8 thủ thuậtchụp chân dung khi đi du lịch Khi bạn đi du lịch, có rất nhiều cơ hội để bạn có thể chụp chân dung những người bạn gặp gỡ hay nhìn thấy trong chuyến đi của mình. Ngoài việc nên ghi nhớ những điều quan trọng về việc tôn trọng người bạn muốn chụp hình như xin phép, không làm người bạn chụp cảm thấy khó chịu, không chụp những tình huống quá mức riêng tư, v.v… những thủ thuật sau sẽ giúp bạn có được những bức chân dung đẹp cho mỗi chuyến đi. 1. Chọn hậu cảnh Hậu cảnh là quang cảnh đằng sau đối tượng chính muốn chụp. Mặc dù nên chọn quang cảnh làm việc hay sinh hoạt đặc thù của người bạn muốn chụp, cũng cần cân nhắc để hậu cảnh làm chủ thể nổi bật và không phân tán quá mức sự chú ý của người xem ảnh vào các chi tiết vụn vặt ở hậu cảnh. Bạn cũng có thể chọn vị trí và góc chụp sao cho chủ thể sáng mạnh còn hậu cảnh tối sẫm. Điều này sẽ giúp chủ thể nổi bật khiến người xem ảnh tập trung chú ý. 2. Lấp đầy khuôn hình Có thể thấy ở nhiều bức ảnh chân dung đẹp, khuôn mặt của chủ thể được thể hiện lấp đầy khuôn hình. Để làm điều này, cần chụp ở vị trí rất gần với chủ thể hoặc sử dụng ống kính phóng (zoom lens) để kéo khuôn mặt chủ thể lấp đầy khuôn hình. 3. Chủ thể ở tư thế tự nhiên Một số ảnh chân dung đẹp được chụp khi chủ thể đứng ở tư thế “làm dáng” cho người chụp. Tuy nhiên, các tư thế “làm dáng” cũng có thể làm chủ thể mất tự nhiên và mất đi những dáng vẻ độc đáo của từng người. Hãy thử chụp chủ thể trong các hoạt động đời thường hàng ngày dù đó là cảnh làm việc, sinh hoạt tại nhà, đi mua sắm, học tập, cho con bú hay đang đi sang đường, v.v… 4. Thêm chủ thể cho một bức ảnh Phần lớn các bức ảnh chân dung đều thể hiện duy nhất một chủ thể. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chụp hai hay ba chủ thể trong cùng một bức ảnh để thể hiện các mối quan hệ của chủ thể chứ không chỉ hình ảnh của chủ thể trong một môi trường nhất định, và vì vậy có thể khiến bức ảnh thêm sinh động, gợi lên những suy nghĩ của người xem về các mối quan hệ xã hội của chủ thể được bạn thể hiện. 5. Đa dạng hóa đối tượng chụp Thông thường, khi đi du lịch, mọi người đều muốn ghi lại những bức ảnh chân dung người dân địa phương trong trang phục truyền thống của địa phương, thường mang ý đồ thu hút sự chú ý của khách du lịch. Mặc dù đó là những bức ảnh nên chụp, nhưng những trang phục đó chưa chắc đã thể hiện những nét thực tế đời thường của người dân địa phương. Bạn cũng nên đa dạng hóa đối tượng chụp, cố gắng ghi lại hình ảnh những khuôn mặt và con người ở mọi tình huống nơi bạn đến tham quan. 6. Chuẩn bị bố cục kỹ lưỡng Điều này thường khó thực hiện khi đi du lịch bởi tính chất chớp nhoáng và tức thời của ảnh du lịch. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh cho phép, bạn nên dành thời gian chuyện trò với một đôi người và chụp những bức chân dung có bố cục được chuẩn bị kỹ lưỡng. Làm như vậy, bạn sẽ có thể chụp được những bức ảnh sống động mang chiều sâu ý nghĩa và nhiều bức ảnh như vậy sẽ tạo thành một loạt ảnh đẹp sử dụng nhiều kỹ thuật nhiếp ảnh, ống kính và tình huống khác nhau. 7. Chụp “bí mật” Luôn giữ máy ảnh ở tư thế sẵn sàng để có thể “bí mật” chụp được những bức chân dung tự nhiên ngoài những bức ảnh có dàn xếp chủ thể. Đây là những bức ảnh mà người được chụp không hay biết bạn đang chụp hình họ, hoặc những bức ảnh bạn chụp thêm một chủ thể trong tư thế người đó không “ngờ” tới. 8. Chọn ống kính Mỗi loại ống kính đều có ưu điểm riêng và đều có thể cho những bức chân dung đặc sắc nhờ kỹthuậtchụp và cả may mắn. Tuy vậy, có nhiều ống kính có khả năng chụp chân dung đẹp hơn những ống khác. Các ống kính có tiêu cự từ 50mm đến 135mm đều có thể sử dụng để chụp chân dung. Các ống tiêu cự cố định (prime lens) sẽ cho chân dung sắc nét hơn nhưng lại hạn chế khả năng linh hoạt trong cúp hình của một ống zoom tiêu cự thay đổi. Các ống góc rộng (wide angle lens) cũng tạo các hiệu ứng đẹp như bokeh hay vignetting cho một bức ảnh chân dung mặc dù nếu chụp quá gần, các ống này có thể làm khuôn mặt của chú thể hơi sai lệch thực tế. Các ống có tiêu cự dài sẽ tạo điều kiện chụp từ xa khiến đối tượng chụp bớt căng thẳng và cho ảnh tự nhiên hơn, đồng thời tạo điều kiện tránh gây khó chịu cho người bạn muốn chụp. Ba kiểu chụp chân dung Chân dung là một bức ảnh khắc họa hình ảnh một (hay nhiều) người. Một bức ảnh chân dung đẹp không những khắc họa được vẻ bên ngoài của người được chụp mà còn nói lên được tính cách và nội tâm của người đó. Ảnhchụp chân dung thường rơi vào một trong ba kiểu sau: Cận cảnh khuôn mặt (close- up/facial portrait), cận cảnh bán thân trên (upper-body portrait) và phối hợp hậu cảnh (environmental portrait). Một số ảnh chân dung đẹp chụp đối tượng đang nhìn thực sự tự nhiên trong ảnh, thường là nhìn ra chỗ khác chứ không nhìn thẳng vào ống kính máy ảnh vì đa phần mọi người đều hơi lộ chút e ngại và mất tự nhiên khi phải nhìn thẳng vào ống kính (camera shy). Cách giải quyết vấn đề này là chụp bất ngờ lúc đối tượng không nhìn thẳng vào ống kính. Mục đích chính của một bức ảnh chân dung là khắc họa được những nét cơ bản của đối tượng được chụp. Có thể áp dụng nhiều thủ thuật để đạt được mục đích này như chụp ngay khi đối tượng đang “chuẩn bị” cười hay khi đối tượng đã “cười xong” và thả lỏng khuôn mặt tự nhiên. Một cách khác là làm cho đối tượng vui nhộn, bớt ngượng ngùng, bằng cách pha trò cười để đối tượng cười một cách tự nhiên. Nhưng có lẽ cách hiệu quả nhất là chụp bất ngờ khi đối tượng “không cảnh giác”, tận dụng những cơ hội đối tượng nhìn về phía người chụp nhưng không nghĩ sẽ “bị” chụp, hoặc người chụp giả bộ đang căn chỉnh ống kính mà chưa chụp thật, v.v… Chân dung cận cảnh khuôn mặt Các kiểu ảnh này chỉ đưa vào khuôn hình khuôn mặt hoặc phần từ vai trở lên. Đây là kiểu giúp khắc họa được nét mặt rõ ràng nhất. Để chụp kiểu này, góc ánh sáng chính rọi vào đối tượng là hết sức quan trọng. Nếu muốn khắc họa những nếp nhăn, góc cạnh gồ ghề của khuôn mặt đối tượng, cần có ánh sáng xiên rọi vào từ một bên hay từ trên xuống. Nếu muốn xóa các nếp nhăn và làm khuôn mặt đối tượng bớt gồ ghề, nên chọn những ngày nhiều sáng nhưng nhiều mây, không nắng to để nguồn sáng tỏa đều, không tạo bóng trên khuôn mặt. Cận cảnh Để có những bức chân dung đẹp khắc họa nổi bật đối tượng, cần tạo hậu cảnh tối và mờ hơn đối tượng chính bằng cách sử dụng khẩu độ mở lớn (giá trị f-number nhỏ) để xóa phông (tức là làm cho hậu cảnh mờ nhạt đi) khiến người xem tập trung vào đối tượng chính. Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường sử dụng các ống kính có tiêu cự cố định từ 90mm hoặc dài hơn. Các ống kính tiêu cự cố định cho chất lượng ảnh nét hơn, đồng thời tiêu cự 90mm trở lên làm cho mũi (và các chỗ quá gồ ghề trên khuôn mặt) của đối tượng không bị quá gần - và lộ rõ - trong ảnh so với các phần khác trên khuôn mặt. Chân dung bán thân trên Chân dung bán thân trên không tập trung khắc họa khuôn mặt bằng kiểu cận cảnh và mang ít tính đặc trưng cá nhân hơn. Chân dung bán thân trên thường dễ chụp hơn do đối tượng không cảm thấy sức ép nặng nề vì bị “chĩa” ống kính vào mặt như ảnh cận cảnh, hơn nữa lại cho phép đưa vào khuôn hình một chút hậu cảnh. Đây là kiểu chân dung phổ biến nhất đối với ảnh chân dung một đối tượng và nhóm đối tượng. Ống kính lý tưởng để chụp chân dung kiểu này vẫn là ống tiêu cự cố định 90mm, nhưng nếu nhóm đối tượng gồm năm sáu người, có thể sẽ cần ống cho góc rộng hơn. Đây là kiểu chụp rất phù hợp với các dịp như sinh nhật, lễ tốt nghiệp, ảnh cho niên giám nhà trường, v.v… Chân dung phối hợp hậu cảnh rộng Chân dung phối hợp hậu cảnh rộng cho phép khắc họa các hoạt động trong cuộc sống của đối tượng. Kiểu này thường ứng dụng khi chụp đối tượng đang tham gia các hoạt động đời thường, trong công việc, trong giải trí, v.v… Đây là kiểu giúp bức ảnh “kể chuyện” về đối tượng với người xem. Kiểu này thường được các phóng viên báo ảnh áp dụng để cung cấp cho người xem thông tin về các hoạt động của đối tượng được chụp. Kiểu này cũng rất phù hợp với ảnh đen trắng . hậu cảnh Hậu cảnh là quang cảnh đằng sau đối tượng chính muốn chụp. Mặc dù nên chọn quang cảnh làm việc hay sinh hoạt đặc thù của người bạn muốn chụp, . sử dụng nhiều kỹ thuật nhiếp ảnh, ống kính và tình huống khác nhau. 7. Chụp “bí mật” Luôn giữ máy ảnh ở tư thế sẵn sàng để có thể “bí mật” chụp được những