Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh A - CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT Bài 9. QUANG HỢPỞCÁCNHÓM THỰC VẬT C 3 , C 4 VÀ CAM -------- o0o -------- I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần phải: - Phân biệt được pha sáng và pha tối ởcác nội dung sau: sản phẩm, nguyên liệu và nơi xảy ra. - Phân biệt được các con đường cố định CO 2 trong pha tối ở những nhóm thực vật C 3 , C 4 và CAM. - Giải thích được phản ứng thích nghi của nhóm thực vật C 4 và thực vật mọng nước (CAM) đối với môi trường sống ở vùng nhiệt đới và hoang mạc. Nội dung trọng tâm: hai pha trong quang hợp; phân biệt được sự khác nhau của các con đường đồng hoá CO 2 ở thực vật C 3 , C 4 , CAM. II. Chuẩn bị - Phương pháp: o Phương pháp chính: thảo luận. o Phương pháp xen kẽ: giảng giải và hỏi - đáp. - Phương tiện dạy học: o Hình 9.1/trang 40, hình 9.2/trang 41, hình 9.3 và 9.4/trang 42-SGK. o Phiếu học tập: Chỉ tiêu SS Con đường C 3 Con đường C 4 Con đường CAM Giống nhau Đều có chu trình ………. tạo ra ……rồi từ đó tạo thành nên cáchợp chất…………………………. Khác nhau -Nhóm TV -Chất nhận CO 2 đầu tiên -Sản phẩm ổn định đầu tiên -Thời gian cố định CO 2 -Các tế bào quang hợp -Các loại lục lạp III. Nội dung và tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: <6 phút> Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh 1/. Làm rõ vai trò của quang hợp đối với thực vật là gì? 2/. Trình bày đặc điểm về hình thái và giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp. 2. Vào bài mới: a. Mở bài: <1 phút> Qua bài 8, các em đã biết được khái quát về quang hợpvà cũng hiểu được rằng: lá là cơ quan quang hợp có cấu tạo phù hợp với chức năng của nó. Còn bản chất của các quá trình quang hợp ra sao, bài 9 hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó. b. Tiến trình dạy học: <35 phút> Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1 (15 phút) -GV hướng dẫn HS đọc mục I 1 , quan sát tranh phóng to H9.1 SGK và trả lời các câu hỏi: +Pha sáng của quang hợp là gì? +Xảy ra ở đâu? +Ôxi được tạo ra từ quang hợp có nguồn gốc từ đâu? +Sản phẩm của pha sáng là gì? -HS hoạt động nhóm: I/ Thực vật C 3 : 1-Pha sáng: -Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH -Pha sáng diễn ra ở tilacôit -Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được Tuần: 04 Tiết: 08 --- Trang 1 --- Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh +Cá nhân thu nhận kiến thức +Thảo luận nhóm để thống nhất ý kiến trả lời +Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung -GV nhận xét và chính xác hóa kiến thức. BS: Các phản ứng sáng hầu như giống nhau ở mọi nhóm TV, quá trình quang hợpởcácnhóm TVchỉ khác nhau chủ yếu trong pha tối. -HS ghi kết luận vào vở -GV yêu cầu HS thực hiện lệnh: Quan sát H9.1 và 9.2 rồi chỉ rõ sản phẩm của pha sáng được sử dụng cho pha tối là gì? -GV yêu cầu HS đọc thông tin ở mục I 2 , quan sát tranh H 9.2 SGK và trả lời các câu hỏi: +Pha tối của thực vật C3 diễn ra ở đâu? Nguyên liệu và sản phẩm của pha tối là gì? +Chu trình Canvin gồm những giai đoạn nào? Chất nhận CO 2 đầu tiên là gì? Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình là gì? -HS hoạt động nhóm: +Cá nhân thu nhận kiến thức từ sơ đồ H 9.2. +Thảo luận nhóm để thống nhất ý kiến trả lời. +Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét, đánh giá hoạt động nhóm. BS: Thực vật C 3 phân bố rộng khắp hành tinh chúng ta, bao gồm từ các loài tảo đơn bào sống ở dưới nước đến các loài cây gỗ cao to mọc trong rừng. Nhóm thực vật này cố định CO 2 theo con đường C 3 . -HS ghi thông tin thu nhận được vào vở. Hoạt động 2: (10 phút) -GV đặt vấn đề: Thực vật C 4 với bộ máy quang hợp khác thực vật C 3 thì pha tối có gì khác nhau? -GV hướng dẫn HS đọc mục II, quan sát tranh phóng to H 9.3 SGK và thực hiện các yêu cầu: +Nêu các đại diện của thực vật C 4 ? +Mô tả vị trí, tiến trình của con đường C 4 . +So