1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Các vị thuốc đông y từ G đến M

28 1,6K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 200,52 KB

Nội dung

thì không được dùng vị thuốc này, nếu cần dùng thì phải phối hợp với các dược liệu có tính ấm nóng.. Chỉ định và phối hợp: - Ứ khí, huyết biểu hiện như cảm giác tức ngực và đau hạ sườn:

Trang 1

Cách dùng hoa hòe chữa bệnhHoa hòe là một trong những vị thuốc rất quý và cũng rất thông dụng ở nước ta Nhưng công dụng cụ thể của nó như thế nào và cách dùng hoa hòe đơn giản để chữa bệnh ra sao thì không phải ai cũng tường tận

Theo dược học cổ truyền, hoa hòe vị đắng, tính hơi lạnh, có công dụng thanh nhiệt, lương huyết và chỉ huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tràng phong tiện huyết (đại tiện ra máu), trĩ huyết (trĩ chảy máu), niệu huyết (tiểu tiện ra máu), huyết lâm (đái ra máu kèm theo cảm giác buốt, rắt, bụng dưới trướng đau), băng lậu (băng huyết, băng kinh, rong huyết, rong kinh), nục huyết (chảy máu mũi hoặc chảy máu ở các khiếu như nhãn nục là chảy máu ở mắt, nhĩ nục là chảy máu ở tai ), xích bạch lỵ (kiết lỵ phân ra màu trắng đỏ xen lẫn nhau), mụn nhọt, viêm loét và dự phòng trúng phong

Nghiên cứu dược học hiện đại cho thấy, hoa hòe có các tác dụng: nâng cao sức bền thành mạch, cầm máu, kháng khuẩn

và chống viêm, chống co thắt cơ trơn ở đường ruột và phế quản, hưng phấn nhẹ và tăng cường sức co bóp cơ tim, hạ huyết áp, hạ mỡ máu và làm chậm quá trình vữa xơ động mạch, lợi niệu, chống phóng xạ, bình suyễn và chống viêm loét

Một số cách dùng hoa hòe đơn giản chữa bệnh như sau:

Tăng huyết áp:

Bài 1: Hoa hòe 25g, tang ký sinh 25g, hạ khô thảo 20g, cúc hoa 20g, thảo quyết minh 20g, xuyên khung 15g, địa long 15g,

sắc uống Nếu mất ngủ gia thêm toan táo nhân sao 15g, dạ giao đằng 25g; đau ngực gia thêm đan sâm 20g, qua lâu nhân 25g; có cơn đau thắt ngực gia thêm huyền hồ sách 12g, phật thủ 20g, bột tam thất 7,5g; di chứng tai biến mạch não gia thêm ngưu bàng tử 25g, câu đằng 30g; vữa xơ động mạch gia thêm trạch tả 20g

Bài 2: Hoa hòe 15g, cát căn 30g, sung úy tử 15g, sắc uống Nếu đau tức ngực gia thêm đan sâm 30g, hà thủ ô 30g; hồi

hộp, trống ngực và mất ngủ gia thêm toan táo nhân 15g; tê tay chân gia thêm sơn tra 30g, địa long 10g; tiểu đêm nhiều lần gia thêm sơn thù 10g, nhục dung 15g

Ðại tiện ra máu:

Bài 1: Hoa hòe, trắc bá diệp, kinh giới tuệ và chỉ xác lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, mỗi lần uống 6g với nước cơm Bài 2: Hoa hòe sống và sao mỗi thứ 15g, chi tử 30g tán bột, uống mỗi lần 6g

Bài 3: Hoa hòe 60g, địa du 45g, thương truật 45g, cam thảo 30g, sao thơm sấy khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần

6g

Bài 4: Hoa hòe 15g, quả hòe 15g, hoạt thạch 15g, sinh địa 12g, kim ngân hoa 12g, đương quy 12g, hoàng cầm 10g, hoàng

liên 10g, hoàng bá 10g, thăng ma 6g, sài hồ 6g, chỉ xác 6g, cam thảo 3g, sắc uống Nếu chảy máu nhiều gia thêm kinh giới 10g, địa du 15g, trắc bá diệp sao đen 15g; thể trạng hư yếu gia thêm đẳng sâm 15g, hoàng kỳ 15g, hoài sơn 15g; thiếu máu nhiều gia thêm hoàng kỳ 15g, thục địa 12g

Niệu huyết, huyết lâm: Hoa hòe sao 30g, uất kim 30g, tán bột, uống mỗi lần 6g để chữa niệu huyết; hoa hòe sao quá lửa,

tán bột, uống mỗi lần 3g để trị huyết lâm

Băng lậu, đới hạ (khí hư): Hoa hòe lâu năm 30g, bách thảo sương 15g, tán bột, uống mỗi lần 9-12g với rượu ấm để chữa

băng huyết; hoa hòe sao, mẫu lệ nung lượng bằng nhau, tán bột, uống mỗi lần 9g với rượu ấm để chữa bạch đới (khí hư màu trắng)

Xích bạch lỵ: Hoa hòe sao 9g, bạch thược sao 9g, chỉ xác 3g, cam thảo 1,5g, sắc uống

Nục huyết: Hoa hòe và ô tặc cốt, lượng bằng nhau, nửa sống nửa sao, tán bột, mỗi lần lấy một ít thổi vào lỗ mũi

Hoa hòe phơi âm can, tán bột, rắc lên lưỡi có thể chữa chảy máu lưỡi (thiệt nục)

