1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Về tam giáo đồng hành tại Việt Nam

5 707 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 18,64 KB

Nội dung

Về tam giáo đồng hành tại Việt Nam

Về tam giáo đồng hành tại Việt Nam1.Thực hành triết lý cơ bản của Phật giáo.Triết lý Phật giáo có thể tóm tắt trong bốn câu kệ sau của thiền sư Vạn Hạnh:Thân như điện ảnh hữu hoàn vôVạn mộc xuân vinh thu héo khôNhậm vận thịnh suy vô bố úyThịnh suy như lệ thảo đầu phôDịch nghĩa như sau:Đời người như bóng chớp, có rồi lại về không,Vạn thứ cây mùa xuân tươi tốt, mùa thu khô héo,Đạt đến sự thông hiểu thì không sợ hãi sự thịnh suy nữa,Thịnh suy chỉ như giọt sương treo đầu ngọn cỏ.Bài kệ đó nói về nhịp điệu của thân xác ta, hiện đang là “hữu” nhưng sẽ nhanh chóng về “vô”. Tất cả những gì tồn tại trong ta, trước mắt ta, ngay cả thân ta nữa sẽ nhanh chóng hoàn về “vô”, về “không”. Tất cả như “ảo ảnh”, biến hóa nhanh như điện. Mùa xuân thì tươi tốt, vinh hoa, nhưng thu đến thì héo khô, suy kiệt. Rồi cả những thứ to lớn hơn, vĩ đại hơn cái thân xác nhỏ bé của ta, nay đang cực thịnh, cũng sớm tàn suy. Hiểu luật thịnh suy, thì không sợ nó, vì sự thịnh suy cũng chỉ như giọt sương lệ đầu ngọn cỏ mà thôi.Vậy thực ra, triết lý đạo Phật dạy ta nhìn cái “sắc” mà thấy cái “không”. Hơn nữa, triết lý Phật còn chỉ ra rằng cái nhịp biến đổi “sắc – không”, “không –sắc” rất nhanh chóng, như giọt sương đầu ngọn cỏ sẽ sớm tan.Từ đó suy ra, chỉ có nhịp điệu tích/tản, lên/xuống là vĩnh hằng. Đối với chúng ta, những người bình thường, vấn đề là trong những cái tinh túy của Đạo Phật, chọn lấy vài điều giản dị nhất, cốt lõi nhất, rồi hàng ngày theo đó mà thực hành. Thực vậy, đại lễ Phật Đản vừa qua thu hút tấm lòng và con mắt của nhiều người dân Việt nam, và cả nhiều bạn bè trên thế giới nữa. Hai vạn ngọn nến thắp sáng đêm 17-5-2008 tại sân Mỹ đình. Gần hai giờ truyền hình trực tiếp làm hàng triệu con tim chúng ta tĩnh lặng hướng về Phật, và suy ngẫm những giáo lý của người. Không có điều kiện để lần theo dấu chân Đường Tăng, đọc những bộ kinh đồ sộ Ngài mang về sau 81 khổ nạn, thì bất kỳ ai trong chúng ta cũng vẫn có thể tu luyện theo lời dạy vô cùng đơn giản và thiết thực của Đức Phật: Bỏ Tham Sân Si quay về với Tinh tiến.Lời Phật dạy là Ngũ hành. Tham là thu vào, là tích vào, do đó chính là hành Kim. Sân là thù hận, cũng là tích thêm thâm thù (Kim), là phát ra hành động phản đối (tản Thủy). Kể cả lời nói châm chọc, cái nhìn bực tức phát ra từ mối Sân trong lòng cũng là tản Thủy. Vậy tham và sân chính là tích/tản, là hai hành đầu tiên trong Ngũ hành. Còn Si là u mê, mờ tối, thu phát linh tinh, là nhịp điệu rối loạn của hành Kim và hành Thủy. Vậy tại sao Phật lại dạy ta bỏ cả Kim và Thủy, bỏ cái nhịp điệu tích/tản mà với tư cách con người chúng ta chính là bộ máy tích/tản huyền diệu nhất của tự nhiên? Như thế ta sẽ về đâu đây? Vâng Phật dạy rất đơn giản. Nếu bạn bỏ được Tham Sân Si, giữ được nhịp điệu tích vào tản ra một cách điều hòa thì lòng trong sáng. Khi đó, bạn biết tích chỉ cái gì có ích, biết tản chỉ cái gì tạo phúc sinh, tức chỉ tản ra cái có thể sáng tạo lên hành Mộc. Lúc đó, thân xác ta từ một bộ máy tích/tản “bậc thường” sẽ dần trở thành bộ máy tích/tản “bậc cao”, một bộ máy