sánh năng suất của thực vật C 4 so với thực vật C 3 ? -Cá nhân học sinh làm việc với SGK, phân tích sơ đồ và nêu được: +Các đại diện của thực vật C 4. +2 giai đoạn của con đường C 4 , chất nhận CO 2 đầu tiên, sản phẩm đầu tiên. +Những ưu việt của thực vật C 4 so với thực vật C 3 : cường độ quang hợp, điểm bão hòa ánh sáng cao hơn; điểm bù CO 2 , nhu cầu nước, thoát hơi nước thấp hơn. -Các HS khác nhận xét, bổ sung. sử dụng để quang phân li nước, ôxi được giải phóng ra từ nước -Sản phẩm của pha sáng gồm có ATP, NADPH vàO 2 2-Pha tối: -Diễn ra trong chất nền của lục lạp -Cần CO 2 , ATP, NADPH; -Pha tối được thực hiện qua chu trình Canvin: +Giai đoạn cố định CO 2 : Chất nhận CO 2 đầu tiên là ribulôzơ-1,5-diP, sản phẩm đầu tiên là APG +Giai đoạn khử : APG→ AlPG→ C 6 H 12 O 6 +Giai đoạn tái sinh chất nhận là ribulôzơ- 1,5-diP II/ Thực vật C 4 : -Bao gồm một số loài sống ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới: mía, ngô, rau dền… -Con đường C 4 : +Gồm 2 giai đoạn: cố định CO 2 tạm thời ở tế bào nhu mô (chu trình C 4 ) và tái cố định CO 2 ở tế bào bao bó mạch (chu trình Canvin) +Chất nhận CO 2 đầu tiên là PEP, sản phẩm đầu tiên là AOA -Thực vật C 4 có năng suất cao hơn thực vật C 3 Tuần: 04 Tiết: 08 --- Trang 2 --- Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh -GV nhận xét, chính xác hóa kiến thức. -HS ghi thông tin thu nhận được vào vở. Hoạt động 3: (10 phút) -GV hướng dẫn HS đọc mục III, quan sát H 9.4- SGK và trả lời các câu hỏi: +Nêu các đại diện của thực vật CAM? +VÌ sao nhóm thực vật này lại cố định CO 2 theo con đường CAM? +Con đường CAM có bản chất như thế nào? -HS hoạt động nhóm: +Cá nhân thu nhận kiến thức. +Thảo luận nhóm để thống nhất ý kiến. +Cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV đánh giá hiệu quả hoạt động nhóm, chính xác hóa kiến thức. -HS ghi kết luận vào vở. III/ Thực vật CAM: -Thực vật CAM gồm những loài cây mọng nước: xương rồng, dứa, thanh long … -Nhóm thực vật này cố định CO 2 theo con đường CAM để giải quyết mâu thuẫn giữa sự tiết kiệm nước và dinh dưỡng khí -Bản chất của con đường CAM: + Cơ bản giống con đường C 4 + Điểm khác: cả 2 giai đoạn diễn ra ở tế bào nhu mô, giai đoạn cố định CO 2 tạm thời diễn ra vào ban đêm, giai đoạn tái cố diịnh CO 2 diễn ra vào ban ngày. 3. Củng cố và dặn dò: <3phút> GV yêu cầu HS gấp sách vở, phát phiếu học tập cho từng nhóm HS để hoàn thành bài tập so sánh các con đường C 3 , C 4 và CAM Chỉ tiêu SS Con đường C 3 Con đường C 4 Con đường CAM Giống nhau Đều có chu trình Canvin, tạo ra AlPG rồi từ đó tạo thành nên cáchợp chất cacbohiđrat, axit amin, prôtêin, lipit. Khác nhau -Nhóm TV Đa số thực vật Một số TV ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới: ngô, rau dền, mía … Những loài thực vật mọng nước -Chất nhận CO 2 đầu tiên Ribulôzơ-1,5-diP PEP PEP -Sản phẩm ổn định đầu tiên APG (hợp chất 3C) AOA (hợp chất 4C) AOA (hợp chất 4C) -Thời gian cố định CO 2 Chỉ có 1 giai đoạn vào ban ngày Cả 2 giai đoạn vào ban ngày Giai đoạn 1 vào ban đêm, giai đoạn 2 vào ban ngày -Các tế bào quang hợp Tế bào nhu mô Tế bào nhu mô và tế bào bao bó mạch Tế bào nhu mô -Các loại lục lạp 1 2 1 Dặn dò: HS về nhà đọc lại toàn bộ nội dung SGK bài này một lần nữa để nắm chắc vấn đề và đọc thuộc phần trong khung ở cuối bài/trang 43. Trả lời tất cả các câu hỏi trong SGK. Tuần: 04 Tiết: 08 --- Trang 3 --- Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh 4. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 14/09/2008 Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn NGÔ DUY THANH Tuần: 04 Tiết: 08 --- Trang 4 --- . định CO 2 Chỉ có 1 giai o n v o ban ngày Cả 2 giai o n v o ban ngày Giai o n 1 v o ban đêm, giai o n 2 v o ban ngày -Các tế b o quang hợp Tế b o nhu. chúng ta, bao gồm từ các loài t o đơn b o sống ở dưới nước đến các loài cây gỗ cao to mọc trong rừng. Nhóm thực vật này cố định CO 2 theo con đường C 3