1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo dục đạo đức

10 169 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 83,5 KB

Nội dung

CHUYÊN ĐỀ : GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG GIẢNG DẠY MÔN GDCD THPT Năm học : 2008-2009 I /. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN : “ Có tài mà không có đức thì là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” ( Hồ Chí Minh ) Thật vậy, khi đánh giá vai trò của đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người viết : “ Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Với Bác, đạo đức không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà được hình thành, phát triển, củng cố, cũng giống như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Đạo đức là cái gốc của người cách mạng, lời dạy trên của Người cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc giữ gìn và giáo dục đạo đức, khả năng điều chỉnh, điều khiển hành vi trong quá trình giao tiếp. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ phương hướng xây dựng nền đạo đức mới cho cả xã hội ta là : “ Phát triển toàn diện về chính trò, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghóa tình, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội” II /. NHỮNG BIỂU HIỆN VỀ MẶT ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH CHƯA NGOAN : - Trong tiết học thường hay nói chuyện, cười giỡn, ca hát làm việc riêng, viết thư cho nhau, không chú ý bài giảng. Thậm chí có những trường hợp có thái độ thiếu tôn trọng thầy cô, bạn bè. - Thường hay trả lời lại khi thầy cô, bạn bè góp ý mặc dù biết mình hoàn toàn sai. - Dùng điện thoại di động nhắn tin chọc phá bạn bè. - Không chấp hành sự phân công của giáo viên và cán bộ lớp. - Thường xuyên vi phạm nội qui nhà trường, chửi thề, nói tục, hút thuốc…… - Thường xuyên ngủ gật trong giờ học, trốn học, bỏ giờ. - Quậy phá làm hư hao tài sản nhà trường. - Ghi viết, vẽ bậy trên tường, bàn ghế - Gây gổ, đánh nhau trong và ngoài nhà trường…………… * Một số nguyên nhân của những biểu hiện trên : - Cha mẹ chỉ lo kiếm tiền ít có thời gian chăm lo quan tâm giáo dục con em mình. - Một số học sinh có điều kiện sống quá đầy đủ trở nên ích kỉ, không biết quan tâm chia sẻ với những người xung quanh - Các em rất dễ sa ngã vào những thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội ở bên ngoài nếu không có được sự giáo dục tốt của nhà trường, gia đình và xã hội. - Thích làm những việc nổi trội để mọi người chú ý đến mình. - Buồn chán chuyện tình cảm, chuyện gia đình, thầy cô bạn bè. - Chưa ý thức rõ hậu quả, trách nhiệm về những hành động mà mình gây ra III /. GIÁO VIÊN GDCD TĂNG CƯỜNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH : - Trước hết phải giáo dục cho học sinh lòng nhân ái, vì nhân ái là cái gốc cho sự phát triển của mỗi cá nhân và của toàn xã hội. Cốt lõi của giáo dục đạo đức là phải giúp các em biết yêu thương. Khi các em biết chia sẻ thì sẽ biết cách nuôi dưỡng cảm xúc và thân thiện với mọi người xung quanh ( Thầy Tuấn Anh ở trường THCS Bạch Đằng, quận 3, TP HCM làm rất tốt biện pháp này. Hằng ngày đến lớp với chiếc xe đạp cọc cạch, Tuấn Anh từng bỏ dở ĐH kinh tế để chuyển qua ngành sư phạm chỉ vì thích dạy môn GDCD. Ngoài giờ lên lớp, những lúc rảnh Tuấn Anh không ngại đi bán vé số để thêm chi phí làm đồ dùng dạy học……… ). - Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, không ai khác mà mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Tấm gương ấy phải đồng bộ, nghóa là có sự trùng hợp trong lối sống và hành động của thầy cô. - Trong các tiết dạy cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu nước kết hợp với giáo dục truyền thống, đạo đức cách mạng. Tuyên truyền sâu rộng nhằm nâng cao ý thức trong công tác phòng chống AIDS, tệ nạn xã hội, có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Thông qua các ngày chủ điểm, các ngày kỷ niệm, ngày lễ trong năm, lồng ghép những lời Bác Hồ dạy về công tác giáo dục cũng như những tấm gương anh hùng dân tộc đã ngã xuống hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. - Tiếp cận phương pháp giảng dạy mới, làm cho bài giảng nhẹ nhàng, học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu nắm chắc kiến thức - Trong tiết dạy của mình cần tăng cường những trò chơi nhận thức, thảo luận học tập, phân tích tình huống, dạy cho các em cách ứng xử những tình huống trong cuộc sống đời thường, các em cần phải biết sống dung hoà với cộng đồng, tránh thói ích kỉ cá nhân để qua đó vừa phát huy tính tích cực của học sinh vừa hiểu được những tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của các em để có những biện pháp giáo dục thích hợp với từng học sinh, giúp cho các em noi gương học tập những cái hay của các bạn khác và khắc phục hạn chế của bản thân để tự hoàn thiện mình. - Phối hợp với các đoàn thể thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục , tăng cường giáo dục đạo đức trong tiết ngoại khoá và hướng nghiệp cho học sinh, lồng ghép chuyên đề về đạo đức, về tình cảm, tình yêu, về sức khoẻ sinh sản vò thành niên, về những đònh hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai…………… nhằm lôi cuốn học sinh vào việc thảo luận và tranh luận . Giáo viên khéo léo điều khiển cuộc thảo luận sẽ dẫn dắt học sinh đến những kết luận đúng đắn. - Để cho bài giảng được sinh động, tiết học không nhàm chán, giáo viên cần kể chuyện sưu tầm tài liệu có liên quan, tranh ảnh minh hoạ………………. IV /. ĐỀ NGHỊ : - Giáo dục đạo đức không chỉ qua bộ môn GDCD mà qua tất cả các môn học. GV giảng dạy ở tất cả các bộ môn đều phải tham gia “ Dạy người” để góp phần hình thành giá trò đạo đức, tình cảm, phương pháp ứng xử của HS đối với cộng đồng - Bộ giáo dụcđạo tạo cần từng bước cải cách chương trình GDCD cho phù hợp với HS hơn, kết hợp lý thuyết với tình huống thực tiễn để HS cảm thấy môn học này hấp dẫn cuốn hút hơn. Bên cạnh đó cần tăng cường đồ dùng dạy học , tranh ảnh minh hoạ, sưu tầm tài liệu, đưa tình huống có thật từ cuộc sống vào SGK để bài giảng được sinh động, môn GDCD mới thực sự có hiệu quả. - Đề nghò in SGK bìa dày, giấy tốt, nhiều màu sắc……………… Tóm lại, với tấm lòng “ Tất cả vì học sinh thân yêu”, GV giảng dạy bộ môn GDCD cần sự đầu tư, biết rút kinh nghiệm, thật quan tâm, gân gũi, đối xử, cảm hoá bằng tình cảm chân thành của một người GV đúng nghóa của nó và sử dụng nghệ thuật “ Làm thầy” đúng lúc, đúng đối tượng thì sẽ gặt hái thành công trong sự nghiệp trồng người của mình. @@@ TƯ LIỆU THAM KHẢO : *** GƯƠNG SÁNG HỌC TẬP : CHÀNG TRAI THỦ KHOA HAI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dương Phước Sang là con thứ 3 trong một gia đình có 4 anh chò em. Quê Sang ở Phú Tân, An Giang. Ba của Sang hằng ngày vẫn phải bươn chải kiếm sống bằng nghề xe ôm. Má của Sang bán hàng rong, các anh chò đều chưa có việc làm ổn đònh. Do hoàn cảnh khó khăn, đã nhiều lần Sang đònh nghỉ học để bớt gánh nặng cho gia đình. Nhưng nghó kó, Sang thấy như thế là hèn, là chòu khuất phục trước hoàn cảnh. Được cả nhà động viên, thầy cô và bạn bè giúp đỡ, Sang quyết tâm vượt lên tất cả mọi khó khăn để học tập tốt. Giờ đây Sang đã trở thành niềm hi vọng của cả gia đình, niềm tự hào của thầy cô và nhà trường. Thành tích học tập của Sang thật đáng khâm phục : 12 năm liền là học sinh giỏi, trong đó 3 năm THPT là học sinh giỏi xuất sắc, từng đoạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, khu vực. Kì thi tuyển sinh vào trường đại học An Giang, Sang đã vượt qua hơn 10.000 thí sinh để về đích với danh hiệu thủ khoa. Đồng thời, Sang còn đạt luôn danh hiệu thủ khoa của Trường đại học Cần Thơ ( ngành sư phạm toán ). Trong buổi lễ khai giảng, Sang đã vinh dự đại diện cho các sinh viên khoá đầu tiên của Trường đại học An Giang phát biểu : “ Chúng ta sẽ cố gắng phấn đấu học tập, rèn luyện, xứng đáng là nguồn nhân lực nòng cột của khu vực đồng bằng sông Cửu Long giàu tiềm năng, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước thế kỉ XXI”. ( Trích báo Tài hoa trẻ số 128 của tác giả Xuân Đức ). TỪ LÀM THUÊ ĐẾN LÀM CHỦ DOANH NGHIỆP Từ nhỏ, sống trong cảnh nghèo nơi đất mặn đồng chua ở vùng quê Sa Đéc, nên ý thức phấn đấu vượt nghèo luôn có sẵn trong tâm trí cậu bé Nguyễn Văn Thuận. Thế là , mới 15 tuổi, Thuận đã từ giã gia đình bắt đầu cuộc hành trình tìm đường mưu sinh lập nghiệp. Ngày tiễn con đi, mẹ dúi vào tay cậu 20.000 đồng