BT tự luận HNO3

5 655 9
BT tự luận HNO3

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TOÁN VỀ HNO 3 TÁC DỤNG VỚI KIM LOẠI, OXÍT, HP CHẤT CƠ SỞ LÝ THUYẾT : - Axit HNO 3 là một hợp chất axit mạnh, vừa mang tính chất của axit điển hình vừa mang tính chất oxh mạnh. - Do đó khi cho HNO 3 tác dụng với các chất không có tính khử, nó chỉ thể hiện tính chất của một axit, nhưng khi cho HNO 3 tác dụng với các chất có tính chất khử thì nó thể hiện là một hợp chất có tính chất OXH mạnh. - Xét về CTCT : H – O – N = O O * LK O-H bản chất là lk phân cực. O nhóm NO 2 hút e mạnh nên làm điện tích âm tại O giảm , liên kết OH càng phân cực mạnh hơn, ng.tử H linh động mạnh hơn, thể hiện tính axit. * Ng.tử N có mức OXH +5 (cực đại) nên có thể nhận thêm e để giảm mức OXH về +4, +2, +1, 0 thễ hiện tính chất OXH mạnh. I. Tính chất vật lý : - Chất lỏng, không màu, mùi hắc, tan vô hạn trong nước. - Dễ phân hủy tạo NO 2 , O 2 , H 2 O ở nhiệt độ thường, mạnh hơn ở nhiệt độ 84 o C. - d=1,52g/ml, C% (đặc) =68%. II. Tính chất hoá học : 1/- T/c axit mạnh : * Sự điện li : phân li hoàn toàn trong nước : HNO 3 + H 2 O = NO 3 - + H 3 O + . * T.dụng OxBZ, BZ : CaO + 2HNO 3 = Ca(NO 3 ) 2 + H 2 O. NaOH + HNO 3 = NaNO 3 + H 2 O. * T.dụng muối : 2HNO 3 + CaCO 3 = Ca(NO 3 ) 2 + CO 2 + H 2 O. 2/- T/c OXH mạnh : * T.dụng kim loại : Gọi n là hoá trò cao nhất của kim loại R R + HNO 3 = R(NO 3 ) n + sp khử N +5 + H 2 O. Tùy theo [HNO 3 ] và tính chất khử của kim loại mà sp khử thu được khác nhau. Chú ý : HNO 3 không tác dụng với Pt, Au. HNO 3 đặc thụ động với Al, Fe. * T.dụng với phi kim : Đưa phi kim lên mức OXH cao nhất. 6HNO 3 + S = H 2 SO 4 + 6NO 2 + 2H 2 O. * T.dụng với hợp chất có tính chất khử : 3FeO + 10HNO 3 = 3Fe(NO 3 ) 3 + NO + 5H 2 O. PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN ĐỂ “ NGÂM CỨU ” BÀI TOÁN AXIT HNO 3 : Mặt dù đã có sự chọn lọc thích đáng, nhưng với thế giới muôn màu của hoá học với những bài toán lắt léo chuyên môn tìm cách dấu đi “sự thật” thì việc xác đònh pp giải là điều khó như thể “tìm kim đáy bể”. Ở đây, tôi chỉ có thể kính thưa rằng : “dựa vào kinh nghiệm bản thân, qua nhiều lần “va chạm thương đau”, để có thể “nghe mùi” một bài toán và tìm ra một hướng giải thích hợp cho nó”. Cụ thể : 1/- Đối với bài toán dạng thường (gt cho đủ các quá trình p.ứ, đặc biệt là đã giúp ta xác đònh chính xác sp của quá trình khử N +5 ) -Theo yêu cầu của đề : xác đònh các ptp.ứ, cân bằng đúng đủ, cố gắng nghiên cứu kó để không phải thiếu sót p.ứ -Nếu đề bài cho sản phẩm p.ứ chưa rõ ràng ta phải tự đi xác đònh bằng cách : *Dựa vào lý thuyết (chỉ mang tính chất tương đối) -HNO 3 đặc + mọi chất khử cho sp là N +4 /NO 2 . -HNO 3 loãng khi tác dụng : + kim loại mạnh (K, Ba, Ca, Na) cho N -3 /NH 4 NO 3 . + kim loại khá mạnh (Mg, Al, Mn, Zn, Cr) cho N +2 /NO; N +1 /N 2 O; N o /N 2 ; N -3 /NH 4 NO 3 . + kim loại trung bình, yếu (từ Fe đến Hg) cho N +2 /NO. Trang -1- *Có thể dựa vào một khí cụ thể và tỉ khối hơi của hh khí để xác đònh khí còn lại. -Theo yêu cầu đề bài xác đònh