tích/tản đầy ắp sáng tạo.Làm theo lời Phật dạy, bạn đã làm con tâm mình vận hành theo nửa vòng Ngũ hành (Kim Thủy Mộc) rồi. Nửa vòng ấy đã gần trùng khít với nửa vòng vận hành của tự nhiên. Tích vào (Kim) trong sáng, tản ra (Thủy) hữu ích, để sinh thành (Mộc) tươi xanh. Phật lại dạy phải tinh tiến. Tinh tiến là mỗi ngày một bước nhỏ hướng về ánh sáng, hướng về trí tuệ. Có nghĩa là Phật dạy ta tích Kim tri thức, tích Kim nhân đức. Phật không dạy chúng sinh nằm im, thụ động, mà Phật dạy hãy tinh tiến, hãy tích cho khối Kim nhân cách và trí tuệ trong tâm ta lớn dần. Khi đó ta sẽ có quyền năng mạnh mẽ làm bớt đau thương trên thế gian này. Vì vậy, thực hành triết lý Phật giáo không nhất thiết phải đến chùa, không luôn luôn phải niệm Phật và lần tràng hạt. Thực hành triết lý đạo Phật là thấu hiểu nguyên lý Ngũ hành, tự mình làm sáng óc, sáng tâm mình, thì bất kỳ ở đâu, bất kỳ lức nào cũng tu luyện theo Phật giáo được. Tu luyện Phật chính là tích vào yêu thương, không tản ra tham sân si, thậm chí một lời nói sai quấy, một ý nghĩ xấu xa cũng không tản ra nữa.2.Thực hành những lời khuyên của Khổng TửNước Việt nam ta là một nước chịu ảnh hưởng rất mạnh của Nho giáo. Đó là một “đạo” do Khổng tử sáng lập. Ông là người ấp Trâu, Huyện Khúc Phụ, Tỉnh Sơn đông, bên nước Trung hoa. Ông sống cách đây đã hơn hai chục thế kỷ. Ông là một nhà giáo vĩ đại. Những giáo lý của ông cho đến bây giờ vẫn còn giá trị. Tuy vậy, trong thời đại thông tin này, nhiều người trong chúng ta rất bận, có rất ít thời gian, nên việc tìm hiểu sâu sắc các giáo lý của ông dường như là một việc khó khăn. Cho nên, chúng tôi chỉ trình bày những điều cốt lõi trong các giáo lý đó. Giáo lý cơ bản của Khổng tử đơn giản thế này: “Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho kẻ khác”. Thực vậy, có lần học trò hỏi Ngài đạo của thầy bao la nhưng chung qui là gì? Khổng tử trả lời: “chữ Nhân”. Học trò lại hỏi: “thế nào là Nhân”. Ngài trả lời ngắn gọn: “Ái nhân” (tức là yêu người). Lúc khác Ngài lại nói; “Nhân là không làm điều gì mình không muốn cho người khác”.Dùng Ngũ hành mà xét, thì “yêu người” là hành Kim, là tích Kim. Như mẹ ôm con vào lòng. Tình yêu có chiều của nó. Ta yêu ai, thì tình cảm của ta như muốn lôi họ về phía mình. Theo định nghĩa hành Kim là thu tích vào, thì tình yêu thuộc hành Kim. Còn “không làm điều mình không muốn cho người” chính là không tản cái Thủy ác. Như vậy, ta thấy tư tưởng chủ đạo của Khổng giáo chỉ dạy ta cách hành động và ứng xử theo Ngũ hành. Mà khởi đầu là tu luyện hai hành Kim và Thủy, hãy tích Kim tình cảm mà tản Thủy nhân ái. Tất nhiên, Khổng tử còn là nhà chính trị. Nỗi quan tâm lớn nhất của ông là dạy các bậc vua chúa điều hành xã hội, quản lý đất nước sao cho dân được sống một đời hạnh phúc. Cái lý tưởng cao cả của ông là người trẻ được học hành, người già được chăm dưỡng chu đáo, và người trung tuổi thì có việc làm. Tư tưởng của ông là vua ra vua, tôi ra tôi, con ra con, cha đúng mực là cha. Đó là một xã hội lý tưởng, vô cùng ổn định và trật tự. Trong khi, toàn bộ cuộc đời hơn bẩy chục năm của ông diễn trải trong khung cảnh một xã hội vô cùng mất ổn định. Ông muốn cải tạo một cách ôn hòa, chủ trương của ông là giáo dục con người để cải tạo xã hội. Giáo dục chính là dạy