1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THI HÀNH án TREO từ THỰC TIỄN TỈNH lâm ĐỒNG

65 66 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 857,5 KB

Nội dung

Chưa thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luậtthi hành án hình sự; Công tác giám sát, giáo dục chưa mang lại hiệu quả vẫncòn trường hợp người chấp hành án vi phạm n

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LƯU MINH ANH

THI HÀNH ÁN TREO TỪ THỰC TIỄN TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

HÀ NỘI, năm 2019

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LƯU MINH ANH

THI HÀNH ÁN TREO TỪ THỰC TIỄN TỈNH LÂM ĐỒNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,

do tôi trực tiếp làm dưới sự hướng dẫn của TS Đinh Thị Mai Các số liệu, kếtquả trong Luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng trong bất

kỳ một nghiên cứu nào khác Đây là kết quả tôi đã đạt được trong quá trìnhnghiên cứu

Tôi xin cam đoan mọi tham khảo trong Luận văn này đều được ghi rõnguồn gốc, trích dẫn rõ ràng Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy địnhviết Luận văn, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Lâm Đồng, tháng 8 năm 2019

Học viên

Lưu Minh Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thiện Luận văn đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là quan tâm, động viên từ nhiều cá nhân cũng như cơ quan, tổ chức Luận văn cũng được hoàn thành dựa vào việc học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường Đại học, Học viện, các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính trị…Đặc biệt hơn nữa là sự giúp đỡ của

TS Đinh Thị Mai … từ những điều kiện về vật chất cũng như về tinh thần từ gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp.

Cho nên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc trước nhất đến TS Đinh Thị Mai – người đã trực tiếp chỉ dẫn, giúp đỡ cũng như đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này.

Dù vậy nhưng trong Luận văn cũng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong Quý thầy cô trong Hội đồng phản biện cũng những ai quan tâm đến đề tài có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Lâm Đồng, tháng 8 năm 2019

Học viên

Lưu Minh Anh

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 Chuơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LY LUẠ̛N VÀ PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ÁN TREO 8

1.1 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của án treo và thi hành án treo 81.2 Quy định của pháp luật về thi hành án treo 13

Chuơng 2: THỰC TRẠNG THI HÀNH ÁN TREO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG 25

2.1 Thực trạng tình hình tội phạm và các vấn đề có ảnh hưởng tới thi hành

án treo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 252.2 Thực trạng thi hành án treo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 31

Chuơng 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH

ÁN TREO TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG 40

3.1 Dư báo các yếu tố tác động tới hiệu quả thi hành án treo tại tỉnh LâmĐồng thời gian tới 403.2 Đề xuất giải pháp 43

KẾT LUẬN 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS Bộ luật hình sự

HĐXX Hội đồng xét xử

HĐTP Hội đồng thẩm phánLTHAHS Luật thi hành án hình sựTAND Tòa án nhân dân

TANDTC Tòa án nhân dân tối cao UBND Ủy ban nhân dân

VKSND Viện kiểm sát nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Số lượng các bị báo được hưởng án treo trên địa bàn tỉnh Lâm

Đồng từ năm 2014 đến năm 2018 29

Biểu đồ 2.1 So sánh tình hình áp dụng án treo giữa các năm từ năm 2014 đến

năm 2018 tại tỉnh Lâm Đồng 29

Trang 8

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài:

Thi hành án treo là một trong rất nhiều hoạt động tư pháp trong lĩnhvực thi hành án hình sự Mục tiêu của công tác này giúp đảm bảo nguyên tắcpháp chế XHCN bởi một bản án và quyết định của tòa án chỉ có hiệu lực phápluật trên thực tế khi được thi hành và phài được các cơ quan, tổ chức và mọicông dân tôn trọng

Thi hành án treo là công cụ bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật vàcủa nhà nước đồng thời cũng là công cụ để nhà nước khuyến khích, xây dựngcho người bị kết án ý thức tự giác cải tạo, tu dưỡng bản thân để trở thànhngười có ích cho xã hội với điều kiện quá trình đó phải được đặt dưới sự giámsát của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật Nhằm giúp công tác nàyđược thi hành một cách nghiêm chỉnh pháp luật quy định hệ thống các cơquan chức năng, tổ chức chính trị, xã hội phối hợp thực hiện

Lâm Đồng là tỉnh thuộc khu vực T ây N gu y ê n , vì địa bàn thuộc vùngnúi cho nên khả năng tiếp cận pháp luật của người dân là rất thấp và phụthuộc nhiều vào chính sách tuyên truyền của chính quyền địa phương Tộiphạm và tệ nạn xã hội thường diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tănggần đây gây mất trật tự, an ninh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Tuy nhiên, nhờ bám sát sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước cùng chínhquyền địa phương nên các cơ quan có thẩm quyền đã triển khai toàn diện cácmặt trong công tác phòng chống tội phạm một cách hiệu quả trong đó có côngtác thi hành án treo