mục tiêu cần tìm, từ mục tiêu đó sẽ xác đònh được việc đặc ẩn cho bài toán như thế nào cho phù hợp. -Trên cơ sở ẩn đã đặt, tìm cách liên hệ các dữ liệu mà bài toán đề cập đến. Thiết lập pt cần thiết, giải bài toán. 2/- Đối với bài toán cho nhiều chất khử và không xác đònh chính xác sp : -Ta giải bài toán này trên phương pháp bảo toàn electron. -Không viết phương trình riêng cho bài toán, mà viết các quá trình OXH và khử của các chất trực tiếp tham gia phản ứng. -Vận dụng nguyên tắc bảo toàn e : trong phản ứng OXH khử tổng e cho bằng tổng e nhận để thiết lập một phương trình liên hệ số mol của chất khử và cất OXH, sau đó nhất thiết phải dùng thêm đònh luật bảo toàn khối lượng cho các quá trình pứ nhằm xác đònh tiếp pt hứ hai nhằm tìm kiếm số mol của các chất hoàn thành bài toán. 3/- Chú ý : Các bài toán về axit HNO 3 không bao giờ đơn giản, bên trong nó luôn ẩn chứa những phản ứng có liên quan đến những phần kiến thức hoá khác, như kim loại tác dụng muối, phản ứng nhiệt nhôm, p.ứ trao đổi, phản ứng axit –bazo…. Nhất thiết phải chú ý xác đònh cho bằng hết những phản ứng này nếu có, khi đó bài toán mới được giải quyết triệt để. MỘT SỐ BÀI TOÁN AXIT HNO 3 THƯỜNG GẶP : 1) Cho hỗn hợp A chứa 3 kim loại X,Y,Z có hoá trò lần lượt là 3,2,1và tỉ lệ mol lần lượt là 1:2:3 , trong đó số mol của X bằng x mol. Hoà tan hoàn toàn A bằng dung dòch có chứa y gam HNO 3 (lấy dư 25%). Sau phản ứng thu được dung dòch B không chứa NH 4 NO 3 và V lít hỗn hợp khí G (dktc) gồm NO 2 và NO. Lập biểu thức tính y theo x và V. 2) Một oxít kim loại có CTPT M x O y trong đó M chiếm 72,41% khối lượng. Khử hoàn toàn oxít này bằng khí CO thu được 16,8 gam kim loại M. Hoà tan hoàn toàn lượng M bằng HNO 3 đặc nóng thu được muối của M có hoá trò 3 và 0,9 mol NO 2 . Viết các phương trình phản ứng xảy ra và xác đònh CTPT oxít kim loại M. 3) Cho 2,6 gam hỗn hợp X gồm Al,Fe,Cu tác dụng với dung dòch NaOH dư thu được 1,344 lít khí H 2 (dktc), dung dòch B và chất rắn A không tan. Hòa tan chất rắn A trong 300 ml dung dòch HNO 3 0,4M (ax dư), thu được 0,56 lít khí NO duy nhất (dktc) và dung dòch E. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. a) Viết các phương trình phản ứng và tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. b) Nếu cho dung dòch E tác dụng với dd NH 3 dư thì thu được tối đa bao nhiêu gam kết tủa . Viết các phương trình phản ứng xảy ra. c) Nếu cho dd E tác dụng với bột Fe dư sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí NO duy nhất, dung dòch Y và một lượng chất rắn không tan. Lọc bỏ chất rắn rồi cô cạn dung dòch Y thì thu được bao nhiêu gam muối khan. 4) Hoà tan 62,1 gam kim loại R trong dd HNO 3 (loãng) được 16,8 lít hỗn hợp khí X (dktc) gồm hai khí không màu, không hóa nâu ngoài không khí, biết dX/H 2 = 17,2. a) Xác đònh kim loại R. b) Nếu sử dụng dung dòch HNO 3 2M thì thể tích đã dùng bao nhiêu lít biết rằng đã lấy dư 25% so với lượng cần thiết. 