Viêm loét: Hoa hòe 15g, kim ngân hoa 15g, sắc với 2 bát rượu uống cho ra mồ hôi Với tổn thương viêm loét về mùa hạ có

thể dùng hoa hòe 60g sắc đặc rồi dùng bông thấm dịch thuốc bôi lên nơi bị bệnh nhiều lần trong ngày

Bệnh ngoài da: Hoa hòe sống 30g, thổ phục linh 30g, cam thảo 9g, sắc hoặc hãm uống thay trà hàng ngày

Viêm tuyến vú cấp tính: Hoa hòe sao vàng, tán bột, mỗi ngày uống 15g với rượu vang pha loãng nửa rượu nửa nước Ðiều cần lưu ý: hoa hòe tính hơi lạnh nên những người tỳ vị hư hàn biểu hiện bằng các triệu chứng như hay đau bụng do

lạnh, thích chườm nóng, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện thường xuyên lỏng nát thì không được dùng vị thuốc này, nếu cần dùng thì phải phối hợp với các dược liệu có tính ấm nóng

ThS Hoàng Khánh Toàn

GIÁNG HƯƠNG

1 Tên dược: Lignum dalbergiae odoriferae

2 Tên thực vật: Dalbergia odorifera T Chen

3 Tên thường gọi: Giáng hương

1

Trang 2

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: gỗ ở tâm của giáng hương cưa thành các mẩu nhỏ, phơi trong bóng râm

5 Tính vị: vị cay và tính ấm

6 Qui kinh: tâm và can

7 Công năng: hoạt huyết, trừ bế ứ Cầm máu và giảm đau, dẫn khí xuống dưới và trừ thấp trọc

8 Chỉ định và phối hợp:

- Ứ khí, huyết biểu hiện như cảm giác tức ngực và đau hạ sườn: Dùng phối hợp giáng hương với uất kim, đẳng sâm, táo nhân

- Sưng và đau do chấn thương ngoài: Dùng phối hợp giáng hương với nhũ hương và một dược

- Thấp trọc bên trong kèm nôn và đau bụng: Dùng phối hợp giáng hương với hoắc hương, và mộc hương

- Xuất huyết và đau do chấn thương ngoài: Dùng một mình giáng hương, dùng ngoài

9 Liều dùng: 3-6g; 1-2g (dạng bột)

GIỚI BẠCH

1 Tên dược: Bulbus Allii macrostemi

2 Tên thực vật: Allum macrostemon Bge

3 Tên thường gọi: Macrostem onion - giới bạch

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Thân to hoặc củ của cây củ kiệu đào vào tháng 5 rửa sạch và phơi nắng

5 Tính vị: vị cay, đắng và tính ấm

6 Qui kinh: phế, vị và đại tràng

7 Công năng: Tăng cường lưu chuyển dương và trừ đàm, hàn; điều khí và giảm ứ trệ

1 Tên dược: Radix polygoni multiflora

2 Tên thực vật: polygonum multi florum Thunb

3 Tên thực vật: fleeceflower root Hà thủ ô

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: thân rễ đào vào mùa thu hoặc xuân rửa sạch thái thành lát mỏng và phơi nắng

5 Tính vị: vị đắng, ngọt, se và hơi ấm

6 Qui kinh: can và thận

7 Công năng: bổ máu và nhuận tràng, giải độc

8 Chỉ định và phối hợp:

- Hội chứng thiếu máu biểu hiện như da nhợt nhạt, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, sớm bạc tóc, đau và yếu vùng lưng và đầu gối: Dùng phối hợp hà thủ ô với sinh địa hoàng, nữ trinh tử, câu kỷ tử, thỏ ti tử và tang kí sinh

- Táo bón do khô ruột: Dùng phối hợp hà thủ ô với đương qui và hoạt ma nhân

- Sốt rét mạn tính do suy yếu cơ thể: Dùng phối hợp hà thủ ô với nhân sâm, đương qui dưới dạng hà nhân ẩm

- Lao hạch: Dùng phối hợp hà thủ ô với hạ khô thảo và xuyên bối mẫu

9 Liều dùng: 10-30g

10 Thận trọng và chống chỉ định: không dùng vị thuốc này cho các trường hợp đàm-thấp nặng hoặc ỉa chảy

HÀ THỰC

1 Tên dược: Frutus carpesii

2 Tên thực vật: 1 Carpesium abrotanoides L

2 Daucus caroto L

3 Tên thường gọi: Hà thực

Trang 3

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: quả thu hái vào tháng 8 hoặc tháng 9, phơi khô dưới nắng

5 Tính vị: vị đắng, cay, tính ôn và hơi độc

6 Qui kinh: tỳ và vị

7 Công năng: diệt ký sinh trùng

8 Chỉ định và phối hợp: ký sinh trùng đường rột gồm: giun, giun đũa, giun kim và sán Dùng phối hợp hà thực với sử quân

tử và tân lang

9 Liều dùng: 3-10g

HẮC CHI MA

1 Tên dược: Semen Sesami

2 Tên thực vật: Sesamum indicum nigrum L

3 Tên thường gọi: Hắc chi ma

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Hắc chi ma (vừng) chín được thu hái vào mùa thu, phơi khô dưới nắng

- Táo bón do khô ruột: Dùng phối hợp hắcchi ma với đương qui, nhục thung dung và bái tử nhân