Trang 9

Thống kê trong năm qua (2014-2018) toàn ngành Tòa án nhân dân tỉnhLâm Đồng đã ra quyết định thi hành án treo với 4331 trường hợp Công tácxét giảm thời gian thử thách được tiến hành một cách thường xuyên, tuân thủpháp luật và có những tiến bộ rõ rệt Hoạt dộng này đã góp phần giữ vững kỷcương, lòng tin của người dân tỉnh Lâm Đồng đối với pháp luật cũng như ổnđịnh trật tự xã hội

Tuy nhiên điều đó không có nghĩa hoạt động thi hành án treo trên địabàn tỉnh Lâm Đồng không tồn tại những bất cập cũng như những hạn chế nhấtđịnh Thực tế cho thấy công tác thi hành án treo mới chỉ quan tâm về mặt thủtục ra các quyết định, vào sổ sách… mà chưa thực sự quan tâm đến quá trìnhthi hành án của từng đối tượng chủ thể tham gia tố tụng

Hoạt động theo dõi, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo cònchưa được quan tâm đúng mức với nhiều sơ hở, thiếu sót Tại UBND xã, thì

đa phần đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án treo chưa nắm vững các quyđịnh pháp luật có liên quan, chưa được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ

Chưa thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luậtthi hành án hình sự; Công tác giám sát, giáo dục chưa mang lại hiệu quả vẫncòn trường hợp người chấp hành án vi phạm nghĩa vụ, phạm tội mới…

Vì vậy, xuất phát từ tính cấp thiết cũng như ý nghĩa về lý luận và thực

tiễn của vấn đề thi hành án treo, tác giả chọn đề tài “Thi hành án treo từ thực

tiễn tỉnh Lâm Đồng” để nghiên cứu viết luận văn thạc sĩ luật học của mình.

Trang 10

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu thi hành án treo ở nhữngkhía cạnh nhất định Quá trình học tập và nghiên cứu về thi hành án treothông qua các Bản án đã có hiệu lực pháp luật và thực tiễn áp dụng thi hành

án treo tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đối chiếu, so sánh với Luật Thi hành ánhình sự và Bộ luật hình sự và từ các luận văn trước đây Học viên đã trình bày

cụ thể trong luận văn của mình về cơ sở lý luận pháp về thi hành án treo đồngthời làm rõ thực trạng thi hành án treo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, từ đó đưa

ra các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thi hành án treo nóichung cũng như những nhóm giải pháp cụ thể nhằm đưa ra tính tất yếu kháchquan về thi hành án treo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói riêng

Qua tìm hiểu về tình hình nghiên cứa luận văn về thi hành án treo thìhiện nay có các tác giả như: Nguyễn Hương Ngọc viết về “Thi hành án treo từthực tiễn tỉnh Bắc Ninh”; Dương Bích Ngọc; Nguyễn Tiến Thanh cũng viết

về Thi hành án treo từ thực tiễn địa phương của minh Tuy nhiên hiện naychưa có ai viết về vấn đề cụ thể về hi hành án treo từ thực tiễn tỉnh LâmĐồng Nhằm khái quát hoạt động về thi hành án treo tại đại bàn tỉnh LâmĐồng nơi học viên đang sinh sống và công tác thì sau đây học viên sẽ trìnhbày cụ thể trong luận văn của mình

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

3.1 Mục đích

Trang 11

án treo trong tố tụng hình sự

án treo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã được nghiên cứu, luận văn

đưa ra định hướng và một số kiến nghị hoàn thiện công tác thi hành án treotrên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

3.2 Nhiệm vụ:

Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:

- Xác định nội dung và làm rõ một số vấn đề lý luận về khái niệm, đặcđiểm có liên quan tới thi hành án treo; luật áp dụng về thi hành án treo

treo

- Nghiên cứu các qui định của pháp luật hiện hành về thi hành án

- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng vấn đề pháp lý về thi hành án treo quahoạt động áp dụng pháp luật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Qua đó, đánh giá vềnhững thành công và hạn chế của việc thực thi pháp luật về thi hành án treo

- Đề xuất các kiến nghị hoàn thiện các quy định về thi hành án treotrong Bộ luật hình sự, Luật Thi hành án hình sự và các giải pháp bảo đảm áp

Trang 12

dụng đúng quy định của pháp luật về thi hành án treo này trên cả nước nóichung và trên đại bàn tỉnh Lâm Đồng nói riêng.