5) Hoà tan hoàn toàn kim loại A vào dung dòch HNO 3 loãng thu được dung dòch X và 0,2 mol NO. Tương tự cũng hòa tan hoà toàn kim loại B vào dung dòch HNO 3 trên, chỉ thu được dung dòch Y. Trộn X và Y được dung dòch Z. Cho NaOH dư vào Z được 0,1 mol khí và một kết tủa D. Nung D đến khối lượng không đổi được 40 gam một chất rắn. Biện luận để tìm khối lượng nguyên tử của A, B. Biết rằng A, B đều có hoá trò II, tỉ lệ khối lượng nguyên tử của chúng là 3:8 và khối lượng nguyên tử của chúng đều là số nguyên lớn hơn 23 và nhỏ hơn 70. 6) Hoà tan hoàn toàn 9,5 gam hỗn hợp gồm Al 2 O 3 , Al, Fe trong 900 ml dd HNO 3 nồng độ bM, thu được dd A và 3,36 lít khí NO duy nhất (dktc). Cho dd KOH 1M vào dung dòch A cho đến khi lượng kết tủa không thay đổi nữa thì cần hết 850 ml. Lọc , rữa và nung kết tủa ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 8 gam một chất rắn. a) Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp và tính bM. b) Nếu muốn thu được lượng kết tủa lớn nhất thì cần thêm bao nhiêu ml dd KOH 1M vào dung dòch A? Tính lượng kết tủa đó. 7) Đốt nóng một chiếc lò xo bằng sắt khối lượng 23,52 gam trong không khí một thời gian, một phần sắt bò OXH thành Fe 3 O 4 . Sau khi để nguội rồi đem hòa tan hết vào dung dòch HNO 3 loãng đun nóng nhẹ, thấy giải phóng ra 4,032 lít khí duy nhất NO (dktc). a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính % lượng sắt của lò xo bò OXH khi đốt nóng. Trang -2- 8) Nung m gam sắt trong không khí, sau một thời gian người ta thu được 104,800 gam hỗn hợp rắn A gồm Fe, FeO, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 . Hoà tan hoàn toàn A trong HNO 3 dư thu được dd B và 12,096 lít hỗn hợp khí NO và NO 2 (dktc) có tỉ khối đối với He là 10,167. a) Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra. b) Tính khối lượng m gam. c) Cho dd B tác dụng với dd NaOH dư, thu được kết tủa C, lọc kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn D. * D là hỗn hợp hay nguyên chất. * Tính khối lượng chất rắn D. 9) Hỗn hợp A gồm Al, CuO, Fe 3 O 4 . Hoà tan hết a gam hh A vào dd HNO 3 loãng được một chất khí không màu hóa nâu ngoài không khí có thể tích là 12,544 lít (dktc). Mặt khác đem nung không có không khí a gam hh A (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng khử các oxít kim loại về kim loại) được chất rắn B. Chất rắn B cho tác dụng với dd NaOH dư không thấy có khí bay ra được chất rắn C có khối lượng nhỏ hơn chất rắn B 24,48 gam. Cho khí H 2 tác dụng từ từ với chất rắn C nung nóng đến khi phản ứng kết thúc được b gam hh kim loại và hết 12,096 lít H 2 (81,9 o C và 1,3 atm) a) Tính % khối lượng của mỗi chất trong hh A. b) Tính thể tích khí SO 2 (dktc) thu được khi cho b gam hh kim loại trên tác dụng với H 2 SO 4 đặc nóng. 10) Cho 19,08 gam hỗn hợp X gồm Cu, CuO, Cu(NO 3 ) 2 tác dụng vừa đủ với 500 ml dd HNO 3 1M thu được 0,336 lít khí NO (dktc) và dd A. Cho 4,05 gam bột nhôm vào dung dòch A rồi lắc cho đến khi phản ứng xong được chất rắn B và dung dòch C. Giả sử các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn và thể tích dung dòch xem như không thay đổi. a) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X