9 Liều dùng: 10-30g (Dược liệu có tác dụng hơn khi rán)

10 Liều dùng và chống chỉ định: Không dùng hắc chi ma cho các trường hợp ỉa chảy

HẢI CÁP XÁC Tên dược: Concha Meretricis Cyclinae

Tên động vật: Cyclina sinensis Gmelin; 2 Meretrix meretrix L

Tên thông thường: Vỏ sò biển

Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Vỏ sò nhặt ở bò biển và tán thành bột

1 Tên dược: Cortex Erythriae

2 Tên thực vật: Erythrina variegata L var-orientalis (L) Merr

3 Tên thường gọi: Erythrina bark coralbean bark

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: vỏ có gai thu hái vào đầu hè phơi nắng

5 Tính vị: vị đắng, cay và tính ôn

6 Qui kinh: can

7 Công năng: trừ phong, thấp thông kinh lạc

3

Trang 4

8 Chỉ định và phối hợp:

Hội chứng ứ bế phong, thấp biểu hiện như đau khớp, co thắt chân tay, đau lưng dưới và đầu gối: Dùng phối hợp hải đồng

bì với các dược liệu có công năng tương tự như phòng kỷ, uy linh tiên và hải phong đằng

9 Liều dùng: 6-12g

HẢI ĐỒNG BÌ

1 Tên dược: Cortex Erythriae

2 Tên thực vật: Erythrina variegata L var-orientalis (L) Merr

3 Tên thường gọi: Erythrina bark coralbean bark

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: vỏ có gai thu hái vào đầu hè phơi nắng

5 Tính vị: vị đắng, cay và tính ôn

6 Qui kinh: can

7 Công năng: trừ phong, thấp thông kinh lạc

8 Chỉ định và phối hợp:

Hội chứng ứ bế phong, thấp biểu hiện như đau khớp, co thắt chân tay, đau lưng dưới và đầu gối: Dùng phối hợp hải đồng

bì với các dược liệu có công năng tương tự như phòng kỷ, uy linh tiên và hải phong đằng

9 Liều dùng: 6-12g

HẢI KIM SA

1 Tên dược: Spora Lyodii

2 Tên thực vật: Lyofodium japonium (Thunb) SW

3 Tên thường gọi: Lygodium spores (hải kim sa), Japanese fern spores

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: thu hái vào mùa thu, phơi nắng

5 Tính vị: vị ngọt, tính hàn

6 Qui kinh: bàng quang và tiểu tràng

7 Công năng: tăng chuyển hoá nước và điều hoà tiểu tiện bất thường

8 Chỉ định và phối hợp:

- Thấp nhiệt ở bàng quang biểu hiện như các triệu chứng đi tiểu bất thường đa dạng gồm nước tiểu nóng, sỏi đường tiết niệu, đi tiểu ra máu, nước tiểu đục, ít nước tiểu, đi tiểu đau và hay đi tiểu: Dùng phối hợp hải kim sa với hoạt thạch, kim tiền thảo, xa tiền tử và hổ phách

9 Liều dùng: 6-12g

10 Thận trọng và chống chỉ định: gói dược liệu vào vải khi sắc

HẢI PHONG ĐẰNG

1 Tên dược: Caulis piperis futokadsurae

2 Tên thực vật: piper futokadsura sieb et zucc; piper hancei Maxin

3 Tên thường gọi: Kasura stem, futokadsura stem (hải phong đằng)

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: thân cây thu vào mùa hè hoặc thu, phơi nắng và thái thành lát

5 Tính vị: vị cay, đắng và hơi ấm

6 Qui kinh: can

7 Công năng: trừ phong và thấp thông các kinh

8 Chỉ định và phối hợp:

- Hội chứng ứ bế phong thấp biểu hiện như đau và cứng khớp, co thắt gân và cơ, đau lưng dưới, đau đầu gối và đau do chấn thương ngoài: Dùng phối hợp hải phong đằng với các vị thuốc có tác dụng trừ phong và hoạt huyết ở các kinh như hải đồng bì, tần giao và tang chi

9 Liều dùng: 5-10g

HẢI PHÙ THẠCH

1 Tên dược: Pumice, pumex

2 Tên thực vật: Costazia aculeata cunu et Bassler

Trang 5

3 Tên thường gọi: Pumice, costazia bone (Hải phù thạch)

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: xương khô lấy từ hải phù (costaxia sp)

Tên thực vật: 1 Sargassum pallidum (Turn.) G Ag.; 2 Sargassum fusiforme (Harv.) Setch

Tên thông thường: Tảo biển

Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Toàn cây, lấy vào mùa hè, rửa sạch, cắt nhỏ và phơi trong bóng râm Tính vị: Mặn và lạnh

Quy kinh: Can, vị và thận

Công năng: 1 Trừ đàm và nhuyễn kiên; 2 Hành thủy

Chỉ định và phối hợp:

2* Bướu cổ Hải tảo phối hợp với Côn bố

3* Tràng nhạc Hải tảo phối hợp với Hạ khô thảo, Huyền sâm và Xuyên bối mẫu

4* Phù chân hoặc phù toàn thân Hải tảo phối hợp với Phục linh và Trạch tả

HẠNH NHÂN

1 Tên dược: Semen armeniacae

2 Tên thực vật: Prunus armeniaca L.var.ansu maxim; Prunus mand Shurica

3 Tên thường gọi: (Maxim.) Koehne; Prunus Sibirica L

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Hạt được thu hái sau khi hạnh nhân chín vào mùa hè, phơi khô và được nghiền thành các mảnh