với lời dặn : “ Cố lên nghe con, đừng làm việc gì bất chính”. Mười lăm năm chòu thương chòu khó, bền bỉ, miệt mài, từ người lao động làm thuê Nguyễn văn Thuận đã trở thành giám đốc một doanh nghiệp đánh cá và chế biến hải sản khá nổi tiếng ở thành phố Vũng Tàu, tài sản lên đến hàng tỉ đồng. Có thể nói, anh chính là một tấm gương điển hình về tính tự lập cho thế hệ trẻ chúng ta noi theo. ( trích Tài Hoa Trẻ ) GIÁO SƯ TÔN THẤT TÙNG – MỘT NHÀ BÁC HỌC LỚN CỦA DÂN TỘC “ Trong khoa học không có con đường nào rộng rãi thênh thang cả. Chỉ có người nào không sợ gian khổ, dám mạnh bước trên con đường nhỏ hẹp đầy sỏi đá mới mong vươn tới những đỉnh cao chói lọi của khoa học mà thôi”. Câu danh ngôn của Các Mác đã được trân trọng ghi vào sổ tay của anh sinh viên trường Đại học Y khoa Hà Nội – Tôn Thất Tùng. Giáo sư Tôn Thất Tùng sinh năm 1912 tại Thanh Hoá. Năm 1931, ông ra Hà Nội theo học Trường Y và là người duy nhất được nhận và tự chọn chỗ làm việc tại khoa Ngoại của Trường Đại học Y khoa Hà Nội – tức bệnh viện Việt Đức ngày nay. Cuộc đời khoa học của ông bắt đầu từ đấy. Công việc mới với cường độ làm việc thật dữ dội đã không làm ông nản lòng. ng luôn tâm niệm : “ Phải học đến nơi đến chốn những gì mình chưa biết”. Sự cần mẫn và không ngừng khám phá, tìm hiểu ấy đã giúp ông nghiên cứu thành công phương pháp cắt gan có quy phạm : tìm tất cả các mạch máu ở trong gan, buộc chúng lại rồi sau đó mới cắt gan. ng là người đã thực hiện phương pháp này đầu tiên trên thế giới và được tôn vinh là “ Người cha” của cắt gan có quy phạm. Đến năm 1945, ông đã có kinh nghiệm của 322 trường hợp cắt gan – đạt con số kỉ lục của thế giới. Năm 1970, ông được bầu vào làm uỷ viên danh dự của Viện Hàn lâm Y khoa Liên Xô. Viện Hàn lâm Pa-ri đề cử và bầu ông làm uỷ viên ngoại quốc của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trong hồi kí “ Đường vào khoa học của tôi”, bác só Tôn Thất Tùng đã để lại những dòng chữ tâm huyết, là hành trang cần thiết cho những ai muốn dấn thân vào cống hiến cho khoa học, đó là : - Chuẩn bò tư tưởng - Phải có ngoại ngữ - Phải biết quan sát - Phải có trí tưởng tượng - Phải có văn hoá rộng rãi - Phải nắm vững chắc phương pháp nghiên cứu khoa học Giáo sư Tôn Thất Tùng đã ra đi, nhưng tên tuổi của ông sẽ sống mãi trong lòch sử nước nhà. ( trích DANH NHÂN KHOA HỌC VIỆT NAM . Nxb . Trẻ năm 2000 ). OBAMA – CẬU BÉ MỒ CÔI ĐẦY NGHỊ LỰC Ngày 4 – 8 – 1961, cậu bé barack Hussein Obama cất tiếng khóc chào đời. Không ai biết rằng 47 năm sau, cậu bé ấy sẽ trở thành Tổng thống Mỹ. Cha của Obama, một người gốc Kenya, đã mất vì tai nạn năm 1982. 13 năm sau, mẹ của Obama cũng mất vì căn bệnh ung thư. Năm 10 tuổi, Obama về Hawaii sinh sống cùng ông bà ngoại. Cậu bé được học tại một trường tư thục. Tốt nghiệp Đại học Columbia và Trường Luật Đại học Harvad. Obama từng là Tổng Biên tập tờ tạp chí Harvard Law Review. Trước khi vào Thượng viện Tiểu bang Llinois, Obama từng là một chuyên viên tổ chức cộng đồng và luật sư tập sự chuyên ngành luật nhân quyền. Tháng 3 – 2004, Obama đắc cử vào Thượng viện Mỹ với 70 % phiếu bầu. ng là Thượng nghò só người Mỹ gốc Phi thứ năm trong lòch sử Mỹ và là người Mỹ gốc Phi duy nhất phục vụ trong Thượng viện, trước khi trở thành vò Tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ. Chiến dòch vận động tranh cử ngoạn mục, nỗ lực gây q tranh cử thành công mỹ mãn ( việc quyên góp được 600 triệu USD đã phá vỡ mọi kỷ lục gây q tranh cử trước đây). Ngày 20 – 1 – 2009, Barack Obama nhậm chức và trở thành vò Tổng thống thứ 44 của Hợp chủng quốc Hoa kỳ. Tin tức xung quanh hoạt động của tân Tổng thống Mỹ đã và đang thống trò tất cả các kênh truyền hình, các tờ báo và các trang web của thế giới. ng là người da màu đầu tiên đã giành được chiếc ghế danh giá nhất ở nước Mỹ và được coi là “ Niềm hi vọng mới” của cả thế giới, trong đó có vấn đề phòng chống tội phạm………………….