc sĩ kinh tế Trường Đại Học kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên 12 Triệu Thị Minh Hồng (2009), Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở Huyện Đông Hỷ -Thái Nguyên 115 Luận văn thạc sĩ kinh tế Trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên 13 UBND huyện Định Hóa, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế- xã hội năm 2016; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 2017 14 UBND huyện Định Hóa, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế- xã hội năm 2017; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 2018 15 UBND huyện Định Hóa, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế- xã hội năm 2018; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 2019 16 UBND huyện Định Hóa, Phương án hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện năm 2018 II Webside: 17 http://dinhhoa.thainguyen.gov.vn/gioi-thieu//asset_publisher/qae6RUchMAqw/content/-ieu-kien-tu-nhien-inhhoa?inheritRedirect=true 18 https://baodautu.vn/huyen-cam-khe-phu-tho-hinh-thanh-cac-vung-sanxuat-tap-trung-d92836.html 19 http://bacninh.dangcongsan.vn/phat-trien-va-hoi-nhap/bac-ninh-daymanh-phat-trien-san-xuat-nong-nghiep-hang-hoa-515047.html 20 http://nongthonmoi.hoabinh.gov.vn/index.php/van-b-n-phap-quy/1094-tan-la-c-pha-t-tria-n-na-ng-nghia-p-ga-n-va-i-sa-n-xua-t-ha-ng-ha-a 21 Diễn đàn Cồ Việt (2015), Từ điển Việt – Việt, website: http://tratu.coviet.vn/ 22 The Free Vietnamese Dictionary Project (2016), Từ điển Việt – Việt, website: http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/ 116 PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN NÔNG HỘ Phiếu số: Ngày .tháng năm 2018 Người phỏng vấn: LÊ THỊ THU HẰNG Họ tên người được phỏng vấn: Tuổi:………….Giới tính: …………Dân tộc: Thôn: ……….……Xã:…………… Huyện: Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên I Thông tin chung về hộ 1 Gia đình Ông/bà có bao nhiêu người? Quan hệ TT Họ và tên với chủ hộ Giới tính Trình Tuổi 1 2 3 4 5 6 2 Số lao động chính trong gia đình|:………người Nam:… người Nữ:……… người 3 Tổng cộng cả năm: độ văn hoá Nghề nghiệp 117 1 Tổng nguồn thu (1.000đ): 2 Tổng chi phí (1.000đ): 3 Tổng thu nhập (1.000đ): * Thu nhập/người /năm (1.000đ): * Thu nhập/người/tháng (1000đ): 4 Phân loại hộ theo nghề nghiệp: Thuần nông: Nông nghiệp kiêm nghành nghề: Hộ khác: 5 Phân loại hộ: Hộ SXHH lớn: Hộ SXHH Trung bình: Hộ SXHH nhỏ II Thông tin chi tiết 1 Tài sản, vốn hiện vật của gia đình Tài sản Phương tiện vận chuyển Nhà xưởng, chuồng trại Máy xay, xát Máy tuốt lúa Máy cày Gia súc cơ bản Tài sản khác Số lượng (chiếc) Ghi chú 118 2 Tình hình sử dụng đất đai Diện tích Loại đất ( m2 ) Cơ cấu Ghi chú Tổng DT đất nông nghiệp 1 Đất SX nông nghiệp Đất trồng lúa Đất trồng màu 2 Đất lâm nghiệp 3 Đất ở 4 Đất khác 3 Tình hình vay vốn của các hộ Nguồn vốn: Vốn tự có Vốn vay: Ngân hàng NN&PTNT: NH CS: Bạn bè: Nguồn khác: 4 Tình hình thu nhập và chi tiêu của hộ 4.1 Thu nhập của hộ Nguồn thu Đơn vị tính 1 Trồng trọt Lúa Kg Ngô Kg Sắn Kg Rau và các loại Đậu Kg Chè Kg Diện tích Số Giá bán lượng (1000đ) Thành tiền (1000đ) Ghi chú 119 2 Lâm sản Gỗ m3 Lâm sản khác 3 Cây khác 4 Chăn nuôi Trâu Con Bò Con Cá Kg Lợn Kg Gà Kg Dê Kg Vật nuôi khác Kg 5 Nguồn khác: Lương, buôn bán… Tổng I II Mộ t s ố mo ng muố n của hộ Xin ông (bà) vui lòng trả lời câu hỏi sau: - Ông (bà) có dự định đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh không? Có Không - Ông (bà) đánh giá các yếu tố sản xuất nông nghiệp hàng hóa rất phù hợp, phù hợp, bình thường, không phù hợp và rất không phù hợp tương ứng theo thang điểm từ 1 đến 5 TT Các yếu tố Thang điểm HS1 1 Cơ cấu vật nuôi hiện tại 2 Cơ cấu cây trồng hiện tại HS2 HS3 HS4 HS5 120 3 Quy mô sản xuất của hộ 4 Tình hình chế biến nông sản 5 Tình hình tiêu thụ nông sản 6 Giao đất giao rừng cho hộ nông dân 7 Chính sách hỗ trợ vốn cho hộ nông dân 8 Chính sách phát triển nông trại 9 Chính sách phát triển HTX - Ông/bà đánh giá những khó khăn chủ yếu của ông bà hiện nay: rất không khó khăn, không khó