5 Tính chất và mùi vị: Vị đắng, hơi ấm và hơi độc

6 Nơi tác dụng: Phổi và đại tràng

7 Công năng: Trị ho, giảm hen, và nhuận tràng

8 Chỉ định và phối hợp:

- Ho và hen:

a) Ho do tác nhân phong ngoại sinh và nhiệt: dùng phối hợp với tang diệp, cúc hoa dưới dạng tang cúc ẩm

b) Ho do loạn chức năng phổi do khô và nhiệt: dùng phối hợp với tang diệp, xuyên bối mẫu và sa sâm dưới dạng tang hạnh thang

c) Ho và hen do tích nhiệt ở phổi: dùng phối hợp với thạch cao và ma hoàng dưới dạng ma hạnh thạch cam thang

- Táo bón do khô ruột: dùng phối hợp với hoạt ma nhân và đương qui dưới dạng nhuận tràng hoàn

9 Liều dùng: 3-10g

10 Thận trọng và chống chỉ định: Dược liệu này hơi độc vì vậy cần tránh quá liều Thận trọng khi dùng cho trẻ em dưới

5

Trang 6

1 tuổi

HOẮC HƯƠNG

1 Tên dược: Herba agstachis seu, Herba pogastemonis

2 Tên thực vật: Pogostemon cablin Blanco; Agastache rugosa (Fisch.et Mey) O Ktze

3 Tên thường gọi: Agastache, pogostemon cablin

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Phần trên mặt đất của cây thu hái vào mùa hè hoặc thu, cắt thành từng đoạn và phơi khô trong bóng râm

5 Tính chất và mùi vị: Vị cay, tính hơi ấm

- Nôn:

5* Nôn do thấp trong tỳ và vị: Dùng một mình hoặc phối hợp với bán hạ, sinh khương

6* Nôn do thấp nhiệt trong tỳ và vị: Dùng phối hợp với hoàng liên, trúc nhự, tỳ bà diệp

7* Nôn do tỳ vị kém: Dùng phối hợp với đẳng sâm, cam thảo

8* Nôn do thai nghén: Dùng phối hợp với sa nhân và bán hạ

9 Liều dùng: 5-10g

HẬU PHÁC

1 Tên dược: Cortex Magnoliae offcinalis

2 Tên thực vật: magnolia offcinalis Rehd et Wihs, magnolia officinalis Rhed et Wills var biloba Rhed et Wills.b

3 Tên thường gọi: Magnolia bark hậu phác

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: vỏ lột vào giữa tháng 4 và 6, phơi trong bóng râm Sau đó luộc, hầm và phơi khô

5 Tính vị: vị đắng, cay và tính ấm

6 Qui kinh: tỳ, vị, phế và đại tràng

7 Công năng: hoạt khí; táo thấp; giảm khí nghịch và giảm hen; chữa khó tiêu

8 Chỉ định và phối hợp:

- Mất điều hòa tỳ và vị do ứ thấp và khó tiêu biểu hiện như đầy va chướng thượng vị: Dùng phối hợp hậu phác với thương truật và trần bì dưới dạng bình vị tán

- Nếu thấp phong bế tỳ và vị gây khó tiêu, đau và chướng bụng và táo bón: Dùng phối hợp phác với đại hoàng và chỉ thực

- Ho và hen: Dùng phối hợp hậu phác và hạnh nhân dưới dạng quế chi già hậu phác hạnh tử thang

9 Liều dùng: 3-10g

HẬU PHÁC

1 Tên dược: Cortex Magnoliae offcinalis

2 Tên thực vật: magnolia offcinalis Rehd et Wihs, magnolia officinalis Rhed et Wills var biloba Rhed et Wills.b

3 Tên thường gọi: Magnolia bark hậu phác

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: vỏ lột vào giữa tháng 4 và 6, phơi trong bóng râm Sau đó luộc, hầm và phơi khô

5 Tính vị: vị đắng, cay và tính ấm

Trang 7

6 Qui kinh: tỳ, vị, phế và đại tràng

7 Công năng: hoạt khí; táo thấp; giảm khí nghịch và giảm hen; chữa khó tiêu

8 Chỉ định và phối hợp:

- Mất điều hòa tỳ và vị do ứ thấp và khó tiêu biểu hiện như đầy va chướng thượng vị: Dùng phối hợp hậu phác với thương truật và trần bì dưới dạng bình vị tán

- Nếu thấp phong bế tỳ và vị gây khó tiêu, đau và chướng bụng và táo bón: Dùng phối hợp phác với đại hoàng và chỉ thực

- Ho và hen: Dùng phối hợp hậu phác và hạnh nhân dưới dạng quế chi già hậu phác hạnh tử thang

9 Liều dùng: 3-10g

HỔ CỐT Tên dược: Os tigris

Tên động vật: Panthera tigris L

Tên thông thường: Xương hổ

Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Xương hổ sạch được phơi khô trong bóng râm, sau đó được tán vụn, ngâm

rượu, làm thành viên hoặc tán bột

Tính vị: Cay, ấm

Quy kinh: Can, thận

Công năng: 1 Trừ phong thấp và chỉ thống; 2 Mạnh gân cốt

Tên thực vật: Juglans regia L

Tên thường gọi: nhân hạt quả hồ đào

Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Quả hồ đào chín được thu hái vào khoảng tháng 9 - tháng 10, phơi khô và

tách vỏ

Tính vị: Ngọt, ấm

Qui kinh: Thận, phế, đại trường

Công năng: 1 Bổ phế thận; 2 Nhuận tràng

Chỉ định và phối hợp:

11*Ðau lưng và yếu chân do thận hư Hồ đào nhân phối hợp với Ðỗ trọng và Bổ cốt chi

12*Ho xuyễn do phế hư Dùng Hồ đào nhân phối hợp với Nhân sâm

13*Táo bón do táo kết ở đường tiêu hóa Hồ đào nhân phối hợp với Hoạt ma nhân và Nhục thung dung

Liều lượng: 10-30g

Thận trọng và chống chỉ định: Chống chỉ định trong các trường hợp âm hư hỏa vượng, ho do đàm nhiệt hoặc ỉa chảy

HỒ LÔ

1 Tên dược: Pericarpium lagenariae

2 Tên thực vật: Lagenaria siceraria (Molina) standl

3 Tên thường gọi: Calabash gourd - Hồ lô

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: vỏ của hồ lô chín vào mùa thu, phơi nắng đến khô

5 Tính vị: ngọt và tính ôn

7

Trang 8

6 Qui kinh: phế và tiểu tràng

7 Công năng: tăng chuyển hóa nước, chữa phù

8 Chỉ định và phối hợp:

Phù: Dùng phối hợp hồ lô với các dược liệu lợi tiểu như đông qua bì

9 Liều dùng: 15-30g

HỒ TỤY

1 Tên dược: Herba coriandri

2 Tên thực vật: Coriandron saticum L

3 Tên thường gọi: Hồ tuỵ

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: toàn bộ cây thu hái vào tháng 8 phơi nắng và cắt thành từng đoạn

3 Tên thường gọi: Ophicalcite (hoa nhuỵ thạch)

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: đá hoa nhuỵ thạch đốt cháy và nghiền thành bột

5 Tính vị: chua, cay và tính ôn

6 Qui kinh: can

7 Công năng: cầm máu và giải ứ trệ

8 Chỉ định và phối hợp:

- Nôn ra máu và ho ra máu do ứ huyết: Dùng phối hợp hoa nhụy thạch với tam thất và huyết dư tán

- Xuất huyết do chấn thương ngoài Bột hoa nhụy thạch dùng trực tiếp vào vết thương

9 Liều dùng: 10-15g

HOÀNG CẦM Tên dược:Radix Scutellariae

Tên thực vật: Scutellaria baicalensis Georgi

Tên thông thường: Hoàng cầm

Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Củ được đào vào mùa xuân hoặc mùa thu Loại bỏ củ xơ và phơi nắng cho

khô

Tính vị: Ðắng, lạnh

Quy kinh: Phế, đởm, vị và đại trường

Công năng: Thanh nhiệt táo thấp; 2 Giáng hỏa giải độc; 3 Cầm máu và an thai

Chỉ định và phối hợp:

14*Chứng đàm nhiệt: a) bệnh có sốt do đàm nhiệt Hoàng cầm phối hợp với Hoạt thạch và Thông thảo; b) hoàng đản Hoàng cầm phối hợp với Chi tử, Nhân trầnvà Trúc diệp; c) lị hoặc ỉa chảy, Hoàng cầm phối hợp với Hoàng liên; d) mụn nhọt đầu đinh, Hoàng cầm phối hợp với Kim ngân hoa và Thiên hoa phấn

15*Ho do phế nhiệt Hoàng cầm phối hợp với Tang bạch bì và Tri mẫu

Trang 9

16*Xuất huyết do huyết nhiệt biểu hiện nôn máu, chảy máu cam và đái máu Thục địa đốt tồn tính phối hợp với Sinh địa hoàng, Bạch mao căn và Trắc bách diệp

17*Doạ sảy (động thai) Hoàng cầm phối hợp với Ðương qui và Bạch truật

Liều lượng: 3-10g

Thận trọng và chống chỉ định: Không dùng trong những trường hợp tỳ vị hư hàn Thuốc sống được dùng để thanh

nhiệt an thai Thuốc sao tẩm rượu được dùng để cầm máu, thuốc đốt tồn tính được dùng thanh nhiệt ở thượng tiêu HOÀNG CẨU THẬN

1 Tên dược: Testis et penis canis familiaris

2 Tên thú vật: Canis familiaris L

3 Tên thường gọi: Hoàng cẩu thận

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Hoàng cẩu thận lấy vào thời gian bất kỳ loại bỏ mỡ, phơi trong râm

9 Liều dùng: 1,5-3g (dạng viên hoàn)

10 Thận trọng và chống chỉ định: không dùng hoàng cẩu thận cho các trường hợp nhiệt nội kèm hỏa vượng

HOÀNG KINH Tên dược: Rhizome polygonati

Tên thực vật: 1 Polygonatum sibiricum Red.; 2 Polygonatum cyrtonema Hua; 3 Polygonatum kingianum Coll., et

Hemsl

Tên thông thường: Hoàng kinh

Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: thân rễ được đào vào mùa thu Sau khi loại bỏ rễ xơ, thuốc được phơi nắng

cho khô và thái miếng

Tính vị: Ngọt và bình

Quy kinh: Tỳ, phế, thận

Công năng: 1 Tư âm nhuận phế; 2 Hành khí kiện tỳ

Chỉ định và phối hợp:

18*Ho do phế âm hư Hoàng kinh phối hợp với Sa sâm, Xuyên bối mẫu và Tri mẫu

19*Thận tinh hư biểu hiện đau lưng, run và nóng ở bàn chân Hoàng kinh phối hợp với Câu kỷ tử và Nữ trinh tử 20*Khí hư ở tỳ và vị biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, mạch yếu vô lực Hoàng kinh phối hợp với Ðẳng sâm và Bạch truật 21*Khí hư ở tỳ vị biểu hiện chán ăn, khô miệng, táo bón, chất lưỡi đỏ không có rêu Hoàng kinh phối hợp với Sa sâm, Mạch đông và Cốc nha

22*Ðái đường: Hoàng kinh phối hợp với Hoàng kỳ, Thiên hoa phấn, Mạch đông và Sinh địa hoàng

HOÀNG LIÊN

1 Tên dược: Rhizoma coptidis

2 Tên thực vật:

- Coptis chinensis Franch;

- Coptis diltoidea C.Y cheng et Hisiao

3 Tên thường gọi: hoàng liên

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: rễ 5-7 năm hoặc rễ củ đào vào mùa thu, sấy hoặc rán với nước gừng

5 Tính vị: vị đắng và tính hàn

9

Trang 10

6 Qui kinh: tâm, can, vị và đại tràng

7 Công năng: thanh nhiệt, hạ hỏa và giải độc

- Mụn nhọt và nhọt độc: Dùng phối hợp hoàng liên với hoàng cầm, kim ngân hoa, liên kiều và chi tử

- Hỏa vượng ở vị: Nếu có đói sau ăn no: Dùng phối hợp hoàng liên và sinh địa hoàng và thiên hoa phấn Nếu có đau răng: Dùng phối hợp hoàng liên với thăng ma và sinh địa hoàng

9 Liều dùng: 2-10g

10 Thận trọng và chống chỉ định: liều cao có thể gây kém vị

HOẠT MA NHÂN

1 Tên dược: Fructus cannabis

2 Tên thực vật: Cannabis sativa L

3 Tên thường gọi: cannabis seed, Hemp seed (hoạt ma nhân)

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: hạt chín thu vào mùa thu, rửa sạch và phơi nắng Vị thuốc này phải nghiền bằng cối và chày trước khi dùng

5 Tính vị: vị ngọt và tính ôn

6 Qui kinh: tỳ và đại tràng

7 Công năng: nhuận tràng

8 Chỉ định và phối hợp:

- Táo bón do khô ruột: Dùng phối hợp hoạt ma nhân với đương qui, sinh địa hoàng và hạnh nhân

- Táo bón do khô (táo) và nhiệt ở đại tràng: Dùng phối hợp hoạt ma nhân với đại hoàng và hậu phác dưới dạng ma tử nhân hoàn

9 Liều dùng: 10-30g

10 Thận trọng và chống chỉ định: không dùng vị thuốc này cho các trường hợp ỉa chảy

HỒNG HOA Tên dược: Flos Carthami

Tên thực vật: Carthamus tinctorius L

Tên thông thường: Hồng hoa

Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Hoa được thu hái vào mùa hè khi ngả màu đỏ tươi Sau đó phơi khô trong

bóng râm

Tính vị: Cay ấm

Quy kinh: Tâm và can

Công năng: Hoạt huyết hóa ứ; 2 Thúc đẩy kinh nguyệt

Chỉ định và phối hợp: Huyết ứ biểu hiện mất kinh, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng sau đẻ, sưng đau do ngoại thương

Hồng hoa phối hợp với Ðào nhân, Ðương qui, Xuyên khung và Xích thược trong bài Ðào hồng tứ vật thang

Liều lượng: 3-10g

Thận trọng và chống chỉ định: Không dùng khi có thai

HƯƠNG DUYÊN

Trang 11

1 Tên dược: Fructus citri

2 Tên thực vật: 1 Citrus medica L 2 Citrus Wilsonii Tanaka

3 Tên thường gọi: Hương duyên (citron Fruit)

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: quả chín thu vào tháng 10, rửa sạch, phơi nắng và cắt thành lát mỏng

5 Tính vị: cay, hơi đắng, chua và tính ấm

6 Qui kinh: can, tỳ và phế

7 Công năng: Hoạt khí tự do ở can Điều hoà tỳ, vị và trừ đàm

8 Chỉ định và phối hợp:

- Ứ khí ở gan biểu hiện như đau và cảm giác tức ngực: Dùng phối hợp Hương duyên với uất kim, phật thủ và hương phụ

- Ứ khí ở tỳ và vị biểu hiện như chứng và đau lưng và thượng vị buồn nôn, nôn, kém ăn và đau thắt lưng: Dùng phối hợp hương duyên với mộc hương, phật thủ, chỉ xác và trần bì

- Ho có nhiều đờm Dùng phối hợp hương duyên với bán hạ và phục linh

9 Liều dùng: 3-10g

HƯƠNG NHU

1 Tên dược: Herba Elsholtziae

2 Tên thực vật: Elsholtzia splendens Nakai ex F Maekawa

3 Tên thường gọi: Elshotzia (hương nhu) Aromatic madder

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: toàn bộ cây thu hái phơi nắng và cắt thành từng đoạn