người tích Kim. Khi người ta đã tích Kim thì tất nhiên sẽ dần dần tản Thủy. Ông khuyên người ta học mãi, và chính ông học tập suốt đời không biết mệt mỏi. Mà học chính là tích Kim tri thức. Nhưng khi tản Thủy thì phải tản ra theo các kênh nhất định. Hai bờ kênh ấy chính là tam cương ngũ thường, là các điều giới luật. Mà điều giới luật lớn nhất là không làm điều gì mình không muốn cho người khác. Học thuyết của Khổng tử, hay Nho giáo, sở dĩ có sức sống đến nay, sau hơn hai ngàn năm, vì học thuyết ấy chính là tích/tản theo Ngũ hành. Nhiều nhà kinh tế cho rằng sự trỗi dậy của các nước châu Á, như Nhật bản, Hàn quốc, Singapor, Đài loan, là nhờ vào Khổng giáo. Họ gọi các nước này là nền kinh tế Khổng giáo (Confucius Economies). Chúng tôi cho rằng phải nhìn sâu hơn, đó chính là các nền kinh tế biết vận dụng Ngũ hành để phát triển. Luật pháp của họ đảm bảo bảo các điều kiện tích/tản tự do cho mọi doanh nghiệp, mà không gây tổn hại đến doanh nghiệp khác.3.Đạo LãoLão Tử là một triết gia Trung hoa sống ở khoảng thế kỷ thứ 4 TCN. Ông là người viết Đạo Đức Kinh - và ông được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo (Đạo tổ ). Tác phẩm của Lão Tử, cuốn Đạo Đức Kinh, là một trong những cuốn chuyên luận đáng chú ý nhất trong lịch sử triết học Trung Quốc. Nó là kiệt tác của ông, đụng chạm tới nhiều vấn đề của triết học từ bản thể vũ trụ, đến chính sách cai trị, cả cách tu luyện thân xác nữa. Mặc dù đạo Lão đề cao chữ Đạo, với nghĩa qui luật vận hành của tự nhiên, nhưng ứng dụng Đạo không dễ. Vì trình bày của Lão tử về Đạo hơi khó hiểu. Hơn nữa đời sau, lại có nhiều người giải thích Đạo khác nhau. Nhìn chung, người ta đều hiểu Đạo Lão là đạo tự nhiên. Nhưng qui luật tự nhiên nhiều khi chằng chéo nhau, nên muốn hiểu đạo Lão phải qui tư tưởng của ông về một mối giản dị, thì mới có thể ứng dụng nó được. Để tìm hiểu một cách giản dị đạo của Lão tử, ta đi thẳng vào khái niệm trung tâm của đạo là vô vi. Điều này có nghĩa là người ta cần nhận thức rõ qui luật vận hành của tự nhiên, sau đó hành động theo xu thế của nó, không chống lại nó. Chính vì trọng cái vô vi, nên thay vì đi tìm qui luật vận hành của tự nhiên, nhiều người theo đạo Lão đi tìm qui luật vận hành của chính cơ thể mình. Họ lập ra một trường phái đạo dẫn, tức là dẫn đạo đi khắp cơ thể. Trường phái này coi loài người là con đẻ của tự nhiên, họ tìm thấy tự nhiên vận hành trong các mạch máu và hơi thở của mình. Cho nên tu môn đạo dẫn là tu luyện hơi thở. Những người đạt đạo, có thể lần theo từng hơi thở trong từng khắc, từng giây. Hơi thở như vậy gọi là vô vi. Khi vô vi có thể lướt gió cưỡi mây như Liệt tử và Dương tử. Ngày nay nghe những chuyện đó chúng ta cho là hoang đường, nhưng những chứng cứ về các nhà Yoga hiện đại (được truyền hình trực tiếp) có thể nâng mình khỏi mặt đất vài chục phân trong hàng giờ làm chúng ta băn khoăn về khả năng của con người. Dẫn đạo chính là tích Kim (dưỡng khí) một cách nhẹ nhàng vào phổi, tản Thủy (dẫn ô-xy) đến từng cơ bắp cũng hết sức nhẹ, sao cho sinh Mộc (năng lượng) một cách đồng đều tại từng phần của cơ thể. Năng lượng (Mộc) ấy hợp lực thành một sức nâng mạnh mẽ mà nâng cơ thể lướt đi. Toàn bộ phép luyện đạo dẫn chung qui lại chính là phép luyện hơi thở theo Ngũ hành. Cho