( Trích báo TUỔI TRÈ ) *** Tấm gương “ Người tốt việc tốt”, tham gia hoạt động chính trò – xã hội 22 TUỔI – 22 LẦN HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO Như một câu chuyện cổ tích thời hiện đại, chuyện chàng trai sinh ra và lớn lên ở mảnh đất xứ Thanh Hoá Hoàng Văn Quân, vừa bước sang tuổi 22 đã có 22 lần tham gia hiến máu nhân đạo, đã làm cho nhiều người phải bò “ sốc”. Nhiều người không thể tin rằng, năm nay vừa bước sang tuổi 22 với một thân hình khá nhỏ bé nhưng Hoàng Văn Quân, sinh viên năm 3 ngành báo chí – Đại học khoa học Huế đã làm nên 1 điều kì diệu của cuộc sống, những giọt máu hồng của Quân không biết đã cứu bao nhiêu sinh mạng trong cơn hấp hối. Sinh ra ở Tỉnh Gia ( Thanh Hoá ) trong một gia đình có 4 người con, bố Quân trước kia đi tình nguyện sang tận Campuchia, chiến đấu rồi ngã bệnh. Một mình mẹ già phải “gồng mình” nuôi 4 đứa con thơ đang trong tuổi đến trường. Học xong lớp 12, trong khi bạn bè được bố mẹ chu cấp tiền bạc lên thành phố thi đại học thì Quân phải bỏ nhà vào Nam kiếm việc làm thuê để có tiền gửi về cho mẹ trả nợ ngân hàng và mua thuốc cho bố. Một thân một mình vào nơi “ đất khách quê ngươì” xin bốc vác tại cảng Sài Gòn ( quận Bình Thạnh ), phà Cát Lái ( quận 2 ). Những tháng ngày sống trong cảnh “ màn trời chiếu đất” Quân chợt hiểu ra rằng “ Chỉ có thi đậu đại học mới thoát nghèo được. Tuổi mình còn trẻ, mình sẽ vừa lao động vừa tranh thủ thời gian rảnh rỗi để ôn bài”. Năm 2005, Quân thi đậu vào ngành báo chí ở Huế rồi tiếp tục cuộc hành trình hiến máu, trở thành thành viên của CLB Nhật Hồng tuổi 18 ở Đại học khoa học Huế, thuộc trung tâm huyết học truyền máu miền Trung. Hiện nay, Quân vẫn tham gia hiến máu đều đặn. Tính đến ngày 6 / 4 / 2008 Quân đã hiến 21 đơn vò máu, nhóm máu O ( mỗi đơn vò máu là từ 250 – 450 ml ). Tổng cộng Quân đã hiến gần 6 lít máu, hàng tuần, hàng tháng, Quân cùng các bạn trong CLB đến các công viên, kí túc xá, trường học để tuyên truyền hiến máu cứu người. 22 tuổi, 22 lần hiến máu nhân đạo, với một sinh viên chỉ suốt ngày ăn cơm bụi như Quân, điều đó thật đáng trân trọng. Quân không chỉ là tấm gương tiêu biểu của sinh viên Huế mà còn là tấm gương để thế hệ trẻ Việt Nam học tập. Quân thường tâm sự : “ Tôi sẽ đem niềm hạnh phúc nhỏ được hiến những giọt máu hồng của mình khoả lấp phần nào bất hạnh cho người khác. Còn sức khoẻ, còn sống là Quân còn hiến máu”. GẶP VIỆC NGHĨA KHÔNG BỎ QUA Trong sách giáo khoa xưa, có câu chuyện ông cụ già bò vấp tảng đá ở giữa đường, sau đó ông cố gắng khiêng tảng đá bỏ vào vệ đường, vì sợ người đi đêm trên con đường này vấp phải. Chuyện nhỏ nhưng có tính giáo dục cao, việc nghóa không kể lớn nhỏ đều phải được làm để giúp người khác. Cô Nguyễn Thò Loan, giáo viên Trường THCS Yên Thắng, Yên Mô, Ninh Bình, đã trực tiếp phá được gần 40 vụ trộm, cướp. Cô giáo dũng cảm này chưa từng nhận danh hiệu cao q nào, nhưng học sinh thì gọi là “ Nữ anh hùng giữa đời thường”. Ngày 20 – 9 – 2008, vụ nổ bom kinh hoàng ở khách sạn Marriott, Pakistan; trong số nạn nhân chết tại hiện trường, có một người Việt. Nạn nhân người Việt là cô Nguyễn Hồng Ngọc, lúc đó đang ở tầng 3 của khách sạn và khi xảy ra vụ nổ vẫn an toàn. Nhiệt độ trong khách sạn lên tới 400 0 C, cô Ngọc đã không chạy ra vì ở lại cứu người. Chính phủ Pakistan đã gửi lời chia buồn tới gia đình nạn nhân dũng cảm này. Mới đây ở An Giang ( ngày 27 – 11 – 2008 ), có cô Hồ Thò Trang, 20 tuổi ở ấp Cần Thạnh, xã Cần Đăng, huyện Châu Thành phát hiện một cháu 4 tuổi sắp bò cuốn vào máy hút bùn, cô đã lao vào cứu cháu thoát nạn và bò máy hút bùn nghiền giập chân phải. Mặc dù được các bác só tận tình cứu chữa, nhưng cô sẽ phải mang tật vónh viễn, không còn khả năng lao động như trước. Điều đáng kinh ngạc là cô đang mang thai tháng thứ tư. Khi được hỏi về việc cứu người, cô trả lời : “ Việc cứu người là đạo lý, ai thấy sẽ làm như tôi thôi”. Nhà nghèo, không ruộng đất, Lại Bảo An ( chồng của Trang ) làm thuê cho hầm nuôi cá, lương ngót nghét chỉ 1 triệu đồng / tháng. Còn Trang thì tới mùa đi cắt lúa mướn, làm cỏ……… Trang nói : Lúc đó em không nghó gì hết, chỉ nghó là cứu liền đứa bé, sợ nó bò chìm xuống nước chết nên quýnh quáng lội riết lại đẩy đứa bé ra…… kết quả là đứa trẻ được cứu sống, còn Trang bò nghiền giập nát cái chân chỗ đầu gối………………Trong XH, vẫn còn những người bình thường nhưng có nghóa khí cao cả, sẵn sàng quên thân mình để cứu người khác, không đòi hỏi hoặc vụ lợi điều gì. Họ âm thầm làm mà