4 Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu:

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng của luận văn chính là hoạt động thi hành án treo của cơ quannhà nước có thẩm quyền trong thi hành án hình sự

5 Cơ sở lý luận và phuơng pháp nghiên cứu:

Học viên dựa trên nền tảng lý luận của Luật hình sự và tố tụng hình sự

để chọn làm cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu cho luận văn của mình

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:

Trang 13

Thi hành án treo là đề tài mang tính cấp thiết cho nên vấn đề này đượccác cơ quan tư pháp cũng như chính quyền tỉnh Lâm Đồng thực sự quan tâm.Việc nghiên cứu và cho ra đời luận văn đem lại những đóng góp mới đó là:

Thứ nhất, tác giả phân tích lý luận về thực hiện pháp luật thi hành ántreo; quan điểm của một số nhà khoa học về thi hành án và thực hiện phápluật thi hành án

Thứ hai, tác giả trình bày những điểm mới tiến bộ và những vấn đề cầnhoàn thiện để nâng cao hiệu quả của Luật Thi hành án hình sự 2010 và nhữngđiểm mới của Luật Thi hành án hình sự năm 2019 (Có hiệu lự pháp luật từ01/1/2020) Luận văn tập trung phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễnquy định của pháp luật về thi hành án treo nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp

và có tính bảo vệ quyền con người theo như Hiến pháp 2013 đã đặt ra, đồngthời cũng tăng cường tính phòng ngừa tội phạm, tính hướng thiện và để làm

cơ sở pháp lý cho hoạt động thi hành án treo trên thực tiễn đặt ra hiện nay

Thứ ba, tác giả trình bày thực trạng thực hiện pháp luật thi hành án treo

ở tỉnh Lâm Đồng giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018, kết quả đạt được, yếukém, các nguyên nhân chủ quan và khách quan Từ đó, đưa ra các nhóm giảipháp phù hợp với thực tiễn khách quan về thi hành án treo trên địa bàn tỉnhLâm Đồng

7 Kết cấu của luận văn:

Luận văn “Thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng” của học viênbao gồm 3 chương:

Trang 14

Chương 1 Những vấn đề lý luận và pháp luật về thi hành án treo

Chương 2 Thực trạng thi hành án treo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Chương 3 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án treo tại tỉnhLâm Đồng

Ngoài ra, Luận văn còn có phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệutham khảo

Trang 15

Chuơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LY LUẠ̛N VÀ PHÁP LUẬT

VỀ THI HÀNH ÁN TREO 1.1 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của án treo và thi hành án treo

1.1.1 Khái niệm

Án treo là một chế định ra đời từ rất sớm Chế định án treo được Nhànước qui định ngay từ rất sớm và cho đến ngày nay tuy chưa có văn bản luậtnào đưa ra khái niệm về thi hành án treo, nhưng nhìn chung qua thực tiễnnghiên cứu của các nhà khoa học đều đưa ra những khái niệm về án treo, điềukiện được hưởng án treo

Trong pháp luật hình sự, án treo không được coi là hình phạt và khôngđược nhiều nước trên thế giới áp dụng, ngược trở lại thời gian lập pháp củaViệt Nam, hiện nay các quy định về án treo đã có thay đổi và ngày càng hoànthiện hơn, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong thực tiễn cấp bách hiện nay trong việcđấu tranh và phòng ngừa tội phạm

Cho đến sau này mới có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra quan điểm củamình về án treo như quan điểm của tác giả Đinh Văn Quế cho rằng: "Án treo

là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng đối vớingười bị phạt tù không qua ba năm tù, căn cứ vào nhân thân của người phạmtội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần bắt họ phải chấp hànhhình phạt tù [10, tr.372]

Trang 16

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65của Bộ luật hình sự về án treo thì án treo được hiểu là biện pháp miễn chấphành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội

bị phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và cáctình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù

Trong khi đó quan điểm thứ hai thì lại có quan điểm cho rằng án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù kèm theo một thời gian thử thách nhất định đối với người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm khi có đủ căn

cứ và điều kiện do pháp luật hình sự quy định [4]

Tác giả cho rằng mặc dù cách tiếp cận có khác nhau trên các cơ sở,điều kiện đễ áp dụng án treo hay trên cơ sở xác định lỗi (ví dụ như tội tàng trữtrái phép chất ma túy có được hưởng án treo trên thực tế, mặc dù đáp ứngđược các điều kiện của Điều 65 BLHS) Về cơ bản các quan điểm này đềuthống nhất ở một điểm chung là án treo không phải là một hình phạt mà chỉ làmột biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện; áp dụng đối vớingười bị phạt tù dưới 3 năm và Tòa án cân nhắc thấy sự không cần thiết phảicách ly họ ra khỏi đời sống xã hội, mà để họ tự cải tạo, lao động dưới sự giámsát, giáo dục của cơ quan, tổ chức, chính quyền điạ phương trong một thờigian nhất định để trở thành người tốt, công dân có ích cho xã hội thì sẽ miễnchấp hành hình phạt tù nhưng kèm theo đó là những điều kiện nhất định mànếu trong thời gian thử thách họ phạm tội mới hoặc cố ý vi phạm nghĩa vụtheo quy định của Luật Thi hành án hình sự từ 2 lần trở lên thì họ phải chấphành toàn bộ hình phạt tù đã tuyên trước đó