5 Tính vị: vị cay và hơi ấm

6 Qui kinh: phế và vị

7 Công năng: Tăng tiết mồ hôi và giải biểu Trừ thấp và điều hòa tỳ và vị, tăng chuyển hoá nước và chữa phù

8 Chỉ định và phối hợp: Hội chứng phong hàn ngoại tà xảy ra vào mùa hè biểu hiện như nghiến răng, sốt, đau đầu, không

ra mồ hôi đau bụng nôn và ỉa chảy Dùng phối hợp hương nhu với biểu đậu

Phù và ít nước tiểu Dùng phối hợp hương nhu với bạch truật

9 Liều dùng: 3-10g

10 Thận trọng và chống chỉ định: không dùng hương nhu trong hội chứng biểu suy kèm ra mồ hôi

HƯƠNG PHỤ

1 Tên dược: Rhizoma cyperi

2 Tên thực vật: Cyperus rotundus L

3 Tên thường gọi: cyperus tuber (hương phụ)

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: rễ củ đào vào tháng 9, và tháng 10, rửa sạch, phơi nắng loại bỏ rễ xơ, rễ còn lại để dùng

5 Tính vị: cay, hơi đắng, hơi ngọt và tính ôn

6 Qui kinh: can và tam tiêu

7 Công năng: lưu thông khí tự do vào can; điều kinh và giảm đau

- Hàn và ứ khí ở vị: Dùng phối hợp hương phụ với cao hương khương dưới dạng lương phụ hoàn

- Ứ hàn ở can biểu hiện như sưng đau tinh hoàn hoặc thoát vị: Dùng phối hợp hương phụ với tiểu hồi hương và ô dược

- Ứ khí ở gan biểu hiện như loạn kinh nguyệt, ít kinh, căng và đau vú: Dùng phối hợp hương phụ với sài hồ, đương qui và xuyên khung

9 Liều dùng: 6-12g

HUYỀN SÂM

11

Trang 12

Tên dược:Radix Scrophulariae

Tên thực vật: Scrophularia ningpoensiis Hemsl

Tên thông thường: Huyền sâm

Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Củ được đào vào tiết Lập đông và phơi nắng cho đến khi ruột củ đen lại,

sau đó củ được thái miếng

Tính vị: Ðắng, ngọt-mặn và lạnh

Quy kinh: Phế, vị và thận

Công năng: 1 Thanh nhiệt dưỡng âm; 2 Giải độc tán kết

Chỉ định và phối hợp:

23*Ðau họng do ngoại phong tà Huyền sâm phối hợp với Ngưu bàng tử, Cát cánh và Bạc hà

24*Ðau họng do nội nhiệt thịnh Huyền sâm phối hợp với Mạch đông, Cát cánh và Cam thảo

25*Tràng nhạc, bướu cổ và hạch dưới da Huyền sâm phối hợp với Xuyên bối mẫu và Mẫu lệ

26*Bệnh có sốt trong đó bệnh tà tấn công phần dinh và huyết: a) khát, sốt, mất ngủ, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi ít Huyền sâm phối hợp với Sinh địa hoàng và Mạch đông; b) sốt cao, mê sảng và phát ban Huyền sâm phối hợp với Tri mẫu, Thạch cao và Sừng tê giác

27*Táo bón do khô háo trong ruột Huyền sâm phối hợp với Sinh địa hoàng và Mạch đông

Liều lượng: 10-15g

Thận trọng và chống chỉ định: Không dùng Huyền sâm trong trường hợp tỳ vị hư yếu và không phối hợp với Lê lô

HUYẾT DƯ THAN

1 Tên dược: Crinis Carbonisetus

2 Tên thường gọi: huyết dư than

3 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: tóc người đốt thành than

4 Tính vị: vị đắng, tính ôn

5 Qui kinh: can và vị

6 Công năng: cầm máu và giải ứ huyết

7 Chỉ định và phối hợp: xuất huyết: a, chảy máu phần trên của cơ thể Dùng huyết dư than phối hợp với ngẫu tiết b, chảy máu ở phần dưới cơ thể Dùng huyết dư than phồi hợp với tông lư tán

8 Liều dùng: 6-10g

HUYẾT KIỆT

1 Tên dược: Sanguis Draconis

2 Tên thực vật: Daemonorops, draco Bl

3 Tên thường gọi: calamus gum, dragonỊs blood (huyết kiệt)

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: dịch bài tiết đỏ từ quả và thân, thu hái vào mùa hè Sấy hoặc hầm cho đến khi thành nhựa rắn, sau đó nghiền thành bột

5 Tính vị: vị ngọt, mặn và tính ôn

6 Qui kinh: tâm và can

7 Công năng: cầm máu chữa lành vết thương Hoạt huyết và trừ ứ bế, giảm đau

8 Chỉ định và phối hợp:

- Xuất huyết do chấn thương ngoài: Dùng phối hợp huyết kiệt một mình (dùng ngoài) hoặc có thể phối hợp với bồ hoàng

- Loét mạn tính: Dùng phối hợp huyết kiệt với nhũ hương và một dược để dùng ngoài

- Sưng và đau do ứ máu do chấn thương ngoài Dùng phối hợp huyết kiệt với nhũ hương và một dược dưới dạng thất li tán

9 Liều dùng: 1-1,5g dưới dạng thuốc viên

10 Thận trọng và chống chỉ định: không dùng huyết kiệt khi không có dấu hiệu ứ huyết

Trang 13

ÍCH CHÍ NHÂN 1 Tên dược: Fructus Alpiniae Axyphyllae

2 Tên thực vật: Alpiria oxyphylla Miq

3 Tên thường gọi: ích chí nhân

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Quả được thu hái vào mùa hè, phơi khô trong nắng, rang với cát và lột