khăn, bình thường, khó khăn và rất khó khăn tương ứng với thang điểm từ 1 đến 5 TT Các yếu tố Thang điểm HS1 1 Khó khăn về chính sách đất đai 2 Khó khăn về vốn 3 Khó khăn về tiêu thụ sản phẩm 4 Khó khăn về KH, kỹ thuật 5 Thiếu thông tin về thịtrường 6 …………………………… … HS2 HS3 HS4 HS5 121 - Nguyện vọng của ông (bà) về các chính sách của nhà nước (Đánh dấu + vào ô thích hợp) - Được cấp GCNQSDđất - Được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm - Được vay vốn của ngân hàng thuận tiện - Được hỗ trợ các dịch vụ giống cây, con - Được hỗ trợ đào tạo, chuyển giao kiến thức quản lý, kỹ thuật - Những ý kiến khác của gia đình: (Người được phỏng vấn) Xin trân thành cảm ơn! ... trạng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Chương 4: Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hố huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Số hóa. .. TRIỂN SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP HÀNG HĨA TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN 89 4.1 Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên. .. TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1 Đặc điểm địa bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên * Vị trí địa lý Định Hóa huyện

Ngày đăng: 04/12/2019, 09:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đặng Kim Oanh (2007), Chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn ở một số nước Châu Á, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển nông nghiệp - nôngthôn ở một số nước Châu Á
Tác giả: Đặng Kim Oanh
Năm: 2007
3. Đặng Kim Sơn (2009), Nông nghiệp - nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp - nông thôn Việt Nam 20 năm đổimới và phát triển
Tác giả: Đặng Kim Sơn
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2009
4. Đặng Kim Sơn, Phát triển một nền nông nghiệp bền vững, hội dự án VIE/01/021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển một nền nông nghiệp bền vững
5. Lê Đình Thắng (1993), Phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hànghoá
Tác giả: Lê Đình Thắng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1993
6. Mai Văn Nam (2008), Giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế Hà Nội, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế Hà Nội
Tác giả: Mai Văn Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
Năm: 2008
7. Nguyễn Đình Thắng (2006), Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp
Tác giả: Nguyễn Đình Thắng
Nhà XB: Nxb Đạihọc Kinh tế Quốc dân
Năm: 2006
8. Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Kinh tế học
11. Tạ Văn Huấn (2014), Phát triển nông sản theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Hàm Yên Tỉnh Tuyên Quang. Luận Văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại Học kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nông sản theo hướng sản xuất hàng hóatrên địa bàn huyện Hàm Yên Tỉnh Tuyên Quang
Tác giả: Tạ Văn Huấn
Năm: 2014
1. Chi cục Thống kê huyện Định Hóa, niên giám thống kê các năm 2016, 2017, 2018 Khác
9. Phạm Đức Hiếu (2014), Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Sơn Dương Tỉnh Tuyên Quang Khác
10. Phòng NN $ PTNT huyện Định Hóa, Báo cáo kết quả thực hiện đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2016, 2017 và 2018 Khác
12. Triệu Thị Minh Hồng (2009), Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở Huyện Đông Hỷ -Thái Nguyên Khác
13. UBND huyện Định Hóa, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế- xã hội năm 2016; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 2017 Khác
14. UBND huyện Định Hóa, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế- xã hội năm 2017; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 2018 Khác
15. UBND huyện Định Hóa, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế- xã hội năm 2018; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 2019 Khác
16. UBND huyện Định Hóa, Phương án hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện năm 2018 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w