ban đầu. b) Tính khối lượng chất rắn B và nồng độ mol của dd C. 11) Cho m 1 gam hỗn hợp gồm Mg, Al vào m 2 gam dung dòch HNO 3 24%. Sau khi các kim loại tan hết có 8,96 lít hỗn hợp khí X gồm NO, N 2 O, N 2 bay ra (dktc) và được dung dòch A. Thêm một lượng O 2 vừa đủ vào X, sau phản ứng thu được hh khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dòch NaOH dư có 4,48 lít hh khí Z đi ra (dktc). Tỷ khối hơi của Z đối với H 2 bằng 20. Nếu cho dd NaOH vào A để được lượng kết tủa lớn nhất thì thu được 62,2 gam kết tủa. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính m 1 và m 2 . Biết lượng HNO 3 đã lấy dư 20% so với lượng cần thiết. c) Tính C% các chất trong dung dòch A. 12)a) A là oxít của kim loại R (hoá trò n) có chứa 30% oxy theo khối lượng . Xác đònh CTPT của A. b) Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m g A ở nhiệt độ cao một thời gian, người ta thu được 6,72 gam hỗn hợp gồm 4 chất rắn khác nhau. Đem hoà tan hoàn toàn hỗn hợp này vào dd HNO 3 dư thấy tạo thành 0,448 lít khí B duy nhất (dktc) có tỉ khối đối với H 2 là 15. Tính giá trò m. 13) Cho a gam bột Al tác dụng vừa đủ với dd HNO 3 loãng thu được dung dòch A và 0,1792 lít khí N 2 , NO có tỉ khối đối với H 2 là 14,25. Tính a. Cho 6,4 gam hỗn hợp Ba và Na và b gam nước thu được 1,344 lít H 2 và dung dòch B. Tính b để sao cho sau phản ứng xong nồng độ của Ba(OH) 2 trong B là 3,42%. Tính nồng độ % NaOH trong B. Cho một nữa lượng B tác dụng với dd A được bao nhiêu gam kết tủa? Sau đó thêm tiếp một nữa lượng B còn lại thì lượng kết tủa là bao nhiêu? (các thể tích khí đo ở diều kiện tiêu chuẩn). 14) Hỗn hợp A gồm Fe, Mg, Al 2 O 3 và một oxít của một kim loại hoá trò II. Lấy 13,16 gam A hoà tan hết vào dd HCl thu được khí B. Đốt cháy hoàn toàn B bằng một thể tích không khí thích hợp (biết không khí chứa 80% nitơ, 20% oxy) thì sau khi đưa về điều kiện tiêu chuẩn thể tích khí còn lại là 9,856 lít. Lấy 13,16 gam A cho tác dụng hết với HNO 3 loãng chỉ có khí NO bay ra, trong đó thể tích NO do Fe sinh ra bằng 1,25 lần thể tích NO do Mg tạo ra. Mặt khác nếu lấy m gam Mg và m gam kim loại X cho tác dụng với H 2 SO 4 loãng dư thì thể tích H 2 do Mg sinh ra gấp trên 2,5 lần thể tích khí H 2 do X sinh ra. Biết rằng để hoà tan hoàn toàn lượng oxít kim loại có trong 13,16 gam A phải dùng hết 50 ml dung dòch NaOH 2M. a) Xác đònh tên kim loại X. b) Tính % khối lượng các chất trong A 15) Đốt cháy x mol Fe bởi oxi thu được 5,04 gam hỗn hợp A gồm các oxít sắt. Hòa tan hoàn toàn A trong dung dòch HNO 3 thu được 0,035 mol hỗn hợp Y gồm NO và NO 2 . Tỉ khối hơi của Y đối với H 2 là 19. Tính x. 16) Hoà tan 19,2 gam kim loại M trong H 2 SO 4 đặc dư thu được khí SO 2 . Cho khí này hấp thụ hoàn toàn trong 1 lít dd NaOH 0,7M, sau phản ứng đem cô cạn dung dòch thu được 41,8 gam chất rắn. a) Xác đònh tên của kim loại M. Trang -3- b) Trộn 19,2 gam kim loại M với m gam hỗn hợp CuCO 3 và FeCO 3 rồi hoà tan trong 1 lít dung dòch HNO 3 3M thu được dung dòch A và 15,68 lít hh khí gồm NO, CO 2 . Hỗn hợp