chẳng cần biết được tôn vinh hay đền ơn đáp nghóa. Hành động dù lớn hay nhỏ vì việc nghóa đều đáng biểu dương và nhân rộng, các đoàn thể tổ chức cần phát hiện các gương người tốt việc tốt trong XH. Trong giáo dục nhân cách cho HS, ngay từ nhà trường cũng cần những bài học thiết thực, cụ thể như cuộc sống đã và đang mở ra hàng ngày. ( Trích báo AN GIANG ). *** Hãy nêu ví dụ về một tấm gương thanh niên Việt Nam sống có lí tưởng và đã phấn đấu cho lí tương đó. Em học được ở đó đức tính gì ? Liệt só - Bác só Đặng Thuỳ Trâm sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942 quê ở Hà Nội, Trâm là chò cả của 3 em gái và 1 em trai. Gia đình chò Trâm là một gia đình trí thức yêu nước, bố là bác só, mẹ là dược só. Theo nghiệp gia đình, chò Trâm thi đỗ vào Đại học Y khoa Hà Nội, chò được tốt nghiệp Trường Đại học Y khoa Hà Nội sớm 1 năm và tự nguyện xung phong đăng kí để đi chiến trường miền Nam. Tháng 3 năm 1967, chò Trâm được phân công phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ ( Quảng Ngãi ). Chò được kết nạp vào Đảng ngày 27 / 9 / 1968 và hi sinh ngày 22 / 6 / 1970 trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, chò bò đòch phục kích và một mình chiến đấu với 120 lính Mó để bảo vệ đồng đội mình. Với 2 tuổi Đảng, 3 năm tuổi nghề, chò hi sinh anh dũng lúc chưa tròn 28 tuổi đời. Em học tập và tiếp nối ở bản lónh, tính cách, tình yêu và sự bất tử của chò. Đặng Thuỳ Trâm đã để lại cho chúng ta một tấm gương và tấm gương đó sẽ trở thành hình mẫu – một hình mẫu lí tưởng cho thế hệ thanh niên ngày nay học tập và noi theo. Hi sinh khi mới 2 tuổi Đảng, 3 tuổi nghề, chò đã để lại cho chúng ta tinh thần kiên cường cách mạng, tinh thần hi sinh cho cách mạng, tinh thần chiến đấu thật hăng hái, tinh thần làm việc tận t quên mình vì đồng đội. Chò đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp cách mạng với mục đích nước nhà sớm hoà bình thống nhất. ( Th. S Tạ Thò Thuý Anh ) *** Gương chiến đấu, hi sinh để bảo vệ tổ quốc : Liệt só Nguyễn văn Thạc sinh ngày 14 tháng 10 năm 1952 tại làng Bưởi, Hà Nội trong một gia đình thợ thủ công ( dệt ), là con thứ 10 trong 14 anh em. Tuy nhà nghèo nhưng anh học rất giỏi : Những năm phổ thông anh luôn đạt học sinh giỏi toàn diện. Năm lớp 10, anh là người đã đoạt giải nhất cuộc thi học sinh giỏi văn lớp 10 ( lớp 12 ngày nay ) toàn miền Bắc năm học 1969 – 1970, khi là học sinh cấp ba Yên Hoà B, Hà Nội. Với thành tích đó anh được Ban tuyển sinh Hà Nội xếp vào diện đi đào tạo tại Liên Xô. Nhưng theo chủ trương chung, phần lớn nam học sinh xuất sắc năm đó đều phải tham gia nhập ngũ. Trong khi chờ nhập ngũ, anh đã thi và đỗ vào khoa Toán – Cơ, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Chỉ trong 1 năm anh đã học và tự học xong chương trình 2 năm, được học thẳng năm 3, anh là sinh viên xuất sắc. Giai đoạn đó là thời điểm ác liệt của chiến tranh nên ngày 6 tháng 9 năm 1971 anh gia nhập quân đội nhân dân Việt Nam. Sau 6 tháng huấn luyện, tháng 4 năm 1972 anh đã viết cuốn nhật kí “ Chuyện đời” cùng nhiều lá thư và gửi lại cho anh trai từ ngã 3 Đồng Lộc để tiếp tục chiến đấu. 6 tháng sau ( Ngày 30 tháng 7 năm 1972 ) tại chiến trường Quảng Trò, anh đã anh dũng hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. ( Th. S Tạ Thò Thuý Anh ) *** Em hãy nêu một tấm gương về thanh niên đã phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước đây cũng như hiện nay. Em đã học được những điều gì ở họ ? Đó là Trònh Công Thanh, Giám đốc Công ti Du lòch Rồng Việt, người vừa được bình chọn là một trong 10 nhân vật vinh quang Việt Nam năm 2008. Anh chọn học ngành Luật kinh tế với dự đònh sau khi ra trường sẽ làm việc tại các trung tâm trợ giúp pháp lí cho những người dân ở các vùng nông thôn. Năm 2001, tốt nghiệp Đại học Luật, tương lai đang rộng mở bổng anh phát hiện ra mình bò ung thư xương phải phẫu thuật cắt chân phải. Hai tháng sau ngày bò cưa chân, điều duy nhất anh bận tâm là mong sớm hồi phục sức khoẻ để làm việc và hoà nhập cuộc sống cộng đồng, Thanh nhận ra sự cần thiết của công nghệ thông tin, phương tiện hỗ trợ đắc lực cho người khuyết tật trong thời đại kó thuật số. Bắt đầu từ 1 chút kiến thức và kó năng tin