1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

timhieu benh voi hoa cot song

19 346 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 378 KB

Nội dung

Tớ có bài chữa mẹo cho chứng 'cùng hoá đốt sốt L5' có lẽ cũng áp dụng được: Ngâm ngập 1 quả trứng gà cả vỏ vào 1 cốc nước khế chua (100%) trong 24h. Sau 24h, đập bỏ vỏ. Đánh trộn đều lòng trứng (cả lòng đỏ và lòng trắng) với nước khế đã ngâm và uống (phải nói rằng nước này ko kinh lắm đâu ). Làm như vậy 7 lần là OK ---------------------------------------------------------------------------- --------------------------- Tôi đã đau lưng cách nay gần 3 năm. Khi đi khám tại Bệnh viện Hoà Hảo, bác sĩ bảo tôi bị vôi hoá cột sống (L3,L4,L5). Hiện nay tôi chỉ tập luyện( đi bộ và bơi) nhưng bệnh vẫn không giảm. Đề nghị cho tôi biết cách chữa trị. (Nguyễn Tấn Lực) Trả lời của phòng mạch online: - Từ vôi hóa cột sống được dùng như là từ thoái hóa cột sống hay cột sống có gai, để chỉ sự lắng tụ canxi trên các dây chằng bám vào thân đốt sống hay các mấu gai, mấu ngang của cột sống. Đây là quá trình tự nhiên lão hóa theo thời gian, có thể kèm theo các yếu tố thúc đẩy như quá trình viêm do viêm nhiễm trùng, viêm do các yếu tố khác như bệnh tự miễn hay viêm do các cơ và dây chằng vùng cột sống bị quá tải do việc nặng hay do tư thế. Chúng tôi không rõ từ không giảm của anh dùng là như thế nào. Uống thuốc không có tác dụng? Uống thuốc thì giảm đau nhưng ngưng thuốc thì bị đau lại? Cơn đau lưng có kèm theo các triệu chứng khác như đau vùng thắt lưng lan xuống hai chân, có kèm theo tê hay không? Khi anh đi bộ có cảm giác đau vùng bắp chân và phải ngồi nghỉ mới bớt hay không? Sau khi đi bơi về có đỡ đau lưng không? Đi bộ có làm tăng cơn đau không? Đau lưng có thể chỉ đơn thuần là do các tổn thương cơ và dây chằng vùng cột sống hay có thể là do bệnh lý của đĩa đệm, hay nặng hơn có thể là do sự chèn ép các rễ thần kinh do tình trạng thoái hóa và thoát vị đĩa đệm làm hẹp các lỗ chui ra của dây thần kinh… - 1 - Anh đang tập đi bộ và bơi là tốt rồi, nên duy trì chế độ này. Điều trị cơn đau lưng là sự phối hợp của nhiều chuyên khoa như chỉnh hình, vật lý trị liệu, khoa giảm đau và với những cơn đau mãn tính kéo dài quá lâu như anh đôi khi cần được tư vấn về tâm lý. Phương pháp nội khoa tức là uống thuốc và phối hợp với các chuyên khoa như trên luôn là phương pháp được chọn lựa đầu tiên. Tuy nhiên để có một phương pháp điều trị chính xác thì phải có chẩn đoán chính xác. Điều này thì rất tiếc là chúng tôi không thể chẩn đoán bệnh chính xác qua thư được mà cần phải khám bệnh nhân, kèm theo các phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng như điện cơ, MRI… Anh có thể đi khám tại các bệnh viện có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, nội thần kinh hay ngoại thần kinh ở gần nơi anh sống để có chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị tối ưu. Khi chữa đau lưng do thoái hóa cột sống, người ta thường dùng các loại thuốc chống viêm giảm đau, thuốc giãn cơ. Tuy nhiên, một số người bị bệnh đau dạ dày, hành tá tràng thì việc dùng các loại thuốc này lại hay bị biến chứng như: đau, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày nên việc dùng thuốc trở nên khó khăn. Chữa đau lưng dùng thuốc chỉ là biện pháp chữa thụ động và kết quả chữa trị không duy trì được lâu. Phải kết hợp chữa trị dùng thuốc với tập thể dục chữa bệnh và tập luyện thể dục thể thao mới mong có kết quả