khí này có tỉ khối so với H 2 là 19. Tính m gam và thể tích của dd Ba(OH) 2 0,4M cần dùng để trung hòa dd A. (thể tích khí đo ở dktc) 17) Nếu cho 9,6 gam Cu tác dụng với 180 ml dd HNO 3 1M thu được V 1 lít khí NO và dd A. Còn nếu cho 9,6 gam Cu tác dụng với 180 ml dd hỗn hợp HNO 3 1M và H 2 SO 4 0,5M (loãng) thì được V 2 lít khí NO và dd B. Tính tỉ số V 1 :V 2 và khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dòch B (biết các thể tích khí đo ở đktc , hiệu suất các phản ứng là 100%, NO là khí duy nhất sinh ra trong các phản ứng). 18) Cho 20 gam hỗn hợp A gồm FeCO 3 , Fe, Cu, Al tác dụng với 60 ml dd NaOH 2M thu được 2,688 lít khí H 2 . Sau khi kết thúc phản ứng cho tiếp 740 ml dd HCl 1M và đun nóng đến khi hỗn hợp khí B ngừng thoát ra. Lọc và tách cặn rắn C. Cho hh B hấp thụ từ từ vào dung dòch Ca(OH) 2 dư thì thu được 10 gam kết tủa. Cho C tác dụng với HNO 3 đặc, nóng thu được dd D và 1,12 lít một chất khí duy nhất. Cho D tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa E. Nung E đến khối lượng không đổi nhận được m gam sản phẩm rắn. Tính khối lượng của các chất trong hh A và tính giá trò m gam. (biết rằng các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn) 19) Cho hỗn hợp A gồm 3 oxít của Fe với số mol bằng nhau. Lấy m 1 gam A cho vào ống sứ chòu nhiệt, nung nóng rồi cho một luồng khí CO đi qua ống, CO phản ứng hết, toàn bộ khí CO 2 sinh ra hấp thụ hết vào bình đựng Ba(OH) 2 dư thu được m 2 gam kết tủa trắng.Chất rắn còn lại trong ống sứ sau khi nung có khối lượng là 19,2 gam gồm FeO, Fe 3 O 4 , Fe cho hỗn hợp này tác dụng hết với dd HNO 3 đun nóng được 2,24 lít khí NO duy nhất (dktc). a) Viết phương trình phản ứng đã xảy ra. b) Tính khối lượng m 1 , m 2 và số mol HNO 3 đã tham gia phản ứng 20) P là dung dòch HNO 3 10%, d=1,05 g/ml. R là kim loại có hoá trò III không đổi. Hoà tan hoàn toàn 5,94 gam kim loại R trong 564 ml dd P thu được dd A và 2,688 lít hỗn hợp khí B gồm NO và N 2 O. Tỉ khối của B đối với H 2 là 18,5. a) Tìm kim loại R. Tính nồng độ % của các chất trong dd A. b) Cho 800 ml dd KOH 1M vào dd A. Tính khối lượng kết tủa tạo thành sau phản ứng. 21) Hỗn hợp X gồm FeS 2 và MS có số mol như nhau, M là kim loại có hoá trò không đổi. Cho 6,51 gam X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dòch HNO 3 đun nóng, thu được dung dòch A 1 và 13,216 lít khí ( dktc) hỗn hợp khí A 2 có khối lượng là 26,34 gam gồm NO 2 và NO. Thêm một lượng dư dd BaCl 2 loãng vào A 1 thấy tạo thành m 1 gam chất kết tủa trắng trong dung dòch axít dư trên. a) Hãy cho biết M trong MS là kim loại gì. b) Tính giá trò khối lượng m 1 . c) Tính % khối lượng các chất trong X. d) Viết phương trình phản ứng dạng ion thu gọn. 22) Hoà tan m gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (có hoá trò không đổi) trong dd HCl dư thì thu được 1,008 lít khí (dktc) và dung dòch chứa 4,575 gam muối khan. Tính m gam Hoà tan hết cùng lượng hỗn hợp A (ở phần 1) trong dd chứa hỗn hợp HNO 3 và H 2 SO 4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thì