- Thận hư biểu hiện như đái dầm và di tinh: Dùng phối hợp ích chí nhân với sơn dược và ô dược

- ỉa chảy và tiết nước bọt nhiều do tỳ hư: Dùng phối hợp ích chí nhân với phục linh, sơn dược, đẳng sâm và bán

1 Tên dược: Herba leonuri

2 Tên thực vật: Leonurus heterophyllus sueet

3 Tên thường gọi: Motherwort (ích mẫu thảo)

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: toàn bộ cây thu hái vào tháng 5, 6 khi đang ra hoa, phơi nắng

5 Tính vị: vị cay, đắng và hơi hàn

6 Qui kinh: tâm, can và bàng quang

7 Công năng: hoạt huyết và chống ứ trệ, lợi tiểu và chữa phù

KÊ NỘI CÂN

1 Tên dược: Endothelium corneum gigeriae galli

2 Tên thú vật: Gallus gellus domesticus Brisson

3 Tên thường gọi: Kê nội cân chickenỊs gizzard skin or lining

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Màng trong của mề được lột ra, rửa sạch và phơi khô dưới nắng, sau đó nghiền thành bột

5 Tính vị: ngọt và tính ôn

6 Qui kinh: tỳ, vị, tiểu tràng và bàng quang

7 Công năng: chữa khó tiêu, làm tan sỏi

8 Chỉ định và phối hợp:

- Khó tiêu, ứ thức ăn, chướng đại tràng, chướng bụng và đầy bụng: Dùng phối hợp kê nội cân với sơn tra và mạch nha

- Kém tỳ ở trẻ em gồm cả thiểu dưỡng ở trẻ em: Dùng phối hợp kê nội cân với bạch truật sơn dược và phục linh

- Sỏi bàng quang và sỏi đường tiết niệu: Dùng phối hợp kê nội cân với kim tiền thảo và hải kim sa dưới dạng tán kim thang

9 Liều dùng: 3-10g

13

Trang 14

10 Thận trọng và chống chỉ định: nếu dược liệu dùng dưới dạng bột, thì liều mỗi lần là 1,5-3g.

KHA TỬ

1 Tên dược: Frutus chebulae

2 Tên thực vật: 1 terminalia chebula retz

2 terminalia chebula retz var tomentella kurt

3, Tên thường gọi: kha tử

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: quả chín thu hái từ tháng 6 đến tháng 8, phơi nắng cho khô

5 Tính vị: vị đắng, cay, se và tính ôn

6 Qui kinh: phế và đại tràng

7 Công năng: làm se ruột, làm se phế

8 Chỉ định và phối hợp:

-Ỉa chảy mạn tính, lỵ mạn tính và sa hậu môn (trĩ)

a/ Hội chứng nhiệt: Dùng phối hợp kha tử với hoàng liên và mộc hương dưới dạng kha tử tán

b/ Hội chứng suy yếu và hàn: Dùng phối hợp kha tử với can khương và anh túc xác

- Ho và hen do phế hư hoặc ho mạn tính kèm khàn giọng: Dùng phối hợp chi tử với cát cánh, cam thảo và hạnh nhân

9 Liều dùng: 3-10 g (dạng sống để chữa khàn giọng, dạng nướng dùng trị ỉa chảy)

10 Thận trọng và chống chỉ định: không dùng kha tử cho các trường hợp mắc hội chứng ngoại cảnh và trong khi tích tụ nhiệt thấp ở trong cơ thể

KHIẾM THỰC

1 Tên dược: Semen Euryales

2 Tên thực vật: Euryale ferox Salisb

3 Tên thường gọi: Euryale Seef (Khiếm thực)

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Hạt chín thu hoạch vào tháng 8 và tháng 9 lột vỏ, phơi nắng, nghiền thành mẩu

5 Tính vị: vị ngọt, se và tính ôn

6 Qui kinh: tỳ và thận

7 Công năng: kiện tỳ và cầm đi ngoài Bổ thận và trừ thấp và chữa khí hư

8 Chỉ định và phối hợp:

- ỉa chảy mạn do tỳ kém: Dùng phối hợp khiếm thực với bạch truật và sơn dược

- Xuất tinh hoặc khí hư Dùng phối hợp khiếm thực với sa uyển tử và kim anh tử

9 Liều dùng: 10-15g

KHỔ LUYỆN BÌ

1 Tên dược: cortex meliae radicis

2 Tên thực vật: Melia azedarach L; Melia Toosendam sieb, et zucc

3 Tên thường gọi: Melia bark, chinaberry bark (khổ luyện bì)

4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: vỏ thu vào mùa xuân hoặc mùa thu Sau khi sấy cắt thành lát mỏng

5 Tính vị: vị đắng, tính hàn

6 Qui kinh: tỳ, vị và can

7 Công năng: diệt ký sinh trùng

8 Chỉ định và phối hợp:

- Giun đũa: Dùng 1 mình khổ luyện bì

- Giun móc: Dùng phối hợp khổ luyện bì với bách bộ và ô mai Dạng thuốc sắc đặc có thể dùng để gây nôn để rửa ruột vào buổi tối Dùng trong 2-4 lần

9 Liều dùng: 6-15g

10 Thận trọng và chống chỉ định: Dược liệu có độc tính vì vậy không nên dùng thời gian dài Không dùng khổ luyện bì cho người có

Ngày đăng: 15/09/2013, 13:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w