học văn phòng, anh tận dụng thời gian phục hồi chức năng đọc ngấu nghiến hàng đống sách báo tin học, mon men bước vào lónh vực thiết kế đồ hoạ và thế giới mạng. Đầu năm 2003, vừa rời khỏi bệnh viện, Trònh Công Thanh tham gia cuộc thi Ngày sáng tạo Việt Nam do Ngân hàng thế giới tổ chức và lọt vào vòng chung kết với dự án Hà Nội dành cho mọi người – Du lòch không rào cản. Dự án nhằm vận động các công ti du lòch, các nhà hàng, khách sạn……… dành lối đi riêng cho người khuyết tật. Sau khi dự án Hà Nội dành cho mọi người kết thúc, anh xin vào làm tại tập đoàn Hi – Tek ( Mó ) và được đề bạt vào vò trí trưởng phòng kó thuật. Sau những giờ bận rộn tại công ti, ban đêm là thời gian anh dành cho những công việc của người “ tình nguyện” thầm lặng trên mạng. Anh còn tham gia thành lập nhóm thiện nguyện “ Ước mơ xanh Hà Nội” để hỗ trợ trẻ em nghèo, người khuyết tật và những nạn nhân chất độc da cam. Thanh bắt đầu tham gia xây dựng website Diễn đàn người khuyết tật thu hút trên 3000 cá nhân và hơn 100 tổ chức phi chính phủ quốc tế có hoạt động và dự án về vấn đề khuyết tật tại Việt Nam. Từ năm 2003 đến nay, hơn 400 người khuyết tật đã tìm được việc làm thông qua Diễn đàn người khuyết tật Việt Nam, có 5 Hội người khuyết tật cấp tỉnh và hơn 80 tổ chức tự lực của người khuyết tật Việt Nam được thành lập. Tháng 4 – 2006, anh xin nghỉ việc tại công ti Hi – Tek, lập công ti Du lòch Rồng Việt, chuyên cung cấp các dòch vụ du lòch, tổ chức sự kiện, hội thảo. Năm 2006, anh được nhận danh hiệu Anh hùng chiến thắng nỗi đau của Alaxan. Đây là giải thưởng dành cho những người đã sử dụng công nghệ thông tin để tạo ra các cơ hội việc làm mới cho người khuyết tật. Tháng 2 – 2007, qua Diễn đàn người khuyết tật VN, một lần nữa anh lại vinh dự nhận giải nhất cuộc thi ICT “ Thắp sáng niềm tin” do Hội Tin học Việt Nam trao tặng với sản phẩm “ Cổng thông tin điện tử của người khuyết tật”, đồng thời anh cũng được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Tháng 4 – 2007, anh được VTV bình chọn là “ người đương thời” và đến tháng 7 anh tham gia tuần lễ APEC Digital Opportunity Center Award 2007 tại chinese Taipei. Tại đây, Diễn đàn người khuyết tật VN được bình chọn là 1 trong 3 mạng thông tin có ý nghóa xã hội nhất. Tháng 8 – 2007, Trònh Công Thanh được Microsoft chọn là anh hùng công nghệ thông tin ( IT Hero ) đầu tiên của Việt Nam. IT Hero là chương trình do Microsoft tổ chức trên toàn cầu nhằm tìm ra những gương mặt anh hùng trong lónh vực công nghệ thông tin. Trònh Công Thanh đã được microsoft mời sang Sin – ga – po gặp gỡ IT Hero của một số nước khu vực và phỏng vấn, chụp hình để đưa vào cuốn sách IT Hero Book sẽ được phát hành trên toàn cầu trong thời gian tới đây. Qua câu chuyện trên em đã học được ở anh Trònh Công Thanh nghò lực, lòng dũng cảm vượt lên số phận, tinh thần say mê khoa họcï, ý chí và nghò lực của người thanh niên trong thời đại mới. Vượt qua nỗi đau của bản thân, vươn lên chiếm lónh đỉnh cao khoa học vì cuộc sống của mình và của những người cùng chung số phận. *** Những phong tục đẹp trong ngày tết : - Mùng một tết cha : Sáng mùng một tết, sau khi làm lễ gia tiên, người con trưởng mời cha mẹ ngồi vào 2 ghế tựa ở giữa nhà, các con cháu đứng theo thứ tự ngôi thứ : anh chò trước, em sau, sau cùng là các cháu. Mọi người cùng mừng thọ và cúi lạy ông bà, cha mẹ bằng hai lạy và hai vái ( nếu ông bà, cha mẹ đã mất thì 4 lạy, 4 vái ). - Mùng hai tết mẹ : Sáng mùng hai tết, cha mẹ dẫn đoàn con cháu về quê ngoại chúc tết. Trước hết là làm lễ tưởng niệm tổ tiên, mừng thọ ông bà ngoại theo nghi thức ở nhà cha, sau đó mừng tuổi bà con thân thích bên ngoại và cuối cùng cũng được chúc mừng lại. - Mùng ba tết thầy : Người xưa đã khẳng đònh : “ Không thầy đố mày làm nên”. Do đó tôn sư trọng đạo đã trở thành truyền thống của dân tộc. Và ngày mùng ba tết, các học trò thường đến nhà thầy chúc tết. *** Em có suy nghó gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tòch Hồ Chí Minh ? Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tòch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng tuyệt vời của một con người đã giành trọn đời mình đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc, của đất nước và cho hạnh phúc của nhân dân. Đối với Bác, dù làm bất cứ công việc gì, bất kì ở đâu và bao giờ Người cũng chỉ theo đuổi một mục đích là “ Làm cho ích quốc, lợi dân”. *** Khi có người làm điều gì đó khiến bạn không hài lòng, bạn sẽ xử sự như thế nào ? Trước hết mình phải bình tỉnh, không nóng nãy, sau đó phải ôn tồn, mềm mỏng chỉ cho người đó thấy những điều người đó làm là sai. *** Khi có người bạn rủ em làm điều gì đó sai trái ( Ví dụ hút thuốc lá, uống rượu, trốn học, trốn lao động……….), em sẽ làm gì ? Em sẽ kiên quyết từ chối. Sau đó em lựa lời khuyên nhủ bạn, nếu bạn làm như vậy là vi phạm nội qui của nhà trường, sẽ gây hậu quả xấu cho bản thân, gia đình và xã hội. Nếu bạn không từ bỏ, em sẽ báo với cha mẹ bạn, thầy cô giáo để có biện pháp giúp đỡ bạn. *** Hãy tìm những tấm gương tiêu biểu với những câu nói nổi tiếng thể hiện lí tưởng sống mà họ đã chọn và phấn đấu suốt đời cho lí tưởng đó ? - Bác Hồ : “………. Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. - Lý Tự Trọng : “ Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”. - Nguyễn Văn Trỗi : “ Còn giặc Mỹ thì không gia đình nào hạnh phúc”. Trước khi ngã xuống anh còn kòp hô “ Việt Nam độc lập muôn năm”; “ Hồ Chí Minh muôn năm ! ” *** Em hiểu thế nào khi nói : “ Sống đẹp- Sống có ích” ?  Sống đẹp là sống có lí tưởng, có hoài bão và có ước mơ. Sống đẹp là sống có tấm lòng nhân ái. Sống có ích là sống vì mọi người, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Sống có ích là sống phải biết phân biệt đúng sai, phải trái. Sống có ích là chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các qui tắc và trật tự xã hội. “ Sống đẹp- Sống có ích” có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại và bổ sung cho nhau. Sống đẹp, sống có ích là điều mà tuổi trẻ Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu thực hiện để đưa đất nước tiến lên giàu mạnh, văn minh và hội nhập. Thanh niên HS phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bò hành trang để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên phải “ Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về những năm tháng đã sống hoài, sống phí”. ( Lời Pa-ven trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy ) * THÀNH TỰU : Năm 2005 : Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê và hạt điều, thứ tư về cao su, thứ nhất về hạt tiêu………… - 3 giảm , 3 tăng trong nông nghiệp : + Giảm lượng giống gieo sạ + Giảm phân đạm + Giảm phun thuốc trừ sâu + Tăng năng suất + Tăng chất lượng + Tăng hiệu quả kinh tế. - Tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2000 đến nay : Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 % 6,79 6,84 7,04 7,3 7,8 8,4 8,2 8,5 6,23 - Số liệu tai nạn giao thông trong những năm gần đây : ( Trên 90 % số vụ là tai nạn giao thông đường bộ ) Năm Số vụ Số người chết Số người bò thương 1990 6110 2268 4956 1991 7382 2602 7114 1992 9470 3077 10.048 1993 11.582 4140 11.854 1994 13.760 5897 14.174 1995 15.999 5728 17.167 1996 19.638 5932 21.718 1998 20.753 6394 22.989 2000 23.327 7924 25.693 2001 25.831 10.866 29.449 2005 13.206 10.544 10.108 2006 13.253 11.489 10.213 2007 14.624 13.150 10.546 - Việt Nam phóng thành công vệ tinh đầu tiên Vinasat 1 : lúc 5 giờ 17 phút ngày 19 / 4 / 2008 , vệ tinh viễn thông đòa tónh đầu tiên Vinasat 1 của Việt Nam rời bệ phóng tại Kourou, Guyana, Nam Mỹ để bay vào vũ trụ. Sau gần 1 giờ đồng hồ, tên lửa Ariane 5 của Ariane Space đã kết thúc hành trình, đưa Vinasat 1 vào quỹ đạo hoạt động thành công Với sự kiện này, Việt Nam ghi tên mình vào bản đồ không gian và xác đònh vò thế hội nhập , chủ quyền của Việt Nam trên không gian vũ trụ. Việt Nam trở thành nước thứ 93 trên thế giới và nước thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á có vệ tinh riêng trên quỹ đạo. - Năm 2008,Thủ tướng chính phủ đã ki quyết đònh lấy ngày 19 / 4 hằng năm làm Ngày văn hoá các dân tộc Việt Nam nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm, niềm tự hào về việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tôn vinh bản sắc văn hoá các dân tộc. - Sự thành công của chiến lược xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam được hội tụ ở nhiều nguyên nhân. Trên hết là do Đảng và Nhà nước đã rất quyết tâm thực hiện các giải pháp mạnh mẽ với cuộc chiến chống đói nghèo. Một loạt các chương trình, dự án đã được thực hiện: chương trình 135 hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn; chương trình 773 về tạo việc làm mới; chương trình 327 về phủ xanh đất trống đồi núi trọc; dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; dự án khôi phục phát triển làng nghề; chương trình đánh bắt cá xa bờ……… với phương châm “ cho cần câu hơn cho xâu cá”, hướng đi này đã thực sự giúp người nghèo chủ động vươn lên thoát khỏi đói nghèo một cách khá vững chắc. - Trong khoảng thời gian từ năm 1900 đến năm 2000 các cuộc chiến tranh và xung đột trên thế giới đã để lại hậu quả gì cho trẻ em ? 2 triệu trẻ em chết, hơn 6 triệu trẻ em bò thương tích, tàn phế; 20 triệu trẻ em sống bơ vơ; 300.000 trẻ ở độ tuổi thiếu niên bò buộc phải đi lính, cầm súng giết người. * Quảng Nam là tỉnh có số lượng bà mẹ Việt nam anh hùng nhiều nhất nước : 7.117 bà mẹ được nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu bà mẹ Việt nam anh hùng, trong đó hiện nay có 682 mẹ còn sống. - Ngày thế giới chống chiến tranh là ngày nào ? ngày 1 / 8 hàng năm. - Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là thành phố vì hoà bình vào thời gian nào ? Năm 1999. - Đến tháng 3 năm 2003, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 167 quốc gia. Đến đầu năm 2008, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 169 nước và lãnh thổ thuộc các châu lục. - Ngày gia đình Việt Nam là ngày nào ? Ngày 28 tháng 6 - Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào ? 28 – 7 – 1995 - Cứ 2 năm 1 lần thành phố Huế tổ chức giao lưu văn hoá thể hiện tinh thần hữu nghò giữa các dân tộc trên thế giới qua lễ hội gì ? Festival Huế. - Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ là ai ? vào thời gian nào ? Anh hùng Phạm Tuân, chuyến bay vào ngày 24 – 7- 1980. - Rô bốt ra đời đầu tiên ở nước nào ? Mó nhưng siêu cường về rô bốt là Nhật Bản. - Ngày 5 tháng 6 năm 2005, công trình Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân được chính thức khánh thành ( khởi công ngày 27-8-2000, chính thức bước vào xây dựng tháng 10 / 2000 ) trở thành hầm đường bộ dài nhất khu vực Đông Nam Á và cũng là 1 trong 30 hầm lớn và hiện đại nhất thế giới tính đến thời điểm hiện nay. - Hàng năm chúng ta kỉ niệm ngày Thương binh-Liệt só 27 / 7 có ý nghóa gì ? Ngày Thương binh-Liệt só 27 / 7 được tổ chức hàng năm thể hiện truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn”, “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc. Vào ngày đó các thế hệ tưởng nhớ công ơn của các anh hùng liệt só, thương binh, bệnh binh những người đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. - Tính đến tháng 7 / 2008, toàn quốc có 177.000 phụ nữ kết hôn với công dân 50 quốc gia, vùng lãnh thổ. Riêng 13 tỉnh miền tây và 7 tỉnh giáp TP. HCM chiếm 79 %. - Theo qui ước về xây dựng xóm ấp 4 không, bạn có thể cho biết “ 4 không” ấy là gì?  Không tội phạm, ma tuý, mại dâm và không tai nạn giao thông - Hiến pháp xã hội chủ nghóa đầu tiên là Hiến pháp 1918 của nước Nga Xô-viết. - Năm 2007 : Mật độ dân số VN : 254 người / km 2 gấp hơn 5 lần so với MĐ DS TG ( 49 người / km 2 ). - Đến năm 2008, dân số Việt Nam trên 86,5 triệu người. Xếp thứ 3 trong 11 nước Đông Nam Á ( Sau Inđônêxia và Philippin ) Xếp thứ 8 trong 50 nước & vùng lãnh thổ châu Á Xếp thứ 13 trong 208 nước & vùng lãnh thổ trên thế giới Dân số Việt Nam mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người. Tuổi thọ bình qn của người Việt Nam đạt 71,3 tuổi ( năm 2003 : 68,6 t. 2004 : 69t 2005 : 70.5 t 2006 : 70,8 t ) - Tuổi thọ của người Nhật cao nhất thế giới : 82,5 tuổi . - Trong các tiết dạy cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu nước kết hợp với giáo dục truyền thống, đạo đức cách mạng. Tuyên truyền sâu rộng. công tác xã hội hoá giáo dục , tăng cường giáo dục đạo đức trong tiết ngoại khoá và hướng nghiệp cho học sinh, lồng ghép chuyên đề về đạo đức, về tình cảm,

Ngày đăng: 16/09/2013, 05:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w