1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bai4.vai tro cua cac nguyen to khoang.doc

2 1,6K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 62,5 KB

Nội dung

Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh A - CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT Bài 4. VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG -------- o0o -------- I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần phải: - Nêu được các khái niệm: nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, các nguyên tố dinh dưỡng đại lượng và vi lượng. - Mô tả được một số dấu hiệu điển hình khi thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng và nêu được vai trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dnh dưỡng khoáng thiết yếu. - Liệt kê được các nguồn cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây, dạng phân bón (muối khoáng) cây hấp thụ được. - Hiểu được ý nghĩa của liều lượng phân bón hợp lí đối với cây trồng, môi trường và sức khoẻ con người. II. Kiến thức trọng tâm Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu và vai trò của chúng đối với đời sống của cây. III. Phương pháp và phương tiện dạy học: - Phương pháp: o Phương pháp chính: giảng giải. o Phương pháp xen kẽ: vấn đáp. - Phương tiện dạy học: o Hình 4.1/trang20, hình 4.2/trang 21 và bảng4/trang 22 - SGK. IV. Nội dung và tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh. <1 phút> 2. Kiểm tra bài cũ: <5 phút> 1/. Mô tả cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước? 2/. Trình bày sự điều tiết hơi nước của cây qua điều tiết độ mở khí khổng? 3. Vào bài: <1 phút> Trong bài 1, chúng ta đã học sự hấp thụ các ion khoáng ở rễ và qua bài 2 chúng ta đã biết các con đường di chuyển của các ion khóang từ rễ lên lá và đến các cơ quan khác của cây. Trong bài 4 này, các em sẽ được hiểu cây hấp thụ và vận chuyển các nguyên tố dinh dưỡng khóang để làm gì. 4. Tiến trình bài học: <35 phút> Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Nội dung bài mới  Yêu cầu học sinh đọc hiểu mục I:  liệt kê tên các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu?  vì sao các nhân tố trên được gọi là các nhân tố dinh dưỡng thiết yếu?  Các nhân tố dinh dưỡng thiết yếu được phân chia như thế nào?  Thực hiện lệnh của mục trong SGK. Học sinh đọc SGK  trả lời Phân tích hình 4.1 và 4.2  trả lời. Tham khảo SGK  trả lời Từ hình 4.2  kết luận I. Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu ở trong cây Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu là: - Nguyên tố mà thiếu nó cây không hòan thành được chu trình sống. - Không thay thế bởi bất kỳ nguyên tố nào khác. - Phải được trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể. + Nguyên tố đại lượng gồm C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. Tuần: 02 Tiết: 02 --- Trang 1 --- Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh GV: Để xác định vai trò của từng nhân tố đối với sinh trưởng, phát triển của cây, các nhà khoa học đã bố trí thí nghiệm: lô đối chứng chứa đầy đủ nhân tố dinh dưỡng thiết yếu, lô thí nghiệm thiếu một nhân tố dinh dưỡng thiết yếu nào đó. Từ đó, so sánh và viết ra kết luận. Chú ý lắng nghe, ghi chép ý cần thiết + Nguyên tố vi lượng (chiếm ? 100mg/1kg chất khô của cây) chủ yếu là Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni. Thiếu nguyên tố nitơ là một trong các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong môi trường dinh dưỡng, cây lúa sinh trưởng kém (hình 4.1 SGK: chậu ở giữa), thiếu tất cả các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu (trồng trong nước) cây lúa sinh trưởng rất kém (hình 4.1 SGK: chậu bên phải)  Phân tích bảng 4 trang 22 sách giáo khoa. Có thể gợi ý học sinh chia nhóm: 1. N, P, K 2. Ca, Mg, S 3. Fe, Mn, Bo, Cl Dựa vào số liệu trên bảng 4, hãy giải thích màu sắc của các lá trên hình 4.2 ? Kẻ bảng 4 vào vở, ghi nhớ vai trò mỗi nguyên tố trong cơ thể thực vật. Màu vàng, (hoặc da cam, đỏ, tía) của các lá trên hình 4.2 SGK là do Mg - nguyên tố tham gia vào cấu trúc của phân tử diệp lục, do đó khi cây bị thiếu nguyên tố này, lá cây mất màu lục và có các màu như trên. II. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng trong cơ thể thực vật. Kiểm tra lại kiến thức vi sinh ở lớp 10: Vi sinh vật phân giải cặn bã hữu cơ như thế nào? Tại sao trong thực tiễn sản xuất phải làm cỏ, sục bùn? Yêu cầu HS thảo luận, trả lời lệnh ở hình 4.3 Nhớ lại kiến thức cũ. Tổng hợp kiến thức đã học  trả lời Học sinh suy nghĩ  trả lời Phân tích hình 4.3. thảo luận câu lệnh  nội dung bài III. Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng cho cây 1. Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng cho cây. 2. Phân bón cho cây trồng - Liều lượng phân: trong giới hạn của loài: liều lượng phân tỉ lệ thuận với sinh trưởng của cây. Nếu liều lượng phân quá giới hạn  cây sinh trưởng kém. Và gây ô nhiễm môi trường. 5. Củng cố và dặn dò: <5phút> - Dựa vào bảng 4/trang 22 – SGK, một HS nêu loại dinh dưỡng khoáng - một HS khác nêu vai trò của nó trong cơ thể thực vật. - Ghi nhớ phần tóm tắt in nghiêng ở cuối bài. Ngày soạn: 31/08/2008 Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn NGÔ DUY THANH Tuần: 02 Tiết: 02 --- Trang 2 --- . Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni. Thiếu nguyên tố nitơ là một trong các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong môi trường dinh dưỡng, cây lúa sinh trưởng kém (hình. thích màu sắc của các lá trên hình 4.2 ? Kẻ bảng 4 vào vở, ghi nhớ vai trò mỗi nguyên tố trong cơ thể thực vật. Màu vàng, (hoặc da cam, đỏ, tía) của các lá

Ngày đăng: 16/09/2013, 05:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Mô tả được một số dấu hiệu điển hình khi thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng và nêu được vai trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dnh dưỡng khoáng thiết yếu. - bai4.vai tro cua cac nguyen to khoang.doc
t ả được một số dấu hiệu điển hình khi thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng và nêu được vai trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dnh dưỡng khoáng thiết yếu (Trang 1)
 Phân tích bảng4 trang 22 sách giáo khoa. Có thể gợi ý học sinh  chia nhóm: - bai4.vai tro cua cac nguyen to khoang.doc
h ân tích bảng4 trang 22 sách giáo khoa. Có thể gợi ý học sinh chia nhóm: (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w