nên, đạo Lão xét cho cùng là, thứ nhất đối với sự hướng nội thì tích/tản khí mà luyện đạo dẫn, thứ hai đối với sự hướng ngoại thì tìm hiểu qui luật vận động của tự nhiên, rồi từ đó học theo để hành động cho đúng. Mà qui luật tự nhiên chính là Ngũ hành. Cho nên trong ba đạo, thì đạo Lão gần với Ngũ hành hơn cả.4. Sự đồng hành của Phật – Nho – Lão tại Việt namỞ trên chúng tôi đã lướt qua ba đạo lớn ở Việt nam. Đạo Nho và đạo Lão từ Trung quốc truyền sang, còn đạo Phật (có thể là) từ Ấn độ tới. Đất Việt lại được người Pháp gọi là Indochine. Gọi như vậy đúng về địa lý, vì đất Việt nam là nơi tiếp giáp giữa hai lục địa, hai quốc gia lớn là China (Trung hoa) và Inde (Ấn Độ), nhưng cũng đúng về văn hóa nữa. Chúng ta đã tiếp thu được những tinh hoa của hai nền văn hóa lớn Trung Hoa và Ấn Độ. Khi các luồng tư tưởng và văn hóa lớn truyền sang nước Đại Việt, thì người Việt đã biết tiếp thu và hòa đồng. Bởi vì, dân ta là một trong những dân tộc sớm nhất trên thế giới phát hiện ra Ngũ hành (xem truyền thuyết Thánh Gióng trong chương I), nên khi hấp thu Đạo Phật, Đạo Lão và Đạo Nho, đã dễ dàng hòa đồng ba giáo lý lớn đó trong tâm hồn. Do vậy tâm hồn Việt chính là sự hòa đồng của ba đạo lớn nhất này làm một, trên cơ sở tư duy Ngũ hành. Các học giả nói ở Việt namtam giáo đồng hành chính là vì lẽ đó. Các cụ đồ nho xưa học theo Khổng tử, nhưng không quá khắc kỷ, hành xử nhân ái (Phật), về già thường ung dung tự tại, biết tới lui nhịp nhàng (Lão). Sở dĩ vậy, vì mỗi tâm hồn Việt từ trong trứng đã có cái chất keo dung hợp cả ba đạo ấy trong mối luân chuyển của Ngũ hành. Nhìn lại mảnh đất Việt nam, chúng ta thấy dân tộc mình thật hạnh phúc. Với sự sáng tạo ra truyền thuyết Thánh Gióng, trên cơ sở nhận thức rõ biện chứng tự nhiên của sự phát triển (Ngũ hành) từ rất sớm, tâm hồn người Việt dễ dàng thâu nhận cả Nho, Phật, Lão. Khi hòa đồng như vậy, thì tư duy Ngũ hành ngày càng nhuần nhuyễn, càng cho phép chúng ta dễ dàng chấp nhận một thế giới đa văn hóa. Khi chấp nhận các thực thể đa văn hóa chúng ta có thể tích những nét tinh hoa của một nền văn hóa này mà không cần phải loại trừ tinh hoa của một nền văn hóa khác. Sau khi tích Kim đa văn hóa, chúng ta có thể tản Thủy đa văn hóa, điều đó cho phép chúng ta có những sáng tạo mới, mà có thể là rất mới nữa.Nếu xem văn hóa là một công cụ phát triển kinh tế, thì tích Kim đa văn hóa sẽ là công cụ cho phép chúng ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Điều kiện để sáng tạo đa văn hóa là chúng ta phải sáng tạo ra các sản phẩm mang bản sắc Việt mà vẫn có các nét quyến rũ của một nền văn hóa khác. Sự hòa hợp ba giáo lý lớn theo Ngũ hành chính là bản chất văn hóa tột cùng của dân tộc ta. Nếu biết phát huy một cách khéo léo thì chúng ta có thể vượt qua cái giờ khắc tròng trành lúc mới ra biển lớn (tham nhập WTO) này để tiến lên vị trí một dân tộc hàng đầu trên hoàn cầu vậy. . Về tam giáo đồng hành tại Việt Nam1 .Thực hành triết lý cơ bản của Phật giáo. Triết lý Phật giáo có thể tóm tắt trong bốn câu. giả nói ở Việt nam có tam giáo đồng hành chính là vì lẽ đó. Các cụ đồ nho xưa học theo Khổng tử, nhưng không quá khắc kỷ, hành xử nhân ái (Phật), về già thường

Ngày đăng: 24/08/2012, 19:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w