Trang 17

Tới Bộ luật hình sự 2015 vẫn kế thừa một số điểm của các bộ luật hình

sự trước đây về án treo, thêm vào đó bổ sung quy định về nghĩa vụ trong thờigian thử thách được thực hiện theo quy định luật thi hành án hình sự

Trên cơ sở tra cứu từ điển luật học, nghiên cứu các quan điểm của cácnhà Luật học về án treo, quy định của Bộ luật Hình sự qua các thời kỳ về ápdụng hình phạt tù cho hưởng án treo đối với người phạm tội, tác giả có thể rút

ra khái niệm chung nhất về án treo như sau: Án treo không phải là một loại hình phạt mà là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, điều

kiện đó là: Người bị phạt tù không quá ba năm bất kể về tội gì, nhân thân tốt

và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, và xét thấy không cần thiết phải cách ly họ rakhỏi xã hội, Tòa án cho họ miễn chấp hành hình phạt tù và ấn định cho họmột khoảng thời gian thử thách từ một năm đến năm năm, trong khoảng thờigian đó nếu họ không phạm tội mới thì họ không phải chấp hành hình phạt tùcủa bản án đã tuyên Mặc dù đã có khái niệm về án treo, tuy nhiện học viênnhận thấy khái niệm về án treo còn mang tính chất chung chung, chưa cụ thể

rõ ràng

Từ những nhận định nêu trên về án treo, tác giả mạnh dạn đưa ra nhậnxét về tính chất và bản chất của án treo như sau:

Thứ nhất: án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều

kiện, không phải là hình phạt tù, đây là điểm cần phân biệt

Thứ hai: Về thời gian thử thách của ngưởi được hưởng án treo, nếu

người đó phạm tội mới trong thời gian thử thách thì biện pháp miễn chấphành hình phạt tù có điều kiện bị xóa bỏ, người được hưởng án treo phải chấp

Trang 18

hành hình phạt tù trong bản án mà Tòa án đã cho hưởng án treo trước đó cộngvới hình phạt của bản án về tội phạm mới thực hiện.

Thông qua khái niệm và đặc điểm có thể kết luận án treo là biện pháp

miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện Từ hai khái niệm trên có thể rút ra

khái niệm thi hành án treo như sau: Thi hành án treo là hoạt động của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tiến hành trình tự, thủ tục cho người phạm tội miễn chấp hành hình phạt tù với điều kiện người bị phạt tù không quá ba năm bất kể về tội gì, nhân thân tốt và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, và xét thấy không cần thiết phải cách ly họ ra khỏi xã hội.

Ngoài ra, khoản 6 Điều 3 Luật thi hành án hình sự 2019 mới được ban

hành cũng đã đưa ra khái niệm thi hành án treo như sau: Thi hành án treo là việc cơ quan, người có thẩm quyền quy định của Luật này giám sát, giáo dục người bị kết án tù được hưởng án treo trong thời gian thử thách [16]

Về cơ bản, khải niệm này đã nêu rõ các yếu tố cần thiết và tương đối dễhiểu Nhưng quy định vẫn chỉ mang tính tổng quát còn về cách hiểu cụ thểcủa các thuật ngữ vẫn cần được làm rõ trong các quy định chi tiết có liên quannhư người có thẩm quyền, thời gian thử thách…

1.1.2 Mục đích

Trong tâm lý học tội phạm Việt Nam cũng như tư tưởng Hồ Chí Minhcho rằng, việc giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện làđiều hoàn toàn khả thi

Trang 19

Giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội là quá trìnhnhằm làm thay đổi tư duy cũng như những nhận thức không đúng đắn củangười phạm tội, thay đổi, tác động tới các thói quen, hành động sai trái đãhình thành ở người phạm tội Những hành vi sai trái của người phạm tộikhông phải là bản tính vốn có của họ, phần rất lớn do sự ảnh hưởng từ các yếu

tố không lành mạnh trong môi trường gia đình, xã hội, những thiếu sót trongquản lý xã hội của các cơ quan chức năng… Những nhận thức, thói quen xấu

ở người phạm tội hoàn toàn có thể cải tạo được, nếu tổ chức đúng đắn việcgiáo dục lại người bị kết án trong thi hành án treo

- Hai là, khả năng giáo dục, cải tạo người bị kết án được hưởng án treo

để họ không phạm tội mới và trở thành người có ích cho xã hội Đồng thời

Trang 20

cũng tạo mọi điều kiện để cho người được hưởng án treo được tái hòa nhậpcộng đồng, xóa đi mặc cảm và tạo động lực cho họ phát triển, giảm thiểu tìnhtrạng tái phạm tội sau khi chấp hành án.