thu được 1,8816 lít hỗn hợp hai khí (dktc) có tỉ khối hơi đối với H 2 là 25,25. Xác đònh kim loại M. 23) Hoà tan 8,1 gam kim loại R bằng dung dòch HNO 3 loãng thấy thoát ra 6,72 lít NO duy nhất (dktc) a) Xác đònh kim loại R. b) Hoà tan 10,8 gam kim loại R trên bằng một lượng vừa đủ dd HCl thu được dung dòch A. Cho lượng dd A tác dụng với 6,9 gam Na (Na tan hết). Tính khối lượng kết tủa thu được. 24) Một hỗn hợp M gồm Mg và MgO được chia thành hai phần bằng nhau : Cho phần 1 tác dụng hết với HCl thì thu được 3,136 lít khí (dktc); cô cạn dung dòch và làm khô thì thu được 14,25 gam chất rắn A. Cho phần 2 tác dụng hết với dung dòch HNO 3 thì thu được 0,448 lít khí X nguyên chất (dktc); cô cạn dung dòch và làm khô thì thu được 23 gam chất rắn B. a) Xác đònh % khối lượng của mỗi chất trong M. b) Xác đònh công thức phân tử khí X. 25) Cho lượng dư bột Fe tác dụng với 250 ml HNO 3 4M đun nóng và khuấy đều hỗn hợp. Phản ứng xảy ra hoàn toàn và giải phóng ra khí NO duy nhất. Sau khi kết thúc phản ứng, đem lọc bỏ kết tủa , thu được dung dòch A. Làm bay hơi cẩn thận dung dòch A thu được m 1 gam muối khan. Nung nóng lượng muối khan đó ở nhiệt độ cao để phản ứng nhiệt phân xảy ra hoàn toàn, thu được m 2 gam chất rắn và V lít hỗn hợp hai khí (dktc). a) Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra. b) Tính các giá trò m 1 , m 2 và thể tích V. 26) Tiến hành hai thí nghiệm sau : Trang -4- - Cho 4 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dd HNO 3 0,2M, khi phản ứng kết thúc thu được V 1 lít khí NO duy nhất (dktc). - Cho 4 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dòch hỗn hợp HNO 3 0,2M và H 2 SO 4 0,2M, khi phản ứng kết thúc đã thu được V 2 lít khí NO duy nhất (dktc). a) Hãy viết các phương trình phản ứng dạng ion thu gọn. b) So sánh các thể tích khí thoát ra trong hai thí nghiệm. 27) Hoà tan 13,90 gam một hỗn hợp A gồm Al, Cu, Mg bằng V ml dung dòch HNO 3 có nồng độ 5M vừa đủ, giải phóng ra 20,16 lít khí NO 2 duy nhất (dktc) và dung dòch B. Thêm dung dòch NaOH dư vào , lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao được chất rắn D, dẫn một luồng khí H 2 dư đi qua D thu được 14,40 gam chất rắn E. a) Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra. Tính tổng khối lượng muối tạo thành trong B b) Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong A. c) Tính V ml, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. 28) Hoà tan hoàn toàn 1,2 gam hỗn hợp kim loại A gồm Fe và R vào dung dòch HNO 3 thì thu được dung dòch hỗn hợp B và khí NO. Cô cạn dung dòch hỗn hợp B được chất rắn, nung chất rắn đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam hỗn hợp hai oxit của hai kim loại. Mặt khác khi cho 1,2 gam hỗn hợp kim loại tác dụng với dd H 2 SO 4 loãng dư đến khi phản ứng kết thúc thu được 0,224 lít H 2 (dktc). a) Xác đònh kim loại R biết khi tác dụng với dd HNO 3 tạo hợp chất trong đó R có hoá trò II. b) Tính khối lượng các muối trong dung dòch hỗn hợp B. 29) Hoà tan hết 4,08 gam hỗn hợp A gồm một kim loại và oxit của