nhanh chóng và hạn chế tái phát. Tập luyện chữa đau lưng do thoái hóa cột sống: Một trong các nhiệm vụ chính trong chữa trị thoái hóa cột sống thắt lưng là tạo nên điểm tựa vững chắc cho cột sống vùng thắt lưng bằng việc củng cố các cơ và dây chằng vùng thắt lưng. Khi các cơ này được rèn luyện tốt sẽ làm giảm gánh nặng lên cột sống và các đĩa đệm. Khi các nhóm cơ và dây chằng ở vùng thắt lưng được củng cố sẽ phòng ngừa sự tái phát đau vùng thắt lưng. Tập luyện phải theo nguyên tắc là tập thong thả, nhẹ nhàng, không gây đau. Tập đúng động tác, kết hợp thở sâu, nhịp nhàng, nâng dần mức độ tập luyện để tăng cường tính linh hoạt của các khớp cột sống, tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai của các khối cơ, dây chằng ở vùng lưng, giúp cho sự cân bằng cần thiết các tư thế cột sống, giảm dần cảm giác đau. Giai đoạn - 2 - đầu có thể kết hợp dùng thuốc giảm đau, sau đó bỏ dùng thuốc, chỉ kết hợp tập luyện và xoa bóp. Tập luyện các bài tập thể dục chữa bệnh đau lưng gồm hai giai đoạn: giai đoạn đầu tập các bài tập kéo giãn và tăng độ linh hoạt của các khớp cột sống, sau khi cảm giác đau giảm hay biến mất thì tiến hành tập các bài tập củng cố các nhóm cơ và dây chằng ở vùng thắt lưng. Một số bài tập củng cố các nhóm cơ lưng và dây chằng Chú ý: các bài tập này chỉ được sử dụng trong giai đoạn ổn định của bệnh. Trước khi bắt đầu tập luyện cần phải tập thở đúng trong 1-2 phút. Tập thở như sau: Tư thế nằm ngửa, một tay đặt lên ngực, tay kia đặt lên bụng. Nâng bụng và hít không khí vào phổi. Hít qua đường mũi và thở bằng mồm. Giữ bụng ở tư thế nâng. Trở về tư thế xuất phát là lặp lại bài tập thở trong 1-2 phút. Sau khi tập thở xong, bắt đầu tiến hành tập luyện: Bài 1: Người tập ở tư thế nằm ngửa. Hai chân co ở đầu gối, bàn chân đặt lên sàn nhà, tay dọc chân. Tỳ thắt lưng xuống sàn. Sau đó từ từ nâng mông chậu nhờ sức tỳ của vùng cột sống ngực lên sàn - thở ra. Cố gắng kéo giãn từng đốt sống một. Sau đó từ từ hạ thân xuống sàn, “đặt từng đốt sống một xuống sàn”, hít vào. Lặp lại động tác 7-10 lần. Bài 2. Tư thế nằm ngửa. Co hai chân ở đầu gối, nhấc hai chân lên trên sao cho đầu gối nằm trên khớp háng, hóp bụng. Từ từ duỗi thẳng từng chân - thở ra, co chân - hít vào. Lặp lại động tác 7-10 lần cho mỗi chân. - 3 - Ảnh minh họa từ www.vitalitydoctor.com Bài 3. Tư thế nằm ngửa. Hai chân co ở đầu gối, hai bàn tay đan xen vào nhau ở sau gáy. Nâng đầu và vai khỏi sàn đến xương vai - thở ra. Hạ xuống - hít vào. Lặp lại động tác 10-12 lần. Bài 4. Tư thế nằm úp sấp. Hai tay co ở khuỷu, hai khuỷu ở mức ngang vai, dựa vào cẳng tay. Nâng lồng ngực, cổ duỗi. Hãy nâng chậu mông đến mức hai vai, co hai chân ở đầu gối. Thở đều và giữ ở tư thế này trong 30-60 phút. Sau đó từ từ trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 5-6 lần. Bài 5. Tư thế chống tay xuống sàn. Giữ thẳng lưng đồng thời nhấc tay trái và chân phải lên cao - thở ra, hạ xuống - hít vào. Sau đó làm lại động tác với tay phải và chân trái. Lặp lại động tác 7-10 lần. Lưu ý: Ngoài việc thực hiện các bài tập chuyên biệt, người bị đau cột sống thắt lưng còn phải chú ý các nguyên tắc chung sau: - Nếu thừa cân thì phải thực hiện chế độ giảm cân. - Tăng cường cung cấp canxi cho cơ thể (uống sữa, ăn pho-mát). - Ngủ ở tư thế nằm ngửa trên đệm cứng, tốt nhất không dùng đệm. - Tránh các động tác đứng lên, ngồi xuống đột ngột, mang vác nặng. - Tập thể dục buổi sáng 10-15 phút với các bài tập thở (3- 4 