1.2 Quy định của pháp luật về thi hành án treo

1.2.1 Chủ thể thi hành án treo

Thứ nhất, Tòa án nhân dân: Theo điều 102 Hiến pháp nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì năm 2013 và luật tổ chức Tòa án năm 2014quy đinh; Tòa án là cơ quan xét xử của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam, Tòa án còn là cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có nhiệm vụ thực hiệnmột số hoạt động tố tụng trong giai đoạn thi hành án hình sự như ra quyếtđịnh thi hành án (Điều 226 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2004), xét giảm thờihạn chấp hành hình phạt tù (Điều 238)

Thứ hai, Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức giám sát giáo dục người

bị kết án treo được quy định Điều 19, 20, 21 luật thi hành án hình sự năm2019: Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về giám sát,giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quảnchế, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định,tước một số quyền công dân và án treo

Quy định cụ thể của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thi hành án treo :

- Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tiến hànhtrình tự, thủ tục đề nghị Tòa án có thẩm quyền quyết định buộc người được

Trang 21

hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ phải chấp hành hình phạt tù của bản án đãcho hưởng án treo theo quy định của Luật này;

- Hằng tháng nhận xét bằng văn bản về quá trình chấp hành án củangười được hưởng án treo và lưu hồ sơ giám sát, giáo dục;

Có thể thấy so với quyền hạn tại Luật thi hành án hình sự 2010 thì phápluật hiện hành chú trọng nghĩa vụ báo cáo của UBND xã hơn và giới hạnquyền của UBND xã bằng việc loại bỏ quyền giải quyết khiếu nại cũng như

xử phạt vi phạm trong thi hành án treo của cơ quan này

Ngoài ra, theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2010 cũng nhưLuật Thi hành án hình sự 2019 thì UBND cấp xã phải báo cáo công an cấphuyện khi người đang phải thi hành án treo tại địa phương mình bỏ trốn;

Thứ ba, nghĩa vụ của người được hưởng án treo và việc lao động học

tâp của người được hưởng án treo được quy định tại Điều 87 và 88 Luật thihành án hình sự 2019 như sau:

Về nghĩa vụ của người được hưởng án treo

- Có mặt theo giấy triệu tập và cam kết việc chấp hành án theo quy địnhtại khoản 1 Điều 85 của Luật này

- Thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong việc tuân thủ pháp luật, nghĩa

vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc, học tập; chấp hành

Trang 22

đầy đủ hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp vì lý

do khách quan được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận

- Chấp hành quy định tại Điều 92 về vắng mặt tại nơi cư trú Theo đóNgười được hưởng án treo có thể vắng mặt tại nơi cư trú nếu có lý do chínhđáng và phải xin phép theo quy định tại khoản 2 Điều này, phải thực hiện khaibáo tạm vắng theo quy định của pháp luật về cư trú Thời gian vắng mặt tạinơi cư trú mỗi lần không quá 60 ngày và tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cưtrú không được vượt quá một phần ba thời gian thử thách, trừ trường hợp bịbệnh phải điều trị tại cơ sở y tế theo chỉ định của bác sỹ và phải có xác nhậnđiều trị của cơ sở y tế đó Người được hưởng án treo khi vắng mặt tại nơi cưtrú phải có đơn xin phép và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn

vị quân đội được giao giám sát, giáo dục; trường hợp không đồng ý thì Ủyban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lýdo

Người được hưởng án treo khi đến nơi cư trú mới phải trình báo vớiCông an cấp xã nơi mình đến tạm trú, lưu trú; hết thời hạn tạm trú, lưu trúphải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi tạmtrú, lưu trú Trường hợp người được hưởng án treo vi phạm pháp luật, Ủy bannhân dân cấp xã nơi người đó đến tạm trú, lưu trú phải thông báo cho Ủy bannhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục kèm theo tàiliệu có liên quan

Để nâng cao trách nhiệm trong việc chấp hành pháp luật trong thời gianthử thách, Luật THAHS 2019 rút ngắn thời gian báo cáo tình hình chấp hành

Trang 23

nghĩa vụ của người hưởng án treo từ 3 tháng trong LTHAHS 2010 xuống còn

1 tháng

- Để đảm bảo quyền được học tập thì người được hưởng án treo đượctiếp nhận học tập tại các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp vàđồng thời phải chấp hành các quy định của các cơ sở giáo dục phổ thông, giáodục nghề nghiệp

- Người được hưởng án treo không thuộc trường hợp quy định tạikhoản 1 và khoản 2 Điều này thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó

cư trú tạo điều kiện tìm việc làm

1.2.2 Nguyên tắc, nội dung, biện pháp thi hành án treo

Nguyên tắc thi hành án treo

+ Xây dựng những quy định pháp luật và cơ chế thực hiện thi hành ánhình sự theo hướng bảo đảm cho các tổ chức cũng như mọi công dân tham gia

Trang 24

vào quá trình thi hành án và thực hiện quyền kiểm tra, gi ám s át xã hội đối vớitoàn bộ hoạt động thi hành án.

+ Bảo đảm tinh công khai, minh bạch, rõ ràng trong thi hành án hình

sự Có những giải pháp hiệu quả để những chủ thể có liên quan đến quan hệthi hành án được bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khỏi vi phạmcủa cơ quan thi hành án, trong đó quyền khi ế u n ạ i , t ố c á o h ành vi tráipháp luật của người, cơ quan có thẩm quyền thi hành án

+ Để làm được điều đó trước hết phải quán triệt trong toàn bộ c ô n g

t ác tổ chức thi hành án hình sự nói chung và công tác tổ chức thi hành án treonói riêng Đặc biệt là phải quán triệt sạu rộng đến tầng lớp nhân dân, cán bộcấp xã làm công tác thi hành án treo, phối hợp với tổ chức mặt trận tổ quốc vàcác thành viên để giám sát, giáo dục, tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân vàngười thi hành án treo trên địa bàn xã, phường, thị trấn thực hiện tốt các nghĩa

vụ trong thời gian thử thách của mình

Nhân đạo là một trong những nguyên tắc đặc trưng của p h áp l u ật V i ệ tN

a m Và nó biểu hiện rõ nét nhất trong pháp l u ật hì n h s ự , t ố t ụ n g h ìn h s ự , và

cả trong pháp l u ậ t t h i h à n h á n h ì n h s ự

Thi hành án hình sự là hoạt động nữa h à n h c hí n h , nữa tư pháp Côngtác thi hành án treo khá phức tạp, để đạt được hiệu quả cao cần phải có sựphới hợp rất nhiều của các cơ quan thi hành án hình sự, đồng thời cần sự thamgia tích cực của chính quyền địa phương, của các cơ quan tổ chức nhà nướckhác, các tổ chức xã hội và của mọi công dân

Trang 25

Do vậy, để thực sự có mối liên hệ phối hợp giữa các cơ quan cơ quanthi hành án hình sự với các cấp chính quyền địa phương, cơ quan tổ chức nhànước khác, các tổ chức xã hội mặt trận tổ quốc và các thành viên và mọi côngdân trong hoạt động thi hành án treo thì đây chính là một trong những nguyêntắc quan trọng của hoạt động thi hành án hình sự nói chung và công tác thihành án treo nói riêng, đồng thời phải được vận dụng thực hiện nghiêm túctrong t h ự c t i ễ n hoạt động thi hành án hình sự.

Trong hoạt động thi hành án hình sự tồn tại mối quan hệ phối hợp giữa

cơ quan Thi hành án, Tòa án, V i ệ n K iểm s á t giữ v a i t r ò đ ặc biệt quan trọng.Theo quy định của pháp luật, cơ quan thi hành án có nhiệm vụ tổ chức đưacác bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án ra thi hành Nhưnghoạt động thi hành án chưa thể hiện được khởi động khi chưa có quyết địnhcủa Tòa án

Vì vậy, cần xác định rõ kết cấu cũng như bản chất quan hệ này và cụthể hóa bằng pháp luật nhằm tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm trong côngtác thi hành án

Công dân có quyền khiếu nại và tố cáo hành vi vi phạm của các cơquan thi hành án

Nội dung thi hành án treo

Những căn cứ để áp dụng án treo đối với người bị phạt tù là những yêucầu, đòi hỏi bắt buộc do pháp luật hình sự quy định đối với người đó mà chỉkhi nào có đầy đủ những căn cứ đó thì Tòa án mới được áp dụng án treo đối

Trang 26

với họ.Theo Điều 65 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì căn cứvào những điều kiện sau để Tòa án quyết định cho hay không cho bị cáo đượchưởng án treo:

(1) mức phạt tù không quá 03 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêmtrọng và tội rất nghiêm trọng theo quy định tại Điều 9 BLHS năm 2015;

(2) Có nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự;

(3) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng,trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHSnăm 2015 và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tạikhoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ, vừa

có tình tiết tăng nặng thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng

từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệmhình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 ;

(4) Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức

có thẩm quyền giám sát, giáo dục;

(5) Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạmtội có khả năng tự cải tạo và việc cho hưởng án treo không gây nguy hiểm cho

xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội

Thứ nhất, về mức hình phạt tù

Trang 27

Người bị áp dụng hình phạt tù không quá 03 năm, không phân biệt tội

gì thì có thể được xem xét cho hưởng án treo; trường hợp người bị xét xửtrong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt không quá 03 năm

tù thì cũng có thể được hưởng án treo

Khi Tòa án tuyên mức hình phạt tù thì phải dựa trên tính chất, mức độnguy hiểm của hành vi phạm tội, trên cơ sở tuân thủ những căn cứ để quyếtđịnh hình phạt, đồng thời tuân theo những nguyên tắc của pháp luật hình sựViệt Nam để áp dụng hình phạt cho từng trường hợp cụ thể, tránh nhữngtrường hợp vì có ý định từ trước là sẽ cho người bị kết án hưởng án treo nênTòa án tuyên mức án thấp hơn thời hạn 03 năm tù giam để cho người đó đượchưởng án treo, hoặc đáng lẽ bị cáo được hưởng án treo nhưng Tòa án có ýđịnh từ trước là không cho hưởng án treo nên Tòa án đã tuyên mức án caohơn 03 năm để không cho bị cáo được hưởng án treo

Thứ hai, về nhân thân người phạm tội

Một người có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này thì họ chưatừng vi phạm pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ công dân của mình

Người phạm tội có nhân thân tốt cho thấy khả năng tự cải tạo, giáo dụccao Từ đó giúp đạt được mục đích của hình phạt đó là giáo dục các thànhviên khác trong xã hội tuân thủ pháp luật, cũng như hỗ trợ cuộc đấu tranhphòng, chống tội phạm đạt hiệu quả

Thứ ba, Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 quy định các tình tiết giảm nhẹ

Trang 28

Theo quy định tại khoản 1 Điều 65 BLHS năm 2015 thì người đượchưởng án treo phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ.

Tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại,khắc phục hậu quả” tại điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015, theo Sổ tayThẩm phán, tình tiết này được hiểu là trường hợp tội phạm đã gây ra thiệt hại,gây ra hậu quả nhưng tự nguyện (không do ép buộc, cưỡng chế) sửa chữa, bồithường thiệt hại, khắc phục hậu quả

Tình tiết “Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn” là trường hợp hành vi phạm tội chưa kịp gây ra hậu quả (thiệt hại) cho

các quan hệ xã hội mà Luật hình sự bảo vệ (ví dụ: người phạm tội đang dắtchiếc xe máy lấy cắp được ra khỏi nhà thì bị bắt giữ và thu lại chiếc xe máy);Gây thiệt hại không lớn là trường hợp hành vi phạm tội đã gây ra hậu quả(thiệt hại) cho các quan hệ xã hội mà Luật hình sự bảo vệ nhưng mức độ thiệthại không đáng kể (ví dụ: một ngày sau khi bị mất trộm, cơ quan điều tra đãthu lại được chiếc xe máy mất cắp vẫn trong tình trạng như cũ và trả cho chủ

sở hữu)

Đối với tình tiết giảm nhẹ “Người phạm tội là người có công với cách mạng” gồm:

(i) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945;

(ii) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày tổng

khởi nghĩa tháng 08/1945;

Trang 29

(iii) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

(iv) Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân;

(v) Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến;

(vi) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;Bệnh

binh;

(vii) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

(viii) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt,

tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ

Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

(ix) Người có công giúp đỡ cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng,

con của liệt sĩ (tình tiết này trước đây theo BLHS cũ được ápdụng theo khoản 2)

Thứ tư, người phạm tội có nơi cư trú rõ ràng được hiểu như sau:

Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xácđịnh cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cưtrú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo; Còn nơi làm việc ổnđịnh là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợpđồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

Thứ năm, thuộc trường hợp không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù

Trang 30

Khi xét việc cho người bị kết án được hưởng án treo, Hội đồng xét xửchủ yếu dựa vào 3 căn cứ mức phạt tù, nhân thân của người bị kết án và cáctình tiết giảm nhẹ, phân tích từng căn cứ và đánh giá các căn cứ đó, đồng thờiđối chiếu với yêu cầu phòng ngừa và chống tội phạm ở từng loại tội trong môitrường xã hội cụ thể của từng thời kì để có thể kết luận về khả năng tự giáodục, cải tạo của người bị kết án phạt tù với sự giúp đỡ của gia đình và xã hội

để từ đó xác định chính xác việc bắt người bị kết án phải chấp hành hình phạt

tù hay cho họ được hưởng án treo Chỉ khi nào xét thấy nếu không bắt họ đichấp hành hình phạt tù thì cũng không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc khônggây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm mà ngược lại,còn có tác dụng tốt cho việc cải tạo, khuyến khích người phạm tội sửa chữathì mới cho họ hưởng án treo Cần tránh tình trạng cho người được hưởng ántreo một cách tuỳ tiện, thiếu căn cứ, không được nhân dân đồng tình ủng hộ

và làm giảm tác dụng giáo dục và phòng ngừa chung của án treo

Trang 31

Liên quan tới quy định về thi hành án treo, Luật THAHS có những quyđịnh bao gồm về chủ thể, nguyên tắc, điều kiện và trình tự thủ tục thi hành ántreo Các điều luật được quy định khá chi tiết và chặt chẽ tạo tiền đề cho cácchủ thể có liên quan thực thi pháp luật trên thực tế Chương 2 sẽ thông qua địabàn tỉnh Lâm Đồng cụ thể làm ví dụ điển hình phán ánh thực trạng công tácthực thi pháp luật về thi hành án treo trên thực tế để từ đó đưa ra những nhậnxét về những thành tựu cũng như hạn chế làm tiền đề đưa ra các giải phápkhắc phục ở chương 3 của luận văn

Trang 32

Chuơng 2 THỰC TRẠNG THI HÀNH ÁN TREO TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH LÂM ĐỒNG 2.1 Thực trạng tình hình tội phạm và các vấn đề có ảnh huởng tới thi hành án treo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

2.1.1 Điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị và tình hình tội phạm tại tỉnh Lâm Đồng

Điều kiện địa lý

Lâm Đồng giáp các tỉnh như sau:

- Phía đông giáp các tỉnh duyên hải miền trung gồm Khánh Hòa, NinhThuận

- Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai

- Phía nam – đông nam gáp tỉnh Bình Thuận

- Phía bắc giáp tỉnh Đắk Lắk

Điều kiện kinh tế

Chủ yếu phát triển về du lịch, sản xuất cây trồng thương phẩm như hoa,rau màu và các loại cây nông sản (huyện Đơn Dương, huyện đức Trọng

và thành phố Đà Lạt), cây ăn trái (chủ yếu phía Nam tỉnh nhu huyện ĐạHoai, Đạ Đeh )

Dân số toàn tỉnh đến cuối năm 2007 là 1.198.261 người (Niên giámThống kê năm 2007) Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 02 trường đại học tổnghợp, 02 trường cao đẳng sư phạm, 01 trường trung học y tế, 01 trường trunghọc kinh tế-kỹ thuật, 02 trường dạy nghề, hàng năm cung cấp hàng ngàn laođộng có tay nghề cho địa phương; Nhiều trung tâm nghiên cứu của Trung

Ngày đăng: 29/11/2019, 20:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bộ Chính trị (2005) Nghị quyết 48-NQ/TW về “Chiến lược xây dụng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”, ban hành ngày 24/5/2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 48-NQ/TW về "“"Chiến lược xây dụngvà hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đếnnăm 2020
4. Lê Văn Cảm (chủ biên) (2009) Giáo trình tư pháp Hình sự, Bộ môn Tư pháp Hình sự - Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tư pháp Hình sự
5. Học viện tư pháp (2009) Giáo trình Kỹ năng giải quyết vụ án hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kỹ năng giải quyết vụ án hình sự
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
6. Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao (2013) Nghị Quyết số Số 01/2013/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng điều 60 của Bộ luật hình sự về án treo, ban hành ngày 06 tháng 11 năm 2013, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ) Nghị Quyết số Số01/2013/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng điều 60 của Bộ luật hình sự về ántreo
7. Lê Văn Luật (2007) Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam
Nhà XB: Nxb Tư pháp
8. Hoàng Phê (chủ biên) (1994) Từ điển Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Giáo dục
9. Lại Viết Quang (2019) “Án treo và những vấn đề đặt ra trong áp dụng và thi hành án treo hiện nay”, Tạp chí nhân lực khoa học xã hội, chuyên đề số 1 (5-2019) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Án treo và những vấn đề đặt ra trong áp dụngvà thi hành án treo hiện nay”, "Tạp chí nhân lực khoa học xã hội
10. Đinh Văn Quế (2000) Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999, (phần chung), Nxb Thành phố Hồ ChíMinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm1999, (phần chung)
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ ChíMinh
11. Quốc hội (1999) Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự năm 1999
12. Quốc hội (2015) Bộ luật hình sự 2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự 2015
13. Quốc hội (2015) Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật tố tụng hình sự 2015
14. Quốc hội (2013) Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm2013
15. Quốc hội (2010) Luật thi hành án hình sự 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật thi hành án hình sự 2010
16. Quốc hội (2019) Luật thi hành án hình sự 2019, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật thi hành án hình sự 2019
17. Quốc hội (2014) Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
18. Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2018) Báo cáo tổng kết công tác ngành TAND tỉnh Lâm Đồng từ năm 2014 đến năm 2018, Lâm Đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tácngành TAND tỉnh Lâm Đồng từ năm 2014 đến năm 2018
19. Trung tâm từ điển học (2007) Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
20. Trường đại học luật Hà Nội (2000) Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật hình sự Việt Nam
Nhà XB: Nxb. CAND
21. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004) Giáo trình Luật tố tụng hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật tố tụng hình sự
Nhà XB: Nxb Tư pháp
22. Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006) Từ điển Luật học, Nxb từ điển bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Luật học
Nhà XB: Nxbtừ điển bách khoa

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w