nó chỉ có tính bazơ trong một lượng vừa đủ V ml dd HNO 3 4M thu được dung dòch B và 0,672 lít khí NO duy nhất (dktc). Thêm vào B một lượng dư NaOH, lọc, rửa kết tủa nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn C. Lấy 1 gam chất C, để hoà tan hết nó phải dùng lượng vừa đủ là 25 ml dd HCl 1M. a) Xác đònh kim loại và oxit của nó trong A. Tình % khối lượng mỗi chất. b) Tính V ml, và m gam. 30) Cho một hỗn hợp X gồm ba kim loại Cu, Zn, Al vào một lượng vừa đủ dd NaOH 2M thì được 17,92 lít khí (dktc) và một dd A, và một chất không tan B. Lấy chất B tác dụng với dd HNO 3 loãng thì được 4,48 lít khí không màu (dktc) hoá nâu trong không khí. Cô cạn dd A thì được 61,4 gam hỗn hợp muối Na. a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong X. b) Tính thể tích dd NaOH cần dùng. 31) Cho 15,96 gam hỗn hợp A gồm Al, FeO, MgCO 3 vào dung dòch HNO 3 loãng được 3,808 lít hỗn hợp khí B (dktc) gồm : N 2 , NO, CO 2 và dung dòch D. Cho D tác dụng với NaOH dư được kết tủa E. Nung kết tủa E đến khối lượng không đổi được 6,4 gam chất rắn. a) Tính khối lượng mỗi chất trong hh A. b) Tính thể tích dd HNO 3 4% (d=1,02 g/ml) tối thiểu cần dùng. 32) Cho 20 gam bột Al và Cu tác dụng với 500 ml dd NaOH xM tới ngừng thoát khí thì thu được 6,72 lít H 2 (dktc) và còn lại m 1 gam chất rắn A. Hoà tan hoàn toàn A bởi dd HNO 3 thu được dd B. Cho B tác dụng với lượng dư dd NH 3 thu được 31,2 gam kết tủa C. Mặt khác, nếu cũng cho 20 gam bột trên tác dụng với 500 ml dd HNO 3 yM cho tới khi ngừng thoát khí thì thu được 6,72 lít khí NO duy nhất (dktc) và còn lại m 2 gam chất rắn. a) Tính x, y và thành phần % khối lượng hh đầu. b) Nếu cho m 2 gam chất rắn trên tác dụng với H 2 SO 4 đậm đặc nóng thì thu được bao nhiêu khí thoát ra (dktc) 33) Cho 18,5 gam hh Z gồm Fe, Fe 3 O 4 tác dụng với 200 ml dd HNO 3 lõang đun nóng và khấy đều.Sau khi pứ xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (tc), dd Z 1 và còn lại 1,46 gam kim loại. a/- Viết các ptp.ứ dã xảy ra, tính [HNO 3 ] b/- Tính khối lượng muối trong dd Z 1 . 34) Cho hh A có khối lượng m gam gồm bột Al và Fe x O y . Tiến hành nhiệt nhôm hh A trong điều kiện không có không khí, được hh B, nghiền nhỏ, trộn đều B rồi chia thành hai phần. Phần 1 có khối lượng 14,49 gam được hoà tan hết trong dd HNO 3 đun nóng, thu được dd C và 3,696 lít khí NO duy nhất (tc). Cho phần 2 tác dụng với lượng dư NaOH đun nóng thấy giải phón 0,336 lít khí H 2 (tc) và còn lại 2,52 gam chất rắn. Các p.ứ đều xảy ra hoàn toàn. a/- Viết các ptp.ứ đã xảy ra. b/- Xác đònh CTPT của oxit và tính giá trò m gam. Chúc các em học tốt phần TOÁN AXÍT HNO 3 Gv Võ Quốc Hải Trang -5- . không phải thiếu sót p.ứ -Nếu đề bài cho sản phẩm p.ứ chưa rõ ràng ta phải tự đi xác đònh bằng cách : *Dựa vào lý thuyết (chỉ mang tính chất tương đối). loại A vào dung dòch HNO 3 loãng thu được dung dòch X và 0,2 mol NO. Tương tự cũng hòa tan hoà toàn kim loại B vào dung dòch HNO 3 trên, chỉ thu được dung

Ngày đăng: 15/09/2013, 14:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan