1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 3(CÓ ĐÁP ÁN)

10 13,4K 459
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 135,5 KB

Nội dung

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 3 LỚP 11(CÓ ĐÁP ÁN) 1. Câu nào đúng trong các câu sau đây? A. Kim cương là cacbon hoàn toàn tinh khiết, trong suốt, không màu, dẫn điện. B. Than chì mềm do có cấu trúc lớp, các lớp lân cận liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu. C. Than gỗ, than xương chỉ có khả năng hấp thụ các chất khí. D. Trong các hợp chất của cacbon, nguyên tố cacbon chỉ có các số oxi hoá -4 và +4. 2. Để xác định hàm lượng phần trăm trong một mẫu gang trắng, người ta đốt gang trong oxi dư. Sau đó, xác định hàm lượng khí CO 2 tạo thành bằng cách dẫn khí qua nước vôi trong dư: lọc lấy kết tủa, rửa sạch, sấy khô rồi đem cân. Với một mẫu gang khối lượng là 5g và khối lượng kết tủa thu được là 1g thì hàm lượng (%) cacbon trong mẫu gang là : A. 2,0 B. 3,2 C. 2,4 D. 2,8 3. Cần thêm ít nhất bao nhiêu mililit dung dịch Na 2 CO 3 0,15 M vào 25ml dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 0,02 M để làm kết tủa hoàn toàn ion nhôm ? A. 15ml B. 10ml C. 30ml D. 12ml 4. Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách : A. Đun SiO 2 với NaOH nóng chảy. B. Cho SiO 2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng C. Cho dung dịch K 2 SiO 3 tác dụng với dung dịch NaHCO 3 . D. Cho Si tác dụng với dung dịch NaCl 5. Có một hỗn hợp gồm silic và nhôm. Hỗn hợp này phản ứng được với dãy các dung dịch nào sau đây: A. HCl, HF B. NaOH, KOH. C. NaCO 3 , KHCO 3 D. BaCl 2 ,AgNO 3 6. Loại thuỷ tinh khó nóng chảy chứa 18,43% K 2 O; 10,98% CaO và 70,59% SiO 2 có công thức dưới dạng các oxit là: A. K 2 O.CaO.4SiO 2 B. K 2 O.2CaO.6SiO 2 C. K 2 O.CaO.6SiO 2 D. K 2 O.3CaO.8SiO 2 7. Để sản xuất 100kg loại thuỷ tinh có công thứcNa 2 O.CaO.6SiO 2 cần phải dùng bao nhiêu kg natri cacbonat, với hiệu suất của quá trình sản xuất là 100% : A. 22,17 B. 27,12 C. 25,15 D. 20.92 8. Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ? A. Na 2 O, NaOH, HCl. B. Al,HNO 3 đặc, KClO 3 C. Ba(OH) 2 ,Na 2 CO 3 ,CaCO 3 . D. NH 4 Cl, KOH, AgNO 3 . 9. Silic chỉ phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ? A. CuSO 4 ,SiO 2 , H 2 SO 4 loãng. B. F 2 , Mg, NaOH. C. HCl, Fe(NO 3 ) 3 , CH 3 COOH D. Na 2 SiO 3 , Na 3 PO 4 , NaCl. 10. Một hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là C và O. Biết tỉ lệ về khối lượng của C và O là m c :m o = 3:8 . Tỉ lệ số nguyên tử C và O trong phân tử là: A. 1:1 B. 2:1 C. 1:2 D. 1:3 11. Hợp chất A có 42,6% C và 57,4% O về khối lượng. Tỉ lệ số nguyên tử C và O trong phân tử chất A là: A. 1:1 B. 1:2 C. 2:1 D. 1:3 12. Hợp chất B có 27,8% C và 72,2% O về khối lượng. Tỉ lệ số nguyên tử C và O trong phân tử chất B là: A. 1:1 B. 1:2 C. 2:1 D. 1:3 13. Một chất khí có tỉ khối so với H 2 là 14. Phân tử có 87,7% C về khối lượng còn lại là H. Tỉ lệ số nguyên tử C và H trong phân tử là : A. 1:1 B. 1:2 C. 2:3 D. 2:4 14. Từ một tấn than chứa 92% cacbon có thể thu được 1460 m 3 khí CO (đktc) theo sơ đồ phản ứng: 2C + O 2 → 2CO Hiệu suất của phản ứng này là: A. 80% B. 85% C. 70% D. 70% 15. Cho bột than dư vào hỗn hợp hai oxit Fe 2 O 3 và CuO đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4g hỗn hợp kim loại và 1,68 lít khí (đktc). Khối lượng hỗn hợp hai oxit ban đầu là: A. 5g B. 5,1g C. 5,2g D. 5,3g 16. Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo ra sản phẩm đều là chất khí ? A. C và CuO B. CO 2 và NaOH C. CO và Fe 2 O 3 D. C và H 2 O 17. 1)Cho khí CO 2 tan vào nước cất có pha vài giọt quỳ tím. Dung dịch có màu nào? A. Xanh B. Đỏ C. Tím D. Không màu 2)Sau khi đun nóng dung dịch một thời gian thì dung dịch có màu nào ? A. Xanh B. Đỏ C. Tím D. Không màu 18. Để đề phòng bị nhiễm độc CO, người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ nào sau đây ? A. CuO và MnO 2 B. CuO và MgO C. CuO và Fe 2 O 3 D. Than hoạt tính 19. Hỗn hợp khí gồm 3,2g O 2 và 8,8g CO 2. Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp là: A. 12g B. 22g C. 32g D. 40g 20. Từ 1 lít hỗn hợp CO và CO 2 có thể điều chế tối đa bao nhiêu lít CO 2 ? A.1lít B. 1,5lít C. 0,8lít D. 2lít 21. Để phân biệt khí CO 2 và khí SO 2 , có thể dùng: A. dung dịch Ca(OH) 2 B. dung dịch Br 2 C. dung dịch NaOH D. dung dịch KNO 3 22. Hỗn hợp A gồm sắt và oxít sắt có khối lượng 5.92g. Cho khí CO 2 dư đi qua hỗn hợp A đun nóng, khí đi ra sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch Ca(OH) 2 dư thu được 9g kết tủa. Khối lượng sắt trong hỗn hợp là : A. 4,84g B. 4,48g C. 4,45g D. 4,54g 23. Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 thấy có 4,48lít CO 2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là: A. 1,12lít B. 2,24lít C. 3,36lít D 4,48lít 24. Khử hoàn toàn 4g hỗn hợp CuO và PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí sinh ra sau phản ứng được dẫn vào bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư thu được 10g kết tủa. Khối lượng hỗn hợp Cu và Pb thu được là: A. 2,3g B. 2,4g C. 3,2g D. 2,5g 25. Có 4 chất rắn: NaCl, Na 2 CO 3 , CaCO 3 , BaSO 4 chỉ dùng thêm một cặp chất nào dưới đây để nhận biết ? A. H 2 O và CO 2 B. H 2 O và NaOH C. H 2 O và HCl D. H 2 O và BaCl 2 t o 26. Khử hoàn toàn 24g hỗn hợp CuO và Fe 2 O 3 có tỉ lệ mol 1:1 bằng CO, phần trăm khối lượng của CuO và Fe 2 O 3 trong hỗn hợp lần lượt là: A. 33,33% và 66,67% B. 66,67% và 33,33% C. 40,33% và 59,67% D. 59,67% và 40,33% 27. Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp Fe 2 O 3 và CuO thu được hỗn hợp kim loại và khí CO 2 . Nếu số mol CO 2 tạo ra từ Fe 2 O 3 và từ CuO có tỉ lệ là 3:2 thì % khối lượng của Fe 2 O 3 và CuO trong hỗn hợp lần lượt là: A. 60% và 40% B. 50% và 50% C. 40% và 60% D. 30% và 70% 28. Khí CO 2 không dùng để dập tắt đám cháy nào sau đây ? A. Magiê B.Cacbon C. Photpho D. Metan 29. Nước đá khô là khí nào sau đây ở trạng thái rắn ? A. CO B. CO 2 C.SO 2 D. NO 2 30. Khí CO không khử được oxit nào sau đây ở nhiệt độ cao ? A. CuO B.CaO B. PbO D. ZnO 31. Kim cương và than chì được tạo nên từ cùng nguyên tố cacbon nhưng kim cương rất cứng, còn than chì lại mềm. Đó là do : A. Liên kết trong kim cương là liên kết cộng hoá trị B. Trong than chì còn có electron linh động C. Kim cưng có cấu tạo tinh thể nguyên tử với mỗi nguyên tử C có trạng thái lai hoá sp 3 ở nút mạng, còn than chì có cấu trúc lớp. D. Cả A và B. 32. Phân tử N 2 có công thức cấu tạo N≡N với 14 electron trong phân tử, phân tử CO cũng có 14 electron. Vậy công thức cấu tạo của phân tử CO là: A. C ≡ O B. C = O C. C O C. C O 33. Cacbon monooxit (CO) thường được chọn để điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện vì: A. Có tính khử mạnh ở nhiệt độ cao B. Rẻ C. Dễ điều chế D. Cả A và B 34. Trong phân tử CO 2 , nguyên tử C ở trạng thái lai hoá: A. sp B. sp 2 C. sp 3 D. Không lai hoá 35. Công thức cấu tạo đúng của phân tử CO2 là: A. OCO B. OC = O C. O=C=O D. O = C−O 36. Sự phân cực trong phân tử CO 2 là: A. Phân cực âm về phía O B. Phân cực dương về phía C C. Không phân cực D. Cả A và B. 37. Các nguyên tố trong dãy nào sau đây được sắp xếp theo tính kim loại giảm dần: A. C, Si, Ge , Sn, Pb B. Pb, Ge, Sn, Si, C C. Pb, Sn, Ge, Si, C D. Pb, Sn, Si, Ge, C 38. Trong các nguyên tố thuộc nhóm cacbon, các nguyên tố tạo được đơn chất kim loại là : A. Si,Ge B. Ge, Sn C. Ge, Pb D.Sn, Pb 39. Kim cương và than chì là hai dạng thù hình của cacbon vì: A. Đều có cấu tạo mạng tinh thể nguyên tử B. Đều do nguyên tử cacbon tạo nên. C. Có tính chất vật lý tương tự nhau. D. Cả A và B. 40. Cacbon phản ứng được với nhóm chất nào sau đây : A. Fe 2 O 3 , Ca, CO 2 , H 2 , HNO 3 đặc, H 2 SO 4 đặc. B. CO 2 , Al 2 O 3 , Ca, CaO, HNO 3 đặc, H 2 SO 4 đặc. C. Fe 2 O 3 , MgO, CO 2 , HNO 3 , H 2 SO 4 đặc. D. CO 2 , H 2 O, HNO 3 đặc, H 2 SO 4 đặc, CaO. 41. Không thể dùng CO 2 để dập tắt đám cháy của chất nào sau đây ? A. Xenlulozơ B. Mg C. Than gỗ D. Xăng. 42. Có thể dùng mặt nạ có chứa chất nào sau đây để đề phòng bị nhiễm độc khí CO ? A. CuO B. CuO và MgO C. CuO và Al 2 O 3 D. Than hoạt tính 43. Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al 2 O 3 , CuO, MgO, Fe 2 O 3 (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm : A. Al 2 O 3 , Cu, MgO, Fe. B. Al, Fe, Cu, Mg C. Al 2 O 3 , Cu, Mg, Fe. D. Al 2 O 3 , Fe 2 O 3 , Cu, MgO. 44. Tủ lạnh dùng lâu sẽ có mùi hôi, có thể cho vào tủ lạnh một ít cục than hoa để khử mùi hôi này. Đó là vì: A. Than hoa có thể hấp phụ mùi hôi B. Than hoa tác dụng với mùi hôi để biến thành chất khác. C. Than hoa sinh ra chất hấp phụ mùi hôi. D. Than hoa tạo ra mùi khác để át mùi hôi. 45. Axít HCN có khá nhiều ở phần vỏ của củ sắn và nó là chất cực độc. Để tránh hiện tượng bị say khi ăn sắn, người ta làm như sau : A. Cho thêm nước vôi (Ca(OH) 2 ) vào nồi luộc để trung hoà HCN. B. Rửa sạch vỏ rồi luộc, khi sôi mở nắp xoong khoảng 5 phút. C. Tách bỏ vỏ rồi luộc. D. Tách bỏ vỏ rồi luộc, khi sôi mở nắp xoong khoảng 5 phút. 46. Người ta có thể sử dụng nước đá khô ( CO 2 rắn) để tạo môi trường lạnh và khô trong việc bảo quản thực phẩm và hoa quả tươi. Vì: A. Nước đá khô có khả năng hút ẩm. B. Nước đá khô có khả năng thăng hoa. C. Nước đá khô có khả năng khử trùng. D. Nước đá khô có khả năng dễ hoá lỏng. 47. Những người đau dạ dày thường có pH < 2( thấp hơn so với mức bình thường pH từ 2 – 3). Để chữa bệnh, người bệnh thường uống trước bữa ăn một ít : A. Nước B. Nước mắm B. Nước đường D. Dung dịch NaHCO 3 . 48. Để loại bỏ SO 2 trong CO 2 , có thể dùng hoá chất nào sau đây ? A. Dung dịch Ca(OH) 2 . B. CuO. C. Dung dịch Br2. D. Dung dịch NaOH. 49. Dung dịch muối X làm quỳ tím hoá xanh, dung dịch muối Y không làm đổi màu quỳ tím. Trộn X và Y thấy có kết tủa. X, Y là cặp chất nào sau đây ? A. NaOH và K 2 SO 4 B. NaOH và FeCl 3 C. Na 2 CO 3 và BaCl 2 D. K 2 CO 3 và NaCl 50. Quá trình thổi khí CO 2 vào dung dịch NaOH, muối tạo ra theo thứ tự là : A. NaHCO 3 , Na 2 CO 3 B. Na 2 CO 3 , NaHCO 3 C. Na 2 CO 3 D. Không đủ dữ liệu xác định. 51. Thổi khí CO 2 dư vào dung dịch Ca(OH) 2 , muối thu được là : A. Ca(HCO 3 ) 2 B. CaCO 3 C. Cả A và B D. Không xác định được. 52. Thổi CO 2 v ào dung dịch Ba(OH) 2 dư, muối thu được là : A. Ba(OH) 2 B. BaCO 3 C. Cả A và B D. Không xác định được. 53. Có các chất rắn màu trắng, đựng trong các lọ riêng biệt không nhãn : CaCO 3 , Na 2 CO 3 , NaNO 3 . Nếu dùng quỳ tím và nước thì có thể nhận ra : A. 1 chất B. 2 chất C. 3 chất D. không nhận được. 54,55. Cho các chất sau : 1. Magiê oxit 2. Cacbon 3. Axit flohiđric 4. Natricacbonat 5. Magiêcacbonat 6. Natrihiđroxit 7. Magiê 54)Silic phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm : A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 2, 6, 7. C. 2, 3, 6, 7. D. 1, 2, 4, 6. 55)Silicdioxit phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm : A. 1, 3, 4, 5, 7. B. 1, 3, 4, 5, 7. C. 2, 3, 4, 5, 6. C. 2, 3, 4, 6, 7. 56. Để tách khí CO 2 ra khỏi hỗn hợp với HCl và hơi nước, có thể cho các hỗn hợp lần lượt qua các bình đựng : A. NaOH và H 2 SO 4 đặc. B. Na 2 CO 3 và P 2 O 5 . C. H 2 SO 4 đặc và KOH. D. NaHCO 3 và P 2 O 5 . 57. Một dung dịch có chứa các ion sau:Ba 2+ , Ca 2+ , Mg 2+ , Na + , H + , Cl - . Để tách được nhiều cation ra khỏi dung dịch mà không đưa thêm ion mới vào dung dịch thì ta có thể cho dung dịch tác dụng các dung dịch nào sau đây : A. Dung dịch Na 2 SO 4 vừa đủ. B. Dung dịch Na 2 CO 3 vừa đủ. C. Dung dịch K 2 CO 3 vừa đủ. D. Dung dịch NaOH vừa đủ. 58 - 62. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp BaCO 3 , MgCO 3 , Al 2 O 3 được chất rắn X và Y. Hoà tan chất rắn X trong nước thu được kết tủa E và dung dịch Z. Sục khí Y dư vào dung dịch Z thấy kết tủa F, hoà tan E trong dung dịch NaOH dư thấy tan 1 phần được dung dịch G. 58)Chất rắn X là hỗn hợp gồm : A. BaO, MgO, Al 2 O 3 . B. BaCO 3 , MgO, Al 2 O 3 . C. BaCO 3 , MgCO 3 , Al. D. Ba, Mg, Al. 59)Khí Y là : A. CO 2 và O 2 . B. CO 2 . C. O 2 . D. CO. 60)Dung dịch Z chứa : A. Ba(OH) 2 . B. Ba(AlO 2 ) 2 . C. Ba(OH) 2 và Ba(AlO 2 ) 2 . D. Ba(OH) 2 và Mg(OH) 2 . 61)Kết tủa F là : A. BaCO 3 . B. MgCO 3 . C. Al(OH) 3 . D. BaCO 3 và MgCO 3 . 62)Trong dung dịch G chứa: A. NaOH. B. NaOH và NaAlO 2 . C. NaAlO 2 . D. Ba(OH) 2 và NaOH. 63. Hoà tan Na 2 CO 3 vào nước được dung dịch A. pH của dung dịch A là : A. 7. B. < 7. C. > 7. D. Không xác định được. 64. Cho từ từ dung dịch Na 2 CO 3 đến dư vào dung dịch HCl, dung dịch thu được có pH là: A. 7. B. < 7. C. > 7. D. Không xác định được. 65. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na 2 CO 3 (tỉ lệ mol 1;1), dung dịch thu được có pH là: A. 7. B. < 7. C. > 7. D. Không xác định được. 66. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaHCO 3 (tỉ lệ mol 1;1) và đun nóng, dung dịch thu được có pH là: A. 7. B. < 7. C. > 7. D. Không xác định được. 67. Dung dịch X chứa a mol NaHCO 3 và b mol Na 2 CO 3 . Thực hiện các thí nghiệm sau: TN1: Cho ( a + b ) mol CaCl 2 TN2: Cho ( a + b) mol Ca(OH) 2 vào dung dịch X thì khối lượng kết tủa thu được trong 2 thí nghiệm là : A. Bằng nhau. B. Ở TN1 < ở TN2 C. Ở TN1 > ở TN2. C. Không so sánh được. 68. Để điều chế CO 2 trong phòng thí nghiệm người ta cho dung dịch HCl tác dụng với CaCO 3 trong bình kíp. Do đó CO 2 thu được thường có lẫn một ít hiđroclorua và hơi nước. Có thể dùng hoá chất theo thứ tự nào sau đây để thu được CO2 tinh khiết ? A. P 2 O 5 và KHCO 3 . B. K 2 CO 3 và P 2 O 5 . C. P 2 O 5 và NaOH. D. H 2 SO 4 đặc và NaOH. 69. Để nhận biết 2 khí không màu đựng trong 2 bình riêng biệt bị mất nhãn chứa CO 2 và SO 2 , người ta có thể dùng hoá chất nào sau đây ? A. Dung dịch Ca(OH) 2 . B. Dung dịch Br 2 . C. Dung dịch Ba(OH) 2 . D. Dung dịch Na 2 CO 3 . 70, 71. Sục từ từ CO 2 vào nước vôi trong (dung dịch Ca(OH) 2 ) 70)Hiện tượng xảy ra là : A. Nước vôi trong đục dần rồi trong trở lại. B. Nước vôi trong không có hiện tượng gì. C. Nước vôi trong hoá đục. D. Nước vôi trong một lúc rồi mới hoá đục. 71)Đó là do sản phẩm tạo thành các chất theo thứ tự sau : A. CaCO 3 . B. Ca(HCO 3 ) 2 . C. CaCO 3 , Ca(HCO 3 ) 2 . D. Ca(HCO 3 ) 2 , CaCO 3 . 72. Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động của mỏ đá vôi là do có phản ứng : A. CaCO 3 + CO 2 + H 2 O Ca(HCO→ 3 ) 2 . B. Ca(OH) 2 + Na 2 CO 3 → CaCO 3 + 2 NaOH. C. CaCO 3 → CaO + H 2 O. D. Ca(HCO 3 ) 2 → CaCO 3 + CO 2 + H 2 O. 73, 74, 75. Khi cho từ từ dung dịch Fe(NO 3 ) 3 vào dung dịch Na 2 CO 3 đun nóng : 73)Hiện tượng xảy ra là : A. Chỉ có kết tủa. B. Chỉ có sủi bọt khí. C. Vừa có kết tủa vừa có sủi bọt khí. D. Không có hiện tượng gì. 74)Chất kết tủa là : A. Fe 2 (CO 3 ) 3 . B. Fe(OH) 3 . C. Fe 2 O 3 . D. Không có chất nào cả. 75)Chất sủi bọt là : A. NO. B. N 2 O. C. CO 2 . D. Không có chất nào cả. 76. Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 chất bột màu trắng : NaCl, Na 2 CO 3 , Na 2 SO 4 , BaCO 3 , BaSO 4 . Chỉ dùng nước và CO 2 thì có thể nhận ra mấy chất ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 77. Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 chất bột sau : NH 4 Cl, NaCl, CaCO 3 , Na 2 SO 4 . Có thể sử dụng nhóm chất nào sau đây để nhận biết được cả 4 chất trên ? t o A. Dung dịch NaOH, dung dịch H 2 SO 4 . B. Dung dịch Ba(OH) 2 , dung dịch HCl. C. Dung dịch KOH, dung dịch HCl. D. Dung dịch BaCl 2 , dung dịch HCl. 78. SO 2 làm mất màu dung dịch thuốc tím nhưng CO 2 không làm mất màu dung dịch thuốc tím vì: A. CO 2 có tính oxi hoá. B. SO 2 tạo ra axit H 2 SO 3 mạnh hơn axit H 2 CO 3 . C. CO 2 có tính oxi hoá, SO 2 có tính khử. D. CO 2 không có tính khử, SO 2 có tính khử. 79. Một hỗn hợp khí gồm CO và N 2 có tỉ khống với H 2 là 14. Nếu thêm vào hỗn hợp này 0,2 mol CO thì tỉ khối của hỗn hợp sau so với hiđro sẽ là : A. Tăng lên. B. Giảm xuống. C. Không đổi. D. Không xác định được. 80. Chọn câu phát biểu sai : A. Dung dịch muối NaHCO 3 có pH > 7. B. Dung dịch muối Na 2 CO 3 có pH = 7. C. Dung dịch muối Na 2 SO 4 có pH = 7. D. Dung dịch KOH có pH > 7. 81, 82, 83 . Cho 16,8 lít hỗn hợp X gồm CO và CO 2 (đktc) có khố lượng là 27 g, dẫn hỗn hợp X đi qua than nóng đỏ thu được V lít khí Y. Dẫn Y qua ống đựng 160g CuO (nung nóng) thì thu được m(g) chất rắn. 81)Số mol CO và CO 2 lần lượt là: A. 0,0375 và 0,0375. B. 0,25 và 0,5. C. 0,5 và 0,25. D. 0,375 và 0,375. 82)V lít có giá trị là : A. 1,68. B. 16,8. C. 25,2. D. 2,8. 83)Giá trị của m(g) là: A. 70. B. 72. C. 142. D. Kết quả khác. 84, 85. Nung 4g hỗn hợp X gồm CuO và FeO với cacbon dư trong điều kiện không có không khí và phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,12 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm CO và CO 2 và chất rắn Z. Dẫn khí Y qua bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 0,5 g kết tủa. 84)Khối lượng của Z(g) là: A. 3,12. B. 3,21. C. 3. D. 3,6. 85)Khối lượng của CuO và FeO lần lượt là : A. 0,4g và 3,6g. B. 3,6g và 0,4g. C. 0,8g và 3,2g D. 1,2g và 2,8g. 86. Nung 3,2g hỗn hợp gồm CuO và Fe 2 O 3 với Cacbon trong điều kiện không có không khí, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm CO và CO 2 có tỉ khối so với hiđro là 19,33. Thành phần theo khối lượng của CuO và Fe 2 O 3 trong hỗn hợp đầu là : A. 50% và 50%. B. 66,66% và 33,34%. C. 40% và 60%. D. 65% và 35%. 87 - 90. Nung m(g) hỗn hợp X gồm CuO, Fe 2 O 3 , và MO với cacbon trong điều kiện không có không khí thu được 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO, CO 2 và 18,56g chất rắn Z gồm 3 kim loại. Biết hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với hiđro là 18,8 và trong hỗn hợp X có n CuO : n Fe2O3 : n MO = 1 : 2 : 2 87)Thành phần của hỗn hợp Y là : A. 0,125 mol CO và 0,125 mol CO 2 . B. 0,2 mol CO và 0,05 mol CO 2 . C. 0,1 mol CO và 0,15 mol CO 2 . D. 0,15 mol CO và 0,1 mol CO 2 . 88)m có giá trị là : A. 20,96g. B. 22,5g. C. 24,96g. D. 27,3g. 89)Công thức của oxit MO là : A. CuO. B. ZnO. C. FeO. D. MgO. 90)Khối lượng gam mỗi oxit ( CuO, Fe 2 O 3 , MO) trong X lần lượt là : A. 3,552; 14,208; 7,1928. B. 3,552; 14,20; 7,3. C. 3,22; 14,2; 7,2. D. 3,5; 14,2; 7,3. 91,92.Cho 1 luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m(g) Fe 2 O 3 nung nóng, một thời gian thu được 13,92g chất rắn X gồm Fe, Fe 3 O 4 , FeO và Fe 2 O 3 . Cho X tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc nóng thu được 5,824 lít NO 2 (đktc). 91)Thể tích khí CO (lít) đã dùng là : (đktc). A. 3,2. B. 2,912. C. 2,6. D. 2,5. 92)m có giá trị (g) là : A. 16. B. 15. C. 14. D. 17. 93,94.Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m(g) Fe 2 O 3 nung nóng. Sau một thời gian thu được 44,46g hỗn hợp Y gồm Fe 3 O 4 , FeO, Fe, Fe 2 O 3 dư. Cho X tác dụng hết với dung dịch HNO 3 loãng thu được 3,136 lít NO (đktc) duy nhất. 93)Thể tích khí CO(lít) đã dùng là (đktc): A. 4,5. B. 4,704. C. 5,04. D. 36,36. 94)m có giá trị là (g): A. 45. B. 47. C. 47,82. D. 47,46. 95 – 98.Cho 1 luồng khí CO đi qua một ống sứ đựng 10g Fe 2 O 3 nung nóng. Sau một thời gian thu được m(g) hỗn hợp X gồm 3 oxit sắt. Cho X tác dụng hết với dung dịch HNO 3 0,5 M ( vừa đủ) thì thu được dung dịch Y và 1,12 lít(đktc) khí NO duy nhất. 95)Thể tích khí CO thu được (đktc) là : A. 1,68. B. 2,24. C. 1,12. D. 3,36. 96)m có giá trị (g) là: A. 7,5. B. 8,8. C. 9. D. 7. 97)Thể tích dung dịch HNO 3 đã dùng là (lít): A. 0,75 lít. B. 0,85 lít. C. 0,95 lít. D. 1 lít. 98)Nồng độ mol/l của muối trong dung dịch A là: A. 0,147. B. 0,15. C. 0,2. D. 0,1. 99 – 103.Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m(g) Fe 2 O 3 nung nóng. Sau một thời gian thu được 6,96g hỗn hợp rắn X, cho X tác dụng hết với dung dịch HNO 3 0,1 M (vừa đủ) thu được dung dịch Y và 2,24 lít hỗn hợp khí Z gồm NO và NO 2 có tỉ khối so với hiđro 21,8. 99)Hấp thụ hết khí sau khi nung vào nước vôi trong dư thì thu được khối lượng kết tủa là : A. 5,5g. B. 6g. C. 6,5g. D. 7g. 100)m có giá trị là : A. 8g. B. 7,5g. C. 7g. D. 8,5g. 101)Thể tích dung dịch HNO 3 đã dùng là : A. 4 lít. B. 1 lít. C. 1,5 lít. C. 2 lít. 102)Nồng độ mol/l của dung dịch Y A. 0,1. B. 0,06. C. 0,025. D. 0,05. 103)Cô cạn dung dịch Y thì thu được mấy (g) muối ? A. 24. B. 24,2. C. 25. D. 30. 104. Thổi một luồng khí CO qua ống sứ đựng m(g) hỗn hợp gồm CuO, Fe 2 O 3 , FeO, Al 2 O 3 , nung nóng. Khí thoát ra thu được sục vào nước vôi trong dư thì có 15 g kết tủa tạo thành. Sau phản ứng chất rắn trong ống sứ có khối lượng là 215g. m(g) có giá trị là : A. 217,4. B. 217,2. C. 230. D. Không xác định được. 105, 106. Thổi từ từ V lít hỗn hợp CO và H 2 đi qua một ống sứ đựng 16,8 g hỗn hợp 3 oxit CuO, Fe 3 O 4 , Al 2 O 3 . Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí và hơi nặng hơn hỗn hợp CO và H 2 ban đầu là 0,32 g. 105)Tính V lít (đktc): A. 0,448. B. 22,24. C. 0,56. D. 0,112. 106)Hỗn hợp rắn sau khi nung có khối lượng là (gam): A. 16,6. B. 16,48. C. 15,24. D. 14. 107. Cho 112(ml) khí CO 2 (đktc) bị hấp thụ hoàn toàn bởi 200(ml) dung dịch Ca(OH) 2 ta thu được 0,1g kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch nước vôi là: A. 0,05. B. 0,5 C. 0,015. C. 0,02. 108. Sục V lít khí CO 2 (đktc) vào 100(ml) dung dịch Ba(OH) 2 có pH = 14 tạo thành 3,94g kết tủa. V có giá trị là: A. 0,448 lít. B. 1,792 lít. C. 0,75 lít. D. A hoặc B. 109. Sục 11,2 lít CO 2 (đktc) vào 200(ml) dung dịch Ba(OH) 2 0,2M. Khối lượng kết tủa thu được là: A. 78,8g. B. 98,5g. C. 5,91g. D. 19,7g. 110. Sục V (lít) khí CO 2 (đktc) vào 100(ml) dung dịch Ca(OH) 2 2M thu được 10g kết tủa. V có giá trị là: A. 2,24 lít. B. 6,72 lít. C. 2,24 lít hoặc 6,72 lít. D. 2,24 lít hoặc 4,48 lít. 111. Sục V lít CO 2 (đktc) vào dung dịch Ba(OH) 2 thu được 9,85g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi cho dung dịch H 2 SO 4 dư vào nước lọc thu 1,65g kết tủa nữa. Giá trị cũa V là: A. 11,2 lít và 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 3,36 lít và 1,12 lít. D. 1,12 lít và 1,437 lít. 112. Sục V lít CO 2 (đktc) vào 200(ml) dung dịch hỗn hợp KOH và Ba(OH) 2 0,375M thu được 11,82g kết tủa. Giá trị của V là: A. 1,344 lít. B. 4,256 lít. C. 1,344 hoặc 4,256 lít. D. 8,512 lít. 113. Cho 5,6 lít CO 2 đi qua 164(ml) dung dịch NaOH 20% (d= 1,22g/ ml) thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được mấy gam chất rắn ? A. 26,5g. B. 15,5g. C. 46,5g. D. 31g. 114. Sục 2,24 lít CO 2 vào 400 (ml) dung dịch A chứa NaOH 1M và Ca(OH) 2 0,01M thu được kết tủa có khối lượng là: A. 10g. B. 0,4g. C. 4g. D. Kết tủa khác. 115. Hấp thụ hết V lít khí CO 2 (đktc) vào 500(ml) Ca(OH) 2 1M thấy có 25g kết tủa. Giá trị cùa V là: A. 5,6 lít. B. 16,8 lít. C. 11,2 lít. D. 5,6 lít hoặc 16,8 lít. 116. Cho 0,2688 lít CO 2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 200(ml) NaOH 0,1M và dung dịch Ca(OH) 2 0,01M. Tổng khối lượng các muối thu được là: A. 2,16g. B. 1,06g. C. 1,26g. D. 2,004g. 117. Cho 115g hỗn hợp ACO 3 , B 2 CO 3 và R 2 CO 3 tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu đươc,896 lít CO 2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng là : A. 120g. B. 115,44g. C. 110g. D. 116,22g. 118 - 121. Cho 37,95g hỗn hợp hai muối MgCO 3 và RCO 3 vào 100ml dung dịch H 2 SO 4 loãng thấy 1,12 lít CO 2 thoát ra, dung dịch A và chất rắn B. Cô cạn dung dịch A thu được 4g muối khan. Nung chất rắn B đến khối lượng không đổi thu được thì thu được chất rắn B 1 và 4,48 lít khí CO 2 (đktc). Biết trong hỗn hợp đầu tỉ lệ n RCO3 : n MgCO3 = 3 : 2. 118)Nồng độ mol/l của dung dịch H 2 SO 4 là : A. 0,2M. B. 0,1M. C. 0,5M. D. 1M. 119)Khối lượng chất rắn B là: A. 30,36g. B. 38,75g. C. 42,75g. D. 40,95g. 120)Khối lượng chất rắn B 1 là: A. 30,95g. B. 21,56g. C. 33,15g. D. 32,45g. 121)Nguyên tố R là: A. Ca. B. Sr. C. Zn. D. Ba. 122, 123.Cho 4,55g hỗn hợp hai muối cacbonat của 2 kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl 1M vừa đủ thu 1,12 lít CO 2 (đktc). 122)Hai kim loại đó là: A. Li, Na. B. Na, K. C. K, Rb. D. Rb, Cs. 123)Thể tích dung dịch HCl đã dùng là: A. 0,05 lít. B. 0,1 lít. C. 0,2 lít. D. 0,15 lít. 124, 125. Cho 20g hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hoá trị II và III vào dung dịch HCl 0,5M thu được dung dịch A và 1,344ml khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thì thu được m(g) muối khan. 124)Thể tích dung dịch HCl đã dùng là: A. 0,12 lít. B. 0,24 lít. C. 0,2 lít. D. 0,3 lít. 125)M có giá trị là : A. 10,33 g. B. 20,66 g. C. 25,32 g. D. 30 g. 126. Cho V lít khí CO 2 (54,6 o C và 2,4atm) hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch hỗn hợp KOH và Ba(OH) 2 0,75 M thu được 23,64g kết tủa. V có giá trị : A. 1,343 lít. B. 4,25 lít. C. 1,343 và 4,25 lít. D. Đáp án khác. . BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 3 LỚP 11(CÓ ĐÁP ÁN) 1. Câu nào đúng trong các câu sau đây? A. Kim cương. hiện các thí nghiệm sau: TN1: Cho ( a + b ) mol CaCl 2 TN2: Cho ( a + b) mol Ca(OH) 2 vào dung dịch X thì khối lượng kết tủa thu được trong 2 thí nghiệm là

Ngày đăng: 15/09/2013, 04:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w