GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP: 10CHỦ ĐỀ THÁNG 4: THANH NIÊN VỚI HOÀ BÌNH HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC.. Kiến thức: - Hiểu được quyền được tiếp nhận và bày tỏ quan điểm về ý nghĩa c
Trang 1GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP: 10
CHỦ ĐỀ THÁNG 4: THANH NIÊN VỚI HOÀ BÌNH HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC.
SỐ TIẾT :4
I MỤC TIÊU:
1 Kiến thức: - Hiểu được quyền được tiếp nhận và bày tỏ quan điểm về ý nghĩa của hoà bình, hữu nghị và hợp tác trong bối cảnh hiện nay
- Thấy rõ tính chất nguy hiểm của nguy cơ chạy đua vũ trang; chủ nghĩa khủng bố và cách
ngăn chặn
- Thấy được trách nhiệm của mình trong việc tham gia giữ gìn; bảo vệ hoà bình; xây dựng tình hữu nghị, hợp tác
2 Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng giao tiếp; giải quyết vấn đề trong những xung đột hằng ngày
- Kỹ năng phân tích, đánh giá và trình bày ý kiến của mình về vấn đề hoà bình; hữu nghị và
hợp tác
3 Thái độ: - Có thái độ đ1ung đắn trong quan hệ giao tiếp hằng ngày; trong cách giải quyết các tình huống nảy sinh trong gia đình; nhà trường và cộng đồng
II NỘI DUNG: - Hoà bình là gì? Vì sao phải duy trì 1 nền hoà bình?
- Một số điều trong công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em liên quan đến hoà bình
- Vấn đề hoà bình, hữu nghị hợp tác trong bối cảnh hiện nay ý nghĩa của vấn đề hoà bình, hữu nghị và hợp tác
- Những thông tin về tình hình kinh tế – xã hội của địa phương & đất nước/ trên thế giới
III CÁC HOẠT ĐỘNG:
Trang 2HOẠT ĐỘNG 1: GIẢI Ô CHỮ HOÀ BÌNH/ TRÒ CHƠI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOÀ BÌNH.
Số tiết: 1
I MỤC TIÊU:
1 Kiến thức: - Quyền bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề hoà bình và sự cần thiết phải duy trì hoà bình
chống chiến tranh
- Hiểu trách nhiệm tham gia giữ gìn và phát triển hoà bình, tình hữu nghị và hợp tác giữa các
dân tộc
2 Kỹ năng: - Phân tích, đánh giá những quan niện khác nhau về hoà bình
3 Thái độ: - Yêu hoà bình, ghét chiến tranh, sẵn sàng tham gia các hoạt động vì hoà bình
- Hợp tác; đoàn kết trong cuộc sống hằng ngày trên tinh thần hoà bình
II NỘI DUNG:
III CHUẨN BỊ:
A Giáo viên: - Liên hệ với GVBM lịch sử và GDCD để xây dựng nội dung
- Nêu yêu cầu của hoạt động cho toàn học sinh; giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp cùng thiết kế hoạt động; thống nhất hoạt động
B Học sinh: - Phổ biến yêu cầu đối với từng tổ; lập ra danh sách từ / cụm từ có liên quan đến hoà bình
- Thiết kế trò chơi ( kim tự tháp / thử tài đoán vật…) có liên quan đến hoà bình
IV TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Trang 3Người thực
hiện
Nội dung Thời
gian
- NDCT
- Cả lớp
- Giới thiệu mục tiêu chủ đề
- Thiết kế hoạt động: thảo luận + trình bày ý kiến
- Bắt đầu bằng bài hát / bài thơ ca ngợi hoà bình;
tình đoàn kết hữu nghị
- Phổ biến và giải thích cách tham gia hoạt động
- Mời 2 bạn lên viết các từ / cụm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với “ hoà bình”
- Theo dõi và cổ vũ
- Mời các bạn bổ sung vào danh sách từ và cụm từ mà 2 bạn vừa tìm
- Sau đó lựa chọn từ / cụm từ hay ( khoảng 20 ) và chia ra 4 tổ; mỗi tổ có 5 từ / cụm từ Từ đó, mỗi tổ sẽ thiết kế ô chữ và 5 câu hỏi gợi ý để lật ô chữ
- Mời các tổ lần lượt lên trình bày ô chữ của mình và đọc thật rõ ràng câu hỏi
- Các tổ khác lần lượt trả lời theo câu hỏi và sau đó lên trình bày ô chữ của tổ
- Mời các bạn nhận xét, đánh giá ô chữ của tổ nào là hay nhất, thuyết phục nhất
- Trao phần thưởng cho tổ có ô chữ hay nhất; nội dung hay nhất và mời bạn nhận giải và thuyết trình tại sao lại chọn lời dẫn như vậy?
- Kết thúc hoạt động bằng 1 bài hát “ Lớp chúng mình”
- Mời GVCN nhận xét; đánh giá buổi hoạt động
- 5 phút
- 2 phút
- 13 phút
V KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Nhận xét chung về kết quả đạt được sau hoạt động
- Cung cấp nội dung 1 số điều có liên quan:
* Điều 12: khẳng định quyền trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến & nhà trường có nhiệm vụ hướng dẫn cho trew3 cách phát biểu bằng lời / cách tham gia hoạt động
* Điều 13: Trẻ em được thu thập thông tin về các vấn đề có liên quan đến trẻ em trong đó có hoà bình để trẻ có thể sống và phát triển
Trang 4* Điều 15: Quyền tự do kết giao và hội họp hoà bình
* Điều 31: Quyền được nghỉ ngơi, vui chơi và tham gia hoạt động
- Chuẩn bị cho hoạt động kế tiếp “ tìm hiểu ý nghĩa của hoà bình, hữu nghị và
hợp tác”