lần liên tục), thực hiện các động tác vận động các phần cột sống về tất cả các hướng (4- 6 lần), nhịp độ chậm và vừa. - Tránh các động tác nhảy và chạy để tránh gia tăng gánh nặng lên các đĩa đệm - tránh làm tình trạng bệnh lý ở các khớp cột sống thêm trầm trọng. - Thực hiện các động tác vận động các phần cột sống về tất cả các hướng, 2-3 lần trong mỗi buổi làm việc. - Sau một thời gian tập các bài tập thể dục chữa bệnh thường xuyên, sức khỏe đã có sự cải thiện nhất định, chứng đau lưng giảm nhiều thì có thể kết hợp với tập bơi hay đi bộ nhanh, trong đó tập bơi là phương pháp tập luyện phù hợp nhất (những người bị thoái hóa đốt sống cổ thì tập bơi ngửa là tốt nhất). - 4 - Các bài tập rèn sức bền còn có tác dụng cải thiện sức khỏe chung, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo TS. ĐẶNG QUỐC NAM - Sức khỏe & Đời sống -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------ Vôi hóa cột sống và chứng đau lưng Vôi hoá cột sống hay còn gọi Gai cột sốngbệnh trong đó có sự phát triển không mong muốn của xương hoặc sụn đã bị thoái hóa. Gai thường có ở xung quanh khớp xương và đĩa liên sống. Đa số người trên 60 tuổi thường có những chồi xương này mà không biết và chỉ tình cờ tìm ra khi chụp hình X-quang cơ thể trong khi chẩn đoán một bệnh nào khác. Tuy nhiên, 42% những trường hợp gai này một lúc nào đó có thể đưa tới đau cổ, lưng, lan ra tứ chi, yếu bàn tay bàn chân. Chữ Gai cũng không chính xác vì chồi xương trơn tru, dài vài mi li mét và là phần nhô ra của xương. Nguyên nhân: Có ít nhất 3 nguyên nhân để giải thích sự hiện diện của gai cột sống: 1- Gai xương có thể là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi liên tục bị chấn thương như sức ép, va chạm, cọ xát. Thí dụ những người làm nghề khuân vác nặng, người quá kí tăng áp lực lên xương khớp, người có dáng đi đứng không ngay ngắn khiến cột sống xiêu vẹo. 2- Khi đĩa liên sống hư hao, xẹp xuống, dây chằng giữa các đốt sống sẽ chùng giãn, khớp chuyển động nhiều hơn - Phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự chùng giãn này là làm cho dây chằng dầy lên để có sức giữ vững cột sống. - Lâu ngày, calci sẽ tụ lại trên dây chằng và tạo ra các gai hoặc chồi xương. - 5 - - Dây chằng ở trong ống cột sống cũng có thể dày lên, ống thu hẹp, ép vào dây thần kinh và gây ra các dấu hiệu bệnh. 3- Gai là một diễn tiến của sự hóa già. Đĩa sụn và xương bị thoái hóa, hao mòn, mặt xương khớp gồ ghề và gai mọc ra. Đó là bệnh viêm xương khớp, thường thấy ở người tuổi cao. Nói chung, các yếu tố như Di truyền, kém dinh dưỡng, nếp sống không lành mạnh, dáng điệu đứng ngồi xấu, chấn thương liên tục (do thể thao, tai nạn xe cộ) là những rủi ro đưa tới sự thoái hóa xương khớp và tạo gai nhanh hơn. Bệnh thường thấy ở người cao tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hóa với tuổi già và thường có nhiều ở nam giới hơn là nữ giới. Tuy nhiên nữ giới ở tuổi mãn kinh cũng hay bị gai cột sống. Dấu hiệu Đa số bệnh gai cột sống không gây ra dấu hiệu triệu chứng gì. Tuy nhiên khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì bệnh nhân mới thấy đau. Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi. Đau lan xuống vai với nhức đầu khi gai ở cột sống cổ, lan xuống lưng, chân khi gai ở cột sống lưng. Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này. Khi dây thần kinh bị chèn ép, bệnh nhân cảm thấy đau ở tay và chân, cơ bắp yếu. Nếu ống tủy bị quá thu hẹp, bệnh nhân sẽ có rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác. Ngoài gai cột sống, các dấu hiệu vừa kể cũng thấy trong bệnh tiểu đường, rối loạn tuần hoàn ở tứ chi, u, viêm hoặc nhiễm trùng cột sống. Một số dấu hiệu của gai cột sống cũng tương tự như ở các bệnh viêm thấp khớp, chấn thương lưng, đứt đĩa liên sống. Cần phân biệt Gai cột sống với Thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm. - 6 - Biến chứng Bình thường gai cột sống xuất hiện nhiều hơn ở cạnh hoặc phía trước cột sống cho nên gai không cọ sát với rễ dây thần kinh hoặc với tủy sống ở phía sau, do đó gai ít gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm có thể xảy ra là gai gẫy, mảnh gẫy chạy vào giữa khớp xương, gây khó khăn cho sự co ruỗi khớp hoặc khi gai đè vào rễ dây thân kinh và gây ra mất cảm giác ở tay chân. Điều trị Nếu gai không gây đau, không cần điều trị. Bệnh nhân tìm tới bác sĩ khi các cơn đau và các khó khăn khi cử động khiến cho họ phải giới hạn các hoạt động bình thường và ảnh hưởng tới nếp sống. Khi gai gây đau thì sự điều trị tập trung ở nguyên nhân gây ra gai, dấu hiệu bệnh hoặc sự hiện diện của gai. - Với nguyên nhân, việc giảm cân để giảm sức nặng lên xương khớp là điều cần làm. - Điều trị dấu hiệu đau gồm có nghỉ ngơi khi sưng viêm, chườm nước đá, uống thuốc chống viêm không có steroid như paracetamol, ibuprofen. Trong trường hợp đau nhiều, bác sĩ có thể chích thuốc steroid tại chỗ để giảm viêm và đau của cơ bắp. Thuốc viên steroid là thuốc chống viêm rất mạnh và rất công hiệu để trị viêm. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng không muốn nếu dùng không đúng cách và không có chỉ định của bác sĩ. Gai cột sống có thể được cắt bỏ với vi phẫu thuật rất chính xác. Nhưng sau khi cắt, gai có thể mọc trở lại. Cắt bỏ chỉ được chỉ định khi gai chèn ép vào hệ thần kinh, gây ra các dấu hiệu như tê chân tay, rối loạn đại tiểu tiện, đau lan tới tứ chi và ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt thường nhật. Châm cứu có thể làm giảm đau một phần nào ở phần mềm nhưng không có tác dụng vào tình - 7 - trạng viêm sưng cũng như khi gai tác động lên rễ dây thần kinh não tủy. Vật lý trị liệu, thoa bóp, luyện tập xương khớp, thực hành yoga cũng giúp giảm ảnh hưởng của gai. Kết luận: Một trong nhiều nguyên nhân chính gây ra gai cột sống là thoái hóa viêm xương khớp. Ta có thể tránh viêm xương khớp bằng cách thường xuyên vận động cơ thể để xương khớp, cơ bắp bền mạnh hơn; giảm cân nếu mập phì; tránh các chấn thương lên xương khớp và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. --------------------------------------------------------------------------------------------------- BS. NGUYỄN Ý Vôi hóa cột sống và chứng đau lưng Vôi hoá cột sống hay còn gọi Gai cột sốngbệnh trong đó có sự phát triển không mong muốn của xương hoặc sụn đã bị thoái hóa. Gai thường có ở xung quanh khớp xương và đĩa liên sống. Đa số người trên 60 tuổi thường có những chồi xương này mà không biết và chỉ tình cờ tìm ra khi chụp hình X-quang cơ thể trong khi chẩn đoán một bệnh nào khác. Tuy nhiên, 42% những trường hợp gai này một lúc nào đó có thể đưa tới đau cổ, lưng, lan ra tứ chi, yếu bàn tay bàn chân. Chữ Gai cũng không chính xác vì chồi xương trơn tru, dài vài mi li mét và là phần nhô ra của xương. Nguyên nhân: Có ít nhất 3 nguyên nhân để giải thích sự hiện diện của gai cột sống: 1- Gai xương có thể là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi liên tục bị chấn thương như sức ép, va chạm, cọ xát. Thí dụ những người làm nghề khuân vác nặng, người quá kí tăng áp lực lên xương khớp, người có dáng - 8 - đi đứng không ngay ngắn khiến cột sống xiêu vẹo. 2- Khi đĩa liên sống hư hao, xẹp xuống, dây chằng giữa các đốt sống sẽ chùng giãn, khớp chuyển động nhiều hơn - Phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự chùng giãn này là làm cho dây chằng dầy lên để có sức giữ vững cột sống. - Lâu ngày, calci sẽ tụ lại trên dây chằng và tạo ra các gai hoặc chồi xương. - Dây chằng ở trong ống cột sống cũng có thể dày lên, ống thu hẹp, ép vào dây thần kinh và gây ra các dấu hiệu bệnh. 3- Gai là một diễn tiến của sự hóa già. Đĩa sụn và xương bị thoái hóa, hao mòn, mặt xương khớp gồ ghề và gai mọc ra. Đó là bệnh viêm xương khớp, thường thấy ở người tuổi cao. Nói chung, các yếu tố như Di truyền, kém dinh dưỡng, nếp sống không lành mạnh, dáng điệu đứng ngồi xấu, chấn thương liên tục (do thể thao, tai nạn xe cộ) là những rủi ro đưa tới sự thoái hóa xương khớp và tạo gai nhanh hơn. Bệnh thường thấy ở người cao tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hóa với tuổi già và thường có nhiều ở nam giới hơn là nữ giới. Tuy nhiên nữ giới ở tuổi mãn kinh cũng hay bị gai cột sống. Dấu hiệu Đa số bệnh gai cột sống không gây ra dấu hiệu triệu chứng gì. Tuy nhiên khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì bệnh nhân mới thấy đau. Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi. Đau lan xuống vai với nhức đầu khi gai ở cột sống cổ, lan xuống lưng, chân khi gai ở cột sống lưng. Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này. Khi dây thần kinh bị chèn ép, bệnh nhân cảm thấy đau ở tay và chân, cơ bắp yếu. Nếu ống tủy bị quá thu hẹp, bệnh nhân sẽ có rối - 9 - loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác. Ngoài gai cột sống, các dấu hiệu vừa kể cũng thấy trong bệnh tiểu đường, rối loạn tuần hoàn ở tứ chi, u, viêm hoặc nhiễm trùng cột sống. Một số dấu hiệu của gai cột sống cũng tương tự như ở các bệnh viêm thấp khớp, chấn thương lưng, đứt đĩa liên sống. Cần phân biệt Gai cột sống với Thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm. Biến chứng Bình thường gai cột sống xuất hiện nhiều hơn ở cạnh hoặc phía trước cột sống cho nên gai không cọ sát với rễ dây thần kinh hoặc với tủy sống ở phía sau, do đó gai ít gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm có thể xảy ra là gai gẫy, mảnh gẫy chạy vào giữa khớp xương, gây khó khăn cho sự co ruỗi khớp hoặc khi gai đè vào rễ dây thân kinh và gây ra mất cảm giác ở tay chân. Điều trị Nếu gai không gây đau, không cần điều trị. Bệnh nhân tìm tới bác sĩ khi các cơn đau và các khó khăn khi cử động khiến cho họ phải giới hạn các hoạt động bình thường và ảnh hưởng tới nếp sống. Khi gai gây đau thì sự điều trị tập trung ở nguyên nhân gây ra gai, dấu hiệu bệnh hoặc sự hiện diện của gai. - Với nguyên nhân, việc giảm cân để giảm sức nặng lên xương khớp là điều cần làm. - Điều trị dấu hiệu đau gồm có nghỉ ngơi khi sưng viêm, chườm nước đá, uống thuốc chống viêm không có steroid như paracetamol, ibuprofen. Trong trường hợp đau nhiều, bác sĩ có thể chích thuốc steroid tại chỗ để giảm viêm và đau của cơ bắp. Thuốc viên steroid là thuốc chống viêm rất - 10 - [...]