Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh A - CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT Bài 25. THỰC HÀNH: HƯỚNG ĐỘNG -------- o0o -------- I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần phải: - Thực hiện được thí nghiệm phát hiện hướng trọng lực của cây. Nội dung trọng tâm: - Cách tiến hành thí nghiệm. - Phát hiện được hướng trọng lực của cây. II. Chuẩn bị - Phương pháp: o Phương pháp chính: hướng dẫn thao tác và giảng giải nội dung. o Phương pháp xen kẽ: thảo luận và hỏi - đáp. o Tổ chức học sinh thực hành: chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm theo nhóm, mỗi nhóm 5 – 6 học sinh. - Phương tiện dạy học: DỤNG CỤ MẪU VẬT - 2 đĩa đáy sâu. - 1 chuông thuỷ tinh hay nhựa trong suốt. - 1 nút cao su (hoặc xốp, gỗ) có đường kính 5 – 6cm, mềm đủ để cắm được kim. - 2 ghim nhỏ. - 1 kẹp gắp hạt. - 1 dao lam hoặc 1 kéo. - 1 giấy lọc. (Trên đây là số dụng cụ cần chuẩn bị cho 1 nhóm học sinh 5 – 6 HS, từ đó tuỳ theo số nhóm của lớp trong một tiết học mà chuẩn bị đầy đủ). Hạt đậu (hoặc ngô, lúa) mới nhú mầm III. Nội dung và tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra bài cũ. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh 2. Vào bài mới: a. Mở bài: <5 phút> Giáo viên nêu nội quy phòng thí nghiệm và yêu cầu bài thực hành, hướng dẫn và nhắc nhỡ HS viết bài và thời gian nộp bài thu hoạch, cho HS đọc sách giáo khoa để xác định mục tiêu và đặt câu hỏi cách tiến hành thí nghiệm. b. Tiến trình dạy học: <35 phút> Hoạt động của GV và HS Nội dung thực hành + Giáo viên vừa hướng dẫn vừa thực hiện. + Học sinh vừa quan sát, lắng nghe, vừa thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên. Các bước thực hiện như sau: - Chọn các hạt đã có rẽ mầm nhú thẳng, dùng ghim cắm xuyên 2 hạt vừa chọn. Cho rễ mầm ở phía nằm ngang hướng ra mép của nút cao su, còn các - Chọn các hạt đã có rẽ mầm nhú thẳng, dùng ghim cắm xuyên 2 hạt vừa chọn. Cho rễ mầm ở phía nằm ngang hướng ra mép của nút cao su, còn các lá mầm thì hướng vào bên trong (hình 25/trang 106 – SGK). - Sau đó, cắt bỏ tận cùng của rễ ở một hạt. Đặt nút cao su trên lên đáy của đĩa đã có nước. Tuần: 13 Tiết: 26 --- Trang 1 --- Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh lá mầm thì hướng vào bên trong (hình 25/trang 106 – SGK). - Sau đó, cắt bỏ tận cùng của rễ ở một hạt. Đặt nút cao su trên lên đáy của đĩa đã có nước. - Dùng giấy lọc phủ lên lá mầm, hai đầu của giấy lọc nhúng vào nước ở trong đĩa để cây mầm không bị khô. - Úp lên đĩa và nút đã ghim cây mầm bằng chuông thuỷ tinh, rồi đặt vào trong buồng tối từ 1 – 2 ngày. + Giáo viên dặn dò học sinh: - Sau 1 – 2 ngày, chúng ta sẽ đem ra quan sát sự vận động của rễ ở cây mầm còn nguyên rễ và cây mầm đã bị cắt đỉnh rễ HS rút ra nhận xét về sự vận động của rễ cây mầm và vị trí tiếp nhận kích thích trọng lực ở cây mầm. - Dùng giấy lọc phủ lên lá mầm, hai đầu của giấy lọc nhúng vào nước ở trong đĩa để cây mầm không bị khô. - Úp lên đĩa và nút đã ghim cây mầm bằng chuông thuỷ tinh, rồi đặt vào trong buồng tối. - Sau 1 – 2 ngày, quan sát sự vận động của rễ ở cây mầm còn nguyên rễ và cây mầm đã bị cắt đỉnh rễ. 3. Củng cố và dặn dò: <5 phút> - Củng cố: Đặt câu hỏi để giúp HS hệ thống nội dung và hiểu ý nghĩa của bài học - Dặn dò học sinh viết bài thu hoạch: - Học sinh làm tường trình về quá trình thí nghiệm. - Từng nhóm học sinh viết và báo cáo trước lớp về kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét về sự vận động hướng trọng lực của rễ cây. 4. Rút kinh nghiệm Tuần …… ngày … tháng … năm …… Ngày soạn: 16/11/2008 Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn PHẠM THỊ THU HÀ NGÔ DUY THANH Tuần: 13 Tiết: 26 --- Trang 2 ---