... hình trụ, rễ, lá (từ 5 - 10 lá), màu xanh đậm có rằn ri Thùy hoa ngắn hơn lá, hoa màu ngà, có đốm hương Cây có nguồn gốc từ Nam Phi, được trồng làm cây cảnh Theo tài liệu, lá cây ngà voi được dùng giã đắp chữa sưng tấy, sai xương Không thấy tài liệu nào nói dùng lá ngà voi để ăn trực tiếp cùng với muối như bạn nói Như vậy cho thấy là cây ngà voi chỉ dùng đắp ngoài, có tác dụng giảm sưng, đau Trường hợp... -BS NGUYỄN Ý Cây ngà voi chữa thoái hóa cột sống? 07/05/2009 18:20 * Mẹ tôi bị thoái hóa cột sống, trượt đốt sống rất nặng nên bị đau chân rất nhiều, có người mách dùng cây ngà voi xắt ra chấm muối, ăn sống sẽ khỏi Xin hỏi có đúng như vậy không, và ăn như vậy có hại gì không? - Trả lời: Cây ngà voi còn có tên là cây nanh heo, cây ngải ngà, có tên khoa học là Sansevieria Cylindrica... bệnh nhân hay có ý tưởng là sẽ tồn tại một loại thuốc mà uống vào sẽ giải quyết ngay được bệnh (ảnh hưởng của phim ảnh ?!) Chúng tôi nghĩ bạn có thể đưa mẹ bạn đến những bệnh viện có khoa chấn thương chỉnh hình hay khoa thần kinh để được chẩn đoán chính xác bệnh và có phương pháp trị liệu thích hợp BS TĂNG HÀ NAM ANH Vôi cột sống -Vôi cột sống (thoái hóa cột sống,... ngoài, có tác dụng giảm sưng, đau Trường hợp mẹ của bạn bị thoái hóa cột sống, hay còn gọi là hư cột sống thắt lưng, là bệnh mạn tính về xương khớp do nhiều nguyên nhân gây ra, nên đến bệnh viện chuyên khoa về xương khớp để khám và điều trị, đừng tự chữa theo sự mách bảo của người khác, kẻo kết quả không như mong muốn Lương y Vũ Quốc Trung -Các mẹ ơi ,có... tới sinh hoạt thường nhật Châm cứu có thể làm giảm đau một phần nào ở phần mềm nhưng không có tác dụng vào tình trạng viêm sưng cũng như khi gai tác động lên rễ dây thần kinh não tủy Vật lý trị liệu, thoa bóp, luyện tập xương khớp, thực hành yoga cũng giúp giảm ảnh hưởng của gai Kết luận: Một trong nhiều nguyên nhân chính gây ra gai cột sống là thoái hóa viêm xương khớp Ta có thể tránh viêm xương khớp... cổ lan xuống hai bàn tay; cảm giác cầm nắm có thể yếu dần; có người thấy yếu cả chân (một bên hoặc hai bên) Để phát hiện nguyên nhân và điều trị chứng ù tai, tốt nhất bác nên đi khám ở bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng Sau khi xác định bệnh chính xác, bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp BS Huỳnh Bá Lĩnh, Sức Khỏe & Đời Sống SỎI THẬN, VÔI HÓA CỘT SỐNG L5 Tôi năm nay 46 tuổi, cách đây khoảng nửa năm... thận hơn để chẩn đoán chính xác BS DƯƠNG MINH HOÀNG 17,41% số người mắc bệnh thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm Bài viết cập nhật lúc: 07:30 ngày 16/05/2009 Số liệu trên được công bố tại hội thảo khoa học “Cập nhật về chẩn đoán và điều trị bệnh thoái hóa cột sống (THCS) và thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ)” tổ chức tại BV Chợ Rẫy, TP.HCM vào chiều qua 14.5 PGS.TS Nguyễn Văn Thông, giám đốc trung tâm đột quỵ... không được phát hiện và chạy chữa kịp thời có thể gây ra những biến chứng nặng như liệt, teo cơ, tàn phế Theo www.phapluattp.vn Tags: Bệnh viện Chợ Rẫy, cập nhật, chẩn đoán, công bố, cột sống, hội thảo, Khoa học - Tự nhiên, mắc bệnh, số liệu, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, TP HCM, trung học cơ sở, điều trị - 19 - . này. Điều trị cơn đau lưng là sự phối hợp của nhiều chuyên khoa như chỉnh hình, vật lý trị liệu, khoa giảm đau và với những cơn đau mãn tính kéo dài quá lâu. đôi khi cần được tư vấn về tâm lý. Phương pháp nội khoa tức là uống thuốc và phối hợp với các chuyên khoa như trên luôn là phương pháp được chọn lựa đầu

Ngày đăng: 15/09/2013, 05:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w